Thuyết Minh Về Quảng Ngãi: 26+ Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi

Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️ 26+ Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Những Điểm Đến Nổi Tiếng Của Vùng Đất Trung Bộ.

Giới Thiệu Về Thành Phố Quảng Ngãi – Mẫu 1

Bài giới thiệu về thành phố Quảng Ngãi dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được những góc nhìn cụ thể về vùng đất này.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn.

Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía, nguyên liệu làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương nổi tiếng đất nước.

Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng lớn có độ sâu lý tưởng đang được khởi công xây dựng. Trong tương lai Dung Quất sẽ trở thành một cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam cùng với thành phố Vạn Tường hiện đại. Quảng Ngãi mảnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.

Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa, bãi tắm Sa Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, di tích kiến trúc thành cổ Châu Sa, nằm kề bên bờ bắc của sông Trà gần cửa biển, các di tích văn hoá Sa Huỳnh, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng…

Đến Quảng Ngãi, du khách có dịp thăm lại chiến trường xưa, những di tích lịch sử như căn cứ địa Ba Tơ, chiếc nôi cách mạng ở miền Trung; di tích khởi nghĩa Trà Bồng, vùng đất của những rừng quế bạt ngàn; chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ; chiến thắng Ba Gia; chiến thắng Vạn Tường, với nhiều dấu tích chiến trường xưa oanh liệt.

Quảng Ngãi là vùng đất có lợi thế về di sản văn hóa, biển đảo và là vùng đất của những biến động địa chất hàng triệu năm kiến tạo. Từ huyện đảo Lý Sơn sống động về văn hóa, lịch sử, hình thành từ những lớp nham thạch núi lửa trên biển, đến vùng ven biển, đồng bằng hay vùng núi cao đều chứa đựng những bí ẩn, đầy kỳ thú của vũ điệu thời gian từ thuở khởi nguồn sự sống.

Quảng Ngãi đã chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá ở các bãi biển Mỹ Khê, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Vạn Tường, Khe Hai… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội, tâm linh, nghiên cứu, giáo dục, thăm lại chiến trường xưa… đã và đang khai thác tốt. Đồng thời, du lịch sinh thái cũng đang phát triển mạnh tại các điểm như: Suối Chí, Thác Trắng, Suối nước nóng Nghĩa Thuận, Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bãi Dừa…

Ngoài ra, sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các dịch vụ trải nghiệm như câu cá, mực, soi đêm, lặn ngắm san hô… ở các huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như Lý Sơn, Bình Sơn; hay trải nghiệm văn hóa đồng bào Hrê và tìm hiểu Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ; du lịch miệt vườn tại huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ)… cũng đã thu hút nhiều du khách.

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Giới Thiệu Về Du Lịch Quảng Ngãi Hay Nhất – Mẫu 2

Tham khảo bài giới thiệu về du lịch Quảng Ngãi hay nhất và cùng khám phá những địa điểm hấp dẫn thu hút du khách đến với dải đất ven biển miền Trung.

Nằm ở vùng đất duyên hải miền Trung với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, Quảng Ngãi khá mờ nhạt trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành điểm đến lý tưởng và quen thuộc của những người đam mê du lịch.

Đường bờ biển dài 135 km là một lợi thế rất lớn của Quảng Ngãi. Những bãi biển Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai- Dung Quất, Minh Tân, Đức Minh, Tân Định là những bãi tắm nổi tiếng sạch đẹp và có tiềm năng rất lớn để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc biệt, đảo Lý Sơn – “hòn ngọc” cách đất liền khoảng 25 km là một địa điểm thu hút lượng khách du lịch cực kì lớn. Đắm mình dưới làn nước trong veo, là một trải nghiệm mà bất cứ ai cũng muốn thử trong ngày hè oi bức.

Không chỉ có những bãi tắm sạch đẹp, Quảng Ngãi còn nổi tiếng với những di tích văn hóa lịch sử, danh thắng đẹp nổi tiếng như di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, di tích Ba Tơ, chùa Thiên Ấn. Quảng Ngãi từng là chiến trường ác liệt trong đạn bom, nay vươn mình trở thành vùng đất đầy hứa hẹn về đầu tư và du lịch. Nhiều tuyến du lịch mang đặc trưng Quảng Ngãi cũng đã được mở như TP. Quảng Ngãi – đảo Lý Sơn; TP Quảng Ngãi – Di tích Bệnh xá Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm – di chỉ Sa Huỳnh.

Nền ẩm thực ở Quảng Ngãi rất phong phú, đa dạng, không chỉ có mạch nha, đường phèn đường phổi (là những món ăn chơi), mà còn có nhiều món ăn gần gũi với đời sống, những món ăn mang đậm phong cách bình dân xứ Quảng như don, cá bống sông Trà ăn với cơm nóng, bánh xèo, bê thui, đậu hũ được nấu trong giò…

Có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam đi qua, sân bay Chu Lai ở gần kề, du khách có thể dễ dàng đi đến Quảng Ngãi bằng nhiều tuyến giao thông khác nhau và có những trải nghiệm thú vị nhất. Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên của Quảng Ngãi là vô tận với những vẻ đẹp riêng có và không hề thua kém so với một số địa phương nổi tiếng khác trên cả nước.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Cảnh Đẹp Quê Hương Quảng Ngãi – Mẫu 3

Để viết bài giới thiệu về cảnh đẹp quê hương Quảng Ngãi các em học sinh có thể tham khảo gợi ý thuyết minh về núi Ấn, sông Trà trong bài văn mẫu dưới đây:

Quảng Ngãi là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam có nhiều thắng cảnh đẹp. Nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta thường nói đến vẻ đẹp của núi Ấn, sông Trà, biểu tượng thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi.

Trên quốc lộ 1A con đường huyết mạch chạy suốt Bắc- Nam, cách thủ đô Hà Nội 883 km Thành phố Quảng Ngãi nằm ngay bên bờ sông Trà Khúc. Sông Trà Khúc còn được gọi là Trà Giang hay sông Trà là dòng sông lớn và cũng là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách đến với Quãng Ngãi.

Sông Trà phát nguồn từ đỉnh núi Đắc Tơ Rôn tỉnh KonTum, cao 2.350 m.. Sông Trà hợp thành bởi 4 con sông, chảy về hướng đông, qua ranh giới thành phố Quảng Ngãi rồi đổ ra biển qua cửa Đại Cổ Lũy. Với chiều dài 150 km, chảy qua nhiều khu đồi, núi dốc, nhưng đến thành phố Quảng Ngãi dòng sông chảy êm đềm hơn, khiến khung cảnh thành phố bên sông mang thêm vẻ đẹp yên bình, cuốn hút.

Đến với Quảng Ngãi, du khách không thể bỏ qua một thắng cảnh nổi tiếng khác, đó là núi Thiên Ấn. Núi Thiên Ấn cao 106 mét, cách thành phố Quảng Ngãi 3,5 km về hướng Đông bắc. Ở bất cứ hướng nào, nhìn từ xa người ta đều thấy ngọn núi có hình thang, tựa như chiếc ấn từ trời cao nghiêng xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi thắng cảnh này là “Niêm Ấn Thiên Hà” (tức là quả ấn của trời đóng niêm xuống dòng sông).

Trên núi có chùa Thiên Ấn (Thiên Ấn Tự) được xây dựng từ năm 1695 ( đời chúa Nguyễn Phúc Chu). Trong chùa Thiên Ấn hiện còn quả “chuông thần” rất quý do các nghệ nhân làng đúc đồng Chú Tượng (Mộ Đức) tạo tác vào năm 1845. Trải qua bao thế kỷ tiếng chuông chùa vẫn vang vọng khắp không gian rộng lớn. Con đường đi lên đỉnh núi men theo sườn núi phía Nam theo hình xoắn ốc. Đường đủ rộng, có độ dốc thoai thoải , bởi thế có thể lên núi bằng ô tô xe máy rất thuận tiện. Du khách cũng có thể thong thả đi bộ lên đỉnh núi.

Ấn tượng đầu tiên đứng trên đình núi Ấn là khí hậu rất mát mẻ. Từ đây, du khách tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Quảng Ngãi yên bình bên dòng sông trà xanh mát lững lờ trôi. Khuôn viên chùa Thiên Ấn nằm trên khoảng đất rộng ẩn dưới bóng cây cổ thụ mang dáng vẻ u tịch. Chùa Thiên Ấn có kiến trúc đơn giản, theo kiểu kiến trúc nhà Rường (loại nhà có hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ).

Gian chùa chính ở phía trước, phía sau là khu nhà tổ. Xung quanh chùa có khu vườn tượng với những vườn hoa cây cảnh, có những hàng ghế đá cho khách ngồi nghỉ. Phía đông chùa Thiên Ấn là khu lăng mộ của các vị sư tổ với những ngôi tháp được xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (5, 7, 9) và tượng hình hoa sen. Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có giếng nước gọi là “Giếng Phật” được đào từ lúc khai sơn, lập chùa.

Sư thày Thích Đông Hoàng, trụ trì chùa Thiên Ấn, kể: Ngày ấy, vị sư tổ đào mãi không thấy nước thì đi ra ngoài, sau khi quay lại thấy tia nước đầu tiên, thì mừng rỡ nên gọi người kéo lên…nhưng quên còn có vị tăng trẻ vẫn ở dưới giếng. Khi nhớ ra nhà sư tới xem thì vị tăng trẻ đi lúc nào không biết. Bởi vậy trong dân gian vẫn con lưu truyền câu thơ: Có thày đào nước trên non, đến khi có nước không còn tăm hơi.

Dù giếng đào trên núi, nhưng theo người dân ở đây, nguồn nước trong giếng chưa bao giờ cạn. Người dân trong vùng còn cho rằng nước ở giếng Phật có thể chữa được nhiều loại bệnh tật. Với những đặc điểm như thế, trong tâm thức người Quảng Ngãi, núi Thiên Ấn và dòng Trà mãi là biểu tượng Sơn Thủy thiêng liêng. Vào những dịp lễ lớn, khách thập phương đến lễ, vãn cảnh chùa Thiên Ấn lên đến cả vạn người. Nhiều khách du lịch cũng không bỏ dịp được chiêm ngưỡng thắng cảnh hàng đầu của tỉnh Quảng Ngãi.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Quảng Ngãi – Mẫu 4

Đón đọc bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Quảng Ngãi với những thông tin thú vị giúp bạn tìm hiểu về di tích thành cổ Châu Sa gắn liền với vương triều Chăm cổ.

Thành cổ Châu Sa là thành đất do người Chăm xây dựng duy nhất còn lại ở Việt Nam hiện nay. Đây là ngôi thành gắn với nhiều bí ấn cùng lịch sử thăng trầm của dân tộc Chăm và vương quốc Chiêm Thành.

Thành Châu Sa được dân gian gọi là thành Hời (thành của người Hời, tức người Chăm). Sử cũ gọi là thành Đa La, Chiêm Lũy động, Cổ Lũy động. Thành tọa lạc ở khu vực hạ lưu tả ngạn sông Trà Khúc, nay thuộc xã Tịnh Châu, cách TP. Quảng Ngãi 7 km về hướng đông bắc. Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ.

Thành cổ Châu Sa được phát hiện vào năm 1924 khi nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier (1871-1949) tìm thấy ở đây một bia đá (về sau gọi là “Bia đá Châu Sa”) có 4 mặt khắc chữ Chăm nói về cuộc đời hai vị vua đầu tiên của vương triều Indrapura (875-982). Trên bia cũng ghi chính xác năm dựng bia là 903. Cùng với các bằng chứng khảo cổ khác, các nhà khoa học cho rằng thành cổ Châu Sa ra đời trong khoảng thế kỷ 9 – 10 và là một trong những trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa quan trọng của vương quốc Chiêm Thành lúc bấy giờ.

Từ sau cuộc Nam chinh của vua Lê Thánh Tông năm 1471, vùng đất từ nam đèo Hải Vân đến bắc đèo Cù Mông được sáp nhập vào Đại Việt, thành lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, cổ thành Châu Sa dần bị rơi vào quên lãng. Cho nên, đến thế kỷ 19, các sử gia triều Nguyễn vẫn còn nghi ngờ về ngôi cổ thành này. Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép về thành này như sau: “Thành cổ Châu Sa ở xã Châu Sa, huyện Bình Sơn. Diện tích hơn 5 mẫu 5 sào. Tương truyền có hai thuyết: Một thuyết nói là thành Đại La của nước Chiêm Thành, một thuyết là Vệ Thành của Tam ty đời Lê (tức 3 ty thuộc Đạo thừa tuyên Quảng Nam đời nhà Hậu Lê). Chưa rõ thuyết nào đúng”.

Trải qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, dấu tích của thành Châu Sa ngày nay vẫn còn khá nguyên vẹn với nhiều tường đất, hào lũy. Thành có hai lớp: thành nội và thành ngoại. Thành nội được đắp bằng đất, hình chữ nhật dạng gần vuông (540 m x 580 m), cạnh dài theo hướng bắc – nam. Tường thành cao từ 4-6 m, chân thành rộng từ 20-25 m, mặt thành rộng 5-8 m. Quanh thành có hào nước rộng từ 20-25 m, nay phần nhiều đã bị bồi lấp thành ruộng. Thành nội có 5 cửa mở theo hướng đông, tây, nam, bắc và tây nam; trong đó, cửa nam được đào đắp công phu hơn cả, được phỏng đoán là cửa chính của thành.

Thành ngoại gồm có ba mặt, được kết hợp giữa đào đắp với việc tận dụng địa thế tự nhiên (đồi núi thấp, gò, ao đầm, suối rạch). Phía nam của thành ngoại nhìn ra sông Trà Khúc nên không có bờ thành. Điểm nhấn đặc biệt trong kiến trúc tổng thể của thành cổ Châu Sa là hai gọng thành hình càng cua đối xứng nhau theo trục nam – bắc nằm giữa thành nội và thành ngoại, về hướng phía nam. Trong đó, gọng phía tây dài gần 700 m, gọng phía đông dài gần 500 m.

Tuy được đắp bằng đất nhưng thành cổ Châu Sa có quy mô khá lớn, án ngữ ở vị trí trọng yếu của một vùng lưu vực rộng lớn thuộc sông Trà Khúc. Thành thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược cũng như sự khôn khéo của người Chăm xưa trong việc kết hợp tối ưu giữa chức năng quân sự – phòng thủ với vai trò kinh tế – dân sự. Đây được xem là ngôi thành đất tiêu biểu của người Chăm.

Ngày nay, trải qua những thăng trầm lịch sử, thành cổ Châu Sa vẫn còn đó như là chứng tích về vương triều Chăm Pa một thuở lẫy lừng. Thành được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1994.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi 🌼 10 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quảng Ngãi – Mẫu 5

Với đề văn yêu cầu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Quảng Ngãi, dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về biển Sa Huỳnh để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.

Sa Huỳnh là thắng cảnh lưng tựa vào núi rừng trùng điệp, mặt hướng về biển biếc bao la để lại nhiều lưu luyến đối với mỗi du khách.

Đứng trên đồi cao nhìn xuống Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), bãi cát vàng, bờ sóng trắng chạy một “nét mi” cong lao xao, mềm mại. Đường sắt cách biển không xa, chạy song song với quốc lộ, trông như hai sợi dây đàn căng ngang khiến tâm hồn bao du khách đong đầy nhạc cảm. Còn nếu nhìn Sa Huỳnh từ ngọn Hải đăng trên bán đảo Thạnh Đức (cách Sa Huỳnh 3 km về phía đông), đầu tiên bạn sẽ thấy sắc xanh mềm mại của những lũy tre, tiếp đến là xanh sẫm những bóng dừa rồi đến xanh trong của dòng sông mở lòng ra biển lớn. Những con tàu buông neo đợi giờ xuất bến. Những xóm chài yên bình, êm ả nép bên nhau.

Chắc chắn bạn sẽ lưu giữ vẻ đẹp góc cạnh của những chàng trai biển bên tấm lưới giăng trên bãi cát. Đó là những tấm ngực trần vồng lên hình ngọn sóng. Đó là những bắp thịt cuồn cuộn từng kéo xoăn tay chùm cá nặng giữa biển khơi. Đó là những bàn chân trần vững vàng trên dập dềnh sóng cả. Ngồi với họ, bạn sẽ được nghe kể về những bữa cơm chan hòa vị biển, những giấc ngủ chao đảo trong ca bin mùa biển động, những giấc ngủ chênh vênh, một đêm có khi ướt ráo mấy mươi lần.

Họ sẽ kể cho bạn nghe chuyện đảo xa, không chỉ là chuyện sóng gió của biển trời mà còn là những câu chuyện “sóng gió” của lòng người xoay trở. Bạn sẽ bắt gặp những phụ nữ cần mẫn ngồi vá lưới để cho con, cho em, cho anh, cho chồng của họ có một giấc ngủ no mắt trước chuyến biển dài hơi. Một giấc ngủ say trên bờ bằng cả chục đêm ngủ lơ mơ trên biển mà.

Nếu muốn tìm một đoạn ngắn bờ biển mà sóng nước lúc nào cũng êm ả, gờn gợn như mặt hồ, các bạn hãy đến với bãi Con – cách bãi mẹ Sa Huỳnh về phía đông khoảng 1 km. Bãi Con nối với chân gành gập ghềnh đá nửa nổi nửa chìm trong nước biển nên rất nhiều hàu. Hàu ở đây lành tính, thơm ngon, đậm đà vị biển nên du khách rất thích.

Một màn trình diễn đầy màu sắc sẽ làm bạn mãn nhãn khi ngắm rạng đông trên bãi biển Sa Huỳnh. Mặt trời đỏ rựng trên nền mây lung linh, biển dần xanh lên từ màu sẫm đen của bóng đêm sót lại, bãi cát vàng những tia nắng đầu tiên sẽ làm bạn nhẹ bâng. Ngày mới của bạn sẽ bắt đầu như thế.

Dạo bộ dọc quốc lộ qua thị tứ Sa Huỳnh, hình ảnh sinh động của cánh đồng vào vụ gặt, hình ảnh êm đềm của đàn bò no cỏ vừa đi vừa nhai bóng hoàng hôn, hình ảnh khói lam chiều bảng lảng xóm làng xa cũng có thể cho bạn những phút giây thư thả tâm hồn.

Sa Huỳnh nhiều cung bậc. Cung bậc nào cũng dìu dịu những thanh âm trong trẻo, tươi ròng vẻ đẹp của cuộc sống trong từng phân cảnh non nước trời mây.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Nam 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam

Thuyết Minh Về Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi – Mẫu 6

Bài thuyết minh về đảo Lý Sơn Quảng Ngãi sẽ tái hiện trước mắt bạn đọc khung cảnh thiên nhiên trong xanh, tươi đẹp của vùng biển đảo này bằng những ý văn giàu hình ảnh.

Quê tôi miền đảo Lý
Giữa bốn bề gió lộng
Vẫn sừng sững hiên ngang
Dẫu ngàn đời sóng vỗ

Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.

Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.

Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.

Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.

Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.

Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,…

Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay:

Trực nhìn ngó thấy Bàn Thang
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kì

(Ca dao)

Hay bài thơ của những người con xa quê hương, nhớ thương gửi qua từng câu chữ:

Thuở nhỏ sinh ra tại Lý Sơn
Lớn khôn phiêu bạt bởi nguồn cơn
Nhà nghèo nên phải đành xa xứ
Phú quý có đâu chịu lạ chơn
Nhớ lắm quê hương khi quạnh quẽ
Thương nhiều xứ sở lúc cô đơn
Quyết lòng phấn đầu cho thành đạt
Trở lại quê nhà trả nghĩa nhơn.

Lý Sơn – trái tim của biển đông, nơi hội tụ biết bao vẻ đẹp của quê hương. Với những thế mạnh vốn có của mình Lý Sơn không chỉ lưu giữ vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc, mà còn có cơ hội phát triển hơn nữa, đưa cuộc sống của con người nơi đây ngày càng đủ đầy, ấm no hơn.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Biển Mỹ Khê Quảng Ngãi – Mẫu 7

Tham khảo bài thuyết minh về biển Mỹ Khê Quảng Ngãi với cách hành văn sinh động và để lại nhiều ấn tượng với người đọc.

Nằm cách thành phố Quảng Ngãi chỉ 15 km, nằm trên đường ra cảng Sa Kỳ để đi đảo Lý Sơn. Vài năm trở lại đây, nhiều người đã biết đến cái tên Mỹ Khê – một điểm đến mới của tỉnh Quảng Ngãi.

Trùng tên với bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng của TP Đà Nẵng, bãi biển Mỹ Khê thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nằm bên cạnh sông Kinh là bãi tắm lý tưởng với không gian mênh mông, bãi cát trắng mịn, độ dốc thoải, được che chắn kín đáo bởi những rặng núi lấn ra biển cả ở 2 đầu.

Với đường bờ biển trải dài 7km, dải cát mịn, dốc thoai thoải, được che chắn bởi rừng dương (phi lao) xanh thẳm đu đưa theo gió. Bờ biển uốn hình lưỡi liềm như vầng trăng khuyết và càng trở nên thơ mộng hơn vào mùa hè, dưới ánh trăng thổn thức. Do chưa được khai thác đúng mức, biển Mỹ Khê – Quảng Ngãi còn giữ được nét đẹp hoang sơ, chưa bị bàn tay con người tác động nhiều, một nàng tiên vẫn ngủ yên chờ con người đánh thức.

Với con sông Kinh chạy song song ở phía trong, bãi biển Mỹ Khê có những làng chài chài yên bình, những chiếc thuyền câu đánh bắt gần bờ, những chiếc thuyền thúng nằm phơi mình cùng nắng gió mang lại những nét chấm phá, điểm tô sự bình dị, thân thương cho bãi biển nơi đây. Mặc dù bãi biển Mỹ Khê nằm bên quốc lộ 24B, chỉ cách TP Quảng Ngãi 50 phút xe bus; cách cảng Sa Kỳ 5km; cách cảng Dung Quất 16km nhưng bãi biển này vẫn còn khá mới mẻ với rất nhiều người.

Đặc biệt, trên tuyến đường ra với Mỹ Khê, du khách cũng có thể tham quan hàng loạt các di tích nằm bên đường như: Bảo tàng chứng chứng tích chiến tranh Sơn Mỹ; Đền thờ anh hùng thời chống Pháp Trương Định; Di tích thảm sát Mỹ Lai ghi dấu tội ác của quân đội Mỹ từng tấn công vào đây; thăm chùa Núi Ấn và sống Trà Khúc hiền hòa chảy ra biển vốn được coi là biểu tượng của Quảng Ngãi vốn đi vào thơ ca “Núi Ấn – Sông Trà”.

Đến với bãi biển Mỹ Khê, du khách có thể tìm cho mình một góc riêng bên các hàng quán dân dã, thưởng thức những món đồ hải sản với giá tương đối bình dân và đặc biệt nơi đây không hề có sự xô bồ, bán mua như ở những bãi biển du lịch khác. Chính điều này nên những ngày cuối tuần hoặc lễ tết, du khách nhất là các bạn trẻ thường lấy đây làm điểm đến trên chuyến hành trình khám phá của mình trước khi ra Lý Sơn.

Không nổi tiếng được như người “chị” Mỹ Khê (Đà Nẵng), hạ tầng bãi biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi) vẫn còn đơn sơ. Du khách biết đến Mỹ Khê cũng chỉ vài năm gần đây nhờ sự nổi tiếng của hòn đảo Lý Sơn, vì địa danh này nằm trên đường từ Quảng Ngãi ra cảng Sa Kỳ.

Thực tế, Mỹ Khê là một trong những bãi tắm đẹp và có nhiều lợi thế của tỉnh Quảng Ngãi để phát triển du lịch. Du khách đến đây có thể trải nghiệm một cảnh quan biển nguyên sơ và tận hưởng cảm giác yên bình khi tìm về với thiên nhiên.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị 💕 10 Bài Hay

Giới Thiệu Về Thác Trắng Quảng Ngãi – Mẫu 8

Giới thiệu về thác Trắng Quảng Ngãi sẽ là một trong những gợi ý thú vị giúp các em học sinh hoàn thành  tốt bài viết thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Đón đọc trọn vẹn bài văn mẫu thuyết minh về thác trắng Quảng Ngãi với những ý văn sinh động dưới đây:

Thác trắng là một trong những thác đẹp nhất ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Thác nằm gần thôn Tịnh Ðố, xã Thanh An, huyện Minh Long. Từ huyện lỵ đi đến thác khoảng 7km. Thác Trắng Minh Long nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp.

Thác Trắng đã được đưa vào khai thác, phát triển thành một khu du lịch sinh thái, với những điều kiện phục vụ tốt nhất cho một chuyến dã ngoại. Tuy nhiên, nơi đây vẫn còn giữ được những nét hoang sơ vốn có của đại ngàn. Vào những ngày nghỉ lễ lớn, thác Trắng sẽ là một thắng cảnh bạn không thể bỏ qua trong hành trình trải nghiệm và khám phá cùng người thân, bạn bè.

Để đến với địa điểm du lịch hoang sơ này, du khách sẽ vượt qua đèo Eo Gió nằm tiếp giáp giữa huyện Nghĩa Hành và Minh Long. Càng đến gần địa bàn huyện miền núi Minh Long, quang cảnh cũng bắt đầu thay đổi dần với những rẫy chè, nương sắn, thửa ruộng của đồng bào H’rê hai bên đường.

Dòng suối sau khi băng qua đồi núi và những cánh rừng nguyên sinh đã “thả mình” rơi xuống từ độ cao hơn 40 m. Từ trên cao, nước chảy xuống trắng xóa như đang trang trí cho sườn núi đá dốc đứng. Dòng nước trắng xóa nổi bật giữa màu xanh của cây rừng, của núi đá tạo nên một khung cảnh kỳ vĩ. Cũng chính vì thế, người dân địa phương đặt tên cho nơi này là thác Trắng.

Dưới chân thác Trắng là hồ nước tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, xanh biếc và mát lạnh ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất. Từ chân thác này, nước theo con suối rộng khoảng 20 mét, lô nhô đá tảng giữa dòng, quanh có uốn khúc trong thung lũng trước khi chảy ra hợp nước với các khe suối khác. Giữa mùa hè nóng bức mà đến thác Trắng với không khí mát lành thì thật tuyệt.

Làng Ðố xưa chỉ là rừng hoang, chỉ có một ít đồng bào Hrê đến cất chòi giữ trâu. Nay Ðố đã trở thành một làng Hrê định canh định cư, vẫn với nếp nhà cổ truyền, nhưng lợp ngói, khang trang đẹp đẽ. Hồ nước dưới chân thác Trắng và lòng suối có nhiều cá niêng được xem như một đặc sản mà bất cứ khách từ đâu cũng ưa thích.

Mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ, hoang sơ của dòng thác, đá núi, những cánh rừng và thỏa sức vẫy vùng trong dòng nước mát lạnh. Nếu ai muốn đến với thác Trắng hãy tìm sự giúp đỡ của người dân bản địa. Họ sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm qua suối khi nước chảy xiết, chỉ cho bạn biết nơi đâu nước lớn, có hố sâu, chỗ nào nhiều vắt.. Và để thêm yêu con người, vùng đất nơi đây.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Quảng Ninh 🌟 15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh

Thuyết Minh Về Chứng Tích Sơn Mỹ Quảng Ngãi – Mẫu 9

Bài thuyết minh về chứng tích Sơn Mỹ Quảng Ngãi sẽ nhắc nhớ bạn đọc về một trong những địa điểm gắn liền với những bi thương và mất mát của đất nước trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do và hoà bình.

Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống, nơi đây còn có giá trị về du lịch.

Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ nằm trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc. Ngày 16/3/1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, đánh vào người dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay.

Với chủ trương đốt sạch, phá sạch, giết sạch, chúng đã biến nơi này thành vùng đất chết. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và cuộc thảm sát bắt đầu. Số người bị tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án.

Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tổng thể các địa điểm nơi ghi dấu tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta. Khu chứng tích Sơn Mỹ, diện tích 2,4ha, nằm ở xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê) cạnh tỉnh lộ 24B từ thị xã Quảng Ngãi đi Sơn Mỹ – Mỹ Khê – Sa Kỳ và cách cụm di tích: ruộng ông Nhiều, tháp canh, đường làng khoảng 400m. Di tích nằm tách biệt với nhà dân bao gồm các di tích gốc đã được bảo tồn tôn tạo và các công trình về sau này mới được xây dựng như: nhà trưng bày bổ xung, nơi tiếp khách, tượng đài, tượng vườn.

Cụm di tích bao gồm ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây gòn nằm ở xóm Khê Thuận và điểm di tích vườn ông Phạm Minh (Khê Ðông), Phạm Hội (Khê Tây). Ðiểm di tích: hầm chống pháo của gia đình ông Lý Lệ, ông Ngô Mân tại xóm Mỹ Hội (thôn Cổ Lũy). Các điểm di tích mộ chôn chung các nạn nhân bị thảm sát.

Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống. Sơn Mỹ còn có giá trị về du lịch, nằm trong tuyến du lịch Thiên Ấn (khu mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng) – Châu Sa – Sơn Mỹ – Mỹ Khê – Dung Quất. Hàng năm có hơn 5 vạn người đến Sơn Mỹ tham quan. Hiện nay, mỗi tháng có gần 3.300 lượt khách đến tham quan.

Ðến Sơn Mỹ hôm nay, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để cảm nhận nỗi đau tột cùng của nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Bên trong nội thất Nhà Chứng tích, du khách có thể xem nhiều hiện vật còn được lưu giữ: đó là chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ, chiếc mõ tụng kinh của nhà sư Thích Tâm Trí còn tìm lại được. Trong những hiện vật đó, còn tìm thấy chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh. Sau khi cô bị sát hại, người yêu cô đã tìm nhặt lại được chiếc kẹp tóc ấy, trân trọng giữ gìn nó suốt 8 năm trời trước khi giao nó cho Nhà Chứng tích…

Bên ngoài khuôn viên chứng tích, rải rác đó đây trong các xóm thôn là những tấm bia dựng lên ở các địa điểm đã xảy ra các cuộc bắn giết. Ðây là tháp canh ở rìa làng, bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên với 102 người bị bắn chết. Kia là cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại.

Ở xóm Mỹ Hội, bây giờ bóng dừa đã vươn cao, ngoài kia biển xanh vẫn xua những đợt sóng bạc đầu vào bãi cát vàng sạch sẽ, duyên dáng, đúng là một cảnh đẹp có hạng ở Việt Nam. Giữa những khung cảnh trầm lắng thân thương ấy là tấm bia ghi dấu 97 người dân ở xóm bị tàn sát ngày nào.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Chùa Ông Quảng Ngãi – Mẫu 10

Chùa Ông là một trong những địa danh tâm linh không thể bỏ qua khi du khách đến thăm vùng đất Quảng Ngãi. Đón đọc bài thuyết minh về chùa Ông Quảng Ngãi dưới đây:

Chùa Ông hay chùa Ông Thu Xà là một trong “ngũ đại danh tự” của tỉnh Quảng Ngãi (cùng với chùa Hang Lý Sơn, chùa Thiên Ấn, chùa Hoa Nghiêm và chùa Diêm Điền), được công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

Chùa tọa lạc tại thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa (trước đây thuộc huyện Tư Nghĩa, nay thuộc TP. Quảng Ngãi), cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về hướng đông. Chùa Ông Thu Xà được người Hoa Minh Hương sống ở vùng Thu Xà xây dựng vào năm Minh Mạng thứ hai (năm 1821). Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay chùa vẫn giữ được gần như kiến trúc ban đầu. Trong gần 200 năm tồn tại, ngôi chùa này là nơi sinh hoạt tâm linh chung của cả người Hoa và người Việt tại Thu Xà.

Về quy mô, chùa Ông Thu Xà nhỏ hơn so với các chùa thờ Quan Công ở Hội An (Quảng Nam). Tuy nhiên, chùa lại có sự kết hợp hài hòa các yếu tố kiến trúc Việt – Hoa trong một tổng thể giàu tính thẩm mỹ. Từ ngoài vào, các công trình của chùa gồm tam quan, bình phong và trụ biểu, lầu trống và lầu chuông, chánh điện được bố trí theo một trục đạo với một bố cục chặt chẽ, đăng đối và tuần tự.

Về tổng thể, chùa có kiến trúc hình chữ “tam” với ba khối nhà liền nhau: tiền đường, chánh đường và hậu cung. Chánh đường thờ Quan Vũ, hậu cung thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Đây là mô hình “tiền thánh hậu phật” rất phổ biến trong kiến trúc chùa của người Minh Hương ở Việt Nam. Nghệ thuật trang trí ở chùa Ông Thu Xà cũng đạt đến trình độ tinh xảo, đặc biệt là các kỹ thuật chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng trên các bình phong, cột, khám thờ, tượng, diềm bia…

Tại chùa Ông Thu Xà hiện còn lưu 6 bia đá viết bằng chữ Hán được tạo dựng vào các năm 1895 và 1920, ghi lại việc trùng tu chùa. Các bia này được trang trí bằng hình chạm nổi lưỡng long tranh châu. Đây là những bia đá có giá trị lịch sử và mỹ thuật.

Chùa Ông Thu Xà là một trong những địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng nổi tiếng nhất tại Quảng Ngãi, thu hút nhiều người đến tham quan, chiêm bái, nhất là vào các dịp tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, lễ Phật đản, lễ Vu lan báo hiếu… Hằng năm, tại đây còn có lễ hội chùa Ông Thu Xà với nhiều hoạt động đậm sắc màu văn hóa, tâm linh (như rước xe hoa, thả hoa đăng, phóng sinh, múa lân, dâng hương, phát lộc…) và thấm đẫm tinh thần nhân văn (cầu quốc thái dân an, tế cáo âm hồn…). Lễ hội diễn ra từ ngày 14 và 15 tháng 7 âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương về hành hương, vãn cảnh.

Về vùng Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), ngoài đặc sản kẹo gương Thu Xà nổi tiếng, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến vãn cảnh chùa Ông Thu Xà. Về đây, du khách sẽ được chứng kiến những nét tinh hoa trong kiến trúc chùa, được nghe các vị cao niên kể những giai thoại gắn với chùa và nhất là cảm nhận được sự bình yên, thư thái trong tâm hồn.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Bình 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Bình

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi – Mẫu 11

Một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất của vùng đất ven sông Trà chính là chùa Thiên Ấn, bài thuyết minh về chùa Thiên Ấn Quảng Ngãi dưới đây sẽ đưa bạn đọc cùng khám phá di tích tâm linh này.

Đến Quảng Ngãi, sẽ chưa thật trọn vẹn nếu bạn chưa một lần lên núi vãn cảnh chùa Thiên Ấn. Đây là một trong những danh tự của tỉnh Quảng Ngãi, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1990.

Thiên Ấn cổ tự tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Ấn, thuộc xã Tịnh Ấn, huyện Sơn Tịnh, cách sông Trà Khúc và TP. Quảng Ngãi khoảng 3 km. Cùng với chùa Hoa Nghiêm (TP. Quảng Ngãi), chùa Ông Thu Xà (huyện Tư Nghĩa), chùa Hang (huyện đảo Lý Sơn), chùa Diêm Điền (huyện Sơn Tịnh), chùa Thiên Ấn là một trong những ngôi cổ tự lâu đời nhất ở xứ Cẩm Thành.

Theo một số tài liệu, chùa Thiên Ấn được khởi công xây dựng vào năm 1694, hoàn thành cuối năm 1695, do thiền sư Pháp Hóa (1670-1754) sáng lập. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1716, đời vua Lê Dụ Tông ở Đàng Ngoài), chúa Nguyễn Phúc Chu (Đàng Trong), một người sùng đạo Phật, đã ban cho chùa biển ngạch “Sắc tứ Thiên Ấn tự”. Như vậy, từ khi khai sơn đến nay, chùa Thiên Ấn đã trải qua hơn 300 năm, với 15 đời trụ trì, trong đó có 6 vị được tôn là sư tổ, gọi chung là “lục tổ”.

So với các danh tự khác, chùa Thiên Ấn có kiến trúc đơn giản hơn. Nhà phương trượng của chùa được xây theo kiến trúc nhà rường. Trong khuôn viên chùa có giếng cổ sâu hơn 50 thước, xây bằng đá ong đẽo nhẵn, nước ngọt và trong, gọi là giếng Phật, tương truyền do sư tổ của chùa tự đào trong suốt 20 năm, đến khi giếng hoàn thành thì sư viên tịch.

Trong chùa còn có một chuông đồng lớn, tục gọi chuông Thần, được thỉnh về từ làng đúc đồng Chí Tượng (nay là xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Điểm đặc biệt nhất của ngôi cổ tự này là địa thế trên đỉnh Thiên Ấn,một ngọn núi linh thiêng trong tâm thức của người dân Quảng Ngãi.

Phía đông của chùa, nằm dưới hàng cây cổ thụ là các ngôi bảo tháp, nơi an táng các vị sư tổ và sư trụ trì của chùa. Trong chùa còn có nhiều hạng mục mới xây như vườn cây Lâm tì ni, bảo tháp 9 tầng, tượng Quan Âm Bồ Tát… Cũng trên đỉnh Thiên Ấn, gần chùa theo hướng tây là phần mộ của nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng được người dân địa phương an táng vào năm 1947. Cùng với chùa Thiên Ấn, mộ cụ Huỳnh đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Vãn cảnh chùa Thiên Ấn, du khách như lạc vào cõi thiền giữa cảnh núi rừng tĩnh mịch, không khí trong lành, không gian yên ắng, khoáng đãng khiến lòng người thư thái, thanh tịnh như được gọt rửa hết bụi trần. Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, có nhiều loại cây ăn quả, các hàng cây cổ thụ và những con đường len lỏi giữa núi rừng, là nơi bộ hành thưởng cảnh lý tưởng. Từ chùa Thiên Ấn nhìn về phía sông Trà Khúc, cả một vùng rộng lớn như thu vào tầm mắt, du khách sẽ cảm được hết tình quê hương, non nước của người Quảng Ngãi trong câu ca dao đã từ lâu đi vào tâm thức con người nơi đây:

Ai về núi Ấn, sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm.

Về Quảng Ngãi, du khách hãy tạm gác lại những bề bộn cuộc sống, một lần lên đỉnh non thiêng vãn cảnh chùa Thiên Ấn. Rời khỏi chốn đô thị ồn ào, lên Thiên Ấn lạc vào cõi Phật, bạn sẽ thấy lòng mình an yên, thư thái hơn nhiều…

Đón đọc tuyển tập 🌟 Thuyết Minh Về Phú Thọ 🌟 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay

Thuyết Minh Về Núi Thiên Ấn Quảng Ngãi – Mẫu 12

“Núi Ấn, sông Trà” từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng của vùng đất Quảng Ngãi, bài thuyết minh về núi Thiên Ấn Quảng Ngãi dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về danh thắng này.

Núi Thiên Ấn nằm ở phía Bắc sông Trà Khúc, cách quốc lộ 1 không xa, nằm cạnh quốc lộ 24B cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi hơn 3km về hướng Đông Bắc.

Núi Thiên Ấn cao 106 mét, dáng núi hình thang cân, nhìn từ hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời niêm xuống dòng sông, vì vậy người xưa gọi đây là “Thiên ấn Niêm Hà” (ấn trời đóng trên sông) với niềm tin đây là ngọn núi thiêng chi phối lịch sử và con người Quảng Ngãi. Con đường đi lên đỉnh núi, men theo sườn núi từ phía Nam theo hình xoắn ốc chiều kim đồng hồ, lòng đường rộng, độ dốc không lớn, có thể dùng xe các loại lên xuống. Ngoài ra còn có đường tắt kè đá thành những bậc cấp dùng cho người đi bộ.

Đỉnh núi Thiên Ấn bằng phẳng, rộng khoảng 10ha tạo thế nhìn bao quát một vùng không gian rộng lớn những ruộng đồng, đồi núi, sông nước, làng mạc hợp thành một bức tranh phong cảnh hữu tình. Núp dưới bóng lùm cây cổ thụ, chiếm một diện tích tương đối lớn là ngôi chùa cổ Thiên Ấn, được xây vào cuối thế kỷ XVII và khu viên mộ với các lăng mộ hình tháp, uy nghi. Cách ngôi chùa không xa, chếch về hướng Tây Nam là mộ nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng với tấm bia mộ cao thanh thoát có thể nhìn thấy từ phía xa.

Chùa Thiên Ấn được xây dựng vào năm 1694 và hoàn thành vào cuối năm 1695. Tổ khai sơn chùa Thiên Ấn là thiền sư Pháp Hóa (1670-1754), tục danh Lê Diệt, hiệu Minh Hải Phật Bảo, gốc người tỉnh phúc Kiến, Trung Hoa, thuộc dòng thiền Lâm Tế. Lúc đầu chùa chỉ có 1 am nhỏ, sau đó được dần trùng tu mở rộng thu hút được nhiều tăng ni phật tử và trở nên nổi tiếng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11(1717, đời vua Lê Dụ Tông), chúa Nguyễn Phúc Chu, là người rất sùng mộ đạo Phật đã ban cho chùa biển ngạch SẮC TỨ THIÊN ẤN TỰ. Tấm biển này sau đó bị hư hại và được thiền sư Hoàng Phúc tái tạo vào năm 1916.

Từ khi khai lập đến nay, chùa đã có 15 đời sư trụ trì, trong đó có 6 vị được suy tôn là sư tổ. Chùa đã trãi qua 5 lần trùng tu vào các năm 1717, 1827, 1910,1918, 1959. so với các ngôi chùa cổ trong Nam ngoài bắc, kể cả chùa Ông Thu Xà, chùa Thiên Ấn không nổi bật lắm về kiến trúc nội thất, trừ nhà phương trượng được xây dựng theo kiến trúc nhà rường, vốn là bộ khung mua lại của đình làng Phú Nhơn.

Bù lại chùa được xây dựng ở vị trí có 1 không 2, đó là đỉnh đồi Thiên Ấn, một thế đất thiêng trong tâm tưởng người dân Quảng Ngãi. Không những đông đảo tăng ni phật tử toàn tỉnh tôn xưng ngôi vị tổ đình, mà đối với người dân, ngôi chùa này có một sự gắn bó bền chặt trong tâm linh, thể hiện qua các giai thoại như giếng Phật, chuông Thần và nhiều câu ca dao sâu nặng nghĩa tình được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Khu viên mộ, nơi an táng các vị sư tổ và các thiền sư trụ trì, nằm tiếp phía Đông Thiên Ấn Tự, với những ngôi bửu tháp xây dựng nhiều tầng theo số lẻ (5,7,9) và tượng hình hoa sen, bên trong tháp là nói chôn giữ di hài, phía ngoài là bia ghi công đức, gắn liền vói thân tháp. Chính khu viên mộ này là nơi gìn giữ bảo thân của 6 vị thiền sư nổi tiếng, kế tục trụ trì chùa Thiên Ấn, gìn giữ, mở rộng chùa cũng như mang giáo lý từ bi, hỷ xả các Đức Phật đến với đông đảo tín đồ trong tỉnh.

Cách ngôi chùa không xa, về phía Tây Nam là mộ chí nhà yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947). Cụ Huỳnh Thúc Kháng là một nhà báo nổi tiếng, sáng lập và chủ bút báo Tiếng dân, tác giả Thi tù tùng thoại và nhiều văn phẩm có giá trị về văn học và lịch sử, Bộ trưởng Bộ nội vụ chính phủ liên hiệp kháng chiến, quyền Chủ tịch nước VNDCCH trong thời gian Hồ Chủ Tịch sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau. Là người Quảng Nam nhưng cụ có nhiều gắn bó với Quảng Ngãi.

Đặc biệt trong những năm cuối đời, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở liên khu V, cụ đã sống làm việc tại huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi và mất tại đây vào ngày 21/4/1947, hưởng thọ 71 tuổi. Mộ cụ Huỳnh là sự kết hợp hài hòa kiến trúc hiện đại và truyền thống lăng mộ Đông Phương, ngôi mộ vừa có nét đơn giản, vừa có sự trang trọng nghiêm kính, gắn bó hài hòa với tổng thể cảnh quan Thiên Ấn.

Ở Thiên Ấn, ngoài lễ tưởng niệm cụ Huỳnh do chính quyền tổ chức hàng năm, còn có các lễ hội tôn giáo do nhà chùa và tín hữu tự đảm trách. Trong những dịp lễ lớn, số người đến viếng Thiên Ấn lên đến hàng vạn, trong đó không ít người từ phương xa về.

Thắng cảnh Thiên Ấn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Mấy năm gần đây cùng với việc nhà nước đầu tư kinh phí tôn tạo mộ cụ Huỳnh, tín hữu Phật giáo cũng vận động quyên góp công sức trùng tu ngôi chùa, sửa sang tam quan… tổ chức trang trọng các ngày lễ lớn. Số người đến viếng chùa ngoạn cảnh ngày càng nhiều nhất là các ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Một Đặc Sản Ở Quảng Ngãi – Mẫu 13

Để viết bài thuyết minh về một đặc sản ở Quảng Ngãi sẽ có rất nhiều lựa chọn và những món ăn đặc trưng của vùng đất này. Tham khảo bài thuyết minh về món ăn đặc sản ở Quảng Ngãi giới thiệu món cá bống sông Trà dưới đây:

Cá bống sống nhiều ở đoạn sông Trà từ đuôi xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh thẳng ra biển. Đoạn này nước sông Trà trong vắt, con cá bống lủi dưới cát trắng nên thịt dai, thơm, mình thon cỡ ngón tay út, nhưng để có món cá bống kho tiêu hảo hạng nhất thiết phải là con cá bống cát sống ở giữa sông. Ấy mới chính là cá bống sông Trà chính hiệu làm say lòng thực khách. Khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, cá bống nhiều nhất, lúc này cá nhiều trứng, mập, béo ngậy.

Người Quảng Ngãi cũng không biết cá bống có mặt ở sông Trà từ bao nhưng cứ đến tháng 1 đến tháng 8 Âm lịch hàng năm, những đàn cá bống lại ngược dòng từ cửa sông về thượng nguồn. Đây cũng là mùa đánh bắt chính của người dân. Người dân đánh bắt bằng lưới hoặc thả ống. Trên lưới có gắn các vỏ ốc, vỏ sò lớn để lưới chìm được. Thời gian kéo lưới từ 6 giờ sáng tới buổi trưa.

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu

Mặc dù món canh chua cá bống ngon nhưng kho tiêu vẫn là ngon nhất. Muốn có món cá kho tiêu ngon thì con cá phải còn sống. Cho cá vào rổ xát với muối cho sạch vẩy rồi ướp cá với chút đường, nước mắm, muối, tiêu, bột ngọt,… cho thấm trước khi kho. Nghe đơn giản nhưng phải biết cách kho nếu không cá nát hết. Để cho ra món cá kho đặc sản đúng hương vị xứ Quảng thì phải dùng các đặc sản xứ Quảng như nước mắm Kỳ Tân, đường trắng An Thới, tỏi Lý Sơn, tiêu rừng vừa thơm vừa cay. Cá được kho rim với lửa nhỏ liu riu rồi tắt bếp, cá quéo lại, thịt săn chắc, rất thơm ngon.

Cá bống kho ngon nhất vẫn là kho bằng cái trách đất, niêu đất, để các hương vị được chất thổ dẫn truyền hòa quyện vào nhau, thấm cái vị thơm nồng của đất mẹ vào từng thớ cá, tạo ra một hương thơm quyến rũ khó cưỡng, khiến bụng đói cồn cào. Món cá bống kho tiêu đưa với cơm nóng, rau luộc thì thật không gì bằng. Cá kho mặn mặn ăn cùng cháo trắng hành hoa thì mồ hôi túa ra, ăn xong thấy người khoan khoái.

Cá bống tự nhiên kết hợp cùng tiêu và các loại gia vị tạo thành món ăn đặc sản thơm ngon của vùng đất Quảng Ngãi, làm say lòng nhiều thực khách.

Gợi ý cho bạn 🌳 Thuyết Minh Về Ninh Bình 🌳 16 Bài Giới Thiệu Ninh Bình Hay

Bài Giới Thiệu Về Món Ăn Quảng Ngãi Học Sinh Giỏi – Mẫu 14

Bài giới thiệu về món ăn Quảng Ngãi học sinh giỏi viết về món mắm nhum dưới đây không chỉ cung cấp những thông tin thú vị về món đặc sản này mà còn giúp các em học sinh nắm vững phương pháp viết văn thuyết minh.

“Anh than cha mẹ anh nghèo
Đũa tre yếu ớt chờ quèo mắm nhum”

Nhum biển, hay còn gọi là cầu gai, nhím biển được ví như “nhân sâm” của biển, đặc sản của vùng ven biển Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Người dân nơi đây đã chế biến nhum biển thành đặc sản “mắm nhum” mà chỉ có ở Sa Huỳnh.

Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, ngư dân ven biển xã Phổ Châu (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum biển trên gành rạng. Nhum thường xuất hiện ở khu vực gành Trọc, gành Nhu – hai lũy đá ở hai đầu bãi biển thôn Châu Me là nơi “bám đá” của loài nhum biển. Lúc này, ngư dân mang theo đồ nghề của một thợ lặn, tay cầm thêm một đoạn sắt dài khoảng nửa mét với một bên đầu được bẻ cong như lưỡi câu và đầu còn lại cắm vào cán gỗ dùng để nạy nhum khỏi đá.

Trung bình mỗi lần đi săn nhum, ngư dân phải ngụp lặn liên tục từ sáng cho đến tận trưa nắng. Công việc vất vả, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy khi dưới gành rạng phủ rêu trơn trượt, sơ sẩy thì chân liền giẫm phải những “quả cầu gai”, nhưng trong năm chỉ có một mùa khai thác, nên ai nấy đều dốc sức. Từ sau mùa đông thì dưới những gành rạng những con nhum bắt đầu mùa sinh sản. Trời mùa đông, biển động thuyền không thể ra gành rạng vì sóng lớn, phải qua hết mùa sinh sản, nhum dần “trưởng thành” thì ngư dân mới hành nghề bắt nhum.

Nhum ở Sa Huỳnh rất ngon, có lẽ vì gặp dòng nước biển hợp nên nhum vừa béo ngậy lại vừa thơm. Sau khi bắt về, phải dùng muỗng nạo thịt nhum bên trong cho vào một cái chum lớn và bỏ muối vào tỷ lệ tương ứng, đậy thật kỹ khoảng 15-20 ngày, cho đến khi đặc sền sệt, thơm rưng rức. Mắm nhum là thứ nước chấm ngon tuyệt và là đặc sản tiến vua của người dân Quảng Ngãi xưa. Cứ khoảng 100 con nhum được 1 kg thịt và đem ủ mắm, ngày nay lượng khai thác nhum không nhiều và chỉ vào mùa thì dưới gành đá mới tìm thấy nhum.

Thịt nhum chế biến được nhiều món ăn tuyệt hảo như: nhum nướng, nhum sống ăn với cải bẹ xanh, tuy nhiên có lẽ mắm nhum vẫn là món được người dân địa phương yêu thích nhất. Theo kinh nghiệm của người dân địa phương, mắm nhum ngon nhất khi ăn cùng thịt lợn luộc, bún và rau sống. Khi miếng thịt chấm vào tô mắm có pha chút ớt, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi đọng trên đầu lưỡi.

Từ lâu nghề bắt nhum và làm mắm nhum đã trở thành đặc sản của người dân xã Phổ Châu. Cư dân ven biển xã Phổ Châu chỉ khai thác khi đúng vụ nhum từ tháng 4 đến tháng 6, riêng cả mùa đông là mùa sinh sản thì người dân không khai thác. Mỗi người dân ở đây đều tham gia bảo vệ sự sinh sản tự nhiên của nhum. Chính vì vậy, mỗi năm, nhum luôn xuất hiện dày đặc khi vào mùa khai thác.

Thời xưa, mắm nhum nằm trong danh sách những sản vật tiến vua. Và có lẽ chính vì lẽ đó mà cho tới ngày nay, mắm nhum còn có tên là mắm tiến vua hay mắm quý tộc. Với ai từng có cơ hội thưởng thức món mắm này có lẽ sẽ nhớ mãi không quên.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Món Don Quảng Ngãi – Mẫu 15

Đón đọc bài thuyết minh về món don Quảng Ngãi và cùng khám phá một trong những món đặc sản chỉ có ở vùng biển của vùng đất này.

Có những món ăn chỉ nghe tên cũng có thể hình dung ra hương vị nhưng cũng có món dù nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần, người ta cũng chẳng tưởng tượng nổi hình thù, nguồn gốc của chúng ra sao. Don – đặc sản chỉ có ở Quảng Ngãi là một trong những món ăn như vậy.

Con don là loài nhuyễn thể gần giống với hến, vỏ có hai mảnh hình dẹt và dài chỉ khoảng 1 cm, bên trong phần thịt có màu trắng đục và tua xung quanh. Don có ở sông Trà Khúc và sông Vệ nhưng phần lớn tập trung ở sông Trà Khúc. Đặc biệt, do đặc điểm dòng nước khác nhau nên con don chỉ sinh sống phần lớn ở đoạn chảy qua xã Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi – đoạn gần cuối nguồn dòng sông), còn những nơi khác hầu như không có hoặc rất ít.

Thường vào mùa khô hạn (khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm), người dân xung quanh hai con sông trên mới vào mùa cào don. Do sống vùi trong cát nên việc cào don rất cực khổ với người dân nơi đây, đặc biệt là những hôm gặp nước lớn, người cào phải ngâm mình trong nước.

Don khi được cào về sẽ được chà vỏ, rửa thật sạch, ngâm cho nhả hết cát, rồi đun nước luộc cho đến khi há miệng. Sau đó, tách riêng phần nước luộc don và con don, dùng đũa khuấy đều cho phần thịt rớt ra khỏi vỏ. Sau khi đã tách vỏ, phần thịt bỏ vào nước luộc don nấu lại, tùy khẩu vị mà nêm nếm cho vừa miệng, nhưng nhất thiết phải có một chút cay the từ ớt để tăng độ kích thích.

Món don sau khi chế biến xong chỉ gồm một tô nước có màu trắng đục, trong có chứa nhiều con don nhỏ xíu. Để thêm món ăn được đậm đà, tô don nhất thiết phải có ít hành tây thái mỏng và một ít bánh tráng sống hoặc chín tùy theo sở thích. Khi nhận tô don nóng hổi bốc khói, du khách dằm thêm trái ớt hiểm, đơn giản vậy nhưng đi sâu vào tâm trí của mỗi người con Quảng Ngãi khi xa quê hương.

Theo những bậc cao niên, ngày xưa món don chỉ thịnh hành ở những vùng quê nghèo khó và thường được những phụ nữ luống tuổi quảy gánh đi bán dạo cho những người lao động cực khổ vào lúc xế, chiều. Có lẽ chính vì cuộc sống cơ cực, nghèo khó đó mới có món don, bởi vậy khi nhắc đến món này, nhiều người dân Quảng Ngãi hình dung đó là món ăn dân dã, nóng hổi, cay nồng như chính hơi thở, cuộc sống cực khổ của con người nơi đây…

Ngày nay, khi đi ngang qua Quảng Ngãi, du khách có thể thưởng thức món don ở nhiều hàng quán khắp nơi. Còn ở những thành phố lớn như Đà Nẵng, TP HCM… món don cũng được bày bán nhưng rất ít địa điểm và không còn giữ được vị tươi ngon của don, không còn “mùi” hơi thở, “mùi” cuộc sống khổ cực của chính món don Quảng Ngãi.

Với những hương vị mang nét rất riêng, món don Quảng Ngãi đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 4 sản vật Quảng Ngãi. Don và cá bống sông Trà cũng nằm trong số 50 món đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Viết Giới Thiệu Về Quảng Ngãi Bằng Tiếng Anh – Mẫu 16

Tham khảo bài viết giới thiệu về Quảng Ngãi bằng tiếng Anh giúp các em học sinh luyện tập cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp và trau dồi vốn từ vựng.

Tiếng Anh:

Quang Ngai is a province in the Central Central Coast with the common feature of mountains encroaching on the sea, the terrain is transitional from the coastal plain in the east to the high mountainous terrain in the west.

With a coastline stretching over 130km and a diversity of geology and geomorphology, Quang Ngai has created majestic and beautiful landscapes. Beautiful beaches such as My Khe, Sa Huynh, Binh Chau… and rich and unique marine ecosystems. In recent years, Quang Ngai tourism products have been increasingly diversified and the quality has been improved. Among them are products associated with sea and island tourism. This is the main type of tourism in the province.

Quang Ngai is also known as a land of talented people, with a long history, steadfastness in the two resistance wars of the nation with many illustrious feats and also the birthplace of many patriotic dignitaries sages, martial generals, revolutionary activists and talented leaders of the country.

Tiếng Việt:

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đông đến địa hình miền núi cao ở phía tây.

Với đường bờ biển trải dài hơn 130km và sự đa dạng của địa chất, địa mạo đã tạo cho Quảng Ngãi những cảnh quan hùng vĩ, tuyệt đẹp. Những bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Bình Châu… và hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc. Trong thời gian qua, sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao. Trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo. Đây là loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh.

Quảng Ngãi còn được biết đến là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử, kiên trung trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc với nhiều chiến công lẫy lừng và cũng là nơi sản sinh nhiều chí sĩ yêu nước, các vị hiền triết, võ tướng, các nhà hoạt động cách mạng và nhà lãnh đạo tài ba của đất nước.

Tìm hiểu nhiều hơn 🔥 Thuyết Minh Về Nghệ An 🔥 19 Bài Giới Thiệu Nghệ An Hay

Viết một bình luận