Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo [Tip Cách Bày Đẹp Nhất]

Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo ❤️️ Tip Cách Bày Đẹp Nhất ✅ Hướng Dẫn Bày Trí Một Mâm Ngũ Quả Đón Tết Thiếu Nhi Để Bạn Thực Hiện Ngay Tại Nhà.

Ý Nghĩa Ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi vì nó mang nguồn gốc và ý nghĩa rất thú vị và đặc sắc. Cùng tìm hiểu về Ý Nghĩa Ngày Tết Trung Thu dưới đây bạn nhé!

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi ngày này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,… và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Vào ngày này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa trên thế giới còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả…

Bên cạnh Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo, mời bạn đón đọc 🌜 Vàng Mã Cúng Giao Thừa 🌜 Đầy Đủ Nhất.

Mâm Ngũ Quả Trung Thu Gồm Những Gì

Mâm Ngũ Quả Trung Thu Gồm Những Gì? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn với những thông tin sau đây.

Mâm ngũ quả Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo mũm mĩm, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.

Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Bên cạnh các loại bánh trung thu để cúng ông bà thì mâm ngũ quả cũng không thể thiếu, mang 5 loại quả chủ đạo mùa thu, với màu sắc đa dạng, ý nghĩa sâu xa, là niềm tin, niềm hy vọng của người bày biện dâng cúng, mong ước may mắn, an lành, thịnh vượng đến trên gia đình, làng quê…

Mâm ngũ quả gồm nải chuối chín vàng, quả hồng đỏ (ý nghĩa cho sự no đủ), quả na (ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở), quả bưởi (mang tới điềm lành cho mọi nhà), quả lựu (ý nghĩa về sự may mắn). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm nhiều loại trái cây khác để làm tăng tính hấp dẫn cho mâm ngủ quả ngày lễ trung thu. Ưu tiên chọn những loại quả có cả xanh, cả chín để mang ý nghĩa âm dương hòa hợp, tạo ra những điều tốt lành trong cuộc sống.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lễ Vật Cúng Động Thổ 🌹 Bài Cúng Chuẩn

Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo

Nhìn chung, cách bày mâm ngũ quả Trung thu khá đơn giản, tùy theo mỗi vùng miền cũng như yêu cầu của mỗi gia đình mà độ cầu kỳ sẽ khác nhau. Để tạo nên một Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo rất cần đến sự tỉ mỉ và kỳ công của người thực hiện. Dưới đây là một vài gợi ý để bày một mâm ngũ quả đơn giản và đẹp mắt.

Muốn mâm ngũ quả Trung thu đẹp mắt nhất, phải chú ý màu sắc của các loại quả. Cho dù muốn bày loại quả gì thì cũng nên có quả xanh, quả chín. Bởi màu xanh mang tính âm, quả chín mang tính dương, tượng trưng cho luật cân bằng âm dương của vũ trụ. Ngoài việc dùng trang trí mâm ngũ quả mang tính truyền thống, bạn cũng có thể trang trí thêm những con vật làm bằng rau củ quả để mâm ngũ quả nhà mình thêm phần sinh động.

Cách trang trí mâm ngũ quả trung thu đơn giản sẽ độc đáo và thú vị hơn nếu như bạn biết cách cắt tỉa hoa quả để trang trí. Chắc chắn các em nhỏ khi nhìn thấy những hình thù ngộ nghĩ giống các con vật sẽ vô cùng thích thú.

Mâm ngũ quả trung thu độc đáo có chú cá đỏ

Cá vàng thì quá đỗi bình thường rồi, nhưng một chú cá màu đỏ hồng, miệng cười hết cỡ cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Tết Trung thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngũ quả sẽ khiến các bé cảm thích mê cho mà xem.

Nguyên liệu tạo hình chú cá từ thanh long gồm:

  • 1 quả thanh long đỏ, ruột trắng
  • Vỏ bưởi
  • Hai hạt nhãn

Cách làm như sau:

  • Đầu tiên bạn cắt vỏ bưởi thành 1 chiếc vây cá dọc lưng, 2 vây nhỏ ở hai bên. Nhớ cắt để chừa phần vỏ nhét vào quả thanh long và tỉa thành những hình răng cưa ở mép vây cá nhé!
  • Sau đó, bạn khía dọc quả thanh long 1 đường ở trên cùng, 2 đường ở 2 bên thân quả thanh long.
  • Cuối cùng bạn nhét vây cá bằng vỏ bưởi vào quả thanh long, rồi gắn mắt cho cá bằng hạt nhãn hoặc quả nho đen là được. Cùng nhìn lại chú cá của chúng ta nào!

Chú cá màu đỏ hồng, miệng cười nhe răng cực đáng yêu được làm từ trái thanh long này chắc hẳn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Tết Trung Thu, có những chú cá này bơi lội trong mâm ngủ quả sẽ khiến các bé thấy rất vui cho xem.

Mâm ngũ quả trung thu hình chú cá đỏ
Mâm ngũ quả trung thu hình chú cá đỏ

Mâm ngũ quả trung thu độc đáo có chú chó bưởi

Chuẩn bị:

  • Chọn đu đủ, dưa vàng hoặc dưa hấu loại thuôn nhỏ, dài để làm thân chó.
  • Chọn cam, táo hoặc lê làm đầu chó.
  • 3 – 4 quả bưởi cần chọn loại bưởi trắng, tép dài, khô.
  • Ớt hoặc giấy màu làm lưỡi.
  • 2 hạt nhãn làm mắt.
  • 2 que xiên dài.
  • 1 hộp tăm nhọn.
  • Giỏ hoặc đĩa để trang trí.

Cách làm:

Bước 1: Tạo hình cho chú chó

  • Cắt vát phần đầu quả dưa và quả táo, nối chúng với nhau bằng que xiên, lưu ý để đầu cao hơn thân.
  • Cắt bằng phần đáy quả dưa để có thể đặt chú cún nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa.

Bước 2: Phủ lông bằng tép bưởi

  • Gọt bưởi, tách múi và bóc xòe múi bưởi ra nhưng vẫn để múi dính vào vỏ.
  • Dùng tăm gẩy đều các tép bưởi xòe đều, tơi xù thì lông sẽ đẹp hơn.
  • Dùng tăm bẻ đôi, ghim bưởi vào thân dưa, chú ý ghim từ đỉnh đầu xuống, ghim một hàng ngang chạy hết lưng trước.
  • Đắp thêm các phần còn hở để toàn thân chú được phủ kín, đều bằng bưởi.

Bước 3: Tân trang cho chú chó thêm xinh

  • Dùng vỏ bưởi, gọt và gắn thành hai tai cún rũ xuống.
  • Dùng 4 múi bưởi bóc trần làm chân cho cún.
  • Dùng hai hạt nhãn gắn mắt.
  • Dùng quà ớt hoặc cắt vỏ bưởi làm lưỡi gắn cho chú cún.
  • Dùng giây ruy băng thắt nơ gắn cho chú cún thêm điệu đà.
Cách làm chú chó bưởi
Cách làm chú chó bưởi
Mâm ngũ quả trung thu có chú chó bưởi
Mâm ngũ quả trung thu có chú chó bưởi

Cùng với Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo, gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng

Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo

Xem ngay hướng dẫn Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo để tự làm ngay cho gia đình trong dịp rằm tháng Tám sắp tới. Chúc các bạn và gia đình có một đêm Trung thu trọn vẹn và ấm cúng bên gia đình!

Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo
Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu
Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp

Bên cạnh Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo, có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp

Mâm ngũ quả không quá cầu kỳ, nhưng để bày được một mâm ngũ quả đẹp thì không phải ai cũng làm được. Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp cũng tuỳ theo từng vùng miền cụ thể. Tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm nhiều điều hữu ích.

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Bắc

Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả Trung thu thường sẽ gồm có chuối, bưởi, đào, hồng và cam hoặc quýt.

Trong cách bày trí mâm ngũ quả, nải chuối sẽ được đặt ở giữa và phía dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những trái cây khác. Chuối cũng là loại quả thể hiện cho sự che chở của trời đất dành cho con người. Ở chính giữa nải chuối sẽ là quả bưởi tròn, căng mọng. Đào, hồng và quýt sẽ lần lượt được bày ở xung quanh.

Ngày nay, người ta hay chọn thêm nhiều loại quả có màu sắc khác nhau để bày thêm lên mâm ngũ quả như táo xanh, quýt vàng, ớt đỏ, phật thủ… Tất cả đều nhằm để cầu nguyện tiền tài, ấm no và sung túc.

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Trung

Mâm ngũ quả Trung thu của người miền Trung thì thường không quá cầu kì trong việc chọn loại quả để bày trí. Bởi mảnh đất miền Trung có thời tiết khá khắc nghiệt, ít các loại hoa quả nên dường như đến dịp họ có gì thì sẽ bày nấy.

Thường thấy nhất trong mâm ngũ quả của người miền Trung là đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, chuối… Cách bày mâm ngũ quả cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà khác nhau, nhưng đều chung một lòng thành kính để dâng lên tổ tiên, cầu mong bình an và may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả ở miền Nam

Người miền Nam rất cầu kỳ trong việc bày trí và thờ cúng mâm ngũ quả Trung thu. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Theo nghĩa dịch ra là “Cầu sung vừa đủ xài”. Đặc biệt, mỗi mâm ngũ quả sẽ phải có 3 chân đế là 3 quả dứa để thể hiện sự vững chắc, kèm theo một cặp dưa hấu biểu trưng cho lòng trung nghĩa của người phương Nam.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Vật Cúng Xe Mới Mua 🌹 Mâm Cúng, Bài Cúng Ô Tô, Xe Máy

Viết một bình luận