Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ [23+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 23+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Địa Danh Biểu Tượng Của Vùng Đất Cố Đô.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ

Tham khảo dàn ý thuyết minh về chùa Thiên Mụ được biên soạn chi tiết dưới đây giúp các em học sinh nắm được bố cục và phương pháp làm bài.

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chùa Thiên Mụ.

II. Thân bài:

-Lịch sử chùa Thiên Mụ:

  • Nguồn gốc chùa Thiên Mụ
  • Thời gian khởi lập
  • Các giai đoạn trùng tu

-Công trình nổi bật trong chùa Thiên Mụ:

  • Tháp Phước Duyên, điện Địa Tạng, điện Quan Âm, lầu Tàng Kinh…
  • Nhiều cổ vật quý giá: Tượng Phật, hoành phi câu đối
  • Quang cảnh khuôn viên chùa Thiên Mụ:
  • Cảnh tự nhiên, khuôn viên rộng
  • Vườn hoa, hòn non bộ

-Vai trò, ý nghĩa chùa Thiên Mụ:

  • Ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong
  • Dùng để lập đàn tế Đất.

III. Kết bài: Cảm nhận về chùa Thiên Mụ.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Ở Huế – Mẫu 1

Để viết bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ ở Huế, trước hết các em học sinh cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về địa danh này. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.

Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.

Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.

Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.

Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.

Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Hay Nhất – Mẫu 2

Bài thuyết minh về chùa Thiên Mụ hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Đến với thành phố Huế mộng mơ, ta lại được ngắm nhìn nhìn cảnh sắc tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất này. Trong đó, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là “đệ nhất cố tự” của nơi kinh xưa này.

Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Tọa lạc trên đồi Hà Khê thuộc tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn. Ngày 11-12-1993 Chùa Thiên Mụ được công nhận là một trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Đây là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất đất Thừa Thiên- Huế (và cũng là của nước ta) là chùa Thiên Mụ. Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847) xếp chùa Thiên Mụ đứng thứ 14 trong số 20 cảnh đẹp kinh thành Huế thuở xưa. Trước mặt chùa là khúc quanh rất hữu tình của dòng Hương Giang. Khuôn viên chùa được chia thành hai khu vực.

Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu để sống thật bình thản và an nhiên…Trong phạm vi chùa Thiên Mụ đâu đâu cũng toát lên một chút thơ, một chút mộng của xứ Huế. Mỗi công trình, kiến trúc dù được xây dựng dưới triều đại nào cũng đều thể hiện sự tín ngưỡng, trang trọng và hài hòa với những công trình trước đó. Kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên như những cung bậc của thi ca.

Từ bốn thế kỷ nay, chùa Thiên Mụ với tiếng chuông sớm chiều ngân nga, vang vọng, khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say đắm biết bao lòng người xứ Huế và du khách bốn phương. Những cảnh đẹp tuyệt vời trong bình minh, hoàng hôn hay những đêm trăng thanh, gió mát đã tượng trưng cho vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của xứ Huế. Tiếng chuông chùa đã đi vào câu ca dao, điệu hò, để lại trong lòng người Huế và bạn bè gần xa thiết tha với Huế.

Điện Đại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, kiến trúc kiểu Trùng thiềm điệp ốc. Đền được phục chế năm 1959, các cột kèo, lăng, bệ được xây dựng bằng bê tông bên ngoài một lớp sơn giả gỗ. Trong điện thờ tượng phật Di Lặc. Phật có tai to để nghe những chuyện khổ của thiên hạ, bụng to để bao dung những chuyện khổ dung trong thiên hạ, miệng rộng hay cười những chuyện khó cười trong thiên hạ.

Qua khỏi nơi thờ tượng Di Lặc, ở bên trong người ta thờ Tam Thế Phật ở chính giữa, hai bên là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền. Đi theo lối bên hông điện ra phía sau vườn là nhà trưng bày những hình ảnh và chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức, người tự thiêu vào năm 1963 để chống chế độ đàn áp Phật giáo.

Tháp Phước Duyên còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp; Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khóa đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thờ tượng Phật bằng vàng.

Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Văn Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo cách hành văn súc tích và giàu hình ảnh với bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ ngắn gọn sau đây:

Năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vâng lệnh vua Lê vào trấn thủ đất Thuận Hóa, ông lập chùa Thiên Mụ (còn gọi là Linh Mụ) vào năm Tân Sửu (1601) trên ngọn đồi Hà Khê, nhìn sang Long Thọ Cương.

Theo truyền thuyết, Nguyễn Hoàng làm vậy vì tuân theo lời chỉ bảo của một vị thần nữ báo mộng “thắp một nén nhang đi đến nơi nào nhang tàn thì lập kinh đô ở đó”. Đóng đô ở Phú Xuân, ông bèn dựng đền chùa nhớ ơn bà, vừa để tụ long khí cho nghiệp đế của mình. Trong gần 400 năm lịch sử, ngôi chùa đã gắn liền với biết bao thăng trầm, đổi thay của Triều Nguyễn.

Bia kí dựng ở chùa năm Ất Mùi (1715) tả lại cảnh chùa Thiên Mụ như sau: Từ ngoài vào có các điện Thiên Vương, Ngọc Hoàng, Đại Hùng, nhà thuyết pháp và tàng kinh các. Hai bên xây lầu chuông, trống. Kế tiếp là điện Thập Vương, nhà Vân Thủy, nhà Tri vị, điện Đại bi, điện Dược sư, tăng liêu, thiền xá… Ở sau chùa là vườn Tì da, nhà phương trượng, vài chục sở…

Chùa Thiên Mụ đạt đến đỉnh cao huy hoàng, được quan tâm trân trọng nhất là vào đời Minh vương Nguyễn Phước Châu (1691 – 1725). Ông là một vị vương rất mộ đạo Phật, có tài thơ, họa. Đến nay, trải qua nhiều năm tháng dâu bể nhưng ngôi chùa vẫn còn đó như một biểu tượng của xứ Huế đẹp và thơ mộng. Mỗi khi nhớ đến Hà Nội nghìn năm văn vật là người ta nghĩ ngay đến chùa Một Cột, đến Thành phố Hồ Chí Minh nhớ chợ Bến Thành, thì nói đến Huế không có gì khác hơn là hình ảnh chùa Thiên Mụ.

Mỗi lần đến Huế, nếu muốn viếng chùa Thiên Mụ, du khách có thể đi theo đường bộ qua Kim Long là đến nơi. Nhưng tuyệt vời nhất vẫn là đi bằng đường thủy. Con thuyền chầm chậm ngược dòng Hương, phóng tầm mắt nhìn đồi Long Thọ sau hàng phượng vĩ nở hoa đỏ thắm, hoặc làng Nguyệt Biểu nổi tiếng với dòng họ Thân Trọng, Hoàng Trọng danh sĩ một thời.

Đến bến đỗ, ngước mắt nhìn lên thấy ngọn tháp Phước Duyên cao vút như đang trầm tư mặc tưởng. Nước sông đoạn này xanh ngắt, dùng dằng ngừng chảy… lưu luyến với cảnh sắc nên thơ.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Sông Hương 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Ngắn Nhất – Mẫu 4

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra trên lớp.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am (thờ cúng) nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất.

Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907. Vua Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi.

Hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Trị), lui về phía trong có hai lầu hình lục giác một lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thời Nguyễn Phúc Chu). Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia, tháp). Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan âm, nhà Trai, nhà Khách, vườn hoa, phía sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thẳng cảnh, và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Chùa Thiên Mụ – Mẫu 5

Với đề bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Thiên Mụ, các em học sinh có thể tham khảo cho mình những gợi ý thú vị trong bài văn mẫu dưới đây:

Mảnh đất cố đô Huế thâm trầm, sâu lắng ghi dấu về triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta với những công trình lăng tẩm, đền đài và nền nhã nhạc cung đình Huế. Khi nhắc đến thời kì hưng thịnh của Phật giáo Đàng trong, người ta thường gợi nhớ đến ngôi chùa Thiên Mụ – một vẻ đẹp thanh tịnh bên dòng sông Hương thơ mộng.

Chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi (đồi Hà Khê) bên phía tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Theo truyền thuyết khi chúa Nguyễn Hoàng đi dọc bờ sông Hương xem xét địa thế nơi đây để chuẩn bị cơ đồ nghiệp lớn, xây dựng giang sơn đã nhìn ra ngọn đồi Hà Khê với thế đất hình con rồng quay đầu nhìn lại, Chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi, hướng về phía sông Hương đặt tên là “Thiên Mụ”.

Năm Tân Sửu 1601 chùa Thiên Mụ chính thức được khởi công xây dựng dưới thời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng, giai đoạn 1691 – 1725 chùa được xây dựng quy mô hơn và trùng tu với nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,… còn rất nhiều công trình không giữ được đến ngày nay. Đến năm 1844 chùa lại được kiến trúc lại với ngôi tháp bát giác Phước Duyên, đình Hương Nguyện. Trận bão lịch sử năm 1904 quét qua đã tàn phá chùa với nhiều công trình hư hỏng mãi đến năm 1907 mới được xây dựng lại nhưng không được như trước.

Qua nhiều đợt kiến trúc, trùng tu, ngày nay chùa vẫn giữ được nhiều những công trình quy mô, đồ sộ và nhiều những cổ vật quý giá như tượng phật, những bức hoành phi câu đối. Tháp Phước Duyên trở thành biểu tượng của chùa Thiên Mụ, tháp cao 21m gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có tượng Phật. Lầu Tàng Kinh là nơi chứa 1000 bộ kinh Phật mà chúa Quốc đã cho người sang Trung Quốc để mua.

Khuôn viên chùa khá rộng, quang đãng và thoáng mát với những vườn hoa cỏ, hòn non bộ, hàng loạt những bia đá ghi lịch sử xây dựng chùa và các bài thơ văn của nhà vua, đặc biệt là bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác được đặt ở cổng chùa. Không có gì bàn cãi khi chùa Thiên Mụ được coi là ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế nói riêng và đàng trong nói chung, nơi đây không chỉ mang ý nghĩa tâm linh thờ Phật mà đã từng trở thành nơi lập đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn. Tại chùa Thiên Mụ còn lưu giữ di vật chiếc ô tô của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức để lại sau khi châm lửa tự thiêu trên đường phản đối chính sách đàn áp Phật giáo.

Là ngôi chùa thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Huế, chùa Thiên Mụ mang trong mình những dấu ấn lịch sử, vẻ đẹp thanh tịnh, trầm mặc. Đến với xứ Huế ta cảm nhận được nét mộng mơ, trữ tình, và đến thăm chùa Thiên Mụ ta sẽ được lắng đọng tâm hồn, tìm lại bình yên giữa cuộc sống xô bồ nhộn nhịp.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Mẫu Thuyết Minh Chùa Thiên Mụ Chọn Lọc – Mẫu 6

Văn mẫu thuyết minh chùa Thiên Mụ chọn lọc sẽ là tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương”

Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến nhiều địa danh nổi tiếng như: cung đình Huế, núi Ngự Bình,….. Trong số đó phải kể đến chùa Thiên Mụ, ngôi chùa được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.

Chùa Thiên Mụ mang nét cổ xưa, trầm lắng nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), có từ đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Nơi đây gắn liền với một truyền thuyết rằng xưa kia khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét hình thế núi sông để mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn thì thấy trên cánh đồng của xã Hà Khê thuộc huyện Hương Trà (nay là ngoại ô thành phố Huế).

Giữa khu đất bằng phẳng nổi lên một gò cao, trông tựa như hình đầu rồng đang ngoái nhìn lại, phía trước thì có sông lớn (chỉ sông Hương), phía sau thì có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Chúa hỏi người dân địa phương thì được biết nơi đây cứ vào ban đêm xuất hiện một bà già mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên một gò đất nói rằng sẽ có một vị chân chúa đến xây dựng chùa để tụ khí thiêng, giữ long mạch. Chính từ truyền thuyết này mà gò đất kia được người dân đặt tên là gò Thiên Mụ, ngôi chùa sau đó vào năm 1601 được xây dựng trên đồi chính là chùa Thiên Mụ ngày nay.

Làm nên nét đẹp của chùa Thiên Mụ phải kể đến kiến trúc đặc sắc, cổ kính ở nơi đây. Chùa Thiên Mụ còn có những giá trị đặc sắc như giá trị về lịch sử, là chứng nhân của lịch sử khi chứng kiến biết bao những sự đổi thay, biến động lớn của lịch sử của ba triều đại cuối cùng Việt Nam, cung cấp những tài liệu nghiên cứu cho các nhà sử học. Nơi đây còn mang những nét đẹp của đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam thời xưa, có giá trị du lịch cao thu hút nhiều bước chân của du khách tứ phương tới đây tham quan, thắp hương cầu may.

Chùa Thiên Mụ đã và đang giữ một vị thế không hề nhỏ đối với Việt Nam, lưu giữ những giá trị lâu đời, là niềm tự hào của biết bao người dân xứ Đàng Trong cũng như bao người con đất Việt.

Khám phá thêm 🍀 Thuyết Minh Về Đền Hùng 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Huế Đặc Sắc – Mẫu 7

Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ Huế đặc sắc giúp các em học sinh có thêm những ý văn phong phú và luyện tập cách diễn đạt hay.

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông – ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Chùa được bao bọc xung quanh bởi một khuôn thành xây bằng đá và gạch mang hình dáng như con rùa. Bước chân vào chùa, du khách bắt gặp ngay biểu tượng gắn với hình ảnh của chùa Thiên Mụ – tháp Phước Duyên. Tháp 7 tầng được xây bằng gạch, cao 21 m. Tiến sâu vào bên trong, du khách sẽ đến điện Đại Hùng, chính điện và cũng là gian lớn nhất của chùa. Khuôn viên chùa có nhiều vườn hoa, cây cối được chăm sóc và tỉa kĩ lưỡng.

Đi theo bên hông điện để vòng ra phía sau vườn, du khách sẽ ngang qua nơi trưng bày chiếc ô tô – di vật hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi tự thiêu. Cuối chùa là khu mộ tháp của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu, một vị trụ trì của chùa. Nơi đây cũng có khu rừng thông khiến khung cảnh chùa càng thêm tịch mịch.

Thời tiết dễ chịu nhất ở Huế vào khoảng tháng 1 và 2 – thời gian thích hợp nhất để tham quan chùa. Tuy nhiên, nếu muốn ngắm cảnh chùa Thiên Mụ vào mùa hoa phượng, du khách có thể đến vào tháng 5 hoặc 6. Du khách có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Đại Nội, Điện Hòn Chén, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng trên cùng một tuyến đường để tiết kiệm thời gian.

Chùa mở cửa từ sáng đến 6h chiều, nên chọn trang phục kín đáo khi vào thăm chùa, hạn chế cười nói lớn tiếng, đặc biệt buổi trưa để các sư thầy tại đây nghỉ ngơi. Khuôn viên chùa cũng không quá rộng nên du khách thường dành khoảng 45 phút đến 1 tiếng để khám phá, chụp ảnh. Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức đậu hũ Huế (tào phớ) của các dì bán hàng ở chân cổng chùa. Nếu du khách đến vào buổi chiều, nên nán lại vào khoảng 5h30 – 6h30 để ngắm hoàng hôn ở sông Hương.

Du khách có thể dễ dàng đến chùa Thiên Mụ từ các điểm như Đại Nội, Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền, bằng xe đạp, xe máy hay taxi. Ngoài ra, có thể chọn đi thuyền rồng trên sông Hương từ bến đò Tòa Khâm để tới chùa hoặc đi xích lô từ bất kỳ địa điểm nào trong trung tâm thành phố.

Tham khảo văn mẫu 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc 🌹 14 Bài Văn Hay Nhất

Chùa Thiên Mụ Thuyết Minh Đạt Điểm Cao – Mẫu 8

Văn mẫu chùa Thiên Mụ thuyết minh đạt điểm cao sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng hay để bắt đầu bài viết của mình.

Huế vốn là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Nhưng ngôi chùa xưa nhất có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ- nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.

Truyền thuyết kể rằng, khi Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên phía đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Hỏi ra mới biết, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh“. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn (núi Thiên Mụ). Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Ông cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ Tự“ (chùa Thiên Mụ).

Trong thực tế, ở đây đã từng tồn tại một ngôi chùa của người Chàm – di tích được nhắc đến trong sách Ô châu cận lục của Dương Văn An vào năm 1553. Nhưng phải đến năm 1601 với quyết định của chúa Nguyễn Hoàng, chùa mới chính thức được xây dựng.

Theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa cho đúc một chiếc chuông lớn có khắc một bài minh trên đó. Đến năm 1714, chúa lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa.

Chúa còn đích thân viết bài văn bia nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với quy mô được mở rộng và cảnh đẹp tự nhiên, ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ“ (mừng sinh nhật thứ tám mươi) của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm tháp Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thiền Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.

Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.

Tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng của miền Trung, chùa Thiên Mụ với kiến trúc cổ kính đã góp phần điểm tô cho bức tranh thiên nhiên nơi đây càng thêm duyên dáng, thi vị. Tiếng chuông chùa như linh hồn của Huế, vang vọng mãi theo dòng nước sông Hương chảy qua trước Kinh Thành, xuôi về cửa biển, đọng lại trong lòng khách phương xa đến Huế một nỗi niềm vương vấn chốn Thiền Kinh.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Sinh Động – Mẫu 9

Đón đọc bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ sinh động giúp các em học sinh tham khảo được cách hành văn giàu hình ảnh và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây.

Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.

Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối ám
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa

Qua nhiều đợt tu sửa lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật… hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng, như tô thêm nét duyên dáng cho khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Huế.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Tràng An 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Học Sinh Giỏi – Mẫu 10

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết và trau chuốt cho mình một văn phong hay.

Nét đẹp văn hóa tâm linh là một trong những nét đặc trưng và không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trong việc thắp hương, cầu may,cúng bái thần Phật tại các chùa chiền, đền miếu linh thiêng, cổ kính. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất, linh thiêng nhất phải kể đến chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Nơi đây được đặt tên là Thiên Mụ là bởi khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã xem xét hình thế núi non để mưu đồ xây dựng nghiệp lớn, thấy một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại.

Được người dân kể lại nơi đây vào ban đêm có một bà già mặc áo đỏ, quần xanh ngồi trên gò đồi mà truyền rằng sẽ có một vị chân chúa đến xây chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, chúa Nguyễn đã cho người xây một ngôi chùa đặt tên là chùa Thiên Mụ và gò đồi kia được người dân đặt tên là Thiên Mụ.

Có thể nói, ngôi chùa này là tụ hội những nét đẹp kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa. Dưới thời chúa Quốc, trong giai đoạn Phật giáo xứ đàng Trong vô cùng phát triển và hưng thịnh, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chùa được chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó.

Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… tuy nhiên nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây, việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm – người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn. Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.

Trong đó phải kể đến tháp Phước Duyên – biểu tượng nổi tiếng của chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng. Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân. Tuy vậy, sau trận bão năm 1904, tháp bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình không còn nguyên vẹn như đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Dù đã được xây dựng lại vào năm 1907 nhưng chùa không còn được to lớn như trước.

Không chỉ có những nét đẹp về kiến trúc mà chùa Thiên Mụ còn có những giá trị đặc sắc. Có thể nói chùa chính là chứng nhân của lịch sử bởi nơi đây đã chứng kiến sự đổi thay của các triều đại từ thời chúa Nguyễn giai đoạn nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài đến triều đại nhà Nguyễn với nhiều những biến động và sự đổi thay. Chùa còn mang giá trị văn hóa tâm linh trường tồn với nhiều đình tháp có lịch sử hình thành gần 300 năm.

Không chỉ vậy, hàng năm chùa đón nhiều đợt khách đến tham quan, cúng bái, thắp hương cầu may đã đem lại giá trị du lịch cao. Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Như vậy với những giá trị đó, chùa Thiên Mụ chính là niềm tự hào của người dân cố đô Huế nói chung và người Việt Nam nói riêng, quảng bả văn hóa tâm linh của nước ta từ gần ba thế kỷ trước đến với bạn bè quốc tế, cần được bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp đến với thế hệ nay và mai sau.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Luyện Viết – Mẫu 11

Tham khảo bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ luyện viết để học hỏi cách diễn đạt khéo léo, ấn tượng với người đọc.

Huế – Nơi lưu giữ trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, chùa Thiên Mụ Huế được ví như “linh hồn” của mảnh đất này. Chùa Thiên Mụ là một điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Cố Đô này.

Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ. Nếu ai đó nói yêu Huế mà chưa biết chùa Thiên Mụ ở đâu thì đó chưa phải là một tình yêu “đậm sâu”. Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê – Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế 5km về phía Tây. Phía chính diện của chùa là dòng sông Hương thơ mộng. Với phong cảnh hữu tình nơi đây, Thiên Mụ là điểm dừng chân không thể bỏ qua với thực khách mỗi khi ghé thăm đất Huế.

Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.

Cùng lúc đó, người dân trong vùng truyền tai nhau câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch. Thấy ý tưởng của mình có sự tương thông với câu chuyện kể lại, Nguyễn Hoàng ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này chùa được lấy tên gọi là “Thiên Mụ Tự” – Tức “Bà mụ nhà trời”.

Theo dấu thời gian, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Trong đó, nổi bật nhất là cuộc trùng tu năm 1710, dưới triều đại của chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông đã hoàn thiện và thay đổi nhiều kiến trúc chùa Thiên Mụ Huế. Đặc biệt, một quả Đại Hồng Chung nặng hơn 2 tấn đã được đúc mới và đặt tại ngay Điện Đại Hùng.

Chùa Thiên Mụ là một danh lam thắng cảnh vào bậc nhất của cố đô Huế. Chùa được xây trên đỉnh một ngọn đồi cao ngay bên bờ sông Hương đối diện vùng đất Long Thọ. Trước cửa chùa có tháp kiến trúc theo hình bát giác, một kiểu bố cục theo hình bát quái. Tháp này gồm có 6 tầng đều nhau nhưng càng lên cao thì diện tích lại được thu nhỏ lại.

Mỗi tầng tháp có một mái nhỏ chìa ra với những đường nét trang trí khá tinh vi, đều đặn và sinh động lạ thường. Mỗi mặt có một cửa cuốn khá lớn hình chữ nhật nhưng chung quanh có nhiều mô hình long nguyệt. Trên cùng là một mái nhỏ 8 cạnh. Chính giữa có trang trí một hình nậm rượu có mũi nhọn. Chung quanh có những mô hình vân vũ.

Cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp Cố Đô.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Lớp 8 – Mẫu 12

Với bài văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ lớp 8 dưới đây, các em học sinh sẽ có thêm cho mình những thông tin phong phú về địa danh nổi tiếng này của vùng đất cố đô.

Cố đô Huế với vẻ đẹp nên thơ, cổ kính cùng nền văn hóa đặc sắc luôn được xem là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất trên dải đất hình chữ S. Nơi đây không chỉ có những cung điện nguy nga, tráng lệ mà còn nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng, trong đó đặc biệt nhất chính là chùa Thiên Mụ.

Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng đã từng được nghe nhắc đến ngôi chùa vô cùng nổi tiếng này. Nhưng bạn có biết chùa Thiên Mụ ở đâu không? Đây là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, thuộc vùng tả ngạn dòng sông Hương thơ mộng, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ được chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho khởi công xây dựng vào năm Tân Sửu – 1601. Chùa còn được biết đến với một tên gọi khác là Linh Mụ.

Chùa Thiên Mụ chính là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên đất Cố Đô. Theo nhiều tài liệu sử sách ghi chép lại, khi xưa chúa Nguyễn Hoàng đã đích thân đi khảo sát địa hình, tìm kiếm địa điểm để xây dựng ngôi chùa này. Trong một lần vô tình đi qua dòng sông Hương thơ mộng, người đã nhìn thấy ngọn đồi Hà Khê rất giống một con rồng. Vì vậy, nhà vua đã quyết định cho xây dựng một ngôi chùa trên đó và đặt tên là Thiên Mụ.

Tuy nhiên, đến năm 1862 vua Tự Đức đã cho đổi tên chùa thành Thiên Mụ vì ông đang mong có con nối dõi tông đường nên sợ từ “Thiên” sẽ chạm đến trời. Năm 1869, vị vua thứ 4 triều Nguyễn lại quyết định dùng cái tên cũ. Và tên Thiên Mụ vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay.

Đến du lịch chùa Thiên Mụ, bất cứ ai cũng phải ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình nơi đây. Nhìn từ trên cao, cả ngọn đồi tựa như một con rùa khổng lồ đang gánh trên lưng tòa bảo tháp vậy. Xung quanh tòa tháp là những hàng cây cổ thụ xanh mát, ao sen mang đến cho du khách một cảm giác bình yên đến khó tả. Nhìn chung bạn có thể đến tham quan chùa Thiên Mụ vào bất cứ khi nào mình thích. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất có lẽ là khoảng thời gian đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3. Đây là lúc thời tiết vô cùng mát mẻ, bầu không khí dễ chịu, rất thích hợp để tham quan vãn cảnh chùa.

Địa điểm đầu tiên mà bạn sẽ đi qua khi du lịch chùa Thiên Mụ đó chính là cổng Tam Quan. Cổng này là lối đi chính dẫn vào bên trong chùa, được xây dựng gồm 2 tầng, 8 mái và 3 lối đi đều được lắp cửa gỗ, đóng bằng đinh đai kiên cố. Xung quanh là những bức tượng hộ pháp có nhiệm vụ bảo vệ sự bình yên cho ngôi chùa. Du lịch chùa Thiên Mụ, bạn không nên bỏ qua cơ hội được ghé thăm một địa điểm khá đặc biệt đó là khu mộ của cố hòa thượng Thích Đôn Hậu. Người là vị sư chụ trì đã có những đóng góp to lớn cho hoạt động ích đạo ở đây.

Tháp Phước Duyên không chỉ là điểm tham quan chính mà còn được xem như biểu tượng của chùa thiên Mụ nói riêng và của kinh thành Huế nói chung. Tòa tháp này được xây dựng vào năm 1844 gồm tất cả 7 tầng. Du khách có thể leo lên tầng cao nhất của tháp bằng hệ thống cầu thang hình xoắn ốc. Đứng từ đây, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, làm say đắm lòng người.

Điện Đại Hùng chính là khu chánh điện có diện tích lớn nhất tại chùa Thiên Mụ. Nơi đây được xây dựng theo lối kiến trúc Trùng Thiền Điệp Ốc khá đặc biệt và được trùng tu sửa chữa khang trang hơn, đẹp hơn vào năm 1959. Bước vào bên trong điện, bạn sẽ phải ấn tượng trước hệ thống cột trụ to lớn. Mặc dù chúng được đúc bằng bê tông, bên ngoài sơn giả gỗ nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp linh thiêng và cổ kính. Ngoài ra, trong điện còn có một chiếc chuông đồng lớn, phía trên khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong”.

Bên cạnh những địa điểm trên, chùa Thiên Mụ còn có nhiều khu vực khác để bạn có thể tham quan như điện Tạng, điện Quan Âm hay khu trưng bày những di tích lịch sử. Trong đó đặc biệt nhất phải kể đến chiếc xe ô tô cổ chở nhà sư Thích Quảng Đức khi người đi tự thiêu ở ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt.

Là một địa điểm hoàn toàn miễn phí, lại sở hữu những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nên không có gì lạ khi mỗi ngày luôn có rất đông du khách đến tham quan chùa Thiên Mụ. Nếu có dịp du lịch Huế, bạn nhất định phải dành thời gian ghé thăm ngôi chùa cổ kính, linh thiêng này.

Gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Hồ Gươm 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Lớp 9 – Mẫu 13

Đón đọc bài văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ lớp 9 sẽ  giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt điểm cao với đề văn giới thiệu về một danh thắng của quê hương, đất nước.

Để có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh chùa Thiên Mụ Huế sừng sững bên dòng sông Hương, từ Kinh Thành Huế, bạn đi qua đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái qua đường Yết Kiêu. Đi thêm một đoạn nữa, rẽ trái qua đường Lê Duẩn. Gặp vòng xuyến rồi rẽ phải vào đường Kim Long. Tiếp tục đi thêm 2km nữa là tới nơi.

Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, Điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc – Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo. Tượng khắc họa Phật Di Lặc với dáng vẻ hiền hòa, đôi tai to tinh thông, chiếc bụng lớn chứa sự bao dung và một nụ cười nhân hậu. Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc. Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen.

Không chỉ trưng bày Phật Di Lặc, Điện Đại Hùng còn là nơi lưu giữ bức đại tự, có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng vô cùng tinh tế. Đi sâu vào bên trong là đền thờ, ở trung tâm là tượng Tam Thế Phật, còn bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến. Đặc biệt, khoảng đất phía sâu Điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu – Trụ trì của chùa.

Tháp Phước Duyên là điểm check in không thể bỏ qua khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế. Công trình này được xây dựng ngay sau khu vực cổng chào. Tuy nằm phía trước, nhưng tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế. Tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị. Lúc đầu lấy tên là Từ Nhân Tháp. Sau đó đổi thành tên như hiện tại. Lúc bấy giờ, để hoàn thành tháp, các nguyên liệu từ đất sét, đá thanh và gốm bát tràng đều phải chuyển từ đang ngoài vào.

Phần thân tháp được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh. Tất cả hợp lại tạo thành khối tháp hình bát giác, càng lên cao càng nhỏ, với tất cả 7 tầng, mỗi tầng 2m. Nhìn chung, thiết kế của mỗi tầng là hoàn toàn giống nhau, được sơn màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu của “thời gian”, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc Cố Đô.

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc phát triển Phật Giáo Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình. Khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính.

Công trình này nằm ngay sau Điện Đại Hùng. Quang cảnh nơi đây mang đến cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng. Với phía trước là khoảng sân rộng lớn, có cỏ cây cùng hồ nước xanh mát. Chắc chắn đây sẽ là điểm dừng chân thú vị trong chuyến khám phá chùa Thiên Mụ Huế mà bạn không thể bỏ qua.

Cổng Tam Quan là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.

Chùa Thiên Mụ Huế là điểm đến gây thương nhớ cho biết bao du khách thập phương mỗi lần ghé thăm. Nơi đây không chỉ hội tụ vẻ đẹp về kiến trúc, yếu tố lịch sử, phong cách mà còn được tô điểm bởi tính cách con người Huế – trầm mặc và kín đáo.

Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Của Hướng Dẫn Viên – Mẫu 14

Dưới đây là bài thuyết minh về chùa Thiên Mụ của hướng dẫn viên để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”

Nếu như Hà Nội có chùa Một Cột, Huế lại nổi tiếng với ngôi chùa Thiên Mụ. Cách trung tâm thành phố Huế chừng 4km, chùa nằm ở cuối đường Kim Long, thuộc phường Hương Long, cạnh dòng sông Hương thơ mộng, như tô thêm nét duyên dáng cho khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của Huế, mê hoặc du khách đến tham quan, vãn cảnh.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -Huế hiện có 618 cơ sở thờ tự; trong đó 305 tu viện có Tăng Ni thường trú (3 ngôi quốc tự, 180 chùa Tăng, 125 chùa Ni), 313 đơn vị Niệm Phật đường, 6 chùa được công nhận di tích cấp quốc gia, số chư tăng gồm 643 vị và 524 vị ni. Huế vốn là nơi có nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam nhưng ngôi chùa xưa nhất phải kể đến là chùa Thiên Mụ – nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong.

Chùa được xây dựng từ năm 1601, dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Sau đó chùa được xây dựng lại quy mô hơn dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Ngoài chuông lớn, chùa còn có thêm hàng chục công trình kiến trúc rất quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền…

Khi du khách đến gần chùa, điều thu hút sự chú ý đầu tiên là tòa tháp hình bát giác bảy tầng mang tên Phước Duyên. Trận bão khủng khiếp năm 1904 đã tàn phá ngôi chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn. Từ 2003-2007, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã trùng tu di tích chùa Thiên Mụ. Công trình có tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng, vay từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, với nhiều hạng mục được trùng tu, trong đó 2 hạng mục chính là tháp Phước Duyên và điện Đại Hùng.

Tháp Phước Duyên là tòa tháp hình bát giác 7 tầng, cao trên 23m, xây bằng gạch vồ, vữa vôi…Đến thời điểm tu bổ tháp đã bị hư hại nặng như mái nứt gây thấm dột, các thanh sắt đỡ vòm nứt mục làm thành hệ thống nứt lớn trong khối xây, nhiều vết nứt xuyên tường, nước mưa thấm vào làm mục gạch, vữa. Gạch hoa mất nhiều bộ phận đã bị sửa chữa không đúng nguyên gốc.

Toàn bộ tháp Phước Duyên đã được vệ sinh khoa học để loại bỏ rêu mốc, hoàn trả màu sắc hài hòa bằng cách chấm màu, bảo quản chống ẩm tường. Hệ thống khe nứt được bơm keo và vữa để toàn khối hóa. Các thanh sắt được chống gỉ; 178 thanh (chiều dài trung bình 1,0-2,5m) được thay bằng thép không gỉ. Đặc biệt đã tìm lại quy luật phân bố gạch men hoa văn và phục hồi hệ thống lan can giả; chống thấm mái tháp, phục hồi Hồ lô và các con giao pháp lam, bố trí hệ chống sét.

Đối với điện Đại Hùng, toàn bộ điện được tu bổ, loại bỏ nền xi măng và lát lại nền gạch gốm, làm lại mái, gia cố căn chỉnh móng. Riêng chính điện được phục chế bằng gỗ kiền kiền thay cho kết cấu bê tông cốt thép. Các viên ngói liệt cũ được sử dụng lại trên công trình cùng với ngói mới.

Cùng với đó là thực hiện công tác phòng mối mọt, gia cường chống gió bão, làm hệ thống chống sét và chiếu sáng bên trong, làm lớp ngăn ẩm nền…; loại bỏ lớp sơn công nghiệp và phục hồi các lớp sơn truyền thống. Toàn bộ các bích họa trên cổ diềm được bảo tồn (hạ giải từng đoạn tường có tranh, bảo quản giữ màu, chống mốc và lắp dựng trở lại), phục hồi màu sắc và các trang trí như nguyên gốc.

Du khách nào đã từng đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng – mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh. Mặc dù không có nhiều tượng Phật như các chùa khác nhưng nhìn tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa, quan lại xứ Huế ngày xưa.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo văn mẫu thuyết minh về chùa Thiên Mụ bằng tiếng Anh với những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trau dồi vốn từ vựng về chủ đề giới thiệu một danh lam thắng cảnh.

Tiếng Anh:

Thien Mu Pagoda, also known as Linh Mu Pagoda, is an ancient temple located in Hue. A symbol associated with the image of Thien Mu pagoda is Phuoc Duyen tower. Thien Mu Pagoda has long been a popular tourist destination for spirituality in Hue. This temple not only has a beautiful ancient architecture but also attracts the mysterious stories behind it.

Compared with temples in Hue, Thien Mu Pagoda was built with the bold ancient architecture of the ancient capital. Around this ancient temple is surrounded by stone formwork. The front overlooking the poetic and peaceful Perfume River, above, you can see the beauty and mystery of Thien Mu Pagoda, if you want, in the future you can visit this wonderful temple.

Tiếng Việt:

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm ở Huế. Một biểu tượng gắn liền với hình ảnh chùa Thiên Mụ là tháp Phước Duyên. Chùa Thiên Mụ từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Huế. Ngôi chùa này không chỉ có kiến trúc cổ kính đẹp mắt mà còn thu hút với những câu chuyện kỳ bí đằng sau đó.

So với các ngôi chùa ở Huế, chùa Thiên Mụ được xây dựng mang đậm nét kiến trúc cổ kính của cố đô. Xung quanh ngôi chùa cổ kính này được bao bọc bởi ván khuôn bằng đá. Mặt trước nhìn ra dòng sông Hương thơ mộng, hiền hòa, trên cao có thể thấy được vẻ đẹp và sự huyền bí của chùa Thiên Mụ, nếu muốn trong tương lai bạn có thể ghé thăm ngôi chùa tuyệt vời này.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận