Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá [34+ Bài Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế, Món Bún Chả Cá ❤️️ 34+ Bài Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Bún Bò Huế

Mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Bún Bò Huế được gợi ý sau đây giúp các em triển khai bài văn của mình đầy đủ ý nhất.

Mở bài : Giới thiệu món ăn ( Món ăn đó là gì , ăn ở đâu và thời điểm ? )

Thân bài :

a) Trước khi ăn bạn thấy thế nào :

  • Ngửi có mùi thơm như là mùi … ( Mùi bạn đã ngửi thấy nó ra sao ?)
  • Thấy trông là đẹp mắt , cảm thấy rất sung sướng
  • Gợi em nhớ … ( Nhớ đến quê huơng đất nước con người VN , ông bà , cha mẹ , đã nấu cho mình ăn

b) Sau khi ăn cảm thấy thế nào :

  • Mùi trong miệng vị như thế nào
  • Làm cho mình rất muốn thèm ăn và nhớ nhiều hơn nữa
  • Rất hạnh phúc được ăn món ngon mà chính mọi người làm ra cho mình

c) Món ăn nói về truyền thống gì ? ( Miền Nam , Trung hay Nam )

Kết bài : Cảm nghĩ của mình khi hưởng thức món ăn

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Canh Khổ Qua Nhồi Thịt ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Hay – Bài 1

Bài Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Hay là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em có thể ôn tập tốt nhất cho kì thi của mình.

Thành phố Huế từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của đền đài, lăng tẩm. Đến với mảnh đất cố đô, du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc lối vào một xứ sở của thời xa xưa. Không chỉ có những công trình nguy nga, cố đô Huế còn “níu chân” du khách bởi nền ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc.

Nhắc tới ẩm thực xứ Huế mà không nhắc đến bún bò Huế thì quả là một điều thiếu sót. Món ăn vang danh ba miền và trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Đây chính là một trong những niềm tự hào của người dân vùng đất kinh kỳ.

Bún bò Huế có nguồn gốc ban đầu là một món ăn trong cung đình Huế xưa. Giờ đây, nó đã trở thành một món ăn dân dã của người dân vùng đất cố đô. Thời gian trôi qua, nguyên liệu và cách chế biến bún bò Huế có thể thay đổi nhưng nó vẫn luôn hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Huế: cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc sắc.

Nguyên liệu chính để nấu bún bò là thịt bắp bò, giò heo, thịt bò, chả, tiết để tạo màu đỏ đặc trưng cho nước dùng. Cũng giống như các món bún khác, nước lèo chính là “linh hồn” của bún bò Huế. Để nấu được nước dùng ngon, người nấu phải biết cách phối hợp một cách tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc – gia vị góp phần tạo nên nét đặc trưng của bún bò Huế, sả tươi và ớt đỏ.

Với những nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay chế biến tài tình, tinh tế của người Huế đã tạo nên một món ăn mang hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Lại nhắc đến đặc trưng của ẩm thực Huế không thể không nhắc đến vị cay. Tô bún bò Huế đỏ rực màu ớt, cay đến chảy nước mắt nhưng ai cũng phải xuýt xoa vì ngon vô cùng.

Để trung hòa vị béo, vị cay của tô bún bò Huế, người ta thường ăn kèm với rau sống, giá, rau húng và chút hoa chuối… Tô bún bò mới múc ra nóng hổi nghi ngút khói, thực khách vội vắt miếng chanh, thả tý ớt rồi ăn xì xụp. Có thể nói, một tô bún bò Huế đã hội tụ mọi tinh hoa của ẩm thực: chua, cay, thơm, ngọt, béo.

SCR.VN Gợi Ý Bài💦 Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu ❤️️ 21 Bài Thịt Kho Hột Vịt

Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Đặc Sắc – Bài 2

Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Đặc Sắc giúp các em có thêm nhiều kiến thức hay về món ăn nổi tiếng này.

Huế không chỉ là điểm đến với những danh lam thắng cảnh đầy thơ mộng, những di tích lịch sử cổ kính mà còn là “thiên đường ẩm thực”. Nói đến Huế, người ta sẽ nói ngay đến món bún bò Huế, một món ăn nức tiếng, đi đâu cũng được người người, nhà nhà biết đến.

Bún bò Huế không còn là món ăn xa lạ đối với người dân khắp cả nước. Đi một vòng Hà Nội hay Đà Nẵng thậm chí ở thành phố Hồ Chí Minh ta dễ dàng bắt gặp những quán ăn mang tên “bún bò Huế”. Nhưng có lẽ, để tìm được hương vị và sự đậm đà của món bùn bò Huế chính gốc thì ít có nơi nào đáp ứng được trừ mảnh đất có dòng sông Hương và cầu Tràng Tiền.

Để làm được một tô bún bò chính gốc Huế cần phải có thịt bắp bò, bún, thịt bắp bò, giò heo, chả (thịt bò quết nhuyễn), tiết luộc cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Thành phần tuy đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình, tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Bất kì tô bún hay phở nào cũng vậy, muốn ngon đậm đà thì cốt ở cái nước lèo và bún bò Huế cũng không ngoại lệ. Để nấu được một nồi nước lèo cho món bún bò Huế không phải đơn giản. Nước lèo phải hầm từ xương bò với một vài loại củ. Nấu nước phải thật trong và nếm gia vị sao cho khi nếm chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm.

Đặc biệt trong nước dùng của bún Huế, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc – đây là loại mắm rất riêng của người Huế và cũng là hương vị truyền thống mà rất ít ai bắt chước được. Mắm ruốc đúng liều lượng sẽ tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng giúp trung hòa mùi mắm ruốc. Khi kết hợp với tiêu, hành, nước mắm sẽ trở nên dịu và ngạt ngào thơm thu hút thực khách.

Bên cạnh nước lèo thì sợi bún bò Huế cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của món bún bò Huế. Sợi bún Huế được người làm nhào, nặn, quết, vắt bằng tay nên có hình dạng to hơn bún Bắc và bún Nam. Bún ngon phải là bún được làm bằng bột gạo pha chút bột lọc với tỷ lệ vừa phải để cho con bún ướt, ngon và dai hơn.

Đi cùng với tô bún bò Huế bao giờ cũng có một đĩa rau sống ăn kèm gồm một nhúm giá sống trắng nõn, mấy cọng rau húng thơm, chút hoa chuối thái mỏng tang, cùng lát chanh tươi thơm lừng… thành ra một tô bún bò Huế có đủ vị cay, thơm, ngọt, béo và cũng rực rỡ sắc màu với xanh của rau, đỏ của ớt, vàng của chả cua và trắng nõn nà của sợi bún…

Bún bò Huế chỉ là một món ăn bình dân mà ta dễ dàng bắt gặp trên vỉa hè của một cô hàng rong, hay trong một góc chợ, một cửa hàng nhỏ nhỏ cuối ngõ. Nhưng đó là món ăn được rất nhiều người thích thú thưởng thức và tấm tắc khen ngon. Một đầu bếp nổi tiếng của Mĩ, Anthony Bourdain cũng đã phải thốt lên rằng “Bún bò Huế là món ‘súp’ ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức”.

Mặc dù trải qua nhiều năm tháng, với nhiều phá cách, sáng tạo mới lạ khác nhau, nhưng người dân xứ Huế mộng mơ vẫn giữ cho mình, cho đặc sản quê hương những gì bình dị nhất, truyền thống nhất, cổ xưa nhất. Đây chính là nét riêng biệt nhất của bún bò Huế.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Điểm 10 – Bài 3

Văn Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn hay và đặc sắc.

Bún bò Huế được yêu thích bởi hình thức bắt mắt và hương vị đậm đà khó quên. Bởi vậy, xứ Huế thu hút du khách không chỉ ở vẻ đẹp của sông Hương, núi Ngự,… mà còn ở món bún bò đặc sản đất cố đô.

Điểm tạo nên sự khác biệt của bún bò Huế chính là sợi bún to, lát thịt bò mỏng mà to bản, nước lèo có màu đỏ cam với vị cay nồng hấp dẫn. Để nấu món đặc sản đất Huế này, người đứng bếp cần thực sự tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu tới các bước chế biến.

Bún bò Huế xưa ra đời từ thời chúa Nguyễn Hoàng (khoảng thế kỷ thứ 16). Tương truyền, xưa có cô Bún xinh đẹp, giỏi giang, thạo nghề làm bún. Tại làng Vân Cù (nay thuộc thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), cô Bún đã sáng tạo ra cách chế biến một món ăn mới: Lấy thịt bò nấu thành nước dùng cho món bún. Từ đó, món bún bò ra đời, được lưu giữ và phát triển qua nhiều thế hệ. Đến nay, bún bò Huế đã được cải biên với sự có mặt của nhiều nguyên liệu khác như giò heo, tiết lợn, chả cua,…

Bún bò Huế có nhiều điểm khác biệt so với món bún bò của những địa phương khác. Món ăn này nổi tiếng đến mức gần như ai đã đi du lịch Huế cũng phải thưởng thức ít nhất một lần.

Bún bò Huế có những gì? Một tô bún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo, chả cua và nước dùng. Nguyên liệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải. Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ bò màu vàng nhạt. Chả cua màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xay nhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên.

Một tô bún bò Huế ngon, chuẩn vị đất cố đô phải có hương thơm hấp dẫn. Tô bún có sắc cam của dầu điều, sắc nâu của thịt bò, tiết lợn và sắc xanh của hành, mùi, thêm chút giá đỗ thanh mát. Món bún với đủ vị cay, ngọt, bùi đã thực sự làm “xiêu lòng” thực khách.

“Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước dùng. Nước dùng được ninh từ xương ống bò nên có vị ngọt đậm đà. Ngoài ra, người ta còn thêm vào nước dùng chút mắm ruốc và sả để dậy mùi thơm nồng hấp dẫn.

Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Món Trứng Rán, Trứng Chiên ❤️️ Ngoài Mẫu Thuyết Minh Về Bún Bò Huế

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Hay Nhất – Bài 4

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc dưới đây.

Mỗi vùng miền có những món ăn đặc sản riêng. Miền Bắc có bún thang, bún riêu, bún ốc, bún mọc… Miền Nam có bún mắm, bún nước lèo… Miền Trung lại có bún mắm nêm, bún dấm ruốc, bún chả tôm, bún thịt nướng, bún bò giò heo, trong đó có bún bò giò heo, còn gọi là bún bò Huế, được ưa chuộng và phổ biến nhất.

Bát bún bò Huế trông có vẻ đạm bạc nhưng lại rất thanh lịch với nước bún trong, để lộ những sợi bún trắng nằm xếp lớp bên những lát ớt đỏ nổi bật trên nền xanh pha trắng của rau hành, nhưng vẫn che được miếng thịt bắp bò nâu nâu, miếng giò heo trắng ngả vàng với lớp da mỏng, ôm quanh thịt nạc và miếng xương tròn ở giữa.

Để có một bát bún bò Huế ngon, điều quan trọng là ở khâu nước dùng. Nước phải được nấu từ xương heo, bò hầm cùng một số loại rau, củ, tuy nhiên mỗi người nấu đều có một bí quyết riêng cho nồi nước của mình. Nước bún ngon là phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng.

Gia vị chính cho món bún bò Huế là mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng, đủ mạnh để trung hòa mùi mắm ruốc với mùi giò heo luộc, mùi thịt bò, tiêu hành, nước mắm giúp nước bún trở nên dịu và ngào ngạt thơm. Khi bắt đầu nấu nước dùng phải nêm mắm ruốc ngay để tránh nặng mùi. Mắm ruốc nêm vừa vặn sẽ tạo cho nồi nước dùng một mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà.

Nguyên liệu chính của món bún bò Huế đóng vai trò rất quan trọng cho hương vị của bát bún. Sợi bún dành cho bún bò Huế thường to hơn bún ở các nơi khác, được làm từ gạo xay có pha ít bột lọc nên sợi bún trắng hơi trong và săn hơn. Những viên mọc được viên từ giò sống và thịt cua ngọt thơm.

Thịt bò phải là thịt bò bắp hoặc nạm, sau khi tẩm ướp cùng chút mắm ruốc, tiêu hành thì cho vào luộc trong nồi nước dùng rồi vớt ra để nguội và xắt lát không dày cũng không mỏng quá. Giò heo nên chọn giò heo lớn vừa phải, vừa chắc, vừa thơm lại vừa ít mỡ.

Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng, những miếng móng giò ninh mềm nhừ cùng một ít màu trắng của những cọng giá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị.

SCR.VN Gợi Ý 🌹 Thuyết Minh Về Phở Bò, Món Phở ❤️️ Ngoài Mẫu Thuyết Minh Về Bún Bò Huế

Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bún Bò Huế Ngắn – Bài 5

Thuyết Minh Về Cách Làm Món Bún Bò Huế Ngắn gọn, súc tích thể hiện qua từng câu văn, lối diễn đạt ấn tượng và hấp dẫn.

Từ lâu, bún Huế đã là món ăn nổi tiếng khắp đất nước. Nó sánh ngang hàng với các món ăn “tương tự” nổi tiếng của cả hai miền bắc – nam. Nếu người Hà Nội tự hào với phở; người Sài Gòn tự hào với hủ tiếu Mỹ Tho; người Hoa ở Hà Nội có mỳ vằn thắn, có sủi cảo tôm tươi; người Hoa ở Sài Gòn có cao lầu; thì người Huế cũng sẵn sàng đưa bún bò giò heo của mình đi “thi đấu” với vẻ đầy tự tin.

Nếu phở Hà Nội có mùi đậm đà, tiềm ẩn một sức quyến rũ đầy vẻ hương đồng gió nội. Cái duyên của bún Huế cũng giống như cái duyên của người làm ra nó vậy, không phô phang trình diễn vẻ mỹ miều, mà luôn tiềm tàng, ẩn náu một sự chinh phục đầy quyết liệt.

Để tạo ra hương vị của bún Huế, không công phu, cầu kỳ như phở Hà Nội, nhưng cũng phải có bí quyết. Từ một công thức nhưng không phải ai nấu cũng ngon, bởi không dễ gì tạo nên cái mùi đặc trưng của bún Huế. Giống như phở, đầu tiên nước xáo của bún cũng phải có vị ngọt chân thực, tinh khiết của xương bò, xương heo. Do vậy xương phải được ninh suốt đêm hôm trước. Nồi nước xáo dứt khoát phải có vài ba củ sả gồm cả lá được ninh cùng giò heo.

Giò heo thật tươi được chặt thành từng khoanh và chỉ ninh mềm vừa phải, nếu ninh mềm quá sẽ bị cảm giác ngấy. Làm sao để những khoanh giò có độ ngọt nhưng chỉ béo tương đối. Nó vừa mềm, vừa dai, vừa giòn tạo cảm giác “sần sật” khi ăn.

Muốn tạo hương vị đặc trưng của bún Huế phải có ruốc (người bắc gọi là mắm tôm). Nêm làm sao để chỉ giữ cái mùi thơm của ruốc lại, để khi ăn người ta không hề cảm giác có ruốc trong bún. Những quán sành điệu thường tìm mua ruốc của làng Trài, làng Hạ thuộc xã Thuận An. Ruốc ở đấy vừa thơm, vừa ngọt, có màu hồng tươi hấp dẫn lại không có cát.

Để tạo màu sắc trên mặt nước xáo, người ta thường phi loại ớt bột ít cay trong mỡ để bỏ vào nước xáo, làm cho tô bún luôn có những hạt mỡ đỏ lóng lánh trên mặt. Thịt bò dùng cho bún cũng phải thật tươi. Thịt bò được thái lát to và mỏng. Mỗi tô bún một khoanh giò, thêm gân hay thêm chả, bò tái hay bò chín tùy theo yêu cầu của khách.

Sợi bún phải mềm, vừa dai, vừa giòn. Bún ngon thường được đưa từ làng ngoại thành Bao Vinh lên. Tô bún khi múc ra, người ta rắc thêm chút tiêu bột, một nhúm hành lá thái nhỏ, dăm cọng giá sống, vài lát ớt đỏ cùng mấy ngọn rau thơm. Khách sẽ được mãn nguyện khi cắn khoanh giò, húp ít nước xáo vừa có vị ngọt tinh khiết của xương hầm, vị ngọt thơm của ruốc, lại có mùi thơm của sả, của hành lá, của ớt tươi… tạo nên cái hương vị đậm đà rất riêng biệt của bún bò giò heo.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cách Làm Một Món Ăn Mà Em Yêu Thích ❤️️ Ngoài Bài Thuyết Minh Về Bún Bò Huế

Thuyết Minh Về Món Bún Riêu Cua Chọn Lọc – Bài 6

Thuyết Minh Về Món Bún Riêu Cua Chọn Lọc giúp ích rất nhiều cho quá trình ôn tập của các em thêm dễ dàng.

Bún riêu cua là một trong hàng trăm món ăn dân dã được người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị ưa chuộng bởi nó vừa hội tụ đủ ba yếu tố: ngon – bổ – rẻ, vừa có hương vị đậm đà và hình thức vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu chính của món riêu cua là cua đồng. Để chuẩn bị một bữa bún riêu cua cho 5 người ăn, cần 1kg cua đồng tươi sống, chọn cua cái thịt chắc và ngọt hơn cua đực. Cua mua về đổ vào thùng ngâm nước rồi xóc cho hết bùn. Xé cua ra, bỏ mai, yếm và nắp miệng. Rửa nhiều lần cho sạch, để thật ráo nước rồi mới cho vào cối giã nhuyễn.

Lấy khoảng hai lít nước, cho vào chỗ cua vừa giã nhuyễn, dùng tay bóp cho thịt cua rã ra hết, vớt bỏ bã, gạn lấy nước đổ vào nồi. Nêm một chút mắm muối, dùng đũa khuấy đều theo vòng tròn, sau đó để lắng chừng năm, mười phút mới bắc lên bếp, đun nhỏ lửa.

Gạch cua khêu từ mai cua để trong chén nhỏ, rửa sạch rồi cho vào một thìa nước mắm ngon. Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho mỡ nước vào, đợi mỡ nóng già bỏ hành khô phi cho vàng rồi đổ dầu hạt điều và gạch cua vào quấy nhẹ, tạo thành một chất sền sệt màu vàng đỏ, óng ánh và thơm phức, múc ra bát để riêng. Đổ cà chua xắt dọc vào chảo vừa chưng màu, xào cho mềm.

Các gia vị dùng để nấu riêu cua là cà chua chín, quả dọc tươi hoặc me xanh, me chín, quả tai chua… Nếu dùng quả dọc thì phải nướng cháy sém cho ra hết nhựa, ngâm vào nước lạnh để bóc vỏ và đợi khi nồi canh bắt đầu sôi, thịt cua đóng thành tảng mới bỏ quả dọc vào. Khi trái dọc chín thì vớt ra, dầm nát phần cùi, bỏ hạt rồi trút cả dọc và cà chua vào nồi canh cua đang sôi lăn tăn. Đợi khi thịt cua đã đóng thành từng mảng thì lấy thìa múc gạch, rưới nhẹ lên trên và rắc hành hoa thái nhỏ. Có thể nêm chút bột ngọt cho nước canh thêm ngon.

Như thế là chúng ta đã nấu xong nồi riêu cua. Nhưng thế nào là nổi riêu cua đạt tiêu chuẩn chất lượng? Trước hết, thịt cua phải kết thành mảng trên mặt nổi chứ không rời rã. Sau đó là nước canh phải trong, có vị chua chua ngọt ngọt đậm đà tự nhiên và hương vị thì thơm phưng phức, chỉ thoáng ngửi đã thấy thèm.

Những thứ ăn kèm với riêu cua là bún tươi, nước mắm hoặc mắm tôm, chanh, ớt. Rau sống gồm rau muống chẻ, hoa chuối hoặc nõn cây chuối non thái mỏng, rau diếp thái chỉ, tía tô, kinh giới và rau húng. Cho bún vào bát to, múc thịt cua để lên trên, rắc hành hoa thái nhỏ rồi chan cho ngập nước.

Tất cả đã đầy đủ, sẵn sàng. Nào, xin mời các bạn thưởng thức! Bún riêu cua ăn nóng mới ngon và người ăn càng đông càng vui, vị ngon của bát bún riêu cũng tăng lên gấp bội. Dường như tất cả hương vị mộc mạc mà đằm thắm, ngọt ngào của đồng ruộng quê hương đang thấm vào lòng, vào dạ.

Cũng như các món ăn dân dã khác, món bún riêu cua không chỉ là một sản phẩm vật chất đầy sáng tạo của những người mẹ, người chị Việt Nam đảm đang, khéo léo mà nó còn là niềm vui tinh thần gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt của gia đình cùng tình nghĩa xóm giềng và quê hương thân thiết, không thể nhạt phai.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Món Ăn Mà Em Yêu Thích ❤️️ Ngoài Mẫu Thuyết Minh Về Bún Bò Huế

Thuyết Minh Về Món Bún Đậu Mắm Tôm – Bài 7

Thuyết Minh Về Món Bún Đậu Mắm Tôm, một món ăn rất quen thuộc và được giới trẻ rất yêu thích.

Việt Nam chúng ta là một đất nước tinh tế về nhiều mặt như sắc phục có tà áo dài mảnh mai; thú vui như đánh cờ, viết chữ, câu cá và đặc biệt là nét ẩm thực truyền thống của quê hương như: bún chả, phở,… Và ở đây, tôi xin phép được trình bày, giới thiệu với các bạn một món ăn dân dã, quen thuộc và phô biến: bún đậu chấm mắm tôm.

Đi đến nơi đâu trên khắp miền đất nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những hàng rong với vị thơm của đậu và mùi mắm tôm thơm phức. Hãy thử sà vào một hàng nào đó xem, ắt bạn sẽ được sự chào đón của cô hàng bún. Này nhé, đầu tiên những bàn tay của cô hàng bún thoăn thoắt cầm dao cắt đậu hũ thành những miếng nhỏ rồi cho vào cái chảo ngập những mỡ, rán lên. Trong lúc đó, những lá bún được cắt ra, bày vào đĩa.

Đến khi đậu rán chín vàng, đĩa đậu cắt nhỏ bên cạnh đĩa bún, bát mắm tôm sao hấp dẫn vậy! Bún dùng để ăn trong món này là bún lá. Những lá bún khi ăn cho ta độ dẻo, bùi bùi, không bị chua, lại dễ gắp. Mắm tôm được đựng trong một chiếc bát con. Mắm được vắt chanh rồi đánh bông lên, vài lát ớt và một chút mỡ trên chảo đậu được rưới vào làm cho mùi thơm beo béo dậy lên. Rau sống rửa sạch rồi bày ra đĩa. Bún đậu mắm tôm khi ăn cho ta cảm giác ngậy, thơm, cay cay của ớt, của rau sống.

Bún đậu mắm tôm là một món ăn dân dã, dễ làm và phổ biến. Bên cạnh những cao lương mĩ vị, bún đậu mắm tôm là một món ăn quen thuộc trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Truyền Thống ❤️️15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Bún Cá Văn Mẫu Hay – Bài 8

Thuyết Minh Về Bún Cá Văn Mẫu Hay sau đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về món bún cá Long Xuyên nổi tiếng này.

Rất nhiều du khách thắc mắc không biết đến An Giang sẽ ăn món gì, du lịch An Giang nên chọn đặc sản nào hoặc du lịch An Giang mua gì làm quà cho người thân, bạn bè, v… đó là mắm Châu Đốc, đường thốt nốt, bò cạp Bảy Núi, bò bảy món núi Sam… Trong đó phải kể đến có món bún cá Long Xuyên, một món ăn dân dã nhưng khi du khách một lần nếm thử qua sẽ nhớ mãi không quên mùi vị.

Bún cá không phải là món ăn của người Việt Nam mà du nhập từ đất nước láng giềng Campuchia. Trải qua thời gian cũng như sự biến tấu trong thành phần, hương vị, ngày nay bún cá trở thành món ăn thân quen của người miền Tây. Có thể kể ra rất nhiều thương hiệu như bún cá Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bún cá Long Xuyên, bún cá Châu Đốc… Trong những thương hiệu kể trên thì bún cá Long Xuyên nổi tiếng hơn cả bởi cách nấu và hương vị đặc biệt, hấp dẫn nhiều thực khách.

Bún cá Long Xuyên được xem là một trong những đặc sản An Giang nổi tiếng. Nguyên liệu để làm nên món này rất đơn giản với cá lóc, nước lèo, bún tươi và một số loại rau. Trong đó, thành phần chính không thể không nhắc đến của món bún cá là cá lóc đồng. Đây là loài cá có thân tròn dài, phần đuôi dẹp bên, đỉnh đầu rộng, dẹp bằng, miệng rất lớn, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây.

Trong các khâu làm món bún cá thì chọn cá là bước quan trọng nhất, phải chọn đúng loại cá lóc đồng, thịt cá ngọt và dai chứ không bị bở và tanh như cá lóc nuôi. Sau khi chọn được cá thì làm sạch rồi bỏ vào nồi nước lèo (nước dùng để ăn với bún) luộc chín. Khi luộc nhớ cho thêm một ít sả và củ nghệ đập dập để nước lèo có màu vàng đẹp mắt và không có mùi tanh của cá.

Cá luộc chín thì vớt ra, gỡ phần thịt và phần xương tách riêng ra. Lấy phần thịt cá ướp chung với một ít gia vị rồi cho lên chảo xào sơ qua với nghệ để thịt cá vừa săn lại vừa có mùi thơm cùng màu vàng bắt mắt.

Nấu nước lèo để ăn bún cá cũng không kém phần quan trọng vì nước lèo ngọt, ngon mới cho ra món bún cá theo đúng vị. Để nấu nước lèo, người dân Long Xuyên thường sử dụng xương ống để ninh, vừa ninh vừa vớt bọt để nước lèo trong và có vị ngọt. Khi thưởng thức bún cá chỉ cần lấy bún tươi được chần qua nước sôi rồi cho vào bát, bên trên là vài lát cá vàng ươm, nước lèo chan ngập bún, cho thêm ít rau thơm. Ngoài ra, để có món bún cá ngon cũng không thể thiếu các loại rau.

Thông thường, người ta ăn bún cá chung với rau muống, giá hoặc rau răm. Một số địa phương miền Tây có thể thêm đậu đũa và bông điên điển. Bát bún cá bưng ra nóng hổi, có màu vàng ươm của nước lèo và của cá, màu xanh của rau, điểm tô thêm màu trắng của giá, trông rất đẹp mắt. Bún ăn nóng thơm ngon, húp miếng nước lèo ngọt thanh, gắp miếng cá lóc chấm nước mắm ớt, dư vị nồng trên đầu lưỡi, ngon không gì bằng.

Bún cá Long Xuyên với vị ngọt của nước lèo, vị béo béo của cá, vị the hơi cay của sả cùng một chút đắng của rau khiến cho món ăn này ngon “khó cưỡng”. Không chỉ hấp dẫn với người dân địa phương, bún cá Long Xuyên còn thu hút nhiều du khách từ trong và ngoài nước tìm về thưởng thức. Quý khách có thể tìm đến các quán dọc theo đường Lê Lợi (phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang) để thưởng thức món bún cá đặc trưng.

Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo Hay ❤️️Cách Làm Bánh Xèo

Thuyết Minh Về Bún Chả Ngắn Gọn Nhất – Bài 9

Thuyết Minh Về Bún Chả Ngắn Gọn Nhất, cùng theo dõi bài văn hay giới thiệu về món ăn đặc sản của Hà Nội sau đây.

Bún chả là một món ăn truyền thống mang đầy đủ tinh hoa và bản sắc dân tộc Việt Nam. Bún chả có chứa nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn năng lượng cung câp cho cơ thế các chất: prô-tê-in, chất bột, chất béo,… cùng các loại vi-ta- min như: vi-ta-min C, A.

Thực tế cách làm món ăn này rất đơn giản, đầu tiên ta nướng thịt, có thể để nguyên lát thịt đã thái mỏng hoặc băm nhỏ, viên thành từng viên nhỏ, nướng cho tới khi thịt vàng đều, hơi cháy sém và dậy mùi thơm. Không chỉ tốt cho sức khỏe mà bún chả còn rất ngon. Ta có thể ăn bún chả ở các gánh hàng rong, ở các cửa hàng nổi tiếng hoặc tự mình làm.

Nguyên liệu làm bún chả được chọn lựa rất kĩ càng, thịt làm món bún chả phải là thịt ba chỉ tươi ngon, còn nước chấm thì gồm nước mắm, dấm, đường, hạt tiêu, tỏi, ớt, cùng một chút sa lát gồm: cà rốt, đu đủ, rau thơm. Riêng nguyên liệu không thể thiếu trong món bún chả chính là bún lá. Bún để ăn trong món này phải thật trắng, hơi trong trong và khi ăn được cắt ra thành từng miếng nhỏ.

Thực tế cách làm món ăn này rất đơn giản, đầu tiên ta nướng thịt, có thể để nguyên lát thịt đã thái mỏng hoặc băm nhỏ, viên thành từng viên nhỏ, nướng cho tới khi thịt vàng đều, hơi cháy sém và dậy mùi thơm.

Khi nướng, ta có thể rưới mỡ đều lên các miếng thịt cho dậy mùi hơn. Việc pha nước chấm cũng chẳng kém quan trọng so với việc nướng thịt. Ta pha hỗn hợp nước sôi để nguội với nước mắm, dấm, đường sao cho vừa khẩu vị và tiếp tục đập tỏi, hạt tiêu, trộn đu đủ và cà rốt, thái ớt cho vào hỗn hợp trên, ta hòa đều để được bát nước chấm thật ngon!

Bún chả cũng cần được thưởng thức và biết cách ăn! Ta có thể cảm nhận được vị thơm và hơi ngậy của thịt (vị ngọt, vị chua, vị mặn), vị ngọt của đường, vị chua của dấm, cái mặn của nước mắm, vị thơm của hạt tiêu nhuần nhuyễn với vị cay của ớt. Rồi ta lại cảm nhận được cái giòn giòn, ngọt ngọt của đu đủ và cà rốt! Thật là tuyệt! Ta có thể thấy rõ vị ngon của bún ăn kèm với một ít xà lách, rau thơm hơi mát dịu! Ta ăn một lần rồi nhớ mãi món ăn này.

Chẳng hiểu vì sao nhưng chắc chắn rằng, người Hà Nội dù có đi đâu cũng không bao giờ quên được hương vị đặc biệt của món bún chả.

Tham Khảo Bài 🌵 Thuyết Minh Về Bánh Tét, Cách Làm, Phương Pháp ❤️️ 15 Mẫu

Thuyết Minh Về Món Bún Cá Ấn Tượng – Bài 10

Thuyết Minh Về Món Bún Cá Ấn Tượng, bài văn hay giới thiệu về món bún cá Châu Đốc sau đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức thú vị nhất.

Với người dân Châu Đốc, bún cá là một món ăn dân dã, nhưng với du khách thập phương, bát bún cá Chấu Đốc hẳn là một món đặc sản khiến người ta ăn một lần nhớ mãi. Chúng được tạo nên từ những thứ bình dị, mộc mạc với cách chế biến đậm chất miền miền Tây và có sự pha trộn kỳ diệu trong văn hóa ẩm thực giữa láng giềng Campuchia hay người Khơ-me khiến người ta ăn một lần nhớ mãi.

Thành thực mà nói, bún cá Châu Đốc không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ Campuchia. Qua năm tháng, món ăn được biến tấu các thành phần để trở nên gần gũi hơn với người miền Tây và có lẽ có lẽ người dân Châu Đốc là giữ được nhiều hương vị nguyên bản nhất. Món bún cá Châu Đốc được chế biến với nguyên liệu giản đơn, dung dị như cá lóc đồng, bún, nước dùng hay nhúm rém (giá sống, rau muốn bào, bắp chuối, rau nhút, kèm bông điên điển… ) ấy vậy mà ngon nức nở.

Kỳ thực, cách nấu bún cá cũng không kỳ công như nhiều người lầm tưởng. Cá lóc tươi được làm sạch, đem luộc và tách lấy phần thịt cá trắng phau. Từng miếng cá thơm lừng ấy được xào với chút xíu nghệ, tạo thành một màu vàng óng kích thích vị giác.

Nhưng chỉ có phần thịt cá ngon thì chưa đủ để khiến bát bún cá Châu Đốc hấp dẫn đến vậy. Yếu tố quan trọng nhất chính là nồi nước dùng thơm nức mũi, đang bốc khói nghi ngút. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.

Nước dùng được hầm từ xương ống và nước luộc cá lóc ngọt lừ. Vị ngọt hoàn toàn từ thịt và cá, trong lắng và thoang thoảng mùi mắm kích thích miệng lưỡi đến cực độ.

Bởi vì món bún cá này, muốn ăn cho thật thú, lắm khi cũng phải cầu kỳ một chút. Nhất là các gia vị thì có những thứ không thể nào thiếu được. Mắm được người dân lấy nấu nước dùng cũng vô cùng đặc biệt. Cứ hễ vào mùa mắm cá linh, nồi nước lại thơm lừng vị cá được nấu chín kĩ đặc trưng. Chưa hết, bát bún cá Châu Đốc cũng sẽ không tròn vị khi thiếu đi củ ngải bún bởi đây là nguyên liệu bắt buộc để tạo nên hương vị đặc trưng cho món bún này.

Còn về rau ăn kèm cũng không nhiều gồm rau muống bào, rau thơm, giá sống, kèo nèo, rau đắng, rau răm, thân bông sung và bông điên điển vàng ươm, nhưng thiếu một thứ, bát bún cá kém vẻ ngon đi nhiều lắm.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng, Cách Gói❤️️Phương Pháp

Thuyết Minh Về Món Bún Thịt Nướng Chi Tiết – Bài 11

Thuyết Minh Về Món Bún Thịt Nướng Chi Tiết để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sau đây.

Các món bún từ lâu đã rất quen thuộc và gần gũi với con người Việt Nam. Từ bún riêu cua dân dã đến bún chả Hà Nội lừng danh,… tất cả đều mang đến hương vị rất riêng và hấp dẫn. Đặc biệt không kém, phải kể đến món bún thịt nướng với sự kết hợp hài hòa từ nhiều nguyên liệu, thấm đẫm trong nước mắm đậm đà, chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê.

Bún thịt nướng là một món ăn phổ biến và được yêu thích của cả 3 miền đất nước, mỗi nơi đều giữ cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng miền Bắc, Trung, Nam. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay giữa bữa đều phù hợp, rất ngon và hấp dẫn. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.

Giới Thiệu Bài 🌵 Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Lớp 8 Ngắn – Bài 12

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Lớp 8 Ngắn giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng hay.

Cố đô Huế được du khách đến bởi nét đẹp cổ kính của những cung điện, lăng tẩm bề thế, nguy nga, sơn son thiếp vàng, một không gian thơ mộng, rất trữ tình, mà Huế còn níu được chân khách du lịch trong nước và nước ngoài bởi nghệ thuật ẩm thực rất cầu kỳ, bày biện tinh tế và các món ăn vô cùng đặc sắc. Một trong các món ăn đặc sản của xứ Huế, làm say lòng của nhiều thực khách đó là món ăn có tên gọi đơn giản là món bún bò, còn du khách đến đây hoặc người dân nơi khác gọi món ăn này gắn với nơi đây là món “bún bò Huế“.

Món bún bò Huế với những nguyên liệu chính là: bún, thịt bò mà phải là thịt bắp, giò lơn, thịt bò say nhuyễn để làm chả, tiết luộc và nước dùng là màu đỏ đặc trưng, đôi khi bún bò còn được thêm vào đó thịt bò tái, hay chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người dùng.

Thành phần khá tuy đơn giản, không cầu kỳ nhưng dưới bàn tay chế biến tài tình cộng thêm sự tinh tế của người dân cô đô đến mức rất cầu kỳ thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng, dù hiện nay có rất nhiều nơi có món bún bò Huế, nhưng chỉ có ở Huế người ta mới được cái vị đúng của bún bò, khiến cho du khách đến đây vừa no về con mắt, vừa no về cái dạ dày.

Cũng như nhiều món ăn đặc sản của Huế, tuy nguyên liệu thì không cầy kỳ nhưng cách nấu món bún bò Huế lại rất cầu kỳ. Đầu tiên, là việc chế biến nước dùng, nước phải được hầm từ xương bò và sả với một vài loại củ khác, nước dùng phải được hớt hết bọt bẩn, nước ngon thì phải đạt 2 tiêu chí là nước trong và chỉ có vị ngọt của nước xương thịt, khi nước dùng đã đạt 2 tiêu chí đó thì việc rất quan trọng là nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, mà cụ thể chính là nghệ thuật nêm mắm ruốc sao cho đúng và đủ, thật vừa miệng người ăn.

Tinh dầu của sả khi được ninh nhừ sẽ có mùi thơm hòa quyện với mùi mắm ruốc sẽ khiến cho mùi giò lợn luộc, mùi thịt trở lên dịu và thơm ngào ngạt hơn. Và thêm một sự tinh tế, tỉ mỉ của người Huế trong cách chế biến món bò Huế đó là bún bò Huế phải được chế biến theo mùa, mỗi mùa sẽ có cách nấu khác biệt đi một chút sao cho phù hợp với thời tiết. Mùa hè thì nhạt vị muối, còn mùa đông để xua đi cái rét cắt da, cắt thịt thì phải có vị đậm hơn và thêm nhiều xả hơn để mùi xả sẽ được xua đi cái lạnh cóng đó.

Cái cần tiếp theo của món bún bò đó là bún, bún thì ở đâu mà chả có nhưng bún ở Huế được người tất cả bằng tay nên có hình dạng sơi hơn to hơn các vùng miền khác. Muốn sợi bún ngon thì ngoài bột gạo bún còn được pha chút bột lọc để giúp bún không bị ướt, ngon và dai, giòn hơn. Ngoài ra, ăn kèm với món bún bò là rau sống.

Rau sống để ăn kèm với bún bò Huế là hoa chuối, rau muống chẻ, rau húng quế, lá tía tô, giá đỗ. Thêm một miếng chanh tăng thêm độ chua và đặc biệt, khi ăn bún bò Huế, không thể thiếu ớt sa tế, cay nồng đúng vị Huế.

Trong thời hiện nay, để ăn một bát bún bò Huế thì có thể ăn ở rất nhiều nơi, nhưng phải vào đến Huế thì bún bò mới đúng vị, du khách mới cảm nhận được cái tinh tế, tỉ mỉ của những đầu bếp ở đây. Hãy dắt tay nhau cùng đến Huế tham quan lăng tẩm, chùa chiền và thưởng thức đặc sản món bún bò Huế nhé.

Gợi Ý Bài 💧 Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết ❤️️15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Lớp 8 – Bài 13

Thuyết Minh Về Món Bún Bò Huế Lớp 8 là một chủ đề rất quen thuộc thường được xuất hiện trong các kì thi.

Bún bò là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món bún này phổ biến trên cả ba miền ở Việt Nam và cả người Việt tại hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là “bún bò” hoặc gọi cụ thể hơn là “bún bò giò heo”. Các địa phương khác gọi là “bún bò Huế”, “bún bò gốc Huế” để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được cắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối cắt nhỏ.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Hoa Đào Ngày Tết ❤️️15 Bài Về Cây Đào Hay

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Lớp 10 Điểm Cao – Bài 14

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Lớp 10 Điểm Cao được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Giữa muôn vàn món ngon Huế, người ta vẫn không thể quên được hương vị của bún bò, đậm đà nhưng vẫn có nét thanh thoát, như chính con người Huế vậy. Ở Huế, bún bò cũng được xếp vào tinh hoa ẩm thực cố đô. Dung dị và hiền hòa. Đến Huế, người ta lang thang khắp các ngõ ngách để thưởng thức tinh hoa ẩm thực cố đô. Trong đó có bún bò Huế, món ăn mà đi đâu cũng nhớ về.

Có nhiều lời đồn thổi rằng bún bò Huế gôc gác từ làng bún Vân Cù xa xưa nơi được xem như “cái nôi” khai sinh nên nguyên liệu sợi bún bò Huế dai ngon nổi tiếng. Sử sách thì cho rằng, bún bò mặc dù trông ‘bình dân’ và rẻ tiền, nhưng nhiều khả năng đã xuất hiện đầu tiên trong những thực đơn cung đình.

Thực tế cho thấy rằng đất quanh vùng cố đô có rất ít bò nên càng không có cơ sở sử dụng phổ biến dạng thực phẩm từng gọi là tinh túy này. Việc ưa chuộng nguyên liệu thịt bò, do đó, rất có thể bắt nguồn từ giới quan lại hoặc hoàng gia nhà Nguyễn.

Ở đâu đó có một câu ” Đối với người Huế, bún còn là một phần lối sống “kiểu Huế” nữa, là nghèo mà vẫn sang, vui rộn rã mà vẫn man mác buồn, ngoài mặt phẳng lặng mà trong lòng dậy sóng, không soi bóng mình trong gương mà soi bóng mình trong đôi mắt của người thương, bè bạn, xóm giềng…”

Món bún bò Huế qua thời gian được biến tấu gia vị khác nhau. Nhưng cốt vẫn gồm những gia vị chuẩn Huế. Nước dùng được hầm từ xương bò và thịt bò. Không thể thiếu mắm ruốc, thứ gia vị làm nên sự thơm ngon của tô bún bò. Sợi bún tròn, dai ăn kèm húng thơm, giá sống và hoa chuối.

Tùy từng quán ở Huế nhân bún lại một khác nhau. Có quán chỉ dùng thịt bò, nhưng có quán lại biến tấu thêm tiết, chân giò, thịt bắp, giò tai thậm chí cả chả cua nữa. Thêm chút dấm hành tím và ớt trưng, thứ đặc sản của Huế nữa.

Từ đó, những bát bún cứ thế đi theo thời gian, đi vào lòng người Huế và khách du lịch ghé Huế. Bát bún bò Huế nghi ngút khói với hương thơm thoang thoảng khiến người ăn khó thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó, để rồi khi ăn xong lại xuýt xoa vì cái vị cay xé lưỡi khó có thể quên được.

Hướng Dẫn Cách 🌵 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí ❤️ Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Thuyết Minh Về Bún Bò Huế Bằng Tiếng Anh giúp các em nâng cao khả năng ngoại ngữ và vốn từ vựng của mình.

If people come to Hue, they will unforgettable the flavor of Bun bo Hue – a specialty of Hue. A bowl of noodles with white noodles, pieces of pig’s trotters… will make unique impression about Hue cuisine. The major ingredient to cook “bun bo Hue” is beef and pork. Beef is chosen carefully, pork would be taken from elbow down to the pig’s feet. Then take them washed, shaved pork, boiled them about half an hour.

The broth is prepared by simmering beef bones and beef shank with lemongrass and then seasoned with fermented shrimp sauce and sugar for taste. Spicy chili oil is added later during the cooking process. Furthermore, it is commonly served with lime wedges, cilantro sprigs, diced green onions, raw sliced onions, chili sauce, thinly sliced banana blossom, red cabbage, mint, basil, perilla, persicaria odorata or Vietnamese coriander (rau răm), saw tooth herb (ngò gai) and sometimes mung bean sprouts.

To sum up, it is one of the most famous dishes in Vietnam, you should try to eat Bun bo Hue at least one time.

Tạm dịch

Nếu đến Huế, ai cũng khó quên hương vị Bún bò Huế – một đặc sản của Huế. Một tô mì trắng ngần, những miếng chân giò lợn… sẽ tạo nên ấn tượng riêng về ẩm thực Huế. Nguyên liệu chính để nấu “bún bò Huế” là thịt bò và thịt lợn. Thịt bò được chọn cẩn thận, thịt lợn sẽ được lấy từ khuỷu tay trở xuống chân. Sau đó đem thịt lợn rửa sạch, cạo lông, luộc chín khoảng nửa tiếng.

Nước dùng được chế biến bằng cách ninh xương bò, móng bò với sả sau đó nêm mắm tôm lên men và đường cho vừa ăn. Dầu ớt cay được thêm vào sau đó trong quá trình nấu. Thêm nữa, Bún bò thường được ăn kèm với chanh, ngò gai, hành lá thái hạt lựu, hành tây thái mỏng, tương ớt, hoa chuối thái mỏng, bắp cải đỏ, bạc hà, húng quế, tía tô, rau mùi tàu hoặc ngò Việt Nam (rau răm), rau thơm (ngò gai) và đôi khi là giá đỗ xanh.

Tóm lại, đây là một trong những món ăn nổi tiếng ở Việt Nam, bạn nên thử ăn Bún bò Huế ít nhất một lần.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận