Thuyết Minh Về Huế ❤️️32+ Bài Giới Thiệu Thành Phố Huế Hay ✅ Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Địa Danh, Cảnh Đẹp Nổi Tiếng Ở Vùng Đất Cố Đô.
Viết Một Đoạn Văn Giới Thiệu Về Huế – Bài 1
Viết Một Đoạn Văn Thuyết Minh Giới Thiệu Về Huế là một chủ đề rất thường hay gặp trong các đề ôn tập văn.
Theo như được biết Huế là một thành trực thuộc trung ương của tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam. Huế nằm ở tọa lạc sông Hương, phía nam giáp với Hà Nội cách 668km, phía Bắc thì cách Hồ Chí Minh khoảng 1039km, phía Bắc thì giáp với Đà Nẵng 105km.
Huế nằm ngay dãy núi Trường Sơn, thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ vào những tháng mưa thì thường hay bị ngập lụt bởi độ cao trung bình 3-4m so với mực nước biển. Với đồng bằng tương đối bằng phẳng và xen kẽ vào đó là những đồi núi đẹp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh,… Điều này đã thúc đẩy phần phát triển du lịch Huế rất tốt.
Nơi đây có khí hậu khắc nghiệt với sự thay đổi khác nhau tùy vào từng khu vực của tỉnh. Thành phố Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 còn mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 tuy nhiên vào tháng 10 thì đây được gọi là mùa lũ ở Huế.
Nhiệt độ ở Huế cũng tương ứng theo hai mùa vào mùa khô nhiệt độ từ 35 đến 40 độ C vào mùa mưa nhiệt độ khoảng 20 độ C và có thể thấp nhất là 9 độ C phụ thuộc theo địa hình. Nên thông thường vào những tháng vào mùa khô Huế luôn là một địa điểm hút đươc nhiều du khách và có nhiều chương trình lễ hội diễn ra.
Nói đến Huế thì chắc hẳn ai cũng nghĩ đến nét đẹp văn hóa dân tộc của nước ta. Đến với thành phố Huế chúng ta như nằm trọn trong những âm tiết nhẹ nhàng. Với sự phát triển không ngừng Huế dần dần trở thành nơi thơ mộng lãng mạn được nhiều người biết đến.
Có thể nói kiến trúc ở Huế vô cùng đa dạng và phong phú: kiến trúc hiện đại, kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian,… Hầu hết những kiến trúc ở Huế đều là những di tích lịch sử văn hóa từ Triều Nguyễn xây dựng. Độc đáo nhất ở các kiến trúc ở Huế đều chủ yếu là nhà rường xứ Huế, các trụ nhà đều được làm từ gỗ cùng với những nét điêu khắc vô cùng tỉ mỉ.
Nhắc đến Huế chắc chắn một điều rằng đặc sắc chính của trang phục truyền thống Việt Nam là áo dài. Đây cũng chính là nét độc đáo của Huế được rất nhiều du khách từ nước ngoài lẫn trong nước quan tâm rất nhiều. Lấy nguồn cảm hứng từ Paris các nhà thiết kế đã thiết kế lại áo dài ngũ thân trở thành trang phục hiện đại ngày nay.
Ca Huế đây là một thể loại âm nhạc truyền thống ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Với sự kết hợp giữa ca và đàn đã tạo nên những bản nhạc giản dị, gần gũi với đời sống. Sự tinh tế của ca và đàn làm cho Ca Huế trở nên đặc biệt hơn, nhưng ca Huế lại mang nét địa phương từ giọng nói, giọng ca của người Huế là chiếc cầu nối giữa nhã nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Nói đến nét đẹp cố đô thì chắc hẳn rằng Huế chính là nơi hội tụ những nét đẹp đặc trưng mang đậm nét cố đô từ những yếu tố thiên nhiên cho đến kiến trúc. Tất cả vẻ đẹp của Huế đều được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Giới Thiệu Về Thành Phố Huế Đặc Sắc – Bài 2
Bài Thuyết Minh Giới Thiệu Về Thành Phố Huế Đặc Sắc được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm đến sau đây.
Huế là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và triều Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Thành phố nằm cách thủ đô Hà Nội 668 km về phía nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1039 km về phía bắc và cách Đà Nẵng 95 km về phía bắc.
Nằm gần dãy núi Trường Sơn, khu vực thành phố Huế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng 3 – 4 m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên Dãy Trường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuy trong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Đồi Vọng Cảnh…
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại… Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Một loại hình kiến trúc dân gian độc đáo ở Huế là nhà rường xứ Huế, với những cột, kèo chống hoàn toàn làm từ gỗ, với những nét chạm trổ, vào mộng cực kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện còn khoảng trên dưới 100 nhà rường như thế (chỉ tính riêng nhà ở gia đình, không bào gồm đình làng, nhà thờ họ…) ở thành phố Huế và các huyện, thị xã có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có nhà gần 200 năm.
Có hai loại lễ hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về “lễ” hơn “hội”.
Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật… còn được tổ chức và thu hút đông người xem.
Chia sẻ Bài 🌿 Thuyết Minh Về Đại Nội Huế ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Huế Hay – Bài 3
Bài Thuyết Minh Về Huế Hay sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Thành phố Huế từ lâu đã trở thành một địa danh quen thuộc đối với người việt nam và bạn bè thế giới. Nơi đây phong cảnh không những hữu tình mà con người cũng hết sức hồn hậu. Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính vừa nên thơ vừa hết sức mạnh mẽ. Ai một lần đến Huế sẽ mãi nhớ về vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của xứ sở này.
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lị của Thừa Thiên – Huế. Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang.
Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Huế là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kĩ thuật, đào tạo,…
Trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng.
Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lị của Thừa Thiên – Huế. Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang.
Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Huế là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kĩ thuật, đào tạo,…
Trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…
Thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế.
Đọc Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Cố Đô Huế ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Giới Thiệu Về Huế Ngắn Gọn – Bài 4
Bài Văn Thuyết Minh Giới Thiệu Về Huế Ngắn Gọn để chia sẻ đến bạn đọc để có cái nhìn tổng quát về tiềm năng du lịch ở nơi đây.
Huế là một trong những vùng đất du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách nhất Việt Nam bởi nền văn hóa cố đô lâu đời, giàu giá trị lịch sử, có nhiều nét đẹp về văn hóa nghệ thuật như nhã nhạc cung đình Huế, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, cùng ẩm thực đặc sắc.
Thành phố Huế nằm ở khu vực miền Trung, xung quanh tiếp giáp nhiều tỉnh, thành phố nổi bật như Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, giao thông thuận tiện, du khách từ Bắc hay Nam đều có thể dễ dàng di chuyển đến du lịch ở Huế.
Trong số các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Huế, đây là những địa điểm du lịch Huế du khách nhất định phải đến 1 lần:
Đại nội Huế là địa điểm du lịch Huế hội tụ các nét đẹp kiến trúc đỉnh cao của thời đại phong kiến nhà Nguyễn, được xây dựng cách đây hàng trăm năm với diện tích vô cùng đồ sộ, có hơn 100 công trình kiến trúc lộng lẫy như: Ngọ Môn, Cung Diên Thọ, Tử Cấm Thành, Điện Thái Hòa được bố trí hài hòa, hợp lý.
Nhắc đến địa điểm du lịch Huế với công trình kiến trúc đặc sắc sẽ không thể bỏ qua lăng tẩm Huế, có lăng tẩm 7 vị vua nhà Nguyễn ở Huế gồm: Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Khải Định.
Mỗi lăng tẩm này đều được riêng một vị vua chọn vị trí, kiến trúc nên có những nét kiến trúc rất đặc biệt, như lăng Tự Đức thì mang vẻ thơ mộng, lăng Minh Mạng mang nét đẹp uy nghiêm, lăng Khải Định có kiến trúc vô cùng tinh xảo, lăng Gia Long có không gian tĩnh mịch, lăng Dục Đức có phần đơn giản nhưng vẫn rất thu hút, lăng Thiệu Trị cho cảm nhận thanh bình, lăng Đồng Khánh mang nét đẹp hài hòa.
Đồi Vọng Cảnh – điểm đến ngắm trọn vẻ đẹp xứ Huế. Đây là địa điểm du lịch thành phố Huế cho du khách không gian ngắm trọn phong cảnh nên thơ của thành phố. Đồi Vọng Cảnh có không gian trong lành, lãng mạn và khung cảnh thanh bình, xưa thường được các vị vua nhà Nguyễn chọn làm điểm dừng chân nghỉ ngơi và vãn cảnh, hiện nay cũng là điểm đến du lịch lý tưởng cho nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Núi Ngự Bình là địa điểm du lịch bụi ở Huế cực hấp dẫn, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nổi bật với rừng thông xanh ngát, cho du khách thỏa thích ngắm nhìn núi đồi bao la, tận hưởng không gian thoáng mát, yên tĩnh của núi rừng, đồng thời chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của sông Hương thơ mộng. Đây cũng là điểm dã ngoại quen thuộc của các vị vua từ thời Nguyễn.
Gợi Ý Bài 🌿 Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá ❤️️15 Bài Hay Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Huế Ấn Tượng – Bài 5
Tham khảo bài thuyết minh Giới Thiệu Về Du Lịch Huế Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Giới thiệu về Huế biết bao nhiêu cho đủ để lột tả được hết nét trầm lắng, dịu dàng và bình yên của mảnh đất này. Đặt chân đến đây ta như sững lại trước sự lặng lẽ, nên thơ cực ấn tượng. Sức hút của thành phố sông Hương không nằm ở sự sôi động, náo nhiệt mà gây thiện cảm bởi vẻ đẹp thanh bình, yên ả, không ồn ào mà sâu lắng đi vào lòng người. Giờ đây, Huế đang từng ngày vươn mình mạnh mẽ để khẳng định sức mạnh của một thành phố năng động, trẻ trung, giàu tiềm năng du lịch không thua kém bất cứ địa phương nào.
Tĩnh lặng, mộng mơ, đậm chất thi ca là những mỹ từ để giới thiếu về Huế. Hiện nay, thành phố này là một trong ba vùng du lịch lớn của cả nước, có bề dày lịch sử văn hóa lâu năm. Đây là nơi bảo tồn, phát triển nhiều danh lam thắng cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận.
Huế ngày nay cũng được mệnh danh là thành phố Festival của cả nước. Tính từ 2000, Festival đã được tổ chức 9 lần với quy mô hoành tráng cùng với những conpect độc đáo. Kết hợp với nhiều yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” Huế đã và đang trở thành thánh địa du lịch. Đây cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp Việt Nam.
Huế nằm trong khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết chia thành 4 mùa: Mùa xuân ấm áp, mùa hè oi nóng, mùa thu dịu nhẹ và mùa đông lạnh rét. Xét theo đặc điểm của từng muà thì mùa du lịch đẹp nhất tại đây kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết lúc này vô cùng dễ chịu, ôn hòa. Tạo điều kiện để bạn đi khám phá khắp mọi nơi.
Nếu đang lên kế hoạch đến đây vào một ngày không xa thì hãy khám phá một trong những danh thắng cực nổi tiếng sau nhé.
Kinh thành là một trong những địa điểm du lịch Huế rất quan trọng. Đây là công trình kiến trúc quan trọng bậc nhất gắn liền với lịch sử triều Nguyễn. Trong quá khứ, đây chính là nơi ở, nơi sinh hoạt, là trung tâm hành chính, chính trị vua Nguyễn và các hoàng gia, thê thiếp. Cho đến nay, Kinh thành Huế vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc, cung điện nguy nga, các đền đài có giá trị văn hoá đặc biệt như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Duyệt Thị Đường, Kỳ Đài, Bao Vinh.
Một trong số đó đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đến nơi đây, ta như được sống lại một thời lịch sử hào hùng đã qua đi. Không gian cổ kính, vẻ đẹp trang trọng lộng lẫy của Kinh thành Huế là một trong những điểm hút đặc biệt các du khách khi đến tham quan xứ Huế.
Người ta nói, nếu đến Huế mà chưa ghé thăm chùa Thiên Mụ thì coi như chưa đặt chân đến vùng đất này. Đây được xem là công trình kiến trúc độc đáo và là ngôi chùa linh thiêng nhất xứ sở mộng mơ. Ngôi chùa này có tuổi đời hơn 400 năm trải qua quãng thời gian biết bao thăng trầm của biến cố lịch sử. Giờ đây, địa danh này được xem như là biểu tượng đặc trưng của thành phố Huế.
Chùa Thiên Mụ hiện đang tọa lạc trên đồi Hà Khê, làng An Ninh Thượng, P. Kim Long,TP. Huế. Nhìn từ trên cao, ngôi chùa hiện lên lên như một con rùa khổng lồ khoe dáng yểu điệu xuống dòng sống Hương. Xung quang chùa được bao bọc bởi các dãy tường đá xây hai vòng.
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc tại huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 30 km về phía nam.
Từ xa, Thiền Viện hiện lên với phong cảnh non nước hữu tình làm choáng ngợp vô số du khách. Sắc xanh của núi rừng, của bầu trời xanh cùng mặt sông nước trong vắt như tấm gương phản chiếu mọi tuyệt tác của thiên nhiên. Đứng chiêm ngưỡng nó ta như đang nhìn một bức tranh sơn thuỷ đẹp mê hồn.
Giới thiệu về Huế mà không nhắc đến sông Hương thì quả thật là một thiếu sót vô cùng lớn. Không sai khi nói rằng, con sông này chính là “linh hồn” của xứ Huế. Hiện lên giữa thành phố mộng mơ, sông Hương như dải lụa dịu dàng chảy xuôi dẫn du khách đến những miệt vườn, nơi có thảm cỏ, vườn hoa rực rỡ. Hay rẽ vào sông Bạch Yến để phiêu du cùng gió, cùng mây, chìm đắm trong thế giới của hoa thơm quả ngọt.
Trong quá khứ, con sông hiền hoà này đã từng là nguồn cảm hứng của biết bao lời thơ, bản nhạc. Du ngoạn trên sông Hương sẽ mang đến những cảm xúc bồi hồi khi ngồi thuyền ngắm cảnh và lắng nge những điệu ca Huế. Giây phút phải rời xa nơi đây, trong lòng mỗi du khách đều cảm nhận được sự vấn vướng khó nói thành lời.
Giới Thiệu Bài 🌿 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Trình Về Cố Đô Huế Sinh Động – Bài 6
Cùng tham khảo bài văn Thuyết Trình Về Cố Đô Huế Sinh Động được SCR.VN chọn lọc sau đây.
Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.
Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.
Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Đại Nội Huế Ngắn Hay – Bài 7
Bài thuyết minh Giới Thiệu Về Đại Nội Huế Ngắn Hay giúp các em có thêm nhiều tài liệu ôn tập và rèn luyện kĩ năng viết của mình.
Nhắc đến Kinh thành Huế, ta lại nghĩ ngay đến bốn yếu tố góp phần quan trọng trong việc bảo vệ kinh thành: núi Ngự Bình (che chắn kinh thành tránh những luồng khí độc), dòng sông Hương thơ mộng, Cồn Hến (làm Tả Thanh Long) và Cồn Dã Viên (làm Hữu Bạch Hổ) trên sông Hương theo thế rồng chầu hổ phục.
Được xây dựng với diện tích khoảng 520 ha, chu vi 10km, cao 6,6m và dày 21m, Kinh thành Huế xây dựng được chia làm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành (tính từ ngoài vào trong).
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn hiểu rõ về Hoàng thành và Tử Cấm Thành hay còn gọi chung là Đại Nội Huế. Đại Nội Huế trước đây là trung tâm chính trị, hành chính của hoàng gia và cũng là nơi ăn ở của nhà vua. Hoàng thành là vòng thành thứ hai của Kinh thành Huế với hơn 147 công trình với diện tích chừng 38 ha. Hoàng thành được xây bằng gạch cao khoảng 4m và dày hơn 1m. Bên ngoài được bao bọc bởi hệ thống hồ Kim Thủy.
Bên trong Hoàng thành bao gồm các khu vực trọng yếu: Khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực dành để thờ cúng, nơi dành cho Hoàng thái hậu (mẹ của vua), nơi để các hoàng tử, công chúa học tập, thư giãn, Phủ Nội Vụ,…được xây dựng theo một nguyên tắc chặt chẽ, nghiêm minh “Tả nam hữu nữ”, “Tả võ hữu vô”, “Tả chiêu hữu mục”.
Hoàng thành được xây dựng với bốn cửa chính: cửa Hiển Nhơn (nằm ở phía Đông, dành cho nam giới và quan lại ra vào), cửa Chương Đức ( nằm ở phía Tây, dành cho Hoàng Quý Phi và các tỳ nữ), cửa Hòa Bình (ở phía Bắc) và cửa Ngọ Môn (ở phía Nam).
Trong bốn cửa ra vào của Hoàng thành thì cửa Ngọ Môn là cửa chính dành cho vua và đoàn tùy tùng hầu hạ theo sau ra vào. Vốn dĩ trước đây, Nam Khuyết Đài là nơi dành cho vua nhưng dưới thời của vua Minh Mạng năm 1833 đã cho xây dựng lại và đổi tên là Ngọ Môn.
Ngọ là giờ Ngọ (tính theo giờ hồi xưa) là lúc mặt trời lên cao nhất ( ví như vua). Ngọ Môn là chỉ hướng Nam – hướng tốt lành, tràn đầy sinh khí và thuận lợi, thiên hạ thái bình. Cửa Ngọ Môn đươc xây dựng với kiến trúc khá phức tạp bao gồm phần nền đài phía dưới và phần lầu bên trên.
Phần nền đài phía dưới được xây theo dạng hình chữ U bằng đá và gạch, cạnh đáy khoảng 56m, cao chừng 5m. Hình chữ U dài tới 27m có tổng cộng ba cửa ra vào. Cửa chính giữa đặt tên là Ngọ Môn dành cho vua ra vào và hai cửa hai bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn quan võ theo hầu.
Phần lầu phía trên hay còn gọi là lầu Ngũ Phụng là một trong những công trình có kiến trúc đẹp nhất trong Hoàng thành. Dựa theo kiến trúc của cửa Ngọ Môn, lầu Ngũ Phụng được xây dựng theo hình chữ U gồm hai tầng lầu và hai tầng mái.
Được xây dựng trên độ cao 1,14m, lầu Ngũ Phụng có khung lầu được dựng trên 100 cây gỗ lim như tượng trưng cho bách tính người dân trong thiên hạ.
Tại đây, cửa Ngọ Môn được xem là bộ mặt của Quốc gia và là nơi diễn ra các lễ hội như: lễ Truyền Lô, lễ Ban Sóc (nhà vua phát lịch hàng năm cho năm mới), lễ Tiếp xứ thần các nước ( trong đó có Trung Quốc), lễ Duyệt Binh…
Dưới sự cai trị hơn 143 năm của vương triều nhà Nguyễn, cửa Ngọ Môn như là nhân chứng chứng kiến những năm tháng thăng trầm của đất nước và cũng chính nơi đây, ngày 30 tháng 8 năm 1945 vua Bảo Đại đã thoái vị, trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam. Tại đây, ông đã từng nói:
“Trẫm thà làm dân cho một nước tự do còn hơn làm vua cho một nước nô lệ”
Phía sau Ngọ Môn là cầu Trung Đạo, qua sân Đại Triều là đến Điện Thái Hòa. Điện Thái Hòa là nơi thiết triều và tổ chức các cuộc đại lễ dựng trên nền hình chữ nhật cao hơn mặt đất phía ngoài sân khoảng hai mét rưỡi và được trang trí hình rồng vờn mây.
Đến với Điện Thái Hòa , du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc vô cùng độc đáo của nơi đây như tiền điện nằm ở phía trước cao hơn 10m, gồm 7 gian chính; bờ mái và bờ nóc được trang trí bằng hình rồng; chính giữa nóc điện gắn hình trang trí hình bầu rượu bằng pháp lam; đồ nội thất trong điện được trang trí theo lối nhất thi-nhất họa…
.Điện Thái Hòa tuy đã nhiều lần được trùng tu những tới ngày hôm nay nó vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên đầu của vương triều nhà Nguyễn. Trong Hoàng thành, ở phía sau Điện Thái Hòa là Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành là khu vực quan trọng nhất được xây theo dạng hình vuông, mỗi cạnh khoảng 300m, vòng thành cao chừng 3,5m. Bên trong Tử Cấm Thành được cho xây dựng hơn 50 công trình kiến trúc khác nhau như Điện Cần Chánh, Điện Càn Thánh ( nơi vua ở), cung Khôn Thái, Thượng Thiện Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung), nơi dành cho vua đọc sách,….
Đến với Đại Nội Huế, du khách còn có thể đi qua tham quan lăng của chín trong 13 vị vua chúa của triều Nguyễn, trong đó có lăng của vua Gia Long ( vị vua triều Nguyễn đầu tiên).
Là một cụm di tích quần thể của Cố Đô Huế, Đại Nội Huế vẫn giữ được khá nguyên vẹn những công trình kiến trúc thời xưa của vị vua chúa nhà Nguyễn. Là một trong những di sản chứa đựng nhiều giá trị tượng trưng cho trí tuệ và tâm hồn của thời phong kiến, Cố Đô Huế đến ngày nay đã được Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế trùng tu, khôi phục được 132 công trình, hạng mục.
Đặc biệt, khi đến nơi đây, du khách không chỉ tận mắt chứng kiến thành quả trí tuệ của đời nhà Nguyễn mà còn được hòa nhập, tham gia các lễ hội đặc trưng, tái hiện các nghi thức của cung đình như Đêm hoàng cung, lễ đổi gác ( bắt đầu từ 9h-9h30), biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế,…rất sôi nổi và vô cùng độc đáo như khiến cho bạn quay trở về với thời kỳ nhà Nguyễn với bức tranh lễ hội hoàng cung rực rỡ, sáng lung linh khiến người phải thích thú và cũng không kém phần ấm cúng giữa chốn đông người tham gia.
Là cụm quần thể di tích Cố Đô Huế được công nhận là di sản văn hóa Thế giới từ năm 1993 đã thu hút hàng nghìn khắp du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Mỗi khi đi đâu về đâu, chỉ cần nhắc đến Huế, ta lại nhớ đến Cố Đô Huế – tiêu biểu hơn là Đại Nội Huế – một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo và tuyệt vời.
Những vẻ đẹp văn hóa, những công trình kiến trúc cổ xưa, những nghi thức cung đình,.. tất cả đều được lưu giữ tại nơi đây.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Festival Huế – Bài 8
Thuyết Minh Về Festival Huế là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống.
“Thanh minh trong tiết tháng ba”, đến hẹn lại lên, du khách nhộn nhịp đổ về Huế thưởng lãm một Festival văn hóa – nghệ thuật đặc sắc.
Dễ nhận ra, Festival Huế những lần sau quy mô vẫn hoành tráng, và phong phú, hấp dẫn về nội dung, nghệ thuật. Đó là yêu cầu bắt buộc để khẳng định giá trị thương hiệu, để Festival Huế luôn luôn mới, đủ sức hấp dẫn, mời gọi bạn bè gần – xa trở lại Huế lần 2, rồi lần 3…
Các chương trình nghệ thuật của Việt Nam xuất xứ từ nhiều vùng miền, nhiều địa danh lịch sử. Từ nền văn minh sông Hồng đến vùng văn hóa sông nước – châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Giai điệu Tây Bắc réo rắt hòa quyện với âm vang cồng chiêng – vũ điệu Tây Nguyên, vũ điệu Champa… Âm sắc Việt, âm sắc cung đình, tinh hoa văn hóa Huế làm nổi bật lên bản sắc văn hóa Việt là giai điệu chủ của Fesstival.
Đối tác chiến lược tổ chức Festival Huế trước – sau vẫn là nước Pháp. Còn nhớ, Chủ tịch Thượng Nghị viện Cộng hòa Pháp, ông Christian Poncelet, đã đến dự Festival Huế lần thứ nhứ nhất vào năm 2000. Trong cuộc gặp gỡ báo chí ông Christian Poncelet nhấn mạnh: Festival Huế 2000 cần được phát huy để Huế là nơi gặp gỡ, giao lưu của nhiều nền văn minh, là nhịp cầu nối văn hóa phương Đông và phương Tây.
Festival là một dịp để giới thiệu văn hóa Việt Nam, văn hóa Pháp với công chúng Việt Nam và công chúng nước ngoài. Festival sẽ biến Huế thành thủ đô văn hóa của Việt Nam, của Đông Nam Á.
Hơn 20 năm trước đó, lần đầu tiên từ Hà Nội vào thăm Huế, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: “Sau ngày đất nước thống nhất may ra còn có Huế để đối ngoại về văn hóa”.
Nhờ vị thế của văn hóa Huế và tầm văn hóa của Festival Huế, càng về sau, bên cạnh nước chủ nhà, các đoàn nghệ thuật đến từ các châu lục tăng dần đều. Từ Festival Huế 2002 đã có sự tham dự của nhiều nước ASEAN và 3 nước Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Các kỳ tiếp theo có thêm Ấn Độ, Mông Cổ, Nga, Anh, Rumani, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel. Rồi nước Úc từ Châu Đại Dương cực nam địa cầu. Bên kia bờ Thái Bình Dương dần dần có thêm Achentina, Mehico, Panama, Hoa Kỳ.
Bên cạnh các đoàn nghệ thuật của nước chủ nhà, sự góp mặt của nhiều đoàn nghệ thuật đến từ nhiều nước trên thế giới, lần sau số lượng các đoàn nghệ thuật đăng ký tham gia nhiều hơn lần trước, từ Festival 2010 có đủ đại diện của cả 5 châu lục khẳng định Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, là nơi hội ngộ của nhiều nền văn hóa.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Ca Huế Trên Sông Hương – Bài 9
Thuyết Minh Về Ca Huế Trên Sông Hương là tài liệu tham khảo hữu ích để các bạn có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức hay về loại hình nghệ thuật đặc biệt này.
Nếu ai đã một lần ghé Huế đi dạo trên cầu Tràng Tiền, về đêm sẽ có cơ hội dạo thuyền nghe ca Huế. Giữa một trời mây nước bồng bềnh, chơi vơi một tiếng hò ai ngân, ai hát khiến lòng du khách giữa đêm thanh tịnh càng cảm thấy mình được siêu thoát, được thăng hoa, được chắp cánh bay tới vầng trăng kia…
Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy, khoan thai, dàn trải, ngọt ngào như tâm hồn người xứ Huế, những điệu lý bay bổng, mượt mà như lý con sáo, lý hoài xuân, lý tình tang. Bên cạnh dòng âm nhạc dân gian, Huế còn một dòng ca nhạc cung đình trang trọng như giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, yên nhạc.
Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian kết hợp với ca nhạc cung đinh, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Nằm giữa hai dòng nhạc đó, ca Huế có những đặc trưng riêng với chất trữ tình sâu lắng làm sao động lòng người, chất chứa đủ bao niềm hỷ, nộ, ái, ố như cuộc đời người bản xứ cố đô. Người ta đến với ca Huế là để được đắm chìm trong cảm giác xao xuyến, buồn, vui đến lạ kỳ.
Bước chân xuống mạn thuyền Rồng, trong không gian tĩnh mịch giữa trời, mây, sông, nước để cảm nhận hơn nữa cái chất Huế qua những âm điệu trầm bổng, du dương của giọng hát những ca công Huế hòa quyện với tiếng réo rắt của dàn nhạc đủ cả đàn bầu, đàn tranh, đan nguyệt sáo, xênh, phách… bản hòa tấu gồm 4 nhạc khúc Lưu thủy, Kim tiên, Xuân phong, Long hổ đã mờ đầu cho một đêm ca Huế.
Hầu hết những thú vui của người Huế đều gắn bó với dòng Huơng Giang nơi cội nguồn nảy sinh và hội tụ của bao trò vui nơi đất cố đô này. Đua thuyên, ngủ đò, thả thơ, ca Huế… đều diễn ra trên sông. Sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm dịu dàng nhưng không kém phần hứng khởi. Thú đi nghe ca Huế là một món ăn tinh thần quý giá, một thú vui tao nhã mà bất cứ một du khách nào tới Huế có chút lòng với Huế cũng đều muốn có dip được thưởng thức.
Ca Huế bao gồm cả hai yếu tố ca Huế và đàn Huế được dựa trên một hệ thống các thể điệu của trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc nằm trên hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam. Những nhạc khí thuộc về điệu Bắc mang âm sắc tươi vui, sang trọng và các ca khúc thuộc ví điệu Nam nghe man mác, buồn thương. Cũng có những bàn nhạc vừa mang âm hưởng của điệu Bắc, vừa pha phách điệu Nam như bài Tứ Đại Cảnh rất nổi tiếng mà nhiều ý kiến cho là tác phẩm của vua Tự Đức (1848 – 1883).
Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Để tham dự một chương trình ca Huế ngắn trên sông Hương, du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng mà các vua chúa xua hay ngự, trong khoang thuyền, đàn nguyệt, tỳ ba nhị, đàn tam, xênh… Các nhạc công, ca công đều là những nam thanh, nữ tú còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài có từ thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát giữa thế kỷ XVIII.
Ca Huế là một môn nghệ thuật độc đáo bời vì không phải ai ca cũng đúng giọng điệu, mà muôn nghe ca Huế chuẩn, hay thì người biểu diễn phải là người Huế. Ca Huế chỉ dành cho người Huế ca, như quan họ Bắc Ninh chi dành cho người Kinh Bắc. Một sắc thái của riêng Huế của ca nhạc Huế “không nơi nào có được”.
Đón Đọc Bài ⏩ Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế – Bài 10
Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế, cùng đón đọc bài văn giới thiệu về chùa Thiên Mụ nổi tiếng sau đây.
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.
Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am (thờ cúng) nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch.
Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.
Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907. Vua Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.
Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh).
Sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác (dựng từ thời Triệu Trị lui về phía trong có hai lầu hình lục giác – một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan m, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.
Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thẳng cảnh, và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.
Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Huế – Bài 11
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Huế, cùng đón đọc bài văn hay giới thiệu về Cố Đô Huế nổi tiếng sau đây.
Trong đó, không thể không kể đến quần thể di tích Cố Đô Huế nằm ở bộ phận bờ bắc con sông Hương xinh đẹp thuộc địa phận của thành phố Huế và nằm rải rác một vài vùng lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cố Đô Huế có một chiều dài lịch sử hình thành lâu đời, đây từng là nơi ngự trị cai quản của 9 đời nhà chúa Nguyễn ở đàng trong ở thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh”. Nhắc đến quá trình tạo hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất thiêng liêng này, không ai có thể quên được chúa tiên Nguyễn Hoàng, người đã có công trong việc mở mang bờ cõi nước nhà, tạo sự thịnh vượng và tiền đề vững chắc phát triển triều Nguyễn lâu dài.
Quần thể di tích Cố Đô Huế được nhà Nguyễn chủ trương khởi công xây dựng vào khoảng từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Nó được chính thức bắt đầu xây dựng nên từ năm 1805 và trải dài 27 năm nó được hoàn thành mỹ mãn vào dưới triều của nhà vua Minh Mạng. Cố Đô Huế là một công trình thiết kế và xây dựng kết hợp theo hai phong cách vừa pha một chút phương tây vừa một chút phương đông tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt đỉnh.
Quần thể di tích Cố Đô Huế xinh đẹp này là sự góp phần của các công trình tiêu biểu như Tử Cấm Thành, các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền… Nằm dọc phía bờ bắc của con sông Hương êm ả là hệ thống kiến trúc quy mô, đồ sộ của chúa Nguyễn: Tử Cấm Thành, Hoàng Thành Huế và Kinh Thành Huế, nó vẫn kiên cường sừng sững giữa bao biến động của thời gian trải dài từ Tây sang Đông hùng vĩ.
Kinh Thành Huế là nơi đầu tiên được vua Gia Long khảo sát vào năm 1803, và sau 2 năm thì nó được chính thức khởi công xây dựng dưới sự giám sát của nhà Nguyễn. Đây là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu, phía tây giáp giáp đường Lê Duẩn, phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo.
Phía bên trong của kinh thành cũng có vị trí vô cùng thuận lợi được giới hạn theo bản đồ gồm:phía tây là đường Tôn Thất Hiệp, phía đông là đường Xuân 68, phía nam là đường Ông Ích Khiêm và phía bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến. Kinh thành Huế được thiết kế theo phong cách độc đáo kiến trúc Vauban, gồm 3 vòng thành bao quanh chặt chẽ kinh thành, hoàng thành, Tử Cấm Thành.
Trong chiều dài lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay có lẽ Kinh Thành Huế được coi là công trình có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất, với cấu tạo gồm hàng triệu mét khối đất đá cấu thành kéo dài dưới hai triều vua trong vòng 30 năm khởi công xây dựng. Trong kinh dịch ghi “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, bởi kinh thành Huế hay Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều được quy hoạch bên bờ bắc của sông Hương và được xây dựng xoay mặt về phía Nam.
Bên trong kinh thành là khu vực Hoàng Thành là nơi bàn chính sư của vua chúa triều đình và cũng là nơi ở của Hoàng gia, thờ tự tổ tiên. Hoàng Thành có tất cả 4 cửa được phân bổ đều ở cả 4 mặt, Ngọ Môn là cửa chính của nó. Năm 1804, Hoàng Thành được khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh cho mãi đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng thì hệ thống cung điện quy mô tráng lệ này mới được hoàn tất.
Đa số mọi người thường gọi Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội vì đây vừa là nơi thiết triều mà còn là khu vực miếu thờ. Nằm ở phía bên trong Hoàng Thành và cũng là vòng thành phía trong cùng được gọi tên Tử Cấm Thành, nó còn bao gồm rất nhiều các công trình quy mô từ nhỏ đến lớn khác nhau và được phân chia ở nhiều khu vực riêng lẻ làm nhiệm vụ khác nhau.
Đại nội hay còn được biết đến là một nơi bất khả xâm phạm, tuyệt mật tuyệt đối của vua chúa, không ai được phép đặt chân vào nếu không có sự cho phép của vua. Nằm ở phía tây của kinh thành dọc theo bờ sông Hương êm ả là hệ thống lăng mộ uy nghi của vua triều Nguyễn. Mỗi một lăng mộ tượng trưng cho sĩ khí, hành trình cuộc đời của các vị vua.
Nếu lăng Minh Mạng mang trong nó sự hùng mạnh, uy nghi, tráng lệ giữa rừng núi hồ ao, thì lăng Tự Đức lại mang trong mình sự thoáng đãng, thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên cứ tưởng chừng như một bức họa sơn thủy trong lành. Với chiều dài lịch sử hùng hồn vẻ vang, cùng với bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hữu tình, từ lâu Huế đã và đang trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn đối với cả du khách trong nước và ngoài nước.
Đặc biệt lễ hội Festival Huế là nơi khơi dậy và làm sống lại những giá trị văn hóa của Huế thông qua nhiều chương trình lễ hội đặc sắc, là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình tinh tế.
Quần thể di tích Cố Đô Huế là một biểu tượng văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn là thế giới, đánh dấu mốc son quan trọng trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi của nước nhà.
Đến đây, khách du lịch không chỉ được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc lộng lẫy, uy nghi mà còn bị thu hút, ấn tượng bởi giọng nói ngọt ngào của các cô gái Huế, những bài thơ bài ca đã đi vào lòng người xao xuyến biết bao. Và mãi cho đến ngày hôm nay, Cố Đô Huế vẫn mãi trường kỳ theo thời gian, sánh vai với các kỳ quan trên thế giới, xứng đáng là biểu tượng tự hào của người dân Việt Nam trên khắp đất nước.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Thuyết Minh Về Đặc Sản Huế – Bài 12
Đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Đặc Sản Huế được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Ẩm thực Huế luôn khiến cho người ta nhớ mãi nhờ hương vị và cách chế biến độc đáo, mang đậm nét tinh hoa văn hóa dân tộc. Khác với những vùng miền khác, đặc sản Huế có vị đậm đà, vị cay nồng của người miền Trung nhưng lại có sự hấp dẫn đến lạ. Nếu có cơ hội đến Huế, bạn không nên bỏ qua những món ăn sau đây:
Cơm hến – đặc sản mang đậm phong vị xứ Huế. Cơm hến tuy không phải là món ăn quá đặc biệt và có thể tìm thấy ở nhiều nơi nhưng ở Huế, món ăn này lại trở thành đặc sản nhờ hương vị khác biệt. Cơm hến được làm từ cơm trắng nấu chín để nguội, sau đó cho thêm hến, tóp mỡ, mắm ruốc cùng một số gia vị, ăn kèm với rau sống, bắp chuối, giá đỗ và ít thân khoai môn trắng thái nhỏ.
Huế không chỉ có bún bò mà bún hến cũng là một trong các món đặc sản Huế nhất định phải thử. Tô bún hến Huế được nêm nêm gia vị khá đậm đà, phần thịt hến dai ngọt, ăn kèm với rau sống và lạc. Nhưng ngon nhất và làm nên hương vị của món ăn này phải kể đến phần nước dùng có vị ngọt từ hến và chút cay cay của ớt xanh đặc trưng xứ Huế.
Nhắc đến đặc sản Huế chắc chắn không thể bỏ qua món bún bò Huế trứ danh mang hương vị đậm đà, cay nhẹ đặc trưng của người miền trung mà chẳng có được ở nơi đâu. Một bát bún bò Huế đầy đủ thường có thịt bò, huyết, móng giò, chả bò và chả cua, đặc biệt sợi bún phải là loại to, dày chứ không phải bún sợi nhỏ như ở miền bắc hay nam.
Bánh nậm có thể vừa coi là món ăn vặt mà cũng có thể là món chính. Bánh phải được gói bằng lá dong, nổi trên nền bột trắng đục là chút tôm thịt băm nhỏ đã được chế biến đậm đà, thơm ngon. Bạn có thể ăn kèm bánh với nước chấm chua ngọt, thêm một chút ớt xanh là đúng chuẩn hương vị Huế.
Nhắc đến huế mà bỏ qua món chè thì quả là thiếu sót bởi đây là món đặc sản làm nên tinh hoa ẩm thực xứ Huế. Ở Huế có hàng trăm loại chè, mỗi loại đều có hương vị khác nhau và được chế biến khá cầu kỳ như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen, chè sương sa hột lựu, chè thịt quay, chè môn sáp vàng, chè bông cau,…
Bánh canh Nam Phổ – đặc sản Huế ăn một lần nhớ mãi. Đây là một món đặc sản lâu đời ở Huế, có nguồn gốc từ làng Nam Phổ (huyện Phú Vang). Bánh canh Nam Phổ gồm có sợi bánh canh bột gạo và bột lọc, được chế biến theo tỉ lệ tạo nên độ mềm dai khi ăn, màu đỏ hồng của tôm, điểm xuyết màu xanh của hành lá quyện cùng nước súp sền sệt, ăn kèm chả và một số nhân khác tạo nên một bát đầy đặn chất lượng.
Bánh bèo là món ăn phổ biến ở nhiều nơi nhưng ít ai biết được nguồn góc của món bánh này lại xuất phát từ xứ Huế. Khác với các loại bánh khác, phần bột của bánh bèo khá mềm, mịn, được đặt ở trong chén nhỏ, bên trên rắc hành phi, tôm thịt khô xé nhỏ, tóp mỡ và ăn kèm với mắm chua ngọt rưới lên.
Bánh bột lọc không phải là một loại bánh quá xa lạ nhưng ở Huế, đây được xem là một món ăn đặc sản Huế nhất định phải thử. Ở đây, bánh bột lọc được chia thành hai loại: được bọc trong lá chuối hoặc để trần. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo có độ mềm dẻo, nhân có thịt, tôm băm nhỏ và ăn kèm với nước mắm chua ngọt.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Thuyết Minh Về Bún Bò Huế – Bài 13
Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, một món ăn đặc sản nổi tiếng làm xao xuyến du khách khi đến thưởng thức.
Thành phố Huế từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của đền đài, lăng tẩm. Đến với mảnh đất cố đô, du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc lối vào một xứ sở của thời xa xưa. Không chỉ có những công trình nguy nga, cố đô Huế còn “níu chân” du khách bởi nền ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc.
Nhắc tới ẩm thực xứ Huế mà không nhắc đến bún bò Huế thì quả là một điều thiếu sót. Món ăn vang danh ba miền và trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Đây chính là một trong những niềm tự hào của người dân vùng đất kinh kỳ.
Bún bò Huế có nguồn gốc ban đầu là một món ăn trong cung đình Huế xưa. Giờ đây, nó đã trở thành một món ăn dân dã của người dân vùng đất cố đô. Thời gian trôi qua, nguyên liệu và cách chế biến bún bò Huế có thể thay đổi nhưng nó vẫn luôn hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Huế: cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc sắc.
Nguyên liệu chính để nấu bún bò là thịt bắp bò, giò heo, thịt bò, chả, tiết để tạo màu đỏ đặc trưng cho nước dùng. Cũng giống như các món bún khác, nước lèo chính là “linh hồn” của bún bò Huế. Để nấu được nước dùng ngon, người nấu phải biết cách phối hợp một cách tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc – gia vị góp phần tạo nên nét đặc trưng của bún bò Huế, sả tươi và ớt đỏ.
Với những nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay chế biến tài tình, tinh tế của người Huế đã tạo nên một món ăn mang hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Lại nhắc đến đặc trưng của ẩm thực Huế không thể không nhắc đến vị cay. Tô bún bò Huế đỏ rực màu ớt, cay đến chảy nước mắt nhưng ai cũng phải xuýt xoa vì ngon vô cùng.
Để trung hòa vị béo, vị cay của tô bún bò Huế, người ta thường ăn kèm với rau sống, giá, rau húng và chút hoa chuối… Tô bún bò mới múc ra nóng hổi nghi ngút khói, thực khách vội vắt miếng chanh, thả tý ớt rồi ăn xì xụp. Có thể nói, một tô bún bò Huế đã hội tụ mọi tinh hoa của ẩm thực: chua, cay, thơm, ngọt, béo.
Món bún bò Huế còn được Tổ chức Kỷ lục Châu Á bình trọn là 1 trong 12 món ăn Việt Nam đạt giá trị “ẩm thực Châu Á”.
SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Chè Huế – Bài 14
Thuyết Minh Về Chè Huế, cùng tham khảo ngay bài văn sau đây để hiểu hơn về những loại chè đặc sản này nhé!
Nếu Hà Nội có 36 phố phường thì Huế lại gây ấn tượng với thực đơn chè 36 món. Hương vị đậm đà thanh tao của các loại chè từ sang trọng tới bình dân khiến du khách nếm thử một lần sẽ lưu luyến khôn nguôi. Đã một lần đặt chân đến Huế mà chưa được thưởng thức một món chè Huế thì kết thúc chuyến đi của bạn sẽ vô cùng hối tiếc đấy nhé!
Chè Huế độc đáo và đa dạng theo hai phong cách là dân dã và cung đình. Những món chè Huế mang phong cách sang trọng có thể kế tới như chè sen, chè kê, chè thịt heo quay, chè long nhãn, chè bột lọc bọc sen, chè đậu ngự… chè mang tính dân dã có chè bắp, chè đậu ván, đậu đỏ, đậu xanh, chè khoai môn, chè bột lọc bọc đậu phụng,.. Mỗi món chè đều mang trong mình một hương vị rất riêng mà nếu đã ăn qua một lần bạn sẽ không thể nào quên được.
Mùa hè du lịch Huế đúng vào mùa sen, mùa nhãn để được ăn chén chè hạt sen thơm lừng, vị ngọt thanh tao, đã ăn rồi là nhớ mãi, không thể nào quên.
Nguyên liệu của món ăn chỉ gồm hạt sen, nhãn, đường phèn và nước. Sen để nấu chè phải là sen tươi, hái ở hồ Tịnh Tâm. Sự khác biệt trong chất, vị của sen Tịnh Tâm chính là ở vị dịu mát thanh tao, mềm nhưng không bở, bùi bùi thơm thơm. Nhãn để làm chè cũng phải là nhãn Huế. Không giống như những loại nhãn khác, nhãn Huế quả nhỏ, ngọt nhưng không hắc; cùi dày vừa phải, ráo nước, không quá giòn mà cũng chẳng quá dai.
Thử một chút nước cảm ngay vị ngọt thanh thanh của đường phèn. Nếm một quả nhãn bọc hạt sen thấy ngay vị ngọt giòn của nhãn, vị thanh mát của sen.
Hầu như ai đến Huế cũng đều ăn chè. Trong số rất nhiều lựa chọn, có lẽ ấn tượng nhất vẫn là chè bột lọc heo quay, vừa mặn vừa ngọt, vừa nóng vừa lạnh mang nét riêng của ẩm thực cố đô.
Nguyên liệu để làm món chè độc đáo này gồm có bột lọc, thịt heo quay, đường phèn, đường cát, gừng và lạc. Giờ đây, chè bột lọc heo quay là món ăn được khách du lịch tìm thưởng thức khi đến Huế. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng yêu thích món này ngay từ đầu, bởi sự pha trộn mặn ngọt, thịt và bột, tạo nên hương vị lạ. Vị thanh ngọt của đường kết hợp với béo ngậy, mằn mặn của heo quay trong miếng bột lọc dẻo dai, thoảng nhẹ hương gừng.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Nhật – Bài 15
Tham khảo bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Nhật để cùng chia sẻ đến các bạn bè quốc tế.
フエはトゥアティエンフエの真下にある都市です。これは、文化、政治、健康、教育、観光、科学など、多くの面で中部ベトナムの中心です…
香水川と連邦王朝が残した遺産により、フエはフエ市としても知られています。土地と呼ばれます。または詩の国は、そのロマンスと詩的な美しさのためにベトナムの詩と音楽で多く言及されている都市の1つです。ユネスコによって認められた5つのタイトルがあります:フエ記念碑の複合体(1993)、フエコートミュージック(2003)、グエン王朝のウッドブロック(2009)、グエン王朝の世界(2014)、フエ王宮建築に掲載されたシステム詩(2016) 。
フエはベトナムの首都であり、グエン王朝(1802-1945)の下で封建的なベトナムの首都です。
Tạm dịch
Huế là thành phố trực thuộc Thừa Thiên – Huế. Đây là trung tâm của miền Trung về nhiều mặt như văn hóa, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học …
Với sông Hương và những di sản để lại của các triều đại phong kiến, Huế còn được gọi là xứ sở hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc đến nhiều trong thơ ca và nhạc họa Việt Nam vì sự lãng mạn và thơ mộng. Thành phố đã có 5 danh hiệu được UNESCO công nhận: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Thế giới triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ đăng trên kiến trúc cung đình Huế ( 2016).
Huế là một đô thị quốc gia của Việt Nam và là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Nguyễn (1802-1945).
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Phú Thọ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay
Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Hàn – Bài 16
Một số thông tin thú vị thuyết minh Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Hàn ấn tượng được chia sẻ qua bài văn sau đây.
顺化是一座古城。它是一座诗意的城市,位于越南中部的香水河畔。来到顺化,你可以感受到宁静。顺化以香水河、拥有宁静空间的古老宫殿、神圣的天母宝塔、横跨香水河的长天桥而闻名。
此外,您可以参加顺化的许多节庆活动,品尝当地的许多特色菜肴。尤其是可以坐在香江上的龙舟上,赏景,听顺化皇家音乐。您可以进入香水河,在夜间欣赏顺化的奇幻美景。
Tạm dịch
Huế là một thành phố cổ. Đó là một thành phố thơ mộng và nằm ở miền Trung Việt Nam bên bờ sông Hương. Đến với Huế bạn có thể cảm nhận được sự yên tĩnh. Huế nổi tiếng với sông Hương, cố cung với không gian thanh bình, chùa Thiên Mụ linh thiêng, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia nhiều lễ hội ở Huế và thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của nơi đây. Đặc biệt quý khách có thể ngồi thuyền Rồng trên sông Hương, thưởng ngoạn phong cảnh và nghe nhã nhạc cung đình Huế. Bạn có thể thả mình xuống sông Hương và thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền ảo của Huế về đêm.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Huế Bằng Tiếng Anh – Bài 17
Thuyết Minh Về Huế Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể trau dồi thêm vốn từ vựng của mình tốt hơn.
Hue is a city which is filled mostly by trees, so the weather here is very cool, fresh and quiet. However, the city is not less busy and crowded than others. Each year, the city celebrates the fantastic festival to introduce the Vietnamese traditional food, flowers, trees, kite flying and Vietnamese traditional costumes.
Throughout the city, the ancient tombs, temples and gardens of age with a few hundred years old are still preserved. Hue has several tourist attractions which are very peaceful and ancient. Among these is Hue Citadel which was recognized is World Cultural Heritage by UNESCO.
Hue Citadel is one of the place where attract the most tourists every year. Besides, there are many ancient pagodas, temples… that is also known by many tourist tourists around the world. In summary, Hue is a city that has something to offer everyone. And here is certainly worth visiting and surely that Hue is one of the most ideal place to spend a holiday.
Bản dịch
Huế là thành phố chủ yếu là cây cối nên thời tiết ở đây rất mát mẻ, trong lành và yên tĩnh. Tuy nhiên, thành phố này không kém phần nhộn nhịp và đông đúc hơn những nơi khác. Mỗi năm, thành phố tổ chức lễ hội lớn để giới thiệu các món ăn truyền thống của Việt Nam, hoa, cây, thả diều và trang phục truyền thống của Việt Nam.
Khắp thành phố, những ngôi mộ cổ, đền đài, vườn tược có tuổi đời vài trăm năm vẫn được lưu giữ. Huế có một số điểm du lịch rất yên bình và cổ kính. Trong số này có Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Kinh thành Huế là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất hàng năm. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi chùa, đền cổ… cũng được nhiều du khách du lịch trên thế giới biết đến. Tóm lại, Huế là một thành phố có một cái gì đó để cung cấp cho tất cả mọi người. Và đây chắc chắn là nơi đáng để ghé thăm và chắc chắn rằng Huế là một trong những nơi lý tưởng nhất để dành một kỳ nghỉ.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới