Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản ❤️️ Cách Trang Trí Đẹp Nhất ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Bày Trí Một Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản, Dễ Làm.
Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu
Từ xa xưa, mâm ngũ quả đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu trong các ngày lễ tết của người Việt. Tùy vào từng dịp mà mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy Mâm Ngũ Quả Trung Thu Ý Nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu Ý Nghĩa Mâm Ngũ Quả Trung Thu dưới đây nhé!
Tết trung thu hay còn gọi là tết đoàn viên, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, chia sẻ và yêu thương nhau nhiều hơn. Trong ngày tết đặc biệt này không thể thiếu đi bánh dẻo, bánh nướng, hạt dưa, hạt bí, và tất nhiên, quan trọng nhất là phải có mâm ngũ quả.
Cứ mỗi độ tháng tám về là lòng người lại hoan hỉ chờ đón thời khắc được quây quần bên gia đình trong đêm trăng rằm và tổ chức tết trung thu. Một mâm cỗ đầy ắp bánh trung thu và những trái ngon nhiều màu sắc đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong ngày này.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, hình ảnh mâm cỗ tết Trung thu dựa theo duy vật cổ đại, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bên cạnh đó, số 5 trong mâm ngũ quả là con số đại diện cho sự sống, biểu tượng của sự trung tâm. Chữ quả là biểu thị của sự sung túc, thể hiện cho ý nguyện sinh sôi, nảy nở. Chính vì nguồn gốc và ý nghĩa như vậy mà mâm ngũ quả Trung thu là một trong ba yếu tố không thể thiếu để tạo nên một cỗ trung thu vẹn tròn, đủ đầy.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Có Ý Nghĩa Gì
Mỗi dịp đến Tết Trung Thu mọi người lại nhớ đến đây như một cái tết cổ truyền của dân tộc dành riêng cho trẻ em. Nhưng không chỉ có vậy, bạn có biết Mâm Ngũ Quả Trung Thu Có Ý Nghĩa Gì không?
Tết Trung Thu được xem là dịp lễ quan trọng thứ hai trong năm, chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán. Vào Rằm tháng Tám, mọi nhà sẽ bày biện mâm ngũ quả để cùng nhau phá cỗ đêm trăng. Có tích truyền rằng, mâm cỗ trung thu là để cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm làm ăn sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng là nhận món quà của tổ tiên dành cho con cháu, với ước mong gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc.
Người Việt quan niệm, mâm trung thu hay mâm cỗ Trung thu được sắp xếp theo quy luật cân bằng âm dương trong vũ trụ với đầy đủ ngũ quả ở trạng thái xanh, chín tự nhiên khác nhau. Mỗi vùng miền lại có một cách sắp xếp khác nhau nhưng đa phần sẽ có một vài điểm chung.
Trung thu mỗi năm mỗi đổi thay nhưng giá trị cốt lõi của ngày Tết Đoàn viên vẫn luôn được người Việt trân trọng và gìn giữ. Mâm cỗ Trung thu chính là một trong những biểu tượng đẹp nhất của ngày rằm tháng Tám. Dù đi đâu xa, mỗi người Việt đều sẽ hướng về cội nguồn trong ngày lễ đặc biệt này, tặng nhau những món quà và quây quần bên nhau phá cỗ. Đó chính là truyền thống quý giá mà mỗi gia đình Việt Nam nên giữ gìn.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Lễ Vật Cúng Xe Hàng Tháng 🌠
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Là Gì Tốt Nhất
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Là Gì Tốt Nhất? Làm sao để có được mâm ngũ quả ngày Tết Trung Thu thật ý nghĩa và đẹp?
Thông thường, khi chuẩn bị mâm cổ trong tết trung thu người ta thường ưu tiên lựa chọn một số loại hoa quả mang ý nghĩa tốt lành như:
- Quả bưởi: biểu tượng cho sự tốt lành, bình an
- Quả na: tượng trưng cho sự sinh sôi nảy lộc
- Quả hồng đỏ: mang ý nghĩa của sự hi vọng
- Dưa hấu, dưa vàng: mang ý nghĩa bình an
- Quả lựu: có ý nghĩa ngọt ngào,…
Và còn rất nhiều các loại quả có thể sử dụng để trang trí cho mâm cỗ trung thu như thanh long, nho, táo,…Bạn có thể lựa chọn hoa quả theo mùa. Ngoài ra, nên chọn những loại hoa quả còn tươi, màu sắc đẹp mắt để mâm ngũ quả trở nên nổi bật.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Gồm Những Gì
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Gồm Những Gì? Mâm cỗ trung thu được bày và trang trí vô cùng đa dạng. Tùy vào từng vùng miền cũng như từng gia đình mà mâm cỗ trung thu có thể gồm nhiều nguyên liệu khác nhau.
Mâm cỗ Trung thu đơn giản thông thường sẽ cần các loại hoa quả sau với ý nghĩa đặc biệt như sau:
- Trái cây: Nải chuối chín vàng, quả hồng (ý nghĩa no đủ), quả na (có nhiều mắt mang ý nghĩa sinh sôi), quả bưởi (mang ý nghĩa cầu điềm lành), quả lựu (may mắn). Ngoài ra có thể dùng thêm nhiều loại trái cây khác để tăng thêm sự hấp dẫn, vẻ đẹp cho mâm cỗ. Đồng thời, nên chọn các loại quả làm mâm ngũ quả cúng Trung thu có cả quả xanh có chín mang ý nghĩa âm – dương hòa hợp, cân bằng vũ theo quan niệm người xưa.
- Hoa tươi, thường là loài hoa đặc trưng cho mùa thu
- Bánh Trung thu: bánh nướng và dẻo
- Trà hoa sen, hương hoa nhài… để dùng khi thưởng bánh, trò chuyện tâm tình dưới trăng.
Còn thêm những nội dung chuẩn có trong bài viết ☘ Lễ Vật Cúng Khai Trương Đơn Giản ☘
Làm Mâm Ngũ Quả Trung Thu Cần Những Gì
Trung thu được xem là dịp lễ quan trọng trong năm, khi ánh trăng tròn và đẹp nhất, mỗi gia đình lại sửa soạn một mâm ngũ quả để cùng nhau phá cỗ. Vậy Làm Mâm Ngũ Quả Trung Thu Cần Những Gì?
Bánh trung thu
- Giống như bánh chưng trong ngày Tết Nguyên Đán, bánh trung thu là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ của các gia đình. Bánh trung thu có 2 loại chính là bánh nướng và bánh dẻo. Tương truyền, vào ngày Rằm tháng Tám, người nông dân sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn, thay cho lời cảm tạ đất trời và thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi và tốt tươi.
Quả bưởi
- Tùy theo đặc trưng của từng vùng miền mà cách thức trang trí mâm cỗ Trung thu có thể thay đổi, tuy nhiên có một thứ quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả, đó là trái bưởi. Người Việt cho rằng, quả bưởi có hình tròn thể hiện sự tòa vẹn, đủ đầy, sung túc, màu vỏ xanh tươi tượng trưng cho sự mát lành, còn mùi thơm đặc trưng chính là sự thanh khiết.
Bánh kẹo truyền thống
- Tết trung thu được ví là Tết Thiếu nhi, vì vậy mâm cỗ không thể nào thiếu những loại bánh kẹo, ô mai cho con trẻ. Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn, nhưng không phải vì thế mà con người rời xa những thức quà truyền thống, ngược lại, người Việt có xu hướng ưa chuộng những món ăn cổ truyền trong ngày lễ trọng đại như: bánh đậu xanh, cốm, chè lam, kẹo lạc…
Mứt – Ô mai
- Nhiều người vẫn tưởng ô mai chỉ phù hợp trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng kì thực, đây vốn là một món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu. Ô mai được làm từ quả tươi trên núi cao, khi được kết hợp với muối mặn biển Đông, vị cay nồng của gừng nơi đồng bằng…trở thành món ăn hội truyền thống tụ tinh hoa của đất trời. Ô mai xuất hiện trên mâm cỗ đêm rằm, như một thứ gia vị chua cay mặn ngọt…không thể thiếu trên bàn tiệc cuộc đời.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Lễ Vật Cúng Thần Tài ☀️
Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp
Với những chia sẻ về Cách Bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp sau đây hi vọng sẽ giúp bạn tự tay chuẩn bị được những mâm cỗ trung thu đẹp nhất trong ngày rằm tháng 8 này.
Nhìn chung, cách bày mâm ngũ quả Trung thu khá đơn giản, tùy theo mỗi vùng miền cũng như yêu cầu của mỗi gia đình mà độ cầu kỳ sẽ khác nhau. Một số gia đình thường tỉa hoa quả Trung thu thành những hình thù ngộ nghĩnh như chú thỏ từ quả bưởi, làm chú cá từ quả thanh long… Nhiều chị em khéo tay còn làm cả những chú chó “lông xù” bằng bưởi trông rất bắt mắt và khiến nhiều bạn nhỏ thích thú.
Việc bày mâm cỗ cúng Rằm Trung Thu không có một nguyên tắc nào cụ thể như việc bày các mâm cỗ cúng các ngày lễ – tết khác như giao thừa hay Rằm tháng 7. Mà việc bày mâm cỗ tùy thuộc vào sự khéo léo, sở thích của từng gia đình, chủ yếu là việc sắp xếp mâm cúng sao cho thật đẹp mắt, hấp dẫn, đặc sắc và phải cơ bản đầy đủ các thành phần như trên là được.
Tuy nhiên, khi trình bày mâm cỗ cúng Rằm cần đảm bảo có sự hài hòa, đan xen màu sắc lạnh – nóng giữa các loại bánh trái và hoa quả để phù hợp với tính âm – dương. Tránh bày mâm cúng bị lệch về một tông màu nóng hoặc lạnh quá nhiều sẽ không tốt.
Lớp vỏ xanh tượng trưng cho tính âm và lớp vỏ màu vàng (khi trái cây chuyển sang chín) tượng trưng cho tính dương. Âm dương hòa hợp và cân bằng mang ý nghĩa của vũ trụ nhân sinh. Ngoài ra, bạn có thể phối hợp giữa gam màu nóng và màu lạnh của vỏ trái cây: màu nóng (như đỏ, cam, vàng,…) và màu lạnh (như xanh, đen, tím,…).
Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu
Không quá khó khăn để chị em có thể Trang Trí Mâm Ngũ Quả Trung Thu bắt mắt và quan trọng hơn là giúp các con hiểu được ý nghĩa của mâm cỗ Trung thu và của ngày Tết đoàn viên gia đình.
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Dễ Làm
Thật ra bày một mâm ngũ quả cho dịp tết trung thu cũng không có gì quá cầu kỳ. Sau đây là một số tips giúp bạn thực hiện được một Mâm Ngũ Quả Trung Thu Dễ Làm đầy đủ và chuẩn nhất.
Gọi là mâm ngũ quả nhưng bạn có thể sử dụng 5, 7 hoặc 9 loại quả tùy theo sở thích. Mỗi loại sẽ có một ý nghĩa nhất định, ví như quả bưởi tượng trưng cho sự tốt lành, quả hồng đỏ tượng trưng cho niềm tin, hy vọng, quả lựu mang đến ngọt ngào, may mắn,….
Khi kết hợp các loại quả với nhau để tạo thành mâm ngũ quả, người làm phải chú ý đến màu sắc của hoa quả. Nên có cả quả xanh và quả chín vì màu xanh mang tính âm, màu quả chín mang tính dương, tượng trưng quy luật âm dương của vũ trụ.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt Nam đủ đầy gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền đặc trưng của mùa thu. Trong đó không thể không kể đến quả bưởi anh mọng nước, quả hồng đỏ và hồng ngâm rực rỡ, trái thanh long mát, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu hay quả thị thơm vàng.
Khi xếp hoa quả thì nên cho loại quả cứng thì xuống dưới, các loại quả mềm dễ nứt vỡ để lên trên. Bạn có thể sử dụng băng dính để cố định các loại quả phía dưới rồi xếp các loại quả khác lên trên.
Để làm cho mâm ngũ quả của gia đình được độc đáo hơn, bạn có thể tự tay cắt tỉa các hình thù đẹp bắt từ các loại quả quen thuộc như những chú chó từ tép bưởi, những chú thỏ, heo làm từ quả bưởi, những chú cá từ quả thanh long.
Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản 🌟
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản Mà Đẹp
Tham khảo hướng dẫn bày Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đơn Giản Mà Đẹp như hình ảnh sau:
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Miền Bắc
Mỗi vùng miền lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mâm Ngũ Quả Trung Thu Miền Bắc có những đặc trưng riêng. Tùy nơi đang ở mà bạn có thể học cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp cho phù hợp nhé!
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả trung thu thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Đặt nải chuối ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả chín đỏ như đào, hồng, quýt đặt xung quanh.
Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Mặc dù gọi là mâm ngũ quả, song ngày nay nhiều gia đình chọn lựa nhiều thứ quả với nhiều màu sắc khác nhau, nhằm cầu tiền tài, một năm mới sung túc, no ấm. Chính vì vậy ngoài những loại quả truyền thống, mâm “thập” quả ngày nay còn có cả nho, lê, táo, cam, măng cụt, thanh long.
Ngày nay, để mâm ngũ quả thêm ấn tượng, nhiều gia đình đã lựa chọn nhiều thêm các loại quả khác thay thế với màu sắc phong phú. Tuy nhiên tất cả đều cầu mong ấm no, sung túc, hạnh phúc.
Tham khảo thêm về mâm ngũ quả Trung thu ở Miền Trung và Miền Nam:
Bày mâm cỗ Trung thu ở miền Trung
- Người miền Trung vốn đơn giản nên mâm ngũ quả của họ không quá cầu kỳ trong cách lựa chọn các loại quả. Bên cạnh đó, thời tiết của miền Trung khá khắc nghiệt nên có ít loại quả để bày biện hơn.
- Đa phần mâm ngũ quả của người miền Trung gồm đu đủ, xoài, sung, chuối, mãng cầu. Cách bày mâm ngũ quả cũng dựa theo sở thích mỗi người nhưng chung lại vẫn là lòng thành kính dâng lên tổ tiên.
Bày mâm cỗ bánh Trung thu ở miền Nam
- Trong ba miền, miền Nam là khu vực cầu kỳ nhất trong việc bài trí và thờ cúng mâm ngũ quả. Đối với mâm ngũ quả của người miền Nam, mãng cầu, dừa, sung, xoài, đu đủ là 5 loại quả phổ biến nhất. Những loại quả này hợp thành một câu nói: “Cầu sung vừa đủ xài”, ý chỉ con người không nên có ý muốn tham lam.
- Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam phải có 3 chân đế là 3 quả thơm (quả dứa) để thể hiện sự vững chắc, và một quả dưa hấu biểu trưng của lòng trung nghĩa.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋
Mâm Ngũ Quả Trung Thu Và Bài Thuyết Minh
Chia sẻ cho bạn Mâm Ngũ Quả Trung Thu Và Bài Thuyết Minh hay và ý nghĩa dưới đây.
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu với chủ đề: ”Mái ấm gia đình”
Kính thưa các vị đại biểu.
Kính thưa Ban giám khảo.
Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn.
Là một ngày tết cổ truyền của dân tộc, tết trung thu không thể thiếu nào thiếu được mâm cỗ trông trăng. Sau đây, em xin thay mặt cho các bạn lớp XX trình bày ý tưởng về mâm cỗ của lớp mình. Mâm cỗ của chúng em có chủ đề “Mái ấm gia đình”. Vào ngày tết trung thu, một gia đình có cha, có mẹ và có các con vẫn chưa được gọi là trọn vẹn mà phải có đủ cả chị Hằng, chú Cuội, cây đa. Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.
Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Nhìn về hướng này, chúng ta có thể thấy được một quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Còn đây là quả dứa tượng trưng cho cây đa và trái ớt bé xíu này sẽ là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội.
Đây là quả đu đủ tượng trưng cho người cha luôn mong muốn cho một cuộc sống được đầy đủ, sung túc, và đây là quả dưa hấu được tỉa thành bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho người người mẹ dịu hiền, đảm đang với mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp như hoa. Còn đây là các loại hoa, quả được tỉa gọt khéo léo tượng trưng cho các con trong đại gia đình.
Ở vị trí trung tâm, giữa mâm cỗ là quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình đang quây quần bên nhau rất vui vẻ, hạnh phúc trong ngày hội trăng rằm.
Và đặc biệt bên cạnh đó mâm cỗ trung thu, các loại bánh dẻo, bánh nướng cũng là thứ không thể thiếu. Với hình dáng là các chú cá, những chiếc bánh này được tượng trưng cho các bạn đang tung tăng dưới trăng. Ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao trên bầu trời lấp lánh tỏa sáng khắp nhân gian.
Toàn bộ mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học XX nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Thông qua, mâm ngũ quả này chi đội XX mong muốn gửi tới các bạn lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động. Cố gắng phấn đấu hết sức mình để trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước. Chúc các bạn có một ngày Tết Trung thu vui vẻ. Chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.
Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng
Bài Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Trung Thu
Tham khảo ngay Bài Thuyết Trình Về Mâm Ngũ Quả Trung Thu đặc sắc dưới đây để bạn có cảm hứng và ý tưởng cho Bài Thuyết Trình Mâm Ngũ Quả Trung Thu Ngắn Gọn của mình nhé!
Bài thuyết trình mâm cỗ trung thu “Hồn Việt”
Kính thưa các vị đại biểu,
Kính thưa Ban giám khảo, các thầy,cô giáo cùng toàn thể các bạn!
Từ ngàn xưa, người Việt Nam, mỗi lần đến Tết Trung thu, ông bà, cha mẹ lại gửi gắm rất nhiều tình cảm và nỗi niềm vào những mâm cỗ để con trẻ được phá cỗ trông trăng. Những sản vật bình dị, dân dã, cây nhà lá vườn dưới bàn tay khéo léo cộng với tất cả tình yêu thương dành cho con cháu, các bà các mẹ đã làm nên những mâm cỗ trông trăng đẹp mắt, giàu phong vị và đậm đà ý nghĩa.
Còn đây là mâm cỗ trung thu của chúng em – những học sinh trường XX, những chủ nhân tương lai của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Chúng em đã mang đến lễ hội Trung thu năm nay mâm cỗ với chủ đề “Hồn Việt”.
Đây, một Khuê Văn Các được dựng nên từ sản phẩm của bột gạo, bột ngô, những tinh tuý của đồng đất quê hương cùng biết bao khát vọng vươn tới tương lai bằng việc rèn đức luyện tài với tư tưởng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Cũng như xưa kia cha ông ta đã gửi gắm mong ước đó qua hình tượng “ Ông tiến sĩ giấy”. Đây là những em thiếu nhi – những mần non tương lai của đất nước phát huy những truyền thống đó để xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ.
Nuôi dưỡng những ước mơ đó, chính là những sản vật của đồng quê và sự kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc. Là hoa trái vườn nhà thảo thơm với bưởi vàng, hồng đỏ, chuối xanh…. Là những hạt cốm dẻo thơm đựơc chắt chiu từ đất đai ruộng đồng hai sương một nắng. Đây là những tích trò trong đêm hội trăng rằm như múa lân, rước đèn… cũng được tái hiện lại.
Tất cả, tất cả đều được làm nên từ mâm cỗ bình dị này, chúng em muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới tổ tiên của người Việt. Cảm ơn ban Tổ chức đã cho chúng em có cơ hội để được cùng bày cỗ Trung thu và chia sẻ niềm vui đón Tết trăng rằm cùng bè bạn trên đất Rồng thiêng trong những ngày rộn ràng mừng Thăng Long một ngàn năm tuổi này
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹
Mẫu Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp Nhất
Tham khảo ngay một số Mẫu Mâm Ngũ Quả Trung Thu Đẹp Nhất:
Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Trung Thu
Hình Ảnh Mâm Ngũ Quả Trung Thu sẽ đem lại cho bạn nhiều ý tưởng độc đáo cho mâm ngũ quả của mình.
Tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm