Chưng Mâm Ngũ Quả: Top Những Cách Chưng Đẹp Nhất

Chưng Mâm Ngũ Quả ❤️️ Top Những Cách Chưng Đẹp Nhất ✅ Tham Khảo Một Số Cách Bày Biện Đơn Giản Mà Vẫn Bắt Mắt Cho Mâm Ngũ Quả Của Gia Đình Bạn

Ý Nghĩa Chưng Mâm Ngũ Quả

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng Chưng Mâm Ngũ Quả Ý Nghĩa cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu được Ý Nghĩa Chưng Mâm Ngũ Quả chưa?

Theo thuyết duy vật cổ đại xưa thì tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu, đó chính là: kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) được gọi là ngũ hành. Và chính cái tư tưởng ấy đã xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt, được thể hiện ngay trên mâm ngũ quả ngày Tết.

Theo quan niệm của nhân gian thì “ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 – “ngũ hành” là một con số rất tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết nhằm thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển.

Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn.

  • Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ
  • Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống
  • Đào thể hiện sự thăng tiến
  • Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn
  • Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người
  • Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý
  • Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt
  • Thanh long – ý rồng mây gặp hội
  • Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn
  • Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc
  • Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời
  • Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu
  • Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc
  • Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Mâm Cúng Rước Ông Bà 🔥 bạn nhé!

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Đẹp

Đối với nhiều gia đình Việt, một mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận là một phần không thể thiếu mỗi dịp tết đến xuân sang. Vì vậy mà Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Đẹp là điều rất cần quan tâm.

Mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng để chưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết của người Việt. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.

Khi xếp quả thì loại quả cứng nên đặt xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Ngoài ra bạn có thể dùng băng dính để cố định các loại quả phía dưới sau đó mới xếp những quả khác lên trên. Bên cạnh đó, bạn có thể xếp kèm một vài bông cúc vàng, đồng tiền hay lay ơn lên trên mâm ngũ quả để mâm đồ được đẹp và thanh tao hơn khi thắp hương cúng lễ.

Trên mâm ngũ quả, mỗi loại trái cây, mỗi màu sắc và cả cách bày mâm quả ngày tết đều mang một ý nghĩa riêng, một ước nguỵện của gia chủ. Nhìn chung, việc bài trí mâm hoa quả như thế nào phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Bạn không nên quá trú trọng đến việc mâm cao có đầy Điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm cũng như nỗ lực của gia đình bạn trong cuộc sống.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp

Cứ vào dịp tết, bên cạnh bánh chưng xanh, hoa tươi, bánh kẹo, gia đình nào cũng có Chưng Mâm Ngũ Quả Tết lên ban thờ. Vậy như thế nào là Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Gọi là ngũ quả nhưng tùy từng địa phương và quan niệm riêng từng vùng miền mà người ta chọn ra những loại quả khác nhau để bày biện trên mâm ngũ quả. Sau đây là cách lựa chọn trái cây để chưng trên mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt và tươi lâu:

  • Cách chọn chuối cúng: Quả còn xanh nhưng đã tròn cạnh (chuối đã già). Quả không dập nát. Quả to, dài, hơi cong và xoè đều. Chọn quả không dập nát, không xước. Lựa nải trên 20 quả. Số quả lẻ chứ không chẵn ( số lẻ là số dương, tượng trưng cho sự sinh sôi, may mắn).
  • Cách chọn chùm nho ngon: Chùm to và đều quả, cứng quả, vỏ căng bóng, không vết bầm dập, nứt hay có đốm. Nếu bạn thấy lớp phấn trắng bao quanh vỏ nho thì đây là chùm nho tươi, mới hái.
  • Chọn chọn quả dứa cho mâm trái cây tết: quả to, tròn, màu xanh hơi chuyển vàng. Cuống tươi, toả đều. mắt lớn và thưa. Phần ngọn dứa tươi xanh, toả đều. Ngửi thấy mùi thơm nhẹ.
  • Cách chọn quả lê tươi ngon: phần đáy của quả hơi lõm xuống và có hình dáng tròn đầy. Phần đầu quả lê lõm xuống sâu, cuống tươi và vẫn còn dính chặt. Nên chọn quả da nhẵn bóng, không bầm dập.
  • Cách lựa bưởi diễn: chọn quả còn tươi, mới cắt, có cuống lá xanh, vỏ vàng căng đẹp, dáng tròn đều. Ngửi thất mùi thơm tự nhiên. Trọng lượng khoảng 600-800gr/quả là đẹp. Cách mua bưởi da xanh: quả tròn, đều, da bóng láng, không bị đốm sâu. Trái bưởi có cuống còn xanh, dính chặc vào quả. Nhìn thấy những nốt gai trên vỏ to thì là quả già.
  • Cách chọn dưa hấu chưng tết: tròn, vỏ căng, láng, phần núm nhỏ và lõm vào sâu. Cuốn quả còn tươi nhưng nhỏ, teo và xoăn lại thì được cắt già. Phần giáp đất đã chuyển vàng sậm. Tuyệt đối không chọn quả bị móp méo để chưng, cúng.
  • Cách chọn quả dừa: vỏ màu xanh đều, bóng, không bị dập, cuốn còn xanh. Không mua những quả đã gọt vỏ sẵn bạn nhé. Đa phần những quả này đã qua xử lý tẩy trắng để trông đẹp hơn.
  • Cách chọn mãng cầu xiêm: da còn tươi, vỏ sáng bóng, phần mắt gai to, khoảng cách giữa các gai rộng chứng tỏ quả già. Mãng cầu xiêm chín rất nhanh nên bạn nên quả già hoặc chín vừa, vỏ vẫn còn xanh nhé. Cách lựa mãng cầu na: quả tròn, gai to, da không thâm đen hay nứt nẻ. Nên chọn quả cuống nhỏ nhưng vẫn còn bám chắc, có lá thì càng đẹp.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đơn Giản

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đơn Giản mà không phải ai cũng biết để có được cho gia đình mình một mâm ngũ quả đẹp mang không khí ngày xuân và nguyện cầu nằm mới an lành.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết đã được thay đổi rất nhiều, mang ý nghĩa trang trí cho không gian xuân nhiều hơn là tâm linh. Hình thức cũng không cỏn câu nệ, cứng nhắc là bắt buộc phải có 5 quả, thay vào đó có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Dù trái cây phong phú, đa dạng, mâm ngũ quả vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên của mình.

Khi chưng mâm ngũ quả tết, bạn cần lưu ý một số mẹo nhỏ dưới đây để có thể giữ được hoa quả tươi lâu suốt những ngày đầu năm để gặp nhiều may mắn và bình an:

  • Nhiều người thường rất hay có thói quen mua quả/trái cây sớm để bày trí mâm ngũ quả ngày tết nhưng nếu mua phải những quả chín ép sẽ rất nhanh hỏng. Không những thế, mâm ngũ quả thường được để sau 30 Tết vài ngày vì thế bạn không nên mua và bày mâm ngũ quả quá sớm trước Tết.
  • Mâm ngũ quả thường được bày vào sáng hoặc chiều 30 Tết, vì vậy việc mua hoa quả phải tiến hành từ 28 – 29 Tết. Để tránh trường hợp quả nhanh bị héo, nhũn trước khi hết tết, bạn nên lựa chọn những loại quả có độ già vừa phải, không được chín quá, không thâm hoặc dập nhất là chuối, hồng xiêm, mãng cầu…
  • Hiểu hết ý nghĩa của các loại quả trước khi mua và bày trí trên mâm ngũ quả như: Chuối nằm phía dưới nâng đỡ được những trái cây khác nên phải còn xanh, cứng cáp. Dưa hấu, bưởi phải chọn quả căng tròn.
  • Khi rửa trái cây bạn nên để ráo nước, dùng giấy ăn hoặc khăn thấm hết nước trước khi bày trí để tránh trường hợp nước còn đọng lại trên trái cây gây hư hỏng.

Đọc nhiều hơn 🌻 Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu 🌻 Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn

Chưng Mâm Ngũ Quả Trung Thu

Trong ngày hội trăng rằm chắc hẳn không thể thiếu đi mâm cỗ trung thu. Để có được một mâm ngũ quả đẹp bạn phải biết cách Chưng Mâm Ngũ Quả Trung Thu sao cho nổi bật và ấn tượng. Dưới đây chúng tôi xin sẽ chia sẻ cho bạn cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp nhất, mời bạn đọc tham khảo.

Trang trí một mâm ngũ quả Trung thu đẹp sẽ giúp bạn ghi ấn tượng với mọi người xung quanh đấy. Nhân dịp Tết Trung thu cổ truyền đang đến gần, bạn hãy trổ tài trang trí một mâm cỗ Trung thu thật đẹp để cả gia đình bạn có một đêm Rằm tháng tám thật ấm cúng và ý nghĩa nhé.

Tùy theo vùng miền mà mâm ngũ quả Trung thu có các loại quả như bưởi xanh, na dai, hồng đỏ bóng, hồng ngâm, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng…. Trong đó, quả bưởi là thứ không thể thiếu được ở bất cứ đâu. Ý nghĩa của các loại quả cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ là mang niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc ở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng điều tốt lành. Quả lựu mang tới ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mong cầu bình an…

Mâm ngũ quả Trung thu sẽ trở nên độc đáo hơn khi bạn trang trí thêm các loại hoa quả được cắt tỉa, tạo hình đẹp mắt. Chắc chắn các em nhỏ sẽ thấy thích thú với những chú chó bông làm từ bưởi, chú công sặc sỡ được làm từ dứa và củ cải hay đàn cá đỏ được làm từ thanh long…

Khi xếp mâm ngũ quả phải chú ý đến màu sắc, nên chọn cả quả xanh và chín để tạo sự hòa hợp âm dương, cân bằng vũ trụ theo quan niệm người xưa. Khi bày biện, sử dụng các loại quả to và nặng đặt ở dưới làm đế, tiếp đó là những quả có trọng lượng nhỏ hơn được chèn bên trên hay xen kẽ vào chỗ trống.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋

Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Cưới

Trong lễ cưới của người Việt, bên cạnh việc thết đãi họ hàng, làng xóm để cùng chung vui, còn có một nghi thức quan trọng hơn và không thể bỏ qua, đó là báo cáo ông bà tổ tiên về công việc trọng đại này. Và trong nghi lễ này, không thể bỏ qua mâm trái cây chưng bàn thờ. Vậy Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Cưới gồm những gì và khi chuẩn bị cần lưu ý những gì?

Mâm trái cây ngày cưới còn có tên gọi khác mà mâm ngũ quả, được bày trên bàn thờ gia tiên trong ngày cưới của con cái trong gia đình. Mâm trái cây này đại diện cho âm dương ngũ hành của trời đất, cho ngũ phúc của thiên hạ. Vì thế mà trong mâm trái cây chưng bàn thờ ngày cưới, phải có đủ 5 loại quả. 5 loại quả trong mâm trái cây này không được phép thừa cũng không được phép thiếu.

Theo nguyên tắc trên, màu sắc của những loại trái cây được lựa chọn phải đại diện cho ngũ hành, bao gồm đầy đủ màu xanh của Mộc, màu vàng của Kim, màu trắng của Thủy, màu đỏ, hồng của Thủy và màu vàng sẫm hoặc nâu của Thổ. Để mâm trái cây được đẹp mắt, các loại quả nên được bày xen kẽ với nhau, tránh bày tất cả các quả thuộc một loại trái cây về một phía gây mất cân đối cho mâm ngũ quả.

Để mâm trái cây ngày cưới được đẹp, lịch sự, chúng ta nên lựa chọn những loại trái cây có hình thù tròn trịa, nhẵn nhụi, không nên lựa chọn những loại trái cây có hình dạng xù xì, gai góc. Những loại trái cây được lựa chọn ở đây phải tươi ngon, vừa được hái xuống. Không nên lựa chọn các loại trái cây đã héo, dập nát hay đã bị thối, vừa không được đẹp, lịch sự lại gây bất kính với ông bà tổ tiên.

Trái cây được lựa chọn để bày mâm ngũ quả nên có màu sắc sặc sỡ, nổi bật và nên lựa chọn sao cho mỗi loại trái cây có 1 màu riêng biệt. Không nên lựa chọn tất cả các loại trái cây có cùng 1 màu khiến mâm trái cây nhìn đơn điệu, kém bắt mắt. Tốt nhất nên lựa chọn các loại trái cây có màu sáng như màu đỏ, hồng, vàng, xanh nhạt để làm nổi bật không khí tươi vui, hoan hỉ của ngày cưới.

Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Miền Nam

Người miền Nam xem mâm ngũ quả như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài. Những sản vật này là sự kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên. Cùng tìm hiểu Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Miền Nam dưới đây.

Người dân Nam Bộ rất cầu kỳ trong khâu lựa chọn những loại quả xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam thường có các loại quả: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Điều đặc biệt mâm ngũ quả ở miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh.

Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Bên cạnh đó, quả cam cũng ít được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hoặc trái lê cũng ít xuất hiện vì đồng nghĩa với “lê lết”,… Mâm ngũ quả người miền Nam thường là: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam

Mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà lại nhộn nhịp dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa cho năm mới. Và một trong những hoạt động không thể thiếu đó là bày mâm ngũ quả ngày tết. Nếu bạn đang tìm kiếm Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam chuẩn nhất thì những thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích cho bạn.

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Nam đều mang một nghĩa chung sâu sắc đó là thể hiện lòng hiếu thảo, ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. Mỗi một loại quả được chọn bày biện trong mâm ngũ quả ngày Tết người dân miền Nam đều mang những ý nghĩa riêng:

  • Phật thủ: Bàn tay phật che chở cho cả gia đình.
  • Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
  • Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
  • Dưa hấu: Căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
  • Sung: Gắn với biểu tượng sung mãn, sức khỏe và tiền bạc.
  • Đu đủ: Thịnh vượng, đủ đầy.
  • Xoài (phát âm giống như “xài”): Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.

Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam phổ biến là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước để lấy thế do ba loại quả này có hình dáng to và trọng lượng nặng, sau đó bày những loại quả khác lên trên, tạo thành hình dáng ngọn tháp. Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Miền Bắc

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, mâm trái cây với nhiều hình thức khác nhau lại được chưng trên bàn thờ của nhiều gia đình. Cách Đối với con người miền Bắc vốn vẫn cầu kỳ và chu đáo trong những lễ nghi thì Cách Chưng Mâm Ngũ Quả Miền Bắc là một điều rất quan trọng.

Mâm ngũ quả miền Bắc vài ngày tết được lựa chọn các loại quả tươi mới, còn hơi xanh, chắc tay, da sáng, không bị dập úng. Các quả được rửa sạch để khô nước. Mâm ngũ quả thường thấy là chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt. Chuối xếp giữa mâm, ngửa lên như hình bàn tay ngửa, bao lấy bưởi. Các quả đào, hồng, quýt xếp xen kẽ màu sắc. Mâm ngũ quả đặt trước bát hương trông hài hòa vô cùng.

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường là chuối xanh, bưởi, hồng, quýt, đào. Mâm quả ở miền Bắc không thể thiếu chuối xanh. Đây là loại quả có vị trí quan trọng nhất. Chuối gần gũi với người Việt Nam. Người miền Bắc sử dụng nguyên nải chuối xanh đẹp mắt đặt dưới cùng ngửa lên như hình dáng bàn tay, nâng đỡ các loại quả khác trong lòng mang ý nghĩa che chở, bao bọc.

Cách này như để hứng lấy toàn bộ phước lộc bên trên, cùng với đó giữ cố định các loại quả nhỏ không bị rơi. Các loại quả còn lại sẽ được sắp xếp lên trên sao cho vững vàng và đẹp mắt nhất. Nên lưu ý để những quả to bên dưới như bưởi, đào. Các quả nhỏ nhỏ như quýt, hồng ở bên trên vừa đảm bảo chắc chắn lại không bị hỏng quả.

Chuối màu xanh mát mắt mang hành mộc, đại diện cho thiên nhiên. Giữa mâm xếp bưởi hay phật thủ đều được. Các loại quả còn lại xếp lên, màu sắc xen kẽ nhau tạo thành một hình giống hình tháp mong muốn một năm tràn đầy hạnh phúc, ấm no ,đầy đủ. Ngoài ra, có thể chọn các loại quả khác như cam, táo, lê, Lê ki ma, quất, ớt, mận, hồng,.. tùy theo mỗi gia đình, nhưng chuối xanh thì phải có.

Cùng với Cách Chưng Mâm Ngũ Quả, tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm

Thuyết Minh Về Phong Tục Chưng Mâm Ngũ Quả

Thuyết Minh Về Phong Tục Chưng Mâm Ngũ Quả, chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Bài Thuyết minh về mâm ngũ quả hay:

Mỗi khi ngày tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết m lịch đến, ta bước vào bất kì một gia đình nào cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên một mâm ngũ quả được bày biện tinh tế. Nó không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó, cùng tìm hiểu bạn nhé

Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, hay còn gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các nước phương Đông. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam có lẽ là một trong những phong tục dựa trên thuyết này. Mâm ngũ quả sẽ bao gồm năm loại quả khác nhau tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy.

Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm thì người dân mỗi vùng miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó.

Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau.

Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ độc đáo của nhân dân, nên cách bày biện mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”.

Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

Gửi tặng bạn 💕 Mâm Ngũ Quả Đẹp 💕 Top 5 Loại Trái Cây Cúng Tốt Nhất

Hội Thi Chưng Mâm Ngũ Quả

Hội Thi Chưng Mâm Ngũ Quả được nhiều đơn vị tổ chức chào mừng năm mới. Mời bạn tham khảo một số mẫu mâm ngũ quả đẹp nhất dưới đây.

Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp
Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Đẹp

Có thể bạn sẽ muốn xem nhiều hơn 💕 Mâm Ngũ Quả Ngày Tết  💕 Cách Bày, Trang Trí Đẹp Nhất

Viết một bình luận