Mâm Ngũ Quả Ngày Tết ❤️️ Cách Bày, Trang Trí Đẹp Nhất ✅ Khám Phá Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Để Bày Trí Một Mâm Ngũ Quả Đẹp Đón Năm Mới Tài Lộc.
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì
Cứ vào dịp tết, bên cạnh bánh chưng xanh, hoa tươi, bánh kẹo, gia đình nào cũng có một mâm ngũ quả chưng lên bàn thờ. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Có Ý Nghĩa Gì? Cùng tìm hiểu về Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Ngày Tết dưới đây nhé!
Để có một ngày tết trọn vẹn, chúng ta phải tất bật chuẩn bị từ nhà cửa, quần áo, bánh chưng, bánh tét, mua quà biếu tết…. và không thể thiếu một mâm ngũ quả dâng lên ông bà, tổ tiên. Mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây, thể hiện ước nguyện của gia chủ trong năm mới.
Con số 5 “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quảnhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.
Năm loại quả, năm màu sắc, năm dáng vẻ tượng trưng cho ngũ hành là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ được cho là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Chúng còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức lao động chắt chiu trong một năm qua. Để đến khi xuân sang, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Ngày năm mới, trên bàn thờ gia tiên của người Việt không bao giờ thiếu mâm ngũ quả, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Chính vì vậy mà Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết cũng rất quan trọng.
Ngày nay, nhiều gia đình chọn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy với quan niệm đón thêm tài lộc trong năm mới. Một số gia đình còn cầu kỳ chọn chọn số lẻ trong mâm ngũ quả.
Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới. Ngoài ra, trên mâm ngũ quả người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
Nguyên tắc bày biện mâm ngũ quả theo phong thủy được thể hiện như sau:
- Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
- Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, người Việt hay chọn mận hoặc lê,…
- Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa, dưa hấu… tượng trưng cho hành Mộc.
- Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín, bưởi, quýt vàng, cam vàng…
- Màu đen tượng trưng cho hành Thủy, có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Lễ Vật Cúng Xe Hàng Tháng 🌠
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Gồm Những Gì
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Gồm Những Gì? Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả.
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho một niềm khát khao, một nguyện vọng cháy bỏng của con người. Dưới đây là ý nghĩa của một số loại quả phổ biến nhất
- Chuối: Đây là loại quả được nhiều người dân miền Bắc và miền Trung sử dụng. Chuối tượng trưng cho bao bọc, che chở, đầm ấm và hạnh phúc.
- Bưởi: Quả bưởi tượng trưng cho sự an khang, thịnh vượng.
- Cam, quýt: Đây là những loại quả tượng trưng cho may mắn với người miền Bắc nhưng lại đen đủi với người miền Nam.
- Phật thủ: Quả phật thủ được bày trên bàn thờ với nguyện ước các thành viên trong gia đình sẽ được bảo vệ khỏi những điều xấu xa.
- Lựu: Lựu là loại quả của sự sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.
- Đào: Bày đào trên mâm ngũ quả, gia chủ đang mong muốn con đường công danh, sự nghiệp của mình ngày càng mở rộng và thăng tiến.
- Thanh long: Loại quả gắn với tiền tài, thể hiện sự phát tài, phát lộc trong năm mới.
- Táo: Bày táo mang ý nghĩa về một cuộc sống giàu sang, đủ đầy, phú quý lâm môn.
- Dưa hấu: Đây là loại quả có ruột đỏ, mang đến nhiều may mắn cho gia đình bạn.
- Sung: Quả sung gắn liền với sự sung túc, tiền bạc đầy đủ, cơ ngơi hoành tráng.
- Đu đủ: Đây cũng là loại quả tượng trưng cho sự đầy đủ cơm ăn, áo mặc trong năm mới sắp sang.
- Quả trứng gà: Loại quả này tượng trưng cho lộc trời ban. Theo đó bạn sẽ nhận được nhiều sự may mắn, nhiều người giúp đỡ.
- Xoài: Xoài là loại quả gắn liền với tiền bạc. Theo đó bạn sẽ có đầy đủ tiền để tiêu xài. không thiếu thốn.
Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Mâm Cúng Rước Ông Bà 🔥 bạn nhé!
Cách Trang Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Cách Trang Trí Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Cũng góp phần thể hiện sự thành kính của bạn với tổ tiên.
Mâm ngũ quả có ý nghĩa vô cùng trong văn hóa tâm linh của người Việt, việc bày trí mâm ngũ quả không được quá sơ sài, dưới đây là những lưu ý bạn nhất định phải biết khi bày mâm ngũ quả trong dịp tết.
Không bày mâm ngũ quả giả lên bàn thờ, dù mâm ngũ quả giả có đắt đến mấy thì theo phong thủy điều ngày không hề tốt, phải là mâm ngũ quả thật để thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Những loại quả bày trên mâm phải tươi và thơm, vì mâm ngũ quả sẽ bày biện trên mâm lâu hơn so với ngày thường nên bạn cần chọn các loại quả tươi ngon để được lâu.
Mâm ngũ quả không nhất thiết phải là 5 có thể là 8-9 hoặc 10 điều này theo chuyên gia phong thủy sẽ không ảnh hưởng gì khi dùng để dâng lên tổ tiên. Chuối để bày lên ban thờ ngày Tết thường là chuối tiêu già quả nhưng vẫn còn xanh. Mỗi nải chuối thường trên 20 quả, cong đều nhau để “ôm” được các hoa quả khác đặt trong lòng nó. Các gia đình cần chú ý không nên chọn chuối sắp chín, hoặc đã sắp đổi sang vàng vì khi thờ, sức nóng của hương nhang sẽ làm chuối chín rất nhanh và dễ bị rụng quả.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Nhất
Tham khảo một số mẫu Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp Nhất dưới đây.
Còn thêm những nội dung chuẩn có trong bài viết ☘ Lễ Vật Cúng Khai Trương Đơn Giản ☘
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đơn Giản
Chia sẻ cách bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đơn Giản nhưng đẹp mắt và dễ thực hiện dựa vào những hình ảnh minh họa sau đây:
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Lễ Vật Cúng Thần Tài ☀️
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc
Cần chú ý điều gì khi bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc để tránh phạm ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn trong năm mới của gia chủ. Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho bạn.
Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả với 5 màu khác nhau. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ bao gồm những loại quả như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cụ thể hơn, người ta thường bày: Chuối hoặc táo xanh; bưởi hoặc phật thủ; cam, quýt, hồng hoặc táo tây; đào hoặc lê; hồng xiêm hoặc nho đen.
Tuy nhiên ngày nay, các loại trái cây tại miền Bắc đã đa dạng hơn rất nhiều, thế nên mâm ngũ quả tại đây cũng phong phú hơn. Các gia đình có thể chọn nhiều loại trái cây hơn nhưng vẫn luôn chú ý đến sự hài hòa giữa các màu sắc của quả.
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc
Mâm ngũ quả được sử dụng để thờ cúng tổ tiên, cầu chúc cho một năm mới bình an. Chính vì thế mọi loại quả được sử dụng để bày mâm ngũ quả đều phải được trau chuốt một cách tỉ mỉ nhất. Mỗi gia đình cần phải lưu ý ngay Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc đúng chuẩn sau đây.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc truyền thống là để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại. Ở chính giữa đặt quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác như đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể đặt xen kẽ quất, táo xanh hoặc ớt chín đỏ.
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Của Người Miền Bắc Tượng Trưng Cho Điều Gì
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Của Người Miền Bắc Tượng Trưng Cho Điều Gì? Cách trình bày của mâm ngũ quả ngày tết chính là việc bày tỏ tấm lòng với bề trên. Thể hiện truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Mâm ngũ quả trên bàn thờ vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc thường được xếp xen kẽ từng loại quả với nhau để tạo nên nét hài hòa, cân đối và hợp với phong thủy. Mâm ngũ quả miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành ứng với 5 màu là kim (trắng), mộc (xanh), thủy (đen), hỏa (đỏ), thổ (vàng), và đây cũng mang ý nghĩatượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới ☔
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Trung
Con người Miền trung với cách sống đơn giản và bình dị. Do vậy mà cách trình bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Trung cũng đơn giản và bình dị không câu nệ theo ngũ hành của người Miền Bắc và kiêng kị như người Miền Nam.
Miền Trung là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên không có nhiều loại quả đa dạng. Do đó vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm ngũ quả của người miền Trung thường không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy do chủ yếu là thành ý dâng cúng tổ tiên.
Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả miền Trung là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt, … Mâm ngũ quả thường được xếp hình tháp hoặc hình long phụng với cặp dưa đặt hai bên. Ngoài ra còn có thể xếp thêm nhiều loại hoa quả khác bên cạnh. Ngoài ra, một số vùng người dân cũng không quá câu nệ trong việc lựa chọn các loại quả dâng cúng tổ tiên mà nhà có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính là được.
Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản 🌟
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam
Ngày nay và mai sau thì người Việt chúng ta sẽ vẫn luôn giữ gìn được những truyền thống tốt đẹp. Nhất là tục thờ cúng tổ tiên chúng ta ngày tết và mâm ngũ quả ngày tết là không thể thiếu. Dù có nhiều thay đổi, nhưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam vẫn mang những đặc điểm rất riêng.
Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả, vì câu “quýt làm cam chịu.”
Mâm quả Tết: “Cầu vừa đủ xài”: Với tâm hồn phóng khoáng, người miền Nam thường bày các loại quả chính là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, đọc chệch thành “cầu vừa đủ xài”, với mong muốn có một năm mới nhiều tài lộc. Các gia đình cho thêm quả sung – tượng trưng cho sự sung mãn về sức khỏe, tiền bạc. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋
Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
Một số người có quan niệm, mâm ngũ quả là biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người làm nghề nông, trồng trọt hoa màu, cây ăn quả. Những sản vật trong mâm ngũ quả chính là từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động qua từng vụ mùa, để đến khi tết đến xuân sang thì thành kính dâng lên tổ tiên.
Năm loại quả trong mâm tượng trưng cho sự sống, theo quan niệm người xưa là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Ngoài ra số 5 là số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi, nảy nở. Ngày nay, có nhiều người lựa chọn bày mâm ngũ quả theo số chẵn, không nhất thiết phải là số lẻ nữa. Tuy nhiên, dù bày theo cách nào thì trên mâm ngũ quả cũng chỉ nên có hoa quả, trái cây mà thôi, không đặt thêm hoa hoặc các thực phẩm khác. Số chẵn và lẻ trên mâm ngũ quả cũng chỉ tính loại chứ không tính số lượng quả
Nhiều người có thói quen rửa sạch sẽ hoa quả ngay sau khi mua về để lúc bày biện lên bàn thờ sẽ bóng, đẹp. Nhưng đó là một trong những nguyên nhân khiến hoa quả nhanh thối, bởi vì nước sẽ bị đọng lại trên hoa quả. Để chưng mâm ngũ quả ngày tết được lâu và đẹp, thay vì rửa với nước, chúng ta có thể dùng khăn ẩm lâu sạch là được
Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng
Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Giới thiệu cùng bạn đọc một bài Thuyết Minh Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết hay và ý nghĩa. Mời bạn cùng tham khảo.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày tết.
Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hoá, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng.
Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy.
Vì sao người ta thường gọi đó là “mâm ngũ quả”? “Ngũ” có nghĩa là năm, quả là cây trái, “quả” cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hoả, thổ.
Ngoài ra, “ngũ quả ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.
Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào quan niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả.
Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài ,đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị “cầu vừa đủ sung túc”, thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt… Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn.
Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công.
Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang.
Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng.
Mâm ngũ quả là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ.
“Tết đến rồi nha
Có mâm ngũ quả
Bên bánh chưng xanh
Quả chuối, quả na
Quả xoài, quả mận
Thanh long, bưởi đậm
Nào quýt nào lê
Bé chọn năm quả
Xếp thành một mâm”
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹
Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng
Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
Tham khảo và học hỏi cách bày trí từ một số Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Ngày Tết đẹp mắt và dễ thực hiện.
Tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Chế
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Chế với những ý nghĩa hết sức dễ thương sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thú vị đấy!
Mời bạn khám phá thêm 💕 Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 💕 Cách Cúng, Văn Khấn