Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️ 34+ Bài Giới Thiệu Quảng Nam ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Vùng Đất Xứ Quảng Níu Chân Bao Du Khách.
Giới Thiệu Về Quảng Nam – Mẫu 1
Bài văn thuyết minh giới thiệu về Quảng Nam dưới đây sẽ đưa bạn đọc khám phá mảnh đất nằm ở trung tâm giữa hai đầu đất nước với những nét đặc trưng riêng có.
Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung Việt Nam. Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh).
Quảng Nam có địa lý vô cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Có Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đảo Cù Lao Chàm với những vẻ đẹp hoang sơ, nhiều loại sản vật quý hiếm. Có 125 km bờ biển cát trắng, nắng vàng, nhiều bãi biển với cảnh quan đẹp nổi tiếng, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh nên thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức được tái lập. Với vị trí địa lý của mình, Quảng Nam có điều kiện tương đối thuận lợi trong quan hệ và giao lưu kinh tế với các địa phương trong cả nước và nước bạn láng giềng. Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ, là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Ngoài ra, với 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội An, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc đáo, đây là vùng đất hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành kinh tế du lịch.
Xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Nam – với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam – được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt” nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước. Không những thế, nói đến Quảng Nam là nói đến mảnh đất “trung dũng kiên cường”, giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng đã sinh dưỡng những danh nhân kiệt xuất, những Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Một vùng đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam, với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam, được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Quảng Nam, SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧
Thuyết Minh Về Tỉnh Quảng Nam – Mẫu 2
Tham khảo bài thuyết minh về tỉnh Quảng Nam với những thông tin thú vị giúp bạn đọc có được cách nhìn tổng quan nhất về vùng đất này.
Tỉnh Quảng Nam được tái lập vào ngày 1/1/1997; là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung, nằm ở vị trí trung độ của nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 759 km về phía Bắcvà cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 971 km về phía Nam. Có đường biên giới Việt Nam-Lào đoạn qua tỉnh Quảng Nam – Việt Nam và tỉnh SêKoong- Lào dài trên 157 km. Với vị trí địa lý, Quảng Nam là tỉnh có điều kiện thuận lợi trong quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng.
Hơn thế nữa, Quảng Nam còn là một trong số rất ít địa phương trong cả nước có sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ; có hai thành phố trực thuộc, vừa có núi, có biển với bờ biển dài 125 km; có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cùng Cù Lao Chàm là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Quảng Nam được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là tỉnh có truyền thống văn hóa và đấu tranh cách mạng kiên cường; đặc biệt, Quảng Nam vinh dự có Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ…
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu giao thoa giữa Bắc Hải Vân, Nam Hải Vân, giữa Đông Trường Sơn với Tây Trường Sơn nên tạo nhiệt đới ẩm gió mùa; mùa mưa trùng với mùa Đông; mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm và mùa khô trùng với mùa hạ. Nhiệt độ trung bình trên 20 độ C.
Quảng Nam có bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất, nhiều nơi còn hoang sơ. Cùng với đó, Quảng Nam có Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An. Ngoài ra còn có 15 hòn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6.000 ha mặt nước, khoảng 11.000 ha rừng xung quanh khu vực hồ và 40 đảo trong các hồ) là một trong những tiềm năng lớn để phát triển du lịch Quảng Nam. Môi trường không bị ô nhiễm, độ dốc ít, cát mịn và độ mặn vừa phải, nước biển xanh và đặc biệt khí hậu biển rất lý tưởng cho phát triển các loại hình du lịch.
Quảng Nam là một trong các tỉnh có nhiều địa điểm du lịch lý tưởng như: có 02 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là đô thị cổ Hội An, Đền tháp Mỹ Sơn; du lịch biển, đảo với các bãi biển đẹp (Cửa Đại, Bằng An, Cù Lao Chàm, Hà My, Tam Thanh, Bãi Rạng), trong đó Cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; du lịch sinh thái được phát triển trên các làng nghề và làng dân tộc (làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế, làng Triêm Tây).
Bên cạnh đó các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng; Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương, Khu du lịch nghỉ dưỡng và sân gôn cao cấp Mai House Hội An, Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An… tạo nên những điểm thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu.
Cùng với đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo và những vùng ruộng, đồng, sông nước giữ nguyên nét điển hình của làng quê Việt Nam, hội đủ các yếu tố phát triển du lịch đồng quê, du lịch vườn, làm đa dạng các loại hình du lịch, tạo thêm sức hấp dẫn đối với du khách. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 04 di tích quốc gia đặc biệt; 06 di tích cấp quốc gia; 279 di tích cấp tỉnh… là những địa chỉ đỏ thu hút nhiều lượt khách đến thăm và tìm hiểu.
Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Con Người Quảng Nam – Mẫu 3
Mỗi một vùng đất sẽ sản sinh ra những nét văn hoá và phẩm chất đặc biệt của cư dân địa phương. “Quảng Nam hay cãi” là một cách nói dân dã về con người Quảng Nam, nhưng để hiểu hết được điều này, mời bạn tham khảo bài viết giới thiệu về con người Quảng Nam dưới đây:
Hành trình mở cõi đi về phương Nam là khát vọng của người Việt. Chính sử chép vào năm 1471, vua Lê Thánh Tôn lấy đất Hóa Châu đặt làm “Quảng Nam thừa tuyên”, chia làm ba phủ Thăng, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (tức Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay). Để có được tên gọi này, ông cha ta đã đi một chặng đường dài đến mấy thế kỷ.
Từ “Quảng Nam thừa tuyên”, dần dà về sau, Quảng Nam được phân định địa lý như ngày nay, đó là vùng đất đã sinh ra những bậc kỳ tài như Đoàn Ngọc Phi, Phạm Hữu Kính, Lê Văn Thủ, Nguyễn Tường Vĩnh, Đỗ Thúc Tịnh, Hoàng Diệu, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Thành Ý, Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Phạm Như Xương, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Đình Dương, Phan Khôi, Phan Thanh…
Vậy, tính cách của người Quảng Nam thế nào? Câu hỏi này, không dễ dàng trả lời, vì rằng gốc gác người Quảng Nam vẫn từ cội nguồn của văn hóa sông Hồng, nằm trong tinh hoa, giá trị tinh thần người Việt nói chung. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm tháng từ phong thổ, khí hậu, công cuộc mưu sinh… lẫn va chạm, quan hệ với cư dân trước đó, tính cách con người Quảng Nam từng bước hình thành.
Tính cách này, từ thời nhà Nguyễn, bộ sách Đại Nam nhất thống chí đã ghi nhận: “Học trò chăm học hành, nông phu chăm đồng ruộng; siêng năng sản xuất mà ít đem cho; vui làm việc nghĩa và sốt sắng việc công. Quân tử giữ phận mà hổ thẹn việc bôn cạnh, tiểu nhân khí khái mà hay kiện tụng. Dân ven núi sinh nhai về nghề hái củi đốn cây, tính tình chất phác; dân ven biển sinh nhai về nghề tôm cá, tính tình nóng nảy”.
Một cách nói khái quát, dù trải theo năm tháng nhưng vẫn còn đáng để chúng ta suy nghĩ, vì rằng trong đó còn có tính cách vẫn không thay đổi; hoặc đã thay đổi ở mức độ nào là điều không dễ dàng trả lời. Mà, dù đã có câu trả lời đi nữa, chắc gì người Quảng Nam gật gù đồng tình? “Quảng Nam hay cãi” đã trở thành “thương hiệu” của vùng đất này.
Cãi là một cách nói nôm na, đó là tinh thần phản biện. Tính cách này cứng cỏi nặng về lý; nếu ghét, không hài lòng có thể nói “cứng đầu” nhưng đây là một ưu thế, thế mạnh của cư dân Quảng Nam . Nếu không như thế, làm sao người Quảng Nam có thể đi đầu trong nhiều lãnh vực như nơi đầu tiên khởi xướng Duy Tân hội (1904), phát động cuộc biểu tình kháng thuế vĩ đại có ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước (1908), mở đầu phong trào Thơ mới với vài trò của Phan Khôi (1932)…
Sở dĩ cãi là do đâu? Nhà “Quảng Nam học” Nguyễn Văn Xuân nhìn từ vị trị địa lý: “Quảng Nam có một địa thế rất lạ, ít nơi nào trên nước Việt có: Gồm hai cửa bể cực kỳ quan trọng: Hội An và cửa Hàn (Đà Nẵng)… Suốt thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn đang thịnh, Hội An đóng vai trò hải cảng số một một của Đàng Trong: Đó là nơi giao thông quốc tế”. Từ đó, “Duyên do là tại họ được tiếp xúc lâu đời quá với đủ các bộ mặt ngoại quốc, các nền văn minh các tôn giáo, các hàng hóa, các thói tục, các khả năng… Nó giúp cho họ có một trí phán đoán khác lối phán đoán quen thuộc của tiền nhân trong sách vở”
Đây chính là cơ sở, thực chất “cãi” của người Quảng Nam. Nhìn chung, nước Nam ta đâu cũng là “địa linh nhân kiệt” nhưng tại sao căn cứ địa của phong trào Duy Tân lại đặt Quảng Nam, khởi xướng tại Quảng Nam – một phong trào nổi bật trong công cuộc vận động văn hóa nước ta đầu thế kỷ XX? Trả lời thế nào, nếu không từ tính cách “hay cãi”? Học giả Nguyễn Văn Xuân lý giải rành rọt:
“Vì Nghệ Tĩnh có nhiều sĩ phu anh hùng nhưng không có cửa biển nào để dân chúng mở rộng đôi mắt. Thừa Thiên tuy đào tạo nổi một Nguyễn Lộ Trạch mà không đủ quần chúng, sĩ phu tiên tiến, không đủ những nhà tư sản, sản xuất thương mãi, đòi hỏi duy tân, lại bị chế độ phong kiến bóp nghẹt.
Hà Nội có những sĩ phu giác ngộ nhưng đã từ lâu, dưới sự cưỡng chế của triều Nguyễn, sĩ phu Hà Nội bị gạt ra khỏi “tập đoàn lãnh đạo” nên nay trở nên bỡ ngỡ. Quảng Nam có những điều kiện về cửa biển, về nguồn lợi và nhất là sĩ phu có óc cải tiến và quần chúng ít thành kiến cho nên duy tân là một nhu cầu chính trong sinh kế, trong phát triển và của trong dự phóng cứu nước một cách hữu hiệu”
Tính cách Quảng Nam cũng không phải chỉ là ưu điểm. Mặt trái của tính cách Quảng Nam là vì hay cãi nên dễ dẫn đến cực đoan, bảo thủ; kiên quyết nhưng cũng dễ đưa đến khó dung hòa. Không khoan nhượng đối với kẻ thù là đúng nhưng đối với bạn bè, đồng chí lại trở thành thiếu khoan dung. Những tính cách này thường gây trở ngại trong công việc và căng thẳng trong quan hệ một cách không đáng có.
Tinh thần chấp nhận cái mới, nhìn thấy cái mới để rồi nỗ lực thực hiện cho bằng được. Nghĩ cho cùng đó chính là biết cãi bằng nhiệt thành tiếp cận chân lý, đi đến sự đổi mới, tiến bộ, chứ không ù lì giẫm chân tại chỗ. Nhưng nếu chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà cái gì cũng cãi, chẳng hiểu đầu cua tai nheo, chỉ ù ù cạc cũng cãi, gân cổ lên cãi thì không phải là người Quảng Nam!
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Quảng Nam – Mẫu 4
Để có được những góc nhìn giới thiệu về du lịch Quảng Nam bao quát nhất, bạn đọc sẽ cần tìm hiểu những thông tin đầy đủ và phong phú trong bài thuyết minh về du lịch Quảng Nam như sau:
Nhắc đến các địa điểm du lịch Quảng Nam, chắc hẳn ai ai cũng nhớ đến: phố cổ Hội An, Cù Lao Chàm, thánh địa Mỹ Sơn, biển Cửa Đại… Những địa điểm du lịch miền Trung nổi tiếng này đã làm xuyến xao biết bao du khách bởi sự cổ kính, uy nghiêm nhưng không kém phần thơ mộng.
Tỉnh Quảng Nam nằm ở vị trí “khúc ruột miền Trung” của cả nước, nơi đây tổng hòa của những yếu tố địa lý là núi, đồng bằng và biển. Quảng Nam có diện tích tự nhiên khoảng 10.406 km2, giáp ranh Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Là vùng đất sở hữu nhiều danh thắng cổ kính mang vẻ đẹp của tạo hóa, được thiên nhiên ban tặng hệ thống cảnh quan tuyệt đẹp, Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển du lịch. Hiện nay, Quảng Nam luôn nằm hàng đầu trong những tỉnh thành có lượng khách ghé thăm cao nhất cả nước.
Đến Quảng Nam, du khách sẽ được khám phá nhiều điểm đến tuyệt đẹp như: phố cổ Hội An – Đô thị cổ nhất Đông Nam Á, biển Cửa Đại, thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, cảnh đẹp Núi Thành Quảng Nam, các khu làng nghề nổi tiếng,… Mỗi địa điểm sở hữu một nét đẹp riêng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo. Du lịch Quảng Nam nên đi đâu? “1 điểm – 2 di sản thế giới” nổi tiếng cùng vô vàn những địa điểm du lịch hấp dẫn, du lịch Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Phố cổ Hội An là địa điểm không thể không đến trong hành trình du lịch Quảng Nam. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con phố với những ngôi nhà kiến trúc cổ, mái ngói nhỏ xinh và những góc hoa giấy rực cả khu phố. Đến đây, bạn cũng đừng quên đến thăm chùa Cầu Hội An, hoà mình vào không gian yên bình và thưởng thức đặc sản Hội An thơm ngon nức tiếng. Làng lụa Hội An là điểm du lịch hấp dẫn tại Hội An. Đến đây, du khách không chỉ được tận mắt khám phá quy trình sản xuất lụa thủ công từ thời Chăm Pa – Đại Việt, tìm hiểu về văn hóa địa phương mà còn được thưởng thức những đặc sản xứ Quảng lạ miệng.
Làng gốm Thanh Hà nằm bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng trong khu du lịch Quảng Nam. Làng gốm hơn 500 tuổi sở hữu vẻ đẹp mộc mạc và yên bình, giúp bạn xua tan mọi mệt mỏi vì áp lực cuộc sống. Đến làng gốm Thanh Hà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm gốm độc lạ và hòa mình vào một miền quê yên bình hiếm có. Cùng với đó, làng mộc Kim Bồng là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An. Tham quan làng mộc, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị văn hóa và trực tiếp tham gia những trải nghiệm thú vị như tự tay làm mộc cùng các nghệ nhân.
Đi du lịch Quảng Nam – Hội An, du khách nhất định phải đến công viên Ấn Tượng Hội An và trải nghiệm các tiết mục nghệ thuật đặc sắc nơi đây. Dấu ấn một thuở vàng son của phố Hội được tái hiện sinh động trên sân khấu, mang du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nếu muốn trải nghiệm cuộc sống thanh bình thì làng rau Trà Quế là điểm đến hoàn hảo. Tới đây du khách sẽ được ngắm những vườn rau xanh ngát, hóa thân thành những người nông dân tự tay chăm bón và hái rau. Ngoài ra, du khách còn được dạy làm bếp và thưởng thức các món ăn đặc trưng của xứ Quảng.
Cách trung tâm thành phố Hội An chừng 5km, biển Cửa Đại thu hút du khách bởi bờ cát trắng trải dài duyên dáng, nước biển xanh mát. Đến thăm biển Cửa Đại, du khách sẽ vô cùng thích thú khi được hòa mình vào làn nước xanh mát, cảm nhận không khí trong lành của biển cả hay thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng Quảng Nam. Ngoài ra, bãi biển An Bàng là địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng khi du lịch Quảng Nam. Nơi đây hút hồn du khách bởi vẻ đẹp yên bình, hoang sơ và thơ mộng. Bỏ lại sau lưng mọi ồn ào nơi phố thị, thả hồn phiêu du cùng gió biển sẽ khiến chuyến du lịch của bạn thêm trọn vẹn.
Rừng dừa Bảy Mẫu hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị. Du khách sẽ được tham quan rừng dừa xanh mướt yên bình bằng thuyền thúng, hoà mình không khí nhộn nhịp của các cuộc đua thuyền và thưởng thức đặc sản địa phương như: Mì Quảng, cơm gà Tam Kỳ, bánh ướt thịt nướng,… Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới vào năm 2009. Khách du lịch tới đây hoàn toàn bị thu hút bởi không khí làng chài yên bình cùng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến Cù Lao Chàm, du khách được trải nghiệm cắm trại ven biển, câu cá, lặn biển ngắm san hô, thưởng thức hải sản tươi ngon.
Thánh địa Mỹ Sơn là di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (năm 1995). Nơi đây gây ấn tượng với quần thể kiến trúc đền đài của người Chăm Pa vô cùng độc đáo. Ẩn mình sâu trong núi non trùng điệp, thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến du khách nên một lần ghé thăm.
Du lịch Quảng Nam, du khách sẽ được khám phá nhiều điểm đến nổi tiếng. Mỗi địa danh một vẻ đẹp riêng, mang đến cho du khách những cảm xúc thú vị. Nếu bạn là người đam mê xê dịch, khám phá những vùng đất mới, đừng bỏ qua vùng đất Quảng Nam.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm 🌟 11 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Quảng Nam – Mẫu 5
Với đề văn yêu cầu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Quảng Nam, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý giới thiệu về Cù Lao Chàm trong bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam sau đây:
Nếu có dịp ghé thăm thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đảo du lịch Cù Lao Chàm là điểm đến chắc chắn bạn không thể bõ qua. Đến với Cù Lao Chàm là đến với hòn đảo thiên nhiên, thơ mộng xinh đẹp, với môi trường trong lành đã được Unesco công nhận là 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
Cù Lao Chàm gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ, và hòn đảo đông dân cư nhất đó chính là Hòn Lao, và các khu vực trên đảo được phân chia thành những cái tên như Bãi Làng, Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Hương, Bãi chồng, Bãi Xếp, Bãi Bắc… Khi đặt chân đến với đảo Cù Lao Chàm, địa điểm mà bạn ghé đến đầu tiên không đâu khách là bến cảng Bãi Làng. Đây là bãi biển trung tâm của Hòn Lao, nơi tập trung dân cư đông nhất, buôn bán sầm uất nhất, và cùng là khu trung tâm hành chính chính của đảo du lịch Cù Lao Chàm
Sẽ không hiểu hết Cù Lao Chàm nếu không vào Bãi Làng để trải nghiệm cùng ngư dân về cuộc sống bám biển. Khu Bãi Làng là khu dân cư lâu đời nhất trên đảo, biểu hiện sức sống mãnh liệt, trải qua một quá trình đấu tranh sinh tồn của người dân biển đảo trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nơi đây cũng đã phát hiện một di tích là di chỉ cư trú của cư dân Champa vào thế kỷ VII – X sau công nguyên và có đời sống khá phát triển. Qua đó, cho thấy cư dân cổ của Bãi Làng đã sớm có những hoạt động giao lưu thương mại với các thương nhân nước ngoài.
Đặc biệt ở bãi Làng, chiếm phần lớn là rừng nguyên sinh điệp trùng ngút tầm mắt rọi xuống đến biển xanh. Bãi Làng Cù Lao Chàm giờ khang trang và hiện đại hơn xưa với nhiều đổi thay về diện mạo. Nhưng sự đông đúc, tấp nập ấy không làm mất đi sự bình yên, mộc mạc của đất đảo cũng như sự chân tình, nồng hậu, hiếu khách của người dân nơi đây. Bãi Làng một điểm đến không thể bỏ qua trong các hành trình Tour Cù Lao Chàm của mọi công ty lữ hành. Bãi Làng nơi có những sự tiếp đón nồng hậu của người dân chân chất thật thà, nơi chứa đựng những nét cội nguồn tinh túy của xa xưa chắc hẳn sẽ níu kéo chân bạn lòng không muốn rời khi đến với hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp.
Cầu cảng nơi tập kết của các tàu du lịch, ca nô đưa du khách lên đảo tham quan. Quang cảnh xung quanh của cảng Bãi Làng với bãi biển đẹp, tàu thuyền lớn nhỏ nhấp nhô trên mặt nước cùng những ngư dân đánh cá vô cùng thân thiện. Tên gọi khác là cầu Chữ T một địa điểm chụp hình vô cùng ảo diệu từ 4 phía bạn có thể thoải mái lưu lại những búc hình thật đẹp về làn nước biển trong xanh những rừng cây bao phủ… Khi ghé đến Bãi Làng – Cù Lao Chàm thì điểm đầu tiên mà bạn đặt chân đến là cầu cảng đấy nên hãy nhớ giữ cho mình một tấm hình thật đẹp nhé.
Đã đi du lịch Cù Lao Chàm thì nhất định phải ghé chợ Tân Hiệp ở bãi Làng. Đây được xem là khu chợ lớn nhất đảo với vô số những mặt hàng được bày bán. Bạn có thể mua các loại hải sản từ tươi sống hay phơi khô ở chợ này với giá rẻ hơn trên đất liền. Bạn cũng có thể thưởng thức các món đặc sản Cù Lao Chàm như mỳ quảng, bánh ít lá gai, bánh bèo… ngay tại chợ.
Điểm đặc biệt là chợ Tân Hiệp được chia làm 2 khu riêng biệt. Nếu khu phía trong bán những nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân ở đảo, thì khu ngoài trời được dành riêng cho khách du lịch. Ngoài các món hải sản đặc trưng, khu chợ ngoài trời cũng bán những món đồ lưu niệm, đồ trang sức bắt mắt được làm từ vỏ sò, ốc, cua,… để khách có thể mua về làm quà.
Điều làm du khách ấn tượng nhất khi đi chợ Tân Hiệp Cù Lao Chàm là hình ảnh các bà, các chị mang giỏ nhựa, đội nón lá ra vào chợ. Không chỉ mang giỏ nhựa đi chợ, mọi hoạt động giao thương, buôn bán tại đảo đều không sử dụng đến túi ni lông. Bó rau, chùm nho hay nắm ớt, tỏi đều được đựng trong những chiếc túi lưới nhỏ xinh, có thể tái sử dụng nhiều lần.
Nhà bảo tàng biển là nơi trưng bày hình ảnh trực quan sinh động về cuộc sống của người dân làng chài, về thông điệp đặc trưng chỉ có ở Cù Lao Chàm đó là không mang túi nilon lên đảo để bảo vệ môi trường, bảo vệ loài động vật Rùa Biển và các rạng san hô. Có rất nhiều gian trưng bày nhưng đặt biệt là Gian thứ nhất đặt chiếc Sa Bàn tái hiện lại toàn bộ Đảo Cù Lao Chàm cho du khách cái nhìn tổng quát nhất.
Giếng Cổ Cù Lao Chàm hay còn gọi là giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm. Giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của giếng Chăm Pa cổ. Với kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông. Ở mỗi góc có một chậu vuông và diện tích khuôn viên của Giếng là 15m2. Đường kính miệng giếng là khoảng 1,2m độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m.
Với những địa điểm khám phá thú vị, Cù Lao Chàm hứa hẹn là một điểm đến không thể bỏ qua, níu chân du khách khi đến với vùng đất miền Trung nhiều nắng gió.
Bên cạnh văn mẫu thuyết minh về Quảng Nam, chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Phố Cổ Hội An 🌹
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Quảng Nam – Mẫu 6
Quảng Nam là vùng đất với nhiều danh thắng và di tích thu hút đông đảo du khách. Bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Quảng Nam sẽ gợi ý cho bạn những thông tin thú vị giới thiệu chùa Cầu Hội An.
Chùa Cầu Hội An được biết đến là biểu tượng du lịch của khu phố cổ. Nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Chùa Cầu Hội An được ví là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa danh này còn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay. Có lẽ vì vậy mà nơi đây đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm.
Chùa Cầu Hội An nằm tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An. Bất cứ ai đến với địa danh này đều ấn tượng bởi vẻ uy nghi như minh chứng cho lịch sử. Đồng thời, chất chứa trong đó niềm tin, hi vọng của người dân nơi đây. Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Theo đó, phần đầu của nó nằm ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Do vậy, mỗi lần quái vật cựa mình thường xảy ra lũ lụt, động đất.
Ngôi chùa này được xây dựng lên với ý nghĩa như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Vì thế, nó sẽ không thể cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người. Từ đó, ba quốc gia sẽ luôn yên bình, phát triển hưng thịnh. Ngoài ra, nơi đây còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do chùa Cầu có kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Bên cạnh đó năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều, mang nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Thực tế, lịch sử chùa Cầu Hội An chính là nơi sầm uất với những hoạt động giao thương. Việc này không chỉ diễn ra trong nước mà còn mở rộng với các thương nhân nước ngoài. Đặc biệt, nơi đây đã còn chứng kiến sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là 18 mét, có mái che. Công trình này bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn với hình ảnh trầm mặc. Chùa được thiết kế bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá.
Kiến trúc chùa cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản với mái che uyển chuyển. Bộ phận này che kín cả cây cầu, cửa chính có tấm biển lớn chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phần chùa ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng với bộ cửa song hạ bản mang đến không gian đặc biệt. Bên cạnh đó, chùa Cầu Nhật Bản ở Hội An còn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi bức tượng thú đứng chầu. Cụ thể là hai linh vật Chó và Khỉ thể hiện sự oai nghiêm. Đồng thời, điều này còn đánh dấu công trình khởi công vào năm Thân đến năm Tuất mới hoàn thành.
Chùa Cầu Hội An còn gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Điển hình như việc điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại trong khu phố cổ. Đặc biệt, địa danh này còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng về trấn yểm thủy quái và thủy tai. Chùa Cầu Hội An đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được nét cổ kính vốn có. Đặc biệt, ngày 17 tháng 2 năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa quốc gia. Vậy nên, muốn khám phá bên trong chùa Cầu Hội An, bạn nên đặt chân đến đây ít nhất một lần trong đời.
Điều đáng nói hơn cả, chùa Cầu Hội An không thờ Phật như các ngôi chùa khác. Nơi đây thờ vị thần bảo hộ xứ sở mang niềm vui, hạnh phúc đến cho con người là Bắc Đế Trấn Võ. Do vậy, hàng ngàn du khách cũng như người dân liên tục viếng thăm với mong muốn tìm tới những điều tốt đẹp. Chùa Cầu Hội An còn là công trình kiến trúc được Việt Nam đề cao. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là việc ngôi chùa trở thành hình ảnh in trên đồng tiền polymer 20.000 VNĐ. Điều này một lần nữa khẳng định sự đặc biệt, ý nghĩa sâu sắc của địa danh nổi tiếng này.
Du lịch Hội An, ngoài việc đến với chùa Cầu, bạn đừng bỏ qua 12 lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại đây. Rất nhiều du khách đã tham gia và có được ấn tượng khó quên.
Chùa Cầu Hội An chính là địa điểm tham quan độc đáo bạn nên ghé thăm. Qua đó, bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử, cảm nhận và hoài niệm được nét cổ xưa giữa dòng đời hối hả. Để khi trở lại với cuộc sống hiện tại, chúng ta thêm trân quý những điều đang có trong tay.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam – Mẫu 7
Tham khảo bài thuyết minh về thánh địa Mỹ Sơn Quảng Nam với những ý văn hay và cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh.
Tồn tại hơn 1.000 năm với sự tàn phá của chiến tranh và sự bào mòn của thời gian, thế nhưng, các ngôi đền vẫn còn tồn tại sự độc đáo của riêng mình, khiến khu di tích trở nên huyền bí và thiêng liêng với những điều thú vị không phải ai cũng biết.
Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 – 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.
Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Các đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Khu thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể những đền tháp có hình tứ giác. Nghệ thuật kiến trúc mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ bao gồm nhiều cụm tháp, mỗi cụm đều có một tháp chính ở giữa và nhiều tháp phụ thấp hơn nằm xung quanh, cổng tháp quay về hướng mặt trời – hướng Đông.
Mái tháp được cấu trúc theo nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp có điêu khắc, trang trí với nhiều hoa văn đẹp mắt khắc nhau như họa tiết hoa lá, động vật, hình tượng Kala – Makara, hoạt cảnh vũ nữ Apsara, nhạc công… tất cả đều rất sinh động và uyển chuyển.
Theo nghiên cứu cho thấy, dường như có 1 quy tắc bắt buộc khi xây dựng các đền tháp Chămpa là dù ở bất cứ vị trí nào, trên đỉnh đồi hay vùng đất bằng thì cửa chính của ngôi đền tháp đều phải quay về hướng chính đông để đón ánh mặt trời buổi sáng. Vì ánh mặt trời là biểu tượng của sinh lực, của nguồn gốc sự sống mà thần Siva mang lại. Thế nhưng, trong thánh địa Mỹ Sơn hiện nay có đến 5 cụm tháp có cửa chính bị lệch về hướng đông nam là: cụm H; cụm E, F; cụm G; cụm A, A’ và cụm B, C, D.
Chính xác mà nói thì các khu đất mà các cụm đền tháp đã xây dựng trên đó bị xoay. Điều này không có gì khó hiểu theo nguyên lý Kiến tạo Trượt (Wrench Tectonic), một phương pháp Địa chất học của hệ phương pháp nghiên cứu Biến vị Nội mảng (Intraplate Deformation). Theo nguyên lý này, khối thạch quyển nằm kẹp giữa hai đứt gãy trượt trái (Sinistral) bao giờ cũng bị vỡ thành các khối nhỏ; các khối nhỏ này luôn bị xoay theo chiều kim đồng hồ do ngẫu lực mà 2 đứt gãy trượt trái tạo ra.
Khu di tích Mỹ Sơn quả thật là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam.
Gợi ý cho bạn 🌹 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn 🌹 11 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Hồ Phú Ninh Ở Quảng Nam – Mẫu 8
Hồ Phú Ninh không chỉ là công trình thuỷ điện nhân tạo mà hiện nay đã trở thành địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Cùng tìm hiểu cụ thể về địa danh này với bài thuyết minh về hồ Phú Ninh ở Quảng Nam sau đây:
Vùng hồ Phú Ninh là khu du lịch sinh thái hấp dẫn, cách thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 7km về phía Tây.
Đây là vùng sinh thái đa dạng có tổng diện tích trên 23,4 nghìn ha, trong đó diện tích mặt hồ là 3.433ha cùng 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành, giúp du khách thảnh thơi.
Hồ Phú Ninh với diện tích 36km2 mặt nước bao bọc xung quanh bởi 23.000ha rừng phòng hộ của các xã Tam Xuân, Tam Dân, Tam Thái, cộng với gần 30 hòn đảo lớn nhỏ trên mặt hồ giống như một “tiểu Hạ Long” thu nhỏ, đã trở nên một vùng “sơn thủy hữu tình”, một cảnh quan khá hấp dẫn đối với khách du lịch.
Ghé thăm hồ Phú Ninh, đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ,… với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý cùng hệ thống động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ mặt chó, gấu, sơn dương- tất cả đều để lại một ấn tượng rất khó phai mờ trong lòng du khách.
Hồ Phú Ninh đã không chỉ tưới cho những cánh đồng khô hạn, tăng năng suất từ một vụ lên hai vụ, chấm dứt tình trạng sản xuất bấp bênh, nạn đói giáp hạt diễn ra hàng năm, mang lại màu xanh tươi cho hàng ngàn hécta vườn tược, mà còn góp phần rất quan trọng biến đổi môi trường, khí hậu của nửa tỉnh phía nam, làm thay đổi sâu sắc chế độ thủy văn- thủy lực của sông Tam Kỳ.
Hệ động vật ở hồ Phú Ninh cũng rất phong phú, với khoảng 142 loài thảo mộc và khoảng 148 loài động vật, trong đó có 14 loài được ghi vào sách đỏ cần được bảo tồn. Điều kỳ thú nữa là, ngày nay tại lòng hồ Phú Ninh, một mỏ nước khoáng quý giá đã được khai thác đóng chai đưa ra thị trường tiêu thụ từ nhiều năm nay, mang thương hiệu “Nước khoáng Phú Ninh”.
Đặc biệt, Hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70oC với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị trường, đây là tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm khoáng, tắm bùn, chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh. Và cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các di tích lịch sử, văn hóa như Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,…tạo cho Phú Ninh có một lợi thế so sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch.
Khách du lịch ở hồ Phú Ninh sẽ tận hưởng không khí trong lành, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, bơi lội, tắm mát thoải mái, hay ngồi câu cá bên bờ hồ, hoặc trên hòn đảo nước trong leo lẻo, hay du thuyền vào buổi chiều tà, hoặc những đêm trăng sáng.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi 🌹 16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Hội An Quảng Nam – Mẫu 9
Phố cổ Hội An từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến biểu tượng của vùng đất xứ Quảng, đón đọc bài thuyết minh về Hội An Quảng Nam với những ý văn đặc sắc.
Phố cổ Hội An là một điểm đến nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”.
Hình ảnh một góc tại Phố cổ Hội An.
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa.
Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.
Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An.
Bạn nhất định phải tới tham quan “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội.
Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách – một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phô nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Lễ Hội Đua Thuyền Ở Quảng Nam – Mẫu 10
Lễ hội đua thuyền hằng năm vào dịp đầu xuân trên những dòng sông xứ Quảng mang những ý nghĩa về văn hoá và bản sắc địa phương. Tham khảo bài thuyết minh về lễ hội đua thuyền ở Quảng Nam dưới đây:
Lễ hội Đua thuyền là lễ hội truyền thống của cư dân vùng sông nước tỉnh Quảng Nam. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh, biết ơn các vị Tiền hiền mở làng, lập xóm và dạy nhân dân nghề chài lưới, đánh bắt trên sông. Thông qua Lễ hội này cũng đồng thời khơi dậy, cổ vũ phong trào luyện tập thân thể theo gương Bác Hồ để có sức khỏe, hăng say lao động.
Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Đại Lộc (Quảng Nam) hằng năm đều diễn ra vào dịp đầu xuân, nhằm hướng đến ước vọng cầu cho quốc thái dân an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội thu hút sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, chính quyền huyện Đại Lộc và sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân. Lễ hội đua thuyền bao gồm hai phần: phần lễ được tổ chức theo hình thức cổ lễ, gọi là cúng sông.
Các đội đua cũng thực hiện nghi thức cúng ghe, thường diễn ra vào đêm trước khi giải đua diễn ra cùng với tục dựng cây nêu cầu mong mọi sự tốt đẹp, thuận buồm xuôi gió. Phần hội là giải đua diễn ra vào sáng mùng 6 tháng Giêng. Đây là nét văn hóa, tâm linh độc đáo của cư dân vùng sông nước Đại Lộc, đồng thời là sân chơi bổ ích, nơi để nhân dân giữa các xã, thị trấn có cơ hội giao lưu, học hỏi; rèn luyện kỹ năng sử dụng ghe, thuyền sẵn sàng phục vụ ứng cứu khi thiên tai.
Ngay từ sáng sớm, người dân khắp các đường làng, ngõ xóm người dân đã gọi nhau í ới đi trẩy hội. Hai bên bờ sông mọi người đã vây kín, có người còn lội ra những khoảng sông khá xa để hô vang, tạt nước tiếp sức. Nhiều cổ động viên rất hồ hởi bởi lễ hội mang đến niềm tự hào, đồng thời lễ hội cũng đã giữ gìn và phát huy được nét đẹp văn hoá đặc sắc của cư dân vùng quê sông nước.
Giải đua thuyền truyền thống năm nay có tổng cộng 9 thuyền đua nữ và 14 thuyền đua nam đến từ 14 xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Sau giải hòa bình là giải đua chính với giải nam và giải nữ. Các thuyền nam cùng tranh tài ở 6 vòng đôi, cự ly 5.000 m, còn các thuyền đua nữ tham gia tranh tài với 4 vòng đôi, cự ly 3.000 m.
Có thể nói, lễ hội đua thuyền đầu năm ở Đại Lộc (Quảng Nam) là dịp để người dân trẩy hội, du xuân, tạo không khí vui tươi, phấn chấn trong năm mới, là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian của người dân sống dọc bên sông Thu Bồn, Vu Gia tỉnh Quảng Nam.
Có một nền văn hóa sông nước là tất yếu của diện mạo tự nhiên, lịch sử quyện chặt với con người dù ở bất cứ vùng miền nào, chứ không chỉ riêng ở Quảng Nam, Đà Nẵng hay miền Trung lưng tựa Trường Sơn, mặt nhìn ra Biển Đông với “Một đèo, một đèo, lại một đèo. Một sông, một sông, lại một sông” – tuy có đặc thù, nhưng cũng là cái chung văn hóa sông nước của non nước Việt.
Tham khảo văn mẫu 🍀 Thuyết Minh Về Quảng Bình 🍀 15 Bài Giới Thiệu Quảng Bình
Giới Thiệu Về Ẩm Thực Quảng Nam – Mẫu 11
Bài giới thiệu về ẩm thực Quảng Nam dưới đây chia sẻ cùng bạn đọc những góc nhìn và phân tích về một trong những nét đẹp của bản sắc con người và vùng đất xứ Quảng.
Không chỉ nổi tiếng với những địa danh văn hóa, vùng đất Quảng Nam còn được biết đến với nền ẩm thực vô cùng đặc sắc, mang nét đặc trưng tiêu biểu của người dân bản địa.
Có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, vùng đất Quảng Nam xưa và nay đã hội tụ và chắt lọc được những tinh hoa của nền ẩm thực các vùng miền. Trong đó, sự đa dạng trong chế biến và tập tục ăn uống độc đáo vốn có của người dân nơi đây đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa Quảng Nam.
Từ bao đời nay, các món ăn đất Quảng đã đi vào đời sống và tâm hồn người Quảng Nam. Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ đều ẩn chứa trong đó những phẩm chất, tính cách người Quảng: cần kiệm mà cũng rất phóng khoáng, mộc mạc mà cũng đậm chất riêng…, đó chính là “Vị Quảng” – hương vị của những người lao động, của sự ấm no, “đậm” và “đủ”. Cũng giống như các tỉnh miền trung khác, các món ăn của Quảng Nam thường khá cay và đậm. Tuy nhiên, nét tinh tế trong ẩm thực vùng này có thể nói chính là cách chế biến của người nấu để làm sao vẫn giữ được hương vị nguyên bản của món ăn.
Các món ăn Quảng Nam tuy được chế biến đơn giản, hình thức mộc mạc nhưng vẫn luôn mang đến một đặc trưng riêng khiến cho bất cứ ai khi thưởng thức đều không thể nào quên. Món ăn Quảng Nam trước hết có vị đậm đà. Trải qua nhiều thế kỷ tích lũy những yếu tố nhân văn của cả nước, hương vị ẩm thực xứ Quảng chứa đựng đầy đủ khẩu vị của mọi miền, từ mặn, ngọt, béo, bùi đến chua, chát, đắng, cay. Cũng chính sự phong phú, đậm đà đó đã tạo nên hương vị đặc trưng trong món ăn xứ Quảng.
Nhắc đến ẩm thực Quảng Nam thì mì Quảng chính là một món ăn không thể thiếu. Cũng tương tự như phở hay hủ tiếu, mì Quảng được chế biến từ gạo tuy nhiên hương vị và sắc thái lại có nét riêng biệt. Nhân mì thì khá đa dạng, thường được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, cá…. Vị ngọt thơm của nước lèo, thanh mát của rau sống, chua chua của chanh và cay cay của ớt sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm không thể quên.
Ẩm thực xứ Quảng còn rất nhiều món ăn đặc sản khác phải kể đến như: cao lầu (Hội An), bê thui Cầu Mống (Điện Bàn), cơm gà (Tam Kỳ) hay các loại bánh: bánh xèo, bánh bèo, bánh in đậu xanh (Hội An), bánh tráng (Đại Lộc), …Ngoài ra, người Quảng còn rất chuộng các món trộn, món cuốn như: đu đủ, mướp đắng trộn, Bánh tráng cuốn thịt heo; bánh tráng cuốn cá nục hấp… Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, món ăn xứ Quảng còn cuốn hút người ta ở cái mộc mạc, chân phương nhưng rất hài hòa về màu sắc.
“Hương – sắc – vị”, 3 yếu tố đã tạo nên sức hút khó cưỡng cho ẩm thực xứ Quảng. Không những vậy, chính những hương vị này đã trở thành thỏi nam châm thu hút khách du lịch từ khắp mọi vùng miền đất nước và du khách quốc tế. Nắm bắt được thế mạnh này, trong những năm qua, chính quyền địa phương đã tập trung khai thác các hoạt động văn hóa ẩm thực nhằm tạo đà phát triển du lịch.
Các hoạt động về ẩm thực như: hội chợ ẩm thực, tuần lễ văn hóa ẩm thực, giao lưu văn hóa ẩm thực… đã có sức hấp dẫn, khơi dậy sự tò mò của du khách. Song song với đó là các chương trình du lịch khám phá và tận hưởng ẩm thực xứ Quảng được lồng ghép với các sự kiện lớn như: Lễ hội ẩm thực Quảng Nam trong khuôn khổ Festival Di sản Quảng Nam, Giao lưu văn hóa Việt – Nhật tại Hội An, Liên hoan ẩm thực quốc tế Hội An …
Phát triển văn hóa ẩm thực truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch. Với sự đầu tư và định hướng phát triển đúng đắn, hy vọng rằng, trong thời gian tới, ẩm thực Quảng Nam sẽ tiếp tục phát huy lợi thế, trở thành một trong những yếu tố kích cầu du lịch, là chìa khóa giúp Quảng Nam có thể lan tỏa nét đẹp trong văn hóa ẩm thực đến du khách trong và ngoài nước.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Quảng Nam, đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Mì Quảng 🔥
Thuyết Minh Về Đặc Sản Quảng Nam – Mẫu 12
Bài thuyết minh về đặc sản Quảng Nam sẽ đưa bạn đọc khám phá những món ăn đã làm nên thương hiệu của nét ẩm thực truyền thống của người dân nơi đây.
Mỗi khách du lịch khi tới xứ Quảng, ngoài việc tham quan khám phá các địa điểm nổi tiếng, thì họ cũng rất quan tâm đến văn hóa ẩm thực, các món ăn ngon. Tọa lạc trên dải đất miền Trung đầy nắng và gió, lưng tựa núi, mặt hướng biển, vì vậy đặc sản Quảng Nam sẽ gắn liền với sự dân dã, bình dị đậm chất thôn quê và mang một màu sắc riêng biệt không nơi nào có
Có thể nói, ẩm thực Quảng Nam là một trong những nét văn hóa đa dạng nhất tại Việt Nam hiện nay. Ẩm thực truyền thống của xứ Quảng là sự giao thoa giữa văn hóa Chăm – Việt, phương Đông – phương Tây. Các món ăn đặc sản Quảng Nam sẽ được tóm gọn với cụm từ “đầy đặn và đậm vị”, khi ăn là phải ăn cho no, nêm nếm gia vị phải thật đậm mới thỏa mãn khẩu vị. Điều đó cũng gần giống như tính cách của mỗi người dân xứ Quảng vậy rất bộc trực, mạnh mẽ và thẳng thắn.
Nhắc tới Quảng Nam là phải nhắc tới mì Quảng – món đặc sản nổi tiếng 3 miền với hương vị khó quên. Một tô mì Quảng “chính hiệu” sẽ có những sợi mì trắng dai dai, mềm mềm, chan thêm phần nước lèo đậm vị được ninh nhiều giờ và xếp lần lượt thịt, gà, trứng cút, sau đó ăn kèm bánh đa vừng và đủ loại rau thơm.
Tới Quảng Nam mà không ghé Tam Kỳ để thưởng thức món đặc sản cơm gà nức tiếng thực sự sẽ là một thiếu sót rất lớn. Cơm gà Tam Kỳ được chế biến từ loại gà thả tự nhiên, còn tơ với phần thịt chắc, da mỏng và khi luộc lên sẽ có màu vàng ươm tự nhiên. Sẽ có 2 cách để thưởng thức cơm gà Tam Kỳ là xé phay và chặt thành khúc, ăn kèm rau răm, dưa chua, các loại nộm thái sợi siêu ngon.
Bánh tráng cuốn thịt heo là món đặc sản trứ danh xứ Quảng mang đậm vị hồn quê, khiến bất cứ ai từng thưởng thức cũng tấm tắc khen ngon. Bánh tráng thịt heo có ở rất nhiều vùng miền, tuy nhiên ở xứ Quảng thì món ăn này mới thực sự ngon và chuẩn vị. Món ăn này không thể thiếu bánh tráng phơi sương, thịt heo ba chỉ, các loại rau củ ăn kèm và đặc biệt phần nước mắm nêm là “linh hồn” của món ăn này.
Bánh mì Hội An được đánh giá là một trong những món ăn ẩm thực đường phố ngon nhất thế giới. Món bánh mì ở đây có phần nhân vô cùng đa dạng, vỏ bánh mì thơm giòn, nóng hổi, thêm các loại rau thơm, sốt chua cay khiến bao du khách thưởng thức không thể nào quên.
Cao lầu là một món mì nổi tiếng ở Hội An có sợi màu vàng, ăn kèm tôm, thịt heo, các loại rau sống và chỉ có một chút nước dùng. Một tô cao lầu được chế biến rất công phu và trải qua nhiều công đoạn. Khi thưởng thức cao lầu Hội An, thực khách sẽ cảm thấy được sợi mì dai giòn sần sật, nước lèo tuy ít nhưng rất đậm đà đủ vị, ăn kèm rau sống, nước tương và tóp mỡ giòn tan trong miệng.
Một thức quà vặt ngon nức tiếng không thể bỏ qua khi đến Quảng Nam đó chính là bánh tráng Đại Lộc, với nguyên liệu chính là bột gạo, bột sắn và mè. Bánh tráng Đại Lộc khi được phơi xong sẽ có độ giòn, thơm ngon đúng điệu và được thưởng thức cùng cùi dừa, chả giò, bánh xèo hay cuốn thịt heo chấm cùng mắm nêm cũng rất ngon.
Nhắc tới xứ Quảng là nhắc tới đặc sản Quảng Nam đa dạng, với nhiều món ăn độc nhất không nơi nào có. Đặc sản Quảng Nam là một trong những niềm tự hào của người dân nơi đây.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Một Món Ăn Ở Quảng Nam – Mẫu 13
Đón đọc bài thuyết minh về một món ăn ở Quảng Nam với những ý văn đặc sắc giàu hình ảnh biểu đạt giới thiệu về món mì Quảng nổi tiếng.
Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Nó là “tiếng nói chung, sở thích chung” mà ông cha đã để lại cho con cháu. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè.
Đến với vùng văn hóa của miền Trung, ghé thăm Quảng Nam. Chúng ta sẽ biết đến một đặc sản nổi tiếng là mì quảng và gà ta Tam Kỳ. Ở Quảng Nam, chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều quán bán mì quảng. Một lần nọ, khi có dịp ghé thăm Quảng Nam, tôi đã có dịp thưởng thức món ăn này. Khi thưởng thức một món ăn ngon, cần phải từ tốn và nhẹ nhàng mới cảm nhận được hết hương vị của nó.
Mì Quảng là món ăn bình dân, mộc mạc, vì thế cách chế biến cũng khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Gạo ngon sau khi đem ngâm, xay thật mịn rồi tráng. Ngày xưa người ta xay bột bằng cối đá, thời nay, với sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, cối đá đã thay bằng máy xay có động cơ. Tráng bột lên một màng vải căng trên nồi nước lớn đang sôi. Sau khi tráng một lớp dầu phộng đã khử chín lên lá mì, gấp lại rồi cắt thành từng cọng như cọng phở.
Vậy là xong bước chuẩn bị mì. Phần tiếp theo là chuẩn bị nước dùng và nhân mì. Nước dùng phải được nấu nhiều xương cho ngọt, thêm ri dầu hạt điều để nước dùng có màu tươi. Phần quan trọng thứ hai trong tô mì là “nhân”, gồm có thịt gà, thịt bò, sườn heo non, tôm. Các thứ này được xào cùng với khóm (dứa) cắt nhỏ, tạo thành các loại thịt cùng với vị ngọt hơn chua của khóm. Mì Quảng không sử dụng nước dùng nhiều như hủ tiếu và phở, nên trước khi chế nước dùng vào, sợi mì phải được trụng nước nóng hơi lâu.
Nhân được xếp sao cho đẹp, nhìn phải bắt mắt, vì vậy thịt và tôm phải để trên mặt cho đều rồi mới chế nước dùng, sau cùng rải đậu phộng lên. Già đậu phộng để ăn mì Quảng cũng là một nghệ thuật. Đậu không được đâm nhuyễn, chỉ cà cho vỡ hai ra để người ăn nhai cùng với bánh tráng phát ra âm thanh mới thú vị. Ăn mì Quảng phải kèm bánh tráng gạo miền Trung nướng bằng lửa than mới ngon. Rau ăn với mì Quảng là rau húng cây, húng lùi, xà lách cùng với chuối cây xắt mỏng trộn vào nhau thành một hỗn hợp rau.
Người miền Nam thích ăn giá sống có thể cho vào một ít. Tô mì chẳng giống phở, cũng chẳng giống bún, cái vị đậm đà của nước lèo, lẫn mùi thơm của hành ngò, rồi tiếng húp xì xoạp làm nên nét hấp dẫn của tô mì… Mì ngon là ngon từ lá mì kia, lá mì không được dẻo quá mà cũng không quá tơi, tô mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá mì bị gãy ra tức là đã mất ngon đi cả chín phần, về nước lèo, nước phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt. Nhiều gia vị quá, nước lèo làm cho tô mì loè loẹt và đôi khi át mất hương vị đồng quê.
Gắp một đũa mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp ngụm nước lèo cho phát ra tiếng “soạt”, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng được rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay.
Mì Quảng phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng, để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt… Có một điều, ăn mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nướng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ngán.
Ngày nay, mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số “biến tấu” trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị. Nhưng đây vẫn là một món ăn mang đậm hương vị của Quảng Nam.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Phú Thọ 🌟 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay
Thuyết Minh Về Rượu Hồng Đào Quảng Nam – Mẫu 14
Nhắc đến xứ Quảng nghĩa tình là nhắc đến chén rượu hồng đào trong câu ca dao xưa, đón đọc bài thuyết minh về rượu hồng đào Quảng Nam dưới đây và cùng tìm hiểu về thứ “đặc sản” này.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say
Chỉ một loại rượu thôi mà cũng khiến cho mọi người phải trăn trở mãi khuôn nguôi, cứ mãi đi tìm, càng tìm, càng thấy nhiều sự huyền bí. Nó không chỉ là nỗi ám ảnh đối với các học giả, các nhà nghiên cứu mà ngay những người dân cũng muốn tò mò, khám phá. Ngược dòng thời gian, lần giở từng trang sách, bôn tẫu khắp mọi miền cũng chỉ vì một câu ca dao.
Mỗi người diễn tả cách “chế tác” rượu Hồng đào mỗi cách, nhưng tựu trung lại thì rượu Hồng đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có và thường chỉ làm ra dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi nghinh hôn, lấy làm rượu hợp cẩn giao bôi.
Rượu Hồng đào là cách nói để khác với rượu thường ngày thường. Ngày thường uống rượu đế thường ngàn ly (chun) không say, nhưng ngày lễ – rượu Hồng đào – cái tình ấy, cái nghĩa ấy (sao) chưa nhấm đà thấy say. Đến đây mới thấy hết ý nghĩa của chữ “đà”. Bởi cái tình ấy, chuyện tình, chuyện nghĩa, chuyện lễ là cái đã có ngấm sẵn trong con người và nó cứ lâng lâng phấn khích, say lòng người cần gì rượu, cần gì mưa! Là trong rượu có tình và cái tình ấy mới say chứ rượu thì làm gì phải say và cái say này hứa hẹn kéo dài đến tương lai.
Mỗi người sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Nam đi đến đâu cũng tự hào khi được nghe mọi người nhắc đến câu ca dao:
“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”.
Hơn cả biểu tượng văn hóa của một vùng đất, câu ca trở thành hành trang tâm hồn trong tâm thức mỗi người dân đất Quảng khi tha phương. Nó càng trở nên phổ biến hơn, khi được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đưa vào bài hát “Quảng Nam yêu thương” khá quen thuộc. Đến nay, câu ca dao trên đã đi vào lòng người bao thế hệ và được nhiều người chấp nhận. Thế mà bảo rượu hồng đào không có thật nghe cũng khó hiểu.
Tuy nhiên không phải cái gì tồn tại là đúng chân lý. Mà có thể rượu hồng đào chỉ là loại rượu của các nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ dân gian đã ngẫu hứng, tưởng tượng và hư cấu nên chúng. Gọi một cách đầy đủ là thứ rượu của văn chương. Rõ ràng từ xưa tới nay, thường thấy những sản vật nổi tiếng có trước, rồi văn chương chữ nghĩa mới dõi bước theo sau, mà ít thấy những sản vật đi ra từ văn chương chữ nghĩa. Nhưng ở đây lại có một sản vật như thế. Đó chính là rượu hồng đào, mà nhiều người đã từng biết.
Thiết nghĩ rượu hồng đào là loại rượu của văn chương, chữ nghĩa là danh từ chung chỉ những điều tốt đẹp. Là loại rượu được dùng trong các dịp lễ, cưới xin… và với người Quảng Nam, rượu nào cũng có thể biến thành rượu hồng đào, miễn là nó được gói trong tờ giấy kiếng màu hồng, được thắt nơ hồng và được đưa vào mâm lễ trong các dịp lễ, đám hỏi, đám cưới. Ngoài ra, đây còn là thứ rượu của văn hoá… Đành rằng không có đi nữa, nhưng nó đã đi vào tiềm thức của bao người dân nơi đây như một phần máu thịt, không dể gì quên được.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Ninh Thuận ☀️ 15 Bài Đặc Sắc
Giới Thiệu Về Quảng Nam Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Tham khảo bài giới thiệu về Quảng Nam bằng tiếng Anh để có thể chia sẻ về một điểm đến du lịch hấp dẫn với bạn bè quốc tế.
Tiếng Anh:
Quang Nam province is located in the middle of central Vietnam, bordering Da Nang city and Thua Thien Hue province to the north, Quang Ngai and Kon Tum provinces to the south, Laos to the west, and the East Sea to the east.
Talking about Quang Nam culture is talking about typical and unique tangible cultural heritages with 55 national-level relics and 282 provincial-level relics. The most prominent are 2 World Cultural Heritages: Hoi An Ancient Town and My Son Temple; In addition, the system of Cham towers, the ancient capital of Tra Kieu, can be mentioned.
Besides, Quang Nam has many unique intangible cultural heritages. According to preliminary statistics, the province currently has over 300 typical intangible cultural heritages, including 120 typical folk festivals and many other valuable intangible heritages, such as: Tuong, singing hut song, chanting ba Chao; culinary arts; folk knowledge; traditional villages…
Quang Nam mountainous region, the long-standing residence of ethnic minorities such as Cotu, Cor (Koh), Gie-Trieng, Xedang… features in Cotu ethnic culture such as Gool, gong , saying logic, singing ly… to the rituals, customs, performing arts of the Cor, Cadong, Xedang people… the unique cultural values (customs, customs, festivals…) creating a vivid and colorful picture of the intangible culture existing in the lives of people in different regions and regions, making Quang Nam’s culture richer and more diverse.
Located in the central coastal area, with a coastline stretching over 125 km, “embracing” in the heart of two world cultural heritages: Hoi An ancient town and My Son relic site with many natural landscapes. Beautiful, Quang Nam province has many potentials and strengths to develop tourism.
Tiếng Việt:
Tỉnh Quảng Nam nằm ngay giữa miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông.
Nói đến văn hóa Quảng Nam là nói đến những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu và độc đáo với 55 di tích cấp quốc gia và 282 di tích cấp tỉnh. Nổi bật nhất là 2 Di sản văn hoá thế giới là khu Phố cổ Hội An và khu Đền tháp Mỹ Sơn; ngoài ra, có thể kể đến hệ thống tháp Chăm, Kinh đô cổ Trà Kiệu,…
Bên cạnh đó, Quảng Nam có nhiều di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có trên 300 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, trong đó có 120 lễ hội dân gian tiêu biểu và nhiều di sản phi vật thể khác có giá trị, như: về âm nhạc có Tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo; nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống…
Miền núi Quảng Nam, địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người thiểu số như Cơ-tu, Cor (Koh), Gié-Triêng, Xê-đăng… nét đặc trưng trong văn hóa tộc người Cơ tu như Gươl, cồng chiêng, nói lý, hát lý… đến các nghi lễ, tập quán, nghệ thuật diễn xướng của đồng bào Cor, Cadong, Xêđăng… những giá trị văn hoá đặc sắc (phong tục, tập quán, lễ hội…) tạo ra một bức tranh sinh động, đa sắc về văn hóa phi vật thể đang hiện hữu trong đời sống của nhân dân các vùng, miền làm cho văn hóa Quảng Nam thêm phong phú và đa dạng.
Nằm ở khu vực ven biển miền trung, có bờ biển trải dài hơn 125 km, lại “ôm trọn” trong lòng hai di sản văn hóa thế giới: Đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, tỉnh Quảng Nam có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone