Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ❤️️ 27+ Bài Văn Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Thuyết Minh Về Những Danh Thắng Nổi Tiếng Của Đất Nước.
Dàn Ý Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh
Lập dàn ý giới thiệu về một danh lam thắng cảnh là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình làm bài. Tham khảo chi tiết dàn bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và nội dung cụ thể để triển khai bài viết của mình.
I. Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Tên danh lam thắng cảnh mà em muốn giới thiệu.
- Cảm nghĩ chung của em về danh lam thắng cảnh đó.
II. Thân bài:
-Giới thiệu khái quát:
- Vị trí địa lí, địa chỉ
- Khung cảnh bao quát
- (Nếu có thể em hãy giới thiệu chi tiết cách thức đi tới danh lam thắng cảnh này.)
-Lịch sử hình thành:
- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành
- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)
-Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật:
- Cấu trúc khi nhìn từ xa
- Chi tiết từng đặc điểm đặc sắc và nổi bật nhất của danh lam thắng cảnh (tại đây cần sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả để người đọc có thể hình dung hình ảnh của đối tượng thuyết minh một cách chi tiết và đặc sắc nhất.).
-Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của đối tượng thuyết minh đối với:
- Địa phương
- Đất nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh ở trên đối với địa phương hoặc đất nước.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Mở Bài Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Hương Em – Mẫu 1
Bài văn mẫu mở bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em dưới đây giúp các em học sinh tham khảo cách mở bài gián tiếp thuyết minh về vịnh Hạ Long tạo được ấn tượng đối với người đọc.
“Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt”
Đây là hai câu thơ nhà thơ Tố Hữu dùng để miêu tả vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên Việt Nam. Quả không sai, nước ta được mẹ thiên nhiên ưu ái cho quá nhiều điều từ vị trí địa lí thuận lợi cho đến những danh lam thắng cảnh đã làm nức lòng bao người.
Trong số những kì quan đó thật sai sót nếu bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long – một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nó không chỉ đẹp ở hiện tại đẹp ở tương lai mà từ xa xưa nó đã được in trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “ Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Vịnh Hạ Long thực sự đã trở thành một trong những biểu tượng du lịch của đất nước Việt Nam cả hiện tại và trong tương lai.
Tương truyền rằng sự ra đời của Vịnh Hạ Long vô cùng li kì và hấp dẫn. Người dân truyền tai nhau rằng thưở xa xưa để giúp người dân Âu Lạc đánh giặc Ngọc Hoàng đã sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng con xuống hạ giới. Khi giặc tiến vào cũng là lúc đàn Rồng phụ lửa thiêu dụi thuyền giặc, một phần thì nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững chặn bước tiến của ngoại bang.
Sau khi đánh tan quân giặc Rồng Mẹ và con vì yêu cảnh thiên nhiên thanh bình, con người lương thiện nơi đây mà ở lại. Vị trí nơi Rồng Mẹ hạ xuống chính là Hạ Long bây giờ, còn vị trí Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và Bạch Long Vĩ chính là chỗ đàn rồng quẫy nước trắng xóa mà thành. Cũng có truyền thuyết cho rằng Hạ Long được tạo thành là vị trí của một con Rồng đáp xuống khi lấy thân mình che chở chắn bước tiến của địch. Dù có ra đời thế nào thì nơi đây cũng trở thành một biểu tượng văn hóa, du lịch của cả nước. Có giá trị trường tồn cùng với thời gian.
Về vị trí, Vịnh Hạ Long nằm ở phái Đông Bắc Việt Nam là một phần của Vịnh Bắc Bộ bao gồm có vùng biển thành phố Hạ Long thị xã Cẩm Phả và 1 phần của huyện Vân Đồn. Phía tay giáp vịnh đảo Cát Bà, phái đông là biển có đường bờ biển dài tới 120km. Vĩ độ xác định trên tọa độ là 106 độ 58 phút đến 107 độ 22 phút Đông. Và trải dài từ vĩ độ 20 độ 45 phút Bắc đến 20 độ 50 phút Bắc. Toàn vùng có diện tích vào khoảng 1553km2.
Vịnh Hạ Long có số lượng đảo vô cùng lớn lên tới 1969 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 989 đảo đã được đặt tên và 980 hòn đảo chưa có tên. Chủ yếu ở đây có hai loại đảo chính là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch. Chính vì thế nó tập trung hàng loạt các hang động nổi tiếng trên thế giới. Năm 2015 Vịnh Hạ Long chính thức được bình chọn là di sản thiên nhiên thế giới, phần công nhận này gồm có 775 đảo với diện tích khoảng 434km2 với 3 đỉnh đầu là Đầu Gỗ, Ba Hầm và Cống Tây.
Nếu có dịp đến đây du khách sẽ được tận hưởng một phong cảnh non nước hữu tình, vừa được ngồi thuyền vừa ngắm các núi đá vôi kì vĩ lại được lắng nghe giới thiệu của các hướng dẫn viên du lịch. Đến đây chúng ta sẽ được khám phá cái hữu hạn trong cái vô hạn của thiên nhiên, trời mây, non nước. Và quả thực đặt chân đến với vùng đất này ta mới hiểu thế nào là sự hùng vĩ của thiên nhiên. Đến mức phải thốt lên rằng tại sao mẹ thiên nhiên lại ưu ái cho Việt Nam đến vậy?
Đặc biệt nhất và đẹp nhất có lẽ chính là hang động nhũ đá ở Vịnh Hạ Long, dòng chảy thời gian đã để lại dấu ấn đặc sắc bởi những nhũ đá lấp lánh tua tủa như ngàn giọt nước dính vào nhau. Du khách quốc tế đến đây đã phải thốt lên rằng “Quả là kì diệu”.
Vịnh Hạ Long xứng đáng là một trong bảy kì quan thiên nhiên thế giới. Nó là một kho tàng lưu giữ không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có giá trị về tinh thần, nghệ thuật lớn lao. Chúng ta hãy tự hào bởi những gì chúng ta đang có, một phần thưởng vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về 1 Danh Lam Thắng Cảnh Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc bài giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh hay nhất và cùng tìm hiểu về Hồ Tây, thắng cảnh du lịch nổi tiếng của mảnh đất kinh đô xưa.
Hồ Tây là hồ nước tự nhiên nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, có đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Mỗi tên gọi đều gắn với sự tích về nguồn cội của hồ Tây huyền thoại.
Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng, bến này thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn.
Phía Tây hồ Tây ngày nay vẫn còn dấu vết nhiều làng cổ. Mỗi ngôi làng ở đây đều ít nhiều gắn với một huyền tích lịch sử. Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ “Bà huyện Thanh Quan”. Làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng. Làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh. Làng Thụy Khuê có chùa Bà Ðanh. Làng Nhật Tân với vườn hoa đào nổi tiếng. Có một nơi mà nhiều du khách muốn tới thăm là chùa Trấn Quốc.
Chùa Trấn Quốc nằm trên bán đảo nhỏ giữa mênh mang sóng nước ngay bên đường Thanh Niên, con đường đẹp ngăn cách giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, có từ thế kỷ VI thời Lý Nam Đế. Hoà Thượng Thích Thanh Nhã, trụ trì chùa Trấn Quốc cho biết: “Vào năm 541-548 khởi đầu được gọi là chùa Khai Quốc, chùa được xây dựng ngoài bãi sông Hồng, sau này vào đời Hậu Lê ( thế kỷ 17) thì chuyển vào đây.
Trước đây nơi này được gọi là bãi cá vàng, mà vua chúa thời xưa du xuân,du thuỷ, sau đó các vị cao tăng về đây tu hành. Ngôi chùa tính đến nay có lịch sử 1440 năm. Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Bên cạnh đó thì bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá (nay thuộc quận Hoàn Kiếm).
Ở thủ đô Hà Nội, hồ Tây là khu vực có hệ thống di sản, di tích đậm đặc. Chỉ riêng khu vực quanh hồ Tây hiện còn có hơn 20 ngôi đình, đền, chùa được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng. Cứ mỗi khi xuân về, những di tích ấy thu hút hàng vạn khách thập phương trong và ngoài nước đến vãn cảnh, tham quan lễ chùa. Với lợi thế vị trí độc đáo, hồ Tây gần như bao trọn không gian văn hóa lịch sử gắn liền với nhiều truyền thuyết, các công trình nghệ thuật, kiến trúc, gắn với lịch sử ngàn năm thủ đô Hà Nội. Đây cũng là lý do mà nhiều du khách tới đây tìm hiểu khám phá hồ Tây. Với nhiều du khách, điều thích thú nhất là được tham quan hồ Tây bằng xe điện chạy quanh hồ.
Hồ Tây ngày nay còn là lá phổi xanh của thành phố. Hồ Tây không chỉ đẹp bởi mặt nước xanh mênh mông, mà còn là vẻ đẹp thơ mộng bởi sắc tím của hoa bằng lăng, vẻ rực rỡ của những cánh hoa phượng hồng mỗi độ hè về. Mặt nước hồ luôn phảng phất những làn gió mát, khiến tâm hồn con người thêm thư thái. Với không gian như thế, hồ Tây thực sự là nơi đến thư giãn của nhiều người Hà Nội.
Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa – du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long – Hà Nội. Vì vậy chúng ta hãy chung ta cùng bảo tồn và phát triển thắng cảnh này.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Sapa 🌹 17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Hương Em – Mẫu 3
Bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở quê hương em dưới đây sẽ đưa bạn đọc đến với vẻ đẹp cổ kính, thân thuộc của phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa.
Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.
Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An.
Bạn nhất định phải tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội.
Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách – một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phô nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.
Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Em Ngắn Gọn – Mẫu 4
Dưới đây là bài văn mẫu giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em ngắn gọn thuyết minh về Đền Ngọc Sơn để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”
Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này. Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.
Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt. Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.
Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn. Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị.
Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn. Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh.
Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh. Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.
Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.
Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ. Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách. Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc.
Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội. Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế.
Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Văn Giới Thiệu 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Em Đạt Điểm Cao – Mẫu 5
Vùng đất Nam Định vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của đồng bằng Bắc Bộ xưa, và danh thắng chùa Cổ Lễ cũng là một trong số đó. Tìm hiểu nhiều hơn trong bài văn giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh ở quê em đạt điểm cao dưới đây:
Đất nước Việt Nam của chúng ta không thiếu những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử khiến thế giới phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Nếu như các bạn có dịp đến thăm Nam Định, mời bạn đến thăm thị trấn Cổ lễ huyện Trực Ninh. Và một trong những điểm đến không thể bỏ qua là chùa Cổ Lễ.
Chùa Cổ Lễ là một di tích lịch sử, nằm trên địa phận thị trấn Cổ Lễ- huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Từ trung tâm thành phố, qua cầu đò quan, xuôi theo quốc lộ 21, xuống phía Nam tới km số 16, ta sẽ bắt gặp ngôi chùa nằm ở phía Tây của thị trấn. Chùa Cổ Lễ hiệu là Thần Quang Tự là công trình kiến trúc phật giáo được xây dựng từ thế kỉ XII dưới thời vua Lý Thần Tôn, là nơi thờ Phật và đức thánh tổ Nguyễn Minh Không. Đức thánh tổ năm 29 tuổi đã xuất gia và là một y sư nổi tiếng đã cứu chữa cho vua Lý Thần Tôn khỏi bệnh nan y và được nhà vua phong làm Lý triều Quốc sư.
Trước đây chùa được xây bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ nhưng trải qua thời gian mưa, nắng, mối, mọt ngôi chùa cổ xưa đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1902, đệ nhất tổ sư Phạm Quang Tuyên trụ trì chùa đã trùng tu thiết kế lại ngôi chùa theo kiến trúc mới “ Nhất thốc lâu đài” với quy mô được mở rộng. Sau này, chùa cũng được tu sửa nhiều lần với các vật liệu xây dựng nhữ gạch, vôi, vữa, mật mía, giấy bản tạo lên độ vững cho kiến trúc ngôi chùa.
Nhìn từ xa, toàn bộ khuôn viên của chùa được bao bọc bởi những lớp cây cổ thụ rậm rạp. Bước vào cổng chùa hướng tay trái ta bắt gặp tòa “ Cửu phẩm liên hoa” được xây dựng từ năm 1926- 1927 thì hoàn thành tượng cho chín tầng hoa sen đang xòe nở. Tầng đổ tháp có 8 mặt đặt trên lưng một con rùa lớn hướng vào mặt chùa. Lòng tháp là một trụ lớn gồm 98 bậc cầu thang xoắn ốc lên tới đỉnh. Tương truyền tín đồ phật tử hay khách hành hương khi lên đến đỉnh tháp sờ vào tượng Phật thì sẽ gặp may mắn.
Từ đỉnh tháp du khách có thể phóng tầm mắt, quan sát và ngắm nhìn mọi vẻ đẹp của vùng quê. Chùa chính cao 29m, một chiều cao hiếm thấy ở các ngôi chùa cổ Việt Nam, được cấu tạo theo thế cửu trùng-gồm chín tòa khác nhau, nhiều tòa ngang dãy dọc liên kết thành một khối.
Nhìn chung, nét nổi bật ở đây là kiểu uốn khung, cuốn vòm dáng dấp hoa sen cách điệu được xây dựng bằng vật liệu là vôi, cát và mật. Tường trước cửa chùa có sáu cột lục lăng rỗng, ba mặt trước cột có trổ ô hình chữ nhật, gắn kính màu mỗi khi thắp đèn sáng bên trong hiện lên các màu xanh đỏ tìm vàng huyền ảo như màu cớ nước Phật. Vào trong chùa, trước khi ngắm những vòm tròn mái cong, trên trần trang trí họa tiết màu sắc rực rỡ như những tấm thảm kiểu Ba Tư, ta thấy ngay trên thượng điện có tượng Phật Thích Ca rất lớn.
Hàng năm hội chùa diễn ra từ ngày 10- 16/9 âm lịch trong lễ hội thường có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, lễ dâng dương, những trò chơi dân gian như đua thuyền, cờ người,..Chùa đã được bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia, là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và là cơ sở trường hạ của hội Phật giáo tỉnh Nam Định.
Chùa mang giá trị tâm linh to lớn, đây là nơi giúp ta rũ bỏ hết mọi buồn phiền trong cuộc sống, là nơi mọi người có thể đến để cầu chúc bình an và may mắn cho gia đình và bản thân. Chùa cũng thể hiện giá trị tín ngưỡng sâu sắc, đây cũng là nơi để nhân dân tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến nhiều tăng ni Phật tử, những trụ trì của chùa đã hi sinh vì đất nước.
Chùa Cổ Lễ là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, là một người con quê hương Nam Định, ta tự hào nhưng ta cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ tôn tạo để di tích trường tồn với thời gian. Hãy bắt đầu với những việc làm nhỏ nhất như khong vứt rác bừa bãi, không bẻ cành cây trong khuôn viên vườn chùa, không ném đất xuống hồ, ao trong chùa,..
Chùa Cổ Lễ là mảnh đất thiêng, có bề dày lịch sử văn hóa, cách mạng, một bảo tàng sống động về chữ “Đạo” hòa với chữ “Đời”. Những nét kiến trúc bề ngoài cũng đã cho thấy sự tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa nghệ thuật kiến trúc nhân loại, mang lại sự mới lạ, tinh tế cho cảnh quan và các hạng mục công trình trong chùa. Dù đi đâu ra thì em vẫn luôn tự hào về danh lam thắng cảnh này.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Hang 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu 1 Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Hương Em Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Chùa Hương đã từ lâu đời trở thành một trong những địa danh văn hoá tâm linh nổi tiếng. Tham khảo bài văn mẫu giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh ở quê hương em học sinh giỏi để có thêm những thông tin thú vị về chùa Hương.
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta phải kể đến chùa Hương – danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam.
Chùa Hương hay còn gọi là Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 17 vào thời kỳ Đàng Trong – Đàng Ngoài, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống Pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Thượng Tọa Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hòa thượng Thích Thanh Chân.
Nơi đây gắn liền với với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba, theo phật thoại xưa kể lại rằng người con gái thứ ba của vua Diệu Trang Vương nước Hương Lâm tên là Diệu Thiện chính là chúa Ba hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm, trải qua nhiều thử thách, gian nan với chín năm tu hành bà đã đắc đạo thành Phật để cứu độ chúng sinh. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người xưa cùng với những nét đẹp tạo hóa mà thiên nhiên ban tặng, mà vẻ đẹp của chùa Hương mang một dấu ấn rất riêng, đưa ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến.
Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông.Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên.
Ở lối xuống hang động có cổng lớn, trán cổng ghi bốn chữ “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán“Nam thiên đệ nhất động” là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá. Lễ hội chùa Hương được tổ chức vào ngày mồng sáu tháng giêng, thường kéo dài đến hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào dịp lễ, hàng triệu phật tử cùng du khách tứ phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.
Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở- mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Một ngày trước khi khai hội, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều được thắp hương nghi ngút.Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ.
Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo.
Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Ta có thể thấy phần lễ là tổng hợp toàn thể hệ thống tín ngưỡng, gần như là tổng thể những tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam.
Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn.
Không chỉ có vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc, phong cảnh chùa cùng với nét đặc sắc của ngày lễ mà chùa Hương còn chứa đựng những giá trị sâu sắc về văn hóa tâm linh, lịch sử dân tộc và còn là giá trị sống của chuỗi phát triển con người từ xa xưa đến ngày nay, cần được bảo tồn, duy trì và gìn giữ di sản mà ông cha ta để lại.
Như vậy, với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người Hà Nội nói chung và người Việt Nam nói riêng, đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sống chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quê Hương Em Đặc Sắc – Mẫu 7
Đón đọc bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em đặc sắc viết về cố đô Huế với dòng sông Hương và những nét đẹp cổ kính riêng có.
Vào đến với dải đất miền Trung, chúng ta sẽ được lắng nghe những khúc Nam Ai, Nam Bình, những bản đờn ca ngọt ngào như đã ngấm vào sông núi. Những câu hát dẫn ta buộc sẽ phải tìm đến với nơi xuất phát của những giọng ca ấy- mảnh đất của cố đô- Huế. Huế- thành phố đẹp: đẹp của thiên nhiên cây cỏ, đẹp của kiến trúc nghệ thuật và đẹp cả ở con người xứ này.
Huế hay con gọi là Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung đất nước ta. Phía bắc giáp với Quảng Trị, phía Nam giáp với Đà Nẵng, phía Tây dựa vào núi Trường Sơn và nhìn ra ngoài biển về hướng Tây. Từ thủ đô Hà Nội đến đây, khoảng 66 km. Có tên Huế ngày nay, là bao lần lịch sử sang trang và những kiếp đời đổi dời. Tên gọi ban đầu của Huế là Thuận Hóa. Đến đầu thế kỉ XVI, Thuận Hóa trở thành vùng đất trù phú. Trong đó, Phú Xuân là một làng của Thuận Hóa, được Nguyễn Hoàng chọn làm thủ phủ đầu tiên năm 1687. Một trăm năm sau, Phú Xuân chính thức trở thành kinh đô của nhà nước dưới thời vua Minh Mạng.
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Đến với Huế, ta có thể đến thăm núi Bạch Mã để đón gió biển; từ đèo Hải Vân mây phú để lắng nghe tiếng sóng biển rì rào. Nơi đây, buổi sáng có thể lên núi Trường Sơn, buổi chiều xuống biển Thuận An và đêm đến, ngủ trên chiếc thuyền xuôi trên sông Hương.
Đặc biệt, đến với Huế, du khách không thể bỏ qua những công trình tiêu biểu nơi này. Đó là kinh thành Huế- một hệ thống gồm ba vòng thành từ ngoài vào trong: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành hay còn gọi là Đại Nội. Trong Tử Cấm thành có điện Cần Chánh, là nơi vua làm việc hằng ngày. Còn điện Cần Thành là nơi vua ở và nghỉ ngơi. Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có sự kết hợp đông- tây, được gọi với cái tên đầy ngưỡng mộ: Thành phố thành lũy, thành phố ngôi sao.
Là một người có hứng thú với di tích lịch sử, bạn không thể bỏ qua Lăng Minh Mạng. Lăng được khởi công xây dựng từ năm 1840- trước khi vua Minh Mạng mất một năm. Nơi đây có nét quyến rũ bởi phong cảnh thiên nhiên với cửa vùng núi Cẩm Khê tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế 12 km. Du khách đến với Huế, nhất định phải thử trải nghiệm dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến sông Hương là nói đến Huế, vì không có sông Hương thì đâu còn là Huế mộng, Huế mơ…
“Đi đâu cũng nhớ quê mình
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo”
(Ca dao)
Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Sông Hương bắt đầu từ núi phía Đông Trường Sơn, chảy qua kinh thành Huế với dòng nước trong xanh, hiền dịu. Bắc qua con sông có cầu Tràng Tiền nổi tiếng. Ở đầu phía Bắc có chợ Đông Ba- trung tâm thương mại của thành phố. Sông Hương còn là nơi diễn ra các lễ hội như thả đèn hoa đăng, đua thuyền hay ca Huế trên thuyền Rồng.
Có sông Hương mà không có núi Ngự Bình thì chưa trọn vẹn, chưa gọi là Huế được. Núi Ngự Bình còn có tên gọi khác là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3km về phía Nam. Nhìn từ xa, Ngự Bình có hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao khoảng 104m; uy nghi, cân đối như chiếc yên ngựa nổi bật trên nền trời xanh của Huế. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình quả là quà tặng vô giá của tạo hóa, làm nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình rất đặc trưng của Huế.
Huế không chỉ được biết đến là mảnh đất của thiên nhiên thơ mộng mà còn là thành phố của những mảnh vườn, vườn hoa và chè xanh mướt. Có thể nhắc đến Kim Long- mảnh đất tụ họp của bao loài hoa thơm trái ngọt từ Bắc vào Nam. Ta hiểu vì sao Hàn Mặc Tử lại có thể viết những câu thơ đẹp như thế, bởi cảnh vật nó vốn như vậy:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Trên những con đường làng quê nơi cố đô là sự xuất hiện của những chiếc nón Huế và những tà áo dài bay trong gió. Đã từ lâu, những chiếc nón bài thơ Huế đã được biết đến với sự độc đáo trong cách trang trí những bài thơ và bức tranh mang đậm phong vị Huế. Ở đó, có cái nghĩa tình nhưng cũng trầm buồn, như đã ăn sâu vào nếp ăn, nếp nghĩ và nếp sống của từng người.
Huế nổi tiếng với văn hóa ẩm thực phong phú và tuyệt vời. Từ những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế đến những món chè Huế, món ăn đường phố, … sẵn sàng làm mê đắm tâm hồn người thưởng thức. Huế không chỉ đẹp cái đẹp mộng mơ, thơ mộng mà còn là một thành phố anh hùng, thành phố của lịch sử và văn hiến. Huế là nơi triều đại cuối cùng của Việt Nam thịnh trị. Huế cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh vì độc lập dân tộc. Cũng chính mảnh đất ấy chứng kiến bao người con nằm xuống mãi mãi, bao ước mơ chưa được gọi tên, bao vết thương chẳng thể xóa nhòa.
Có thể ví Huế là một người con gái đẹp, là người phụ nữ hết mực và cũng là người mẹ anh hùng vĩ đại. Chính những giá trị ấy, những tên gọi ấy sẽ làm cho mảnh đất này bất tử cùng thời gian để sống trong lòng người.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Hồ Gươm – Mẫu 8
Đón đọc bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hồ Gươm để cùng tìm hiểu về một trong những biểu tượng của thủ đồ Hà Nội.
Hà Nội! Không chỉ là thủ đô của nước Việt Nam. Không chỉ là trung tâm chính trị của nước nhà. Nó là một địa danh lịch sử gắn với nhiều đau thương mất mát của chiến tranh, gắn với những mốc son không thể xóa nhòa. Nói đến Hà Nội, người dân Hà Nội, luôn có những hình ảnh đẹp đẽ trong mắt mỗi người dân Việt Nam. Những địa danh, những hình ảnh, những địa điểm tại đất Thăng Long ai ai cũng muốn tham quan, được đi đến. Trong đó có Hồ Gươm.
Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội, nó còn là di tích lịch sử của nước ta. Trước hết, Hồ Gươm được gắn với truyền thuyết Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn cùng thần kim quy đã giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh xâm lược. Sự tích trả gươm rùa thần của Lê Lợi đã làm nên cái tên “Hồ Gươm” hay “Hồ Hoàn Kiếm” ngày nay thay cho tên “Hồ Lục Thủy” ngày xưa.
Trên hồ có hai hòn đảo: đảo Ngọc và đảo Rùa. Đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo nên đổi tên thành Đền Ngọc Sơn. Năm 1864, trên gò Ngọc Bội đối diện với đảo Ngọc, Tháp Bút được xây dựng.
Hồ Gươm là hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội. Với diện tích 12ha, nước hồ quanh năm xanh ngắt. Hồ có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ… với các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch như: Tràng Thi, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu… Đến thăm Hồ Gươm, không thể không thấy hình ảnh tượng trưng của nó. Đó là tháp Rùa. Tháp Rùa được xây dựng nằm ở trung tâm hồ chịu ảnh hưởng của đặc trưng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, có bốn tầng. Kiến trúc từng tầng khá giống nhau. Các mặt được xây dựng đều có cửa uốn thon gọn.
Tháp Rùa được coi là kiến trúc có tính chất lịch sử và thiêng liêng đối với không chỉ người dân Hà Nội mà còn là cả con người Việt Nam. Đặc biệt, đến với Hồ Gươm thì hầu như ai cũng dành chút thời gian để bước chân lên chiếc cầu Thê Húc màu son dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất tạo vẻ đẹp cổ kính hài hòa cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hòa giữa con người và thiên nhiên. Ngoài ra, Hồ Gươm còn gắn liền với các địa danh khác như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đền thờ vua Lê.
Hồ Gươm đã cùng với thời gian trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Cũng bởi giá trị lịch sử của nó đối với Hà Nội và cả đất nước Việt Nam, mà Hồ Gươm đã trở thành điểm đến của biết bao du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến Thủ đô. Không ai có thể phủ nhận giá trị kiến trúc cũng như giá trị lịch sử của Hồ Gươm.
Đối với người dân Hà Nội, Hồ Gươm không chỉ là điểm đến dừng chân, ngắm cảnh hữu tình hay hóng gió. Hồ Gươm đã cùng với người dân Hà Nội trải qua biết bao thời kỳ đổi thay, chuyển mình của đất nước. Nó mang một giá trị tinh thần hết sức to lớn đối với người dân Hà Nội. Nó như một người bạn, một người tri kỷ, một chứng nhân lịch sử quan trọng của người dân Hà Nội.
Cũng giống như cầu Long Biên hay bất kì một địa danh nào khác của Hà Nội, Hồ Gươm là dấu ấn riêng của Hà Nội mỗi khi nhớ về. Không chỉ bởi lẽ đó, Hồ Gươm còn có một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với Hà Nội. Nằm ở trung tâm Hà Nội lại nối các khu phố quan trọng với nhau đã khiến cho Hồ Gươm càng trở nên quan trọng đối với đất Thủ đô phồn hoa rực rỡ này.
Bởi vậy mà các sự kiện quan trọng của đất nước thường được tổ chức và diễn ra tại đây. Chưa hết, do nước hồ trong xanh tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi hè đến. Ai cũng biết cái nóng của Hà Nội. Nhưng khi dừng chân ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mọi cái nắng không thể làm vơi đi sự mát mẻ cũng như thoải mái nơi đây. Đây cũng là lý do vì sao, mỗi khi mùa hè đến, xung quanh Hồ Gươm thường rất đông người.
Ngày nay, Hồ Gươm còn là điểm đến lý tưởng của các bạn trẻ đặc biệt là sinh viên. Bởi lẽ, ở đây tập trung rất nhiều du khách nước ngoài. Chính vì thế, các bạn sinh viên năng động ngày nay thường đến đây để nâng cao khả năng giao tiếp với người nước ngoài của bản thân mình.
Tóm lại, Hồ Gươm vừa là danh lam thắng cảnh, vừa là di tích lịch sử, vừa là dấu ấn là tri kỉ của Hà Nội, người Hà Nội. Hơn hết, Hồ Gươm còn là địa điểm du lịch, nơi nghỉ ngơi vui chơi học tập của mọi người. Hãy đến với Hồ Gươm, bạn sẽ cảm nhận được tất cả những gì mà tôi nói. Hồ Gươm – một địa điểm tuyệt vời giữa lòng Hà Nội.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Văn Miếu Xích Đằng 🌟 13 Bài Văn Hay Nhất
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Thanh Hoá – Mẫu 9
Đến với vùng đất Thanh Hoá, một trong những địa điểm đầu tiên cần khám phá chính là thành nhà Hồ. Tham khảo bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh Thanh Hoá sau đây:
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.
Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Thành Nhà Hồ đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí về văn hóa mà UNESCO đưa ra để xếp hạng Di sản cho công trình. Tiêu chí thứ hai “Thể hiện các giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới, những đóng góp này có tính phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố”. Tiêu chí thứ tư “Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình, một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.
Công trình này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỷ XV. Các nhà nghiên cứu đánh giá, kiến trúc Thành Nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức, xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất.
Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm, vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ, vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397. Theo các tài liệu để lại cùng công việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành, La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay.
Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn. Lý giải về cách vận chuyển các khối đá khổng lồ này, các nhà khảo cổ cho rằng người ta đã dùng các hòn bi đá để lăn chuyển chúng. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét, nặng khoảng 20 tấn khít với nhau mà không hề có bất kỳ chất kết dính nào
Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên, Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu… không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.
Trước kia bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga nhưng đã bị phá hủy. Một trong những bí ẩn lớn liên quan đến công trình là sự mất tích của đầu rồng trên cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ bên trong hoàng thành. Đôi tượng rồng đá này được các nhà sử học đánh giá thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam. Chúng có hình dạng thân thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Đôi rồng này còn mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù của thời Trần lúc hưng thịnh.
Có khá nhiều giả thiết về việc lý giải tại sao đầu rồng lại bị biến mất nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta, quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận.
Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng có giá trị cao về mặt văn hóa, kiến trúc thời xưa. Đến với di tích này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ và tìm hiểu về kỹ thuật công phu này. Đây là điểm đến ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Nghệ An – Mẫu 10
Bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh Ở Nghệ An dưới đây sẽ đưa bạn đọc tìm về Đền Cuông, một trong những niềm tự hào của người dân Nghệ An.
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ “Tam”. Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát.
Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí… Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước – nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây.
Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó…
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “… Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này.
Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu… cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi…
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)… Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Bài Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế – Mẫu 11
Bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở Huế viết về sông Hương sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
“Đò trôi rời bến một chiều
Sông Hương đau thắt tim yêu bao ngày
Gió xào xạc khóc trên cây
Cầu Tràng Tiền nghẹn vơi đầy nhớ thương.”
Nhắc đến Huế là người ta lại nhớ đến ngay một thành phố mộng mơ, trữ tình, lãng mạn, là nơi chứa đựng những di tích lịch sử cổ xưa của truyền Nguyễn qua các lăng tẩm, đền đài, miếu thờ. Bên cạnh đó, vẻ đẹp nên thơ của Huế còn được biết đến nhờ vào sự duyên dáng của dòng sông Hương êm đẹp, mang khí chất hiền hòa, sâu lắng.
Sông Hương núi Ngự luôn là hai hình ảnh gắn kết tuyệt đẹp của thiên nhiên mà nhắc tới ai ai cũng từng nghe qua. Sông Hương mang nét đặc trưng riêng của con người Huế là niềm tự hào thiêng liêng trong suốt bao thế hệ. Được biết dòng sông đã từng có rất nhiều tên khác nhau, mỗi tên ứng với những hoàn cảnh giai đoạn lịch sử riêng biệt mang dấu ấn đặc sắc.
Trong sách Dư địa chí được Nguyễn Trãi viết vào năm 1435 đã từng nhắc đến nó với tên gọi sông Linh thân thương, hay trong Ô Châu cận lục viết Kim Trà đại giang, hay Lê Quý Đôn từng đặt cho nó là Hương Trà trong Phủ biên tạp lục vào năm 1776. Ngoài những tên gọi gắn liền trong sử sách nó còn có tên là Sông Dinh, sông Yên Lục, Lô Dung,…
Tên gọi sông Hương theo ghi chép là có nguồn gốc từ một câu chuyện xưa kể rằng được một bà tiên mách bảo nên chú Nguyễn Hoàng đã thắp hương và chèo thuyền trên sông, thuyền sẽ trôi mãi cho đến khi cây hương tắt đi sẽ gặp được một mảnh đất tươi tốt, hội tụ đầy thiên thời địa lợi nhân hòa để làm nơi xây phủ Chúa. Và kể từ đó nơi đây có tên là sông Hương và lưu truyền đến ngày nay.
Theo cách giải thích văn học, thì Hương Giang là ví một dòng sông có mùi hương, thơm tho, nguồn gốc của hương thơm này xuất phát từ một loại cỏ thạch sương bồ được mọc rải rác hai bên bờ. Như trong tác phẩm Hương Giang hành nhà thơ đã từng nói về loài cây này: “Hương Giang phát nguyên từ hai nguồn tả, hữu trạch nguyên ở miền thượng lưu tỉnh Thừa Thiên, quanh co gàng bãi ruộng vườn, chảy lần qua kinh thành,… Hai bên bờ tả hữu trạch có giống Thạch xương bồ là một vị thuốc trường sanh, có mùi thơm, mọc hai bên bờ khe, nước khe lần hóa ra thơm.”
Sông Hương trải dài từ núi Trường Sơn hùng vĩ, băng qua những lối vòng co, uốn khúc, gập ghềnh của núi rừng, thiên nhiên chằng chịt, chảy ô ả giữa lòng thành phố Huế, đến tận Tam Giang rồi lại đâm thẳng ra ngay trước cửa biển Thuận An xinh đẹp. Nhờ sự trải rộng băng qua bao địa hình hiểm trở, mang theo dư vị của cỏ cây hoa lá bên bờ, mà đến thành phố Huế sông Hương lại bát ngát sắc hương khiến rung động xao xuyến bao lòng người. Một hành trình vượt hơn 80km của sông Hương luôn là một đề tài hấp dẫn về nghiên cứu địa lý, thổ nhưỡng đối với các nhà khoa học, đặc biệt là đề tài ca ngợi của thi ca, họa sĩ.
Đi dọc bờ sông Hương sẽ là nơi thờ phụng, chùa chiền, miếu vũ thiêng liêng, nơi du khách có thể ghé thăm hành hương cúng lễ, dòng sông mang trong mình nét đẹp của thiên nhiên, vừa mang sự tâm linh, huyền bí. Sông Hương gói trọn ôm lấy thành phố Huế, nơi nuôi dưỡng, cưu mang, đem đến giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân nơi đây.
Bởi thế mà sông Hương luôn được mọi người ca tụng, trân trọng, gắn với nơi đây những truyền thuyết xa xưa về chùa Thiên Mụ, núi Ngọc Trản kì bí, nơi khai sinh ra chén ngọc của Nữ Thần hay ngày nay được biết đến với tên gọi là điện Hòn Chén. Đem đến giá trị tinh thần sâu sắc về đời sống tâm linh, kính trọng, biết ơn, mà nó còn đem đến giá trị về vật chất cho vùng đất này.
Nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng phục vụ cho du lịch, nguồn nước trong xanh cung cấp cho các cư dân dọc hai bên bờ. Được tạo hóa ban tặng một vị thế vô cùng thuận tiện, là nơi bắt qua của 6 cây cầu, cầu Trường Tiền, cầu Dã Viên, Phú Xuân, cầu Đập Đá, cầu Kim Long. Không những thế dọc hai bên bờ sông là những công trình kiến trúc độc đáo, những địa danh nổi tiếng, mang đến nét đặc trưng thu hút khách du lịch từ trong và ngoài nước.
Sông Hương trải qua bao năm tháng, dòng chảy của thời gian vẫn sừng sững đứng đó oai nghi, chứng kiến biết bao cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta với kẻ thù. Với một bề dày lịch sử lâu đời, đến với sông Hương ta như ngắm nhìn về một thời đại xa xưa, hòa mình vào cảnh sắc non nước hữu tình thấm đượm tinh thần dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ngồi trên thuyền đi dạo, thưởng ngoạn cảnh sắc trời ban, vừa nghe những giai điệu du dương, điệu hò xứ Huế thân thương khiến tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thư thái.
Sông Hương như một người mẹ bao bọc chở che cho nhân dân từ xa xưa, cho những chiến sĩ cách mạng anh dung trên chiến trường. Đầu nguồn sông Hương là nơi nhập lưu hòa quyện giữa hai dòng Tả và Hữu Trạch, phía xa xa trên ngọn đồi Tứ Tượng là bức tượng đài thờ mẹ Quán Thế Âm bồ tát với ánh mắt từ bi dịu hiền của mẹ, xoa đi bao cay đắng, ngọt bùi của thế gian. Sáng sớm sương mờ ảo, tiếng chuông trên đồi Hà Khê vang vọng trong không gian, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, người nông dân với công việc đồng áng quay trở về lại cuộc sống tất bật hằng ngày.
Vào những ngày rằm hoặc 30 âm lịch sông Hương là nơi diễn ra các buổi phóng sanh, đặc biệt vào ngày lễ phật đản mặt sông lung linh huyền ảo bởi những ánh đèn hoa đăng, hòa cùng tiếng ca vang kinh kệ, trong giây phút ấy sông Hương trông thật trang nghiêm, lộng lẫy. Dòng sông mang theo một chiều sâu về tâm linh, tín ngưỡng của dân tộc, đem đến một cảm giác bình an, sâu lắng trong tâm hồn.
Với cảnh sắc trời ban tặng, sông Hương là niềm tự hào sâu sắc, là biểu tượng của người dân xứ Huế. Nhắc đến sông Hương là gợi nhắc về một chiều dày những năm tháng lịch sử , là nhân chứng sống chứng kiến sự đổi thay từng ngày của thành phố. Những nét đẹp, giá trị mà nó mang lại sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian, giữ gìn và bảo vệ một tuyệt tác của tạo hóa, của con người Việt Nam.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long 🔥 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở TPHCM – Mẫu 12
Chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng khi đến với trung tâm của miền Nam đất nước. Đón đọc bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở TPHCM dưới đây:
“Chợ Bến Thành dời đổi
Người ở đời sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tào khang
Chớ ham nơi quyền quý mà đá vàng xa nhau”
Chợ Bến Thành là một di tích văn hóa lâu đời có từ hơn trăm năm về trước, nó gắn liền với đời sống của các thế hệ người dân Sài Thành và là nét đẹp đặc trưng, biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh. Nằm tọa lạc ở quận một, thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng vào thế kỉ XIX nhưng vị trí nguyên thủy của chợ Bến Thành lại nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định và là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, buôn bán.
Chợ được hình thành bắt nguồn từ thành Bát Quái được Nguyễn Ánh cho xây dựng để ngăn bước tiến của nghĩa quân Tây Sơn. Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành (tức bến trước khi vào thành); gần sát bến này có một khu chợ vì thế mà chợ này cũng được gọi là “Chợ Bến Thành”.
Và tên “Chợ Bến Thành” chính là được xuất phát từ đây.Tuy vậy, sau khi Pháp xâm chiếm thành Gia Định vào cuối thế kỷ 19, chợ đã bị thiêu hủy trong đợt hỏa công liên tiếp của chúng, tuy đã được dựng lại nhưng chợ Bến Thành chỉ duy trì được một thời gian. Chợ Bến Thành ngày nay là chợ mới, được Pháp xây dựng ở gần ga xe lửa Mỹ Tho để phục vụ nhu cầu buôn bán, giao thương ngày càng phát triển.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc và vị trí chợ Bến Thành ngày nay khác hoàn toàn so với thời kỳ đầu bởi chợ cũ nằm được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được người xưa mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”.
Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước. Trước thời điểm Pháp đánh chiếm Gia Định thì khu vực quanh thành có rất ít dân cư trú và chợ Bến Thành là đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Còn chợ Mới được bố trí vô sâu trong kinh chợ Vải, trên đường Nguyễn Huệ ngày nay chứ không nằm bến sông như ngôi chợ cũ.
Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang – trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ – Rệt do viên xã Tây lúc ấy cho lấp năm 1912 và xây chợ Mới Sài Gòn. Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.
Mặt Bắc chợ mới là đường Lê Thánh Tôn. Mặt Tây chợ mới là đường Phan Chu Trinh. Mặt Đông chợ mới là đường Phan Bội Châu. Chợ Bến Thành có 16 cửa gồm 4 cửa chính và 12 cửa phụ.Cửa Nam là mặt tiền của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số hai, cửa số mười sáu. Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ, tháp có ba mặt và được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp.
Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “Chợ Bến Thành”, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Nếu như cửa Bắc rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây thì cửa Đông lại bày bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây nổi bật với sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm…
Khi trăng lên, chợ như khoác lên một tấm áo mới với sắc màu rực rỡ, tráng lệ trong không khí đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp người qua lại, chợ đêm thường tập trung trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ chính. Có thể nói đây là thời gian “sống thật” của chợ với nhiều hoạt động giao thương, thưởng thức ẩm thực đa dạng dành cho du khách và người dân bản địa.
Với lối kiến trúc cổ, mang đậm chất Pháp, chợ Bến Thành mang đậm dấu ấn lịch sử và dấu ấn văn hóa, chứa đựng giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc Việt. Có thể nói chợ Bến Thành là minh chứng hùng hồn của lịch sử, chứng kiến công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Như vậy, ta có thể thấy tuy việc xã hội không ngừng thay đổi để theo kịp thời đại, nhưng những nét đẹp truyền thống bình dị mà gần gũi vẫn được giữ nguyên, kết hợp hài hòa mà không bị hòa tan. Chợ Bến Thành chính là niềm tự hào của người dân Sài thành cũng như bao người con đất Việt, góp phần quảng bá hình ảnh nước nhà với bạn bè quốc tế.
Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn 🌜 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang – Mẫu 13
Nhắc đến vùng đất An Giang không thể không nhắc đến núi Cấm, một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách thập phương. Dưới đây là bài văn mẫu giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở An Giang để bạn đọc tham khảo.
An Giang vùng đất mang trong mình vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của vùng sông nước miền Tây, là sự kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, nên thơ vừa là sự pha trộn giữa nhiều nền văn hóa giữa các dân tộc. Nhắc đến An Giang là nhắc đến sự mộc mạc, hùng vĩ, một trong số đó phải kể đến núi Cấm, là một điểm du lịch không thể bỏ qua cho bất cứ du khách nào muốn tìm hiểu về du lịch tâm linh.
Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao và lớn nhất trong dãy thất sơn hùng vĩ thuộc địa phận tỉnh An Giang, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn. Núi Cấm có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37km. Đây còn là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đỉnh Bồ Hong cũng là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn với chu vi 28600m và độ cao 705m.
Với độ cao này, từ trên Bồ Hong nhìn xuống là chùa Phật Lớn, núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long đươc bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề. Vì ở trên độ cao như vậy, là điều khiến cho khí hậu ở đây trở nên vô cùng mát mẻ, thanh khiết với cảnh sắc thiên nhiên sinh động, người dân đặt cho nó với cái tên là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn. Trong sách còn miêu tả danh lam thắng cảnh này là một nơi “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt,…” Còn theo tương truyền trước đây ngọn núi còn có tên gọi khác ấn tượng hơn là Đoài Tốn.
Truyền thuyết kể lại rằng, xưa núi Cấm là khu vực vô cùng nguy hiểm, hiểm trở lai có cả những loài thú hung dữ, không một ai dám đến đó ngoai trừ những nhân vật siêu nhiên mà được người dân tương truyền kể lại. Đây là một khu vực linh thiêng, ngày xưa tướng Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây đuổi đã chạy trốn ở đây và không cho phép ai vào nên từ đó người dân gọi đây là núi Cấm.
Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia. Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều được tráng nhựa để thuận tiên đi lại, hai bên đường là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt. Núi Cấm được bao bọc trong những rừng cây xanh ngút bạt ngàn đan xen những cây cỏ hoa lá sắc màu, khung cảnh toát lên vẻ yên bình, thanh tĩnh, tươi mát như cõi bồng lai tiên cảnh.
Dưới chân núi chệch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha. Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long. Đây là dòng suối có nguồn gốc bắt nguồn từ mạch nước ngầm trong lòng đá len lỏi qua các khe đá tạo nên một dòng suối lớn.
Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những địa điểm hấp dẫn, mỗi nơi lại có những sự tích li kì riêng biệt, làm nên một không gian huyền ảo, sống động mang đầy màu sắc tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng cây bạt ngàn sừng sững trăm năm tất cả đã góp phần tạo nên một núi Cẩm hùng vĩ, nên thơ, trở thành một khu du lịch sinh thái lí tưởng mỗi khi nhắc đến An Giang.
Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mảng cầu núi. Nói đến địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi.
Bức tượng phật Di Lặc với chiều cao 3360m đứng trong hàng cao nhất Đông Nam Á vẫn sừng sững trải qua bao thăng trầm của thời gian. Điều ấn tượng là dù ở bất cứ chổ nào trên các vồ núi cũng có thể ngắm nhìn chiêm ngưỡng hình tượng phật trắng sáng uy nghi giữa cả một vùng trời rộng lớn với sự hiền từ bao dung và thánh thiện.
Núi Cấm giờ đây đã trở thành địa điểm hành hương, bái lễ của du khách, là nơi linh thiêng, huyền bí thu hút với vẻ uy nghi rộng lớn đến khó tả. Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí nơi giao thoa giữa đất trời chìm đắm trong chiều dài lịch sử hơn một thế kỷ. Giữa một vùng trời tươi mát, giữa bạt ngàn rừng cây xanh trái ngọ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Núi Cấm hiện lên sừng sững giữa không gian mang đến cho du khách một cảm giác dịu êm, một khúc ca lãng du hoang sơ em dịu giữa đồng bằng rộng lớn.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Văn Mẫu Em Hãy Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Lớp 8 – Mẫu 14
Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt đề văn em hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh lớp 8, dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về chùa Một Cột.
Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với những giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc. Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như Châu Á mà còn được biết đến là điểm đến tâm linh, trở thành biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội.
Chùa Một Cột còn có tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài, ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc xây dựng rất độc đáo, toàn bộ chùa được xây dựng trên một cột trụ bằng đá cao khoảng 4m. Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào thời Lý trên đất thôn Thanh Bảo thuộc huyện Quảng Đức và nằm ở phía Tây của Hoàng Thành Thăng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, cạnh Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch.
Chùa Một Cột được xây dựng dựa theo cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Trong mơ vua thấy Phật Bà Quan m ngồi trên đài hoa sen và được mời lên đài. Khi tỉnh dậy vua kể lại giấc mơ cho triều thần nghe và được nhà sư Thiên Tuế khuyên nên xây chùa. Vì vậy vào mùa đông năm 1049 vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa. Để tạo nên chùa Một Cột Vua đã cho dựng một cột đá giữa hồ và xây đài hoa sen có tượng Bồ Tát Quan Thế âm ở trên.
Sau khi dựng chùa, vua Lý Anh Tông thường lui tới cầu phúc và làm việc thiện vậy nên ít sau đó hoàng hậu mang thai sinh ra một hoàng tử tuấn tú. Nhờ sự ra đời thần kì của hoàng tử mà vua đã coi đó là ân huệ mà trời đất ban cho nên đã cho xây một ngôi chùa khác bên cạnh chùa một cột để tạ ơn. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”.
Vì muốn trùng tu lại chùa nên năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho người xây dựng lại và dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng trước sân. Ba năm sau Nguyên Phi Ỷ Lan lệnh cho người đúc “Giác thế chung” để thức tỉnh lòng thế nhân. Chùa Một Cột là di tích lịch sử có giá trị nghệ thuật và được đánh giá cao không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Thật vậy, vào năm 1962 chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và đến năm 2012 chùa Một Cột đã xác lập kỷ lục là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á” bởi tổ chức Kỷ lục châu Á.
Chùa Một Cột được mệnh danh là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo một không hai bởi chùa Một Cột mang dáng vẻ của một đóa sen lớn đang vươn mình khỏi mặt nước, hình tượng bông sen gợi cho người ta sự thuần khiết cao quý, sáng trong thuần túy. Toàn bộ không gian chùa được đặt trên một trụ đá cao 4 mét do hai khối đá cấu thành hợp với nhau có đường kính 1, 2 mét dưới hồ Linh Chiểu. Ao nước phía dưới chùa được bao quanh bởi lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh với những họa tiết hình khối. Mái chùa lợp ngói cổ với theo kiểu hình đao cong vút và trên đỉnh đắp hình rồng thể hiện sức mạnh thần thánh, quyền uy lẫm liệt.
Chùa Một Cột đã trở thành một trong những biểu tượng mang đậm tính dân tộc, là địa điểm tham quan nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Chùa không những nổi tiếng trong nước mà còn được rất nhiều khách tham quan, du lịch quốc tế tìm đến để tham quan, thưởng thức nét đẹp độc đáo đậm chất văn hóa bản sắc dân tộc.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Văn 8 – Mẫu 15
Đón đọc bài mẫu thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh văn 8 với những trải nghiệm thú vị khi đến với vùng đất Cần Thơ “gạo trắng nước trong”.
Câu hát bâng khuâng đưa ta về một miền Nam Bộ, nơi có những thiên cảnh làm vướng bận bao tao nhân mặc khách. Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi kênh rạch.
“Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về.”
Cần Thơ tiếp giáp với 6 tỉnh: bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, nam giáp Sóc Trăng, Bạc Liêu, tây giáp Kiên Giang, đông giáp Vĩnh Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi kênh rạch như sông Hậu, sông cần Thơ, sông Cái Tư, sông Cái Sàn, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91.
Cần Thơ là trung tâm giao thông thủy bộ của cả vùng Nam Bộ, nối liền với Campuchia, có bến cảng khá lớn tiếp nhận tàu 5000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu. Từ xa xưa, Cần Thơ đã được coi là trung tâm của lúa gạo miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những tỉnh sản xuất và xuất khẩu lúa gạo chính của cả nước. Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, cần Thơ còn có nguồn thủy sản khá phong phú.
Xứ sở ấy là của những con người hào phóng, các tài tử giai nhân cần Thơ. Họ luôn tự hào và kiêu hãnh khi nhắc đến bến Ninh Kiều:
“Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”
Xưa, bến Ninh Kiều là một bến sông đầu chợ cần Thơ. Ninh kiều ngày ấy tấp nập thuyền bè qua lại giao thương, hàng cây dương chắn gió ven bờ đã trở thành tên gọi của bến sông: bến Hàng Dương. Công việc giao thương ngày thêm phồn thịnh, bến Hàng Dương do đó cũng được mở rộng và sửa sang, rồi dần trở thành một thắng cảnh của đất Tây Đô. Sau 1958, bến này chính thức được đặt tên là bên Ninh Kiều. Dân gian truyền tụng rằng xưa, tại Ninh Kiều vào nhũng đêm trăng sáng, thuyền bè tấp nập, tài tử giai nhân cùng nhau lĩnh xướng thơ ca, do vậy bến này còn gọi là bến Cầm Thi, cầm Thi đọc trại là Cầm Thơ, rồi sau trại ra thành cần Thơ, là tên của đất cần Thơ xưa nay vậy.
Người Cần Thơ luôn tự hào với bến Ninh Kiều, nơi bờ sông nhìn ra dòng Hậu Giang hiền hòa, thơ mộng. Bến Ninh Kiều là một địa điểm mà du khách hay tìm đến, nằm bên hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông cần Thơ, gần trung tâm thành phố cần Thơ. Trên bến sông, thuyền bè luôn qua lại tấp nập, chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Bên bến Ninh Kiều là cảng cần Thơ, cảng này được xây dựng hiện đại có khả năng tiếp nhận trọng tải 5.000 tấn, gần bến Ninh Kiều có chợ cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Thời gian đắp đổi khôn lường như dòng sông Hậu hiền hòa trôi xuôi. Ninh Kiều nay là niềm tự hào của dân cần Thơ, đây không chỉ là nơi các thương buôn tìm đến, mà còn là nơi các tao nhân mặc khách bao lần bịn rịn, lưu luyến bến Hàng Dương:
“Đất Châu Thành anh ở
Xứ Cần Thơ em về
Bấy lâu sông cạn biển thể
Phân tay mai trúc, dầm dề cuộc châu”
Thật chẳng quá lời nếu ta nói Ninh Kiều là một kho trái cây đầy ắp, bởi liền kề với bến sông lại là nơi tập trung những quả ngon, vật lạ của Nam Bộ như xoài tượng, xoài thanh ca, xoài giòn của Cao Lãnh, vú sữa trắng, quýt đường của cần Thơ, măng cụt, sầu riêng hay bưởi Biên Hòa, mít tố nữ Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn Bạc Liêu, cam mật Sa Đéc… Cần Thơ hôm nay có nhiều nét đổi thay, là một thành phố năng động, trẻ trung, Tây Đô, một danh xưng đầy tự hào của thành phố Cần Thơ, nay được đặt trong khu công nghiệp, bến Ninh Kiều vẫn từng ngày chung ánh ban mai, chung những buồn vui hay lo toan vất vả… từ đó, lời thơ, tiếng hát vẫn ngày ngày cất lên:
“Cần Thơ ngày tôi đến
Mưa nhạt nhòa phố sông
Đường mênh mông gió lộng
Tự hỏi người biết không?
Cần Thơ ngày anh xa
Có mắt ai lệ nhòa?
Có biết em chờ đợi
Dù một lần người qua?
Ai đi về Cần Thơ
Cho tôi hỏi bao giờ
Bước chân yêu chung nhịp
Trên Ninh Kiều mộng mơ?“
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất
Văn 8 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Nhất – Mẫu 16
Đón đọc bài mẫu văn 8 giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ngắn nhất với những ý văn súc tích và giàu hình ảnh thuyết minh về danh thắng Tràng An.
Việt Nam ta luôn tự hào với muôn vàn danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, nổi tiếng, trong số đó, khu du lịch Tràng An đã và đang thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước bởi những cảnh đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, giản dị.
Cách thủ đô không xa, khoảng gần 100 km, Tràng An là điểm đến hấp dẫn, được nhiều du khách yêu thích. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố lý tưởng như vị trí gần, phong cảnh đẹp, thiên nhiên mát mẻ. Xuất phát từ Hà Nội lúc 5h, chạy qua cung đường quốc lộ 1A rộng, đẹp, sạch sẽ, mất khoảng gần 2 tiếng. Tới đây, bạn có thể nghỉ ngơi, lang thang vài cung đường trong khu quần thể danh thắng Tràng An để chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đầy màu xanh, mát mẻ, trong lành.
Sau đó, bạn mua vé để lên thuyền ngắm cảnh, tham quan các hang động. Hành trình trên chiếc thuyền chèo tay sẽ đưa du khách đến các danh lam thắng cảnh nổi tiếng với trùng điệp đỉnh núi đá vôi sừng sững, những cánh đồng lúa mênh mông hai bên bờ sông, hồ sen thơm ngát… Khung cảnh này như càng đẹp hơn dưới ánh ban mai tươi mới trong những sớm bình minh mát lành. Tạo hóa đã ban tặng cho Ninh Bình cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo mà bạn khó có thể thấy được ở thành phố.
Trong hành trình trên sông nước, du khách sẽ được nghe cô lái thuyền kể về những di tích, đền thờ cùng những câu chuyện thú vị gắn liền với mảnh đất thiêng liêng này. Xuôi theo dòng sông, du khách sẽ được ghé vào các di tích văn hóa và đền thờ nổi tiếng như đền Trình, đền Trần, đền Tứ Trụ, hành cung Vũ Lâm, phủ Khống… Tràng An sở hữu các hang động ấn tượng với bề dày lịch sử, nổi bật là Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Khống…
Vào mùa hè thời tiết tuy nắng nóng nhưng trời đẹp, trong xanh, ít mưa và hoa sen nở rộ thơm phức. Bạn nên đi vào sáng sớm để tránh nắng và tận hưởng thiên nhiên đẹp, không gian trong lành, mát mẻ nhất trong ngày. Nơi đây cũng có tuyến đường đi bộ dài 1,6 km cho những người muốn leo núi để ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm.
Không thể phủ nhận Tràng An chính là một niềm tự hào của người dân kinh đô Hoa Lư nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Chúng ta cần phải giữ gìn và phát triển những giá trị tự nhiên – truyền thống này của dân tộc.
Đọc nhiều hơn 🌻 Thuyết Minh Về Cố Đô Huế 🌻 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Bằng Tiếng Anh – Mẫu 17
Tham khảo bài mẫu giới thiệu về một danh lam thắng cảnh bằng tiếng Anh viết về đảo Phú Quốc ngắn gọn dưới đây:
Tiếng Anh
Phu Quoc Island is the largest island in Vietnam which is located in the Gulf of Thailand. Phu Quoc Island is quite large and has two distinct seasons including the rainy season and the dry season. Whatever the season, the weather in Phu Quoc is always cool and mild. The beach is very beautiful with white sand and clear blue water, so many people come to Phu Quoc for vacation.
In addition to the beautiful scenery, the cuisine on Phu Quoc Island is also diverse, including fresh seafood processed into delicious and attractive dishes. If you have the opportunity to visit Phu Quoc Island, you should watch the sunrise once. Watching the sunrise on the sea is really beautiful, but in Phu Quoc Island it is even more wonderful. As the sun rises, you would feel the cold gradually becoming warm. This makes the spirit extremely relaxing and comfortable, all anxiety can dissolve.
With the unique natural beauty of Phu Quoc, you must come here once.
Tiếng Việt
Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nhất Việt Nam nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc khá rộng lớn với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Dù là mùa nào đi nữa thì thời tiết ở Phú Quốc lúc nào cũng mát mẻ, ôn hòa. Bãi biển thì rất đẹp với cát trắng và nước trong xanh nên có rất nhiều người đến Phú Quốc để nghỉ mát vui chơi.
Bên cạnh phong cảnh đẹp, ẩm thực ở Đảo Phú Quốc cũng vông cùng phong phú và đa dạng bao gồm các loại hải sản tươi sống được chế biến thành các món ăn ngon và vô cùng hấp dẫn. Nếu có dịp đến đảo Phú Quốc thì bạn nên đi ngắm bình minh một lần. Ngắm bình minh trên biển thực sự rất đẹp rồi nhưng ngắm ở đảo Phú Quốc còn tuyệt vời hơn nữa. Mặt trời mọc dần lên, bạn sẽ cảm thấy cái se se lạnh dần trở nên ấm áp. Điều này giúp cho tinh thần cực kì thư giãn và thoải mái, mọi lo âu đều có thể tan biến.
Với vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của Phú Quốc, bạn nhất định phải đến đây một lần.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương 🌟 15 Bài Hay Nhất