Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam ❤️ Danh Sách Lễ Vật Cúng ✔️ Thời gian, cách cúng và bài cúng thôi nôi cho bé trai chuẩn phong tục.
Ý Nghĩa Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Mâm cúng thôi nôi là một trong những nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là một nét đẹp truyền thống băn hoá của người Việt Nam và được mọi người gìn giữ tới ngày hôm nay. Cách cúng thôi nôi miền Nam và 2 miền còn lại có những nét tương đồng nhưng cũng có chút khác biệt theo phong tục.
Sau khi sinh, thôi nôi là một nghi lễ quan trọng. Đây là lễ cúng mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người và là một thành viên mới trong xã hội, mà còn là sự khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.
Tuy đâu là hình thức mang tín ngưỡng của dân gian đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng tới con người không chỉ biết tới hiện tại và tương lại, mà còn nhận rõ truyền thống văn hoá mang đậm bản tính bản sắc của gia đình và xã hội. Đồng thời, lễ thôi nôi còn thể hiện những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa sau này.
Có Nên Làm Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Cúng thôi nôi cụ thể là lễ cúng tạ ơn 12 bà mụ và bà mụ chúa (13 bà), nhưng có quan niệm lại cho rằng cúng thôi nôi là cúng 12 bà mụ và 3 đức ông. Tới nay cũng chưa có tài liệu chính thức nào khằng định vấn đề này mà chủ yếu dựa vào lời dạy của những bậc cao tuổi là chính.
Cúng tạ bà mụ không phải chỉ dịp thôi nôi (tròn 12 tháng tuổi) mà người ta vẫn cúng vào dịp đầy tháng (tròn 1 tháng tuổi hay còn gọi là cúng đầy tháng). Cúng căn (hay còn gọi là cúng đốt) khi bé tròn các mốc 3, 6, 9 tuổi. Như vậy có thể thấy rằng lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, cúng căn, cúng đốt thực ra đều là cúng tạ ơn các bà mụ đã tạo ra đứa trẻ và phù hộ cho đứa trẻ được mạnh khỏe và bình an, trong lễ cúng này cũng là dịp để cầu xin các bà mụ tiếp tục che trở và phù hộ cho bé trong những ngày tháng tiếp theo.
Ở Miền Nam các bà Mụ được thờ cúng ở một số đền chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn, chùa Biên Hòa, chùa Phước Tường Thủ Đức. Ở Bình Dương thì có chùa Thuận Thiên (trước đây là Thuận Thiên Cung)
Bên cạnh mâm cúng thôi nôi bé trai, mời bạn theo dõi thêm cách chuẩn bị 🔥Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Gái🔥
Mâm Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Trong thành phần lễ vật mâm cúng thôi nôi bao gồm các lễ vật có trong đời sống bình thường nên việc chuẩn bị không có gì là khó khăn. Cho nên việc chuẩn bị cũng hết sức đơn giản, bạn và gia đình chỉ cần bớt chút thời gian là chuẩn bị cho lễ cúng thôi nôi cho bé tốt đẹp. Thành phần lễ vật mâm cúng thôi nôi bé gái miền nam và bé trai như sau:
- Trái cây (mâm ngũ quả)
- Hoa cát tường/ đồng tiền
- Nhang hương trầm
- Đèn cầy
- Gạo hũ trắng
- Muối hũ trắng
- Giấy cúng thôi nôi cơ bản
- Bộ 13 đôi hài và váy áo 3D
- Trà khô
- Rượu nếp
- Nước chai
- Trầu têm cánh phượng (12 phần nhỏ và 1 phần lớn)
- Chè trôi nước (bé gái)
- Chè đậu trắng (bé trai)
- Xôi gấc
- Bánh kẹo
- Gà luộc
- Heo quay miếng hay nguyên con (tùy gia chủ)
- Bánh hỏi
Lý giải ý nghĩa và vai trò của 🍃Đũa Hoa Cúng Mụ🍃 trong lễ đầy tháng trẻ
Lễ Vật Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Kết hợp cúng tạ ơn các bà Mụ thì còn có lễ cúng để tạ ơn gia tiên đã phù hộ cho bé và gia đình. Thành phần lễ vật có trong mâm cúng gia tiên thôi nôi bé trai miền Nam như sau:
- Xôi là món đầu tiên cần phải có. Tượng trưng cho lời thỉnh cầu của gia chủ mong vạn sự đầy đặn, vuông tròn.
- Đĩa gà luộc là một loại thịt dễ kiếm, thể hiện sự oai phong.
- Bát canh rau hay canh măng
- Nem rán tượng trưng cho sự trọn vẹn, đủ đầy của thập cẩm.
- Các món rau xào đem lại sự tươi mát, thanh lọc trước những món khác.
- Sau khi đã lên danh sách các lễ vật món cúng thì bạn và gia đình chuẩn bị thêm bài cúng để khấn thôi nôi cho bé để lúc làm lễ cúng diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn.
Danh sách những lễ vật 🍁Vàng Mã Cúng Ông Táo🍁 trong mâm cúng
Mâm Cỗ Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam, có một trò chơi khá hay trong ngày lễ thôi nôi của bé chính là bốc đồ đoán công việc tương lai. Gọi là trò chơi vì thực chất đây chỉ là phần làm cho vui chứ không mang ý nghĩa quan trọng gì cả. Bởi ngày nay công việc chân chính lương thiện có rất rất nhiều.
Nếu bạn nghĩ dựa vào món đồ bé bốc để đoán nghề thì hoàn toàn không có khả năng chút nào cả. Nếu trong ngày lễ thôi nôi bạn cần thêm phần vui vẻ bên cạnh gia đình người thân có thể chuẩn bị thêm một chiếc mâm hoặc rổ và bỏ chút đồ chơi tượng trưng cho nghề nghiệp để bé lựa chọn. Ví dụ như máy tính bỏ túi, tiền, gương lược, chuột máy tính…
Có thể bạn đang tìm kiếm cách chuẩn bị 💫Vàng Mã Cúng Giao Thừa💫 ngày Tết
Thời Gian Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Giờ cúng thôi nôi thường vào buổi sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra giờ tốt cho buổi thôi nôi cũng được xem xét tuỳ vào tuổi của bé:
- Nếu bé tuổi tý thì giờ cúng tốt là giờ ngọ (từ 11 tới 13 giờ trưa)
- Nếu bé tuổi sửu thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi dần thì giờ cúng tốt là giờ sửu và giờ mùi (từ 1 tới 3 giờ sáng và 13 đến 15 giờ trưa )
- Nếu bé tuổi mão thì giờ cúng tốt là giờ thìn và giờ tuất (từ 7 tới 9 giờ sáng và 19 tới 21 giờ tối)
- Nếu bé tuổi thìn thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 23 giờ tối)
- Nếu bé tuổi tị thì giờ cúng tốt là giờ dậu (từ 17 tới 19 giờ tối)
- Nếu bé tuổi ngọ thì giờ cúng tốt là giờ thân (từ 15 tới 17 giờ chiều)
- Nếu bé tuổi mùi thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi thân thì giờ cúng tốt là giờ mão (từ 5 đến 7 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi dậu thì giờ cúng tốt là giờ dần (từ 3 tới 5 giờ sáng)
- Nếu bé tuổi tuất thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 13 giờ khuya)
- Nếu bé tuổi hợi thì giờ cúng tốt là giờ tỵ (từ 9 tới 11 giờ sáng)
Tuy nhiên thì những khung giờ trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, các bậc cha mẹ có thể chọn giờ thích hợp với mỗi gia đình để tiến hành nghi lễ thôi nôi cho bé.
Gợi ý bài viết về cách 🌼Lễ Vật Cúng Động Thổ Xây Nhà, Công Trình🌼 chính xác nhất
Cách Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Khi đã chuẩn bị xong mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam, bố mẹ chuyển sang các bước của cách như sau:
- Đầu tiên là gia đình chuẩn bị các thành phần trong lễ vật cơ bản cần thiết.
- Chuẩn bị nội dung bài cúng thôi nôi với bé trai như trên.
- Chuẩn bị không gian cúng.
- Thắp hương nhang, đèn cầy để mời các bà Mụ Đức ông và gia tiên.
- Đứng nghiêm trang quần áo chỉnh tề đọc nội dung bài văn khấn.
- Đọc xong thì vái lạy đợi nhang cháy.
- Sau đó thực hiện nghi thức chọn nghề cho tương lai của trẻ. Cha mẹ sẽ bày những vật dụng phù hợp trong mâm hoặc trên bàn các vật dụng như: gương, lược, viết, tập sách, nắm xôi, tiền vàng, kéo, đất… cho trẻ bốc
- Hương nhang cháy hết thì đến cảm tạ lễ mang hóa vàng.
Tiết lộ những 📍Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới📍 theo quan niệm người Việt
Bài Cúng Thôi Nôi Bé Trai Miền Nam
Chia sẻ đến bạn nội dung bài cúng thôi nôi bé trai miền Nam được sử dụng phổ biến nhất.
Nam mô A Di Đà Phật! 3 lần
Chúng con xin kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa và thập nhị chư vị Tiên Nương. Cùng các vị thần linh và gia tiên.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……là ngày lành tháng tốt trong năm
Vợ chồng con là …… sinh được con( gái,trai) đặt tên là …… Chúng con ngụ tại ……
Nay chọn ngày lành tháng tốt, nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ lễ vật cúng dâng bày lên trước án, kính dâng trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn các ngài đã phù hộ cho con sinh ra cháu, tên …….. sinh ngày ……… được mẹ tròn, con vuông.
Chúng con xin cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần, gia tiên giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, đã vuốt ve che chở cho cháu. Phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng. Gia đình chúng con được các ngài phù hộ phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật! 3 lần
Mâm cúng thôi nôi bé trai miền Nam có thể chuẩn bị lễ vật cơ bản hoặc cầu kỳ hơn đều được. Và bố mẹ đừng quên thực hiện theo các bước để không phạm phải điều kiêng kỵ khi làm lễ cho trẻ nhé.