Mâm Cơm Cúng Gia Tiên: Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên ❤️️ Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp ✅ Hướng Dẫn Làm Mâm Cơm Đơn Giản Mà Vẫn Đầy Đủ Thể Hiện Lòng Thành Kính Của Bạn.

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Phải Có Gì

Để thể hiện tình cảm, lòng hiếu kính, sự thành tâm cầu mong điều may mắn bình an cho năm mới đến, mâm cơm cúng gia tiên cũng được quan tâm rất nhiều. Vậy Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Phải Có Gì dâng lên?

Mỗi năm vào dịp tết đến mọi người thường tổ chức đoàn viên ăn mừng năm mới chia tay năm cũ. Cũng là thời điểm các gia đình chuẩn bị mâm lễ mâm cơm cúng tạ ơn tưởng nhớ người đã khuất bóng. Phong tục cúng gia tiên là tín ngưỡng mang tính cổ truyền. Bày tỏ lòng biết ơn, thể hiện tấm lòng ghi nhớ nguồn cội. Trong mỗi dịp đến lại thấy hình ảnh mâm cúng gia tiên như một yếu tố không thể thiếu của tín ngưỡng này.

Mâm cơm cúng gia tiên là một mâm lễ vật được dâng lên bàn thờ cúng gia tiên. Thành kính với nén hương như một lời mời gọi ông bà về hưởng và chứng kiến cho tấm lòng của thế hệ con cháu. Việc cúng giỗ ông bà luôn là một nét văn hóa của người Việt. Nó được truyền từ đời này sang đời khác. Mọi người ai cũng không được quên và không thể quên những ngày này.

Bên cạnh đó cũng là dịp để con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau. Giúp gắn kết tình cảm gia đình. Để mâm cúng được trọn vẹn và luôn được chu đáo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau sẽ chuẩn bị những món ăn gì.

Vậy nên nếu nhà bạn không có đủ điều kiện thì không cần ép buộc kinh tế để sắp một mâm cỗ thật to. Mà bạn chỉ cần một mâm cỗ có cơm và 5 bát con sạch nếu nhà bạn là thứ, 7 chiếc bát sạch nếu nhà bạn là trưởng. Ngoài ra còn thêm xôi, gà luộc, canh và tùy theo mỗi gia đình khác nhau mà thêm những món khác nhau.

Cùng với Mâm Cơm Cúng Gia Tiên, gửi tặng bạn 💕 Bài Cúng Phật Tại Nhà 💕 Cách Cúng, Lễ Vật

Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Gồm Những Món Gì

Đã từ lâu, trong quan niệm thờ cúng của ông cha ta đã xuất hiện những nghi thức thờ và những đối tượng thờ rất phong phú và khác biệt. Tuy nhiên, đối với mỗi gia đình tại Việt Nam, trừ những người theo Đạo thì trong nhà không thể thiếu bát hương thờ gia tiên. Dưới đây là Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Gồm Những Món Gì để bạn tham khảo.

Là mâm lễ với thành ý tưởng nhớ, biết ơn là chính nên những mâm thức ăn để dâng lễ cúng gia tiên có rất nhiều dịp trong năm. Kể đến đầu tiên là Tết Nguyên Đán, còn có những ngày như Tết Hàn Thực, hay các ngày rằm trong tháng. Đặc biệt là trong ngày rằm tháng 7 theo Phật giáo thì đây là ngày Vu Lan báo hiếu. Các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng chay cùng hoa quả bánh kẹo…

Không chỉ vào dịp tết, trong những dịp như động thổ, lên nhà mới, ngày cưới hay ngày giỗ. Gia đình cũng có một mâm cơm cúng được bày biện thịnh soạn với thẻ hương cắm bên cạnh. Theo quan niệm nào hay trong trường hợp nào, ý nghĩa của mâm lễ cúng gia tiên. Vẫn đề cao tính nhân văn, nhớ ơn tạc nghĩa của con người Việt Nam.

Một mâm lễ dâng cúng gia tiên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, không bắt buộc phải là những món cao lương mỹ vị mà chủ yếu ở tấm lòng mà người sắp lễ muốn thể hiện. Thông thường là ngoài những món sau, món ăn trong mâm cơm cúng còn rất đa dạng. Và phụ thuộc vào phong tục từng vùng miền nữa nhé!

  • Canh khổ qua, canh mọc ngũ sắc, canh hầm củ quả chay
  • Giò chả, giăm bông, thịt xông khói, nem chua, giò thủ
  • Gà luộc, thịt heo quay, thịt heo luộc, thịt trứng kho tàu
  • Nem rán, rau củ xào hoặc luộc, dưa món
  • Bánh chưng, bánh tét, bánh giò, xôi, chè

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cúng Đầy Tháng Bé Trai Miền Nam 🍀 Bài Cúng, Lễ Vật Chuẩn

Cách Làm Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Đơn Giản

Về việc chuẩn bị mâm cỗ, mỗi miền Bắc, Trung, Nam sẽ có cách bày trí khác nhau sao cho phù hợp với văn hóa mỗi miền. Tham khảo ngay Cách Làm Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Đơn Giản theo truyền thống mỗi vùng miền dưới đây.

Ở miền Bắc, một mâm cúng gia tiên truyền thống thường gồm những món sau: Bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông, nem rán, đĩa xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà), canh măng, chè kho, dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, canh miến. Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi, trầu cau, trà rượu, gạo muối.

Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.

Mâm cúng gia tiên ở miền Trung thường gồm: bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.

Mâm cúng gia tiên miền Nam gồm các món: bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, nem rán, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Đồ Cúng Thôi Nôi 🌟

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Chiều 30 Tết

Gác lại mọi lo toan bộn bề, vào ngày 30 Tết, mỗi gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, rồi quây quần bên nhau, tiễn năm cũ đi và đón năm mới đến. Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Chiều 30 Tết là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt.

Đây là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc sau khi đã tiễn ông về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây cũng là dịp để mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết, sum họp cùng con cháu. Bữa cơm tất niên chính là thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt, để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng năm mới với tràn đầy sự hy vọng về những điều hanh thông, tốt đẹp.

Bữa cơm ngày cuối năm cũng được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có những đặc trưng riêng. Thông thường, một mâm cúng tất niên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn). Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới, còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.

Trước đây, mâm cỗ tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho). Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại.

SCR.VN tặng bạn 💧 Đũa Hoa Cúng Mụ 💧 Hình Ảnh, Cách Làm Đũa Cúng Đầy Tháng

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Đêm Giao Thừa

Thông thường, lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ngoài trời. Vì thế, bạn cần lưu ý để chuẩn bị Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Đêm Giao Thừa cho đúng nhé.

Lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.

  • Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.
  • Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà

Chưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm các bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước. Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Mời bạn đọc nhiều hơn 🔥 Vàng Mã Cúng Ông Táo 🔥 Danh Sách Vàng Mã Đầy Đủ Nhất

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Tết

Theo tín ngưỡng người Việt, 3 mùng đầu tiên của năm mới được xem là ba ngày quan trọng, có ảnh hưởng đến cả năm. Và việc chuẩn bị Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Tết cũng đòi hỏi sự am hiểu nhất định về phong tục tập quán.

Theo quan niệm của ông bà ta, mâm cơm cúng ngày mùng 1 sẽ không thể thiếu những thứ sau đây: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay tùy tâm gia chủ nhưng món ăn ngày Tết phải được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.

Nếu ngày mùng 1 là cúng để mời ông bà gia tiên thì mâm cúng ngày mùng 2 là để tỏ lòng biết ơn với thần linh. Người Việt Nam tin rằng, việc bày tỏ lòng thành kính đối với bậc bề trên là vô cùng quan trọng vì sẽ giúp mọi người được thần linh phù hộ cả năm để tai qua nạn khỏi và làm ăn phát đạt.

Mùng 3 là mùng cuối cùng của Tết Nguyên Đán. Cúng mùng 3 còn được gọi là cúng hóa vàng hay cúng tiễn chân gia tiên sau 3 ngày Tết đầm ấm ở cùng con cháu. Có rất nhiều gia đình xem trọng tục cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu của những ngày suôn sẻ, hanh thông.

Mâm cúng ngày mùng 3 thường sẽ đơn giản hơn, nhưng nhất định không thể thiếu những món sau đây:

  • Một mâm cỗ mặn tùy nhà mà có bánh chưng, gà luộc, thịt luộc, nem rán, giò chả, canh, thịt kho, rượu,…
  • Tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít để cúng cho ông bà lấy may đầu năm.
  • Mâm ngũ quả và hoa tươi.
  • Nhang đèn.
  • Bánh kẹo, mứt.
  • Trầu cau, thuốc lá.
  • 2 cây mía (Theo dân gian quan niệm cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể sử dụng để gánh các đồ cúng về trời).

Không có món ăn nào là bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng mùng 1, bởi tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi gia đình. Mọi người nên “tuỳ tiền biện lễ” và quan trọng nhất là cái tâm, khả năng bao nhiêu bày lễ bấy nhiêu miễn là có tấm lòng thành.

Bên cạnh Mâm Cơm Cúng Gia Tiên, mời bạn đón đọc 🌜 Vàng Mã Cúng Giao Thừa 🌜 Đầy Đủ Nhất.

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên, được coi là điểm khởi đầu cho một năm mới chính vì vậy mà người Việt rất xem trọng và chú ý Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng Giêng để cầu cho một năm tốt lành. Dưới đây là những hướng dẫn để bạn thực hiện một Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Rằm Tháng Giêng chu đáo nhất.

Ngày rằm tháng Giêng (15 tháng 1 Âm lịch) còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, thường được tổ chức cúng lễ vào đêm 14 hoặc ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Ý nghĩa chung nhất của ngày rằm này đó chính là để các thành viên trong gia đình sum vầy, đoàn viên. Ngoài ra, ngày rằm tháng Giêng cũng là dịp để con cháu nhớ đến ông bà, tổ tiên, cùng tỏ lòng thành kính, biết ơn trước các bậc bề trên.

Lễ mặn cúng gia tiên Rằm tháng Giêng:

Cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”, dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Đối với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một vài món ăn mặn.

Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng tròn 10 món để tạo thành mâm cơm đầy đủ, tươm tất. 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm: Thịt gà trống luộc, giò chả, nem, rau xào, dưa hành, xôi hoặc bánh chưng, ngoài ra có thêm nước chấm.

Lễ chay cúng gia tiên Rằm tháng Giêng:

Nhiều gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm hoặc có ban thờ Phật sẽ thường sắm lễ cúng chay để cầu mong sự may mắn, an lành. Mâm cúng chay rằm tháng Giêng thường sẽ có các lễ vật như sau:

Một đĩa hoa quả cúng rằm tháng Giêng, một đĩa xôi hoặc chè, một mâm cơm cúng chay với các món ăn chay quen thuộc truyền thống và một bình hoa tươi.

Lưu ý, màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Dùng cơm chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lễ Vật Cúng Động Thổ 🌹 Bài Cúng Chuẩn

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Cưới

Lễ gia tiên là một nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong lễ hỏi của người Việt Nam. Đây là nghi thức văn hóa, báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc con cháu đi lấy chồng hoặc đón cô dâu mới về nhà và được coi như lễ ra mắt của cô dâu chú rể đối gia đình hai bên. Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Cưới tuy đơn giản nhưng cũng phải được chuẩn bị đúng và đầy đủ.

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những cách sắp xếp và trang trí bàn thờ gia tiên khác nhau nhưng nhìn chung, một bàn lễ gia tiên ngày cưới cần phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, bàn lễ có thể được phủ vải đỏ, treo chữ hỷ hay câu đối về ngày cưới để thêm phần trang trọng nhưng cần có đủ: lư đồng, bát nhang, trà, nhang thơm…

Miền Bắc: Bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình, trước buổi lễ cần dọn dẹp sạch sẽ, có thể phủ thêm vải đỏ và câu đối. Trên bàn thờ phải có một mâm ngũ quả, có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa tươi – thường là hoa lay ơn, một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu, thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.

Miền Trung: Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản, không cầu kỳ với quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”. Thường bàn lễ gia tiên được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, mâm lễ cúng sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như nhiều nơi.

Miền Nam: Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng quan trọng, yếu tố thẩm mỹ và lễ nghi đều được đặt lên cao. Bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, treo chữ hỷ và câu đối, cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ, bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể bỏ trống, bày sẵn mâm ngũ quả… hoặc cầu kỳ hơn, có thể đặt mâm trái cây hình long phụng để bàn thờ thêm đẹp mắt.

Gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng

Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Về Nhà Mới

Khi dọn về nhà mới, không thể thiếu một Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Về Nhà Mới, cúng những vị thần cai quản trong nhà mới để cuộc sống luôn sung túc, ấm no.

Cúng nhà mới hay còn gọi là lễ nhập trạch là nghi thức vô cùng quan trọng, thể hiện lòng thành kính bằng mâm cơm đủ đầy và lễ vật để ra mắt thần thánh trong nhà mới. Tuy không yêu cầu phải quá cầu kỳ nhưng mâm cơm cúng gia tiên, thần linh khi về nhà mới cũng cần phải đầy đủ những lễ vật quan trọng không thể thiếu. Chuẩn bị lễ vật làm mâm cơm cúng nhà mới gồm có 3 mâm:

Mâm trái cây

Khi sắm sửa trái cây để cúng nhà mới nên mua ít nhất 5 loại, bày biện theo số lẻ. Khi chọn trái cây, nên chọn những trái chín và không nẫu, thối. Gia chủ nên rửa sạch, để ráo nước trước khi bày lên ban thờ để mâm cúng được sạch sẽ.

Mâm nhang đen, hương hoa

Chuẩn bị một loại hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc hay hoa ly để cắm vào lọ theo số bông lẻ. Ngoài ra, mâm cúng cũng không thể thiếu 3 cây nhang, 2 cây nến nhỏ đặt 2 bên và cau trầu đã têm. Vàng mã, muối gạo và 3 chén nước đầy cũng là những lễ vật cần phải có khi chuẩn bị mâm cúng.

Mâm cơm cúng nhà mới

Tùy vào gia chủ ăn chay hay không mà có thể chọn cúng mâm cơm chay hoặc cơm mặn. Với mâm cơm mặn, cần phải có đủ bộ 3 miếng: thịt heo luộc, tôm luộc và hột vịt luộc. Gà đem cúng nhà mới phải để nguyên con, 1 đĩa xôi, các món chiên, xào khác nếu có. Và không thể thiếu 3 chén rượu cùng với 3 điếu thuốc lá. Với mâm cơ chay, bạn có thể chuẩn bị 4-5 món tùy vào khả năng của gia đình, có thể chọn một vài món đơn giản nhưng không kém phần trang trọng như nem chay, rau củ xào, canh nấm, xôi,…

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn

Viết một bình luận