15+ Mẫu Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Ngắn Gọn (Hay Nhất)

15+ Mẫu Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Ngắn Gọn, Hay Nhất. Đón Đọc Tuyển Tập Đặc Sắc Giới Thiệu Về Vùng Đất Cố Đô Với Nhiều Thắng Cảnh Nổi Tiếng.

Giới Thiệu Về Cố Đô Huế

Cố đô Huế, nằm bên bờ sông Hương, là một trong những di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Đây từng là kinh đô của Việt Nam từ năm 1802 đến 1945 dưới triều đại nhà Nguyễn.

Kinh thành Huế được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 bởi vua Gia Long. Khu phức hợp này bao gồm nhiều cung điện, cổng thành và sân vườn, tất cả đều được bao quanh bởi hào và tường thành kiên cố. Trong đó, Hoàng thành và Tử Cấm thành là những khu vực quan trọng nhất, nơi ở của hoàng đế và gia đình hoàng gia.

Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Việt Nam trong suốt thời kỳ này. Thành phố này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và sự kết hợp hài hòa với thiên nhiên xung quanh.

Huế là một thành phố với kiến trúc và lịch sử vô cùng phong phú và độc đáo.

Kiến trúc

Kinh thành Huế, hay còn gọi là Hoàng thành Huế, được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khu phức hợp này bao gồm nhiều cung điện, cổng thành và sân vườn, tất cả đều được bao quanh bởi hào và tường thành kiên cố. Một số điểm nổi bật bao gồm:

  • Ngọ Môn: Cổng chính của Hoàng thành, nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng.
  • Điện Thái Hòa: Nơi tổ chức các buổi lễ lớn và là nơi vua thiết triều.
  • Tử Cấm Thành: Khu vực riêng tư của hoàng đế và gia đình hoàng gia.
  • Cung Diên Thọ: Nơi ở của Hoàng thái hậu.

Kiến trúc của Huế là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây, đặc biệt là từ Pháp.

Lịch sử

Huế từng là kinh đô của Việt Nam từ năm 1802 đến 1945 dưới triều đại nhà Nguyễn. Thành phố này không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo của Việt Nam trong suốt thời kỳ này. Sau khi triều đại nhà Nguyễn kết thúc, Huế vẫn giữ được nhiều di sản văn hóa và lịch sử quan trọng.

Trong thời kỳ chiến tranh, đặc biệt là trong Chiến tranh Việt Nam, nhiều công trình kiến trúc ở Huế đã bị hư hại nặng nề. Tuy nhiên, từ khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993, nhiều công trình đã được phục hồi và bảo tồn.

Huế không chỉ nổi tiếng với các công trình kiến trúc mà còn với các lễ hội truyền thống, âm nhạc cung đình và ẩm thực đặc sắc. Nếu có dịp, bạn nên ghé thăm Huế để trải nghiệm vẻ đẹp và lịch sử của thành phố này.

Tham khảo: Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Anh

Dàn Ý Thuyết Minh Về Cố Đô Huế

Tham khảo dàn ý thuyết minh về cố đô Huế giúp các em học sinh nắm được bố cục cơ bản và dễ dàng triển khai bài viết đầy đủ nội dung cần thiết.

I. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh – quần thể di tích cố đô Huế.

II. Thân bài: Thuyết minh chi tiết về cố đô Huế.

a. Thuyết minh về vị trí, lịch sử hình thành và phát triển của cố đô Huế:

  • Nằm bên cạnh dòng sông Hương, giữa trung tâm thành phố Huế, với diện tích khoảng hơn 500 ha.
  • Từng là kinh đô của cả nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
  • Được các thời vua Nguyễn liên tục xây dựng và trùng tu nhiều công trình kiến trúc, tạo nên một tổng thể kinh thành đồ sộ và tráng lệ.
  • Đặc điểm: Chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, tuân theo các nguyên tắc phong thủy của phương Đông, lối bố trí kiểu kết hợp nhà vườn, cân bằng, hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo và tự nhiên.

b. Thuyết minh về kết cấu của cố đô Huế: Gồm ba bộ phận chính là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, với ba vòng thành tương ứng.

-Kinh thành Huế:

  • Là vòng ngoài cùng bao gồm một số công trình phụ và các lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp nơi qua các đời vua.
  • Được khởi công xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long, nằm trên hai chi Bạch Yến và Kim Long của dòng sông Hương.
  • Được xây dựng trên một mặt bằng gần vuông hơi khum hình cánh cung, bên ngoài được bao bọc bởi hệ thống tường thành có chu vi 10571 mét.
  • Một số kiến trúc nổi bật: Kỳ Đài trường, Trường Quốc Tử giám, Điện Long An, Hồ Tịnh tâm, đình Phú Xuân.

-Hoàng thành:

  • Còn gọi là Đại Nội được xây dựng vào năm 1804, trên một mặt bằng hình vuông với diện tích khoảng 36 ha, được bao bọc xung quanh bởi tường thành.
  • Ngọ Môn quan là cửa chính và lớn nhất, chỉ dành riêng cho vua và các sứ thần đi lại, nằm ở hướng Nam, có bình diện kiểu đài chữ U, bên trên đài đặt lầu Ngũ Phụng.
  • Các công trình trong Đại Nội được đặt theo trục dọc đối xứng, các công trình dành cho vua thì đặt chính giữa, các công trình phụ đặt hai bên.

-Tử Cấm thành:

  • Các công trình phục vụ đời sống, sinh hoạt của hoàng tộc như điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa,…
  • Công trình phục vụ việc thờ tự như Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân…

III. Kết bài: Kết luận thuyết minh và nêu cảm nhận của bản thân về cố đô Huế.

Cùng với văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Văn Thuyết Minh Giới Thiệu Về Cố Đô Huế – Mẫu 1

Bài văn thuyết minh giới thiệu về cố đô Huế sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin phong phú hơn về nét đặc trưng và giá trị của di tích này.

Cứ mỗi khi nhắc đến tỉnh miền trung, thì suy nghĩ đầu tiên trong đầu của mọi người đó là một vùng đất quanh năm mưa lũ, hạn hán, thiên tai, gắn với những con người cần mẫn, lam lũ, chân chất. Ấy vậy, mà miền Trung còn mang trong mình vẻ đẹp tinh tế ở phía Nam Trung Bộ với Đà Nẵng và phía Bắc Trung Bộ với tỉnh Thừa Thiên Huế đầy mơ mộng. Trong đó, không thể không kể đến quần thể di tích Cố Đô Huế nằm ở bộ phận bờ bắc con sông Hương xinh đẹp thuộc địa phận của thành phố Huế và nằm rải rác một vài vùng lân cận tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cố Đô Huế có một chiều dài lịch sử hình thành lâu đời, đây từng là nơi ngự trị cai quản của 9 đời nhà chúa Nguyễn ở đàng trong ở thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh”. Nhắc đến quá trình tạo hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất thiêng liêng này, không ai có thể quên được chúa tiên Nguyễn Hoàng, người đã có công trong việc mở mang bờ cõi nước nhà, tạo sự thịnh vượng và tiền đề vững chắc phát triển triều Nguyễn lâu dài.

Nghe lời khuyên của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” và biết mình không được thuận ý trong mắt người ảnh rể Trịnh Kiểm, do đó ông nhanh chóng xin vào trấn thủ, cai quản vùng đất Thuận Hóa, và đó cũng chính là thời kì khởi đầu kéo dài dưới sự cai trị của 9 vị chúa Nguyễn ở đàng trong.

Quần thể di tích Cố Đô Huế được nhà Nguyễn chủ trương khởi công xây dựng vào khoảng từ thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Nó được chính thức bắt đầu xây dựng nên từ năm 1805 và trải dài 27 năm nó được hoàn thành mỹ mãn vào dưới triều của nhà vua Minh Mạng. Cố Đô Huế là một công trình thiết kế và xây dựng kết hợp theo hai phong cách vừa pha một chút phương tây vừa một chút phương đông tạo nên một quần thể kiến trúc tuyệt đỉnh.

Quần thể di tích Cố Đô Huế xinh đẹp này là sự góp phần của các công trình tiêu biểu như Tử Cấm Thành, các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền… Nằm dọc phía bờ bắc của con sông Hương êm ả là hệ thống kiến trúc quy mô, đồ sộ của chúa Nguyễn: Tử Cấm Thành, Hoàng Thành Huế và Kinh Thành Huế, nó vẫn kiên cường sừng sững giữa bao biến động của thời gian trải dài từ Tây sang Đông hùng vĩ. Kinh Thành Huế là nơi đầu tiên được vua Gia Long khảo sát vào năm 1803, và sau 2 năm thì nó được chính thức khởi công xây dựng dưới sự giám sát của nhà Nguyễn.

Đây là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu, phía tây giáp giáp đường Lê Duẩn, phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo. Phía bên trong của kinh thành cũng có vị trí vô cùng thuận lợi được giới hạn theo bản đồ gồm:phía tây là đường Tôn Thất Hiệp, phía đông là đường Xuân 68, phía nam là đường Ông Ích Khiêm và phía bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến. Kinh thành Huế được thiết kế theo phong cách độc đáo kiến trúc Vauban, gồm 3 vòng thành bao quanh chặt chẽ kinh thành, hoàng thành, Tử Cấm Thành.

Trong chiều dài lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay có lẽ Kinh Thành Huế được coi là công trình có quy mô và sức ảnh hưởng lớn nhất, với cấu tạo gồm hàng triệu mét khối đất đá cấu thành kéo dài dưới hai triều vua trong vòng 30 năm khởi công xây dựng. Trong kinh dịch ghi “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, bởi kinh thành Huế hay Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều được quy hoạch bên bờ bắc của sông Hương và được xây dựng xoay mặt về phía Nam.

Bên trong kinh thành là khu vực Hoàng Thành là nơi bàn chính sư của vua chúa triều đình và cũng là nơi ở của Hoàng gia, thờ tự tổ tiên. Hoàng Thành có tất cả 4 cửa được phân bổ đều ở cả 4 mặt, Ngọ Môn là cửa chính của nó. Năm 1804, Hoàng Thành được khởi công xây dựng nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh cho mãi đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng thì hệ thống cung điện quy mô tráng lệ này mới được hoàn tất. Đa số mọi người thường gọi Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội vì đây vừa là nơi thiết triều mà còn là khu vực miếu thờ.

Nằm ở phía bên trong Hoàng Thành và cũng là vòng thành phía trong cùng được gọi tên Tử Cấm Thành, nó còn bao gồm rất nhiều các công trình quy mô từ nhỏ đến lớn khác nhau và được phân chia ở nhiều khu vực riêng lẻ làm nhiệm vụ khác nhau. Đại nội hay còn được biết đến là một nơi bất khả xâm phạm, tuyệt mật tuyệt đối của vua chúa, không ai được phép đặt chân vào nếu không có sự cho phép của vua. Nằm ở phía tây của kinh thành dọc theo bờ sông Hương êm ả là hệ thống lăng mộ uy nghi của vua triều Nguyễn. Mỗi một lăng mộ tượng trưng cho sĩ khí, hành trình cuộc đời của các vị vua.

Nếu lăng Minh Mạng mang trong nó sự hùng mạnh, uy nghi, tráng lệ giữa rừng núi hồ ao, thì lăng Tự Đức lại mang trong mình sự thoáng đãng, thơ mộng, gần gũi với thiên nhiên cứ tưởng chừng như một bức họa sơn thủy trong lành. Với chiều dài lịch sử hùng hồn vẻ vang, cùng với bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp hữu tình, từ lâu Huế đã và đang trở thành một trung tâm du lịch hấp dẫn đối với cả du khách trong nước và ngoài nước.Đặc biệt lễ hội Festival Huế là nơi khơi dậy và làm sống lại những giá trị văn hóa của Huế thông qua nhiều chương trình lễ hội đặc sắc, là sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình tinh tế.

Quần thể di tích Cố Đô Huế là một biểu tượng văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn là thế giới, đánh dấu mốc son quan trọng trong sự nghiệp mở rộng bờ cõi của nước nhà. Đến đây, khách du lịch không chỉ được tận mắt chứng kiến những công trình kiến trúc lộng lẫy, uy nghi mà còn bị thu hút, ấn tượng bởi giọng nói ngọt ngào của các cô gái Huế, những bài thơ bài ca đã đi vào lòng người xao xuyến biết bao. Và mãi cho đến ngày hôm nay, Cố Đô Huế vẫn mãi trường kỳ theo thời gian, sánh vai với các kỳ quan trên thế giới, xứng đáng là biểu tượng tự hào của người dân Việt Nam trên khắp đất nước.

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, đọc nhiều hơn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Ngắn Gọn – Mẫu 2

Bài văn thuyết minh về cố đô Huế ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Tháng 12 – 1993 quần thể di tích cố đô Huế được Unesco công nhận xếp vào danh mục di sản văn hóa thế giới. Huế là trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam. Huế đẹp về thiên nhiên, thơ mộng về cảnh quan, con người anh hùng sáng tạo.

Huế nằm ở miền Trung của đất nước phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Đà Nẵng, phía Đông giáp biển đông ( thuộc Thái Bình Dương), phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Huế cách Hà Nội 660km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1080 km. Huế là từ Hóa trong Thuận Hóa được chệch ra. Đầu thế kỷ XIV Thuận Hóa là một khu dân cư trù phú Phúc Xuân là một làng quê thuộc Thuận Hóa được các chúa Nguyễn đặt làm thủ Phủ vào năm 1687. Nhưng phải hơn 100 năm sau vào 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh thì Phú Xuân mới trở thành kinh đô của cả nước.

Kinh thành Huế là một hệ thống gồm ba vòng thành: Kinh thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Kinh Thành là nơi dân chúng sinh sống. Hoàng Thành là nơi ở của quan lai. Tử Cấm Thành là nơi ở của Vua. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được gọi chung là Đại Nội. Trong Tử Cấm Thành có điện Cần Chánh là nơi vua làm việc hằng ngày có ngai vàng, có sân rồng để các quan dâng sớ có triện Ngọc tiếng chuông cho uy quyền.

Còn điện Càn Thành là nơi vua ở. Nơi đây có các cung tần mỹ nữ chỉ hoạn quan mới được tự do đi lại hầu hạ cai quản hậu cung. Kinh Thành Huế là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp nghệ thuật Đông Tây. Mang tên thành phố, thành lũy ngôi sao. Thành được xây theo kiểu văn bản hình ngôi sau chủ yếu của Châu Âu kết hợp với nguyên tắc kiến trúc trong kinh dịch và thuật phong thủy khi chọn đất định hướng và sử dụng các yếu tố tự nhiên.

Lăng minh mạng được xây dựng 1840 trước khi ông mất một năm. Lăng có nét quyến rũ của vùng đất thiên nhiên núi cẩm khê bên cạnh sông Hương cách kinh đô 12 km. Lăng Tự Đức được xây dựng cách kinh đô Huế 7 km trên núi Vạn Niên. Lăng được xây dựng 1864 hoàn thành 1867 lăng có Hồ nước, rừng cây. Có nơi cho vua ngồi câu cá, có nhà nghỉ dưỡng rất đẹp. Lăng Khải Định bức tranh trên tường vẽ bốn mùa trên nóc là tranh rồng trời. Trong căn phòng có bức tượng Khải Định bằng đồng đúng với khuôn mẫu ngoài đời có lọng che bằng đồng, hoa văn đường nét hết sức tinh xảo.

Sông Hương, nếu không có Sông Hương thì không có Thành Phố thơ và mộng, Sông Hương được hình thành từ các nguồn nước chảy trên dãy Trường Sơn đổ xuống. Nước từ trên nguồn đổ xuống có cây Thạch Xương bồ mùi hương lan tỏa vì thế nước Sông Hương có mùi hương lạ thường nên con sông có cái tên rất thi vị – Hương Giang.

Núi ngự cách Sông Hương 30 km về phía nam cao 104 m, dáng núi bằng phẳng uy nghi như hình đại bàng vỗ cánh vì thế nó có tên là Bằng Sơn. Vua Gia Long đã đổi tên thành núi Ngự Bình. Chùa Thiên Mụ được xây dựng vào thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa được xây dựng trên đồi Hà Khê bên dòng sông Hương cách kinh thành Huế 4 km về phía Nam.

Huế vừa là cố đô vừa là thành phố đẹp của nước ta. Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những con người thành phố anh hùng. Chúng ta hãy cố gắng được đặt chân một lần đến đây để thưởng thức những điều tuyệt vời nhất về cố đô Huế.

Xem thêm: STT Hay Về Huế

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Huế Đạt Điểm Cao – Mẫu 3

Bài văn mẫu thuyết minh về Huế đạt điểm cao sẽ là một trong những tài liệu tham khảo đặc sắc viết về vùng đất cố đô dành cho các em học sinh.

“Tứ bề núi phủ mây phong, mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”, chính là ý văn phù hợp nhất khi nói về cố đô Huế, về quần thể di tích với tuổi đời hàng trăm năm. Nơi đã từng chứng kiến một thời vàng son huy hoàng rực nhất của triều đại nhà Nguyễn, đồng thời cũng là chứng nhân cho sự kết thúc của chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến kéo dài suốt mấy ngàn năm của Việt Nam ta.

Với dáng vẻ cổ kính và là nơi hội tụ nhiều những công trình kiến trúc độc đáo, cố đô Huế là nơi cuối cùng còn thể hiện được gần như hoàn chỉnh lối sống của các bậc vua chúa xưa. Ngày nay, cố đô Huế là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng và thu hút một lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước.

Cố đô Huế là một quần thể di tích lớn nằm bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng, ngay giữa trung tâm thành phố Huế với diện tích khoảng hơn 500 ha. Ban đầu Huế được chọn làm kinh đô của nhà Tây Sơn trong khoảng 14 năm, sau khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, thì Huế trở thành kinh đô của nhà Nguyễn và kéo dài suốt 142 năm sau đó. Sau khi chọn Huế làm kinh đô, các thời vua Nguyễn liên tục xây dựng và trùng tu nhiều công trình kiến trúc, tạo nên một tổng thể kinh thành đồ sộ và tráng lệ, vẻ vang soi bóng bên dòng sông Hương dịu hiền.

Các công trình trong cố đô Huế chủ yếu được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế cộng với sự ảnh hưởng của phong cách bố trí từ Trung Quốc và một chút kiến trúc Vauban phương Tây. Nhưng tổng hòa lại cố đô Huế vẫn tuân theo các nguyên tắc phong thủy của phương Đông, lối bố trí kiểu kết hợp nhà vườn, cân bằng, hài hòa giữa kiến trúc nhân tạo và tự nhiên. Mãi về sau khi đến những đời vua cuối của nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại, lối kiến trúc Pháp cũng trở nên phổ biến hơn ở Huế, tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, vượt xa khỏi khuôn khổ xây dựng cung điện truyền thống như tòa Khâm sứ, An Định cung, Ứng lăng, mộ vua Đồng Khánh,…

Cố đô gồm ba bộ phận chính là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành, với ba vòng thành tương ứng. Kinh thành Huế là vòng ngoài cùng bao gồm một số công trình phụ và các lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp nơi qua các đời vua. Được khởi công xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long, nằm trên hai chi Bạch Yến và Kim Long của dòng sông Hương. Quá trình xây dựng kéo dài mãi đến năm 1823 mới tạm gọi là hoàn thành.

Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng gần vuông hơi khum hình cánh cung, bên ngoài được bao bọc bởi hệ thống tường thành có chu vi 10571 mét theo lối kiến trúc Vauban kết hợp với 24 pháo đài phòng thủ, 10 cửa chính và một cửa phụ, cùng với hệ thống hào nước phòng thủ uốn quanh chân thành. Một trong số những kiến trúc nổi bật ở vòng Kinh thành Huế phải kể đến Kỳ Đài trường thường gọi là cột cờ, nằm đối diện với Ngọ Môn quan, nơi đã chứng kiến biết bao đổi thay của lịch sử dân tộc. Tiếp theo đó là Trường Quốc Tử giám, trường đại học phong kiến duy nhất còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Ngoài ra đáng chú ý còn có Điện Long An được đánh giá là một trong những công trình cung điện đẹp nhất của cố đô Huế, đặc trưng bởi lối kiến trúc thanh nhã, nhưng vẫn đảm bảo được sự lộng lẫy, nguy nga của hoàng gia, là nơi dừng nghỉ của các đời vua Nguyễn sau mỗi lần tiến hành lễ Tịch Điền. Ngoài ra Hồ Tịnh tâm với cảnh hoa sen trắng nở rộ mùi hương khắp mặt hồ, hay đình Phú Xuân với nét cổ kính rêu phong cũng là một trong số những công trình phụ nổi bật của Kinh thành Huế.

Bên trong Kinh thành chính là Hoàng thành Huế hay còn gọi với tên phổ biến là Đại Nội được xây dựng vào năm 1804 trên một mặt bằng hình vuông, diện tích khoảng 36 ha. Đại Nội được bao bọc xung quanh bởi tường thành, với 4 cửa ra vào bao gồm Ngọ Môn, Hòa Bình, Hiển Nhân, Chương Đức.

Trong đó Ngọ Môn quan là cửa chính và lớn nhất, chỉ dành riêng cho vua và các sứ thần đi lại, đồng thời đây cũng được xem là biểu tượng của cả Đại Nội Huế. Cổng nằm ở hướng Nam, có bình diện kiểu đài chữ U, bên trên đài đặt lầu Ngũ Phụng, được chạm trổ tinh xảo, với bộ khung toàn gỗ lim 100 cột chẵn, mái chính lợp bằng ngói lưu ly vàng, mái phụ lợp bằng mái lưu ly xanh, tạo cảm giác thanh thoát, tao nhã, nhưng vẫn có dáng vẻ sang trọng, uy nghiêm nơi cung cấm.

Các công trình trong Đại Nội được đặt theo trục dọc đối xứng, các công trình dành cho vua thì đặt chính giữa, các công trình phụ đặt hai bên. Từ Ngọ Môn quan bước vào là Thái Hòa điện, được coi là trung tâm quyền lực dưới thời Nguyễn, đây là nơi diễn ra các buổi thượng triều nghị sự, hay tổ chức các lễ nghi quan trọng.

Ngay sau điện Thái Hòa chính là Tử Cấm thành, bao gồm các công trình phục vụ đời sống, sinh hoạt của hoàng tộc như điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa,… Ngoài ra còn có một số công trình phục vụ việc thờ tự như Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân.

Có thể nói rằng hầu hết các công trình trọng yếu của cố đô đều được hoàn thành trong thời vua Gia Long. Đến thời vua Minh Mạng, ông cũng tiếp tục cho bổ sung và hoàn thành nốt những công trình phụ khác như lầu Minh Viễn, sở Thượng Thiện, Đông Các, nhà hát Duyệt Thị, đúc Cửu Đỉnh… Đến thời Thiệu Trị, có thêm một số công trình như vườn Cơ Hạ, nhà hát Tịnh Quan, hoàn chỉnh Lục Viện và cung Trường Sanh.

Bên cạnh những công trình nằm trong Kinh thành Huế, thì quần thể di tích cố đô còn bao gồm các lăng tẩm với lối kiến thức độc đáo như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Khải Định,… Trong đó lăng Gia Long được đánh giá là lăng tẩm có kiến trúc đồ sộ nhất, với sự phối trí cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và rộng lớn, tuy nhiên nơi đây không thực sự thu hút khách du lịch tới thăm quan bởi lẽ điều kiện địa lý xa xôi, phần vì giá trị kiến trúc còn chưa đạt tới độ tinh xảo như các lăng Tự Đức, Khải Định.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, từng chứng kiến sự huy hoàng, rực rỡ và sụp đổ của cả một triều đại, bị bom đạn chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, tuy không còn giữ được dáng vẻ nguyên sơ của mình nhưng quần thể di tích cố đô vẫn luôn mang trong mình nguyên những giá trị văn hóa, lịch sử, là biểu tượng cho chế độ phong kiến đã kết thúc cách đây hàng trăm năm. Hỏi du khách đã một lần ghé về xứ Huế mộng mơ, làm sao có thể làm ngơ trước vẻ cổ kính, sự uy nghiêm từng trải qua nhiều đau thương của cố đô?

Bên cạnh văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, gợi ý cho bạn với –> Thuyết Minh Về Đại Nội Huế

Bài Văn Thuyết Minh Về Xứ Huế Đặc Sắc – Mẫu 4

Vùng đất cố đô miền Trung gắn liền với những dấu tích của triều đại phong kiến cuối cùng, dưới đây là bài văn thuyết minh về xứ Huế đặc sắc để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.

Thành phố Huế từ lâu đã trở thành một địa danh quen thuộc đối với người Việt Nam và bạn bè thế giới. Nơi đây phong cảnh không những hữu tình mà con người cũng hết sức hồn hậu. Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính vừa nên thơ vừa hết sức mạnh mẽ. Ai một lần đến Huế sẽ mãi nhớ về vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của xứ sở này.

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lị của Thừa Thiên – Huế. Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105km, cách cửa biển Thuận An 14km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Huế là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kĩ thuật, đào tạo,…

Lịch sử mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt diễn ra trong một tiến trình lâu dài. Mốc lịch sử đầu tiên là phải kể đến sự kiện năm 1306, Công chúa Huyền Trân được gả làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, để đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và chính thức sáp nhập vào lãnh thổ đất nước. Châu Ô và Châu Lý chính là Thừa Thiên – Huế sau này.

Hiện chưa rõ địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào. Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then”. Trước và sau đó, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Cái tên Huế về sau có nhiều lần xuất hiện trong các văn bản, tuy nhiên là rất ít ỏi. Đến triều Gia Long gọi đây là phủ Thừa Thiên.

Cho đến thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế là một tên gọi dân gian để chỉ Kinh thành. Mãi đến ngày 12 tháng 7 năm 1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué), với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương. Từ đó, địa danh Huế trở thành địa danh chính thức cho đến tận ngày nay.

Từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, chính vì thế mà Huế được xem là một trong những thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất ở nước ta. Không chỉ là văn hóa di tích mà Huế còn quyến rũ du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hữu tình thi vị và con người chân chất hiền hòa.

Dù trải qua những thăng trầm lịch sử dữ dội, Thành phố Huế luôn giữ cho mình nét văn hóa riêng và bảo tồn những di tích lăng tẩm, đền đền của các vị vua chúa không bị mai một. Huế ngày nay được xem là một bảo tàng lộ thiên với điện ngọc, đền vàng, lãng tẩm. Đó chính là di sản văn hoá vật chất về di tích cố đô, và là di sản văn hoá của cung đình Việt Nam. Huế vừa là một cô đô, vừa là một thành phố đẹp, thơ mộng của đất nước ta.

Huế không chỉ cuốn hút du khách bởi những nét đẹp văn hóa, lịch sử, những nét đẹp cổ kính, mà còn thu phục lòng người bởi sự thân thiện của con người xứ Huế, sự dịu dàng, ngọt ngào của người con gái Huế khiến ai cũng phải si mê, hay những cơn mưa bất chợt tháng mười tạo nên những cảm giác trầm mặc, lắng đọng và cũng thật lãng mạn. Những nét đẹp ấy, khiến du khách không khỏi khôn nguôi, nhớ thương khi rời xa đất Huế. Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình.

Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc kết hợp nghệ thuật Đông – Tây. Thành xây theo kiểu Vauban hình ngôi sao phổ biến ở Âu châu, kết hợp với các nguyên tắc kiến trúc trong Kinh Dịch và thuật phong thủy khi chọn đất, định hướng và sử dụng các yếu tố tự nhiên. Hệ thống lăng tẩm, đình ,đài của các đời vua nhà Nguyễn xây dựng góp phần hoàn thiện kiến trúc, khắc sâu bề dày lịch sử của thành phố này. Dạo bước quanh thành, nhìn những lăng tẩm nguy nga tráng lệ, được xây dựng công phu ta có cảm giác như được trở về ngàn năm xưa cũ, được đắm mình trong không khí vương triều xa xưa.

Sông Hương là một đặc ân mà tạo hóa đã ban tặng cho xứ Huế. Có thể nói nếu không có sông Hương thì cũng không có một thành phố Huế thơ và mộng. Từ vùng rừng núi Đông Trường Sơn, sông Hương chảy qua những khe đá trên nguồn có nhiều cây thạch xương bồ và mùi thơm của loài cây này đã thành tên của con sông xinh đẹp, sông Hương. Dạo một vòng quanh phố Huế, sông Hương lững lờ trôi về xa như còn lưu luyến lắm. Bởi thế, nhắc đến Huế, người ta lại nghĩ về sông Hương và ngược lại, nhắc đến sông Hương, người ta lại nhớ đến vẻ đẹp thơ mộng của Huế.

Núi Ngự cách sông Hương 3km về phía nam, với chiều cao 104m. Dáng núi bằng phẳng, uy nghi, cân đối như hình con chim đại bàng đang vỗ cánh, cho nên người xưa gọi là Bằng Sơn, sau vua Gia Long đổi tên là núi Ngự Bình. Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm 1601 thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa được xây trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4km về phía tây nam.

Thành phố Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ. Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mĩ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn – mặc – ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,…

Ca dao Huế đến nay vẫn còn giữ được sức sống, và còn tiếp tục hòa nhập vào cuộc sống mới, như một tổng kết của tiền nhân, trao truyền lại cho các thế hệ mai sau. Là một di sản văn hoá của dân gian, ca dao Huế, một kho tàng trí tuệ độc đáo, một gia tài văn hoá cộng đồng, đã trải qua thử thách của năm tháng. Người ta có thể tìm thấy ca dao từ những câu hát ru con, những câu hò trên sông nước, thường nghe được ở Huế và các vùng phụ cận.

Và, có nhiều nhà thơ, nhà nho Huế cũng đã làm cho nền ca dao phong phú lên. Cụ thể như những câu hò mái nhì, những câu ca dao của Ưng Bình Thúc Dạ Thị cũng đã làm cho nền văn học dân gian trở nên sinh động, và nó đi vào trong tâm thức của con người. Ngoài ca dao, câu hò, Huế còn nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc. Có hai loại lễ hội: lễ nhạc cung đình và lễ hội dân gian.

Lễ nhạc cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn. Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc,… đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn, lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thống các bài bản lớn.

Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật,… còn được tổ chức và thu hút đông người xem.

Đặc biệt nhất là Festival Huế. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huế tổ chức được 6 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế, là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phố Festival của Việt Nam.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế.

Tiếp tục với văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Sông Hương 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Ca Huế – Mẫu 5

Ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp đặc trưng của vùng đất cố đô, tham khảo bài văn thuyết minh về ca Huế và tìm hiểu nhiều hơn về di sản văn hoá này.

Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến được với nhiều tầng lớp công chúng.

Theo các nghiên cứu, thời điểm hình thành và phát triển của thể loại Ca Huế có thể từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII. Sang thế kỷ XIX, vào thời Tự Đức, là thời kỳ hưng thịnh nhất, Ca Huế được định hình với một số bài bản rút ra từ tế nhạc cung đình, như: “Long ngâm”, “Ngũ đối thượng”, “Ngũ đối hạ”; các bài bản trong hệ thống “Mười bài ngự” (thập thủ liên hoàn, liên bộ thập chương, mười bản tàu) như: “Phẩm tuyết”, “Nguyên tiêu”, “Hồ quảng”, “Liên hoàn”, “Bình bán”, “Tây mai”, “Kim tiền”, “Xuân phong”, “Long hổ”, “Tẩu mã”… Ca Huế thực sự phát triển cùng với sự tham gia sáng tác, biểu diễn của nhiều văn nhân, nho sĩ, quan lại, các ca nương, nhạc công tài năng dưới triều Nguyễn.

Môi trường diễn xướng của Ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự. Ca Huế có đặc điểm không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời. Số lượng người trình diễn cho một buổi Ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hoà đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của Ca Huế.

Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam và tuỳ theo từng trường hợp có thể không có cây đàn tam và bổ sung thêm cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn “tứ tuyệt” bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tỳ và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tỳ, nhị, nguyệt, tranh, bầu.

Trình diễn Ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có mối giao tình, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng 2 phong cách biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách.

Trong biểu diễn truyền thống, người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thâm tình, có quen biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau, họ cùng ở trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau am hiểu về Ca Huế. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật Ca Huế.

Còn với biểu diễn cho du khách sẽ có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của Ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh họa của nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong khoảng nữa cuối thế kỷ XX là loại hình biểu diễn Ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này phổ biến phục vụ du lịch trên sông Hương. Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kỹ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo.

Ca Huế được xây dựng trên 3 điệu thức chính là điệu Bắc, điệu Nam và Nam xuân. Các bài bản mang điệu Bắc có tính chất vui tươi, trong sáng, trang trọng và thuần khiết với 10 bài liên hoàn và 3 bài lẻ. Điệu Nam có 5 bài mang tính chất buồn thương, bi ai, vương vấn; cấu trúc giai điệu có nhiều lớp, luyến láy trong cách ca và có yêu cầu cao về phát âm, nhả chữ, luyến láy thay đổi sắc thái trong từng câu hát. Điệu Nam xuân hay còn được coi là “lưỡng tính” gồm 5 bài bản, có tính bâng khuâng, mơ hồ; sắc thái buồn của các bài bản này nỗi rõ hơn, vì vậy chất Nam cũng nhiều hơn.

Các bài bản thuộc hơi dựng là nét đặc biệt độc đáo của Ca Huế với cách ca biến đổi sắc thái, từ hơi ai sang hơi oán dựa trên bài bản một điệu Bắc hay điệu Nam. Hơi dựng không có một hệ thống bài bản riêng như điệu Bắc hoặc điệu Nam, mà nó chỉ là một phong cách đặc biệt của Ca Huế và chỉ có 2 bài ca theo hơi dựng. Đó là bài Cổ bản thuộc điệu Bắc và Nam bình thuộc điệu Nam. Ca Huế hiện còn 31 bài bản, trong đó, 13 bản thuộc điệu Bắc, 5 bài bản theo điệu Nam, 5 bài bản theo điệu Nam Xuân, 2 bài của điệu Bắc (Cổ bản) và điệu Nam (Nam bình) được hát theo hơi dựng, 6 bài bản vẫn còn nhạc phổ bằng Hán tự nhưng chưa được phục dựng.

Ca Huế là loại âm nhạc bác học, chuyên nghiệp có những yêu cầu cao về kỹ thuật ca hát. Người hát Ca Huế và nhạc công Ca Huế phải là những người có năng khiếu về âm nhạc và phải có một quy trình đào tạo lâu dài. Trong Ca Huế, có nhiều loại bài bản, điệu thức, hơi nhạc, nên cũng có nhiều cách hát khác nhau, thể hiện các sắc thái tình cảm của từng bài bản.

Khi ca, người ca phải nắn nót trong phát âm, nhả chữ đúng với tiếng Huế chuẩn, nắm rõ các loại nhịp độ, tốc độ của từng bài bản âm nhạc, cách luyến láy đặc trưng, cách ca dồn, ca sắp, ca đối hơi, ca nhịp ngoài, ca già dặn, chân phương, cách lấy hơi, diễn tả sắc thái mạnh nhẹ trong từng câu hát của hệ bài bản Ca Huế.

Ca Huế cũng có yêu cầu cao về nhạc đệm, với 5 nhạc cụ trong dàn “ngũ tuyệt”, trong đó không có cây đàn tam mà thay vào bằng cây đàn bầu. Ngoài ra còn có song loan, một nhạc cụ gõ bằng gỗ do ca nương gõ nhịp hoặc do một nhạc công kẹp dưới bàn chân để điểm nhịp cho các bài ca. Nhạc công phải thuộc mọi bài bản của ca Huế từ điệu Bắc, điệu Nam, điệu Nam xuân, hơi dựng và sự thay đổi các hơi nhạc phong phú trong các bài bản Ca Huế.

Tuỳ từng loại nhạc cụ mà nhạc công chơi các kỹ thuật như nhấn, rung khác nhau: nhấn nửa bậc, một bậc, bậc rưỡi, 2 đến 3 bậc; đến nhấn vuốt, nhấn mổ, nhấn nhảy, nhấn rung, nhấn lật ngón; các loại kỹ thuật như chầy, hưởng, vã, mổ, bấm, bịt, day, chớp, búng, phi, rãi… để sáng tạo trong khi đệm nhạc.

Tính liên tục, chuyển tiếp, biến âm, biến điệu, tự tình, cô đọng súc tích từ nội dung tới hình thức của ca Huế giúp nhạc công và ca nương có thể bộc lộ các tuyệt kỹ của mình. Ca Huế là một trong những tiểu hệ cấu thành trong tổng thể của văn hoá Huế, với giai điệu, nhịp điệu trầm lặng, sâu lắng và trữ tình. Nguồn gốc cung đình và tính bác học của Ca Huế được bộc lộ rõ ở hệ bài bản, hệ nhạc khí đệm, ở sự phát triển của phần khí nhạc cũng như dấu vết âm luật.

Là thể loại âm nhạc mang đầy đủ các điều kiện, tiêu chí của dòng âm nhạc cộng hưởng giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của thể loại thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, Ca Huế đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Siêu hay: 50+ Tỏ Tình Bằng Tiếng Huế, Tán Gái Huế Dính 100%

Thuyết Minh Về Kinh Thành Huế – Mẫu 6

Ngày nay, cố đô Huế đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng thu hút du khách thập phương, đón đọc bài thuyết minh về kinh thành Huế với những nét đặc trưng riêng có của nơi này.

Quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô thị”.

Trong gần 400 năm (1558 – 1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc…

Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với chế độ quân chủ nhà Nguyễn, cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hòa trong bố cục. Ngoài ra, Huế còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa phi vật thể biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Quần thể Di tích Cố đô Huế bao gồm: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành Huế.

Kinh thành được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế bao gồm các di tích: Kỳ Đài Trường; Quốc Tử Giám; Điện Long An; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế; Đình Phú Xuân; Hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ Mật – Tam Tòa; Đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công…

Hoàng thành – khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn, nằm bên trong Kinh thành, được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông, mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô đó là Ngọ Môn. Hoàng thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng thành và Tử cấm thành thường được gọi chung là Đại Nội. Các di tích trong Hoàng thành gồm: Ngọ Môn; Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sanh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh; Điện Phụng Tiên.

Tử cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến Trung; Điện Cần Chánh; Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.

Trong quần thể di tích Cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là: Kinh thành ở bờ Bắc sông Hương bảo vệ cho Khu vực hành chính của nhà Nguyễn và là nơi ở của Hoàng Gia; Hoàng thành nằm ở trung tâm của Kinh thành là nơi ở và làm việc của các Vua Nguyễn; Lăng Gia Long; Lăng Minh Mạng; Lăng Thiệu Trị; Lăng Dực Đức; Lăng Tự Đức; Lăng Đồng Khánh; Lăng Khải Định.

Cùng với đó là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên các Tiến sĩ thời Nguyễn; Đàn Nam Giao – nơi vua tế trời; Chùa Thiên Mụ – Biểu trưng Phật giáo của Huế; Hổ Quyền – đấu trường duy nhất còn lại ở Châu Á dành cho voi và hổ; Điện Hòn Chén – nơi thờ Thánh Mẫu; Trấn Bình Đài – án ngữ bảo vệ đường sông của Kinh thành; Trấn Hải Thành – pháo đài trấn giữ mặt biển phía Đông.

Ngoài ra Huế còn có nhiều di tích liên quan đến Triều Nguyễn như: Cung An Định, Điện Voi Ré, Võ Miếu, Hải Vân Quan, Cầu Ngói Thanh Toàn, các chùa Phật… hòa điện trong những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh Thiên An, Cửa Thuận An…

Huế còn nổi tiếng với những khu nhà vườn thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô mang phong cách kiến trúc rất đặc trưng. Điều rất đặc biệt là mỗi khu nhà vườn lại mang bóng dáng Kinh thành Huế thu nhỏ, có bình phong thay núi Ngự, bể nước thay thế cho dòng sông Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên… Những khu nhà vườn đủ bốn mùa hoa trái, ríu rít chim ca còn là thế giới của những thi nhân mặc khách, là nơi diễn xướng điệu ca Huế…

Quần thể di tích cố đô Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới. Với công cuộc bảo tồn theo những tiêu chuẩn của UNESCO, di sản văn hoá Huế sẽ được giữ gìn – cho Việt Nam và cho thế giới để Huế sẽ mãi mãi là niềm tự hào của nhân loại.

Không chỉ có văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ 💕 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cung Đình Huế – Mẫu 7

Tham khảo những ý văn hay với bài thuyết minh về cung đình Huế và giới thiệu đến bạn đọc những giá trị lịch sử, văn hoá của cố đô Huế.

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…

Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng.

Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua.

Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.

Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm.

Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.

Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời.

Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế.

Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.

Tặng bạn chùm: Thơ Về Huế Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Huế Chọn Lọc – Mẫu 8

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Huế chọn lọc sẽ là tư liệu văn mẫu hay giúp các em học sinh mở rộng hiểu biết và có những góc nhìn sâu sắc hơn về vùng đất cố đô.

Vào đến với dải đất miền Trung, chúng ta sẽ được lắng nghe những khúc Nam Ai, Nam Bình, những bản đờn ca ngọt ngào như đã ngấm vào sông núi. Những câu hát dẫn ta buộc sẽ phải tìm đến với nơi xuất phát của những giọng ca ấy- mảnh đất của cố đô- Huế. Huế- thành phố đẹp: đẹp của thiên nhiên cây cỏ, đẹp của kiến trúc nghệ thuật và đẹp cả ở con người xứ này.

Huế hay con gọi là Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung đất nước ta. Phía bắc giáp với Quảng Trị, phía Nam giáp với Đà Nẵng, phía Tây dựa vào núi Trường Sơn và nhìn ra ngoài biển về hướng Tây. Từ thủ đô Hà Nội đến đây, khoảng 66 km.

Có tên Huế ngày nay, là bao lần lịch sử sang trang và những kiếp đời đổi dời. Tên gọi ban đầu của Huế là Thuận Hóa. Đến đầu thế kỉ XVI, Thuận Hóa trở thành vùng đất trù phú. Trong đó, Phú Xuân là một làng của Thuận Hóa, được Nguyễn Hoàng chọn làm thủ phủ đầu tiên năm 1687. Một trăm năm sau, Phú Xuân chính thức trở thành kinh đô của nhà nước dưới thời vua Minh Mạng.

Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Đến với Huế, ta có thể đến thăm núi Bạch Mã để đón gió biển; từ đèo Hải Vân mây phú để lắng nghe tiếng sóng biển rì rào. Nơi đây, buổi sáng có thể lên núi Trường Sơn, buổi chiều xuống biển Thuận An và đêm đến, ngủ trên chiếc thuyền xuôi trên sông Hương.

Đặc biệt, đến với Huế, du khách không thể bỏ qua những công trình tiêu biểu nơi này. Đó là kinh thành Huế- một hệ thống gồm ba vòng thành từ ngoài vào trong: Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành hay còn gọi là Đại Nội. Trong Tử Cấm thành có điện Cần Chánh, là nơi vua làm việc hằng ngày. Còn điện Cần Thành là nơi vua ở và nghỉ ngơi. Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc có sự kết hợp đông- tây, được gọi với cái tên đầy ngưỡng mộ: Thành phố thành lũy, thành phố ngôi sao.

Là một người có hứng thú với di tích lịch sử, bạn không thể bỏ qua Lăng Minh Mạng. Lăng được khởi công xây dựng từ năm 1840- trước khi vua Minh Mạng mất một năm. Nơi đây có nét quyến rũ bởi phong cảnh thiên nhiên với cửa vùng núi Cẩm Khê tả ngạn sông Hương, cách thành phố Huế 12 km. Du khách đến với Huế, nhất định phải thử trải nghiệm dạo chơi bằng thuyền trên sông Hương. Nói đến sông Hương là nói đến Huế, vì không có sông Hương thì đâu còn là Huế mộng, Huế mơ…

“Đi đâu cũng nhớ quê mình
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ Ngự Bình trăng treo”

(Ca dao)

Gọi là sông Hương vì theo truyền thuyết, dòng sông này chảy qua những rừng cây có hương thơm nên nước sông cũng đượm mùi thơm. Sông Hương bắt đầu từ núi phía Đông Trường Sơn, chảy qua kinh thành Huế với dòng nước trong xanh, hiền dịu. Bắc qua con sông có cầu Tràng Tiền nổi tiếng. Ở đầu phía Bắc có chợ Đông Ba- trung tâm thương mại của thành phố. Sông Hương còn là nơi diễn ra các lễ hội như thả đèn hoa đăng, đua thuyền hay ca Huế trên thuyền Rồng.

Có sông Hương mà không có núi Ngự Bình thì chưa trọn vẹn, chưa gọi là Huế được. Núi Ngự Bình còn có tên gọi khác là Băng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3km về phía Nam. Nhìn từ xa, Ngự Bình có hình thang, đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao khoảng 104m; uy nghi, cân đối như chiếc yên ngựa nổi bật trên nền trời xanh của Huế. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình quả là quà tặng vô giá của tạo hóa, làm nên vẻ đẹp sơn thủy hữu tình rất đặc trưng của Huế.

Huế không chỉ được biết đến là mảnh đất của thiên nhiên thơ mộng mà còn là thành phố của những mảnh vườn, vườn hoa và chè xanh mướt. Có thể nhắc đến Kim Long- mảnh đất tụ họp của bao loài hoa thơm trái ngọt từ Bắc vào Nam. Ta hiểu vì sao Hàn Mặc Tử lại có thể viết những câu thơ đẹp như thế, bởi cảnh vật nó vốn như vậy:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Trên những con đường làng quê nơi cố đô là sự xuất hiện của những chiếc nón Huế và những tà áo dài bay trong gió. Đã từ lâu, những chiếc nón bài thơ Huế đã được biết đến với sự độc đáo trong cách trang trí những bài thơ và bức tranh mang đậm phong vị Huế. Ở đó, có cái nghĩa tình nhưng cũng trầm buồn, như đã ăn sâu vào nếp ăn, nếp nghĩ và nếp sống của từng người.

Huế nổi tiếng với văn hóa ẩm thực phong phú và tuyệt vời. Từ những món ăn cung đình cầu kì, tinh tế đến những món chè Huế, món ăn đường phố, … sẵn sàng làm mê đắm tâm hồn người thưởng thức. Huế không chỉ đẹp cái đẹp mộng mơ, thơ mộng mà còn là một thành phố anh hùng, thành phố của lịch sử và văn hiến. Huế là nơi triều đại cuối cùng của Việt Nam thịnh trị. Huế cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh vì độc lập dân tộc. Cũng chính mảnh đất ấy chứng kiến bao người con nằm xuống mãi mãi, bao ước mơ chưa được gọi tên, bao vết thương chẳng thể xóa nhòa.

Có thể ví Huế là một người con gái đẹp, là người phụ nữ hết mực và cũng là người mẹ anh hùng vĩ đại. Chính những giá trị ấy, những tên gọi ấy sẽ làm cho mảnh đất này bất tử cùng thời gian để sống trong lòng người.

Xem thêm –> Tiếng Huế: Từ Điển Dịch, Cách Học, Những Câu Nói Vui

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Sông Hương Huế – Mẫu 9

Có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách nơi vùng đất cố đô, trong đó không thể không nhắc đến sông Hương, tham khảo bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh sông Hương Huế sau đây:

Nếu con sông Thames ở Anh chảy ngang qua thủ đô Luân Đôn thì ở Việt Nam con sông Hương lại hiền hòa bắc ngang qua thành phố Huế – thủ phủ một thời của đất phương Nam. Sông như chiếc trâm vàng cài lên đầu xứ Huế mộng mơ. Sông đã tắm mát, là bầu sữa nuôi dưỡng bao thế hệ người Huế nói riêng và người Việt nói chung. Vì vậy, quả không ngoa khi người ta nói: Nhắc đến Huế là nhắc đến sông Hương.

Như đã nói, sông Hương là con sông chảy qua tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể là chảy qua thị xã Hương Thủy, Hương Trà và huyện Phú Vang. Với lưu lượng 179 m3 /s, sông đã tắm mát cho hàng nghìn héc-ta đất màu nơi đây, chưa kể là còn bồi tụ phù sa quý báu, cung cấp nước sinh hoạt cho rất nhiều hộ dân…

Thế nhưng, vào mùa lũ, trong cơn thịnh nộ điên cuồng của mình, sông cũng lấy đi biết bao nhiêu thứ của người dân. Sông như một người thiếu nữ thùy mị, yêu kiều bỗng chốc biến thành bà già nóng nảy, cau có. Và có lẽ bà già này gây ra thiệt hại nhiều nhất vào trận lũ năm 1999. Một số nhân chứng kể lại rằng: buổi sáng đang còn ngồi uống cafe, giặt quần áo,… thì vạn sự yên bình, bỗng mưa đến, gió về, đến chiều thì làng mạc, phố xá,… ngập trong biển nước.

Nhiều ngày sau trận lũ, các khu vực Sịa, Thuận An,… vẫn bị mất thông tin liên lạc và chịu nhiều thiệt hại nặng nề về cả của lẫn người. Để phòng chống thiên tai lũ lụt này và cung cấp nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, UBND Thừa Thiên Huế đã cấp phép xây dựng dự án hồ Tả Trạch với chi phí gần 2000 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay, tổn thất do lũ lụt mà sông Hương về giảm thiểu đáng kể.

Cau có, gắt gỏng là vậy nhưng sau khi hết mùa lũ, sông Hương lại cải lão hoàn đồng, trở thành cô gái xinh đẹp, thướt tha. Nhiều khách du lịch đến Huế do muốn được chiêm ngưỡng sông Hương từ trên cao vì sông Hương được xem là rất đẹp khi ngắm dòng nước êm ả chảy qua các cánh rừng bạt ngàn cây lá hay uốn lượn quanh những hệ thực vật nhiệt đới độc đáo ở Huế.

Một số khác đến Huế lại là vì chiều chiều đứng trên cầu Trường Tiền, Phú Xuân hay Dã Viên… ngắm dòng chảy huy hoàng dưới chân. Hay một nhóm khác đến với Huế vì điệu hát âm vang trên mặt nước sông Hương vào những đêm du thuyền rồng đáng nhớ! Sông Hương đã vô tình mang du khách thập phương về bầu bạn với Huế, với người Huế.

Bên cạnh đó, cũng có thể nói rằng sông Hương là bầu sữa ngọt ngào, là chiếc nôi êm ả nuôi dưỡng thi ca đất nước. Nguyễn Du sầu muộn nhìn sông nhớ một mảnh trăng với bao mối sầu kim cổ. Cao Bá Quát lại tưởng sông là thanh kiếm dựng giữa trời xanh. Và rồi nếu không có sông Hương thì Tố Hữu và Nguyễn Trọng Tạo đã không thốt lên rằng:

“Lòng ta như nước Hương Giang ấy
Xanh biếc lòng sông những bóng thông”

Trích Quê mẹ – Tố Hữu

“Sông Hương hóa rượu ta đến uống
Ta tỉnh, đền đài ngả nghiêng say.”

Nguyễn Trọng Tạo

Vậy đấy, sông Hương mang nhiều chất thơ và tính nhạc. Nhưng ít ai biết sông đến từ đâu và đi về đâu. Sông cứ mang trong mình cái tinh túy của trời đất rồi lặng lờ trôi theo gió, theo mây, theo nỗi niềm thương nhớ.

Thực chất, sông Hương khởi nguyên từ những cánh rừng già thuộc dãy Trường Sơn, gồm hai phụ lưu hợp lại mà thành: Nhánh chính (Tả Trạch) xuất phát từ dãy Trường Sơn Đông, chảy qua thị trấn Nam Đông theo hướng tây bắc, dài 67 km; một nhánh phụ (Hữu Trạch) bắt nguồn từ núi rừng cao A Lưới, chảy theo hướng bắc đến hợp lưu với Tả Trạch ở Ngã ba Bằng Lãng. Tại đây, hai dòng nước hôn phối với nhau và thế là sông Hương ra đời từ đấy.

Nhận thì cũng có trả, sông Hương cũng có chi lưu là biển Thuận An và Biển Đông. Kể từ Ngã ba Bằng Lãng đến cửa biển Thuận An, sông dài 33km; chảy chậm, hiền hòa, yên ả vì mực nước sông không cao hơn mực nước biển là bao. Nước sông xanh một sắc xanh hiền hòa, trong vắt; thế nhưng khi chảy quanh chân núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén thì có chút đậm đà hơn vì xuất hiện một vực xoáy rất sâu. Khi dạo thuyền đến quanh điện Hòn Chén, dù là nơi thắng cảnh tuyệt đẹp thì cũng không nên vì thế mà quên chú ý đến vực xoáy trên vì nó rất nguy hiểm, có thể dễ dàng nuốt chửng mọi thứ đi vào phạm vi của nó.

Còn nếu muốn có kỉ niệm đáng nhớ với sông mà không thích mạo hiểm chút nào thì ta có thể đến Cồn Hến nghi ngút khói cơm. Cồn nổi lên giữa lòng sông trước khi sông đổ ra biển, vì vậy, cồn được bồi tụ biết bao là phù sa ngọc ngà quý báu, thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, sông ở đây chủ yếu trồng ngô. Du khách đến đây có thể ăn những trái bắp vàng ngọt bùi hay đặc biệt hơn là thưởng thức món cơm hến thơm lừng hương vị dân dã.

Sông Hương cũng có nhiều tên gọi khác nhau từ xưa đến nay, không chỉ đơn thuần là một chữ. Theo Nguyễn Trãi viết trong Dư địa chí thì sông Hương có tên là sông Linh. Còn theo nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục thì sông còn gọi là sông Hương Trà. Và theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì tên gọi sông Hương xuất phát từ cách nói gọn tên của địa danh Hương Trà từ thế kỉ XVIII – XIX.

Sông Hương, theo dòng chảy thời gian của nó, cũng đã chứng kiến biết bao lịch sử thăng trầm của người Việt và gắn liền với bao điển tích. Đó là huyền thoại về chúa Nguyễn Hoàng tìm đất định đô, nén hương vừa tàn thì cũng là lúc mà chân chúa dừng trên vùng đất bên bờ sông Hương.

Đó là khi sông chứng kiến cảnh nội bộ nhà Tây Sơn lục đục, chia rẽ hay Nguyễn Huệ đi đánh Thanh dẹp bắc và vua Quang Trung chiến thắng trở về trong bộ áo bào thuốc súng lấm đen. Đó còn là khi Nguyễn Ánh thâu tóm quyền lực, máu chảy đỏ sông, thây chất vô cùng. Và con sông quê cũng là nơi đã tiễn đưa bao vị vua yêu nước đi đày biệt xứ. Và có lẽ trong con sông kia, có nhiều điều mà ta chưa biết.

Sông Hương hiền hòa, êm ả trôi như trôi vào lòng người con xứ Huế. Sông đã tắm mát cho nhiều thế hệ người Việt, mát cho thân mình, mát cho cả tấm lòng son sắt thủy chung của mình! Trong thời gian tới, sông lại tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của mình. Là người con xứ Huế nói riêng, là người con đất Việt nói chung; chúng ta phải cố gắng tìm hiểu hay đến thăm sông một lần; thực hiện những biện pháp cần thiết để giữ gìn sông Hương mãi là một dải lụa đào trong suốt vắt qua thành phố Huế mộng mơ.

Đừng bỏ qua: Những Câu Nói Hay Về Con Gái Huế

Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Núi Ngự Bình – Mẫu 10

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình đã trở thành biểu tượng của mảnh đất cố đô, dưới đây là bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Huế núi Ngự Bình để bạn đọc tham khảo.

Như thể có mây thì có gió, có sông thì có sóng, nước và non là mối duyên lành mà đất trời đã kết se cho mảnh đất Kinh kỳ. Bên dòng sông Hương là núi Ngự Bình, vẽ nên cảnh sơn thuỷ hữu tình đặc trưng xứ Huế. Đâu phải ngẫu nhiên mà tự chốn này thi sĩ Bùi Giáng ít ra đã một lần rung động cảm tác:

“Dạ thưa xứ Huế bây giờ
vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương”.

Núi Ngự điềm đạm mà sang cao, không biết cứa vào lòng khối núi rắn chắc ấy biết bao là mối cảm tình nhân gian?

Núi Ngự khác nào một giả sơn: ông cha đã khéo đưa một thực thể tự nhiên vào quần thể kiến trúc, dựng nên bức bình phong uy nghi làm tiền án trên trục chính của Kinh thành căn cứ vào các nguyên tắc địa lý phong thuỷ và thuyết âm dương ngũ hành. Ngự Bình trông xa hao hao chim đại bàng vỗ cánh bay lên trời nên tên cũ là Bằng Sơn (hay Bình Sơn). Vua Gia Long lên ngôi, chọn Phú Xuân làm kinh đô, đặt tên là núi Ngự Bình. Hình thể núi phía sau và trước không giống nhau, đặc điểm mà ca dao từng mô tả:

“Núi Ngự Bình trước tròn, sau méo
Sông An Cựu nắng đục, mưa trong”.

Gọi núi chứ thực ra đây chỉ là ngọn đồi hình thang, cao 105m, hai bên có hai núi đất là Tả Phù Sơn và Hữu Bật Sơn. Nhìn ngọn Ngự Bình cùng hai ngọn Tả Phù – Hữu Bật trông giống như con phượng hoàng đang xòe cánh che chở cho đế thành. Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. Kề bên lại có núi Bân, nơi mà hơn hai trăm năm trước, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lập đàn tế trời, lên ngôi hoàng đế, xuất binh đánh hàng vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược.

Từ chân núi đến đỉnh núi Ngự Bình rợp một màu xanh tốt của rừng thông mà ngày xưa các vua Nguyễn đã cho trồng. Thế ra, rừng thông cũng chứa chất một phần linh hồn Huế, lặng lẽ tồn tại qua các vương triều, chỉ có điều triều đại xưa sụp đổ nhưng màu xanh này vẫn tiếp nối đến ngàn năm. Mỗi độ giêng hai khi sương xuân vào buổi sáng tinh mơ còn vờn bav mờ nhạt cả đỉnh núi Ngự Bình thì cũng là lúc những cây thông ở núi Ngự Bình như thức dậy và quyến rũ thêm.

Mỗi lần nghe mùa thông núi Ngự reo vui là lòng người lại bâng khuâng một nỗi niềm khó tả. Ta thường thích thú được lặng im ngồi nghe khúc nhạc thiên nhiên vi vu ấy với cảm giác thanh thản, sảng khoái khi được nhìn những cây thông san sát bên nhau như đang giang tay ôm lấy núi Ngự vào lòng.

Đứng trên đỉnh núi Ngự phóng mắt về xa, ta thấy màu xanh ấy còn trải dài đến một rừng đồng bằng bát ngát của các huyện Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Vang. . . Những dịp đẹp trời, có thể trông xa trọn vẹn ruộng đồng, làng mạc các huyện phụ cận, cả dải cát trắng cửa Thuận và màu xanh biếc của biển Đông, cả dãy Trường Sơn tím thẫm ẩn hiện phía Tây qua trập trùng mây bạc. Tạo hóa thật hữu tình khi vẽ liền sau một nét vút lên của núi là một nét mềm mại của dòng sông. Sông Hương như một dải lụa mềm trải quanh co dưới chân đồi, soi bóng Ngự Bình, làm bạn tri âm.

Núi không cao, đường lên không cheo leo gập ghềnh nhưng núi Ngự mang cái dáng vẻ của một con người trầm tư mặc tưởng. Cái đẹp của núi Ngự không chỉ về phong thuỷ che chở cho kinh thành Huế, cái đẹp của núi Ngự là ở chỗ gần gũi với dân Huế, nó trở thành một cái đàn, một ngôi lầu cao vút và lên đó theo những bậc cấp nhân tạo người ta có thể phóng tầm mắt mình chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu hiền của thành Huế, lắng nghe những tiếng vọng từ bên dưới rất xa, và có cảm tưởng mình như đang ở vào một thế giới nào đó.

Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn núi, một khúc sông, một góc trời xứ Huế. Ai mà chẳng để tâm hồn nằm đọng lại khi một lần ghé bước qua “kiệt tác về thơ của kiến trúc đô thị” này.

Đâu phải vô tình người ta gọi xứ Huế là miền Hương Ngự. Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ hai của tạo hoá quyện vào nhau tạo nên một bức sơn thuỷ đằm thắm dịu dàng. “Núi Ngự không chỉ là cảnh đẹp đứng bên ngoài, nó còn là một thực thể quấn quýt rất sâu trong tình cảm riêng của nhiều thế hệ người Huế. . . Trong khát vọng thăng hoa của tâm hồn Huế, núi Ngự Bình mãi mãi là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu” (Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Ngoài văn mẫu thuyết minh về cố đô Huế, tiếp tục đón đọc: Thả Thính Bằng Tiếng Huế

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế Chùa Thiên Mụ – Mẫu 11

Bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Huế chùa Thiên Mụ dưới đây sẽ là một gợi ý hay giúp các em học sinh hoàn thành tốt đề văn yêu cầu thuyết minh danh lam thắng cảnh ở Huế.

Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm tôn giáo lâu đời nhất và hấp dẫn nhất tại đây. Với lối kiến trúc đẹp và cổ xưa chùa là điểm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Chùa Thiên Mụ là một trong những thắng cảnh đẹp được nhắc đến nhiều nhất tại Huế. Không chỉ đi vào những bài thơ lãng mạn của xứ Huế mà còn trong cả câu ca, Thiên Mụ cũng được coi là một ngôi chùa linh thiêng và những cảnh không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô cổ xưa này.

Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm ở đồi Hà Khê, trên bờ bắc sông Hương, phường Kim Long. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây. Được xây dựng vào năm 1601 bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong, chùa Thiên Mụ có thể được coi là ngôi chùa cổ nhất ở Huế. Nhờ sự gia tăng và thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Đàng Trong, chùa đã được xây dựng lại trong một quy mô đáng kể dưới thời Chúa Quốc – Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Năm 1710, chúa Quốc cho đúc chiếc chuông Đại Hồng Chung nặng tới trên hai tấn và có khắc một bài minh trên đó.

Chúa sau đó mở rộng một loạt các dự án xây dựng. Điển hình năm 1714 là giai đoạn mở rộng lớn nhất trong lịch sử của chùa, cụ thể là điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền… Nhiều công trình kiến trúc trong đó không còn tồn tại đến ngày nay. Chúa Quốc còn đích thân viết và khắc vào bia lớn (cao 2,6m và 1,2 m rộng) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn giản nhưng đẹp.

Với vẻ đẹp tự nhiên của nó và quy mô mở rộng kể từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong. Thông qua các sự kiện lịch sử, chùa Thiên Mụ đã được tái phục hồi nhiều lần trong suốt triều đại của các vua nhà Nguyễn. Vua Thiệu Trị, người kế vị Minh Mạng, đã dựng lên Từ Nhân Tháp vào năm 1844, mà bây giờ được gọi là tháp Phước Duyên. Tháp cao 21m với hình dạng bát giác và có bảy tầng, mỗi tầng trong đó là dành cho một vị Phật khác nhau. Đứng trên tòa tháp du khách có thể nhìn dòng sông Hương phẳng lặng và ngắm những Du thuyền nhẹ trôi trên sông.

Chùa Thiên Mụ được xếp là một trong 20 điểm đẹp nhất ở Huế. Trải qua nhiều sự mở rộng và đổi mới, bên cạnh các công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm… cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay là nơi có nhiều cổ vật quý trong cả lịch sử và nghệ thuật. Tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, Phật Di Lặc … hoặc câu đối ở đây đã đánh dấu lịch sử một thời đại vàng son của chùa Thiên Mụ.

Đến đây, du khách dường như đi vào một không gian thuần khiết và thơ mộng, khác xa cái sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Đi bộ qua mỗi lối của chùa, du khách sẽ thực sự cảm thấy cái tôi của mình tĩnh tâm, và để lại đằng sau tất cả những nỗi buồn và lo lắng.

Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, là một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa, du khách sẽ dễ dàng nhận ra hoành tráng và lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Đứng ở phía bên kia sông, tháp Phước Duyên phản ánh cái bóng của nó trên mặt nước, tạo khung cảnh lãng mạn.

Đến với Huế, quả là thiếu sót nếu du khách không ghé qua chùa Thiên Mụ. Vì qua hàng trăm năm, mỗi công trình kiến trúc nơi đây đều chứa đựng sự trang trọng và là sự kết hợp hài hòa giữa tài hoa con người với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Tham gia vào du lịch Huế nói chung, và Chùa Thiên Mụ nói riêng, du khách sẽ được thoải mái chìm đắm tâm trí trôi nhẹ theo sông Hương từ thượng đến hạ nguồn để cảm nhận cuộc sống khác trong Huế yên bình.

SCR.VN tặng bạn bài văn: Tả Thành Phố Huế

Bài Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Lớp 8 – Mẫu 12

Tham khảo bài thuyết minh về cố đô Huế lớp 8 giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt hay và giàu hình ảnh.

Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có: Ca Dao Tục Ngữ Về Huế

Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Lớp 9 – Mẫu 13

Bài văn thuyết minh về cố đô Huế lớp 9 sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng thú vị để bắt đầu bài viết của mình.

Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiên trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Nghiêng mình bên dòng sông xanh hiền hòa của miền Trung. Huế là một di sàn văn hoá vật thể và tính thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý, một miền văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Năm 1993, Huế đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cho đến hôm nay, Huế đã đang, và sẽ mãi mãi được giữ gìn, bảo tồn và phát triển, sánh vai với các kì quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.

Quần thế di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế chỉ những di tích lịch sử – văn hoá do triều Nguvễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm: Các di tích trong Kinh thành Huế gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Các di tích bên ngoài Kinh thành Huế gồm các lăng tẩm, chùa chiền, cung điện…

Nằm giữa lòng Huế bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiên trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế Hoàng thành Huế Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực cùng sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiên trúc Đông và Tây.

Đó là Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành Huế phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Kinh thành Huế gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Từ Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.

Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Câín Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Hoàng Thành giới hạn bời một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xi 600m với 4 cổng ra vào độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.

Bên trong Hoàng Thành, hơi dịch về phía sau, là Tử Cấm Thành. Từ Cấm Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế giới hạn khu vực làm ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử Cấm Thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đổng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường.

Các di tích ngoài kinh thành Huế bao gồm Lăng tẩm và một số di tích khác. Về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn bao gồm: Lăng Gia Long – còn gọi là Thiên Thọ Lằng, thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyền. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng đế chôn cất vua cha Minh Mạng cách cố đô Huế 12 km.

Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Lăng Đồng Khánh còn gọi là Tư Lăng xây dựng để thờ cha, khi Đồng Khánh đột ngột qua đời, Vua Thành Thái (1889 – 1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn không thể xây cất lăng tấm cho cha, đành đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh.

Lăng Dục Đức tên chữ An Lăng cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Đức, Thành Thái, Duy Tân. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ bên ngoài kinh thành Huế được xâv dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi, pha trộn kiên trúc Đông Tây Kim cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.

Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiến nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ.

Các di tích khác bao gồm: Trấn Bình Đài và cửa Trấn Bình. Trân Bình đài nằm ở vị trí Đông Bắc kinh thành Huế Phu Văn Lâu nằm trên trục chính của Hoàng Thành Huế phía trước Kỳ Đài dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triểu đình tổ chức. Tòa Thương Bạc tọa lạc bên bờ Nam sông Hương, là trụ sở để đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Văn Miếu còn gọi là Văn Thánh Miếu là nơi thờ Khổng Tử và dựng bia tiến sĩ. Võ Miêu hay Võ Thánh miêu, là nơi thờ phụng và ghi danh những danh tướng Việt Nam, những tiến sĩ đỗ trong ba khoa thi võ dưới triều Nguyễn.

Đàn Nam Giao triều Nguyễn là nơi các vua Nguyễn tế trời. Hổ Quyền còn đọc là Hổ Khuyên là một chuồng nuôi hổ và là một đâu trường độc đáo, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ nhu cầu giải trí tiêu khiến. Điện Voi Ré để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong chiến trận của triều Nguyễn.

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trán, thuộc làng Ngọc Hồ, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tinh Thừa Thiên – Huế. Ngày xưa người Chàm thờ nử thần PoNagar, sau đó người Việt tiếp tục thờ bà xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

Trấn Hải Thành (Thành trấn giữ mặt biển) là một thành lũy dùng để bảo vệ kinh đô triều Nguyễn được xây dựng ở cửa Phía Đông, kinh thành Huế. Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ dùng làm nơi nghi chân của nhà vua trước khi đi xuống bên sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Cung An Định tọa lạc bên bờ sông An Cựu, là cung điện riêng cùa vua Khái Định từ khi còn là thái từ đến khi làm vua, sau này được Vĩnh Thuỵ thừa kế và từng sống ở đây sau khi thoái vị.

Tất cả những công trình kiến trúc trên được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế – đó là núi Ngự Bình dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh… Nhìn từ phía ngược lại những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.

Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng cùa Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngàv lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn – cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta. Huế hấp dẫn và chiếm được tình cảm của nhiều người, trong nước cũng như quốc tế.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn: 15+ Mẫu Giới Thiệu Về Biển Lăng Cô

Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Lớp 10 – Mẫu 14

Đón đọc bài thuyết minh về cố đô Huế lớp 10 dưới đây giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết trau chuốt cho mình một văn phong hay.

“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Kìa ai lắng đục tìm trong
Chứ em đây thuỷ chung như nhất, một lòng sơ giao”

Trở lại với xứ Huế mộng mơ, mang màu sắc cổ kính, trầm buồn với dòng Hương Giang lững lờ “vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân”, khiến người lữ khách dễ sinh nhiều xúc cảm bâng khuâng. Đặc biệt tại cố đô, những nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc Cung đình Huế, lại càng bộc lộ rõ nét nền văn hóa truyền thống Việt Nam, cùng với một triều đại trị vì kéo dài 143 năm với nhiều những suy vi biến đổi mạnh mẽ nhất trong cả lịch sử của dân tộc.

Bước chân vào cố cung, là bước chân vào một nơi lắm vẻ vang một thời của những ông hoàng bà chúa, đồng thời cũng là nơi chứng kiến sự suy tàn, héo úa của chế độ quân chủ phong kiến, khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng, xót xa, dẫu rằng đó đã là điều tất yếu trong dòng chảy lịch sử của dân tộc.

Kinh thành Huế còn có tên gọi khác là Thuận Hóa kinh thành, ngày nay người ta vẫn thường gọi là Đại Nội Huế, hoặc cố cung Huế. Đây là nơi đóng đô của nhà Nguyễn trong suốt 143 năm bắt đầu từ năm 1802 đến năm 1945, khi vua Bảo Đại chính thức thoái vị. Hiện tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế, mặt phía Nam là đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Duẩn; hướng tây giáp với đường Lê Duẩn; mặt phía bắc giáp với đường Tăng Bạt Hổ;còn mặt phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu. Với vị trí đắc địa khi nằm gọn bên bờ Bắc của sông Hương, phần tiền án là núi Ngự Bình cao gần 100m, đỉnh tròn dáng đẹp, che chắn trước mặt Kinh thành Huế, như một bức bình phong tự nhiên.

Hai bên là cồn Cồn Hến và Cồn Dã Viên, tượng trưng cho Thanh Long, Bạch Hổ hộ pháp làm thành thế rồng chầu hổ phục, thể hiện sự thần phục, vẻ uy nghiêm tối cao của vương quyền nhà Nguyễn. Thêm vào đó kinh thành nằm bên cạnh dòng sông Hương với lịch sử ngàn đời, càng tăng thêm phần sinh khí mà theo quan niệm phong thủy thì khúc sông ấy được gọi là minh đường thủy tụ.

Có thể nói rằng, mảnh đất nơi Kinh thành Huế tọa lạc mang đầy đủ những vẻ đẹp địa thế tuyệt vời và thuận lợi, phong cảnh sơn thủy hòa hợp hữu tình, gần núi, cạnh sông, giữa cồn, quy tụ long mạch và sinh khí 4 phương, nếu so với Hoàng thành Thăng Long thì cũng không kém là bao. Kinh thành Huế được vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) bắt đầu cho khảo sát và xây dựng vào năm 1803, ngay khi triều Nguyễn được thành lập một năm, và chính thức hoàn thành vào năm 1832, dưới triều vua Minh Mạng.

Kinh thành Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban, với đặc trưng là lối kiến trúc thành lũy, nhiều vòng thành để phục vụ cho việc phòng thủ mang tính toàn diện, gồm tường thành, vũ khí, hệ thống kênh rạch, hầm hào được lồng ghép vào nhau, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho phần Đại Nội bên trong. Nằm trên bờ Bắc của sông Hương với tổng diện tích khoảng 520ha, mặt kinh thành xoay về hướng Nam, hướng được xem là tốt nhất trong các hướng khi xây dựng công trình kiến trúc, lại càng phù hợp khi đây là nơi ở của vua chúa, bởi theo quan niệm của Kinh Dịch rằng: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ”, ý chỉ người quân chủ nhìn về hướng Nam để cai trị thiên hạ.

Vòng thành ngoài cùng có chu vi xấp xỉ 10km, cao 6,6m, dày 21m, được xây kiểu gấp khúc, kết hợp với các pháo đài cách đều nhau, thời kỳ đầu được đắp hoàn toàn bằng đất, xong đến đời vua Gia Long thì được nâng cấp xây lại bằng gạch. Ngoài ra để tăng thêm tính phòng hộ, bên ngoài vòng thành còn được bao quanh bởi một hệ thống kênh rạch dài 7km.

Với lối xây dựng này, vòng thành đã trở thành lớp áo giáp vô cùng kiên cố và vững chắc bao bọc lấy Hoàng Thành và Tử Cấm Thành ở bên trong. Thành gồm có mười cửa chính thông về các hướng khác nhau, phục vụ cho việc giao thông và để đề phòng những lúc có biến việc tháo chạy được dễ dàng. Ở mặt trước của thành, hay cửa chính hướng Nam có một cột cờ lớn, còn gọi là Kỳ Đài đối diện với Ngọ Môn quan, cửa chính vào Hoàng thành.

Bên trong vòng thành là khu vực dân cư, nhà ở của các quan lại đại thần và quan trọng nhất thể hiện được nét đặc sắc của kiến trúc cố cung ấy là Hoàng thành, bao gồm có 4 cửa nằm ở bốn hướng là Hiển Nhơn, Chương Đức, Hòa Bình và Ngọ Môn quan là cửa chính. Tổng thể Hoàng Thành và Tử Cấm thành vẫn được gọi chung là khu vực Đại Nội, được xây dựng trên một khu đất gần vuông, chu vi khoảng 2400m, tường thành cao 4m, dày 1m, xây hoàn toàn bằng gạch.

Bên trong có Điện Thái Hòa là nơi vua thiết triều cùng các đại thần, các khu vực miếu thờ của hoàng gia như Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân, và quan trọng nhất là Tử Cấm Thành, nơi ăn chốn ở của hoàng thất bao gồm: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Ngoài ra còn có các di tích đáng chú ý như: Quốc Tử Giám, Điện Long An, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư Lâu, Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc và Cửu Vị Thần Công (9 khẩu thần công được đúc dưới thời vua Gia Long, kỷ niệm chiến thắng nhà Tây Sơn của Nguyễn Ánh).

Tuy nhiên sau hai cuộc chiến tranh ác liệt hầu như các di tích này đều bị phá hủy hoàn toàn, hiện nay chỉ còn sót lại một số ít, và đang được nhà nước cố gắng khôi phục, trùng tu.

Bên cạnh những công trình phục vụ sinh hoạt của hoàng thất thì trong Đại Nội còn đáng chú ý với những lăng tẩm nằm rải rác trong khắp hoàng thành tại những vị trí phong thủy hữu tình, thơ mộng, với lối kiến trúc đậm nét phương Đông: sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… To lớn, khang trang nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo, với vẻ đẹp lai tạp Đông Tây là lăng Khải Định. Tất cả đều là những cảnh điểm đáng để tham quan và chiêm ngưỡng, thể hiện sự vẻ vang, rực rỡ của một hoàng triều tồn tại suốt 143 năm cho đến ngày suy tàn.

Đại Nội kinh thành Huế là một trong những di tích lịch sử quan trọng, biểu trưng cho chế độ quân chủ chuyên chế của nước ta, đồng thời cũng là nơi đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến đã kéo dài hàng ngàn năm trên đất Việt. Mà nếu có một lần được ghé thăm cố đô Huế thì chớ nên bỏ qua quần thể di tích đặc sắc bậc nhất Việt Nam này nhé các bạn.

Siêu vui: 55+ Câu Chửi Tiếng Huế Thâm Thuý

Thuyết Minh Về Cố Đô Huế Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Để viết bài thuyết minh về cố đô Huế bằng tiếng Anh, các em học sinh cần trau dồi vốn từ vựng của mình và sử dụng những cấu trúc ngữ pháp chính xác. Tham khảo bài mẫu thuyết minh về kinh thành Huế bằng tiếng Anh dưới đây:

Tiếng Anh

Hue is an old city. It is a dreamy city and located in central Vietnam on the banks of Huong River. Coming to Hue you could feel the quietness. Hue is famous for Huong River, Ancient Palace with a peaceful space, Thien Mu Pagoda with sacred place, Truong Tien Bridge across the Huong River. Besides, you can take part in many festivals in Hue and enjoy many typical dishes here. Especially, you can sit on Dragon boat on Huong River, enjoy the landscape and listen to Hue royal court music. You can drop down flower to Huong River and enjoy the fanciful beauty of Hue at night.

Hue has several tourist attractions which are very peaceful and ancient. Among these is Hue Citadel which was recognized is World Cultural Heritage by UNESCO. Hue Citadel is one of the place where attract the most tourists every year. Besides, there are many ancient pagodas, temples… that is also known by many tourist tourists around the world.

Tiếng Việt

Huế là một thành phố cổ. Đó là một thành phố thơ mộng và nằm ở miền Trung Việt Nam bên bờ sông Hương. Đến với Huế bạn có thể cảm nhận được sự yên tĩnh. Huế nổi tiếng với sông Hương, cố cung với không gian thanh bình, chùa Thiên Mụ linh thiêng, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương. Ngoài ra, bạn có thể tham gia nhiều lễ hội ở Huế và thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của nơi đây. Đặc biệt quý khách có thể ngồi thuyền Rồng trên sông Hương, thưởng ngoạn phong cảnh và nghe nhã nhạc cung đình Huế. Bạn có thể thả mình xuống sông Hương và thưởng ngoạn vẻ đẹp huyền ảo của Huế về đêm.

Huế có một số điểm du lịch rất yên bình và cổ kính. Trong số này có Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất hàng năm. Bên cạnh đó còn có nhiều ngôi chùa, đền cổ… cũng được nhiều du khách du lịch trên thế giới biết đến.

Xem thêm: Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Huế

Viết một bình luận