Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng [Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp]

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️️ Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp ✅ Hướng Dẫn Thực Hiện Một Mâm Cỗ Cúng Đơn Giản Và Dễ Làm Giúp Bạn Tiết Kiệm Thời Gian

Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng

Rất nhiều gia đình quan tâm và thường chuẩn bị rất chu đáo cho mâm lễ cúng rằm đầu tiên trong năm. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng.

Rằm tháng giêng là ngày 15 tháng 01 Âm lịch, được xem là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, đồng thời cũng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên và Tết Nguyên Tiêu, nên mọi người đều cho rằng ngày là thời điểm thích hợp nhất để cầu an lành cho cả năm.

Trong ngày lễ này, hầu hết mọi người nhất là các Phật tử đến viếng chùa lễ Phật, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, cầu cho gia đạo an lành, sức khỏe, thịnh vượng và no đủ.

Rằm tháng Giêng là ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Người xưa có câu rằng: “Cúng rằm cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Ở nhiều địa phương, người dân ăn chuẩn bị cỗ rất thịnh soạn và coi là ngày lễ bái cần chỉn chu chỉ sau Tết nguyên đán. Mâm cỗ ngày rằm đầu tiên của năm nhìn chung không khác so với những ngày Tết.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Cần Những Gì? Rằm tháng Giêng là ngày rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, cần phải chuẩn bị đầy đủ.

Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đúng và đẹp nhất gồm 10 món theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. 4 bát có thể gồm bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một gợi ý mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng theo kiểu truyền thống. Trên thực tế, hiện nay các gia đình có thể gia giảm, thay đổi các món ăn cho hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu của mỗi nhà. Vì dù thế nào đi chăng nữa, cúng bái chỉ cần thành tâm là chính, món ăn đơn giản nhưng chuẩn bị sạch sẽ, tươi ngon là được.

Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản 🌟

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì? Có rất nhiều người băn khoăn về điều này, vì vậy dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn thông tin đầy đủ và chuẩn xác nhất về Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Có Những Gì. Theo dõi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình bạn nhé!

Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thức không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.

Gà luôn là món ăn đầu bảng trong danh sách các món ăn thắp hương. Gà luộc màu vàng ươm mang hy vọng đem lại may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình bạn trong năm mới. Gà cúng cần đảm bảo nhiều yêu cầu cầu kỳ hơn gà ăn thông thường, lớp da căng bóng, không chín nát, mào đẹp…

Món ăn thứ hai góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên Tiêu là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới. Ở miền Nam, người ta thay bằng bánh tét. Bạn có thể ăn bánh chưng bánh tét quanh năm nhưng mùi vị bánh của những ngày đầu năm khi được quây quần bên mâm cơm gia đình hẳn sẽ rất khác biệt.

Bánh trôi không chỉ xuất hiện trong mâm cỗ Tết Hàn thực mùng 3/3 mà nhiều địa phương cũng dùng để cúng rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.

Xôi gấc có màu đỏ, được tin rằng mang lại may mắn, đủ đầy cho gia chủ trong năm mới. Vì thế, không chỉ ba ngày Tết cần thắp hương xôi gấc mà Tết nguyên tiêu món ăn này cũng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên. Xôi gấc thường có vị ngọt, dẻo thơm mùi gấc đặc trưng.

Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Món ăn này có thể thay bằng giò chả hoặc chân giò muối bán sẵn.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới

Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng

Dù giàu hay nghèo thì đến ngày này, mỗi một gia đình đều chuẩn bị một Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng tươm tất để mong một năm tốt lành.

Để một lễ cúng rằm tháng Giêng diễn ra suôn sẻ, đúng nghi thức thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tươm tất là rất quan trọng. Theo truyền thống của ông cha ta bao đời nay thì mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng thường có hai phần là lễ vật cúng và mâm cỗ. Lễ vật cúng thường có những vật phẩm quen thuộc như:

  • Rượu
  • Nước
  • Trầu cau
  • Đèn cầy
  • Vàng mã
  • Nhang
  • Bánh kẹo
  • Trái cây
  • Bình hoa tươi

Hoa dùng cúng rằm tháng Giêng phải luôn là hoa tươi, tuyệt đối không được dùng hoa giả. Ngoài ra, vàng mã bạn cũng chỉ nên chuẩn bị một lượng nhỏ, mang tính tượng trưng là chủ yếu, không nên đốt quá nhiều gây lãng phí. Trái cây nên chọn những trái tươi mới, thơm ngon nhất, bày thành mâm ngũ quả tương tự mâm ngũ quả ngày Tết.

Về mâm cỗ, các gia đình có thể làm mâm cỗ rằm tháng Giêng chay hoặc mặn tùy theo nhu cầu cũng như khả năng của mình.

Mâm cơm cúng rằm tháng giêng mặn bạn có thể tham khảo:

  • Gà luộc.
  • Xôi đỗ hoặc bánh chưng.
  • Canh măng xương/ Canh của quả nấu xương/ Canh miến thịt.
  • Đĩa thịt xào tổng hợp.
  • Chả giò.
  • Nem rán.
  • Đĩa nộm/ hành muối.

Những món ăn trong mâm cỗ cúng cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.

Cách Bày Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn được gọi là tết muộn. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng có ý nghĩa không khác gì ngày Tết nguyên đán. Do đó mà Cách Bày Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng, Cách Sắp Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng như thế nào cho đúng luôn là một vấn đề rất quan trọng.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh, Thố công, thần tài và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Lưu ý, màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim. Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, chúng ta chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu, hoa quả, mấy nén nhang với lòng thành kính.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋

Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng

Thực tế cho thấy, mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau, và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải. Dưới đây là Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng mà bạn có thể tham khảo.

Ngày Rằm tháng Giêng, thông thường, các gia đình sẽ sắm hai lễ: Một là cúng Phật cúng thần linh, thành ngữ có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”; hai là cúng gia tiên vào giờ ngọ “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Thực đơn mâm cơm cúng mặn:

  • Tôm hấp bia và lá sả
  • Thịt gà kho đông
  • Canh xương gà hầm khoai tím
  • Bò gân kho gừng
  • Bò băm xay viên sốt hành tây
  • Giò lụa
  • Xôi xéo ngọt
  • Chè trôi nước
  • Rau salad
  • Nước ngọt hoặc rượu, bia…
  • Hoa quả các loại

Thực đơn mâm cơm cúng chay:

  • Canh chua nấu nấm (nấm, đậu phụ, hành, cà chua, dứa)
  • Bò chay xào sả ớt
  • Nem hải sản chay
  • Khoai lang chiên
  • Tôm đậu xanh
  • Chè bưởi
  • Rau cải trần nấm
  • Nấm sốt teriyaki
  • Chả quế
  • Xôi ngô cốt dừa
  • Cơm trắng

Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng

Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đẹp

Đối với văn hoá người Việt ta từ xưa đến nay, việc chuẩn bị các nghi thức dâng lễ cúng thần linh, tổ tiên rất được chú ý. Dưới đây chúng tôi xin được chia sẻ cho bạn Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đẹp, mời bạn cùng tham khảo.

Bạn có thể tham khảo thực đơn mâm cơm sang trọng, giữ được nét truyền thống với các món:

  • Gà luộc,
  • Canh cải thảo cuộn lườn gà,
  • Bánh bao hình con heo,
  • Chè trôi nước,
  • Bánh ít gấc nhân tôm thịt,
  • Xôi lá cẩm,
  • Nộm,
  • Nem chua,
  • Giò lụa,
  • Chả ram tôm
mâm cơm cúng rằm tháng giêng sang trọng, giữ được nét truyền thống
mâm cơm cúng rằm tháng giêng sang trọng, giữ được nét truyền thống

Nếu muốn tiết kiệm thời gian chế biến nhưng vẫn muốn chuẩn bị mâm cơm cúng ngày rằm thịnh soạn, bạn nên tham khảo những món ăn dễ làm để có được mâm cơm chay ngày rằm thanh tịnh.Với thực đơn gồm:

  • Đậu phụ bao bố,
  • Súp lơ xào nấm,
  • Nấm đậu kho tiêu,
  • Chả giò chay,
  • Xôi đậu xanh,
  • Canh thập cẩm chay…
mâm cơm chay cúng ngày rằm thanh tịnh
mâm cơm chay cúng ngày rằm thanh tịnh

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần cầu kỳ mà chỉ cần thể hiện tấm lòng thành kính, sự trang nghiêm của gia chủ đối với thần linh, tổ tiên. Vì vậy bạn có thể Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản và đúng chuẩn.

Mâm Cỗ Cúng Ngày Thanh Minh
Làm Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng Giêng

Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Nhiều gia đình lựa chọn làm Mâm Cơm Chay Cúng Rằm Tháng Giêng để tỏ lòng thành kính.

Theo quan niệm của người theo đạo Phật, rằm tháng Giêng thường tránh sát sinh, mọi người sẽ ăn chay để cầu bình an và may mắn cho cả năm. Chính vì vậy lễ vật để dâng lên cúng rằm tháng Giêng thường là hoa quả, xôi chè, các món chay thanh đạm.

Một số gia chủ thờ Phật thường dâng cả mâm cỗ chay để thắp hương trong ngày này. Trước kia người ta chỉ cúng đồ thuần chay nhưng hiện nay, đồ thuần chay thường chỉ dùng dâng cúng Phật, còn mâm cúng gia tiên, thần linh thì thường dùng đồ chay giả mặn. Nếu dâng mâm cúng thuần chay, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả, xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Ngoài ra, một số gia đình còn bày thêm bánh trôi nước để cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ chay giả mặn cũng được chuẩn bị tương tự như mâm cỗ mặn chỉ khác là các món ăn không có thịt mà sử dụng rau, củ và bột để thay thế. Với nhiều gia đình, dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là một cách để hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Ngoài ra, việc dâng mâm lễ cúng rằm tháng Giêng giờ nào tốt lành cũng cần được chú ý. Người Việt xưa tin rằng, cúng rằm tháng Giêng vào giờ chính Ngọ (tức 12 giờ trưa) là đẹp nhất, tốt nhất. Bởi trong khung giờ này, thần Phật sẽ giáng thế, chứng giám cho tấm lòng thành của gia chủ.

Tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm

Viết một bình luận