Mâm Cúng Đất Đai, Tạ Đất Đầu Năm, Cuối Năm ❤️️ Cách Cúng ✅ Hướng Dẫn Đến Các Bạn Đọc Cách Bày Trí Và Chuẩn Bị Mâm Lễ Cúng Thổ Công Đầy Đủ
Có Nên Cúng Đất Đai Thổ Công
Có Nên Cúng Đất Đai Thổ Công, theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích
Khi làm một công việc nào đó liên quan đến đất đai, chủ đất sẽ phải làm lễ cúng Thổ Công (gọi là cúng tạ đất, cúng đất đai, cúng Thổ Công, Thổ Địa…) để quá trình xây dựng và công việc làm ăn trên mảnh đất sau này được thuận lợi hơn.
Mâm cúng đất đai sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của gia chủ và phong tục, lễ nghi, lễ vật, của từng vùng miền khác nhau nên mâm lễ cũng sẽ có sự khác biệt tương đối .Tuy nhiên dù ở đâu mâm lễ cúng cũng phải được chuẩn bị chu đáo tươm tất nhất thể hiện lòng thành của gia chủ, sự trang trọng của lễ cúng .
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Chia Sẻ Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng 🌿
Mâm Cúng Đất Đai Gồm Những Gì
Mâm Cúng Đất Đai Gồm Những Gì. Không giới hạn về lễ vật trong mâm cúng đất đai nên thường mâm cúng sẽ rất đa dạng và phong phú.
Mâm lễ cúng đất đai không giới hạn về lễ vật mà bạn muốn dâng lên cho Thổ công miễn nó phù hợp với phong tục truyền thống của nguời Việt ta. Nhưng chung quy lại dù ở đâu hay như thế nào mâm lễ ít nhất cũng phải đầy đủ những thứ sau:
- Hoa tươi: chọn hoa thật tươi tốt nhất là mới hái, không dập nát vàng úa (hoa lay ơn, hoa cúc vàng).
- Trái cây : tùy vào sản vật của mỗi vùng miền khác nhau và điều kiện của gia chủ để sắm lễ ngũ quả tốt nhất.
- Đèn cầy, nhang thơm.
- Gạo, muối (nên đựng trong hũ).
- Rượu trắng, bia, nước ngọt, nước lọc.
- Thuốc lá và trà.
- Trầu cau thường kèm thêm vôi cho đủ lễ.
- Chè +xôi+ cháo trắng.
- Bộ tam sên.
- Gà luộc hay chân giò heo luộc đều được.
- Giấy cúng và 5 con ngựa 5 màu: Đỏ, xanh, vàng, trắng, chàm tím cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ). Kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi ngựa thì đặt 10 lễ tiền vàng.
- 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn, và cờ, roi, kiếm.
- 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng) và 50 lễ vàng tiền dâng lên cho gia tiền.
Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Tham Khảo Bài Cúng 30 Tết 🌿
Lễ Vật Cúng Đất
Lễ Vật Cúng Đất cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng theo dõi sau đây
Cúng đất đai là một nghi lễ trang trọng, trang nghiêm nên cần được chuẩn bị một cách chu đáo, chỉn chu. Thông thường một mâm cúng sẽ bao gồm: hương nhang, hoa quả tươi, trầu cau, đèn cầy, gạo, muối trắng, nước lọc, xôi, chè, cháo trắng, thuốc lá, gà trống luộc, hay chân giò heo, rượu, trà, các loại bánh kẹo.
Cúng Đất Đai Ngày Nào Tốt
Cúng Đất Đai Ngày Nào Tốt. Một lễ cúng tươm tất hợp với lễ nghi truyền thống nhất, việc đầu tiên phải xem ngày giờ và mệnh tuổi của gia chủ để chọn được thời điểm thích hợp và vượng cát nhất mà tổ chức lễ cúng đất đai.
Dựa vào mục đích cúng Thổ Công của gia chủ mà sẽ có những thời điểm tổ chức lễ cúng khác nhau. Để tốt nhất các bạn nên nhờ một thầy phong thủy mà mình tin tưởng xem quẻ để chọn ngày tốt nhất phù hợp với cung mệnh của bạn.
Bởi vì mỗi người sẽ có một cung mệnh khác nhau nó có đại cát hay khắc ngày giờ diễn ra lễ cúng. Việc chọn ngày không đúng sẽ mang tai họa vận khí xấu cho kế hoạch công việc tương lai của bạn.
Đặc biệt không được xem nhẹ cung mệnh và tuổi của người đứng ra tiến hành lễ cúng đất đai bởi vì nó quan trọng chẳng kém ngày giờ tổ chức. Nếu qua loa ở khâu chuẩn bị này cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến lễ cúng và vận khí của gia chủ.
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Chia Sẻ Mâm Cơm Cúng Giỗ 🌿
Cúng Đất Gà Quay Hướng Nào
Cúng Đất Gà Quay Hướng Nào? Câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc
Còn khi đặt gà cúng trên bàn thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu
Cách Bày Mâm Cúng Đất Đai
Cách Bày Mâm Cúng Đất đơn giản và đầy đủ
Cách Bày Mâm Cúng Đất Đai. Theo tập tục dân gian lâu đời cách bài trí mâm lễ như sau:
- Từ phía ngoài nhìn vào bát hương của thổ thần sẽ nằm ở giữa, bên trái sẽ là bát hương của bà cô Tổ, bên phải chính là bát hương tổ tiên. Lễ vật còn lại thì xếp ngay ngắn thứ tự là được.
- Khi cúng thì trước hết phải khấn xin phép Thổ Công cho phép tổ tiên về hưởng lễ.
- Nếu ta không xin phép, ngài sẽ không cho tổ tiên của ta về phù hộ giúp đỡ ta xây dựng thuận lợi hay may mắn bình an cho con cháu.
- Cũng có một vài sự tích rằng người miền nam trước khi cúng lễ cho Thổ Công phải ăn trước một miếng vì ngày trước ngài từng bị đầu độc vì vậy ngài rất sợ, phải có người ăn trước ngài mới dám nhận và hưởng lễ . Miền Bắc thì vẫn cúng bình thường.
Tìm Hiểu 🌟Chưng Mâm Ngũ Quả 🌿 Ngoài Mâm Cúng Đất Đai
Mâm Cúng Đất Đơn Giản
Mâm Cúng Đất Đơn Giản thường được chuẩn bị đầy đủ từ hoa quả, mâm cỗ, mâm lễ vật
Thông thường, việc cúng tạ Thổ Công sẽ diễn ra vào đầu năm, cuối năm, cúng đất khi mới mua, lễ Tết… hoặc khi thực hiện các công việc cần đụng chạm tới long mạch như xây dựng công trình, làm nhà, đào giếng…
Tùy thuộc vào phong tục tập quán cũng như văn hóa vùng miền, bạn có thể chọn ngày thực hiện lễ cúng vào các ngày khác nhau. Ở đa số các vùng trên cả nước hiện nay, lễ cúng tạ đất đầu năm sẽ diễn ra vào ngày làm lễ hóa vàng hoặc rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu). Riêng một số tỉnh như Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi…. nghi lễ cúng đất đầu năm thường sẽ được tiến hành vào tháng 2 Âm lịch.
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟Gợi Ý Trang Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp 🌿
Mâm Cúng Đất Đai Ngày Tết
Mâm Cúng Đất Đai Ngày Tết, chia sẻ đến bạn đọc hình ảnh sau
Mâm Cúng Đất Đai Ngày 30 Tết
Mâm Cúng Đất Đai 30 Tết là một chủ đề hay được nhiều người quan tâm
Mâm Cúng Đất Đai Ngày 30 Tết, theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin
Cúng đất đai ngày 30 tết hay còn gọi là cúng Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ Công cũng là một vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta.
Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Xem Thêm Cách Xếp Mâm Ngũ Quả Đẹp 🌿
Cách Cúng Tạ Đất Đầu Năm
Cách Cúng Tạ Đất Đầu Năm, Nội dung bài văn khấn cúng lễ tạ đất đầu năm
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy:
Quan đương xứ thổ địa chính thần.
Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.
Hôm nay là ngày……tháng……năm……., nhằm tiết ……………………………….
Chúng con là:……………………………………………………………………………….
Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.
Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.
Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.
Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.
Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.
Cẩn cáo!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Tham Khảo Mâm Cỗ Trung Thu Độc Đáo 🌿
Mâm Cúng Đất Đai Đầu Năm
Mâm Cúng Đất Đầu Năm được gợi ý sau dây
Mâm Cúng Đất Đai Đầu Năm. Theo truyền thống, lễ vật cúng đất thường được chuẩn bị gồm 3 bàn. Lần lượt là bàn thượng lễ vật (bàn để đầu tiên), bàn trung và bàn hạ lễ (bàn cuối cùng). Mỗi bàn lại phải chuẩn bị những lễ vật khác nhau.
- Lễ vật cần chuẩn bị cho bàn thượng lễ
- Bàn thượng lễ được đặt ở đầu tiên. Bàn lễ này thường được chuẩn bị gồm: 1 bộ áo Thổ thần, 1 đĩa chuối đẹp, 1 bình hoa tươi, 1 con gà luộc nguyên con, 1 đĩa xôi lớn, nhiều bát chè.
- Riêng với gà cúng đất phải lựa chọn kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành kính. Theo đó việc chọn gà cúng cần cẩn thận như gà lễ giao thừa. Đó là những con gà trống đẹp, khỏe mạnh, chân vàng, cựa đẹp, nên tránh chọn gà chân chì hoặc gãy móng, gãy cựa.
- Lễ vật chuẩn bị cho bàn trung
- Bàn trung cần chuẩn bị 2 bộ áo Bà, 5 bộ áo ngũ phương kèm theo những lễ vật như: thịt heo luộc, trứng gà luộc, tôm, cá, hoa tươi
- Lễ vật cần chuẩn bị cho bàn hạ
- Bàn hạ cần sắm lễ gồm: ao binh đủ màu, số lượng áo tùy vào gia chủ nhưng nên chọn các số lẻ như 3, 5, 7; hạt nổ ngũ sắc, muối hạt, gạo, cháo trắng, đĩa khoai, sắn, ngô luộc, trái cây.
- Một mâm cơm với đầy đủ thức ăn các loại gồm 2 bát nấu, 1 đĩa xào, thịt luộc, giò 6 bát cơm trắng kèm đũa. Ngoài những lễ vật trên, tất cả các mâm cúng đều phải có rượu trắng, và 1 đĩa trầu cau.
Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Chia Sẻ Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam 🌿
Mâm Cúng Tạ Đất
Mâm Cúng Tạ Đất rất quan trọng trong phong tục của người Việt Nam
Cách Cúng Tạ Đất Cuối Năm
Cách Cúng Tạ Đất Cuối Năm được chia sẻ sau đây:
Đối với người Việt, thì vào cuối năm (sau rằm tháng chạp và trước ngày ông công, ông táo). Gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm lễ vật để Cúng Tạ Đất. Lễ cúng đươc tiến hàng là để bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, các vị thần linh cai quản trên mảnh đất, mong các vị phụ hộ độ trì cho một năm mới bình an và may mắn.
Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Tìm Hiểu Bài Cúng Khai Trương 🌿
Mâm Cúng Đất Đai Cuối Năm
Mâm Cúng Đất Đai Cuối Năm, hãy cùng theo dõi các thông tin sau
Đối với người Việt Nam, lễ cúng tạ thần linh thổ địa (cúng tạ đất) thường được làm vào dịp cuối năm (sau rằm tháng Chạp, trước ngày ông Công ông Táo). Các gia đình cử hành lễ cúng tạ đất được tiến hành để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà Tổ tiên, các thần linh thổ địa trong nhà; mong các vị Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình sẽ có một năm mới yên lành.
Các bạn không chỉ cần cúng tạ đất đúng ngày mà còn cần phải chuẩn bị lễ vật cúng tạ đất đầy đủ. Đây cũng là một lễ cúng quan trọng trong năm nên lễ vật tương đối nhiều và tươm tất.
Đối với các gia đình có một bàn thờ gồm 3 lưu hương thờ là lư hương thờ Bà cô Tổ dòng họ, lư hương thờ Hội đồng gia tiên và lư hương thờ Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần cần sắm lễ cúng như sau:
- Hương thơm
- Hoa tươi: Chuẩn bị 10 bông hoa hồng đỏ, chia làm 2 lọ, đặt 2 bên bàn thờ
- 3 lá trầu và 3 quả cau cành dài, đẹp
- 2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ
- 2 đĩa xôi trắng to đặt ở 2 bên bàn thờ
- Gà luộc để nguyên con rồi bày lên đĩa to (loại gà trống thiến hoặc gà giò) hoặc có thể thay bằng chân giò lợn (chân trước) luộc chính (không quan trọng chân phải hay chân trái)
- 0,5 lít rượu trắng và 3 cái chén nhỏ đựng rượu
- 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ
- 1 bao thuốc lá và 1 gói chè (loại 1 gram/gói)
- Một vài loại bánh kẹo được đặt trong đĩa to
- Nếu các gia đình đã có sẵn đèn thờ thì sử dụng đèn thờ, không có đèn thờ thì sử dụng nến cốc hoặc đôi nến khi thắp hương làm lễ.
Tìm Hiểu 🌟Mâm Ngũ Quả Miền Nam🌿 Ngoài Mâm Cúng Đất Đai
Mâm Cúng Đất Đai Về Nhà Mới
Mâm Cúng Đất Đai Về Nhà Mới. Trước khi dọn vào nhà mới, người Việt Nam thường thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với Thần Linh, Thổ Địa cai quản ở vùng đất đó.
Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?
Mâm cúng nhập trạch (hay còn gọi là mâm cúng về nhà mới) sẽ thể hiện cho lòng thành kính của gia chủ đối với các bậc Thần Linh. Chính vì vậy, dù ở vùng miền nào, dù gia đình có điều kiện hay không thì mâm lễ này cũng cần được chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận nhất.
Thông thường, lễ vật cúng về nhà mới sẽ bao gồm mâm hương hoa, ngũ quả và mâm lễ mặn. Cụ thể, các lễ vật này gồm có:
Mâm cúng nhập trạch nhà mới – mâm hương hoa, ngũ quả
- 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
- 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…
- 1 cặp đèn cầy đỏ
- 3 miếng trầu đã têm
- Vàng mã
- 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…
Mâm cúng về nhà mới – mâm lễ mặn
- 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
- 1 con gà luộc (để nguyên con)
- Xôi
- Cháo
- 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
- Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá
Chia Sẻ 🌟Mâm Cúng Đầy Tháng Bé Trai🌿 Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai
Mâm Cúng Đất Đai Nhà Cửa
Mâm Cúng Đất Đai Nhà Cửa, hãy xem những hướng dẫn sau đây
- Trước khi thực hiện lễ nhập trạch, chủ nhà cần đốt lò than và đặt ở ngay cửa ra vào, sau đó chủ nhà sẽ bước qua lò than này để đi vào nhà đầu tiên (bước chân trái trước và chân phải sau). Trên tay chủ nhà có cầm theo bát hương, bài vị gia tiên…
- Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước theo và mang các đồ thờ cúng cùng 1 chiếc chiếu (hoặc chiếc đệm) đang sử dụng, bếp nấu. Lưu ý không ai được đi tay không.
- Khi bước vào nhà mới, điều đầu tiên mà bạn nên làm là mở tất cả các cánh cửa. Đây là việc làm có ý nghĩa cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà, sau đó là bật tất cả điện trong ngôi nhà lên.
- Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tùy vào giờ tốt, hợp với gia chủ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên chuyển tối.
- Sau khi thực hiện xong lễ nhập trạch, bạn nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ Táo quân…
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Tham Khảo Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc 🌿
Mâm Cúng Đất Đai Trong Nhà
Mâm Cúng Đất Đai Trong Nhà một trong những vấn đề được gia chủ rất chú trọng
- Thổ công thường cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.
- Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….
- Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tìm Hiểu 🌟Mâm Ngũ Quả Trung Thu🌿 Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai
Mâm Cúng Đất Tháng 2
Mâm Cúng Đất Tháng 2, khám phá những thông tin được chọn lọc sau
Ý nghĩa lễ cúng đất tháng 2
Lễ cúng đất tháng 2 là một trong những nghi thức thờ cúng gắn liền với cuộc sống của người Việt. Đây là dịp để mọi người bày tỏ lòng thành kính, tạ ơn các vị thần linh cai quản đất đai nơi mình đang sinh sống. Mong Thổ Thần nhân lễ vật và ban phước lành cho gia chủ gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
Theo tín ngưỡng tâm linh thì Thổ Thần chính là người giúp gia chủ trông giữ đất đai, mang lại nguồn sinh khí tốt lành cho gia đạo. Chính vì vậy khi gia chủ động thổ xây nhà hoặc đào ao,… cần tiến hành nghi lễ cúng đất nhằm xin phép Thổ Thần. Mong các vị thần linh cai quản đất đai cho phép và phù hộ mọi việc thêm thuận lợi và suôn sẻ.
Mâm cúng đất tháng 2 bao gồm những gì?
Mâm lễ vật cúng đấy tháng 2 cũng giống như mâm lễ vật cúng đất cuối năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mỗi gia đình mà mâm cơm cúng nhiều hay ít khác nhau. Dưới đây là lễ vật cúng đất tháng 2 bao gồm:
Phần lễ vật
- 2 bình hoa tươi đặt 2 bên bàn cúng
- 2 đĩa trái cây cạnh bình hoa
- 2 đĩa xôi trắng đặt 2 bên bàn cúng đất
- 2 con vịt luộc đặt 2 bên bàn cúng
- 6 lon nước ngọt đặt 1 bên bàn cúng
- 1 ly nước + 1 ly rượu
- 1 đĩa bánh ngọt
Phần vàng mã
- 6 con ngựa giấy, trong đó 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, tím) và 1 con ngựa màu đỏ thật to. Đi kèm theo ngựa giấy là mũ, áo, hia và cờ lệnh, kiếm, roi.
- 1 cây hoa vàng đỏ
- 1 đĩa chứa 50 lễ tiền vàng
Tùy theo đặc sản văn hóa vùng miền mà mâm lễ vật cúng đất có chút khác biệt. Quan trọng là lòng thành kính mà gia chủ gửi đến các vị thần linh cai quản đất đai.
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Xem Thêm Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 🌿
Mâm Cúng Đất Ở Huế
Mâm Cúng Đất Ở Huế. Nguyên tác về một mâm cúng đất ở Huế được bố trí ở 3 bàn thượng, trung, hạ (bàn hội đồng).
– Bàn thượng chỉ có một con gà trống luộc, gồm huyết và lòng rắc muối hạt một con dao bằng tre, cùng một dĩa xôi trắng, phụ năm sáu chén chè .
– Bàn trung gồm một con gà mái luộc đầy đủ lòng và huyết cũng rắc muối hạt đặt dao tre, một dĩa xôi trắng và một số chén chè. Tại bàn cúng này còn có 3 con cua bể, 3 quả trứng và 3 miếng thịt heo luộc đều có rắc muối sống.
– Bàn hạ, còn gọi là bàn hội đồng, bố trí một mâm cơm đầy đủ các thức ăn song không thể thiếu các món: một dĩa ra tập tàng luộc (có thể thay bằng rau khoai) với nước mắm nêm, một gắp cá nướng, loại cá nhỏ và một khay khoai sắn luộc, một khay gạo sống muối sống, một đĩa cua đồng nhỏ còn sống , trứng gà luộc và một bát cháo thánh (cháo trắng), hột nổ ngũ sắc, đường đen.
Tất cả 3 bàn này đều có hoa quả, bát hương, cây đèn, ly nước, ly rượu, dĩa cau trầu với nguyên tắt “ Đông bình ,tây quả “. Ngoài ra còn có các loại vàng mã (đồ giấy), ở bàn thượng là một chiếc ngai có tàng, trên đặt mũ phương phát, một đôi hia, và một chiếc áo vẽ rồng có đai đeo.
Ở bàn trung gồm trang phục của bà thổ, bà hỏa là 2 chiếc nón quai thao, 2 chiếc quần, 2 chiếc áo vẽ hình chim phụng, hai chiếc đãy cau trầu và hai chiếc quạt, năm bộ chủ Ngung Man Nương, gồm 5 chiếc nón chóp nhọn và 5 bộ áo quần, năm bộ Ngũ phương gồm 5 chiếc mũ, 5 đôi giày, 5 chiếc áo nhỏ, thập nhị Long Trạch gồm 12 chiếc áo đen. Ở bàn hạ, hội đồng, chỉ bày áo binh
Ngoài ra, bao giờ chủ nhà cũng lấy bẹ chuối làm thành một chiếc túi đựng thức ăn, áo binh, giấy vàng bạc, treo ở chân bàn ( trong lúc cúng ) và treo ở cổng nhà hoăc ngã ba đường (sau khi cúng xong ) gọi là Xà Lẹc ( là cái túi đeo hong làm bằng tre mây của người dân tộc mang theo đựng thức ăn để đi đường hoặc đi làm nương rấy) dành cho những “người” qua đường.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vì nhiều lý do số bàn bày biện chỉ còn lại 2 : bàn Thượng và bàn Hạ ( bàn hội đồng ) và đồ giấy cũng đơn giản theo ít nhiều.
Bàn đặt ở trước nhà, gia chủ đứng từ trong nhà lạy ra và khấn vái tên đầy đủ các thiên thần cai quản trời đất, vùng đất cụ thể, nhà cửa của gia chủ… Đặc biệt còn dâng cúng cả những cô hồn người Chăm… từng cư trú trên địa bàn Huế, cũng như những hài cốt tiềm ẩn trong đất. Cũng chính vì có đối tượng là cô hồn người dân tộc thiểu số nên mới bày biện món rau khoai luộc chấm nước ruốc, xâu cá tôm nướng.
Bên Cạnh Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Gợi Ý Mâm Ngũ Quả Đẹp 🌿
Văn Khấn Cúng Đất
Tham khảo Văn Khấn Cúng Đất chi tiết sau
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ là…………………………………Tuổi……………………
Ngụ tại………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ngoài Mâm Cúng Đất Đai 🌟 Tìm Hiểu Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Gái 🌿