Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang ❤️️ 31+ Mẫu ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
Dàn Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang
Mẫu Dàn Bài Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang giúp các em triển khai bài văn hấp dẫn và logic nhất.
- Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh ở Tiền Giang.
- Thân bài:
- Giới thiệu nguồn gốc lịch sử, vị trí địa lí của danh lam thắng cảnh đó.
- Giới thiệu về những cảnh sắc thiên nhiên, con người nơi danh lam thắng cảnh đó.
- Giới thiệu về những nét đặc biệt, thu hút du khách của danh lam thắng cảnh đó (lễ hội, văn hóa, bản sắc,…)
- Tiềm năng phát triển du lịch và tương lai của danh lam thắng cảnh .
- Kết bài: Khẳng định lại giá trị và tầm quan trọng của danh lam thắng cảnh.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Điểm 10 – Bài 1
Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hấp dẫn và đặc sắc.
Chùa Vĩnh Tràng nổi bật với kiến trúc độc đáo và ấn tượng, kết hợp giữa 2 nền văn hóa Đông Tây cùng những pho tượng Phật khổng lồ. Chùa Vĩnh Tràng (chùa Vĩnh Trường) là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều sự thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách ghi lại, từ thời vua Minh Mạng thì nơi đây chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.
Năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về trụ trì và cho khởi công xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. Qua nhiều thế hệ, chùa ngày càng rộng lớn, uy nghiêm và thu hút đông đảo du khách gần xa đến dâng hương, hành lễ. Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng là nơi lưu trú của biết bao chiến sĩ cách mạng. Dù cho địch nhiều lần tàn phá nhưng ngôi cổ tự vẫn giữ được nét kiến trúc vốn có của mình. Đến nay, nơi đây đã trở thành biểu tượng linh thiêng gắn liền với đời sống của người dân địa phương.
Chùa có diện tích 14.000 m2, dài 70m và rộng 20m. Các gian nhà được xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m và rất vững chắc. Du khách đặt chân đến đây lần đầu sẽ không khỏi ngạc nhiên khi cảm nhận được sự độc đáo và ấn tượng trong kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng.
Nét đẹp giao thoa giữa kiến trúc Á – Âu nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của người Việt. Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán Tự gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các gian nhà được xây dựng bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và rất vững chắc.
Bên trong chùa Vĩnh Tràng có nhiều bao lam được chạm trổ rất công phu và tinh tế, điển hình là bộ bao Lam Bát Tiên Kỵ Thú đặt ở gian giữa. Hệ thống các hoành phi, tượng gỗ cũng được khắc khéo léo và tinh xảo tạo nên sự vững chãi cho ngôi chùa. Bốn cột cái tại chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang đều treo long trụ. Nét đặc sắc ở đây là cách sắp xếp bố cục vô cùng độc đáo, chạm chim phượng đứng trên đầu rồng.
Phía trước chùa có 2 cổng tam quan kiểu võ vô cùng quy mô và tráng lệ, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ lầu. Canh, mục, ngư tiều và mấy câu đối cũng được cấn bằng miếng chai nổi nhiều màu sắc sặc sỡ trông rất bắt mắt. Mặt trước của tiền đường tạo cho du khách có cảm giác như đi lạc vào một ngôi chùa ở Cam-pu-chia với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và họa tiết đầy màu sắc. Tiểu xảo trong kiến trúc khá độc đáo và lạ mắt như gạch men của Nhật, bông sắt của Pháp, vòm cửa kiểu La Mã,…
Nối giữa chính điện và nhà tổ là một khoảng nhỏ có hòn non bộ. Đứng đây nhìn mặt sau của ngôi chính điện và phía trước nhà cổ du khách sẽ thấy lối kiến trúc Ro-ma với những hàng đá hoa nhiều màu sắc được trang trí trên thành nóc.
Ngoài ra, khuôn viên của chùa còn có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ lớn, lâu năm cùng một số vườn cây ăn trái. Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát cùng với không gian yên tĩnh, thanh bình nơi đây. Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng là sự kết hợp hài hòa giữa những nhà kiến trúc, điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nét chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo và thoáng vẻ vương quyền.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Tiền Giang ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Ngắn Gọn – Bài 2
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ linh hoạt.
Nếu bình chọn một khu du lịch “quốc dân” của Tiền Giang. Biển Tân Thành rất xứng đáng chiếm vị trí đầu bảng. Chẳng ai dại gì từ chối không gian biển xanh bao la. Cơ hội check-in với những đồi cát đen – đẹp – lạ cùng những bữa hải sản tươi ngon. Có biển xanh, gió mát, đồi cát trải dài cùng hải sản giá rẻ ngon “quên lối về”, biển Tân Thành Tiền Giang đang ngày một chứng minh được những nét hấp dẫn.
Biển Tân Thành là một địa điểm du lịch tại Thị xã Gò Công (Tỉnh Tiền Giang thuộc vùng Tây Nam Bộ). Cách trung tâm Tỉnh Tiền Giang khoảng 60 km., chỉ cách TP. HCM khoảng 80km. Do khoảng cách gần như vậy nên du khách có thể đi về trong ngày, rất tiện nếu bạn cần một ngày để đổi gió hoặc đơn giản là muốn thưởng thức hải sản tươi ngon.
Biển Tân Thành còn có tên gọi khác là biển Gò Công. Bãi biển này trải dài suốt 7 km của dòng sông Mê Kông. Đặc biệt tại đây có 1 đoạn hơn 300m đã được xây dựng bờ kè kiên cố.
Tuy không nổi bật như những bãi biển khác với đặc trưng biển xanh – cát trắng nhưng biển Tân Thành vẫn có những sức hút đặc biệt riêng. Hiếm có nơi đâu xuất hiện một bãi biển cát đen, hải sản tươi ngon, nơi bạn có thể trải nghiệm cào nghêu và đặc biệt rất gần với TP. HCM, dễ dàng đi về trong ngày.
Biển Tân Thành có một khung cảnh hoang sơ tuyệt vời. Ở đây cũng vắng người nên bạn sẽ rất thích không khí gần gũi với thiên nhiên như vậy. Tản bộ trên bờ biển, tận hưởng những cơn gió mát thổi lồng lộng xuyên qua mái tóc là một cảm giác dễ chịu vô cùng.
Thời điểm đẹp nhất ở đây có lẽ là lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn buông xuống. Vào sáng sớm, thả đôi chân tản bộ trên nền cát đen lạo xạo lấp lánh ánh bạc và ngắm nhìn mặt trời lên là khoảnh khắc vô cùng tuyệt vời.
Bạn cũng có thể nhìn thấy những chiếc thuyền lênh đênh trên biển hay ngắm nhìn mọi dáng vẻ đẹp nhất của biển trời Tân Thành. Tham quan nơi đây, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt lao động của người dân địa phương. Nhiều người dân sẽ tới đây miệt mài cào hến từ sáng tới xế chiều.
Tại đây cũng có một chiếc cầu tàu dài 30m dẫn ra biển, bạn có thể đi bộ trên cây cầu nhỏ này để ngắm nhìn mọi thứ xung quanh và chụp ảnh. Cây cầu này là địa điểm rất được các bạn trẻ yêu thích check in, sống ảo.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Hay – Bài 3
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Hay giúp các em có thêm nhiều gợi ý thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.
Nhắc đến Tiền Giang nhiều người nghĩ đến những miệt vườn trái cây hay những trải nghiệm hay miền sông nước. Mới đây, giới trẻ lại ‘phát sốt’ bởi một điểm check – in lên hình chuẩn như ở Ấn Độ. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, thiền viện lớn nhất tại Tiền Giang.
Tiền Giang là một trong những vùng đất có nhiều địa điểm mang đậm dấu ấn tâm linh của người dân Nam Bộ. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được coi là linh hồn của người dân vùng này. Tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, đây là ngôi chùa được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thiền viện được thiết kế tương đương giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Trong suốt quá trình xây dựng, ngôi chùa này được tạo nên bởi công sức của nhiều vị Phật tử trong chùa. Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta, khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ.
Thiền viện này có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,… với tổng diện tích hơn 47.000m vuông. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Đặc biệt nhất phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.
Đây cũng là thiền viện đẹp nổi tiếng và lớn nhất Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu một vẻ đẹp trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thiền viện có kiến trúc độc đáo, hiếm có nhất tại Việt Nam. Không chỉ vậy, nơi đây còn mang đến cảm giác thanh bình, bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng khi đến tham quan, vãn cảnh Tthiền viện xứ Tiền Giang.
Điểm nhấn nổi bật là Thiền viện mang đậm phong cách Ấn Độ có thể dễ dàng bắt gặp được ở tòa tháp chính của ngôi chùa. Lớp sơn trắng toát lên vẻ uy nghi, cộng thêm những chi tiết, hoa văn chạm khắc tinh xảo bên ngoài đã góp phần thu hút giới trẻ đến check – in, “sống ảo”.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Đặc Sắc – Bài 4
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Đặc Sắc, đón đọc bài văn giới thiệu Nhà cổ của ông ba Đức – Dấu ấn và danh tiếng của dòng họ Phan.
Những ngôi nhà lớn, cổ kính ở Cái Bè được xây dựng từ trước 1945 còn lưu lại trên phần đất Cái Bè ngày nay đều thuộc hai dòng họ: Phan, Trần. Hiện những ngôi nhà này được xem như là tài sản vô giá của gia đình nói riêng và của địa phương nói chung. Nó là dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, góp phần tô đẹp thêm cho nền văn hoá bản địa.
Có thể kể đến đầu tiên là ngôi nhà của dòng họ Phan mà ngày nay vẫn thường gọi là nhà ông Ba Đức (tức ông Phan Văn Đức – truyền nhân đời thứ 6 của ngôi nhà này). Ngôi nhà do ông Phan Văn Đặng xây dựng vào năm 1850 có lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa văn hóa Nam bộ và Pháp. Năm 1983, ông Phan Văn Cường cho sửa sang lại ngôi nhà.
Nằm trong khuôn viên rộng trên 2 ha, bao quanh ngôi nhà là một vườn cây cảnh và một vườn cây ăn trái đa chủng loại đặc sản của địa phương.
Nhình từ bên ngoài nó có hình dáng như một ngôi nhà thời thuộc địa, được cất trên nền cao 0.5m so với mặt đất, nên không bị lũ bị ngập khi mùa mưa đến. Nó trở thành ngôi nhà độc đáo, rất tinh tế về mặt kiến trúc do ngôi nhà được xây dựng cùng thời thường không có nền cao như thế.
Khi bước vào bên trong sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đồ vật được bày trí bên trong. Trong số đó có: 3 bộ tủ thờ được cẩn ốc xà cừ óng ánh (1924) đựơc bày trí theo nguyên tắc “Ðông bình – Tây quả”, trong đó bên tay phải có chiếc hộp gỗ được cẩn hình rồng bên trong có bản Sắc phong thần được vua Tự Ðức ban vào 1848 – 1860.
Chính giữa nhà có 4 cột to bằng gỗ căm xe càng làm nổi bật lên sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà. Bộ liễn được cẩn xà cừ tuyệt đẹp càng làm tô điểm thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi nhà.
Xung quanh nhà có hình 9 bức tranh tuyệt đẹp được vẽ trên 3 bức tường chính, trên mỗi bức tranh là cảnh một làng quê bình dị bên cạnh một dòng sông hữu tình. Ðược biết, 9 bức tranh này tượng trưng cho dòng sông Cửu Long hiền hóa (hình ảnh con rồng được thể hiện qua bố cục độc đáo từ dòng sông thơ mộng).
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang – Bài 5
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức hay.
Trại rắn Đồng Tâm (còn gọi là Trung tâm Nuôi trồng Nghiên cứu Chế biến Dược liệu Quân khu 9) nằm cách thành phố Mỹ Tho về phía Tây khoảng 9km, thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một trung tâm nuôi rắn lớn nhất và chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nơi đây từ lâu đã trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Được thành lập ngày 27/10/1979 trên một vùng đất đầy mìn và dây kẽm gai của Mỹ để lại, Trại rắn Đồng Tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, bảo tồn các loại rắn quý và cây con làm thuốc, chế biến thuốc y học dân tộc, cấp cứu và điều trị rắn độc cắn cho cán bộ và nhân dân trong vùng.
Trại rắn Đồng Tâm đã trở thành một trung tâm khoa học và có nhiều cống hiến trong vấn đề trị bệnh cho nhân dân nên được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1989.
Hiện nay, tổng diện tích của Trai rắn Đồng Tâm lên đến 12ha gồm khu vực nuôi các loài rắn quý như hổ mang chúa, hổ mang đất, rắn lục dồ, rắn hổ mèo…, các khu trồng dược liệu, bệnh viện điều trị rắn cắn, phòng nghiên cứu, khu bảo tồn động vật, bảo tàng rắn…
Dù bạn là người yêu rắn, dù bạn là người sợ rắn thậm chí bạn ghét rắn, thì hãy một lần đến với vương quốc này để chiêm ngưỡng thế giới tuyệt vời của loài bò sát không chân này.
Trại rắn Đồng Tâm là tên gọi quen thuộc mà người dân vẫn hay gọi, còn tên chính thức là Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, thuộc ấp Bình Đức, xã Tân Thuận, huyện Châu Thành,Tiền Giang.
Bạn chỉ việc mua vé vào trung tâm là có thể bước vào một thế giới hoàn toàn khác, thế giới của rắn. Đầu tiên đến phòng chiếu phim để được nghe giới thiệu về trung tâm nuôi rắn đặc biệt này. Trại rắn Đồng Tâm được thành lập vào năm 1979 theo sáng kiến của Trung tá Trần Văn Được. Là một người có kiến thức sâu rộng, am tường và say mê các loài rắn, Trung tá Được muốn xây dựng một trại rắn đa dạng để lấy huyết thanh kháng nọc rắn và góp phần vào việc xuất khẩu nọc rắn.
Trong không gian rộng khoảng 30ha xanh mát của những cây cổ thụ cao vút là một khu du lịch sinh thái độc đáo, hấp dẫn. Đến đây bạn như lạc vào “mê cung rùng rợn” nhưng đầy hấp dẫn, một thế giới chỉ có rắn và rắn.
Trại rắn Đồng Tâm được chia thành 3 khu vực nuôi chứa các động vật bò sát. Theo chân người hướng dẫn viên, du khách lạc bước vào một thế giới mới mẻ gây tò mò về những con vật được cho là ghê rợn, nguy hiểm.
Đầu tiên là khu nuôi rắn theo kiểu đảo hồ nước, bốn bề xây tường cao ngang ngực người lớn, có một cửa ra vào. Bên trong, đáy hồ sâu khoảng 30 – 40cm, xăm xắp nước. Giữa hồ là tiểu đảo, cỏ mọc um tùm, là nơi trú ẩn của cóc, nhái, ễnh ương… đây là nguồn thức ăn cho rắn.
Tiểu đảo có mấy chòm cây xanh cao ngang tường hồ. Trên chòm lá là những con rắn bò lúc nhúc. Thoạt nhìn ai cũng cảm thấy lo sợ lẫn chút hoang mang bởi chỉ đứng cách những chú rắn không xa. Nhưng bạn đừng lo bỡi các chuyên gia đã tính toán mọi thứ cẩn thận để rắn không thể phóng khỏi những tàn cây, vượt qua tường”.
Với cây sắt dài, một đầu có móc, người hướng dẫn viên nhẹ nhàng móc một chú rắn đưa về phía du khách để giới thiệu đặc tính sinh trưởng cùng những hoạt động tương thích của nó… Thật thích thú, vì sẽ không có bao nhiêu cơ hội bạn đến gần với loại bò sát được cho là khá nguy hiểm này.
Lần lượt đi qua các chuồng hồ, du khách dần hiểu sâu về thế giới loài rắn nào là rắn lục, rắn gáo, rắn nước, rắn ri voi, rắn ri cá… đây là những loại rắn hiền, không có độc.
Rời khu nuôi chứa rắn này là khu nuôi rắn độc, như rắn hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, rắn hổ mái gầm… Đặc biệt là rắn hổ mang chúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc “E” trong Sách Đỏ Việt Nam. Chúng được nuôi trong những chiếc chuồng riêng biệt.
Để nuôi được loài rắn dữ này là cả một kỳ công và đầy nguy hiểm. Người nuôi rắn độc khi mở cửa chuồng phải rất cẩn thận, nhẹ nhàng và chậm rãi để con rắn đang đói không phóng ra ngoài, hoặc cắn người. Chăm sóc rắn chẳng khác nào chăm sóc một đứa trẻ, người nuôi phải thường xuyên theo dõi để kịp phát hiện con nào có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời.
Trung tâm có đến vài trăm con rắn hổ chúa, một con rắn hổ chúa ăn 1,5kg rắn tạp/lần. Mỗi tuần cho ăn 2 lần. Còn rắn hổ mang chỉ ăn cóc, nhái và chuột. Vì vậy trong mùa nắng, Trung tâm phải trữ rất nhiều thức ăn thậm chỉ là cả tấn trong tủ đông để cho rắn ăn dần.
Đến với trại rắn Đồng Tâm là đến với bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, bảo tàng này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là Bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở ĐBSCL. Trong đó, đáng kể nhất là rắn hổ chúa 17 tuổi, dài 4,2m, nặng 18kg.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Ngôi Chùa Ở Tiền Giang Chi Tiết – Bài 6
Thuyết Minh Về Ngôi Chùa Ở Tiền Giang Chi Tiết, cùng đón đọc bài văn hay được SCR.VN chọn lọc sau đây.
Nếu ai đã một lần đặt chân tới Tiền Giang thưởng thức hương vị sông nước miệt vườn của cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm nhưng chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng thì chưa thể gọi là chuyến đi trọn vẹn.
Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt. Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”.
Chính vì vậy, người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á – Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Nam bộ, điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ. Từ màu sắc của các loại sành sứ, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ. Các bức thủ quyển mềm mại ghi những câu Phật hiệu bằng nét chữ điêu luyện: Trấn tịnh sơn môn, Quảng đại nguyện môn, Tịnh độ huyền môn…
Gồm có bốn hạng mục nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu), ngôi chùa có diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Riêng mặt trước của tiền đường thì được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc.
Đi vào bên trong ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong ngôi chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”.
Nhìn từ xa du khách sẽ có cảm tưởng chùa như một ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, với bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú cùng hoa văn thời phục hưng, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật. Bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.
Không gian bên trong chùa là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Chẳng hạn như giữa lòng cột cái là bộ bao lam bát tiên kỵ thú. Tác phẩm này ra đời vào khoảng năm 1907 – 1908 do những nghệ nhân tại địa phương thực hiện. So với các bộ bao lam xung quanh, bộ này có niên đại sớm hơn, nhưng đạt trình độ mỹ thuật cao hơn. Đây là một bức phù điêu hiếm có của những năm đầu thế kỷ 20, chứng tỏ nghệ thuật tạo hình ở Nam bộ phát triển khá sớm.
Bốn cột cái của chùa Vĩnh Tràng đều treo long trụ. Đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa Vĩnh Tràng đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó phần tượng chiếm đa số.
Đặc biệt, tại chùa còn có Bộ tượng mười tám vị La Hán không thua kém về mặt nghệ thuật so với tượng các vị La Hán chùa Tây Phương. 18 bức tượng này nằm ở hai bên tường chánh điện, được tạc từ gỗ mít, mỗi tượng cao khoảng 0,8m, bề ngang gối là 0,58m. Các vị La Hán đều cưỡi thú, trên tay cầm bửu bối.
Lối đặc tả của nhóm tượng này cũng mang dáng dấp riêng, rất Nam bộ, nhưng lại thành công trong việc mô tả cảm xúc đặc trưng của từng vị La Hán, chứng tỏ ngoài tay nghề, tác giả còn khá am tường giáo lý nhà Phật. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường xác định những pho tượng đẹp nhất của chùa này là do thầy trò nghệ nhân Tài Công Nguyên thực hiện khoảng đầu thế kỷ 20.
To nhất là tượng Di Đà do ông Tống Hữu Trung ở Vĩnh Long hiến cúng. Ngoài ra còn có tượng Hộ Pháp khuyến thiện trừng ác… Tất cả thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xung quanh chùa là những vườn cây cảnh trồng nhiều loại hoa thơm cỏ lạ, những hồ nước thơm ngát hương sen và những cây cổ thụ che trùm bóng mát, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, thâm nghiêm. Nổi bật giữa hoa viên là pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m). Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc. Có thể nói rằng vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và cũng chính là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của mảnh đất Tiền Giang. Ngày nay, chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.
Đón Đọc Bài ⏩ Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chùa Linh Thứu – Bài 7
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chùa Linh Thứu, được biết đây là ngôi chùa lâu đời nhất ở nơi đây.
Chùa Linh Thứu hay Sắc Tứ Linh Thứu cổ tự là một trong số các di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở Tiền Giang. Trải qua gần 300 năm xây dựng. Những giá trị nghệ thuật cùng với các triết lý, tín ngưỡng của chùa được các bậc tiền nhân sáng tạo, giữ gìn. Khiến cho chùa như một bảo tàng văn hóa, làm kích thích óc tò mò, trí tưởng tượng của khách thập phương.
Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho về hướng Tây khoảng chừng 7 km. Sắc Tứ Linh Thứu là ngôi chùa có thâm niên lớn trong số các ngôi chùa ở miền Tây. Nằm gần chợ Xoài Hột, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Chùa Linh Thứu nguyên thuở trước là Long Tuyền Tự. Tương truyền lời của các bậc kỳ lão, thì chùa được khởi thủy từ đời nhà Lê vua Cảnh Hưng. Thuở ấy, nền chùa là một khu đất hoang vu tịch mịch, cách xa làng xóm. Bọn Mục đồng theo lệ thường, mỗi ngày thả trâu đi ăn, cùng nhau hội hợp tại đây để chơi giỡn. Chúng đốn cây, kéo lá, cất một cái chòi, nắn tượng Phật mà thờ phụng. Từ đó mỗi sớm sớm chiều chiều, thường dùng cảnh chùa giả ấy làm nơi nghỉ mát vui chơi hằng ngày.
Ngày tháng trôi qua, chắc cũng có nhân duyên nên các bậc tiền đức mới lần lần nối nhau xây dựng chùa. Vào thời “Nam Bắc phân tranh”, Nguyễn Ánh lúc ấy thế còn yếu thế. Mà quân Tây sơn lại mạnh mẽ. Khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh, chúa Nguyễn đã nương nhờ vào cửa chùa. Được Hòa Thượng trụ trì chùa là Ngài Nguyễn Phước Chánh giúp đỡ.
Cảm ơn Phật lực hộ trì, đức vua tu bổ và phong cho hiệu chùa là: “Sắc Tứ Linh Thứu Cổ Tự”. Lại cũng vì nhớ công phụng sự, vua sắc phong cho ngài Nguyễn Phước Chánh hàm ân là “Mẫn Huệ Thiền Sư Đại Lão Hòa Thượng”.
Năm 1841, vua Thiệu Trị cho đổi lại tên chùa là “Linh Thứu”. Linh Thứu theo tiếng Phạn nghĩa là: “Kỳ-xà- quật”, vốn tên hòn núi mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường thuyết Pháp khi xưa. Còn dân gian thì quen gọi chùa Sắc Tứ, tức bảng vàng của nhà vua phong cho.
Trong số tất cả ngôi chùa ở Tiền Giang, có thể nói chùa Linh Thứu là nơi có phong cách kiến trúc còn nguyên vẹn nhất. Nói đúng hơn, dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo do chiến tranh tàn phá. Nhưng chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc truyền thống trang nghiêm cổ kính như ngày nào.
Đầu tiên là cổng tam quan, một hạng mục được xây dựng kiên cố nguy nga với nhiều nét phù điêu, hoa văn đắp nổi theo phong cách trang trí hoàng tộc. Các hình tượng rồng phụng này được các nghệ nhân thể hiện vừa uyển chuyển vừa dũng mãnh. Trước cổng chính là hình ảnh 2 voi thân tạc bằng đá. Hai cây cột chính in hai câu liễn được viết bằng chữ nho:
“Linh cảnh an nhàn Hoàng đế sắc phong thiên cổ tại,
Thứ sơn tịnh lạc cao tăng trí phước vạn niên tồn”.
Từ tam quan đi vào là khuôn viên chùa thờ nhiều vị bồ tát, phật đà. Nổi bật hơn nữa là cột phước được xây dựng theo tứ linh “Long – Lân – Quy – Phụng”. Và tuyệt phẩm nói về lịch sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do ni sư trụ trì Thích Nữ Như Minh sáng tạo và xây dựng trong 2 năm (2011 – 2012). Điểm đặc biệt của tuyệt phẩm này là được xây dựng hoàn toàn bằng những phiến đá to lớn (mua từ Phú Yên) với các đường nét đục đẽo hết sức công phu.
Chính điện chùa Linh Thứu nổi bật với những bức tượng Phật cổ cao lớn với các hoành phi, câu đối, bao lam được tạo tác hết sức công phu, tinh xảo. Đặc biệt, toàn bộ không gian chính điện được chống đỡ bởi 48 cây cột. Làm từ gỗ quý cỡ một vòng tay trẻ em có tuổi đời hơn 200 năm tuổi.
Sau chính điện là hậu điện (hay còn gọi là nhà Hậu Tổ). Hạng mục này được xây dựng theo kiểu cách kiến trúc Roman (Pháp) kết hợp với nét chạm trổ tinh xảo. Cũng như chính điện, hậu điện được các nghệ nhân xây dựng bằng 30 cây cột gỗ quý hiếm. Cùng với đó là nhiều câu đối, hoành phi, bao lam hết sức tinh xảo và bắt mắt.
Chùa Linh Thứu là một di sản văn hóa quan trọng của tỉnh Tiền Giang. Giữa khung cảnh yên bình của chốn đồng quê, du khách nếu có dịp bước vào lễ Phật ở chùa Sắc Tứ sẽ đắm mình trong sự thanh tịnh, trong khiết, hướng thiện, quên đi mọi ưu tư, phiền muộn của cuộc sống đời thường.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chùa Vĩnh Tràng – Bài 8
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chùa Vĩnh Tràng, một trong những có kiến trúc độc đáo và thu hút khách tham quan bốn phương.
Chùa Vĩnh Tràng khởi thủy có tên là chùa Vĩnh Trường, là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Tây Nam bộ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực, thuộc địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Khi các bạn đến chùa Vĩnh Tràng bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của ngôi chùa này. Dù đã có lần tôi nghe các bạn thuyết trình về bộ tượng Thập bát La Hán bằng gỗ của chùa Vĩnh Tràng mà những người nghệ nhân Nam bộ đã tạc vào thế kỷ XIX nhưng tôi cũng không ấn tượng lắm. Cho đến hôm nay, khi đứng trước ngôi chùa này tôi mới cảm phục trí tuệ tài hoa và đôi tay khéo léo của người xưa đã để lại một công trình có một không hai trên dãi đất hình chữ S. Đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của ngôi chùa này.
Khác với những ngôi chùa của Sài Gòn nằm len lỏi giữa nhà cửa heo hút với không gian chật chội thì nơi đây có khoảng không gian trống và những công trình với kiến trúc lạ mắt làm cho ai đến đây cũng có cảm giác muốn tìm hiểu “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây” này.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ với số lượng Tăng chúng tu học hiện nay là chín vị dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa.
Chùa được Nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ ngày 06 tháng 12 năm 1989. Hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan thành phố Mỹ Tho.
Ban đầu chùa Vĩnh Trường mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông bà Huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) tạo dựng. Sau khi hưu trí, ông bà về đây cất am để tu hành nên nhân dân trong vùng quen gọi là chùa ông Huyện. Sau đó, ông bà mời Đại sư Huệ Đăng về trụ trì chùa và dạy chữ nghĩa cho con.
Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì và khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, ngài Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp.Nhà tổ phía sau có bức hoành phi ghi “Bát Nhã đường”, một cặp câu đối và những hoa văn chạm khắc rồng quanh cột rất sắc xảo.
Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây cảnh, hồ nước và hòn non bộ tô điểm thêm cảnh đẹp nơi đây và tạo nên một phong cảnh trầm mặc yên tỉnh làm cho du khách có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đến đây chiếm bái.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – Bài 9
Một số thông tin thú vị được chia sẻ qua bài văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sau đây.
Tiền Giang không chỉ có những miệt vườn trái cây, phong cảnh sông nước hữu tình mà còn là vùng đất tập trung nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng linh thiêng, thu hút đông đảo du khách thập phương. Mới đây, giới trẻ lại ‘phát sốt’ bởi một điểm check – in lên hình cực lung linh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, một trong những thiền viện lớn nhất nước ta.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác tọa lạc tại ấp 1 xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Đây là ngôi chùa được xây dựng năm 2012 theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử trực thuộc danh bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ khi khánh thành, bên cạnh việc trở thành trung tâm tu học, Thiền Viện còn tạo điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách tham quan du lịch Tiền Giang, góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước.
Để đến được Thiền viện, xuất phát từ trung tâm tỉnh Tiền Giang, du khách di chuyển theo hướng từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A, theo hướng Tây 6km, đến Long Định, di chuyển tiếp đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước. Sau đó, tiếp tục đi tkhoảng 10km nữa thì tới được Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác. Trên đường đi luôn có những bảng chỉ dẫn để vào Thiền viện, đường đi không có trở ngại, vô cùng thuận tiện.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được thiết kế gần giống Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Trong suốt quá trình xây dựng, ngôi chùa này được tạo nên bởi công sức của nhiều vị Phật tử trong chùa. Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta, khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ.
Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,… với tổng diện tích hơn 47.000m vuông. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người.
Đặc biệt nhất phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác.
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác sở hữu một vẻ đẹp trang nghiêm, kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một thiền viện có kiến trúc độc đáo, hiếm có nhất tại Việt Nam. Không chỉ vậy, nơi đây còn mang đến cảm giác thanh bình, bạn sẽ thấy lòng mình nhẹ nhàng, an nhiên. Điểm nhấn quan trọng trong toàn thể kiến trúc tại Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác này là bốn Thánh tích (hay còn gọi là Tứ động tâm) được xây dựng theo tỉ lệ 6/10 với thánh tích nguyên mẫu bên Ấn Độ và Nepal.
Bốn thánh tích này gồm vườn Lâm Tì Ni nơi Phật đản sinh, Bồ Đề Đạo Tràng nơi Phật thành đạo, vườn Lộc Uyển nơi Phật chuyển pháp luân, Câu Thi Na nơi Phật nhập diệt. Một trong những công trình nổi bật được mệnh danh “Tiểu Ấn Độ” đó chính là bảo tháp chính cao 31m.
Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện Trúc Lâm Giác Chánh thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dành cho Phật tử. Mọi người có thể cúng viếng, tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền hay chỉ đơn giản là đến vãn cảnh, tìm chút bình yên giữa cuộc sống thường nhật bộn bề.
Với thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã hiện diện ở vùng đất miền Tây hiền hòa của đất nước trở thành điểm du lịch Miền Tây hấp dẫn. Như dòng sông Mêkông chở nặng phù sa bồi đắp cho vùng đồng bằng Cửu Long, ngôi thiền viện mới ra đời này, cùng với các tự viện khác hiện hữu trước đó theo dòng thời gian, sẽ làm phong phú thêm đời sống tâm linh của người dân tỉnh Tiền Giang cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ giàu tình người.
Ghé thăm Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác, không chỉ để thưởng ngoạn kiến trúc đẹp đẽ của ngôi chùa, ta còn cảm nhận được tấm lòng thành kính hướng đến Phật tổ của người dân miền Tây chân chất, thật thà. Thiện Viện Trúc Lâm Chánh Giác có địa thế cạnh Khu Bảo Tồn thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và những cánh đồng khóm bát ngàn bạn nên kết hợp tham quan những điểm đến thú vị này.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Nhà Thờ Cái Bè – Bài 10
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Nhà Thờ Cái Bè, cùng đón đọc bài văn hay sau đây nhé!
Nhà thờ Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là nhà thờ với kiến trúc đẹp, có tháp chuông cao nhất và có địa thế đẹp nhất trong tất cả các nhà thờ ở đồng bằng sông Cửu Long. Tọa lạc bên ngã ba sông Cái Bè – nơi tụ họp của chợ nổi Cái Bè nổi tiếng, nhà thờ Cái Bè nổi bật giữa một vùng sông nước tấp nập thuyền bè qua lại.
Nhà thờ do linh mục Adophe Keller người Đức và bà con giáo xứ Cái Bè xây dựng từ năm 1929-1932. Nhà thờ Cái Bè có lối kiến trúc Roman của phương tây bằng bê tông cốt thép đúc đá, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính.
Mặt bằng nhà thờ có hình Thánh giá với hai cánh ngang rất cân đối, gồm một lòng chính và hai lòng phụ với khuôn viên rộng và mát mẻ. Nhìn từ trên cao, nhà thờ như một dấu chữ thập khổng lồ nổi bật giữa khuôn viên cây xanh và xóm làng bình dị.
Tháp chuông có bộ chuông rất lớn gồm 4 trái, được đúc tại Pháp vào năm 1931, với kỹ thuật thiết kế quả lắc chuông và thanh treo chuông rất tiên tiến.
Bộ chuông nhà thờ Đức Bà Sai Gon do một hãng khác đúc thì thua xa về kỹ thuật thiết kế quả lắc của của nhà thờ này. Dưới chân tháp chuông là một hầm chứa nước khá lớn nhằm khuếch đại âm thanh của tiếng chuông. Tiếng chuông nhà thờ là âm thanh của sự yên lành, thanh bình, thánh thiện, gieo vào lòng người những cung bậc của bác ái và hân hoan.
Mái vòm cao, chia múi với những hoa văn đơn giản mà tinh tế. Nội thất tráng lệ cùng những bức tranh được bài trí trang trọng bên trong nhà thờ. Tấm tranh bằng kính màu vừa có tác dụng chiếu sáng nội thất thánh đường vừa mang tính thẩm mỹ độc đáo, tạo nên một không gian linh thiêng cho những tín đồ tin tưởng nguyện cầu.
Cửa chính, cửa sổ và hoa văn của mái che trên cửa phụ đều được tạo tác rất công phu. Diềm mái kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của các ô cửa. Từng chi tiết nhỏ được trau chuốt tỉ mỉ và giàu tính thẩm mỹ. Tất cả được kết hợp một cách liền mạch và tinh tế toát lên nét trầm mặc uy nghiêm.
Nhà thờ có 5 bàn thờ bằng đá cẩm thạch quý và một bộ cửa kính màu rất đẹp. Khi bước vào bên trong nhà thờ du khách sẽ cảm nhận được một thiết kế giàu tính thẩm mỹ, hàng ghế ngồi được đặt ngay ngắn hai bên lối đi.Trong ánh sáng hừng đông, toàn bộ quần thể nhà thờ trở nên đẹp lộng lẫy với tháp chuông cao vút, tượng đức mẹ uy nghi trên nền trời xanh, mái nâu sáng rực, dòng sông hiền hòa cũng bừng lên phản chiếu ánh bình minh.
Ngoài việc mang giá trị về tôn giáo nhà thờ Cái Bè cũng được xem như một công trình kiến trúc độc đáo, là nơi nhiều khách du lịch Tiền Giang đến tham quan chụp hình. Trong chuyến đi bạn nên kết hợp với các điểm đến như chợ nổi Cái Bè, làng cổ Đông Hòa Hiệp và vườn trái cây.
SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Làng Cổ Đông Hòa Hiệp – Bài 11
Bài văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Làng Cổ Đông Hòa Hiệp giúp các em trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay và hữu ích.
Cái Bè – Tiền Giang từ lâu được nhiều người biết tới là vùng đất cây trái trù phú, rất phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với địa danh Chợ Nổi và làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút đông đảo du khách đến tham quan.
Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long. Từ TP. Mỹ Tho, các bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A đến ngã ba Cái Bè, rẽ vào tỉnh lộ 875 tầm 4 km đến trung tâm thị trấn Cái Bè, đi thêm 2 km nữa đến cầu số 2, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ đường vào các nhà cổ: Ba Đức, ông Xoát, ông Tòng…
Làng cổ Đông Hòa Hiệp có tất cả 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn trái các loại: Xoài cát Hòa Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, vú sữa Vĩnh Kim… và các nghề thủ công truyền thống như: Làng cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…
Theo các tư liệu lịch sử, vào thế kỷ thứ XVIII, năm 1732 thời Chúa Nguyễn đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa Hiệp ngày nay để làm lỵ sở của dinh Long Hồ. Đến năm 1757, lỵ sở mới dời về thôn Long Hồ là TP. Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Trong suốt 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ (1732-1757), làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ nhiều vị quan và đại địa chủ sinh sống, làm cho vùng đất này trở nên trù phú.
Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng các loại gỗ quý có mái lợp ngói, cao và rộng theo kiến trúc phương Đông lẫn phương Tây, nằm ẩn mình bên những dòng sông, vườn cây ăn trái thoáng mát, góp phần tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội so với các địa phương khác.
Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án “Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản” .
Con đường bao quanh làng rợp bóng cây xanh, hai bên người dân trồng hoa và rau trái tạo nên cái hồn của miền quê. Vẻ đẹp dân dã thôn quê ấy, cộng thêm nét thơ mộng của con sông Cái Bè và những con kênh uốn mình trước cửa những ngôi nhà cổ, càng khiến nơi này thu hút du khách quốc tế về thăm và trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước Tiền Giang.
Ân tượng đầu tiên khi du khách đặt chân đến đây là hình ảnh những ngôi nhà cổ mang đậm nét kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ có niên đại trên 150 năm. Các ngôi nhà cổ ở đây không nằm sát nhau giống như ở một số làng cổ khác mà nằm đan xen với những vườn cây ăn trái sum xuê, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cuốn hút du khách.
Những ngôi nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp nằm rải rác trong các ấp An Bình Đông, ấp Phú Hòa, ấp An Lợi, ấp An Thạnh…Một số ấp nối với nhau như khu bàn cờ, trong bán kính khoảng 2km nên du khách chỉ cần một chiếc xe đạp hoặc đi bộ là có thể đi quanh làng…
Đầu tiên là ngôi nhà cổ ông Xoát (ấp An Thạch). Đây là ngôi nhà cổ lâu đời nhất ở Đông Hòa Hiệp, được xây từ năm 1818, đến nay là tròn 200 năm. Mặc dù nhìn bên ngoài ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây nhưng bên trong lại mang dáng dấp nhà rường của Huế kết hợp lối kiến trúc nhà ở dân gian Nam Bộ. Hiện nay, hậu duệ đời thứ 6 đang sinh sống trong ngôi nhà.
Ngôi nhà này mang dấu ấn làng cổ ở đồng bằng Bắc Bộ với 5 gian và 3 chái và rất nhiều cột, kèo làm bằng gỗ quý…, xây dựng từ năm 1838. Trong nhà còn lưu giữ nhiều đồ cổ quý như: bộ liễn đối khảm xà cừ, bộ bàn ghế với những hoa văn tinh tế, vật dụng bằng sứ… được mệnh danh là “cửu đại mỹ gia” của Việt Nam.
Nằm trong khuôn viên rộng hơn 20.000m² và được bao quanh bởi khu vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, nhà cổ của ông Phan Văn Đức mang lối kiến trúc kết hợp hài hòa giữa văn hóa Nam bộ và Pháp.
Nhà được dựng vào năm 1850, trên nền cao 0,5m so với mặt đất, gồm hai nhà là nhà trước và nhà sau nằm cách nhau bởi một khoảng sân Thiên Tĩnh (giếng trời). Hiện trong nhà vẫn còn lưu giữ được nhiều vật dụng quý và đẹp cho thấy một thú chơi phong lưu, tao nhã của những gia đình giàu có ở Nam Bộ xưa kia.
Ngoài vườn trái cây khách có thể tham quan thưởng thức, phía trước nhà còn có những chậu hoa, cây bonsai rất đẹp. Thơ mộng, đáng yêu hơn nữa chính là bến đò trước cửa nhà tiện lợi cho du khách tham quan bằng đường thủy, quanh năm hoa giấy nở rực rỡ.
Trong làng còn nhiều nhà cổ nữa. Mỗi ngôi nhà đều có dấu ấn riêng. Nhà cổ ông Tòng nấp sau hàng rào hoa huỳnh anh vàng rực và trước nhà nhiều cội mai già mang đậm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của vùng sông nước Nam bộ. Nhà cổ ông Võ với mái ngói thâm nâu, những bộ tràng kỷ đen bóng mang màu thời gian…
Hiện nay làng cổ Đông Hòa Hiệp có 7 ngôi nhà cổ được xây dựng cách nay từ 150 năm đến 220 năm và 29 ngôi nhà được xây dựng cách nay từ 80 – 100 năm. Với những giá trị to lớn về văn hóa và kiến trúc, Làng cổ Đông Hòa Hiệp vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp Quốc gia vào năm 2017.
Cùng với những ngôi nhà cổ, miệt vườn xanh mướt, người dân Đông Hòa Hiệp còn giữ gìn, phát huy giá trị của nếp sống bình dị tạo nên hình thức du lịch cộng đồng mang bản sắc riêng. Du lịch Tiền Giang, đến với làng cổ du khách sẽ cảm nhận được lòng mến khách, thật thà của người dân Miền Tây Nam Bộ.
Từ năm 2013, Lễ hội du lịch Làng cổ Đông Hòa Hiệp được đầu tư và từ đó đến nay, Lễ hội được tổ chức đều đặn 2 năm một lần, với nhiều hoạt động mang bản sắc văn hóa truyền thống, dân gian, thu hút đông đảo khách tham dự.
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Phú Thọ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Cù Lao Thới Sơn – Bài 12
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Cù Lao Thới Sơn, một trong những điểm du lịch nổi tiếng tại đây.
Tiền Giang là một tỉnh có thế mạnh về loại hình du lịch sinh thái miệt vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, cù lao Thới Sơn với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu của vùng sông nước Miền Tây là một địa danh du lịch Tiền Giang không thể bỏ qua.
Cồn Thới Sơn là cồn lớn nhất trong 4 cồn trên đoạn sông này, với diện tích khoảng 1.200ha, và được coi là hài hòa nhất trong bộ Tứ linh Cồn (Long – Lân – Quy – Phụng). Tuy cùng nằm trên một khúc sông, nhưng Cồn Thới Sơn và Cồn Tân Long (cồn Long) thì thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; còn cồn Quy và cồn Phụng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Theo lịch sử, Cù lao Thới Sơn – Mỹ Tho còn là vùng đất gắn với sự kiện mùa xuân năm 1785, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã lập nên chiến công oanh liệt, phá tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược. Đến thời kháng chiến chống đế quốc, Cồn Thới Sơn ghi dấu những chiến công của quân dân miền Tây với vành đai thế trận bao quanh căn cứ Đồng Tâm, làm nên chiến thắng Bình Đức vang tiếng một thời.
Trước đây, người dân Cồn Thới Sơn chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản, cùng với trồng cây ăn trái luân canh, cho nhiều loại trái ngon ngọt như: nhãn, sapôchê, cam, quít, bưởi, sầu riêng, chuối, mít, xoài… Về sau, người dân trên cồn đã phát triển thêm nghề nuôi ong lấy mật, một số hộ còn làm bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, mứt, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ… phục vụ khách đến du lịch Tiền Giang tham quan, tìm hiểu..
Tên Cồn Thới Sơn còn có khu nhà xưa cổ kính, mang kiến trúc đặc trưng Nam bộ, với ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương, cùng hàng cột bằng gỗ quý. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh xảo, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng. Trước nhà có khoảng sân trồng cây cảnh được chăm tỉa công phu, chung quanh là vườn cây xanh mát..
Du lịch Cù lao Thới Sơn, du khách sẽ có dịp ngồi trên những chiếc xuồng ba lá, được cô thôn nữ xinh xắn khua mái chèo điệu nghệ, xuôi theo những con lạch nhỏ ngoằn ngoèo ngắm nhìn hàng dừa nước mọc san sát nhau hai bên bờ, những hàng thủy liễu xanh tươi nghiêng mình chào đón. Tận hưởng bầu không khí trong lành thoảng hương phù sa.
Dạo chơi quanh cồn trên chiếc xe đạp hay chiếc xe ngựa lốc cốc, hồi tưởng về chút kỷ niệm xa xưa… rồi tản bộ dọc theo những lối quê, đến thăm vườn cây ăn trái, tham quan làng nghề truyền thống: cơ sở làm kẹo, bánh tráng, nấu rượu, nuôi ong.
Du khách sẽ thích thú khi tự tay hái trái chín trên cây, sau đó nếm món trà mật ong hoa nhãn đậm đà hương vị và trò chuyện cùng người dân Cồn Thới Sơn chất phác.
Đặc biệt, tại Cồn Thới Sơn, du khách còn có dịp trở thành những nông dân thực thụ trong bộ đồ bà ba, khăn rằng Nam bộ đặc trưng, cùng nhau tát mương bắt cá đầy phấn khích, để rồi bùn đất lắm lem nhưng cười tươi hết cỡ. Tham gia vào các trò chơi dân gian Nam Bộ hấp dẫn: như đánh đu, bắt vịt dưới ao, chọi gà, chọi cá, đua thuyền…
Sau khi vui chơi thỏa thích, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất miệt vườn tại Cồn Thới Sơn như cá trê nướng, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù, lẩu cá kèo… vừa nghe đờn ca tài tử rồi ngã lưng trên những chiếc võng giữa vườn cây ăn trái xanh mát.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chợ Nổi Cái Bè – Bài 13
Bài văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Chợ Nổi Cái Bè nổi tiếng được SCR.VN chia sẻ sau đây.
Nhắc đến vùng sông nước miền Tây, chắc hẳn du khách sẽ nghĩ ngay đến “chợ nổi”, nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó chợ nổi Cái Bè là một trong ba chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ, cùng chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ngã Bảy. Nên chợ lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập trên mặt sông.
Chợ nổi Tây Nam bộ nói chung và Cái Bè nói riêng đã được hình thành từ khi có bước chân của lưu dân người Việt vào khai phá vùng đất này từ thế kỷ XVII – XVIII. Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nằm ở đoạn sông Tiền Giang giáp gianh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre.
Chợ nổi Cái Bè vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa của chợ khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nổi bật là trạm trung chuyển trái cây và sản vật đi mọi miền. Nét độc đáo chung của những chợ nổi là “sào nào, rau củ – trái ấy”, tức là trên ghe thuyền bán loại trái cây, nông sản nào thì treo lên sào cho người mua dễ nhận diện, và không phải rao mời. Đó là một chỉ dẫn rất thú vị và riêng biệt trong phương thức giao dịch của người dân miệt vườn vùng sông nước.
Với nhiều hàng hóa đa dạng, chợ nổi Cái Bè nổi tiếng với các loại trái cây chuyên canh như bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn, quýt Cái Bè,…và có lượng trái cây nhiều nhất ở Tiền Giang, nơi các tỉnh khác đến đây để mua hàng như Vĩnh Long, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau,…
Ngày nay, do nhu cầu của người dân, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang không chỉ buôn bán trái cây hay các loại nông phẩm, mà còn cả các món ăn. Các xuồng nhỏ len lỏi giữa các thuyền trái cây, chủ yếu bán nước uống, điểm tâm sáng cho người đi chợ: bánh ướt, hủ tiếu, cháo lòng, bánh canh, bún giò, cà phê, trà đà… Du lịch Tiền Giang, đến đây bạn sẽ có dịp trải nghiệm những phút giây thư thái giữa bốn bề sông nước, nhâm nhi tách cà phê.
Ở đây, nếu bạn muốn tận mắt thấy các hoạt động đông đúc, tấp nập xuồng ghe và xem các hình thức buôn bán dưới nước, bạn nên đi từ vào lúc sáng sớm, bình mình vừa hé rạng. Buổi sáng là lúc chợ nhộn nhịp, buôn bán nhiều nhất và tập trung nhiều loại nông phẩm. Bạn nên chú ý giờ tan chợ là vào lúc 8h để tránh trường hợp đến muộn.
Với những ai thích khoảng lặng và yên bình nên tham quan chợ nổi vào buổi chiều, xem nét sinh hoạt của những con người trên ghe thuyền, một trong những đặc trưng của Tây Nam Bộ. Buổi chiều, bạn nên đi khoảng từ 16h, khi trời bớt nắng. Bạn sẽ có những phút giây ngắm hoàng hôn trên sông nước. Hoàng hôn cũng là lúc cả khu chợ nổi lên đèn, mang chút thơ mộng và trầm buồn. Đây được xem là lúc đẹp nhất, lung linh nhất của vùng chợ nổi này.
Chợ nổi lúc về đêm nổi bật với những chiếc đèn lồng nho nhỏ treo ở phía trước mũi thuyền nhấp nháy. Những chiếc ‘nhà ghe” nằm im lìm trong buổi chiều tà. Văng vẳng tiếng hát vọng cổ nghe thật nôn nao, bâng khuâng.
Mùa nào của quả ấy, chợ nổi Cái Bè lúc nào cũng đông vui và tập nập. Với những nét duyên vốn có và đặc trưng nổi bật của miền Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Bè là một địa điểm du lịch Miền Tây hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế ghé thăm.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Miệt Vườn Cái Bè – Bài 14
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Miệt Vườn Cái Bè được SCR.VN chọn lọc sau đây.
Miệt vườn Cái Bè là một trong những vựa trái cây lớn nhất Tiền Giang. Đây được coi là khu du lịch sinh thái hấp dẫn, với những vườn trái cây xanh tươi tốt. Miệt vườn Cái Bè là điểm dừng chân, thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Miệt vườn nằm theo bờ Bắc dòng sông Tiền, thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Nhờ điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi giúp miệt vườn lúc nào cũng xum xuê, sai trĩu quả.
Cách 70km từ trung tâm thành phố Sài Gòn, di chuyển hướng cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Đi thẳng rồi rẽ phải qua đường tỉnh 878 (Tam Hiệp, Mỹ Tho, Tiền Giang). Rồi tiếp tục đi thẳng, rẽ vào quốc lộ 1A, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Đi thẳng đường này sẽ tới miệt vườn Cái Bè.
Miệt vườn có diện tích khoảng 15 nghìn ha cây ăn trái, chiếm 1/3 diện tích cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang. Miệt vườn được bao bọc bởi những kênh rạch, dòng sông xanh mát. Được phù sa màu mỡ bồi đắp, tạo nên nhiều cây xanh trái ngọt.
Miệt vườn luôn đứng đầu về vườn cây ăn trái. Đa dạng, phong phú màu sắc, hình dáng, hương vị của nhiều loại trái cây khác nhau. Du khách đến đây sẽ không khỏi ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng các vườn cây ăn trái sai trĩu cành. Có đủ loại hoa quả, nhiều màu sắc. Đến với miệt vườn, các bạn sẽ có cảm giác bị lạc vào chốn bồng lai ăn trái. Được ghé thăm đến đây một lần, các bạn sẽ nhớ mãi.
Khu miệt vườn có rất nhiều loại trái cây đặc sản, mang đậm dấu ấn của miền Tây. Ví dụ như: Sầu riêng Cái Mơn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, cam sành, cam mật… Du khách sẽ được thưởng thức và nhận ra sự khác biệt về trái cây miệt vườn so với các vùng khác. Đặc biệt là sầu riêng Cái Bè.
Được ngắm nhìn thỏa thích những trùm trái cây sai nặng trĩu quả. Bạn có thể tự tay hái trái cây tại vườn. Nếu bạn mua trái cây tại vườn để mang về, thì giá thành khá rẻ..
Về miệt vườn, du khách đã nhìn thấy một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đậm nét đặc trưng của vùng quê sông nước. Du khách được hòa mình với thiên nhiên, hòa mình vào nếp sinh hoạt của người dân miền sông nước. Về thăm miệt vườn, du khách sẽ được hòa nhịp với cuộc sống giản dị, mộc mạc, người dân chất phác, hiền lành. Xóa tan đi mọi xô bồ của cuộc sống thành thị.
Du khách có thể cùng người dân đi ghe thuyền ngắm chợ nổi Cái Bè. Trải nghiệm vận chuyển các loại trái cây từ miệt vườn ra chợ. Hòa mình vào bầu không khí thiên nhiên trong lành, mát mẻ. Hòa quyện cùng với vị ngọt và hương thơm của trái cây “vùng đất vàng” Tiền Giang. Cùng với cảm xúc ấn tượng khó quên khi bạn đặt chân đến đây. Đặc biệt là khi tham quan vườn cây trái khu du lịch Miệt vườn Cái Bè.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Biển Tân Thành – Bài 15
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang Biển Tân Thành được nhiều bạn quan tâm và mong được trải nghiệm sau đây.
Bãi biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 50 km về hướng Đông và cách Sài Gòn khoảng 78 km về hướng Nam nên rất lý tưởng cho những chuyến đi và về ngay trong ngày. Có biển xanh, gió mát, đồi cát trải dài cùng hải sản giá rẻ ngon “quên lối về”, biển Tân Thành đang ngày một chứng minh được những nét hấp dẫn của mình trong việc “kéo chân” du khách về với Tiền Giang.
Biển Tân Thành hay còn có tên gọi khác là bãi biển Gò Công nằm ở xã Tân Thành huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Bãi biển này kéo dài khoảng 7 km, sở hữu những triền cát đen trải dài thực sự ấn tượng. Nói không ngoa khi nơi đây là một trong những bãi biển cát đen thú vị nhất nước ta.
Nếu không phải một người quá kĩ tính, thực sự bạn có thể phượt biển Tân Thành Tiền Giang lúc nào cũng được. Nước ở đây không quá trong nên thường rất ít người tắm. Nếu muốn lựa thời gian ghé biển Tân Thành, người dân nơi đây sẽ khuyên bạn tới vào những mốc thời gian là mùa của hải sản trong năm. Tân Thành quả thực lạ quá Tân Thành ơi!
Hải sản là yếu tố số 1 thu hút khách du lịch nên dưới đây là những thời điểm bạn nên ghé để có trải nghiệm tuyệt vời nhất: Mùa Nghêu: Từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, đặc biệt là tháng 4. Mùa Ốc Móng Tay: Tháng 5 âm lịch. Mùa Sam: Tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.
Nếu đến Gò Công vào sáng sớm, biển sẽ chiêu đãi cho các bạn những khoảnh khắc bình minh đẹp lung linh. Còn gì tuyệt vời hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi, được hòa mình vào không gian rộng lớn, hít thở không khí trong lành căng đầy lồng ngực, để những tia nắng ban mai đầu tiên tràn lên vai áo? Nếu đi vào sáng sớm khi thủy triều rút, bạn có thể thoải mái dạo bộ trên nền cát đen tuyền thỉnh thoảng ánh lên dưới nắng vàng.
Hội cú đêm không dậy sớm được thì cũng đừng ngần ngại bởi bãi biển Tiền Giang này còn rất nhiều điều thú vị. Khu vực bãi biển kéo dài khoảng 7km, bờ kè khu du lịch kéo dài 300m. Dạo bước trên cây cầu nhỏ, khách du lịch sẽ được chứng kiến tận mắt hoạt động đánh cá của những ngư dân chài lưới. Ngắm nhìn những người dân cần mẫn lao động trên nền biển mênh mông trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình, nói không ngoa cũng có thể “tức cảnh sinh thơ” được.
Trên cây cầu dài dẫn ra biển, nhìn ra xa là những chòi nghêu cao lênh khênh trên sóng biển. Nếu đi trùng những ngày nước rút, bạn có thể đi xuống khu vực bãi biển tham gia trải nghiệm rất thú vị là cào nghêu.
Tham Khảo Bài 🌿 Thuyết Minh Về Tây Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay