15+ Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn, Hay Nhất. Giới Thiệu Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Với Cách Viết Sinh Động Và Giàu Hình Ảnh.
Địa Đạo Vịnh Mốc ở đâu, có gì đặc biệt ?
Địa Đạo Vịnh Mốc nằm ở thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà khoảng 38km về phía bắc.
Địa đạo này là một hệ thống hầm ngầm được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, từ năm 1965 đến 1967, để bảo vệ người dân và quân đội khỏi các cuộc tấn công bằng bom đạn. Địa đạo Vịnh Mốc có tổng chiều dài gần 2km, với 13 cửa ra vào và 3 giếng thông hơi. Đây là một công trình đặc biệt, thể hiện tinh thần kiên cường và sáng tạo của người dân Quảng Trị trong những năm kháng chiến.
Xem Thêm: Thuyết Minh Về Quảng Trị
Dàn Ý Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc
Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc được SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc sau đây.
- Mở bài: Giới thiệu chung về địa danh và cảm nghĩ khái quát về địa đạo Vịnh Mốc
- Thân bài: Giới thiệu khái quát về địa đạo Vịnh Mốc
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
- Giới thiệu về lịch sử hình thành: nguồn gốc và thời gian.
- Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở địa đạo Vịnh Mốc
- Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa
- Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của địa đạo Vịnh Mốc.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Địa Đạo Củ Chi ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ở Quảng Trị – Bài 1
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ở Quảng Trị giúp các em có thể trau dồi thêm cho mình vốn kiến thức lịch sử hay.
Địa đạo Vịnh Mốc là một công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vịnh Mốc. Dưới mưa bom, bão đạn, trong điều kiện thiếu ánh sáng, thiếu phương tiện, họ đã làm nên một kỳ tích cho sự tồn sinh để sống và chiến đấu giành độc lập, tự do. Làng hầm ra đời đã tạc vào lịch sử của quân dân Vĩnh Linh- Quảng Trị một nét son rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Địa đạo Vịnh Mốc là một di tích tiêu biểu của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Vĩnh Linh là huyện phía bắc tỉnh Quảng Trị, bị chia cắt làm đôi bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Geneva năm 1954. Từ năm 1965, đế quốc Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại ở miền bắc Việt năm bằng không lực, thì mảnh đất Vĩnh Linh phía bắc sông Bến Hải trở thành túi bom, tuyến lửa của cuộc chiến. Trong khoảng thời gian trước khi Quảng Trị được giải phóng, từ 1965 đến 1972, mảnh đất chưa đầy 820 km2 của Vĩnh Linh phải chịu hơn nửa triệu tấn bom đạn, tính trung bình mỗi người dân phải chịu 7 tấn.
Hệ thống làng hầm – địa đạo Vĩnh Linh đã ra đời để người dân sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mưa bom bão đạn. Hệ thống làng hầm này hình thành và phát triển ở khắp địa phương và Vịnh Mốc là tiêu biểu nhất.
Vịnh Mốc (xã Vĩnh Thạch) là một làng quê nằm trên một khu đồi đất đỏ sát bờ biển, cách thị trấn Hồ Xá của huyện Vĩnh Linh khoảng 14km về phía đông, cách Cửa Tùng 6km về phía bắc. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, Vịnh Mốc là tiền đồn của miền bắc và cũng là điểm tập trung chi viện cho đảo Cồn Cỏ, hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong việc án giữ vùng biển Vĩnh Linh.
Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng trong khoảng 2 năm, từ năm 1965 đến 1967. Đây là một hệ thống hầm ngầm sâu trong lòng đất. Địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 địa đạo chính nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn với tổng chiều dài trên 1700m. Địa đạo được cấu trúc 3 tầng, trong đó tầng trên cùng sâu 8-10m, tầng thứ 2 sâu 12-15m, tầng thứ ba sâu 23m; các tầng này và các nhánh được kết nối với nhau qua trục chính dài 780m.
Trong địa đạo có không gian sinh sống của người dân, kho vận vũ khí đạn dược – lương thực, cơ quan của Đảng và chính quyền, quân sự, các công trình công cộng (hội trường, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, trạm thông tin…). Toàn bộ hệ thống có 13 cửa ra vào (7 cửa thông ra biển, 6 cửa đi lên đồi).
Đây là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân và dân Vịnh Mốc, với 18.000 ngày công. Trong mưa bom bão đạn họ đã đào và vận chuyển 6000m3 đất đá để hoàn thành nên công trình kỳ vĩ và đặc biệt này.
Địa đạo đã chở che, bảo toàn mạng sống cho người dân Vịnh Mốc. Hơn thế, người dân nơi đây còn sống và chiến đấu, đánh giặc ngay trên quê hương của mình; tập kết vận chuyển vũ khí lương thực, cấp cứu thương binh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ… Trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương và 17 em bé đã chào đời…
Trong gần 2000 ngày đêm trong lòng địa đạo, quân và dân Vịnh Mốc nói riêng cũng như Vĩnh Linh đã tạo nên một huyền thoại. Đó là huyền thoại về sức sống kỳ diệu và ý chí quả cảm của con người.
Làng địa đạo Vịnh Mốc đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương 2 lần anh hùng LLVTND. Năm 1976, Bộ Văn hóa-Thông tin đã công nhận Làng địa đạo Vĩnh Mốc là di tích Quốc gia và đưa vào danh mục các di tích đặc biệt quan trọng.
Tháng 3/2014, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, tập hợp tư liệu lịch sử, khoa học để lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc.
Hiện địa đạo Vịnh Mốc là địa danh ngày càng thu hút du khách trong nước và nước ngoài khi đến thăm Quảng Trị
Tham Khảo Bài ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Điểm 10 – Bài 2
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Chiến tranh đã đi qua và địa đạo Vịnh Mốc trở thành một di tích lịch sử cách mạng của Việt Nam.
Địa đạo Vịnh Mốc – một trong 114 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh. 114 địa đạo này có tổng chiều dài gần 42km. Tuy nhiên đây là công trình tiêu biểu nhất so với 114 địa đạo. Địa đạo Vịnh Mốc ra đời không chỉ là nơi phòng tránh an toàn cho hàng trăm con người mà còn là trạm trung chuyển lương thực và vũ khí rất là quan trọng cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam. Địa đạo được khởi công đào từ năm 1966 cho đến năm 1967 hoàn thành.
Giữa cái nóng như rang của mùa hè Quảng Trị, bước chân vào lòng địa đạo là một cảm giác mát lạnh. Hệ thống gió thông thoáng và mát khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Chính yếu tố đảm bảo thông hơi, thông khí một cách an toàn tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo.
Đi sâu vào lòng địa đạo, dưới ánh đèn chiếu đủ sáng, du khách nhìn thấy rõ màu đất đỏ của vùng đất huyền thoại cũng như sự phân bố chính xác và khoa học đối với từng vị trí, nơi ở và sinh hoạt trong địa đạo.
Sức sống của công trình này chính là sức sáng tạo của người dân nơi đây đã làm nên sự khác biệt trong lòng địa đạo. Họ đã biến lòng đất thành những pháo đài vững chãi với 3 tầng liên thông. Tầng một cách sau mặt đất từ 12 đến 15m, là nơi nhân dân sinh sống. Tầng 2 sâu 18m là Trụ sở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và Bộ chỉ huy quân sự. Tầng 3 sâu 22m, dùng làm kho chứa hậu cần, cung cấp lương thực và vũ khí cho đảo Cồn Cỏ gần đó và phục vụ chiến đấu cho quân và dân địa đạo Vịnh Mốc.
Trong những năm chiến tranh gian khổ, để bảo toàn lực lượng và sẵn sàng chiến đấu, người dân và những chiến sĩ ở địa đạo thường không ra ngoài. Bởi, địa đạo bản thân nó đã là “một thế giới” riêng bảo đảm cho những sinh hoạt tối thiếu. Không ai có thể tưởng tượng được rằng trong một chiều dài trục chính với gần 2km, thời điểm đông nhất có khoảng 1.200 người sinh sống.
Ngày nay, địa đạo Vĩnh Mốc là một trong hơn 100 địa đạo còn nguyên vẹn của tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mộc là di tích lịch sử văn hóa mang trên mình nhiều giá trị mà trong đó giá trị về giáo dục lịch sử, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và sự sáng tạo trong chiến đấu của cha ông là một bài học lớn nhất cho các thế hệ người Quảng Trị nói riêng, người Việt Nam nói chung.
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Gọn – Bài 3
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh miêu tả chân thực và giàu cảm xúc.
Một làng quê thu nhỏ được người dân Vịnh Mốc kiến tạo bằng cuốc xẻng thủ công và sức người ngay dưới lòng đất. Dưới con đường hầm ngoằn ngoèo sâu hun hút, những căn hộ gia đình, nhà hộ sinh, nhà tắm, giếng nước, hội trường, hầm vũ khí… được xây dựng kỳ công, phục vụ cho cuộc sống người dân nơi đây trong chiến tranh.
Được ví như một huyền thoại, địa đạo Vịnh Mốc đã che chở cho người dân địa phương sống và chiến đấu an toàn trong chiến tranh.
Trong chiến tranh, với phương châm “Một tấc không đi, một ly không rời,” địa đạo Vịnh Mốc được đào từ năm 1965-1967 gồm 3 tầng, dài hơn 2.000m, có hệ thống 13 cửa ra vào với 7 cửa thông ra biển và 6 cửa đi lên đồi. Địa đạo đã che chở, bảo toàn mạng sống cho hàng ngàn người dân Vịnh Mốc, đặc biệt từ dưới lòng đất này đã đón 17 đứa trẻ ra đời an toàn.
Đây cũng chính là căn cứ địa cách mạng chi viện cho chiến trường và đảo Cồn Cỏ. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, có những lúc trong lóng địa đạo chứa khoảng 1.200 người. Dưới mưa bom bão đạn của chiến tranh ác liệt nhưng không một người dân nào bị chết tại địa đạo.
Sau chiến tranh, Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc tồn tại như một nhân chứng lịch sử. Những năm qua, Khu di tích địa đạo Vĩnh Mốc luôn là địa điểm thu hút nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Là người con sinh ra và lớn lên tại đây, các thế hệ bố mẹ và ông bà từng đóng góp công sức xây dựng địa đạo, cá nhân tôi cũng như mỗi người dân Vĩnh Linh-Quảng Trị hãnh diện và vinh dự khi Khu di tích địa đạo Vịnh Mốc được đón nhận bằng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc❤️️15 Mẫu
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Hay Nhất – Bài 4
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi đến các bạn đọc sau đây.
Giữa những năm bom đạn ác liệt, không ai có thể ngờ rằng lại có một địa đạo Vịnh Mốc – một thế giới sống và chiến đấu ở trong lòng đất, biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử văn hóa mang nhiều giá trị lịch sử, giáo dục to lớn, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt, ý chí quật cường và sự sáng tạo của cha ông ta trong những năm kháng chiến. Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cách bãi tắm Cửa Tùng 7 km về phía Bắc. Từ thành phố Đông Hà, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc. Trên con đường rợp bóng tre xanh mát, có lẽ ít ai biết được rằng ngay bên dưới chân họ là cả một hệ thống địa đạo, “một thế giới” ngầm của quân và nhân dân Vĩnh Linh trong suốt những năm kháng chiến từ 1965 đến 1972.
Vào những năm 1965, trước sự tàn phá của không quân và pháo binh Mỹ, vùng quê Vịnh Mốc bị hủy diệt hoàn toàn. Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất.
Địa đạo Vịnh Mốc là một trong 114 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh. 114 địa đạo này có tổng chiều dài gần 42km. Trong rất nhiều căn cứ cách mạng trên “đất lửa” Quảng Trị thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18/02/1966 nằm trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển. Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn của ông chỉ vừa hết tiểu học. (Hiện nay ông là cựu trung tá đang tá túc ở thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến tranh.
Toàn bộ hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0.9m x 1.75m, dài 2.034m, bao gồm nhiều nhánh thông với nhau qua trục chính dài 870m. Địa đạo có 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển và 3 giếng thông hơi. Hơn nữa, các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, được ngụy trang kín đáo, chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng.
Bước chân vào lòng địa đạo là một cảm giác mát lạnh. Hệ thống gió thông thoáng và mát khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Chính yếu tố đảm bảo thông hơi, thông khí một cách an toàn tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo.
Địa đạo Vịnh Mốc được đánh giá là công trình tiêu biểu của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Các địa đạo được bắt đầu từ các giếng, sau đó toả ra các đường hầm. Các địa đạo thường chạy ngoằn ngoèo, theo hình chữ Z để tạo các khúc gấp vững chắc, dùng chính vách đất để chặn các đường đi của đạn bom nếu thả trúng.
Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đặc Sắc – Bài 5
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đặc Sắc mang đến cho các bạn đọc nhiều kiến thức lịch sử về nơi đây.
Địa đạo Vịnh Mốc là công trình kiến trúc quân sự kỳ vĩ dưới lòng đất, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với khẩu hiệu “quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực” quân dân Vĩnh Linh đã tiến hành đào hầm hào, với nhiều công năng: trụ sở, kho hậu cần, trường học, bệnh viện, khu vực sinh hoạt của từng gia đình…, được bố trí khắp các điểm dân cư, dọc đường đi, ven ruộng, bờ biển, được nối thông nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt thay cho đường trên mặt đất.
Tính từ cuối năm 1965 đến năm 1968 (theo thống kê chưa đầy đủ), toàn huyện Vĩnh Linh có 114 địa đạo với tổng chiều dài hơn 40km, hệ thống giao thông hào hơn 2.000km và hàng trăm tiểu đạo khác, trở thành những “làng hầm” – lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, thể hiện ý chí “một tấc không đi, một ly không rời” bám trụ chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ thông mạch máu ra tiền tuyến.
Thuộc thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch, dài 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ…); chiều cao đường hầm từ 1,7 – 1,8m, gồm có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển). Dọc hai bên đường hầm, có khoét các ngách nhỏ đủ sinh hoạt cho 2 đến 4 người. Trong hầm còn có hội trường (sức chứa từ 50 – 60 người), làm nơi hội họp, xem phim, biểu diễn văn nghệ… và một số công trình khác như: bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng nước, nhà vệ sinh, trạm phẫu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn (bếp Hoàng Cầm).
Hệ thống đường hầm và các công trình trong lòng đất của địa đạo Vịnh Mốc gồm 3 tầng: Tầng 1 có tổng chiều dài 421,82m, rộng từ 0,90m – 1,1m và chiều cao từ 1,6m – 1,75m, có độ sâu cách mặt đất 8 – 11m, đường hầm có dạng hình vòm, lòng đường, vách, trần đào khá phẳng… Tầng 2 có độ sâu cách mặt đất 11 – 15m, chiều dài 508,08m, cao từ 1,6m – 1,94m, rộng từ 0,8m – 1,1m. Đường hầm có dạng hình vòm cuốn với kết cấu đất đỏ bazan vững chắc..
Trục chính tầng 3 chạy chủ yếu theo hướng Nam rồi vòng qua hướng Đông, dài 130,35m, cao từ 1,6 – 1,74m, rộng từ 0,8 – 1,1m, trần hình vòm cuốn, sâu cách mặt đất từ 21 – 22,5m, có 2 giếng nước, 1 nhà tắm, 5 căn hầm được bố trí so le ở hai bên trục chính, 2 hệ thống cửa (10 và số 12) thông ra biển và cũng có hệ thống đường trục để nối giữa các tầng hầm với nhau.
Ngoài hệ thống đường hầm, địa đạo trong lòng đất, địa đạo Vịnh Mốc còn có các công trình trên mặt đất như: giao thông hào, ụ pháo, kè chắn sóng, nhà trưng bày…
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️15 Bài Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Chọn Lọc – Bài 6
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
Địa đạo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1947 tại vùng Phú Thọ Hòa (nay thuộc Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh). Rồi sau đó, những năm 1961 – 1965, ở Củ Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã. Vào cuối năm 1963, ông Trần Nam Trung từ Trung ương Cục Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên đường ra Bắc đã ghé thăm khu vực chiến sự ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh).
Sau khi quan sát địa hình, địa chất ở nơi đây, ông gợi ý Vĩnh Linh nên đào địa đạo như ở Củ Chi. Với phương châm: “Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, thông qua chỉ thị của khu ủy Vĩnh Linh, đồn trưởng đồn công an vũ trang nhân dân 140 Lê Xuân Vy đã chỉ huy đơn vị và nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành đào địa đạo. Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18 tháng 02 năm 1966.
Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình Lê Xuân Vy này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn chỉ vừa hết tiểu học, và dụng cụ hiện đại nhất trong tay ông là chiếc la bàn cũ kỹ. Ðể bảo đảm cho hàng trăm con người ăn, ở, sinh hoạt an toàn, tiện lợi, dọc hai bên đường hầm người ta xây dựng rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ đủ chỗ cho ba đến bốn người ở. Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại…
Hai bên trục đường chính cách nhau từ ba đến năm mét lại khoét lõm sâu vào thành một hầm nhỏ, dùng làm nơi sinh hoạt của một gia đình. Ðịa đạo được cấu tạo thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi chiến đấu và trú ẩn tạm thời[3].
Tầng hai sâu 18 m là nơi sống và sinh hoạt của nhân dân, đóng trụ sở của Ðảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu của quân dân Vịnh Mốc.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ấn Tượng – Bài 7
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ấn Tượng được nhiều bạn đọc quan tâm sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Địa đạo Vịnh Mốc ở Quảng Trị còn gọi là Địa đạo Vĩnh Mốc, là một công trình biểu tượng của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được mệnh danh là lũy thép. Trong chiến tranh, Vịnh Mốc là nơi tập kết quân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho bờ Nam và tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Vì thế nơi đây được coi là “tọa độ chết”, là mục tiêu của máy bay rải bom, pháo hạm từ ngoài biển. Thế nhưng, từ nơi tận cùng của sự hủy diệt ấy, bằng sức người và ý chí “một tấc không đi, một ly không dời”, người dân nơi đây đã làm nên những kỳ tích của thế kỷ 20.
Địa đạo có độ sâu từ 10 – 23m, rộng hơn 7ha. Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0.9m x 1.75m, dài 2.034m, gồm nhiều nhánh thông nhau qua trục chính dài 780m. Địa đạo có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa được coi như một lỗ thông hơi.
Tại các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng. Nhờ đó đất sét trong lòng địa đạo ngày càng cứng hơn, nên cấu trúc địa đạo vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến ngày nay.
Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 – 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời. Tầng 2 sâu 12 – 15m, là nơi sống và sinh hoạt của dân làng. Tầng 3 có độ sâu hơn 23m, là nơi tránh bom, đồng thời trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo Cồn Cỏ. Ngay cả tầng 3 sâu nhất, vẫn còn cao hơn mực nước biển khoảng 5m, nên mọi sịnh hoạt trong địa đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa.
Gọi là làng địa đạo Vịnh Mốc cũng được bởi nơi đây có thiết kế như một ngôi làng dưới mặt đất, dọc hai bên đường hầm được khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 – 4 người ở.
Được biết, trong đường hầm còn có hội trường với sức chứa hơn 50 người (dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm (loại bếp nấu được dưới lòng đất mà hạn chế khói bốc lên), trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá và phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm…
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đạt Điểm Cao – Bài 8
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đạt Điểm Cao sẽ gợi ý cho các bạn đọc thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện bài văn của mình.
Địa đạo Vịnh Mốc là một điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn của tuyến du lịch nổi tiếng DMZ (khu phi quân sự) có một không hai của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm. Năm 2014, Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31-12-2014).
Địa đạo Vịnh Mốc nằm trên địa phận thôn Vịnh Mốc và thôn Sơn Hạ, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; cách thành phố Đông Hà – trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị khoảng 38km về phía bắc; cách thị trấn Hồ Xá – huyện lỵ Vĩnh Linh khoảng 15km về hướng đông nam; cách UBND xã Vĩnh Thạch khoảng 3km về phía đông bắc.
Tên gọi địa đạo Vịnh Mốc: Đây là tên gọi một di tích lịch sử và là tên gọi của một làng quê miền biển Vĩnh Linh, Quảng Trị – làng chài Vịnh Mốc. Tên địa danh này được người dân địa phương ghép lại từ hai chữ “Vịnh” (vùng biển được tạo thành do 2 mũi đất là mũi Lay và mũi Si ăn sâu ra biển tạo thành một đường vòng cung); và từ “Mốc” tức là cột mốc được dựng để phân định ranh giới đất đai giữa hai thôn Vĩnh Ân và Thừa Luật.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, Vịnh Mốc không chỉ là địa đầu miền Bắc Xã hội chủ nghĩa mà còn là địa điểm thuận lợi cho việc tập kết lương thực, vũ khí tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ, một đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong việc án giữ vùng biển Vĩnh Linh, cách Vịnh Mốc 28km về phía đông.
Địa đạo này được khởi công đào từ tháng 4 năm 1966 và cơ bản hoàn thành vào tháng 12 năm 1967. Trong thời gian gần 2 năm, với 18 ngàn ngày công đã vận chuyển khoảng 6.000m3 đất đá ra bên ngoài tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn có tổng chiều dài đường hầm là 1.060,25m. Đây là một trong những địa đạo có cấu trúc, quy mô lớn về chiều dài lẫn độ sâu, cách mặt đất từ 10 – 23m; chiều cao đường hầm từ 1,6 – 1,9m, rộng từ 0,9 – 1,2m.
Từ trục chính toả ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào. Địa đạo có tất cả 13 cửa ra vào, 7 cửa hướng ra phía biển và 6 cửa thông lên đồi. Hai bên trục đường hầm cứ cách 3 – 5m có những ô được đào sâu vào trong vách để tạo ra các căn hộ, nơi ở và sinh hoạt cho các gia đình.
Địa đạo chia làm 3 tầng: Tầng 1 là nơi sinh sống của nhân dân, có độ sâu cách mặt đất từ 8 – 10m, chiều dài 421,82m; tầng 2 là nơi đóng trụ sở của Đảng uỷ, Uỷ ban và Ban Chỉ huy lực lượng vũ trang (Đồn 140), có độ sâu cách mặt đất từ 12 – 15m, chiều dài 508,08m; tầng 3 chủ yếu là nơi cất dấu hàng hoá, vũ khí phục vụ cho công tác chiến đấu, chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường miền Nam, có độ sâu cách mặt đất 20 – 23m, chiều dài 130,35m.
Mặt bằng đường hầm được đào nghiêng từ 20 – 30 để dễ dàng thoát nước. Trung tâm địa đạo có Hội trường với sức chứa khoảng 50 – 60 người, được coi là ngôi nhà chung của “Làng”, dùng cho hội họp, biểu diễn văn nghệ,… Ngoài ra, địa đạo Vịnh Mốc còn có đầy đủ những công trình thiết yếu để cho mọi người ổn định cuộc sống dưới lòng đất trong một thời gian dài như bếp, giếng nước, nhà hộ sinh – nơi đã chứng kiến sự ra đời của 17 đứa trẻ, trạm cấp cứu, phẩu thuật, nhà trẻ, nhà vệ sinh,…
Tất cả đều được bố trí, tạo dựng một cách hợp lý, khoa học. Phải khẳng định rằng việc chuyển mọi hoạt động vào lòng đất của quân và dân nơi đây là một nghệ thuật quân sự hết sức độc đáo và sáng tạo. Mỗi làng quê trở thành một pháo đài chống giặc, mỗi người dân đồng thời là một chiến sĩ với khẩu hiệu “tay cày, tay cấy, giặc đến chiến đấu, giặc đi sản xuất”.
Mặc dù phải thường xuyên đối mặt với những mối hiểm nguy và sự huỷ diệt của bom đạn Mỹ, lại phải sống và chiến đấu trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng tự nhiên, mùa đông thì ẩm thấp, mùa hạ thì ngột ngạt cùng với sự thiếu thốn đủ thứ từ lương thực, thực phẩm cho đến những nhu yếu phẩm thiết yếu.
Song, bằng ý chí và nghị lực phi thường quân và dân khu vực Vĩnh Linh vẫn luôn kiên trung, bất khuất và bền bỉ chiến đấu, trở thành tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công hiển hách, nổi bật là bắn rơi 293 máy bay, bắn chìm và cháy 69 tàu chiến các loại, đồng thời phối hợp với quân dân bờ Nam tấn công vào các căn cứ hoả lực mạnh của quân đội Việt Nam Cộng hoà và nhiều chiến công khác.
Nguyên gốc, hệ thống địa đạo này gồm 3 địa đạo chính: Địa đạo của Đồn Biên phòng 140 (Đồn Biên phòng Cửa Tùng bây giờ), địa đạo của quân dân Vịnh Mốc và địa đạo của quân dân Sơn Hạ. Sau đó, yêu cầu phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, 3 địa đạo này được nối thông với nhau thành một hệ thống liên hoàn khép kín với quy mô khá lớn.
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đơn Giản – Bài 9
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Đơn Giản là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập và đạt điểm cao cho kì thi của mình.
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một công trình quân – dân sự trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Đó là cuộc chiến của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm mục đích chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến địa đạo dọc theo quốc lộ 1A, đến gần với Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Vĩnh Linh thì rẽ trái, đi thêm khoảng 13km về phía biển là sẽ tới địa đạo Vịnh Mốc. Trên con đường ấy, có lẽ ít ai biết phía bên dưới chân họ đây là cả một hệ thống địa đạo rộng lớn, “một thế giới” dưới lòng đất của quân và nhân dân Vĩnh Linh trong suốt những năm kháng chiến từ 1965 đến 1972.
Ý chí “nhà nhà đào địa đạo”, “Địch càn, dừng đào; địch rút, tiếp tục đào” cùng với phương châm: “Một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, các đơn vị cùng với nhân dân địa phương đã nhanh chóng tiến hành đào địa đạo để bảo vệ tính mạng của hàng trăm người dân nơi đây! Công trình này được tiến hành vào đầu năm 1965 và hoàn thành vào đầu năm sau đó.
Trong thời kỳ chiến tranh, nơi đây từng là điểm tiêu diệt của địch, những trận mưa bom từ trên không thả xuống, những nòng pháo đỏ hỏn bắn từ phía biển vào đầy ác liệt, có lẽ vì thế mà địa đạo được mệnh danh là vùng đất lửa với cái tên là “tọa độ chết”. Địa đạo được đào ở vùng đất đỏ bazan, chính vì thế mà không khí phía bên trong địa đạo càng làm cho phần đất sét cứng hơn, vì thế mà nơi đây cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại được nguyên vẹn!
Đường hầm được thiết kế hình mái vòm với kích thước rộng 0.9 mét và cao 1.75 mét, tổng chiều dài lên đến hơn 2000 mét, với rất nhiều nhánh thông nhau, cứ cách 4 mét sẽ có một căn hộ gia đình nhỏ rộng khoảng 0.8 mét, sâu chừng 1.8 mét, có thể dành cho 4 người ở. Phía trong hầm còn có một hội trường nhỏ được dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ hay chiếu phim có thể chứa lên đến hơn 50 người.
Với cấu trúc 3 tầng riêng biệt: tầng 1 sâu đến 12 mét để chứa các cơ động chiến đấu và trú ẩn khi cần thiết, tầng thứ 2 sâu đến 15 mét, được sử dùng làm nơi ở và sinh hoạt của người dân. Tầng cuối sâu đến 23 mét, chủ yếu để chứa lương thực và vũ khí để cung cấp cho đảo Cồn Cỏ hoặc để sử dụng chiến đấu cho quân và dân địa phương.
Địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa ra vào khác nhau, trong số đó, có 6 cửa được thiết kế thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển cùng với 3 ống thông hơi. Địa đạo được ngụy trang kín đáo, đảm bảo thông thoáng kể cả trong mùa mưa, nước cũng không bị đọng lại, mọi sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường, cư dân ở đây cũng ít khi ra ngoài trừ trường hợp cần thiết hoặc không có gì nguy hiểm.
Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Sinh Động – Bài 10
Bài Văn Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Sinh Động để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây với câu văn hay và hấp dẫn.
Địa đạo Vịnh Mốc – Ngôi làng trong lòng đất. Ẩn trong lòng quả đồi đất đỏ, đá ong nằm sát mép biển. Ngôi làng đặc biệt với đầy đủ sự sống trên mặt đất ấy được kiến tạo trong mưa bom, bão đạn đã trở thành kỳ tích đánh bại mưu đồ của đế quốc Mỹ xóa trắng một vùng quê trên bản đồ Việt Nam.
Năm 1965, Mỹ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc bộ, leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Vĩnh Linh (Quảng Trị) – mảnh đất địa đầu giới tuyến là một trong những mục tiêu đánh phá hàng đầu của không lực Hoa Kỳ. Nhằm ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc cho miền Nam nên chưa đầy 7 năm (từ 1965-1967), đế quốc Mỹ đã rải xuống Vĩnh Linh hơn nửa triệu tấn bom, đạn các loại (bình quân mỗi người dân phải hứng chịu 7 tấn). Chúng âm mưu biến nơi đây thành vành đai trắng.
Với phương châm “Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng xã là một pháo đài”, Khu ủy Vĩnh Linh đã chỉ thị cho đồn công an nhân dân 140 cùng dân địa phương khẩn trương đào địa đạo. Bằng chiếc la bàn cũ và trình độ vừa hết tiểu học, trưởng đồn Lê Xuân Vy đã chỉ huy quân và dân Vĩnh Linh chỉ trong vòng 2 năm, với 18.000 ngày công đã kiến tạo nên địa đạo Vịnh Mốc – một công trình huyền thoại, nơi sinh sống của hàng trăm con người (có lúc lên tới gần 1200 người) trong mưa bom, bão đạn của kẻ thù.
Sau khi hoàn thành vào năm 1967, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài khoảng hơn 2000m, gồm 3 tầng. Tầng thứ nhất dùng để sinh sống, sâu 12m; tầng thứ hai được dùng làm nơi cất giữ lương thực, vũ khí và sinh hoạt chung sâu 15m; còn tầng dưới là nơi tránh bom cách mặt đất 23m (tầng này cao 3m so với mực nước biển).
Địa đạo Vịnh Mốc có tất cả 13 cửa hầm, trong đó có 6 cửa thông lên đồi có thêm tác dụng là lỗ thông hơi, 7 cửa còn lại thông ra biển là nơi vận chuyển hàng trăm chuyến hàng tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Cửa hầm lắp gỗ chống sập, thường xuyên được gia cố, lại được bố trí các khe thoát nước nên không sợ sụt lở hay nước mưa tràn vào hầm.
Ý chí ngoan cường không chịu khuất phục, sức sáng tạo vô hạn đã giúp quân dân Vĩnh Linh tìm ra con đường sống cho chính mình trước nguy cơ bị diệt vong.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Chi Tiết – Bài 11
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều kiến thức để làm bài văn của mình thật tốt.
Trong nhiều căn cứ cách mạng trên “đất lửa” Quảng Trị, thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là biểu trưng cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông. Năm 1965, làng Vịnh Mốc đã bị hủy diệt hoàn toàn dưới sự đánh phá tàn khốc của không quân và pháo binh Mỹ.
Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời”, quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất. Sau 18.000 ngày công gian khổ, các chiến sĩ Đồn Biên phòng 140 cùng với nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã đào và vận chuyển hơn 6000m3 đất đá kiến tạo nên một hệ thống làng hầm đồ sộ tại một quả đồi đất đỏ bazan ở phía nam làng Vịnh Mốc, sát với biển.
Toàn bộ hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0.9m x 1.75m, dài 2.034m, bao gồm nhiều nhánh thông với nhau qua trục chính dài 870m. Địa đạo có 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển và 3 giếng thông hơi. Hơn nữa, các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, được ngụy trang kín đáo, chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng.
Mặt bằng của đường hầm địa đạo Vịnh Mốc được đào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8 – 120độ từ Nam về Bắc, từ Tây sang Đông để nước dễ thoát, không bị đọng lại trong địa đạo, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra được bình thường kể cả vào mùa mưa. Nhờ đó mà đất sét trong hầm ngày càng cứng hơn khiến cấu trúc địa đạo Vịnh Mốc vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Đây không chỉ là làng hầm chiến đấu đơn thuần như các công trình khác, mà còn là không gian sống ngầm của bộ đội và người dân địa phương. Họ đã biến lòng đất thành những pháo đài vững chãi với 3 tầng thông nhau. Tầng một sâu 8 – 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn. Tầng 2 cách mặt đất từ 12 đến 15m là nơi sinh sống của dân làng. Tầng 3 sâu hơn 23m, dùng làm kho chứa lương thực và vũ khí cho đảo Cồn Cỏ cũng như phục vụ chiến đấu cho quân và dân địa đạo Vịnh Mốc.
Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc chính là một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm… Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Hay – Bài 12
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Hay được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học sau đây.
Để bảo toàn tính mạng, bám đất bám làng, đồng thời bảo đảm các trạm giao liên tiếp tế cho chiến trường miền Nam. Người dân Quảng Trị đã làm các hầm trú ẩn, tiêu biểu nhất là loại hầm chữ A. Nhưng từ những năm 1963-1965 do số lượng bom đạn dội xuống quá lớn nên hầm chữ A đã không còn hiệu quả.
Trong cái khó đó tình cờ Đồng chí Trần Nam Trung sau này là bộ trưởng bộ quốc phòng. Trong chuyến công tác ra Bắc đã ghé nơi đây và giới thiệu mô hình địa đạo Củ Chi. Năm 1966 nhận thấy chiến tranh ác liệt và sẽ còn hơn nữa nên khu ủy Vĩnh Linh đã cho triển khai đào địa đạo Vĩnh Mốc.
Vĩnh Linh đã huy động toàn nhân dân, dân quân cùng với lực lượng công an đồn 140 cùng thực hiện việc đào địa đạo. Với sự kiên trì và quyết tâm sau 18.000 ngày công đã đào và nối liền 1.701m đường địa đạo dưới lòng đất.
Địa đạo Vịnh Mốc gồm 13 cửa, 6 của thông lên đồi và 7 cửa thông ra biển, cùng đó là 3 giếng thông hơi. Toàn bộ địa đạo được chia thành 3 tầng. Tầng 1 cách mặt đất 12m, tầng 2 cách 15m và tầng 3 cách 23m. Các tầng nối với nhau bởi trục thông dài 870m.
Mặt bằng địa đạo được đào cao hơn 5m so với mức nước biển và nghiêng 8 – 120 độ để không bị động nước. Cùng với hệ thống thôn gió đảm bảo sự sinh hoạt bình thường cho cư dân bên trong.
Dọc hai bên đường hầm địa đạo người ta đào các ô dân sinh từ 2-3m² cho các gia đình từ 2-3 người ở. Tổng cộng bao gồm 94 ô dân sinh, một hội trường với sức chứa 50 người. Bên cạnh đó còn có bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm điện thoại. Để phục vụ cuộc sống tiện lợi hơn người dân còn đào 3 giếng nước đủ sinh hoạt.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Văn Ngắn Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc – Bài 13
Văn Ngắn Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc đặc sắc nhất giúp các em có thể học hỏi thêm kiến thức và trau dồi thêm kĩ năng viết của mình.
Trong những năm tháng chiến tranh địa đạo Vĩnh Mốc từng là tọa độ chết, từng là mục tiêu hủy diệt của địch. Ngoài ra nó cũng là công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vĩnh Mốc, dưới mưa bom bão đạn, điều kiện khó khăn về mọi mặt nhưng những con người ở nơi đây vẫn sống và chiến đấu hết mình để giành độc lập cho dân tộc.
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
Hệ thống địa đạo gồm có ba tầng: tầng thứ nhất sâu 12m dùng để sinh sống; tầng thứ cách mặt đất 15m được dùng để cất lương thực, vũ khí hay hội họp; tầng thứ ba sâu 23m dùng để tránh bom. Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Xuất Sắc – Bài 14
Bài Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Xuất Sắc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối diễn đạt bài văn logic và hấp dẫn.
Địa đạo Vịnh Mốc Quảng Trị thuộc địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị phương thức bãi tắm Cửa Tùng 7 km về phía Bắc. Từ thành phố Đông Hà, mất khoảng hơn 1h chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.
Trên con đường rợp bóng tre xanh mát, có lẽ ít ai biết được rằng ngay dưới chân họ là cả một hệ thống địa đạo, “một thế giới” ngầm của quân và nhân dân Vĩnh Linh trong suốt những năm kháng chiến từ 1965 đến 1972.
Giữa những năm bom đạn ác liệt, không ai có thể ngờ rằng lại có một địa đạo Vịnh Mốc – một thế giới sống và chiến đấu ở trong lòng đất, biệt lập trọn vẹn với thế giới bên phía ngoài.
Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử văn hóa truyền thống mang nhiều giá trị lịch sử, giáo dục to to, là hình tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt, ý chí quật cường và sự sáng tạo của cha ông ta trong những năm kháng chiến. Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, khách tham quan sẽ cảm thấy được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.
Vào những năm 1965, trước sự tàn phá của không quân và pháo binh Mỹ, vùng quê Vịnh Mốc bị hủy diệt trọn vẹn. Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, quân và dân Vĩnh Linh đã lặng lẽ chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất.
Địa đạo Vịnh Mốc là một trong 114 địa đạo to nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh. 114 địa đạo này có tổng chiều dài gần 42km. Trong rất nhiều căn cứ phương thức mạng trên “đất lửa” Quảng Trị thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Công trình được bắt đầu từ đầu năm mới 1965 và được hoàn thành vào ngày 18/02/1966 tọa lạc trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển. Điều đặc thù là vị lãnh đạo công trình này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn của ông chỉ vừa hết tiểu học.
Toàn bộ đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0.9m x 1.75m, dài 2.034m, kể cả nhiều nhánh thông với nhau qua trục chính dài 870m. Địa đạo có 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển và 3 giếng thông hơi. Hơn nữa, những cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, được ngụy trang kín đáo, chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng.
Mặt phẳng cào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8 – 120 độ từ Nam về Bắc, từ Tây sang Đông để nước dễ thoát, không bị đọng lại trong địa đạo, mọi sinh hoạt vẫn ra mắt được đôi lúc kể cả vào mùa mưa. Nhờ đó mà đất sét trong hầm ngày càng cứng hơn khiến cấu trúc địa đạo Vịnh Mốc vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Bước chân vào lòng địa đạo là một cảm hứng mát lạnh. Hệ thống gió thông thoáng và mát khiến khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng. Chính yếu tố đảm bảo thông hơi, thông khí một phương thức an toàn và đáng tin cậy tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo.
Đi sâu vào lòng địa đạo, dưới ánh sáng của đèn chiếu đủ sáng, khách tham quan nhìn thấy rõ màu đất đỏ của vùng đất huyền thoại cũng như sự phân bố đúng chuẩn và khoa học nếu với từng vị trí, nơi ở và sinh hoạt trong địa đạo.
Đây không chỉ là làng hầm chiến đấu đơn thuần như những công trình khác, mà còn là không gian sống ngầm của bộ đội và người dân địa phương. Họ đã biến lòng đất thành những pháo đài vững chãi với 3 tầng thông nhau. Tầng một sâu 8 – 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn. Tầng 2 phương thức mặt đất từ 12 đến 15m là nơi sinh sống của dân làng. Tầng 3 sâu hơn 23m, dùng làm kho chứa lương thực và vũ khí cho đảo Cồn Cỏ cũng như phục vụ chiến đấu cho quân và dân địa đạo Vịnh Mốc.
Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc này là một ngôi làng dưới mặt đất với những công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy Smartphone, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, phòng tắm..
Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Nhất – Bài 15
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ngắn Nhất sẽ giúp các em có thể học hỏi cách dùng từ ngữ linh hoạt và sinh động.
Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử tiêu biểu nằm trong cụm di tích “ Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” đã được thủ tướng chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định số 2408/QĐ – TTG ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Sự ra đời và tồn tại của địa đạo Vịnh Mốc trong những năm chiến tranh ác liệt đã không chỉ đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn và duy trì sự sống của con người vùng tuyến lửa mà còn có vai trò quan trọng trong công tác chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chi viện cho đảo Cồn Cỏ và chiến trường Miền nam; góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, cùng cả nước thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đây là một hình thức phòng tránh hoàn thiện và có hiệu quả cao nhất, thể hiện một nghị lực phi thường, tinh thần kiên cường, bám trụ và là một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài đường hầm 1.060,25m (chưa bao gồm các ngách, căn hộ…); chiều cao đường hầm từ 1,7 – 1,8m, gồm có 13 cửa ra vào (có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển). Địa đạo Vịnh Mốc được chia thành 3 tầng: Tầng 1, sâu cách mặt đất từ 8 – 10m, có chiều dài 421,82m; tầng 2, sâu cách mặt đất từ 12 – 15m, dài 508,08m; tầng 3, sâu cách mặt đất 20 – 23m, dài 130,35m.
Dọc hai bên đường hầm, người ta cho khoét sâu vào bên trong vách, tạo ra các ngách nhỏ (căn hộ gia đình) có thể đủ chỗ sinh hoạt cho 2 đến 4 người. Ngoài ra, trong đường hầm còn có Hội trường với sức chứa từ 50 – 60 người, dùng để làm nơi hội họp, xem phim, biểu diễn văn nghệ và một số công trình khác như: Bảng tin, nhà hộ sinh, 3 giếng nước, nhà vệ sinh, trạm phẩu thuật, trạm xá, bếp nấu ăn (bếp Hoàng Cầm)… Đặc biệt, trong những năm chiến tranh ác liệt, 17 cháu bé đã ra đời tại đây.
Địa đạo Vịnh Mốc là công trình, thể hiện trí tuệ, nghị lực phi thường, ý chí và lòng quyết tâm của quân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ và lực lượng Đồn Công an vũ trang 140. Địa đạo Vịnh Mốc không đơn thuần chỉ là nơi để con người ẩn nấp phòng tránh bom đạn của kẻ thù, mà đây còn là nơi để nhân dân và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn có thể vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý và khoa học để đánh trả có hiệu quả các cuộc tấn công của kẻ thù, góp phần đáng kể cùng với quân và dân cả nước hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Đây là công trình kỳ vĩ, mang tính kiến trúc nghệ thuật cao và là một di sản lịch sử, văn hóa đặc thù, độc đáo có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng và khai thác du lịch.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất