Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải [21+ Bài Hay]

Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải ❤️️ 21+ Bài Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Giới Thiệu Về Dòng Sông Lịch Sử Trong Kháng Chiến.

Dàn Ý Thuyết Minh Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải

Dàn ý thuyết minh cầu Hiền Lương sông Bến Hải sẽ giúp các em học sinh định hướng và hoàn thành tốt bài viết của mình với bố cục và những ý chính cơ bản.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu chung về địa danh cầu Hiền Lương sông Bến Hải.
  • Cảm nghĩ khái quát về cầu Hiền Lương sông Bến Hải.

II. Thân bài:

a) Giới thiệu khái quát về cầu Hiền Lương sông Bến Hải:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành cầu Hiền Lương sông Bến Hải:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian xây dựng

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở cầu Hiền Lương sông Bến Hải:

  • Đặc điểm kiến trúc của cầu Hiền Lương sông Bến Hải
  • Chi tiết cảnh quan của cầu Hiền Lương sông Bến Hải

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của cầu Hiền Lương sông Bến Hải:

  • Ý nghĩa đối với địa phương
  • Ý nghĩa đối với đất nước
  • Ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
  • Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của cầu Hiền Lương sông Bến Hải.
  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về cầu Hiền Lương sông Bến Hải.

Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Sông Bến Hải – Mẫu 1

Để viết bài văn thuyết minh về sông Bến Hải, các em học sinh cần tham khảo những kiến thức và thông tin về dòng sông gắn liền với cuộc kháng chiến chống đế quốc của nhân dân ta.

Trên dặm dài thiên lý, ai đi qua Quảng Trị cũng muốn dừng chân ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải như một mệnh lệnh từ trái tim. Sông Bến Hải bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn, đổ ra Cửa Tùng với tổng chiều dài chừng 100km. Con sông có nơi rộng nhất chỉ khoảng 200m này sẽ giống như bao dòng sông khác nếu như không có Hiệp định Genève. Sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương huyền thoại đã trở thành nơi chia cắt hai miền Nam – Bắc trong chiến tranh. Đằng đẵng 20 năm, sông Bến Hải là chứng nhân của biết bao cuộc chia ly, vợ xa chồng, anh xa em, mẹ xa con… Chỉ cách một gang tay mà xa ngàn dặm…

Thực ra, trên đoạn sông Bến Hải, từng có ít nhất 4 chiếc cầu mang tên Hiền Lương. Cách đây hơn 60 năm, thực dân Pháp đã xây dựng cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Cầu được làm bằng bê tông, rộng 3m, dài 7 nhịp. Thân cầu làm bằng thép, mặt được lát bởi ván thông. Sau Hiệp định Genève, Vĩ tuyến 17, sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời, đợi ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Và cầu Hiền Lương bị chia làm hai nửa với hai màu sơn khác nhau. Nhà văn Nguyễn Tuân có lần “cẩn thận” đếm từng nhịp: “Cầu được chia làm hai phần, mỗi bên có độ dài 89m, được sơn bằng hai màu khác nhau. Phía bờ Bắc có 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam có 444 tấm”.

Đến năm 1966, bom đạn của giặc Mỹ làm sập cầu Hiền Lương, Từ đó cho đến năm 1974, người dân qua lại sông Bến Hải bằng cầu phao dã chiến. Để phục vụ cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1974, chiếc cầu Hiền Lương bằng sắt được ta xây dựng có kết cấu 5 nhịp. Cho đến năm 1998, cây cầu đã hoàn thành sứ mệnh trung chuyển của mình, trở thành một biểu tượng lịch sử. Còn chiếc cầu Hiền Lương hiện đại đang sử dụng được khởi công xây dựng vào năm 1995 theo công nghệ tiên tiến của Nga, đến năm 1998, cầu được hoàn thành, thông xe.

Xung quanh địa danh cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, có những câu chuyện, ký ức, chứng nhân còn mãi với thời gian. Ngôi nhà nhỏ của mẹ Ngô Thị Diệm ở xóm Hiền Lương, nằm phía Bắc của Vĩ tuyến 17. Những năm chiến tranh, mẹ Diệm lặng lẽ ngồi may cờ giữa bốn bề giặc lùng sục, để giữ cho cột cờ Hiền Lương không lúc nào vắng bóng lá cờ Tổ quốc.

Từ tháng 8-1954 đến năm 1967, giặc Mỹ đã dội xuống hàng nghìn tấn bom đạn trên Vĩ tuyến, làm rách khoảng 300 lá cờ Tổ quốc. Cứ mỗi lá cờ bị giặc đánh rách là bàn tay mẹ Diệm lại run lên trên mỗi mũi kim khâu. Có lúc, màu đỏ của máu ở mười đầu ngón tay mẹ chảy ra, lẫn vào màu cờ. Bây giờ, mẹ Diệm đã đi xa, nhưng câu chuyện của bà vẫn được lớp con cháu kể lại.

Nhiều năm sau thời khắc lịch sử đánh dấu sự đoàn tụ Bắc – Nam, cứ đến mỗi ngày lễ lớn, đông đảo người dân, cựu chiến binh từ mọi miền Tổ quốc lại mừng mừng, tủi tủi hạnh ngộ bên dòng Bến Hải. Ai cũng ao ước có một lễ hội tổ chức ngay tại Khu di tích lịch sử đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải để không chỉ những người từng kinh qua chiến tranh mà cả thế hệ trẻ, bạn bè quốc tế cũng được sống trong bầu không khí đặc biệt và thêm trân quý nền độc lập. Năm 2010, lễ hội thống nhất non sông lần đầu tiên được tổ chức với nhiều hoạt động như: Mít tinh, giao lưu âm nhạc, đua thuyền, hội trại…

Trong chương trình, nước hứng từ mạch nguồn suối Lê-nin và nước sông Cửu Long lấy tại đoạn hợp lưu chín dòng đã được rước lên kỳ đài. Tối hôm đó, thuyền chở đại biểu đến từ các miền Bắc, Trung, Nam cùng chụm kết giữa dòng Bến Hải để hòa trộn ba nguồn nước vào làm một. Hình ảnh ấy nói lên sự gắn bó, đoàn kết keo sơn giữa anh em ba miền, thể hiện rõ chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Trong vòng tay yêu thương, mọi người trao tặng nhau những kỷ vật quê hương như chiếc khăn rằn, tấm thổ cẩm…

Nhắc đến lễ hội thống nhất non sông diễn ra bên bờ sông Bến Hải, không thể không nhắc đến nghi lễ thượng cờ linh thiêng và trang trọng. Trên nền nhạc Quốc ca hùng tráng, cờ Tổ quốc rộng 96m2 từ từ kéo lên đỉnh kỳ đài, gợi nhớ những năm tháng chiến tranh khốc liệt khi đồng bào miền Nam và vùng giới tuyến dù bị quân thù kìm kẹp, giết hại, nhưng ai cũng một lòng son sắt hướng về Đảng, Bác Hồ.

Mặc bom rơi, đạn xéo, cờ Tổ quốc nơi giới tuyến Hiền Lương vẫn hiên ngang tung bay trong gió. Ít ai biết các chiến sĩ của Đồn Công an nhân dân vũ trang Hiền Lương năm xưa đã bước vào cuộc chiến cân não với hơn 300 trận lớn nhỏ để giữ lá cờ in hình trên bầu trời. Ngọn cờ chân lý ấy đã thôi thúc cả dân tộc anh hùng tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, chấp nhận mọi sự hy sinh, gian khổ. Giờ đây, khi thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới như hòa nhịp với nhạc khúc Tiến quân ca, rất nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt.

“Sông Bến Hải bên trong, bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi” – Vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải cùng điệu hò man mác ấy đã đi vào ký ức cả dân tộc Việt Nam nói chung và người Quảng Trị nói riêng với nỗi đau chia cắt. Hôm nay, bên dòng Bến Hải, đất trời đã chuyển sang một gam màu mới, tươi rói hòa bình.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương – Mẫu 2

Tham khảo bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương sẽ giúp các em học sinh có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc về địa danh lịch sử này.

Cầu Hiền Lương được khởi dựng lần đầu tiên bằng gỗ vào năm 1928. Năm 1952, Pháp cho xây lại cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, rộng 4m, trụ cầu bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, hai bên có lan can cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.

Theo Hiệp định Genève, một vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17, từ cửa sông Bến Hải (Quảng Trị, Việt Nam) chạy dọc theo chiều dài sông đến biên giới Việt – Lào sẽ trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền Nam – Bắc. Khi đó, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải cũng bị chia thành 2 phần thuộc về 2 miền và được sơn 2 màu: nửa cầu thuộc miền Nam (ở bờ Nam) sơn màu vàng, nửa cầu thuộc miền Bắc (ở bờ Bắc) sơn màu xanh, ranh giới giữa 2 phần cầu là một vạch trắng kẻ ngang rộng 1cm.

Sau khi bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967, cầu Hiền Lương đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc – Nam. Từ 2001 – 2008, nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã cho phục dựng cầudựa theo bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng năm 1952, với chiều dài 183,65m, rộng 5,50m, phần lưu thông là 3,20m. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ đất nước vẫn còn bị chia cắt. Hiện nay, cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, bờ bắc thuộc thôn Hiền Lương (xã Vĩnh Thành), bờ nam thuộc thôn Xuân Hòa (xã Trung Hải).

Theo quy định của Hiệp định Genève, dọc đôi bờ sông Bến Hải (sông giới tuyến) có 4 đồn công an. Do đó, ở bờ bắc sông có đồn công an Hiền Lương và Cửa Tùng, ở bờ Nam sông có đồn công an Xuân Hòa và Cát Sơn. Các đồn công an được bố trí khoảng 20 người, trang bị súng ngắn và tiểu liên bộ binh và làm nhiệm vụ giữ gìn quy chế vùng phi quân sự, kiểm soát người qua lại giới tuyến, kiểm soát lẫn nhau trong việc thực thi các điều khoản của Hiệp định và được đặt dưới sự giám sát của tổ chức Quốc tế 76 (gồm đại diện các nước Canada, Ấn Ðộ, Ba Lan).

Năm 1967, 2 đồn ở bờ nam sông đã bị bom Mỹ phá hủy. Đến nay, 2 đồn ở bờ bắc sông vẫn còn nhưng do bị xuống cấp nên đã được tỉnh Quảng Trị cho phục dựng theo nguyên mẫu trước đây. Đồn công an Hiền Lương nằm sát mố cầu ở bờ bắc sông Bến Hải (xã Vĩnh Thành).

Công trình gồm 3 khu nhà A,B và C tạo thành hình chữ V. Khu nhà A (nhà liên hiệp) được xây dựng theo kiểu nhà sàn với kích thước 12m x 6m, mái lợp ngói, có lắp đặt hệ thống cửa kính. Đây từng là nơi hội họp và tiếp các đoàn khách. Khu nhà B có kích thước 10m x 5m được làm bằng gỗ, mái lợp tranh, là nơi ở của các chiến sĩ công an giới tuyến. Khu nhà C với kích thước 12m x 4m, dùng làm kho hậu cần, nhà ăn.

Từ năm 1954-1967, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương đã diễn ra cuộc “chọi cờ” (hai bên thi dựng cột cờ xem cột cờ bên nào cao hơn). Cuối cùng phần thắng thuộc về cột cờ ở khu vực đồn công an Hiền Lương, thuộc bờ bắc. Cột cờ được làm bằng thép ống, dựng vào năm 1962, cao 38,6m. Trên đỉnh cột cờcó lá cờ kích thước 9,6m x 4m.

Đồn Công an Cửa Tùng nay thuộc doanh trại Đồn Biên phòng 204(thị trấn Cửa Tùng). Ngoài chức năng dùng để làm việc, lưu trú, khu vực này còn phục vụ mục đích an ninh quốc gia. Nơi đây có nhà truyền thống trưng bày 92 bức ảnh, 60 hiện vật liên quan trực tiếp đến lịch sử đấu tranh cách mạng của cán bộ, chiến sĩ đồn công an Cửa Tùng và các đồn khác nằm dọc theo bờ bắc sông Bến Hải từ năm 1954 – 1967.

Nhằm mô phỏng vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17 trước đây cũng như xây dựng điểm đến tìm hiểu lịch sử cho du khách, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, tỉnh Quảng Trị đã cho xây dựng công trình Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” và Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ nam sông Bến Hải.

Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất”(xã Trung Hải) được xây dựng trên diện tích 2.700m², gồm hai phần.Phần đế được ghép từ nhiều khối đá có kích cỡ khác nhau, được trang trí phù điêu.Phần tượng đài được làm bằng chất liệu đá xanh Thanh Hóa với bố cục:phía trước gồm2 tượng bà mẹ (cao 7,70m) và em bé (cao 5,50m) đứng sát nhau, mô tả hình tượng người vợ và người con ở phía Nam đang đau đáu nhìn về phía Bắc khi họ không thể qua sông gặp chồng, cha và người thân trong những năm tháng đất nước bị chia cắt. Phía sau là cụm tượng làm nền, mô tả hình ảnh những chiếc lá dừa nước.

Trong khu vực này còn có khuôn viên rộng, sân lễ hội, hồ nước, nhà đón tiếp, nhà trực, nhằm phục vụ việc đón khách tham quan, phát huy giá trị di tích.

Đến với cầu Hiền Lương – sông Bến Hải, không ai và không phút giây nào có quyền lãng quên, Tổ quốc mình đã có những tháng ngày oanh liệt như thế, nhân dân mình từng có những năm tháng đau thương và anh hùng như thế!…

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Bài Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải – Mẫu 3

Với yêu cầu viết bài thuyết minh về cầu Hiền Lương sông Bến Hải, các em học sinh cần nắm vững phương pháp thuyết minh và luyện tập cách hành văn hay. Dưới đây là bài văn mẫu thuyết minh về cầu Hiền Lương – sông Bến Hải để bạn đọc cùng tham khảo:

Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường quốc lộ 1A và sông Bến Hải (phía Bắc thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị). Trong kháng chiến chống Mỹ, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền Bắc – Nam.

Năm 1954, sau khi thực dân Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo Hiệp định này, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải chạy ngang qua Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai phần, sơn hai màu khác nhau. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.

Năm 1956, Ngô Đình Diệm-Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa với sự hậu thuẫn của Mỹ đã không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Genève quy định. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở thành chứng tích lịch sử trong hơn 20 năm chia cắt hai miền Bắc-Nam.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc chiến đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta. Ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được lịch sử khắc ghi. Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng. Hôm nay, khi đến với Hiền Lương-Bến Hải, du khách hiểu hơn về nỗi đau chia cắt và khát vọng hòa bình.

Cột cờ Hiền Lương hiện tại được xây dựng theo nguyên mẫu hoàn chỉnh nhất với chiều cao 38 m, trong đó phần đài cao 11,5 m. Vào ngày 30/4 hằng năm, tỉnh Quảng Trị tổ chức Ngày hội Thống nhất non sông tại cụm Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải.

Có thể nói đôi bờ sông bến Hải, cầu Hiền Lương chính là “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc mà mỗi người Việt Nam không thể nào quên.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Cầu Hiền Lương – Mẫu 4

Đón đọc bài văn thuyết minh về di tích lịch sử cầu Hiền Lương để cùng tìm hiểu về những trang sử chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc.

Dừng chân bên cầu Hiền Lương, để nghe lại tiếng trở mình hồi sinh của đất, của dòng sông một thời bị chia cắt làm đôi. Bước chân chạm lên cầu, lại nghe văng vẳng tiếng nhạc dìu dặt từ quán cà phê mang tên Vĩ tuyến 17 du dương bài hát với những lời da diết “Bên ven bờ Hiền Lương chiều nay ra đứng trông về, mắt đượm tình quê…”, bỗng thấy rưng rưng.

Có lẽ với mỗi người dân đất Việt, khi nhắc tới cái tên Hiền Lương hay dòng sông Bến Hải đều cảm thấy quen thuộc. Bởi đó là chứng nhân còn lại trong sự khốc liệt của chiến tranh. Có lẽ với nhiều người, cầu Hiền Lương hiện tại chỉ đơn thuần là một cây cầu của lịch sử, với những số liệu khô khan về nhịp, về độ dài, hay về màu sắc lạ lẫm nửa vàng nửa xanh. Nhưng với những con người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, thì đó không chỉ đơn thuần là một cây cầu, mà đó còn là chứng tích của nỗi đau chia cắt.

Năm 1954, khi hiệp định Geneve được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải trở thành một vết hằn trong lịch sử, với cây cầu Hiền Lương nối bờ hai miền Nam – Bắc. Đó là chiếc cầu sắt không dài, không đẹp, nằm ngay cột mốc 735 trên Quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Cây cầu được chia làm hai phần, mỗi bên 89m. Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm.

Nghe thoảng từ trong gió, rằng chẳng có mảnh đất nào trên dải đất hình chữ S này nhiều đau thương đến thế. Và cũng chẳng có miền đất nào mà chỉ trong phạm vi vài chục cây số vuông lại có lắm thơ ca, nhạc họa, phim và đủ các loại hình nghệ thuật phản ánh đến thế. Chỉ bởi vì, đó là mảnh đất của sự chết chóc và sinh tồn chỉ được tính bằng giây, bằng phút, bằng sự kiên cường bất khuất của những con người kiên trung nhất.

Lời ước hẹn 2 hai năm đoàn tụ bên bờ Hiền Lương phải đằng đẵng mấy mươi năm. Để sông Bến Hải bên nhớ, bên thương oằn mình chịu bom đạn quân thù. Vợ bên nớ, chồng bên ni vò võ mong chờ, thương nhớ. Cây cầu nhỏ thôi mà đã gánh trên vai suốt cả một chặng sử dài oanh liệt. Khúc sông vỏn vẹn chưa đầy 100m. Cầu bắc qua giới tuyến dài 178m với 894 tấm ván mà bây giờ chỉ mất vài phút bộ hành là có thể đi qua, vậy mà cả dân tộc đã ròng rã mấy ngàn ngày mới nối được đôi bờ.

Ở hai bờ giới tuyến, câu chuyện về những ngày đau thương không bao giờ cũ. Người Vĩnh Linh kể, hồi đó, có em bé được cứu sang bờ Bắc, mẹ em bị kẹt lại bờ Nam. Mỗi lần nhớ con, chị lại ra bờ sông nước mắt tràn ngóng về bờ Bắc, nghe con trẻ bên này cất tiếng gọi “mạ ơi” mà xé ruột xé gan.

Bà con bờ Nam muốn nhắn tin với người thân bờ Bắc chỉ có thể đứng bên sông đưa tay dùng ám hiệu: Ðầu vấn khăn tang, hai tay úp mặt là báo người thân vừa mới qua đời; hai cánh tay quặt ra phía sau là muốn nói rằng có người vừa bị bắt… Ðám tang ở vùng giới tuyến lại có đến “bốn đoàn” đưa tiễn. Khi có người qua đời, người dân bờ Nam đưa người quá cố đi dọc bờ sông, phía bờ Bắc cũng một đoàn người song song như thế. Bóng hai đoàn soi xuống dòng sông làm thành hai đoàn nữa. Rồi mỗi lần lễ, Tết, người thân hai bờ lại tràn ra sông để ngóng nhau. Nghe sao đau đớn quá!

21 năm để thống nhất được đôi bờ, để những người vợ chờ trồng được đoàn viên, để những người mẹ đợi con được thấy hình hài. Nhưng cũng có người chẳng trở về, cũng có người gửi lại phần xương thịt ở đâu đó rất xa. 21 năm cho ngày độc lập thống nhất, đã phải trả bằng quá nhiều mất mát.

Từ năm 1950 đến nay, đã có 8 lần cầu Hiền Lương được xây dựng, nhưng cây cầu lịch sử chính là chiếc cầu được làm vào năm 1952. Và có lẽ, ít người biết rằng ở cây cầu này có một người đứng gác suốt 10 năm, đó là ông Nguyễn Xuân Lực (nay đã 79 tuổi, trú tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Và chắc cũng ít người biết rằng, chỉ ở hai bờ Hiền Lương mới có “cuộc chiến” bằng loa phóng thanh công suất lớn và “cuộc chiến” đọ cờ dài đằng đẵng nhiều ngày như thế…

Hiện nay vẫn có rất nhiều người đến nơi đây, thường lên cầu để chụp ảnh lưu niệm và xuống dưới chân cầu, cỏ dại xanh, hoa xuyến chi bình thản nở, để nhìn dòng nước hiền hòa trôi chảy. Đứng bên cầu Hiền Lương nghe kể về những đêm vượt sông giữa mưa bom bão đạn, nghe kể về những người vá cờ như mẹ Diệm, mẹ Sang và rất nhiều phụ nữ khác. Nghe kể về những người lính từng đứng gác bên cầu, nơi đầu ruồi súng luôn nhắm vào tim mà chưa bao giờ chùn bước. Và cả những điệu ru con ầu ơ vang lên trong xóm nhỏ thanh bình đến lạ giữa khoảnh khắc chiến tranh đầy kinh hoàng đó, để thấy được con người ở đôi bờ sông này bất khuất đến chừng nào.

Từ sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, sông Bến Hải và cầu Hiền Lương trở thành di tích lịch sử mà bất cứ ai đi qua trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn tận mắt ngắm nhìn. Ở bờ phía Bắc, có chiếc cổng dẫn vào khu di tích và bên kia đường là cột cờ lồng lộng gió. Cây cầu đã được phục dựng, trở thành một điểm tham quan, chứ không dùng để đi lại qua sông.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải Quảng Trị  – Mẫu 5

Bài thuyết minh về cầu Hiền Lương sông Bến Hải Quảng Trị sẽ giúp các em học sinh mở rộng những hiểu biết của mình về dòng sông là ranh giới chia cắt hai miền đất nước trong kháng chiến chống Mỹ.

Trong sự đổi thay đến ngỡ ngàng của vùng đất Quảng Trị ngày nay, người dân vẫn dành một mảng riêng của đời sống để nhớ về lịch sử truyền thống. Các di tích chiến tranh cách mạng luôn luôn được người dân trong tỉnh và du khách trong và ngoài nước nâng niu, trân trọng, cảm phục.

Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ “Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng kỵ). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải.

Cầu Hiền Lương được xây dựng năm 1928 do Phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Hồi ấy, cầu được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cầu được người Pháp cho sửa chữa lại rộng hơn, nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua lại được. Năm 1950, Pháp cho xây cầu Hiền Lương bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Hai năm sau, cầu bị quân ta đánh sập để ngăn chặn sự đánh phá của địch ra miền Bắc.

Tháng 5-1952, Pháp làm lại chiếc cầu mới nối liền hai bờ sông Bến Hải giữa huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, tải trọng 18 tấn.

Năm 1954, sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo Hiệp định Genève, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải chạy ngang qua Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.

Trong các cuộc chiến diễn ra tại Hiền Lương có lẽ “Chọi Cờ” là cuộc chiến gay gắt và quyết liệt nhất diễn ra trong suốt 14 năm ròng. Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ của ngụy. Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao vút, đồng bào hai bờ Bắc Nam vui sướng reo mừng. Mỹ- Ngụy hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này. Chúng vội vàng tăng cao cột cờ của chúng lên thành 35 mét.

Không để cột cờ ta thấp hơn cờ địch, năm 1962 chính phủ điều Tổng Công ty lắp máy Việt Nam gia công một cột cờ rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, cột cờ cao 38,6 mét, kéo lên lá cờ 134 m2, nặng 15 kg. Cách đỉnh cột cờ 10 mét có một ca-bin để chiến sĩ ta đứng thu và treo cờ. Đây là cột cờ cao nhất giới tuyến. Liên tục trong nhiều năm, sau mỗi trận đánh, cột cờ gãy đổ, lá cờ bị mảnh bom, đạn pháo xé rách, lập tức một cột cờ mới, một lá cờ mới được thay thế. Tính từ năm 1956 đến năm 1967, các chiến sĩ công an giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ các cỡ.

Âm mưu chia cắt đất nước ta của mỹ ngụy còn thể hiện qua việc sơn cầu. Cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng lại 5- 1952, dài 178 mét, 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, rộng 4 mét. Đường ranh phân chia Nam – Bắc là một vạch sơn trắng rộng 1cm làm ranh giới hai miền. Hàng ngày công an và cảnh sát hai miền gác, đổi phiên qua về theo chế độ liên hợp.

Tháng 12 năm 1986, khu di tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng cấp Quốc gia. Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ, dài 182,97m, gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim có đánh số thứ tự từng tấm ván. Di tích đôi bờ Hiền Lương bao gồm: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài Khát vọng thống nhất ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17…

Cột cờ hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống liên kết với nhau. Trên đỉnh cột cờ gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Trên thân cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ còn được lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.

Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” (xã Vĩnh Thành) gồm 2 gian. Gian khánh tiết là nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian trưng bày 53 tài liệu, hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tài liệu, hiện vật được phân theo 4 chủ đề: Hiệp định Giơnéve và giới tuyến quân sự tạm thời; Tinh thần không khuất phục của người dân Vĩnh Linh và cuộc chiến đấu bảo vệ địa đầu giới tuyến; Nhân dân vùng Nam vĩ tuyến 17 với cuộc đấu tranh vì khát vọng thống nhất đất nước; Vĩ tuyến 17 sau giải phóng Quảng Trị năm 1972.

Đặc biệt tại đây còn lưu giữ phiên bản phục chế loa phóng thanh công suất 500Wdo Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng ở bờ bắc trước đây. Chiêm ngưỡng chiếc loa này, du khách sẽ phần nào hình dung được cuộc “đấu loa” ở đôi bờ sông Bến Hải từ năm 1954 – 1965.

Cứ ở bờ sông bên này bố trí giàn loa phóng thanh có công suất lớn nhằm phát những thông điệp chính trị nhắm vào phe đối lập thì ở bờ sông bên kia lại bố trí giàn loa phóng thanh công suất lớn hơn đáp trả lại. Cuối cùng, giàn loa phóng thanh ở bờ bắc với đường kính mỗi vành loa 1,7m, công suất 500W, được đặt trên xe lưu động phát đi những thông điệp khiến địch khiếp vía. Khi thuận chiều gió,âm thanh của giàn loa có thể truyền xa 10km.

Di tích đôi bờ Hiền Lương trở thành điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Quảng Trị của khách trong và ngoài nước. Du khách tìm về nơi đây để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt, hiểu được sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hoà bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập tự do, để có một Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Quảng Trị  Hay Nhất – Mẫu 6

Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về cầu Hiền Lương Quảng Trị  hay nhất với những thông tin chi tiết nhất giúp bạn đọc tìm hiểu về một địa danh lịch sử của đất nước.

Vĩ tuyến 17 nằm ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị chỉ là một đường quy ước địa lý bình thường song trở nên nổi tiếng, thu hút sự chú ý của toàn thế giới bởi nó trở thành một đường chia cắt 2 miền của đất nước Việt Nam. Từ đó, có một dòng sông cùng với chiếc cầu bắc qua đã đi vào lịch sử, trở thành nổi đau của cả dân tộc trong gần 21 năm.

“Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”

Miền Nam gọi dòng sông này là Bến Hải xuất phát từ địa danh Bến Hải được người Pháp ghi trên bản đồ, còn Miền Bắc lại gọi là Hiền Lương theo tên một làng quê ở ven bờ Bắc nơi con sông được hợp lưu bởi sông Bến Hải và sông Sa Lung. Sau hiệp định Genève được kí kết vào ngày 20/7/1954,Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời và dòng sông Bến Hải rộng chưa đến 200m phát nguồn từ dãy Trường Sơn ở phía Tây chảy ra Cửa Tùng hòa vào biển Đông dài chừng 100km dọc theo vĩ tuyến này đã trở thành ranh giới tự nhiên ngăn cách hai miền.

Sau khi thiết lập ranh giới phi quân sự, theo hiệp định, quân đội Việt Minh từ miền Nam phải tập kết ra Bắc, quân đội Pháp từ miền Bắc phải tập kết vào Nam. Giữa hai quân đội là “Vùng phi quân sự” tính từ ki lô mét số 5 ở mỗi bên. Sông Bến Hải được sử dụng làm vùng đệm nhằm tránh sự xung đột (hoạt động thù địch) có thể xảy ra giữa hai quân đội.

Nhưng năm 1956, Ngô Đình Diệm, tổng thống Việt Nam Cộng hòa, với sự ủng hộ của Mỹ đã từ chối không tham gia cuộc tổng tuyển cử làm cho sự chia cắt nhân dân 2 miền từ con số 2 năm nâng lên thành 21 năm. Để nối hai bờ, ngay từ năm 1928, chính quyền và người dân Vĩnh Linh đã cho dựng một chiếc cầu bắc ngang bằng cọc sắt và gỗ, đủ tải trọng cho khách bộ hành. Đến năm 1931 người Pháp đã cho sửa chữa nhưng cũng chỉ dành cho người đi bộ, xe cộ phải dùng phà để qua sông.

Đến năm 1950, để đủ tải trọng cho xe cơ giới, người Pháp đã xây dựng lại cầu bằng bê-tông cốt thép nhưng chỉ sau hai năm đã bị du kích đánh sập nhằm ngăn chặn người Pháp vận chuyển binh lính và các khí tài quân sự. Tháng 5 năm 1952, người Pháp lại cho xây cầu mới có thân bằng thép theo kiểu dã chiến Benley dài 178m gồm 7 nhịp với trụ bằng bê-tông cốt thép, mặt cầu lát ván thông. Từ đó, chính bản thân cây cầu bắc qua sông cũng bị chia làm hai phần bằng nhau, mỗi phần dài 89m.

Ở hai đầu cầu là cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến là “đấu loa”. Quân đội 2 bên đã sử dụng những dàn loa công suất lớn bố trí dọc theo giới tuyến để phát đi những thông điệp chính trị nhắm vào phía bên kia. Mỗi đầu cầu còn có một cột cờ xác định chủ quyền lãnh thổ của mỗi bên. Từ đó dẫn đến cuộc chiến chọi cờ gay gắt giữa 2 bên.

Ở phía Bắc là cột cờ bằng gỗ cao 16m, phía trên treo 1 là cờ đỏ sao vàng rộng 24m2, Cột cờ Hiền Lương ra đời trong ý nghĩa: “Người bờ bắc sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc nơi tuyến đầu để mãi mãi không quên đồng bào ruột thịt của mình ở bờ Nam. Người bờ Nam sông Bến Hải nhìn lá cờ Tổ quốc để vững lòng cùng nhân dân miền Bắc cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.” . Hàng ngày cờ được kéo lên từ 6g30 – 18g. Vào dịp lễ tết thì cờ được kéo 24/24.

Thấy vậy, chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng nâng chiều cao cột cờ sao cho cao hơn cột cờ bên ta. Chúng đã cho dội bo lên lá cờ của ta. Không để địch bẻ gãy ý chí thống nhất, không thể từ bỏ lý tưởng nền độc lập của nước nhà. Hễ cờ gãy quân ta lại dựng lên, cờ rách thì vá lại. 11 lần cột cờ gãy là 11 lần được dựng lên lại. Từ ngày 19/5/1956 đến ngày 28/10/1967 lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc đã 246 lần được nối tiếp nhau treo lên để vùng trời giới tuyến không bao giờ thiếu mất màu cờ của Tổ quốc.

Và cuối cùng, quân ta cũng giành được chiến thắng với cột cờ có chiều cao 38,6m – cao nhất trong lịch sử tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962. Bên cạnh cuộc chiến chọi cờ, còn có cuộc chiến màu sắc liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.

Phía nửa cầu ở bờ Nam, từ sau năm 1956, chính quyền miền Nam cho sơn bằng màu xanh, còn nửa cầu phía Bắc lúc đó bị rỉ sét nên có màu nâu đỏ cũng như để phân biệt ranh giới 2 bên. Thế nhưng, quân dân ta quyết đấu tranh đòi thống nhất một màu sơn trên cầu cũng như ý chí, khát vọng thống nhất 2 miền. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống.

Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột. Thế nhưng, trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm lại, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967.

Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này. Cầu mới được xây dựng lại vào tháng 6/1999. Năm 2003 cụm di tích cầu và cột cờ này đã được tái xây dựng lại theo đúng hình dáng trước đây.

Do lưu lượng giao thông trên quốc lộ 1A ngày càng tăng, cầu cũ cũng ngày càng xuống cấp nên vào năm 1995, một cây cầu mới dài 230m, rộng 11,5m đã được xây dựng cách vị trí cầu cũ 100m về phía thượng lưu. Theo thông lệ khi cầu mới được xây dựng xong thì cầu cũ phải được tháo dỡ, nhưng vì số phận của một cây cầu ít nhiều đã đi vào lịch sử, đi vào tâm khảm và tình cảm của nhiều người, được xếp hạng di tích quốc gia nên nó vẫn được giữ lại và xem như là một di tích lịch sử quốc gia.

Ngày nay, ở bờ Nam sông Bến Hải có một tượng đài với tên gọi: “Khát vọng thống nhất non sông“. Tượng đài có hình dáng của một thiếu phụ đang đứng ở bờ Nam sông Bến Hải nhìn về phía Bắc để tưởng nhớ những ngày tháng đau thương khi họ không thể vượt sông để gặp chồng và người thân.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 💕 15 Mẫu Hay

Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Và Sông Bến Hải Ngắn Gọn – Mẫu 7

Dưới đây là bài thuyết minh về cầu Hiền Lương và sông Bến Hải ngắn gọn với cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh (các xã Vĩnh Thành, Vĩnh Giang, Vĩnh Sơn, thị trấn Cửa Tùng) và huyện Gio Linh (xã Trung Hải), tỉnh Quảng Trị.

Địa danh Hiền Lương – Bến Hải là nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt hai miền và những sự kiện lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của quân và dân ta trong thời kỳ chống Mỹ – Ngụy. Sau khi Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết (ngày 20/7/1954), nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm ranh giới, để chờ đến tháng 7/1956 tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Nhưng với những biến cố do sự phá hoại của các thế lực thù địch, đã khiến chúng ta phải mất 21 năm sau (1975), với bao xương máu của chiến sĩ, đồng bào đã đổ xuống mới giành được độc lập, thống nhất đất nước. Trục chính của di tích này nằm xuyên suốt theo hướng Bắc – Nam mà trung tâm chính là chiếc cầu Hiền Lương lịch sử – nhịp nối giữa Cột cờ phía Bắc và Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam.

Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn và có nhiều ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức về chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam không chỉ hôm nay mà còn mãi với các thế hệ mai sau.

Với những giá trị đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là di tích quốc gia đặc biệt

Xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Cù Lao Chàm 🌟 11 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Ngắn Nhất – Mẫu 8

Bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Từng là ranh giới chia cắt 2 miền Nam – Bắc của đất nước ta, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải ngày nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch.

Cầu Hiền Lương là một địa danh lịch sử đi qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong thời kỳ chiến tranh, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai miền Bắc – Nam từ năm 1954 – năm 1975. Cầu dài gần 180m với 894 tấm ván bắc qua. Vì là ranh giới chia cắt 2 miền nên cầu Hiền Lương được sơn bằng 2 màu khác nhau, miền Bắc sơn màu xanh, miền Nam sơn màu vàng.

Nơi đây đã trở thành biểu tượng của sự cách trở, chia ly và nỗi đau mất mát của 2 miền Nam – Bắc: “Cách một dòng sông mà đó thương đây nhớ, chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước và đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, niềm vui của ngày thống nhất 2 miền của quân và dân ta.

Hiện nay, Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải là tên gọi cho một cụm di tích quan trọng của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Năm 2003, nước ta cho tiến hành trùng tu lại hệ thống di tích lịch sử cầu Hiền Lương – Bến Hải. Du khách đến đây sẽ được thăm quan, lắng nghe những câu chuyện bi tráng, oanh liệt của dân tộc ta trong thời kỳ kháng chiến, thống nhất đất nước.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Đạt Điểm Cao – Mẫu 9

Để viết bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý trong bài văn mẫu dưới đây:

“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa” Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là địa danh mà hai câu thơ của nhà thơ Vân Khánh đã miêu tả về nổi đau chia cắt hai miền đất nước.

Nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã (1954-1975). Một địa danh mà khó có ai không thể biết đến khi nói tới tỉnh Quảng Trị.

Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải từ trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đã trở thành biểu tượng vì khát vọng thống nhất đất nước. Khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương – Bến Hải là di tích được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng quốc gia ngày 12/12/1986; Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ngày 9/12/2013.

Ngược trở về quá khứ, Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải thơ mộng ở tỉnh Quảng Trị chảy qua làm ranh giới. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.

Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải bao gồm các hạng mục: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ giới tuyến, nhà Liên hợp , Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh ở bờ Bắc, cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17… Tất cả các hạng mục của di tích đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Từ năm 2001-2008, Cụm di tích đã được tôn tạo và xây dựng lại nhằm tôn vinh chiến thắng và sự kiên cường, anh dũng, bất khuất của quân và dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Trên mạch nối giao thông giữa hai miền Nam – Bắc, di tích đặc biệt cấp quốc gia, vẫn luôn là điểm sáng trong hành trình của du khách tìm về nơi đây để hoài niệm một thời đất nước chịu cảnh chia cắt. Để từ đó hiểu được sức mạnh của một dân tộc thiết tha yêu hòa bình, một ý chí và khát vọng giành độc lập, tự do, để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như hôm nay.

Sau hơn 40 năm vượt qua chiến tranh, đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải hôm nay trở thành biểu tượng của khát vọng hòa bình, đất lửa Quảng Trị đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường hội nhập và phát triển. Vượt qua chiến tranh ác liệt, ngày nay vùng đất lửa Quảng Trị đang chuyển mình từng ngày trên con đường hội nhập và phát triển. Quảng Trị là điểm đến của những di tích lịch sử độc đáo mà không phải địa phương nào cũng có được, trên thế giới chỉ có 2 nước là Việt Nam và Hàn Quốc đang khai thác được tuyến du lịch về vùng phi quân sự DMZ.

Đây cũng là địa điểm tổ chức Lễ hội Thống nhất non sông hàng năm vào dịp 30/4 nhân kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Lễ hội thường niên này thường bắt đầu bằng lễ thượng cờ trang nghiêm ở Cột cờ giới tuyến, sau đó là những hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Hồ Ba Bể 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Chọn Lọc – Mẫu 10

Bài thuyết minh về cầu Hiền Lương chọn lọc không chỉ giúp các em học sinh luyện tập kỹ năng viết mà còn tìm hiểu về những trang sử hào hùng không thể nào quên.

Quảng Trị là vùng đất có nhiều công trình gắn liền với lịch sử dân tộc. Đặc biệt là những di tích còn sót lại sau chiến tranh. Mỗi di tích như một minh chứng sống cho những đau thương mất mát mà dân tộc ta đã trải qua. Đến với cây cầu Hiền Lương – sông Bến Hải chúng ta không khỏi nghẹn ngào trước những câu chuyện về cây cầu và dòng sông này.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận của thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17. Sông là ranh giới của 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh với chiều dài 100km.

Cầu Hiền Lương được xây dựng, sửa chữa đến 8 lần do nhiều nước thi công, thay đổi kết cấu. Cầu còn bị không quân Mĩ thả bom đánh sập nhiều lần. Trước đây sông Bến Hải có tên là Minh Lương. Nhưng sau này bị phạm húy tên vua Minh Mạng cho nên đổi thành Hiền Lương. Và cái tên đó theo cây cầu cũng như con sông đến ngày hôm nay.

Đã có rất nhiều câu chuyện mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng đã diễn ra ở đây. Những câu chuyện vừa bi tráng vừa hùng cường. Trong những ngày tháng địch và ta phân tranh giữa vĩ tuyến 17 không chỉ có những cuộc chiến trên chiến trường với bom đạn, với cái chết. Mà còn có những cuộc chiến tư tưởng mang ý nghĩa khích lệ to lớn trong lòng dân.

Cuộc chiến chọi cờ giữa ta và chính quyền Ngô Đình Diệm diễn ra gay gắt. Khi ta dựng một cột cờ với cờ đỏ sao vàng tung bay giữa vùng trời tự do thì chính quyền tay sai sẽ dựng một cột cờ cao hơn để thị uy. Hai bên cứ nâng mãi độ cao của cờ cho đến khi ta giành được chiến thắng mới thôi.Câu chuyện tưởng chừng như rất hài ấy lại mang đến động lực rất lớn cho nhân dân hai miền.

Cây cầu và dòng sông chịu số phận chia cắt rất tan thương trong chiến tranh. Chứng kiến nhiều cuộc đẫm máu để có thể thống nhất, hàn gắn bắc nam. Cho nên nó thực sự là một chứng nhân của chiến tranh, thức tỉnh sự nhận thức của con người. Đến tham quan thắng cảnh này hẳn còn đem lại cho bạn nhiều ý nghĩa sâu sắc khác.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên 🌜 15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Đặc Sắc – Mẫu 11

Đón đọc bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương đặc sắc để cùng hiểu hơn về những giá trị lịch sử sâu sắc của địa danh này.

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, dòng sông Bến Hải, cầu Hiền Lương có ngót nghét 21 năm là chứng tích của sự chia cách, sự chờ đợi, ngóng trông và nỗi đau mất mát của người dân hai miền Nam- Bắc.

Lịch sử đã nhẫn tâm buộc dòng sông, cây cầu hiền hòa trở thành vành đai lửa, vành đai máu của cuộc xung đột giữa quyết tâm thống nhất và âm mưu chia cắt lâu dài Tổ quốc thiêng liêng. Đó còn là biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu với ý chí sắt đá phải giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước cho dù phải hy sinh nhiều người, nhiều của; dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn; dù Hà Nội, Hải Phòng có thể bị tàn phá vì bom đạn Mỹ…

Cầu Hiền Lương nối liền QL1 bắc qua sông Bến Hải (thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị). Còn sông Bến Hải bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17° từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Sông có tổng chiều dài khoảng 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, là ranh giới giữa 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.

“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ
Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”…

Bờ Nam cầu Hiền Lương trong thời gian chia cắt đã bị quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn biến thành vành đai trắng với hàng rào điện tử McNamara đầy chông mìn, chất nổ, dây kẽm gai để ngăn lực lượng miền Bắc xâm nhập,…. trở thành “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước. Từ trong cuộc đấu tranh trên nhiều mặt trận chống quân xâm lược Mỹ và chính quyền tay sai của quân dân 2 miền Nam, Bắc, đôi bờ Hiền Lương trở thành biểu tượng của nỗi đau chia cắt và rạng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc đấu tranh vì khát vọng thống nhất của dân tộc.

Trong thời kỳ chiến tranh, sau khi Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, chọn sông Bến Hải làm ranh giới tạm thời trong 2 năm để tập kết lực lượng 2 bên và tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. Song, do Mỹ – Diệm cố tình không thi hành hiệp định, hòng thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải trở thành giới tuyến quân sự tạm thời, là ranh giới chia cắt Việt Nam thành 2 miền Bắc- Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Cầu Hiền Lương phải chia làm 2 phần, mỗi bên 89m.

Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm. Vì là ranh giới chia cắt 2 miền nên cầu Hiền Lương được sơn bằng 2 màu khác nhau, miền Bắc sơn màu xanh, miền Nam sơn màu vàng. Trong thời gian tồn tại, ở khu vực cầu Hiền Lương diễn ra nhiều cuộc chiến không tiếng súng, đó là “chọi loa”, “chọi cờ”… giữa chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phía Bắc) và chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa (phía Nam).

Cột cờ của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu được làm bằng cây phi lao cao 12m, cờ bằng vải satanh rộng 24,2m2. Việc nâng chiều cao của cột cờ và bề rộng của lá cờ là cuộc chạy đua giữa 2 bờ. Năm 1962, với vật liệu từ Hà Nội, quân và dân miền Bắc xây dựng cột cờ mới cao 38,6m với lá cờ rộng 134m2, nặng 15kg. Đây là cột cờ cao nhất giới tuyến. Theo ước tính, đến 1967 đã có 264 lá cờ được kéo lên.

Cuộc chiến màu sơn cũng diễn ra quyết liệt. Với khát vọng thống nhất, phía bờ Bắc sơn lại màu xanh thì bờ Nam sơn vàng. Cuộc chiến màu sơn kéo dài mãi đến 1960 thì giữ nguyên 2 màu xanh- vàng. Năm 2014, cầu Hiền Lương lần đầu tiên được phục dựng 2 màu xanh- vàng như từng tồn tại, nhằm nhấn mạnh khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam. Để cột cờ và lá cờ biểu tượng của dân tộc đứng vững dưới bom đạn kẻ thù đã có 13 đồng chí hy sinh, hơn 50 đồng chí bị thương và còn nhiều tấm gương giữ cờ vô cùng cảm động, như mẹ Nguyễn Thị Diệm- một người mẹ già yếu đã không đi sơ tán- kiên quyết ở lại vá cờ.

Ở địa danh này còn có dàn loa công suất 180.000W, hàng ngày phát sang bờ Nam những chương trình phong phú, đa dạng, lấn át giàn loa của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giành phần thắng trong “cuộc chiến âm thanh” ở đôi bờ, góp phần giữ trọn niềm tin vào Đảng và Bác Hồ, vào ngày thống nhất đất nước.

Hiện nay, nằm trên trục đường thiên lý Bắc- Nam, cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương- Bến Hải đã là điểm đến không bao giờ thiếu của du khách khi đến vùng đất Quảng Trị. Năm tháng trôi qua, đất nước thống nhất tròn 45 năm, nhân dân 2 bên bờ sông Bến Hải ngày nay đã xóa hoàn toàn vết thương chiến tranh nhưng đôi bờ Hiền Lương cùng với cây cầu, cột cờ, dàn loa… mãi mãi là biểu tượng về ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam, là hình ảnh thu nhỏ về thắng lợi giữa ta và địch trên quê hương Quảng Trị anh hùng.

“Sông Bến Hải bên trong bên đục
Trách ai làm cho non nước chia đôi…”

Đằng đẵng 21 năm, sông Bến Hải là chứng nhân của biết bao cuộc chia ly, vợ xa chồng, anh xa em, mẹ xa con… Chỉ cách một gang tay mà xa ngàn dặm… “Hai bờ Nam- Bắc chỉ cách nhau một câu hò mà cả dân tộc phải chiến đấu, hy sinh ròng rã 21 năm trời mới có ngày thống nhất.

ký ức những năm tháng hào hùng và bi tráng của dòng sông và nhịp cầu lịch sử Hiền Lương- Bến Hải mãi mãi còn in đậm trong ký ức triệu triệu người Việt Nam. Từ đó, nhắc các thế hệ người Việt Nam phải luôn luôn ghi nhớ sự kiện sông Bến Hải, cầu Hiền Lương chia cắt mà giữ gìn để không xảy ra trong tương lai vì “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Học Sinh Giỏi – Mẫu 12

Bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương học sinh giỏi sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin phong phú viết về minh chứng của một thời chiến tranh đã qua.

Sông Bến Hải và cầu Hiền Lương là địa danh lịch sử nổi tiếng, đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã. Đây cũng là nơi đã chứng kiến những trận chiến ác liệt với bom đạn và cả những trận chiến không có tiếng súng nhưng vô cùng gay go, quyết liệt.

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là cây cầu nối liền thôn Hiền Lương (xã vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh) ở bờ Bắc và thôn Xuân Hoà (xã Trung Hải, huyện Gio Linh) ở bờ Nam.

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã trở thành ranh giới tạm thời chia đất nước ta thành 2 vùng tập trung quân sự. Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà rút quân về miền Bắc, quân đội Liên hiệp Pháp rút quân về miền Nam. Việc phân chia này không có ý nghĩa về mặt chính trị hay lãnh thổ và chỉ có giá trị trong 2 năm, từ năm 1954 đến năm 1956, sau đó Việt Nam sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Nhưng với âm mưu chia cắt đất nước ta, năm 1956, Ngô Đình Diệm-Tổng thống của Việt Nam cộng hòa với sự hậu thuẫn của Mỹ đã không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Giơnevơ quy định. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở thành chứng tích lịch sử trong hơn 20 năm chia cắt hai miền Nam-Bắc. Cây cầu cũng chứng kiến nhiều sự kiện đấu tranh ngoan cường, anh dũng và trở thành một biểu tượng to lớn cho khát vọng thống nhất non sông, sum họp, đoàn tụ của biết bao gia đình và toàn dân Việt Nam.

Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ, mỗi bên có 2 đồn cảnh sát: đồn Hiền Lương Cửa Tùng ở bờ Bắc, đồn Xuân Hoà và Cát Sơn ở bờ Nam. Trong các cuộc chiến diễn ra tại Hiền Lương có lẽ “Chọi Cờ” là cuộc chiến gay gắt và quyết liệt nhất diễn ra trong suốt 14 năm ròng. Từ khi giới tuyến được phân định, chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ của ngụy.

Ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau ném bom một ngày liền, làm cho cầu Hiền Lương bị sập, cột cờ ta bị gãy. Ngay trong đêm đó, ta đã tập trung dựng lại một cột cờ khác với một cột điện nối thêm cây gỗ. Cứ sau mỗi trận đánh, cột cờ bị gãy đỗ, lá cờ bị bom xé rách, quân và dân bờ Bắc lại dựng lên, nhiều cán bộ, chiến sĩ của ta đã dũng cảm hy sinh để bảo vệ lá cờ như trái tim của Tổ quốc. Có những câu chuyện đã trở thành huyền thoại về những bà mẹ vá cờ bên bờ Hiền Lương kể lại cho các thế hệ mai sau.

Cầu Hiền Lương không chỉ là cuộc chiến đấu cờ, mà còn là cuộc chiến màu sơn. Cầu Hiền Lương được dựng từ năm 1928, sau nhiều lần sữa chữa, đến năm 1952, thực dân Pháp cho xây lại cầu với chiều dài 178m, rộng 4m; cầu có 7 nhịp, trụ được đổ bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, còn mặt cầu được lát bằng ván gỗ thông. Đường ranh phân chia Nam – Bắc là một vạch sơn trắng rộng 1cm làm ranh giới hai miền. Hàng ngày công an và cảnh sát hai miền gác, đổi phiên qua về theo chế độ liên hợp.

Để tạo nên hình ảnh chia cắt đất nước ta, Mỹ- Chính quyền Sài Gòn chủ động sơn màu xanh nửa cầu phía Nam. Nhưng với ý nguyện “thống nhất non sông”, chúng vừa sơn xong đầu hôm, thì trong đêm, công an ta sơn nửa phần cầu bờ Bắc bằng màu xanh cho hòa một màu. Thời gian sau chúng lại cho người ra sơn lại phần cầu phía Nam bằng màu nâu. Cứ thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Hễ địch sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập, thì lập tức ta sơn lại thành một màu chung.

Đấu tranh màu sơn trên cầu Hiền Lương là một hình thức đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của quân và dân ta. Bên ven bờ Hiền Lương trong những năm tháng chia cắt, ngoài đấu cờ, đấu màu sơn, đó còn là cuộc chiến âm thanh-đấu loa giữa ta và địch. Sau Hiệp đinh Genève, nhằm giáo dục, động viên nhân dân đấu tranh thống nhất đất nước, ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bố thành 5 cụm suốt chiều dài 1.500 mét ở bờ Bắc. Mỗi cụm 24 loa loại 25 W hướng về bờ Nam. Mỗi ngày, hệ thống loa của ta phát đi chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền thanh Vĩnh Linh, chương trình ca nhạc, ngâm thơ, kịch, dân ca.

Tức tối trước sự việc này, mấy tuần sau, Mỹ- Diệm liền gắn ở bờ Nam những cụm loa do Tây Đức, Úc sản xuất có công suất lớn, phát inh ỏi, lấn át cả loa phát của ta. Để “đấu khẩu”, Mỹ- Diệm đã tung ra Bến Hải những tên tâm lý chiến nguy hiểm. Mỗi ngày chúng nói từ 14 đến 15 tiếng đồng hồ, một hai giờ sáng đã mở hết công suất loa. Đầu năm 1960, một giàn loa Mỹ với công suất lớn được đưa đến bờ Nam.

Chính quyền Việt Nam cộng hoà cho rằng, với hệ thống loa này sẽ vang xa đến Quảng Bình, dân bờ Bắc sẽ nghe rõ tiếng nói của chánh nghĩa quốc gia. Không chịu thua, phía bờ Bắc đã tăng thêm hệ thống loa gồm một chiếc loa có đường kính vành loa 1,7m, 4 loa loại 250W. Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép kiên cố, riêng chiếc loa 500W được đặt trên xe lưu động. Đến năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, hệ thống loa của hai bờ ngừng hoạt động.

Cuộc kháng chiến 21 năm bên bờ Hiền Lương là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta. Đất nước thống nhất hòa bình, người mất, người còn; Nhưng công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được sử sách khắc ghi. Để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.

Chiến tranh đã lùi xa, đất nước hoà bình, thống nhất, hiện nay khu di tích đôi bờ Hiền Lương vẫn còn lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật và còn đó, những di tích lịch sử gắn với một thời đất nước bị chia cắt: Cầu Hiền Lương, cột cờ ở bờ Bắc, Nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, cụm tượng đài “khát vọng thống nhất”, Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” ở bờ Nam.Hơn nửa thập kỷ đi qua, “vùng đất lửa” năm xưa đã thay da đổi thịt. Vùng đất khói bom nghịt trời năm xưa nay đã nhường chỗ cho những cánh đồng bạt ngàn lúa, hồ tiêu, rừng cao su xanh ngút ngàn.

Ghé thăm Đôi bờ Hiền Lương –Bến Hải là dịp để mỗi người dân Việt Nam ôn lại những ký ức hào hùng, bi tráng, mỗi một chúng ta tôn vinh và tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông vì độc lập tự do của Tổ quốc. Những di tích lịch sử ở đôi bờ Hiền Lương –Bến Hải là di sản của khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Gợi ý tuyển tập 💧 Thuyết Minh Về Cát Bà 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Ý Nghĩa – Mẫu 13

Tham khảo bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương ý nghĩa với cách diễn đạt giàu hình ảnh trong nội dung dưới đây:

Đất nước ta nhiều sông nhiều suối, nên có rất nhiều cầu bắc qua. Cây cầu không những chỉ tạo cho việc giao thông đi lại thuận tiện mà còn cho dòng sông thêm vẻ đẹp ở dòng sông ấy quê hương ấy. Trên đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã không ít có những cây cầu, những dòng sông đi vào lịch sử ghi danh địa danh chiến thắng hào hùng như: Cầu Lai Vu, cầu Phú Lương (Hải Dương), cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)…

Nhưng có một cây cầu duy nhất không được thơ mộng như cầu Tràng Tiền (Huế) mà lại được đi vào thơ, ca, nhạc, họa khá nhiều. Cây cầu đó lại lấy làm “mốc giới” tạm thời gần 21 năm chia cắt đất nước từ năm 1954-1975: Đó là cầu Hiền Lương.

Nằm ở cây số 785 thuộc quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam, cầu Hiền Lương thuộc tên làng Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đoạn bắc qua sông rộng không quá 200m. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, với 894 thanh ván nhỏ lát ngang mặt cầu. Cầu Hiền Lương xây dựng năm 1928. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7-1954, chính quyền Sài Gòn là chủ nửa bên cầu phía Nam – phía Bắc thuộc ta quản lý, như vậy cầu chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bên ta sơn màu xanh, bên ngụy sơn màu trắng.

Cây cầu Hiền Lương đã qua ngót 10 lần tu bổ nâng cấp, đến nay, cầu Hiền Lương có chiều dài 230m, gần 7 nhịp, rộng 11,5m2. Thời kỳ đất nước chưa thống nhất, trên hai đầu cầu Hiền Lương dựng hai cột cờ. Cột cờ phía Bắc là cờ đỏ sao vàng; cột cờ phía Nam nền vàng ở giữa có ba gạch đỏ, nhân dân ta gọi cờ của ngụy là cờ ba que là vậy.

Cột cờ bên bờ Bắc, lúc đầu làm bằng cây bương; ngụy quyền muốn khuếch trương thay thế và làm cột cờ bằng trụ thép, cao 34m và treo cờ rộng 94m2. Thấy vậy bà con Vân Kiều bên bờ Bắc lên rừng Trường Sơn, tìm cây gỗ kiềng cao 36m về làm cột cờ và may cờ rộng 120m2. Bọn Mỹ – ngụy tức tối, cho xây cột cờ của chúng cao thêm 2m. Bà con ta lại hạ cột gỗ kiềng xuống để xây cột cờ bằng bê tông cốt thép cao 40m.

Trên báo Nhân Dân số Tết Canh Tý (năm 1960), nhà thơ Gia Ninh (1917-2004) người con của Quảng Bình đã viết bài thơ “Ngọn cờ Hiền Lương“:

“Gió bay tung đỏ ngọn cờ
Ánh sao vàng tỏa đôi bờ Hiền Lương
Xa nhau từ buổi lên đường
Cờ bay, ngỡ thấy sao vàng mũ anh”.

Bài thơ nói lên thủy chung người vợ bờ Nam với người chồng ra đi tập két bờ Bắc đầy lạc quan tin tưởng. Còn đối với nhân dân ta muôn lòng như một:

“Gươm nào chém được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn
Bắc Nam một tấm lòng son
Chúng mày cắt biển chia non được nào?”.

(Ta đi tới – Tố Hữu)

Sông Bến Hải, còn gọi là sông Hiền Lương, nhà văn Nguyễn Tuân thì gọi là sông Tuyến (vì nằm ở Vĩ tuyến 17) và ông đã có một bài tùy bút mang tên “Sông Tuyến” nổi tiếng. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tác giả bài hát “Câu hò trên bến Hiền Lương” nói về sự ra đời của bài hát này: “Tôi viết bài đó vào năm 1957. Đứng bên này cầu nhìn tuốt vào trong đó, rất nhờ và rất buồn.

Bấy giờ mây đen còn bao phủ miền Nam, không phải là mình kém lòng tin đâu, nhưng đúng là cái buồn đó đã vận vào câu hát “Thuyền ơi có nhớ bến chăng! Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền! Nhắn ai giữ vững đợi thuyền. Trong cơn bão táp vẫn nguyền lòng son”. Bài hát này đã được ca sĩ Tân Nhân hát lần đầu, đậm đà trữ tình truyền cảm, mãnh liệt trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam.

Không chỉ có thơ và nhạc hay về cầu Hiền Lương, mà cột cờ Hiền Lương, sông Hiền Lương cũng đã đi vào tiểu thuyết, phim ảnh. Đặc biệt bộ phim “Chung một dòng sông”. Nội dung ca ngợi mối tình Nam (bờ Bắc Hiền Lương), nữ (bờ Nam sông Hiền Lương) và tinh thần đấu tranh bất khuất của quân và dân bờ Nam đối với Mỹ – ngụy. Bộ phim này đã được giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim truyện Việt Nam lần thứ 3 năm 1973.

Giờ đây, trên đường số 1 mới, đã có cầu Hiền Lương mới, nhưng cầu Hiền Lương ngày ấy vẫn tồn tại bên cạnh như chứng nhân lịch sử và đi vào lịch sử như một huyền thoại. Mãi mãi cột cờ và cầu Hiền Lương là một biểu tượng của sự thống nhất Bắc-Nam.

Cầu Hiền Lương, sông Hiền Lương, cột cờ Hiền Lương – ba tên gọi khác nhau, nhưng cùng một điểm đến! Điểm hẹn, cho khách tham quan du lịch, cho các thế hệ người Việt tìm về “địa chỉ đỏ” trên trục Bắc Nam – trên một dòng sông Hiền Lương.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sinh Động – Mẫu 14

Đón đọc văn mẫu thuyết minh về cầu Hiền Lương sinh động để trau dồi cho mình những ý văn hay và cách viết giàu ý nghĩa biểu đạt.

Quảng Trị nhìn trên bản đồ như vòng eo thắt của mảnh đất Việt Nam hình chữ S, có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong lịch sử, nơi có cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải. Cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải tại km 735 thuộc thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Theo sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì sông Hiền Lương xưa mang tên Minh Lương, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, đổ ra cửa Tùng. Sông có chiều dài khoảng 70km, nơi rộng nhất 200m. Dưới thời vua Minh Mạng (1791-1841), do tên sông trùng với chữ “Minh” phạm phải kiêng húy tên vua, nên được đổi thành Hiền Lương.

Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải. Dưới thời Pháp thuộc, sông có tên Bến Hải. Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ngày nay thuộc thôn Xuân Hòa (xã Trung Hải, Huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) và thôn Hiền Lương (xã Vĩnh Thành, Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

Đến năm 1965, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc. Từ đây, quân và dân Bắc giới tuyến bước vào một cuộc chiến đấu mới. Phía bờ Bắc đạn bom mù trời, cột cờ Hiền Lương là mục tiêu đánh phá trước tiên của máy bay, tàu chiến Mỹ. Ngày 2/8/1967, địch tập trung nhiều tốp máy bay thay nhau ném bom một ngày liền, cầu Hiền Lương bị sập và cột cờ bị gãy. Cũng ngay trong đêm đó, các chiến sĩ đặc công thủy Đoàn 126A và dân quân vùng Bắc giới tuyến đã dùng bộc phá đánh sập cột cờ bờ Nam, chấm dứt vĩnh viễn sự hiện diện lá cờ ba que trên bầu trời giới tuyến.

Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ, dài 182,97m, gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim có đánh số thứ tự từng tấm ván. Ngày 17/9/2003, khu di tích lịch sử cầu Hiền Lương được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo. Di tích cầu Hiền Lương được phục chế với cổng chào, nhà liên hiệp, đồn công an giới tuyến, tháp canh… Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và vàng, như từng tồn tại trong lịch sử.

Trong suốt chiều dài của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, lá cờ Hiền Lương là niềm kiêu hãnh, là niềm tin, ý chí, khát vọng và là sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Lễ thượng cờ thống nhất non sông là dịp để tôn vinh những chiến công bất tử, những hy sinh của nhân dân 2 miền Nam- Bắc trong thực hiện khát vọng thống nhất độc lập tự do cả dân tộc. Thực hiện di huấn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Bài Văn Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Đơn Giản – Mẫu 15

Bài văn thuyết minh về cầu Hiền Lương đơn giản với những câu văn ngắn gọn, hàm súc sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất về địa danh này.

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở trung điểm trên hành trình từ Bắc vào Nam, được ví như điểm tỳ vai gánh hai đầu đất nước.

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương, thuộc tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt hơn 20 năm. Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa biển Cửa Tùng. Sông dài gần 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 m, là ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị.

Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải ở km735 trên quốc lộ 1A. Cầu nối liền thôn Hiền Lương (thuộc xã Vĩnh Thành, Vĩnh Linh) ở bờ Bắc và thôn Xuân Hòa (thuộc xã Trung Hải, Gio Linh) ở bờ Nam. Cầu được dựng bằng gỗ năm 1928 với mục đích ban đầu dành cho người đi bộ. Sau nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, năm 1952, Pháp cho xây dựng lại cầu Hiền Lương với trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép và mặt lát bằng gỗ thông.

Sau Hiệp định Geneve (năm 1954), cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành giới tuyến tạm thời thuộc khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền đất nước. Ngày 2/8/1967, cầu Hiền Lương bị bom Mỹ đánh sập. Để phục vụ chiến trường miền Nam, năm 1974, một cây cầu mới được xây bằng bê tông cốt thép với ý nghĩa cây cầu thống nhất non sông. Năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải đã cho xây dựng cây cầu mới dài gần 230 m, rộng 11,5 m nằm ở phía Tây cầu cũ. Tại chân cầu cũ, cây cầu giai đoạn 1952-1967 được phục chế nguyên dạng làm điểm tham quan cho du khách.

Bây giờ, sau bao nhiêu năm tháng đạn bom dội xuống vùng đất này, sau bao nhiêu lần cây cầu bị đánh sập rồi được dựng lại, bao nhiêu lần lá cờ trên kỳ đài rách tươm vì đạn phía bên kia bắn tới, một khung cảnh yên bình đã diễn ra. Đứng bên cầu ngắm nhìn dòng sông Bến Hải trong xanh, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá, nghe câu hò Quảng Trị ngọt ngào và đầy xúc động.

Giới thiệu tuyển tập 🌻 Thuyết Minh Về Cố Đô Huế 🌻 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận