15+ Mẫu Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo Hay Nhất. Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Một Địa Danh Đã Gắn Liền Với Lịch Sử Dân Tộc.
Côn Đảo ở đâu, có gì đặc biệt ?
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Quần đảo này cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Đông Nam và có thể đến bằng máy bay hoặc tàu cao tốc.
Đặc điểm nổi bật của Côn Đảo:
- Lịch sử phong phú: Côn Đảo nổi tiếng với các nhà tù từ thời Pháp thuộc và chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị và là một phần quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam.
- Thiên nhiên hoang sơ: Côn Đảo có những bãi biển cát trắng, rừng nhiệt đới và hệ sinh thái biển phong phú. Đây là nơi lý tưởng cho các hoạt động như lặn biển, ngắm san hô và khám phá thiên nhiên.
- Bảo tồn rùa biển: Côn Đảo là một trong những nơi hiếm hoi ở Việt Nam có chương trình bảo tồn rùa biển. Du khách có thể tham gia các hoạt động bảo vệ và quan sát rùa đẻ trứng.
- Du lịch sinh thái: Với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và ít bị ảnh hưởng bởi con người, Côn Đảo là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái và muốn tìm kiếm sự yên bình.
- Ẩm thực địa phương: Côn Đảo cũng nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon và đặc sản địa phương, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho du khách
Tham khảo: Thuyết Minh Về Vũng Tàu
Dàn Ý Thuyết Minh Về Côn Đảo
Côn Đảo là một trong những địa danh gắn liền với sự kiên cường, bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng. Với dàn ý thuyết minh về Côn Đảo chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng triển khai bài viết theo một bố cục cơ bản.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh Côn Đảo.
- Cảm nghĩ khái quát về Côn Đảo.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát về Côn Đảo:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành Côn Đảo:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian xây dựng
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở Côn Đảo:
- Đặc điểm kiến trúc của Côn Đảo
- Chi tiết cảnh quan của Côn Đảo
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của Côn Đảo:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Ý nghĩa lịch sử lớn lao trong hai cuộc kháng chiến
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của Côn Đảo.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về Côn Đảo.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Côn Đảo – Mẫu 1
Để hoàn thành tốt bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Côn Đảo, mời bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Đông Nam, thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hòn đảo xinh đẹp này đang được biết tới là một điểm hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới bởi cảnh quan, hệ sinh thái và những giá trị lịch sử đặc biệt.
Côn Đảo ngày nay đã chuyển mình thành một trong những hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh, được nhiều tạp chí danh tiếng trên thế giới hết lời ca ngợi như top 10 hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh (tạp chí du lịch Lonely Planet bình chọn) hay top 25 bãi biển đẹp nhất thế giới (tạp chí du lịch nổi tiếng Travel & Leisure bình chọn)…
Đối với du khách yêu thiên nhiên và khám phá vùng đất mới, Côn Đảo hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng. Nơi đây có bãi biển xanh ngắt với bờ cát trải dài bất tận, những dãy núi lớn phủ một màu xanh lên hòn đảo, đưa du khách hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tươi mát. Có thể kể đến những bãi biển như bãi Đầm Trấu, bãi Nhát, bãi Suối Nóng, hòn Bảy Cạnh, hòn Tài, hòn Bà… Không chỉ sở hữu thiên nhiên tuyệt đẹp, Côn Đảo còn có nhiều di tích lịch sử, tâm linh như nghĩa trang Hàng Dương nơi có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu, Vân Sơn Tự, miếu Cậu, miếu bà Phi Yến, chùa núi Một…
Côn Đảo có thời tiết ôn hòa, thuận lợi với mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Du khách có thể khám phá Côn Đảo vào mùa khô, khi mặt biển êm dịu, xanh trong với ánh nắng chan hòa và cảnh sắc tuyệt đẹp. Hay có thể du lịch Côn Đảo vào mùa mưa, các trận mưa tại đây không kéo dài, biển êm nên thích hợp tham gia những hoạt động trên biển, đặc biệt nhất đây là mùa rùa từ mọi nơi về Côn Đảo đẻ trứng nên luôn thu hút đông đảo du khách.
Đến đây, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa, khám phá thế giới đại dương với rạn san hô muôn màu, chinh phục cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú và hơn hết là tìm kiếm những giây phút bình yên giữa cuộc sống bộn bề hàng ngày.
Tặng bạn: Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Côn Đảo Hay Nhất – Mẫu 2
Bài văn mẫu thuyết minh về Côn Đảo hay nhất sẽ là một trong những tư liệu tham khảo giúp bạn đọc khám phá sâu sắc hơn về địa danh lịch sử này.
Côn Đảo là mộ quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam thuộc đơn vị hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cách 40 hải lý.
Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này có diện tích là 76km vuông. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Năm 1977, quốc hội Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo hiện nay như một thiên đường trần gian được tạp chí Travel&Leisure danh tiếng bình chọn là một trong 10 quần đảo đẹp và bí ẩn nhất thế giới, Côn Đảo giờ đây được rất nhiều du khách lựa chọn làm thiên đường nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên.
Chỉ cần chiêm ngưỡng qua những bức ảnh, bạn có thể cảm nhận được phần nào vẻ đẹp khiến bao du khách cảm thấy xao xuyến, bồn chồn và muốn được đến đây ngay lập tức. Nhưng nhắc đến Côn Đảo ta lại nhớ đến các nhà tù ở đấy được dùng để bắt giam những người tù chính trị Việt Nam hay chiến sĩ cộng sản, nó được ví như một “địa ngục trần gian” khiến cho cả thế giới phải kinh hoàng khi sự thật được phơi bày nổi tiếng nhất là hệ thống chuồng cọp, đến độ dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng: “Côn Lôn đi dễ khó về Già đi bỏ xác, trai về nắm xương.”
Người anh hùng Võ Thị Sáu cũng đã từng phải trải qua nhiều cuộc tra tấn nhưng chị vẫn luôn giữ vững lập trường, không tiếc lộ ra bất kì bí mật gì về các căn cứ cách mạng. Chị đã bị hành hình năm 1952 nhưng hiện nay linh hồn của chị vẫn luôn hiện hữu ở đảo và rất tâm linh nhất là lúc 12h ở đấy đã có những câu chuyện truyền tai nhau vào giờ đó thì ước gì được nấy đến cả đại gia cũng phải đặt vé bay ra.
Hoặc bạn có thể tham quan bảo tàng Côn Đảo – nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ và hình ảnh từ thời Pháp thuộc tại bảo tàng Côn Đảo, có một lá thư bằng tiếng Pháp, trong đó Pháp công bố quy tắc chính thức của quần đảo Côn Lôn (tên cũ của Côn Đảo) vào năm 1862 ngoài ra còn trại tù Phú Sơn, Khu di tích Chuồng Cọp và nghĩa trang Hàng Dương.
Nhưng đến Côn Đảo cũng không thể nào quên được bãi Đầm Trầu là một trong những bãi biển đẹp nhất Côn Đảo có những bãi cát vàng óng, làn nước trong xanh, gắn liền với sự tích chàng Cau và nàng Trầu và giữa không gian bao la của bầu trời và biển cả mênh mông, hòn đảo sừng sững nổi trên mặt nước như một ốc đảo xanh hoang sơ diệu kỳ họ thường ví nó như nàng tiên nữ say sưa giấc nồng chưa tỉnh giấc nó sở hữu phong cảnh đẹp ngất ngây, vừa hoang sơ, kỳ bí lại vừa thơ mộng, hữu tình.
Từ phía xa xa du khách sẽ thấy từng đàn chim bay lượn trên bầu trời, một vài chiếc thuyền chở du khách hay những tàu thuyền đánh cá của ngư dân ngoài biển khơi. Hơn nữa, ở bãi Đầm Trầu còn có những vách đá được tạo hình độc đáo, Trên một triền đá vươn ra tận biển, du khách du lịch Côn Đảo sẽ được ngắm nhìn hai tảng đá lớn chụm đầu vào nhau, như đôi chim hải âu âu yếm quấn chặt lấy nhau không xa rời.
Đến đây, du khách còn được thả hồn cùng cảnh vật thiên nhiên tuy hơi lạ lẫm nhưng lại rất đỗi thân thuộc với chúng ta khiến ta mãi không quên được. Cách trung tâm thị trấn 14 km về phía bắc Tây Bắc, đây là điểm tham qua và dã ngoại lý tưởng mà các công ty du lịch đều khai thác khi đến đây. Côn Đảo còn là một vườn quốc gia khi tham quan rừng ông Đụng đây là tuyến khu vực sinh thái rừng du khách có thể đi bộ hoặc xe máy rồi leo núi tham quan rừng nguyên sinh hải đảo.
Tản bộ xuyên rừng khoảng 15 phút du khách đã có dịp khám phá nhiều loài cây rừng cổ thụ lâu năm, các loài thực vật quý hiếm như: lát hoa, găng néo,… và hàng vạn viên đá cuội có hình dáng kỳ thú. Nơi đây còn có những loài động vật chỉ sống ở Côn Đảo như: sóc mun, thạch sùng có cánh, chuột hưu Côn Đảo,….
Côn Đảo dần dần thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến qua từng năm từ một “địa ngục” đã biến thành “thiên đường”, bạn sẽ được cảm thấy được cái cảm giác trong lành của không khí và miền biển nhiệt đới ta đã mất bấy lâu nay, giúp ta quên đi những âu lo, buốn phiền trong cuộc sống bận rộn thường ngày.
Quà tặng: Thẻ Cào Miễn Phí
Bài Văn Thuyết Minh Về Côn Đảo Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu ý nghĩa biểu đạt với bài văn thuyết minh về Côn Đảo ngắn gọn sau đây:
Côn Đảo là một huyện đảo ở phía Đông Nam của Tổ Quốc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 187km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, cách Cần Thơ (cửa Sông Hậu) 83km.
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo, diện tích tự nhiên (phần đất liền) khoảng 76km2, trong đó đảo lớn nhất là hòn Côn Sơn, diện tích khoảng 52km2 là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của huyện, dân số gần 7.000 người, không có đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Côn Đảo có khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Quốc gia, là nơi ghi dấu tội ác dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc, nơi lưu giữ và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam. Nghĩa trang hàng dương Côn Đảo là nơi an nghỉ của rất nhiều người con cách mạng kiên trung của Tổ quốc như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh… Bên cạnh đó, Côn Đảo còn có Vườn Quốc gia Côn Đảo với diện tích gần 20 ngàn hecta, trong đó có gần 6 ngàn hecta rừng, gần 14 ngàn hecta vùng biển bảo tồn đa dạng sinh học và hơn 20 ngàn hecta biển vùng đệm, có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Điều kiện về tự nhiên, giá trị lịch sử đã đưa Côn Đảo dần trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Hàng năm Côn Đảo đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đến Côn Đảo, du khách được nghỉ ngơi, thư giãn trên những bãi biển dài, hoang sơ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng riêng cho nơi này và có thể tìm đợc rất nhiều thông tin của quá khứ chứa đựng trong mỗi di vật trên hòn đảo còn nhiều bí ẩn này.
Ngày nay Côn Đảo trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai muốn kham phá vẻ đẹp hoang sơ và tìm hiểu lịch sử của đất nước Việt Nam.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Sông Bạch Đằng 🌠 15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Côn Đảo Đạt Điểm Cao – Mẫu 4
Để viết bài thuyết minh về Côn Đảo đạt điểm cao, các em học sinh cần nắm vững phương pháp làm bài cũng như trau dồi cho mình một văn phong hay.
Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Căn cứ vào các kết quả khảo cổ học, các nhà nghiên cứu cho rằng Côn Đảo đã có sự hiện diện của con người từ thời tiền sử qua các di vật công cụ tạo tác, được xác định ở vào khoảng giữa sơ kỳ thời đại Kim khí và có quan hệ mật thiết với di vật gốm thời tiền Sa Huỳnh sớm ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Nằm cách xa đất liền, nhưng do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu-Á nên Côn Đảo sớm được người phương Tây biết đến. Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII: các nhà tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu để ý đến các nước phương Đông. Nhiều lần các công ty của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với dụng ý chiếm Côn Đảo.
Tương truyền trong đợt thứ 3 bị Tây Sơn truy sát thì Nguyễn Ánh và thuộc hạ đã trốn ra Côn Lôn. Ông sống ẩn dật mấy tháng trời ở đây. Vì thế, hiện nay ở đảo Côn Sơn có một ngọn núi cao gọi là núi Chúa; ở làng An Hải có đền thờ thứ phi của Nguyễn Ánh là Hoàng Phi Yến và ở làng Cỏ Ống có Miếu Cậu thờ Hoàng tử Cải con của thứ phi Hoàng Phi Yến. Vào thời Gia Long, theo Đại Nam nhất thống chí thì Côn Đảo thuộc quyền quản hạt của đạo Cần Giờ, trấn Phiên An, tổng trấn Gia Định (Gia Định thành). Đến năm Minh Mạng 20 (1839) thì Côn Đảo được chuyển sang thuộc tỉnh Vĩnh Long của Nam Kỳ Lục tỉnh.
Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn.
Không khí trên đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Với bề dày lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt, thiên nhiên trong lành hoang sơ, Côn Đảo nhận được rất nhiều sự quan tâm của du khách từ nhiều địa phương và du khách quốc tế.
Xem thêm: Ca Dao Tục Ngữ Về Vũng Tàu
Bài Thuyết Minh Về Côn Đảo Chọn Lọc – Mẫu 5
Bài thuyết minh về Côn Đảo chọn lọc sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý hay để bắt đầu bài viết của mình.
Quần đảo Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý và cách cửa sông Hậu 45 hải lý, có cùng một kinh độ với thành phố Hồ Chí Minh và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau.
Quần đảo gồm 16 hòn đảo, trong đó 14 hòn quây cụm gần nhau; riêng hai hòn Trứng Lớn và Trứng Nhỏ nằm tách biệt về phía tây, vốn dĩ mới được chính quyền Việt Nam nhập vào huyện Côn Đảo từ năm 1995. Côn Đảo có tổng diện tích đất nổi là 76 km², trong đó đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn 51,52 km².
Đảo này có địa hình đồi núi, ưu thế bởi các dãy đá granit chạy từ phía tây nam đến đông bắc, che chở cho các vùng vịnh của đảo cả về hai phía khỏi những luồng gió mạnh. Điểm cao nhất của quần đảo là đỉnh núi Thánh Giá trên đảo Côn Sơn, cao 577 m. Địa chất quần đảo có tính đa dạng cao, gồm đá mácma Mesozoi xâm nhập axít, đá mácma phun trào axít và phun trào trung tính và trầm tích Đệ Tứ.
Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo – hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34 °C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7 °C đến 29,2 °C.
Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo. Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,…. Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,…Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.
Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,… Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %. Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.
Dân cư trên đảo sống tập trung trong một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 8°40′57″ Bắc 106°36′10″ Đông. Thung lũng có chiều dài từ 8 đến 10 km, chiều rộng từ 2 đến 3 km và có độ cao trung bình khoảng 3 m so với mặt nước biển. Một mặt trông ra vịnh Đông Nam trong khi ba mặt còn lại vây quanh là núi. Khu vực này nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và cảng Bến Đầm (khoảng cách ước chừng là 12 km). Đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quần đảo nhưng không mang danh nghĩa đơn vị hành chính thực sự vì Côn Đảo chỉ có chính quyền một cấp (là cấp huyện), không có xã hoặc thị trấn.
Hiện nay, Côn Đảo đang được đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng, các loại hình dịch vụ phù hợp làm tiền đề để từng bước phát triển Côn Đảo thành khu kinh tế du lịch và dịch vụ hiện đại, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Xem thêm: Thơ Về Vũng Tàu
Bài Văn Thuyết Minh Về Côn Đảo Sinh Động – Mẫu 6
Bài văn thuyết minh về Côn Đảo sinh động sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt khéo khéo, giàu hình ảnh và ấn tượng với người đọc.
Nhắc tới Côn Đảo, người ta thường nhớ tới “một địa ngục trần gian”, nơi ghi dấu của một thời kỳ đấu tranh hào hùng và bi thương của dân tộc. Nhưng ngày nay, Côn Đảo còn được biết tới là một điểm hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới bởi cảnh quan, hệ sinh thái và những giá trị lịch sử đặc biệt.
Sử sách nước ta xưa gọi hòn đảo lớn nhất đảo Côn Lôn, cả quần đảo cũng được gọi chung bằng địa danh ấy: quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo). Về nghĩa Hán văn, Côn Lôn dùng chỉ biên địa xa xôi hẻo lánh. Thời Mỹ – Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên gọi của quần đảo là Hải Đảo Côn Sơn. Đến ngày 22/10/1956, Diệm ký sắc lệnh thành lập tỉnh Côn Sơn (một tỉnh trên hòn đảo không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy cai trị tù).
Sau Hiệp định Pais (1973), ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế trong âm mưu ém giấu tù chính trị không traoo trả nên một lần nữa đổi tên gọi của quần đảo. Tháng 11/1974, ngụy quyền đổi tên cơ sở hành chính ở khu trung tâm Côn Sơn thành Thị xã Phú Hải trực thuộc tỉnh Gia Định. Cái tên Phú Hải đó đã tồn tại đến tận ngày Côn Đảo giải phóng (1/5/1975). Tuy trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng đối với các thế hệ tù nhân và nhân dân cả nước, trước sau như một, quần đảo này chỉ gọi quen thuộc là Côn Đảo.
Từng được các tạp chí du lịch hàng đầu thế giới ca ngợi như nằm trong danh sách “10 hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh” được bình chọn bởi tạp chí du lịch Lonely Planet, “một trong những hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh” do tạp chí du lịch Travel+Leisure bình chọn, Côn Đảo thực sự trở thành một điểm đến đầy sức hút không chỉ với du khách trong nước mà còn đối với cả du khách quốc tế.
Nơi đây, bạn có thể lang thang để cảm nhận sâu sắc về quá khứ và khám phá thế giới đại dượng với dải san hô muôn màu cùng cánh rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phòng phú và hơn hết là để thoát ly cuộc sống ồn ào của đô thị. Từ một “địa ngục trần gian”, Côn Đảo nhanh chóng chuyển mình thành một trong những hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh, có thể làm lạc bước chân mỗi du khách khi đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này.
Dù lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với Côn Đảo ngày càng nhiều, song nơi đây vẫn lưu giữ một không gian yên bình vốn có, là nơi lý tưởng để thoát ly mọi ồn ào của đô thị, hòa vào thiên nhiên và lắng đọng với lịch sử.
Mời bạn tiếp tục đón đọc: Tả Cảnh Biển Vũng Tàu Lớp 3
Thuyết Minh Về Côn Đảo Văn Mẫu Hay – Mẫu 7
Thuyết minh về Côn Đảo văn mẫu hay sẽ là một trong những tư liệu đặc sắc để bạn đọc và các em học sinh tham khảo.
Côn Đảo còn được biết đến qua những cái tên khác nhau như Côn Sơn, Côn Lôn hay Côn Nôn, cũng có tên khác theo cách gọi của người Khmer là Koh Tralach.
Côn Đảo là một quần đảo tiền tiêu nằm ở Đông Nam của Tổ Quốc ta. Tổng diện tích là 76km2. Tọa độ địa lý: từ 106036’ đến 106045’ kinh độ Đông và từ 8034’ đến 8049’ vĩ độ Bắc, cách Vũng Tàu 97 hải lý (khoảng 180km); cách TPHCM 239km. Nơi từ Côn Đảo đi đất liền gần nhất là cửa Sông Hậu với với 47 hải lý (khoảng 83km). Hình dạng của Côn Đảo tương tự như một con Trân nước hay là một con Gấu khổng lồ, lưng quay về phía đất liền, chân hướng ra biển Đông, bụng là vùng mặt tiền của trung tâm Côn Đảo (Vịnh Đông Nam), hai chân trước là mũi Cỏ Ống và mũi Lò Vôi, hai chân sau là mũi Cá Mập và Hòn Bà (Côn Lôn nhỏ).
Côn Đảo bao gồm một hệ thống với 16 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Côn Lôn Lớn (còn có tên gọi hòn Phú Hải) là hòn đảo lớn nhất của quần đảo, diện tích 51,52km2, chiếm gần 2/3 tổng diện tích cả quần đảo, có chiều dài khoảng 15km, chiều ngang chỗ rộng nhất 9km, chỗ hẹp nhất 1km (tính theo đường chim bay).
Hòn Đảo lớn nhất này cũng là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả quần đảo. Với vị thế địa lý như trên, nên Côn Đảo từ lâu đã là nơi mang ý nghĩa chiến lược về an ninh Quốc phòng và chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước ta.
Quần đảo Côn Lôn nguyên thủy do sự phun trào của núi lữa tạo thành một dãy núi mà hầu hết là cường thạch (granit). Đất ở đây phần lớn là nham thạch biến thể. Khu trung tâm (từ mé biển đến chân núi) có nhiều dòng cát trìu nằm song song theo bờ biển, trên có mọc nhiều cây tạp, chồi nhỏ.
Giữa những dòng cát có nhiều khoảng đất thấp, trên mặt là đất cát pha mùn (humus), lớp dưới là đất sét, sâu nữa là đá xanh. Kế tiếp sau những dòng cát là đất dốc thoải lên chân núi, phần lớn là đất cát nhỏ rất nhuyển, pha chút ít chất mùn trông như đất đỏ vùng Xuân Lộc (Bà Rịa). Lớp đất mặt không sâu, lớp dưới là đất sét trộn đá sỏi và nhiều chỗ đá nhô lên tới mặt đất.
Trái với khu trung tâm, tại khu Cỏ Ống dòng cát lại nằm theo chiều trục thẳng đứng đối với bờ biển, cát nhiều hơn, có chút ít mùn. Tính chất đất giống như khu trung tâm nhưng nhờ ở đây là một thung lũng có hình lòng chảo nên giữ được chất mùn, đất tôt hơn.
Côn Đảo có hệ thống động thực vật rất phong phú, đặc trưng cho nhiều vùng khác nhau. Động vật cũng như thực vật đều có loài sống trên cạn và những loài sống dưới nước, đặc biệt có những lâm sản quý như gỗ Găng, Quăng,… hải sản quý thì có DuGong, Vích, Đồi Mồi, Yến sào, Trai ngọc… Do tính phong phú, đa dạng và có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng bảo dưỡng, nên tháng 03/1984, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định xây dựng ở Côn Đảo một khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích 6.043ha đất rừng. Sau này, khu bảo tồn thiên nhiên chuyển thành Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
Bên cạnh du lịch tâm linh, về nguồn, nhiều du khách đang biết đến Côn Đảo là thiên đường nghỉ dưỡng, điểm phượt lý thú còn nhiều điều khám phá.
Chia sẽ: Bài Văn Tả Cảnh Biển Vũng Tàu Lớp 5, 6
Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo – Mẫu 8
Côn Đảo trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc được mệnh danh là “địa ngục trần gian” bởi những tội tác của quân xâm lược. Tìm hiểu nhiều hơn trong bài thuyết minh về nhà tù Côn Đảo dưới đây:
Khu di tích lịch sử Côn Đảo (Nhà tù Côn Đảo) thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang thuộc hệ thống nhà tù này. Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập – “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo.
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần.
Nhà Chúa Đảo có tổng diện tích là 18.600m2, gồm các hạng mục: nhà phụ thuộc, nhà ở dành cho nhân viên, nhà Chúa Đảo, hệ thống sân, vườn – có cổng và hàng rào bao quanh. Khu vực này từng là nơi ở và làm việc của 53 đời Chúa Đảo, trong khoảng thời gian hệ thống nhà tù ở Côn Đảo duy trì hoạt động. Sau ngày giải phóng (1975) đến nay, nhà Chúa Đảo được sử dụng làm nơi trưng bày của Khu di tích lịch sử Côn Đảo.
Cầu Tàu nằm tại vị trí trung tâm của bãi biển chính, thuộc thị trấn Côn Đảo (phía trước nhà Chúa Đảo), được khởi dựng từ năm 1873. Đây cũng là nơi chứng kiến nỗi cực nhục đầu tiên của những người bị đưa ra đảo tù đày. Nhiều người chỉ qua đây đã vĩnh viễn yên nghỉ tại Côn Đảo. Con số 914 được đặt tên cho cầu cũng là số tù nhân đã bị “ngã xuống” vì lao dịch, tai nạn trong quá trình lao động khổ sai để xây cầu. Cầu có chiều dài 130m, rộng 4,8m, gồm hai cánh chính và một cánh phụ, ở phía mũi tạo hình chữ T.
Nhà tù Côn Đảo là một di tích đặc biệt (di tích nhà tù). Đây là nơi tập trung nhất hệ thống cai trị tù khét tiếng của Pháp và Mỹ, điển hình về chế độ cưỡng bức, giam cầm, hành hạ và tàn sát các chiến sỹ cách mạng, tù nhân lao động khổ sai đến kiệt sức; là nơi mà kẻ thù hung bạo phải run sợ trước khí phách, khí tiết cách mạng và niềm lạc quan của người tù yêu nước.
Nhà tù Côn Đảo cũng là “Trường học Cộng sản” rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ Cộng sản trên trận tuyến nhà tù, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các thế hệ hoạt động cách mạng tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Nhà tù Côn Đảo đã được xếp hạn là Di tích quốc gia đặc biệt.
VUI: Chưa Đi Chưa Biết (100+ Bài Thơ Chế 63 Tỉnh)
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu về một khía cạnh lịch sử bi thương mà cũng rất đỗi kiên cường, bất khuất của dân tộc.
Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã bị giam cầm, hy sinh tại “địa ngục trần gian” Côn Đảo, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo – “địa ngục trần gian” (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Đây là một hệ thống nhà tù với nhiều khu vực biệt giam, chuồng cọp. Trại Bagne 1 (sau đó được đổi thành trại 1, trại Cộng Hòa, trại 2, trại Phú Hải) rộng hơn 12.000 m2 gồm 10 khám lớn (phòng giam lớn), 20 hầm đá biệt giam, 1 khám đặc biệt, hầm xay lúa và khu đập đá.
Cùng với nhà tù Phú Quốc, đây là một trong những địa điểm giam giữ các chiến sĩ cộng sản. Tại mỗi phòng giam, lúc cao điểm có đến hàng trăm người bị gông cùm, xiềng xích. Cai ngục thực dân dùng nhiều hình thức tra tấn từ thể xác đến tinh thần đối với các chiến sĩ. Nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh… cho đến những nhà cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng… từng bị giam giữ nơi đây. Khu biệt giam phủ đầy rêu phong với 20 hầm đá khiến những ai ghé thăm đều có cảm giác rợn người. Nơi đây cũng có khu biệt giam đặc biệt dành cho các tù nhân cách mạng nữ. Họ bị xiềng xích và tra tấn cho đến chết.
Trại giam Phú Hải còn có đầy đủ các khu vực như giảng đường, bệnh xá, nhà thờ, nhà bếp, nhà ăn. Tuy nhiên, tất cả đều được dựng lên để đối phó với các đoàn giám sát về nhân quyền của quốc tế và đánh lừa dư luận. Một khu bệnh xá được dựng lên nhưng cũng chỉ với mục đích duy nhất là đối phó với các đoàn giám sát nhân quyền. Đây là chiêu mà thực dân sử dụng, đối phó trong suốt thời gian cai trị hàng chục năm.
Trại giam Phú Tường, nơi nổi tiếng với “chuồng cọp”, được xây dựng năm 1940, với diện tích hơn 5.000 m2 gồm 120 phòng giam có chấn song sắt phía trên, 60 phòng “tắm nắng” không có mái che. Nó được chia làm 2 khu mỗi khu vực gồm 60 phòng giam, 30 phòng tắm nắng và một bệnh xá. Khu biệt giam này bị giấu kín hoàn toàn và đến năm 1970, khi được phát hiện và phơi bày đã gây chấn động và bàng hoàng với dư luận quốc tế.
Khu phòng tắm nắng là nơi để thực dân giam giữ tù nhân giữa bốn bức tường đá, được bọc dây thép gai. Không chỉ bị tra tấn, họ còn bị lột trần quần áo, phơi nắng phơi sương cho đến chết. Các tù nhân phải chịu đựng đủ loại hình thức tra tấn từ ngày này qua ngày khác. Ngoài việc bị tra tấn, tù nhân còn bị bỏ đói. Hầu hết tù nhân bị đưa vào chuồng cọp thì cái chết coi như cận kề.
Với 120 phòng giam kiểu này, hàng nghìn tù nhân cách mạng đã bị giam giữ từ suốt năm 1940. Cao điểm, mỗi phòng có đến chục người. Bên trên các phòng giam là hệ thống song sắt dày đặc với lối đi dành cho các cai ngục giúp chúng dễ dàng quan sát, kiểm soát mọi động tĩnh bên dưới. Những ai có ý định hay hành động phản kháng, chúng sẽ dùng gậy và tra tấn từ bên trên. Trên trần mỗi buồng giam còn để thùng nước và thùng vôi bột. Khi tù nhân khát cai ngục sẽ đổ ào nước xuống và rắc vôi xuống mịt mù là hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu phản đối.
Dù đã trải qua hơn 40 năm từ khi bị phơi ra ánh sáng nhưng nơi đây vẫn khiến nhiều người liên tưởng chúng như những nhà tù khủng khiếp thời Trung cổ. Câu thơ “Côn Lôn đi dễ khó về/ Già đi bỏ xác, trai về nắm xương” đã phản ánh sinh động, chân thực về địa ngục trần gian, nơi chứng tích còn lại vẫn khiến người đời ghê rợn. Năm 2013, nhà tù Công Đảo được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào 🌺 15 Bài Hay
Thuyết Minh Nhà Tù Côn Đảo Học Sinh Giỏi – Mẫu 10
Bài văn thuyết minh nhà tù Côn Đảo học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Côn Đảo là quần đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, gồm 16 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích gần 74 km², địa hình chủ yếu là đồi núi. Năm 1861, thực dân Pháp chiếm Côn Đảo và lập ra hệ thống nhà tù vào năm 1862, kể từ đó, Côn Đảo trở thành “địa ngục trần gian” trong suốt 113 năm.
Dưới con mắt của thực dân, Côn Đảo là một nơi lý tưởng, đáp ứng tốt những yêu cầu đối với một nhà tù bởi Côn Đảo bốn bề là biển, cách xa đất liền, không có phương tiện người tù khó bề trốn thoát, người ở bên ngoài cũng không có cách nào cứu thoát người tù. Ở nơi hải đảo này, những người cách mạng sẽ bị cắt đứt mọi quan hệ với gia đình, xã hội và quần chúng nhân dân, với đoàn thể, với các phong trào yêu nước.
Côn đảo được đặt dưới sự cai trị của các “chúa đảo”, dù là thời Pháp hay thời ngụy quyền thì các “chúa đảo” và các quan chức dưới quyền đều dùng các chế độ tù đày khắc nghiệt để hành hạ, giết dần người tù, đè bẹp ý chí phản kháng của họ. Hệ thống nhà tù ở Côn Đảo gồm: Trại Phú Hải, Trại Phú Sơn, Trại Phú Thọ, Trại Phú Tường, khu biệt lập Chuồng Cọp, khu Chuồng Bò, Trại Phú An, Trại Phú Phong và Trại Phú Hưng với 127 phòng giam, 44 xà lim và 504 phòng giam biệt lập.
Được xây dựng vào năm 1862, Trại giam Phú Hải là trại giam lớn nhất và lâu đời nhất tại hệ thống nhà tù Côn Đảo. Trại giam Phú Hải bao gồm 33 phòng giam chia thành 2 dãy nằm đối diện nhau, 5 phòng giam mỗi bên, nối qua hai dãy là 20 hầm đá hay còn được gọi là xà lim, 2 hầm xay lúa cho tù nhân lao động, 1 phòng tử hình và 1 khu đập đá.
Nhắc đến nhà tù Côn Đảo không thể không nhắc đến “chuồng cọp”. Tại đây có “chuồng cọp” kiểu Pháp và “chuồng cọp” kiểu Mỹ. Được xây dựng năm 1940, “chuồng cọp” kiểu Pháp nằm bên trong trại giam Phú Tường có tổng diện tích gần 5.500 m² gồm 60 phòng tắm nắng không có mái che và 120 phòng giam biệt lập, nhờ cấu trúc “nhà tù trong nhà tù” mà “chuồng cọp” kiểu Pháp được giấu kín trong suốt 30 năm.
Mỗi buồng giam “chuồng cọp” có kích thước cỡ 1,5m x 2,7m, không có giường ngủ, giam từ 5 đến 12 người, chân bị còng vào một thanh sắt, việc ăn uống và vệ sinh cá nhân đều tại chỗ. Bên trên, cai ngục đi dọc hành lang để theo dõi, kiểm soát người tù, trên tay luôn cầm gậy sắt dài nhọn sẵn sàng chọc xuống tù nhân nào chống đối. Đồng thời, bên trên mỗi buồng giam đều có 1 thùng nước bẩn, 1 thùng vôi bột, khi tù nhân có dấu hiệu phản đối, cai ngục rắc vôi bột làm mù mắt tù nhân. Tù nhân bị giam trong chuồng cọp phải chịu tra tấn dã man, như đóng đinh vào tay, chân, đục răng, thiêu sống, chôn sống…
Ngoài ra, cai ngục còn có những hình thức tra tấn mà không cần đánh đập nhưng vô cùng tàn độc, như tù nhân không được ăn muối khiến cho mắt của họ mờ dần, đến khi bị mù thì đem giết hay úp các thùng phuy lên đầu tù nhân, rồi gõ mạnh vào thùng khiến tù nhân đau đầu và bị điếc. Ở đây còn có 60 phòng giam không có mái che được gọi là phòng tắm nắng là nơi dùng để hành hạ bằng cách bắt người tù phơi nắng, phơi mưa hoặc là khu để đánh đập, tra tấn.
Khác với “chuồng cọp” kiểu Pháp, “chuồng cọp” kiểu Mỹ được xây dựng năm 1971 do các chuyên gia Mỹ thiết kế chủ yếu tra tấn tù nhân về tinh thần. Với diện tích 25.768 m² chia thành 4 khu, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy là 48 phòng giam biệt lập. Bên trên có song sắt như “chuồng cọp” kiểu Pháp, nhưng không có hành lang mà thay bằng mái tôn thấp; trong phòng giam không có bệ, tù nhân phải nằm dưới nền nhà. Ban ngày, trời nắng hắt xuống như thiêu như đốt, ban đêm ẩm ướt, khí đất xông lên.
Vượt lên trên những nỗi đau về thể xác và tinh thần, các cuộc đấu tranh của các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù diễn ra vô cùng quyết liệt, bằng nhiều hình thức, như tuyệt thực, viết kiến nghị… đòi giảm mức khổ sai, bãi bỏ đánh đập, đòi cải thiện đời sống, sinh hoạt, được nhận thư từ, sách báo… Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh của tù nhân đều bị đàn áp dã man, hàng chục người đã bị đánh chết, hàng trăm người khác bị thương nặng, bị nhốt hầm đá, chuồng cọp…
Bên cạnh đó, các phong trào đấu tranh chống ly khai Đảng Cộng sản, chống chào cờ ngụy… diễn ra liên tục với sự tham gia của hàng ngàn người, thực tiễn đấu tranh trong tù cho thấy đấu tranh không loại trừ hình thức, mức độ đấu tranh nào. Với chủ trương biến nhà tù thành trường học cách mạng, khi thoát cảnh ngục tù, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ cao cấp của Ðảng, của Nhà nước.
Tuy bị giam cầm trong ngục, nhưng các tù nhân vẫn nung nấu kế hoạch vượt ngục, đã có hàng trăm cuộc vượt ngục liên tục được tổ chức để đào thoát khỏi “địa ngục trần gian”. Để chuẩn bị vượt ngục, khó có thể kể hết những khó khăn, gian khổ mà người tù đã trải qua, trong đó, chuẩn bị phương tiện vượt biển là một công việc công phu, tỉ mỉ, kỹ lưỡng, lâu dài và vô cùng nguy hiểm. Người tù Côn Đảo vượt ngục bằng mọi phương tiện tự chế tạo, như tre, thùng phuy, thuyền khung mây bọc vải, thuyền ván… Khi vượt biển, những người tù đã phải đánh đổi bằng xương máu thậm chí bằng cả tính mạng.
Côn Đảo nằm đó đã 113 năm, là một minh chứng về tội ác của đế quốc, thực dân. Không chỉ có hệ thống nhà tù Côn Đảo, nhiều địa danh nơi này đã gắn liền với những mất mát, hy sinh của cha ông. Cách đó không xa là Nghĩa trang Hàng Dương, nơi yên nghỉ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước qua nhiều thế hệ, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi đến thăm nơi này, phần mộ của nhà chí sĩ Võ An Ninh, chị Võ Thị Sáu, nguyên Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Phong luôn nghi ngút khói hương của những người ra thăm đảo, họ đã ra đi để Tổ quốc sống mãi muôn đời.
Ngày nay, Côn Đảo đã trở thành một khu di tích lịch sử cách mạng lớn, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Họ luôn tìm về đây để lắng nghe những câu chuyện lịch sử hào hùng của mảnh đất này. Về nơi đây chúng ta càng thấu hiểu hơn độc lập tự do của đất nước hôm nay được xây đắp bằng sự hy sinh cao cả của lớp lớp cha anh đi trước, những con người đã làm lên những huyền thoại bất tử trong kháng chiến.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo Đặc Sắc – Mẫu 11
Tham khảo bài văn thuyết minh về nhà tù Côn Đảo đặc sắc để cùng tưởng nhớ và tri ân sự hy sinh của những người chiến sĩ anh dũng, bất khuất.
Đến với Côn Đảo là đến với những trang sử hào hùng của vùng đất này thông qua các di tích lịch sử còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Hệ thống nhà tù Côn Đảo – nơi đã giam cầm và đày ải gần 2000 chiến sĩ cách mạng kiên trung. Ngày nay, Côn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng – điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà của cả nhiều du khách nước ngoài. Nhà tù Côn Đảo nằm ngoài vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được Thống đốc Nam kỳ Bonard ký quyết định thành lập ngày 1/2/1862, gồm hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang thuộc hệ thống nhà tù này.
Chuồng Cọp kiểu Pháp có tổng diện tích 5.475 m2, gồm 120 phòng giam, có chắn song sắt bên trên, 60 phòng tắm nắng (không có mái che) là nơi dùng để hành hạ, tra tấn, đàn áp gần 2.000 tù chính trị. Nếu tù nhân nào bị nhốt trong chuồng cọp mà phản kháng thì bị cai ngục ở trên dùng cây sào chọc, đổ vôi, tạt nước tra tấn. Những người nữ cách mạng của ta bị nhốt vào chuồng Cọp, không được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp. Vì quá phẫn nộ với cách hành hạ dã man của bọn cai ngục có chiến sĩ đã dùng dao tự làm tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục.
Biệt lập Chuồng Bò vốn xây dựng với mục đích để nuôi bò nhưng sau này chuyển đổi một phần để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn. Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân và nước rửa từ chuồng bò dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.
Trại Phú Tường có bãi trồng rau, khi có đoàn giám sát nhân quyền của quốc tế đến, bọn cai ngục dẫn ra bãi rau này nói là các tù nhân được cho đi trồng rau để cải tạo bữa ăn. Đó là một trong số hàng ngàn chiêu thức đối phó với dư luận của bọn cai ngục. Thực tế, đằng sau bãi rau này là một hệ thống nhà giam theo kiểu chuồng cọp với những buồng giam và buồng tra tấn hết sức dã man.
Khu đập đá là khổ sai này nằm ở chân Núi Chúa. Nơi đây thực dân Pháp dùng để đày ải những người tù lao động khổ sai đập đá tại chỗ bằng cốt mìn và các dụng cụ thủ công để đập thành đá hộc, đá dăm làm đường. Năm 1908, cụ Phan Chu Trinh đã bị phạt lao động khổ sai ở khu đập đá này. Tại đây, cụ đã sáng tác bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nổi tiếng.
Ngày nay, Côn Đảo là một khu di tích lịch sử cách mạng vượt trên mọi thời đại, là điểm đến không chỉ của người dân Việt Nam mà cả nhiều du khách nước ngoài. Tìm về nơi đây để tìm về cội nguồn, nhớ về truyền thống cách mạng thế hệ cha anh, mãi mãi biết ơn những hy sinh xương máu của một thời dân tộc bị xiềng xích.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo Ở Vũng Tàu – Mẫu 12
Bài thuyết minh về nhà tù Côn Đảo ở Vũng Tàu sẽ giúp các em học sinh có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về những hy sinh và mất mát của đất nước trong thời kỳ chiến tranh.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù… Nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân vật tham gia các phong trào cách mạng và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa, và sau đó lại được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trong hơn nửa thế kỷ đầu, nhà tù Côn Đảo chỉ có 1 trại giam (Bagne I, tên gọi hiện nay là Phú Hải). Với nguồn tài chính bổ sung từ ngân sách liên bang (Đông Dương), Banh II được khởi công từ năm 1917 và đưa vào sử dụng vào năm 1928. Banh III tiếp tục được xây dựng và được sử dụng năm 1939. Banh phụ của Banh III cùng hai dãy chuồng cọp được sử dụng từ 1944. Năm 1955, thiếu tá Aloise Blanck bàn giao lại nhà tù này cho chính quyền Sài Gòn, chấm dứt gần một thế kỷ tội ác của thực dân Pháp trên quần đảo.
20 năm sau cùng của nhà tù này, Mỹ – ngụy đã tăng quy mô từ 4 trại lên 8 trại. Trại V được xây dựng năm 1962. Trại VI, trại VII và trại VIII được xây dựng gần như cùng một lúc, vào năm 1968, hoàn thành cơ bản vào cuối năm 1970. Ba trại giam này được ngân sách Maccord (Chương trình viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ) chi tiền, chuyên gia xây cất nhà tù của Mỹ thiết kế và hãng thầu Mỹ RMK- BRJ xây cất. Trại IX, trại X cũng đã được đổ móng, đúc cột rồi bỏ dở khi hãng RMK – BRJ rút khỏi Việt Nam (1972).
Trong 113 năm (1862-1975) hệ thống nhà tù Côn Đảo được xây dựng với 117 phòng, 44 xà lim, 504 phòng “biệt lập chuồng cọp” và 18 Sở tù. Được chia thành các trại Phú Hải (trại 2), Phú Sơn (trại 3), Phú Thọ (trại 1), Phú Tường (trại 4), Phú Phong (trại 5), Phú An (trại 6), Phú Bình (trại 7), Phú Hưng (trại 8), Biệt lập Chuồng Cọp Pháp và trại an ninh chuồng bò. Trong đó, trại Phú Hải được xây dựng vào năm 1862, chỉnh trang kiên cố năm 1896. Đây là trại giam lớn nhất và cổ nhất ở di tích lịch sử Côn Đảo.
Các trại khác đều có nhiều phòng giam, khu tra tấn, hành hạ người tù dã man và tàn độc. 18 Sở tù gồm Sở Lưới, Sở Ruộng, Làm đá, Kéo cây, Chuồng Bò, Lò gạch, Lò vôi, Sở muối, Bản chế, Sở tiêu, Rẫy An Hải, Cỏ Ống, Hòa Ni, Bông Hồng, Rẫy Ông Lớn, Ông Đụng, vệ sinh và Sở Đất Dốc. Các sở này xuất hiện đồng loạt để cải tạo người tù bằng những hình thức lao động khổ sai… phục vụ toàn diện các mặt đời sống cho bộ máy hành chính của thực dân, đế quốc và đời sống người tù trên đảo.
Đến với nhà tù Côn Đảo, chúng ta không khỏi xúc động khi tận mắt chứng kiến những tái hiện và mô phỏng lại sự gian khổ của những chí sĩ yêu nước bị giam cầm tại các nhà tù nơi đây.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập 🌼 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo Ngắn Hay – Mẫu 13
Bài văn mẫu thuyết minh về nhà tù Côn Đảo ngắn hay sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.
Từ xưa người Mã Lai gọi Côn Đảo là Pulao Cundur. Người Việt gọi là Côn Lôn, Côn Sơn… Người Pháp gọi Côn Đảo là Poulo Condore. Trong quá trình lập nghiệp ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã thực sự quản lý và khai thác có tổ chức quần đảo Côn Lôn. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Côn Đảo do đội Hoàng Sa quản lý.
Sau khi chiếm đóng Gia Định, ngày 23/11/1861 đô đốc Bonard Thiếu tướng Hải quân Pháp đã hối thúc đô đốc Charner phải chiếm ngay quần đảo Côn Lôn. Charner liền ra lệnh cho Lespes chỉ huy thông báo hạm Norzagaray tới Vũng Đầm kéo cờ Pháp rồi lập biên bản về việc chiếm lãnh vào hồi 10 giờ sáng ngày 28/11/1861. Ngày 01/02/1862, Bonard quyết định thành lập nhà tù ở Côn Đảo. Từ đây, khởi đầu một giai đoạn lịch sử nhà tù đầy man rợ dưới thời thực dân đế quốc
Cách mạng Tháng 8/1945 thành công, chính quyền cách mạng được thiết lập trên “đảo tù” này. Nhưng chỉ ít lâu sau đó, cùng với việc tái xâm lược Nam Bộ. thực dân Pháp cũng chiếm đóng trở lại Côn Đảo. Một lần nữa chúng biến nơi đây thành nhà tù giam giữ những người yêu nước, các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ Việt Minh không may sa vào tay giặc.
Từ 1955 Mỹ, Ngụy tiếp quản Côn Đảo. Chúng nâng lên thành tỉnh Côn Sơn, tiếp tục mở rộng trại giam để đày ải, giết hại các chiến sĩ cách mạng. Biến nơi đây thành địa ngục trần gian, với các khu nghĩa địa Hàng Keo, Hàng Dương trùng điệp 20.000 nấm mồ tù nhân. Nhưng với mọi thủ đoạn tinh vi, ác độc kẻ địch cũng không sao khuất phục được tinh thần quật cường của các chiến sĩ cộng sản. Để rồi rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảo Ủy toàn thể tù nhân Côn Đảo nổi dậy phá tan ngục tù, bẻ gãy gông xiềng giải phóng hòn đảo tự do.
Côn Đảo là khu nhà tù lớn nhất và lâu đời nhất ở nước ta. Trong suốt 113 năm (1862- 1975) thống trị, bọn xâm lược Pháp- Mỹ đã giam cầm đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cach mạng và những người yêu nước thuộc nhiều thế hệ. Chúng biến Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian” khét tiếng. Nhưng cũng chính tại đây các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường thà hy sinh chứ không chịu đầu hàng, giữ vững khì tiết của người cộng sản.
Từ lâu Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước cùng bạn bè quốc tế như một vùng đất thánh thiêng liêng, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo Luyện Viết – Mẫu 14
Bài văn thuyết minh về nhà tù Côn Đảo luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, trân trọng một cuộc sống hoà bình.
Côn Đảo nằm giữa biển Đông, trên trục giao lưu Đông – Tây nên ngay từ thế kỷ XIII, tàu buôn các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… đã ghé thăm đảo.
Năm 1857, Pháp xâm lược Việt Nam, lần lượt đánh chiếm Gia Định (năm 1859), Định Tường (năm 1861). Sau khi chiếm Định Tường, Pháp khẩn cấp chiếm Côn Đảo bởi dưới con mắt của thực dân Pháp, Côn Đảo là nơi lý tưởng có khả năng đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đối với một nhà tù: Bốn bề biển cả mênh mông, cách biệt với đất liền, không có phương tiện, người tù khó bề trốn thoát.
Khi bị giam trên đảo người tù sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người thân, bên ngoài xã hội và không thể chống đối được. Thực dân Pháp có thể thi hành bất cứ biện pháp đàn áp tra tấn nào mà dư luận thế giới không thể biết được. Ngày 28/11/1861, trung úy Lespès được lệnh của đô đốc Bonard, đưa chiến hạm Nogagaray tới đánh chiếm Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo được đô đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập ngày 1/2/1862 để giam những tội nhân mang án từ 1 đến 10 năm.
Phó hạm trưởng Félix Roussel được chỉ định làm chỉ huy trưởng quần đảo kiêm quản đốc đầu tiên của Nhà tù Côn Đảo. Ngày 31/01/1873 thống đốc Nam kỳ Dupré ra nghị định ban hành quy chế riêng cho đề lao Côn Đảo. Sau nhiều năm thi hành bổ sung và sửa đổi, bản quy chế hoàn chỉnh nhất, gồm 20 chương, 109 điều được ban hành vào ngày 17/5/1916. Bản quy chế này được áp dụng cho đến ngày cáo chung của thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương.
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo, trong đó có hệ thống Nhà tù Côn Đảo tồn tại suốt 113 năm kể từ năm 1975 trở về trước, được xem là “Địa ngục trần gian” – nơi in đậm tội ác chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây, có khoảng 20.000 người đã ngã xuống và mãi mãi yên nghỉ trong Nghĩa trang Hàng Dương và trên mảnh đất thiêng Côn Đảo.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Côn Đảo Đơn Giản – Mẫu 15
Tham khảo bài văn thuyết minh về nhà tù Côn Đảo đơn giản giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt được bố cục và những nội dung chính khi làm bài.
Côn Đảo là một địa danh không ai là không biết. Có lẽ trong đời ai cũng mong muốn ít nhất một lần được đặt chân lên vùng đất này, không chỉ để biết thêm về một vùng đất giữa trùng khơi của Tổ quốc với nhiều điều mới lạ.
Nhà tù được thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1862, do tướng Bonard, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ký quyết định thành lập, biến Côn Lôn thành nơi giam giữ các phạm nhân chống Pháp. Về sau, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phát triển nơi đây thành hệ thống nhà tù và nơi lưu đày, chủ yếu là tù chính trị với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng.
Dưới chế độ nhà tù Côn Đảo, có khoảng 20.000 người Việt Nam yêu nước thuộc nhiều thế hệ đã bị thực dân, đế quốc giam cầm, đọa đày, hy sinh và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương trong khoảng thời gian hơn 100 năm. Hiện nay, nơi đây đã được đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”. Đây là nơi ghi lại những hành động ngược đãi tù nhân nghiêm trọng của thực dân Pháp, quân đội Mỹ
Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi cả thế giới bàng hoàng, phẫn nộ trước tội ác man rợ của thực dân, đế quốc đối với những người Việt Nam yêu nước bị giam cầm…
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất