Mâm Cơm Cúng Chuẩn Nhất ❤️️ Cách Bày Mâm Cơm Đúng ✅ Một Số Thông Tin Hữu Ích Giúp Cho Các Chị Em Chuẩn Bị Mâm Cỗ Đầy Đủ Đúng Chuẩn
Các Loại Mâm Cơm Cúng
Các Loại Mâm Cơm Cúng rất đa dạng và được người Việt Nam chú trọng
Có nhiều loại mâm cơm cúng như mâm cơm cúng gia tiên, giao thừa, mâm cơm cúng ông bà, cúng đất, Ông Công Ông Táo, …
Một số lưu ý khi làm mâm cỗ đám giỗ
- Tuyệt đối không nếm hoặc ăn thử các món chế biến trước khi thắp hương.
- Trong mâm cúng không đặt những món như gỏi hay thức ăn sống có mùi tanh (điều này có thể làm ô uế ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng).
- Mâm cỗ cúng giỗ cần có cơm, muối và gạo.
- Đèn nhang phải được thắp trước khi bày thức ăn lên.
Chia Sẻ🌻Mâm Cơm Cúng Gia Tiên🌻 Đầy Đủ
Các Món Làm Mâm Cơm Cúng
Gợi ý đến các chị em Các Món Làm Mâm Cơm Cúng đa dạng và đặc biệt sau đây
- Chả giò
- Tôm chiên giòn
- Gỏi củ hủ dừa
- Dồi trường xào
- Lẩu hải sản Thái Lan
- Gà bó xôi
- Bò né thiên lý
- Thịt gà luộc
- Rau củ xào
- Mực hấp
- Thịt bò sốt vang
- Nem rán
- Sườn xào chua ngọt
- Xôi gấc nhân đỗ
- Giò lụa
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Mực hấp gừng
- Sườn xào chua ngọt
- Nem rán
- Thịt ba chỉ chiên
- Nộm hoa chuối
- Tôm sú rang me
Xem Thêm 🌻Mâm Cúng Đất Đai🌻 Cách Bày
Mâm Cơm Cúng Đơn Giản
Gợi ý Mâm Cơm Cúng Đơn Giản gồm những món quen thuộc sau đây
- Thịt gà luộc
- Nem rán
- Giò lụa
- Sườn xào chua ngọt
- Miến xào lòng gà
- Rau củ xào thập cẩm
- Canh ngô non, su su và mọc
- Xôi gấc nhân đỗ
- Khoai lang kén
Gợi Ý 🌻Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng🌻 Đầy Đủ
Mâm Cơm Cúng Đầy Đủ
Mâm Cơm Cúng Đầy Đủ đặc trưng của miền Bắc
- Bánh chưng
- Thịt đông
- Tôm xào cần tây
- Thịt bò xào dứa
- Cà ri bò
- Nem rán
- Canh măng nấu móng giò
- Mướp đắng nhồi thịt
- Chả quế
- Giò lụa
- Phồng tôm rán
- Thịt lợn luộc
- Xôi ngũ sắc
- Nộm gà xé phay
- Giò tai
- Salad rau củ
Tìm hiểu 🌻Chưng Mâm Ngũ Quả 🌻 Đẹp
Mâm Cơm Cúng Gồm Những Món Gì
Mâm Cơm Cúng Gồm Những Món Gì? Thực đơn cho mâm cỗ cúng ngày giỗ thường có bát canh, giò chả, thịt gà, nem, đĩa rau củ xào, đĩa thịt heo quay/chiên,…Một số gia đình còn cho thêm đĩa cá rán, bánh chưng, thêm món xôi chè.
Khi thắc mắc về mâm cơm cúng gồm những gì, chúng ta sẽ xem xét tùy thuộc vào từng vùng miền. Ví dụ như:
- Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, chả quế, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè.
- Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.
- Ở Miền Nam, các gia đình thường sẽ lên thực đơn đầy đủ 4 món: Hầm, xào, thịt luộc, kho.( Món thịt ba chỉ, kho thịt heo, xào với rau cải đồ lòng….)
Đặc biệt, riêng với các gia đình miền Nam, phong tục cúng giỗ thường không chỉ cúng cho cha mẹ. Ở đây còn cúng cho tổ tiên đời ông cố và mọi người cũng được tham dự. Chính vì vậy, thức ăn trên mâm cỗ giống nhau khi cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (bên trái, giữa và bên mặt), hoặc 1 bàn thờ.
Đọc Thêm 🌻Trang Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp🌻 Nhất
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ đầy đủ nhất. Có rất nhiều cách trình bày mâm cúng giỗ đơn giản nhưng cũng nên lưu ý một số điểm sau:
Đối với bàn thờ thổ công gia tiên trong ngày giỗ hoặc bất kỳ ngày nào. Mà gia đình thực hiện bày lễ mặn lên cúng. Cách bày mâm cúng giỗ là không nên để mâm cơm cỗ trực tiếp lên bàn thờ, cũng không nên để trực tiếp dưới đất. Mà nên đặt lên một bàn nhỏ thấp hơn so với ban thờ chính một chút.
Trên mâm cúng phải có đầy đủ các món: luộc, xào, thịt, rau, bát cơm, muỗi, chén trà và nước. Trên bàn thờ có bày thêm hoa quả, bánh kẹo và trà gói.
Cách bày mâm cúng giỗ cụ thể như sau: Một bát cơm úp ngược, một quả trứng luộc đã được bóc vỏ, một đôi đũa, một thìa muối, mấy lát gừng (thường là 9 hoặc 7 lát). Tô cơm để cúng không được nếm trước hoặc đụng đũa vào bởi như thế là lỗi. Còn đối với bàn thờ Phật chỉ nên thờ cúng đồ chay thanh tịnh.
Chia Sẻ🌻Cách Xếp Mâm Ngũ Quả Đẹp🌻 Đơn Giản
Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Gì
Mâm Cơm Cúng Giỗ, Truyền thống cúng giỗ có từ lâu và đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Thường vào những ngày giỗ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình
Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Gì? Hình thức tổ chức mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên khác nhau.
Có nhà làm mâm cỗ thịnh soạn, bày đầy đủ các món ăn sơn hào hải vị. Cũng có nhà làm mâm cơm đạm bạc, đơn giản thể hiện được tấm lòng thành dâng lên. Đơn giản hơn có thể làm những món chay thanh tịnh để báo hiếu.
Trong ngày cúng giỗ những lễ vật dâng lên không cần quá cầu kỳ nhưng thể hiện được tấm lòng thành thảo của con cháu là được.
Xem Thêm🌻Mâm Cỗ Trung Thu Độc Đáo 🌻 Đẹp
Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Trung
Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Trung rất hào soạn. Khi giới thiệu mâm cỗ miền Trung, chúng ta có thể lấy mâm cỗ Huế làm tiêu biểu vì Huế là kinh đô dưới thời Nguyễn khi đất nước thống nhất từ Bắc chí Nam.
Tựu trung, mâm cỗ tết Huế thường có các món nấu theo bốn thể loại: kho, nấu, thấu, trộn và ngoài ra cũng có thêm những món chiên, thui, hấp. Tuỳ điều kiện của mỗi nhà mà chọn nguyên liệu sao cho đủ các thành phần gồm: Thượng cầm: các loại gia cầm biết bay như chim, gà ,vịt… ; hạ thú như: các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà, dê; rồi các loài thuỷ tộc dưới nước như tôm, cua, cá …
Mâm cỗ Huế, ngoài các món căn bản như các món kho, món nấu, món thấu và món trộn, đầu bếp muốn thêm vào món gì cũng được, cũng như không theo một quy định chặt chẽ như phải bao nhiêu bát, bao nhiêu đĩa như mâm cỗ bắc. Mâm cơm đủ thành phần như vậy trong dân gian gọi là hào soạn. Nếu mâm càng thịnh soạn thì càng nhiều món, có khi xếp lên 2, 3 tầng.
Trong đó, các món kho có: tôm thịt rim, thịt kho tàu, thịt quay kho chả lụa, cá thu kho rim, thịt bò kho quế… Các món nấu: canh hoa kim châm nấu tôm thịt, canh gà nấu hạt sen, giò heo hầm măng, bồ câu tiềm, thịt hon.
Các món thấu: các loại bóp gỏi có vị chua chua như gà bóp rau răm, bò bóp khế và chuối chát, nham bóp khế chua…Các món trộn gồm các món mộc như măng trộn, mít trộn, vả trộn.
Ngoài ra có thêm những món chiên như: cá thu chiên, gà rô-ti, giò heo ram, cuốn ram… Món hấp có cá hấp, dê bó sỗ…Món thui có bê tái…Mâm cỗ miền Trung cũng không thể thiếu những món khai vị như nem, chả, tré, các loại tráng miệng, bánh…
Khác với mâm cỗ miền Bắc chỉ có bánh chưng và mâm cơm cúng ông bà ngày 30 tết của miền Nam chỉ có bánh tét, mâm cỗ miền Trung trong dân gian có cả bánh chưng và bánh tét ăn kèm dưa món.
Chia Sẻ🌻Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam🌻 Đẹp Nhất
Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc
Mâm Cơm Giỗ Miền Bắc được nhiều người quan tâm
Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc sang trọng và đẹp như một bức tranh. Khi nói về mâm cỗ miền Bắc, chúng ta có thể lấy mâm cỗ Hà Nội làm tiêu biểu.
Mâm cỗ tết Hà Nội thường theo đúng bài bản gồm 4 bát, 4 đĩa; cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa… có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng trên mâm gỗ hay mâm đồng.
Bốn bát được xem là chủ đạo của mâm cỗ thường được nấu công phu và dùng các loại nguyên liệu chọn lọc, như bát bóng thả, bát mọc nấu với nấm hương, bát giò hầm măng lưỡi lợn, bát miến dong nấu với nước dùng gà và rau củ… có khi là sơn hào hải vị như bát vây, bát hải sâm, bát bồ câu tần hạt sen…
Bốn đĩa gồm: dĩa gà luộc lá chanh, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Rồi có thể thêm đĩa nem rán, đĩa thịt đông, đĩa giò thủ ,đĩa nộm su hào, đĩa hành cuộn, đĩa cá kho riềng, đĩa rau củ xào với lòng gà hoặc đĩa xào hạnh nhân…
Bên cạnh đó, bánh tết phổ biến nhất là bánh chưng kèm dưa hành, đĩa cơm và đĩa cơm nếp, đôi khi có thêm đĩa xôi gấc hay xôi vò.
Món tráng miệng: đặc trưng có mứt gừng, ô mai mơ gừng, mứt lạc… Những nhà quyền quý thì có thêm hồng khô, táo khô, mứt Phật thủ, mứt kim quýt, mứt sen, mứt trần bì, chè kho.
Xem Thêm 🌻Mâm Ngũ Quả Miền Nam🌻Đẹp Nhất
Mâm Cơm Thắp Hương
Mâm Cơm Thắp Hương trong thời khắc giao thừa được gợi ý dưới đây
Mâm Cơm Hoá Vàng
Mâm Cơm Hoá Vàng, Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên, gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống. Dưới đây là những món thường có trong mâm cơm cúng hoá vàng:
- Bánh chưng, bánh tét
- Bánh chưng (đối với miền Bắc) và bánh tét (đối với miền Trung và miền Nam) là 2 món bánh không thể thiếu trong dịp đầu xuân như thế này. Lớp nếp dẻo, xanh ăn cùng với nhân đậu xanh, thịt mỡ của 2 món bánh là đặc trưng của ngày Tết truyền thống Việt Nam và sẽ khó có thể có một cái Tết trọn vẹn nếu thiếu đi bánh chưng và bánh tét.
- Gà luộc
- Với cách chế biến đơn giản thể hiện sự dân giã và bình dị, gà luộc là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ trong những dịp lễ cúng. Đối với Tết Nguyên đán, gà được cắt tiết và làm sạch từ đêm 30 (do tránh sát sinh vào dịp năm mới) để chuẩn bị cho mâm cúng các ngày.
- Canh miến
- Canh miến là đặc sản của miền Bắc vào dịp năm mới. Trong tiết trời se lạnh, được ăn 1 bát canh miến nóng hổi thì còn gì tuyệt hơn chứ! Canh có thể thể được nấu cùng các nguyên liệu khác nhau tùy vào mỗi gia đình.
- Tuy nhiên, các nguyên liệu chính trong món canh miến thường sẽ là miến dong, măng và nấm nấu cùng với thịt. Lưu ý là không nên nấu canh miến với thịt vịt, do theo quan niệm xưa rằng mùng 1 đầu tháng ăn thịt vịt sẽ gặp điều xui.
- Canh khổ qua
- Nếu canh miến là đặc sản của Tết miền Bắc thì canh khổ qua nhồi thịt là đặc sản của miền Trung và miền Nam. Người dân 2 miền cứ đến dịp cuối năm sẽ lại làm món canh với vị đắng đặc trưng này với niềm tin rằng, khi ăn xong thì “mọi nỗi khổ đau của năm cũ sẽ qua đi”, chào đón một năm mới tốt lành hơn.
Chia Sẻ🌻Mâm Cỗ Trung Thu Đẹp🌻 Truyền Thống
Mâm Cơm Cúng Gia Tiên
Mâm Cơm Cúng Gia Tiên, Một mâm lễ dâng cúng gia tiên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, không bắt buộc phải là những món cao lương mỹ vị mà chủ yếu ở tấm lòng mà người sắp lễ muốn thể hiện.
Thông thường là những món sau ngoài ra món ăn trong mâm cơm cúng còn rất đa dạng. Và phụ thuộc vào phong tục từng vùng miền nữa nhé!
- Canh khổ qua, canh mọc ngũ sắc, canh hầm củ quả chay
- Giò chả, giăm bông, thịt xông khói, nem chua, giò thủ
- Gà luộc, thịt heo quay, thịt heo luộc, thịt trứng kho tàu
- Nem rán, rau củ xào hoặc luộc, dưa món
- Bánh chưng, bánh tét, bánh giò, xôi, chè
Xem Thêm🌻Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc🌻 Đẹp
Mâm Cơm Cúng Ông Bà
Mâm cơm cúng ông bà ngày tết của người miền Nam: giản dị mà vẫn tinh tế
Miền Nam, tuy là vùng đất mới nhưng là nơi hội tụ nhiều nguồn văn hoá, tạo ra một sắc thái văn hoá mới ở đất phương Nam.
Trong mâm cơm cúng ông bà ngày tết của người miền nam, bên cạnh các món căn bản như: thịt heo kho nước dừa với trứng – ăn kèm dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt (khổ qua là mướp đắng, nhưng người nam bộ muốn chơi chữ đồng âm theo nghĩa tiếng Việt).
Theo dân gian, khổ qua là mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới. Các món nguội như: gỏi ngó sen dùng kèm bánh phồng tôm, nem, chả, giò heo nhồi, tai heo ngâm dấm, tôm khô – củ kiệu, lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, phá lấu, vịt lạp, heo luộc, heo quay …
Chia Sẻ🌻Mâm Ngũ Quả Miền Bắc 🌻 Đơn Giản
Mâm Cơm Cúng Ông Táo
Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình thường bao gồm:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
Tìm Hiểu 🌻Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo🌻 Ấn Tượng
Mâm Cơm Cúng Tất Niên
Cúng tất niên là một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt. Là bữa tiệc đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và để chào đón năm mới với mong ước rằng những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến với chúng ta. Mâm Cơm Cúng Tất Niên cơn bản gồm có:
- Gạo, muối.
- Trà, rượu, nước lọc.
- Giấy tiền vàng mã.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau.
- Chè, xôi, cháo trắng.
- Tam sên.
- Gà ta luộc.
- Heo sữa quay.
- Bánh bao.
- Bánh chưng hoặc bánh tét.
- Chả lụa.
Chia Sẻ 🌻Mâm Ngũ Quả Trung Thu🌻 Đơn Giản
Mâm Cơm Chay Cúng Tất Niên
Mâm Cơm Chay Cúng Tất Niên được gợi ý sau đây
- Bánh chưng hạt điều đậu đỏ
- Giò xào nấm các loại.
- Phù chúc cuộn chiên giòn.
- Canh măng mọc.
- Măng kho bột mì
- Hành muối chua ngọt.
- Súp lơ, su hào luộc.
- Miến xào thập cẩm.
- Khoai lang kén tẩm vừng
Tìm Hiểu🌻Mâm Ngũ Quả Ngày Tết🌻 Trang Trí Đẹp Nhất
Mâm Cơm Cúng 30 Tết
Mâm Cơm Cúng 30 Tết được giới thiệu chi tiết sau đây
Mâm cỗ cúng 30 Tết của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho). Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại.
Mâm Cơm Cúng Ngày Tết
Mâm Cơm Cúng Ngày Tết đẹp được gợi ý qua các hình ảnh sau
Chia Sẻ🌻Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái🌻 Đầy Đủ
Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng
Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Ngày Rằm tháng Giêng, thông thường, các gia đình sẽ sắm hai lễ: Một là cúng Phật cúng thần linh, thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”; hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Mâm cỗ cúng Phật
Theo quan niệm của người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng thường tránh sát sinh, mọi người sẽ ăn chay để cầu bình an và may mắn cho cả năm. Chính vì vậy lễ vật để dâng lên cúng rằm tháng Giêng thường là hoa quả, xôi chè, các món chay thanh đạm.
Mâm cỗ chay thường có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trăng (thủy), và vàng (kim). Nguyên liệu cho mâm cỗ chay thường là các món được chế biến từ rau củ xào hoặc luộc, có thể có thêm bánh trôi nước với mong muốn cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Mâm cỗ cúng gia tiên
Những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, khá giống với mâm cỗ dành cho ngày Tết. Mâm cỗ thường có 4 bát, 6 đĩa hoặc có thể là nhiều hơn. Trong đó 4 bát gồm: Bát măng hầm, bát bóng thả, bát miến, bát mọc, 6 đĩa gồm: Thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.
Như vậy tổng cộng là tròn 10 món cho một mâm cỗ cúng. Những món ăn trong mâm cỗ cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt như: Bánh chưng là tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; Thịt lợn đã qua chế biến thuộc về âm, còn dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương kết hợp hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.
Ngoài ra trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.
Tìm Hiểu🌻Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai 🌻 Bài Cúng
Mâm Cơm Cúng Đất Đầu Năm
Mâm Cơm Cúng Đất được gia chủ rất quan tâm
Mâm Cơm Cúng Đất Đầu Năm, Hàng năm mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình đều chuẩn bị lễ cúng tạ đất. Trong quan niệm của cha ông xưa, mỗi mảnh đất nơi mà bạn sinh sống đều sẽ có một vị thần cai quản, gọi là Thổ Công.
Khi làm bất cứ việc gì liên quan đến đất đai, các gia đình đều sẽ phải làm lễ cúng Thổ Công (hay còn gọi là cúng tạ đất, cúng đất đai, cúng Thổ Công) để giúp cho quá trình xây dựng cũng như việc làm ăn trên mảnh đất này được thuận lợi hơn.
Lễ vật cúng tạ đất đầu năm gồm: Trái cây, ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, gạo, muối trắng, nước, rượu, giấy cúng, các loại bánh kẹo, đĩa trầu cau, xôi, chè, cháo, gà luộc, chân giò, bia, nước ngọt, thuốc lá, nước trà…
Mâm Cơm Cúng Đất Gồm Những Gì
Thông thường một mâm cúng đất sẽ bao gồm: hương nhang, hoa quả tươi, trầu cau, đèn cầy, gạo, muối trắng, nước lọc, xôi, chè, cháo trắng, thuốc lá, gà trống luộc, hay chân giò heo, rượu, trà, các loại bánh kẹo.
Xem Thêm 🌻Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam🌻 Đầy Đủ
Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch
Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch cần chuẩn bị những gì để đảm bảo đầy đủ và tươm tất nhất?
Nhập trạch được hiểu một cách đơn giản đó chính là việc gia đình dọn vào ở nhà mới. Theo đó, lễ nhập trạch này sẽ được xem tương ứng với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh, thổ địa mới – vị thần đang trực tiếp cai quản ngôi nhà và khu đất mà gia đình mới chuyển đến. Vì vậy, đây là một trong những nghi lễ cổ truyền có ý nghĩa quan trọng của dân tộc ta đã được giữ gìn và lưu truyền đến tận ngày nay.
Một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ sẽ phải bao gồm những vật phẩm cúng lễ cơ bản như sau:
- Gà luộc: 1 con
- Thịt lợn luộc: 500g
- Tôm luộc: Tùy vào kích thước của tôm mà gia chủ chuẩn bị từ 1 – 2 con
- Trứng gà ta luộc: 1 quả
- Giò lụa hoặc giò tai thủ: 1 đĩa (khoảng 250g – 350g)
- Món xào thập cẩm: 1 đĩa
- Canh xương nấu bí hoặc canh măng nấu chân giò: 1 bát tô
- Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh: 1 đĩa
Mâm cơm chay cúng nhập trạch sẽ bao gồm những món như sau:
- Rau xào, luộc
- Đậu phụ nguyên lát
- Chè đỗ xanh
- Bánh kẹo
- Cháo trắng
Chia Sẻ 🌻Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái 🌻 Đẹp