Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò ❤️️ 27+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Tìm Hiểu Về Di Tích Đã Gắn Liền Với Sự Bất Khuất Của Người Chiến Sĩ Cách Mạng.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò
Nhà tù Hoả Lò ở trung tâm Hà Nội là một trong những minh chứng cho tội ác mà thực dân Pháp để lại trên đất nước ta. Tham khảo dàn ý thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò sẽ giúp các em học sinh định hướng và dễ dàng triển khai bài viết của mình.
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về địa danh nhà tù Hoả Lò.
- Cảm nghĩ khái quát về nhà tù Hoả Lò.
II. Thân bài:
a) Giới thiệu khái quát về nhà tù Hoả Lò:
- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Khung cảnh xung quanh
b) Giới thiệu về lịch sử hình thành nhà tù Hoả Lò:
- Nguồn gốc hình thành
- Thời gian xây dựng
c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật ở nhà tù Hoả Lò:
- Đặc điểm kiến trúc của nhà tù Hoả Lò
- Chi tiết cảnh quan của nhà tù Hoả Lò
d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của nhà tù Hoả Lò:
- Ý nghĩa đối với địa phương
- Ý nghĩa đối với đất nước
- Ý nghĩa lịch sử lớn lao trong hai cuộc kháng chiến
- Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
III. Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của nhà tù Hoả Lò.
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về nhà tù Hoả Lò.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò – Mẫu 1
Bài thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò sẽ đưa bạn đọc tìm hiểu về một trang lịch sử đau thương nhưng cũng rất kiên cường, bất khuất của cha ông ta.
Cuối thế kỷ 19, để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp đã bổ sung hệ thống cảnh sát và nhà tù, trong đó phải kể đến nhà tù Hỏa Lò, nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”. Đây là nhà tù thực dân lớn nhất Đông Dương, là minh chứng lịch sử của một quãng thời gian đầy gian lao, biểu tượng tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Nhà tù Hỏa Lò là một địa điểm du lịch Hà Nội – Di tích lịch sử nổi tiếng và không thể bỏ qua khi đến với Thủ Đô. Bởi lẽ nơi đây đã chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình Thực dân Pháp đô hộ.
Nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội, xưa kia vùng đất này thuộc địa phận thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam. Ngày đó, Phụ Khánh là nơi chuyên sản xuất các loại gốm sứ đất nung, nên khu vực này có tên là làng Hỏa Lò. Sau khi thực dân Pháp kiểm soát Hà Nội, chúng đã biến mảnh đất này thành nhà tù nên người dân thường gọi là Nhà tù Hỏa Lò, tuy nhiên tên của nhà tù là Maison Centrale có nghĩa là Nhà tù Trung ương hay Ngục thất Hà Nội.
Nhà tù Hỏa Lò thời ấy được dựng lên để thực hiện mưu đồ đàn áp những ai đối đầu với chế độ thuộc địa, chính vì thế mà nó được xây dựng với quy mô lớn và kiên cố vững chắc thuộc loại nồi đồng cối đá nhất bấy giờ. Năm 1896, Nhà tù được xây dựng với những yêu cầu vô cùng cao về mặt thiết kế cũng như vật liệu xây dựng, trong đó tất cả các kim loại, bản lề, ke cửa, ổ khóa,… đều phải được nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu.
Xung quanh Nhà tù được bảo vệ bởi bức tường bằng đá cao 4m, rộng 0,5m, không chỉ có thế, bên trên bức tường là mảnh chai, dây thép gai vô cùng dày đặc, người tù không thể vượt qua bức tường này mà không nhờ sự trợ giúp nào khác. Bốn góc là bốn tháp canh có khả năng bao quát cả trong lẫn ngoài khu vực Nhà tù Hỏa Lò.
Dưới thời Pháp thuộc, Hỏa Lò được thiết kế với những hạng mục: Một nhà dùng cho canh gác; một bệnh xá; một nhà thương bố thí; hai nhà giam bị can; một phân xưởng thợ mộc, sắt, may, da; năm nhà giam tù nhân; bốn trại xà lim để giam tử tù, tù nhân nguy hiểm. Thiết kế ban đầu của nhà tù chỉ giam giữ khoảng 500 người nhưng thực tế, đã có lúc lên đến 2000 người. Nơi đây giam giữ với những người bị án từ 5 năm trở xuống hoặc tử tù, còn những người bị án trên 5 năm sẽ được chuyển đến nhà tù Sơn La, Côn Đảo,…
Hiện nay nhà tù không còn được giữ so với nguyên bản của nó, tuy nhiên sẽ rất tiếc khi đến Hà Nội mà không ghé thăm nơi này. Bất cứ ai đều có thể tham quan Nhà tù Hỏa Lò tại bất cứ thời điểm nào trong năm kể cả những ngày lễ, đồng thời giá vé vào cửa cũng rất rẻ, chỉ khoảng 30.000 Việt Nam đồng.
Điều bạn cần để thăm Nhà tù này là thời gian và không quên đọc kỹ những nội quy của khu di tích. Nhà tù Hỏa Lò được biết đến là địa ngục trần gian, đây là nhà tù khủng khiếp nhất Đông Nam Á bấy giờ, đồng thời được trang bị những thứ vũ khí tra tấn kinh hoàng và rất nhiều những hình thức ép cung, tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo. Điển hình nhất là máy chém thời trung cổ – thứ vũ khí tra tấn ác mộng nhất khiến Nhà tù Hỏa Lò lọt top những nhà tù đáng sợ nhất thế giới.
Máy chém được thiết kế bằng 2 cột gỗ cao 4m, phía trên là lưỡi đao lớn được giữ bởi chốt, được kích hoạt khi thực hiện những pha tử hình man rợ. Phía dưới là hai miếng ván hình bán nguyệt ghép với nhau thành hình tròn, để giữ đầu của tử tù, phía trước là hộc sắt để đựng đầu tử tội. Khi xưa, máy chém này cũng đã được dùng để hành quyết những chiến sĩ của Việt Nam Quốc dân đảng, trong đó có Nguyễn Thái Học.
Không thể bỏ qua một nơi khác trong nhà tù: Cachot-ngục tối, đây chính là địa ngục của địa ngục, chuyên để giam giữ những kẻ có hành vi cố ý chống đối, hay những phạm nhân nguy hiểm. Đúng như tên gọi, nơi đây vô cùng tối tăm, thiếu không khí và rất chật hẹp. Cachot là nỗi ác mộng kinh hoàng với bất kỳ phạm nhân nào, với những màn tra tấn, đánh đập dã man, tù nhân bị giam giữ ăn ở, ngủ nghỉ, vệ sinh tại chỗ. Hầu như những tù nhân ở đây sau một thời gian đều bị ghẻ lở, phù nề, điên loạn.
Tra tấn, đàn áp dã man là thế nhưng không thể khuất phục tinh thần, ý chí bất khuất quật cường của các chiến sĩ Cách mạng. Những buổi tuyên truyền phong trào, tư tưởng cách mạng của Đảng vẫn âm thầm diễn ra bất chấp những trận đánh đập của cai ngục. Chính nơi đây ngọn lửa phục hận, ánh sáng hy vọng vẫn len lỏi khắp các ngóc ngách tối tăm của nhà tù. Từ sau 1954, nhà tù được chính quyền và nhân dân ta sử dụng với tên gọi “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội”, những năm 1964-1979, Nhà tù Hỏa Lò giam giữ những phi công Mỹ và tù binh chiến tranh biên giới.
Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần chiến đấu kiên cường, quật khởi trước thực dân Pháp của các chiến sĩ cách mạng, vừa là bản án tố cáo những tội ác man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Hay Nhất – Mẫu 2
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhà tù Hoả Lò đã trở thành một nơi “địa ngục trần gian” đầy ám ảnh. Đón đọc bài thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò hay nhất dưới đây:
Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò) ở địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa, vùng đất này thuộc thôn Nam Phụ, tổng Tiền Nghiêm. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Nam.
Phụ Khánh là một thôn chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất (nung và để mộc), đem bán khắp kinh kỳ, nên địa danh này có tên là làng Hỏa Lò. Khi Pháp chiếm Hà Nội, chúng chuyển dân làng đi nơi khác, dỡ bỏ chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoạ để lấy đất xây toà án và nhà tù. Do ở trên đất thôn Hỏa Lò nên nhà tù được người dân gọi là “Nhà tù Hỏa Lò”.
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896 và lấy tên là “Nhà tù Trung ương”. Vị trí mặt bằng của nhà tù nằm trọn trên mảnh đất hình thang thuộc thôn Phụ Khánh. Đối diện với nhà tù về phía đông là toà án, phía tây nam giáp phố Thợ Nhuộm, phía tây giáp phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), phía bắc giáp với đường Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng). “Tổng diện tích Nhà tù Trung ương và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2. Ước tính chi phí xây dựng toàn bộ công trình là 1.212.434 đồng Đông Dương”.
Tại bản hồ sơ số 6692 hiện đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, có ghi lại như sau: “Bản dự án và điều kiện đấu thầu gồm 41 điều khoản, do kiến trúc sư – Giám đốc Sở Xây dựng nhà cửa dân sự dự thảo, hoàn thành ngày 24/1/1896. Kỹ sư trưởng cầu đường – Giám đốc Nha Công chính đã kiểm tra và Toàn quyền Đông Dương duyệt ngày 27/2/1896. Do tính chất đặc biệt khẩn cấp, công trình xây dựng nhà tù Hỏa Lò được tiến hành ngay trong năm 1896”.
Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp đặt vào vị trí quan trọng nhất trong mưu đồ trấn áp những người đối kháng chế độ thuộc địa. Vì vậy, chúng đã cho xây dựng nhà tù này với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương.
Bức tường bao quanh nhà tù được xây dựng bằng đá kiên cố. Dưới chân tường phía trong là một vỉa hè rộng 3m dùng cho lính gác đi tuần tra xung quanh khu vực trại giam. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong đường tuần tra và xung quanh phía ngoài nhà tù. Khu hành chính dành cho việc canh gác, gồm hai ngôi nhà. Tầng một có hành lang ở giữa, bên phải có trạm hiến binh, lối đi ra đường tuần tra, phòng lục sự, phòng tạm giam và phòng gác đêm, bên trái là trạm gác, lối đi ra đường tuần tra, phòng của giám thị trưởng.
Tầng hai dùng làm nhà ở của lính gác với hai mái hiên, một phòng ăn, một phòng khách và bốn phòng ngủ. Một bên là bệnh xá, phía bên phải cầu thang là bếp, kho đồ và xưởng giặt, phía trái cầu thang là bệnh xá của người tù bản xứ, phòng khách, phòng bác sĩ, phòng thuốc và cửa hàng. Tầng hai của ngôi nhà này còn dành cho bị can và tù nhân người Âu. Bên phải có bốn phòng và một bệnh xá của nữ. Bên trái cũng có bốn phòng và một bệnh xá của nam giới.
Các nhà khác chỉ có một tầng và tạo thành ba cụm: cụm bên phải gồm có bốn phòng tạm giam và nhà phụ của giám thị, một phân xưởng, một nhà thương bố thí, một nhà nội trú dùng cho khoảng 30 nữ, một phòng của giám thị cùng với phòng tắm và nhà tiêm, 12 phòng nhỏ (xà lim) dành cho tù nhân nguy hiểm, một trạm hiến binh, một nhà giam chung chứa được 100 bị can.
Phía bên trái có 4 phòng giam và nhà phụ của giám thị trưởng, một nhà giam chung cho 40 bị can, một phòng giám thị. Ở phía cuối dãy có một phòng dành cho khoảng 20 bị can nữ, nhà tiêm, phân xưởng, một phòng giam chung cho 80 bị can, một phòng giám thị. Nước tắm và nước rửa do nhà máy nước của thành phố Hà Nội cấp.
Yêu cầu về xây dựng, nguyên vật liệu rất cao và hết sức nghiêm ngặt. Điều 17 trong các điều kiện đấu thầu ghi rõ: “Tất cả kim loại được dùng phải nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu. Các ổ khoá bản lề, ke cửa, đinh móc và các góc cửa phải là những loại có chất lượng hàng đầu và được kiến trúc sư chấp nhận. Tất cả các khoá và đồ kim loại phải được đặt cẩn thận và phải khớp trong các khe và rãnh soi để sẵn”.
Điều 19 quy định “Kính tấm được sử dụng phải là kính được chuyển từ Pháp sang, kính phải rất rõ và không có bọt”. Điều 30 quy định “Kiểm tra thổ nhưỡng móng: ngay sau khi đào đất xong, người thầu khoán phải mời kiến trúc sư đến để kiểm nghiệm đất móng và nếu được, kiến trúc sư sẽ cấp giấy phép bắt đầu xây dựng”. Điều 8 quy định “Vật liệu xây bằng gạch: gạch phải được thấm nước trước khi xây để dễ bám vữa. Những chỗ xây nối không dày quá từ 0,007m đến 0,008m…”.
Năm 1912, nhà tù Hoả Lò sửa chữa nhà kho thành nơi giam tù nhân là trẻ em. Năm 1917, làm lại các công trình vệ sinh và hố lọc. Năm 1945, cho nâng cao bức tường bao quanh nhà tù ở mặt phố Hỏa Lò xây cao thêm 1,5m; còn lại ba mặt phố Hai Bà Trưng, Quán Sứ, Thợ Nhuộm xây cao thêm 2m… Thiết kế ban đầu, thực dân Pháp định nhốt 450 tù nhân, nhưng trên thực tế đã giam đến 2.000 người. Thậm chí trong kháng chiến, họ giành 1/4 nhà tù làm Trại tù binh số 1. Nhà tù Hỏa Lò là nơi thực dân Pháp đã từng giam cầm hàng vạn chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam ở khắp các tỉnh thuộc xứ Bắc kỳ và nhượng địa Đà Nẵng.
Với tính chất là nhà giam, nhà pháp lý, nhà trừng giới, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp trang bị hết sức tối tân với các công cụ dùng cho các hình phạt nặng nề và hiểm độc nhất với tù nhân, đặc biệt các tù nhân là những chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam. Từ sau ngày hoà bình lập lại (10/10/1954), nhà tù được đổi tên là “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội” và giao cho Ủy ban Quân quản Hà Nội, trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố. Trong những năm 1964 đến năm 1973, nhà tù Hỏa Lò còn là nơi giam giữ những phi công Mỹ.
Năm 1993, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô, Nhà nước Việt Nam quyết định: một phần của nhà tù Hỏa Lò được sử dụng để xây dựng “Tháp trung tâm” dùng làm khách sạn, văn phòng cho thuê; một phần tiếp giáp đường phố Hỏa Lò được bảo tồn, tôn tạo thành Khu Lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò.
Nhà tù Hỏa Lò được công nhận là di tích lịch sử. Hiện nay, di tích nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “Địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Ngắn Gọn – Mẫu 3
Bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò ngắn gọn với cách viết súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng tìm hiểu cụ thể về di tích này.
Nhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò là một nhà tù do thực dân Pháp xây dựng trên khu đất xưa thuộc làng Hoả Lò, nay có địa chỉ: số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Nhà tù này được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu đất thuộc làng Hoả Lò (chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất, đem bán khắp kinh kỳ) lúc đó là ngoại vi thành phố với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương, có tổng diện tích là 12.908m2. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Tên tiếng Pháp của nhà tù này là Maison Centrale tiếng Việt là Nhà tù Trung ương, lúc bấy giờ thường gọi là Ngục thất Hà Nội.
Ngục Hỏa Lò được chia thành bốn khu (A, B, C và D). Khu A và B dành cho phạm nhân đang được cứu xét và phạm nhân nguy hiểm. Khu C giam giữ phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc. Khu D là nơi câu cấm phạm nhân bị án tử hình chờ ngày duyệt y hoặc giảm án. Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục.
Năm 1899 nhà tù Hỏa Lò xây dựng chưa hoàn thiện, nhưng đã phải đưa vào sử dụng ngay vì việc thực dân Pháp bắt hàng loạt người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Những năm sau đó, nhà tù thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, tăng thêm diện tích các phòng giam… Nơi đây từng giam phần đông là tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp và số ít là tù thường phạm và tù ngoại kiều. Với những người bị án đến 5 năm hoặc tử hình thì thực dân Pháp cho giam giữ ở Hỏa Lò, còn những người bị án 5 năm trở lên chúng chuyển đi nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo và một số nhà tù khác.
Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc, dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn, đánh đập dã man và giam cầm hàng vạn lượt chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng đã phải hy sinh, nhưng ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước không hề khuất phục. Họ đã biến nhà tù thành trường học, nơi giác ngộ tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng.
Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo 🔥 15 Bài Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Nhà Tù Hỏa Lò Lịch Sử – Mẫu 4
Đón đọc bài thuyết minh nhà tù Hỏa Lò lịch sử để cùng nhắc nhớ một giai đoạn kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc của cha ông ta.
Du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến thăm Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình đều dành thời gian tới tham quan, tìm hiểu, khám phá về Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, nơi ghi đậm dấu ấn về lịch sử của dân tộc Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong thời gian qua, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã luôn đổi mới, đa dạng các hoạt động chuyên môn và phục vụ để nơi đây thực sự là điểm đến, thu hút nhiều đối tượng du khách.
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm Thành phố Hà Nội. Năm 1896, thực dân Pháp cho xây dựng Nhà tù Hỏa Lò nhằm giam giữ những chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Ban đầu, nhà tù được đặt tên là Maison Centrale (Đề lao Trung ương Hà Nội). Nhưng do nhà tù được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội – làng nghề thủ công truyền thống chuyên sản xuất các loại bát, đĩa, siêu, ấm, bếp lò… bằng đất nung nên còn có tên Nôm là làng Hỏa Lò. Và tên gọi “Nhà tù Hỏa Lò” thường được người dân quen gọi bởi lẽ đó.
Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp khẳng định là công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cao 4,5m, dày 0,5m, có cắm mảnh thủy tinh và hệ thống điện cao thế ở trên. Bốn góc nhà tù là bốn tháp canh dùng làm nơi binh lính tập trung canh gác, quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam.
Hiện nay, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị lịch sử như: Cổng chính nguyên bản của Nhà tù Hỏa Lò; Hai cửa cống ngầm tù chính trị dùng vượt ngục Nhà tù Hỏa Lò năm 1945 và 1951; Máy chém thực dân Pháp dùng hành hình tù nhân tại Nhà tù Hỏa Lò hoặc đưa về nhiều địa phương trên cả nước để hành quyết tù nhân như: Xử tử hình 7 chiến sỹ trong tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1913), chiến sỹ cộng sản trẻ tuổi Nguyễn Hoàng Tôn (1931) ngay trước cổng nhà tù; Ông Nguyễn Thái Học và 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930), Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Hồ Ngọc Lân tại Hải Phòng (1932)…
Nhà tù Hỏa Lò là “địa ngục trần gian giữa lòng Hà Nội”. Nơi đây, nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Đó là các nhà Nho yêu nước như: Cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc. Đến các đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười… những người con ưu tú của dân tộc ta, sau này trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ cách mạng khác.
Trong tù, với chế độ giam giữ hà khắc, sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng, nhưng các chiến sỹ vẫn giữ vững ý chí đấu tranh. Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “trường học”, là môi trường rèn luyện tư tưởng, ý chí đấu tranh cách mạng. Trong tù, xuất hiện các lớp huấn luyện chính trị tập trung, các tờ báo Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí… ra đời khiến kẻ thù phải nể phục. Năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm bí thư đã phát huy vai trò người lãnh đạo, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh, giành thắng lợi.
Sau ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng (10/10/1954), Nhà tù Hỏa Lò đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng. Từ năm 1964 – 1973, một phần của Nhà tù Hỏa Lò được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có P. Peterson – sau này là Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam, John McCain – một trong hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2008…
Năm 1993, một phần của Nhà tù Hỏa Lò được dỡ bỏ để mở rộng đường phố và xây dựng Tháp trung tâm Hà Nội. Phần còn lại có diện tích là 2.434m2 trở thành Di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Thủ đô. Nơi đây, còn lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sỹ yêu nước.
Do làm tốt công tác bảo tồn, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò hiện còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu quý, được trưng bày khoa học, được đánh giá là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Gửi tặng bạn 💕 Thuyết Minh Về Cầu Hiền Lương Sông Bến Hải 💕 15 Bài Hay Nhất
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Chọn Lọc – Mẫu 5
Tham khảo văn mẫu thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò chọn lọc với những góc nhìn sâu sắc về giá trị và ý nghĩa lịch sử của địa danh này.
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò ngày nay là phần còn lại của góc phía Đông Nam của Đề lao Trung ương Hà Nội (La Prison Centrale de Ha Noi). Đây là một nhà tù lớn được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896, trên đất làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Phụ Khánh là làng nghề chuyên sản xuất đồ gia dụng bằng đất và được nung bởi những chiếc lò quanh năm đỏ lửa, nên làng còn có tên Nôm là Hỏa Lò, nhà tù này cũng được mang tên Hỏa Lò bởi lẽ đó.
Để có diện tích 12.908m2 xây dựng nhà tù, chính quyền thực dân Pháp đã cho di dời 48 hộ dân, phá bỏ nhiều công trình kiến trúc tôn giáo. Nhà tù Hỏa Lò cùng các thiết chế khác như: Sở Mật thám, Tòa Đại hình tạo thành thế kiềng ba chân, một hệ thống pháp chế liên hoàn, phục vụ đắc lực cho bộ máy cầm quyền của thực dân Pháp trong việc đàn áp các phong trào đấu tranh của những người Việt Nam yêu nước.
Phải sống trong hoàn cảnh bị giam giữ hà khắc tại Nhà tù Hỏa Lò, nhưng các chiến sĩ cách mạng vẫn tổ chức nhiều hoạt động như: học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, họ đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh với kẻ thù để phản đối chế độ giam giữ, đòi quyền lợi của tù chính trị… Vượt lên tất cả, các chiến sĩ đã: “Biến nhà tù thành trường học cách mạng”, thành nơi rèn luyện lý tưởng, bồi dưỡng ý chí đấu tranh của những người cách mạng.
Ngay tại chính nhà tù này, thực dân Pháp đã từng giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng kiên trung, trong số đó có 5 đồng chí: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, sau này trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam; và nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc khác của cách mạng Việt Nam như: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh…
Bằng sự mưu trí và lòng dũng cảm, các chiến sĩ cách mạng trong Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức nhiều cuộc vượt ngục để thoát khỏi nhà tù, tiêu biểu là: Cuộc vượt ngục vào tháng 12/1932 của 7 tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò từ nhà thương Phủ Doãn (Nay là Bệnh viện Việt Đức.
Cuộc vượt ngục bằng cách chui qua đường cống ngầm hay trèo tường, ngụy trang trốn thoát ra ngoài bằng lối cổng chính của hơn 100 tù chính trị vào tháng 3/1945; Cuộc vượt ngục của 16 tù tử hình bằng cách chui qua đường cống ngầm tháng 12/1951. Thành công từ những cuộc vượt ngục này góp phần khẳng định tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi hoàn toàn vào tháng 10/1954, đây cũng là thời điểm những chiến sĩ cách mạng cuối cùng bị thực dân Pháp giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò đã được trao trả tự do. Trong thời kỳ từ 1964 đến 1973, một phần Nhà tù Hỏa Lò được Nhà nước Việt Nam sử dụng để tạm giam tù binh phi công Mỹ. Tại đây, tù binh phi công Mỹ được đối xử theo đúng Luật pháp Quốc tế về tù binh chiến tranh, thể hiện rõ chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước Việt Nam đối với những người đã từng là “kẻ thù”của nhân dân Việt Nam.
Năm 1993, Chính phủ Việt Nam quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng Nhà tù Hỏa Lò. Phần lớn diện tích của Nhà tù Hỏa Lò được dành cho việc phát triển kinh tế. Phần còn lại có diện tích 2.434m2, được gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và trở thành một điểm tham quan học tập tại Thủ đô Hà Nội.
Hiện nay, Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò còn lưu giữ các đơn nguyên kiến trúc gốc và nhiều hiện vật có giá trị như: máy chém dùng để hành quyết tù nhân, cửa cống ngầm nơi tù nhân tham gia vượt ngục cùng nhiều tài liệu quý. Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã và đang trở thành một địa điểm tham quan hấp dẫn đối với khách du khách trong nước và quốc tế khi muốn tìm hiểu sâu về lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Đặc Sắc – Mẫu 6
Bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò đặc sắc sẽ mang đến cho bạn đọc những ý văn hay và góc nhìn sâu sắc về giá trị lịch sử của di tích này.
Bên cạnh số lượng di tích lịch sử – văn hóa đồ sộ, Thủ đô Hà Nội còn có hàng trăm di tích cách mạng, gắn với phong trào yêu nước, quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, một địa chỉ đỏ, là một chứng tích tội ác của thực dân Pháp, nhưng cũng là nơi tỏa sáng tinh thần yêu nước và ý chí kiên cường của nhân dân Việt Nam, đó chính là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
Hỏa Lò là nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương, xây dựng ngay giữa trung tâm Hà Nội, thủ phủ của Chính quyền thực dân Pháp. Tính chất quan trọng của Nhà tù Hỏa Lò thể hiện ngay ở việc thiết kế kiến trúc, các phòng giam và tường bao đặc biệt kiên cố; vật liệu xây dựng là những loại có chất lượng tốt nhất. Các phòng giam, xà lim tại Nhà tù Hỏa Lò tuy khác nhau về diện tích, chức năng giam giữ nhưng đều có điểm chung: chật hẹp, thiếu ánh sáng, ngột ngạt và mất vệ sinh.
Hệ thống trưng bày thường xuyên tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã thể hiện rõ các nội dung: Nhà tù Hỏa Lò là nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, cũng là nơi rèn luyện ý chí kiên trung, bất khuất của những người cách mạng. Và ngày nay, di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho nhiều thế hệ người dân Việt Nam, giúp họ nâng cao lòng tự hào dân tộc và sống có trách nhiệm với Tổ quốc.
Trong chốn “địa ngục trần gian” Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, Trại giam Tù binh Phú Quốc, kẻ thù đã thi hành chế độ sinh hoạt và lao dịch hà khắc, với mục đích dùng sự khổ ải để khuất phục ý chí những người Việt Nam yêu nước. Nhưng, không một phút buông xuôi, các chiến sĩ cách mạng luôn quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục táo bạo, như những cánh chim khao khát tự do, bay đến vùng ánh sáng cách mạng.
Sự bảo tồn và giữ gìn di tích nhà tù Hoả Lò sẽ giúp khách tham quan hiểu hơn về những “địa ngục trần gian”, sự hy sinh lớn lao của những người con yêu nước đã ngã xuống vì hai tiếng hòa bình cho dân tộc. Hiểu để trân trọng và tự hào, để ý thức sâu sắc hơn: hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc hôm nay phải đổi bằng tuổi xuân, xương máu của bao lớp cha anh đi trước.
Mỗi năm, Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón hàng trăm nghìn lượt du khách trong và ngoài nước viếng thăm. Chuyến hành trình về nguồn đã mang lại nhiều cung bậc cảm xúc và sự ấn tượng đặc biệt trong lòng mỗi người dân và du khách tham gian. Trong không khí trang nghiêm tại Đài Tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò, những người dân và du khách trong và ngoài nước đã thành kính dâng nén nhang thơm, những bông hoa tươi thắm, tri ân những người con đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Quá khứ anh hùng của dân tộc luôn nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát của thế hệ cha ông. Tháng 7, cả nước hướng về Ngày Thương binh Liệt sỹ, tưởng nhớ, tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống vì bình yên Tổ quốc để có được ngày hôm nay.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào 🌺 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Đạt Điểm Cao – Mẫu 7
Để viết bài thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò là một trong những địa chỉ đỏ của du lịch về nguồn của Hà Nội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới các tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước. Đây cũng là nơi thu hút đông khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu.
Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm TP Hà Nội do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1896 nhằm giam giữ những người Việt Nam yêu nước đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Ðược xây trên đất của một làng nghề với các lò nung gốm, cho nên nơi đây thường được gọi là Nhà tù Hỏa Lò. Với thiết kế ban đầu dự định giam giữ khoảng 450 tù nhân, nhưng cùng với các phong trào cách mạng sục sôi, thực dân Pháp phải nhiều lần mở rộng các khu vực nhà giam lên 2.000 người với các trang thiết bị, công cụ tra tấn và chế độ lao lý hà khắc.
Ðây là một trong những nhà tù được canh phòng cẩn mật với bức tường bằng đá, cốt thép cao 4 m, dày 0,5 m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có lính gác ngày đêm. Hệ thống phòng giam được xây dựng kiên cố với các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí cùng những tên cai ngục dữ dằn.
Hàng vạn chiến sĩ cách mạng Việt Nam ở khắp các tỉnh phía bắc từng bị giam cầm tại đây. Trong đó có nhiều chí sĩ yêu nước, đến các lãnh tụ của Ðảng cùng nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng. Dù bị giam hãm trong ngục tù, tra tấn dã man, song những người con ưu tú của dân tộc vẫn giữ vững ý chí đấu tranh, biến nhà tù trở thành trường học cách mạng, là môi trường rèn luyện ý chí và tư tưởng cách mạng. Nhiều lớp huấn luyện chính trị đã được thành lập, rèn luyện cho phong trào cách mạng nhiều chiến sĩ kiên trung.
Sau ngày Thủ đô giải phóng năm 1954, Nhà tù Hỏa Lò được đổi tên thành Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội và trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Hà Nội. Trong thời kỳ chống chiến tranh ném bom phá hoại của đế quốc Mỹ, nhà tù còn là nơi giam giữ nhiều phi công Mỹ bị ta bắt giữ.
Hiện tại, trên diện tích phần lớn Nhà tù Hỏa Lò xưa kia đã trở thành một trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê. Phần còn lại được bảo tồn, tôn tạo thành Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò. Nơi đây trở thành bảo tàng di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của Thủ đô, lưu giữ các hiện vật, hình ảnh, tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày và các chứng tích tội ác của thực dân Pháp.
Tại khu di tích, hiện có đài tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò với các mô hình tái tạo hình ảnh lao tù thực dân cùng chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng. Ðây cũng là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta với những phi công Mỹ từng bị bắn rơi trên bầu trời miền bắc.
Với nội dung trưng bày được sắp xếp theo chủ đề ở từng thời điểm, áp dụng công nghệ thuyết minh hiện đại, giúp khách chủ động trong tham quan, tìm hiểu cùng việc xây dựng nhiều chương trình trải nghiệm hấp dẫn, di tích lịch sử Khu lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò thường xuyên đón nhiều khách trong nước và ngoài nước, nhất là vào những ngày này khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và nâng cao kỹ năng viết.
Nhà tù Hỏa Lò, nơi được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục” trong thời gian thực dân Pháp đô hộ nước ta. Chiến tranh đã qua đi hơn nửa thế kỷ nhưng những bằng chứng tố cáo sự tàn nhẫn của nó lại vẫn còn đó.
Tại làng nghề gốm thủ công thuộc làng Vĩnh Khánh, tổng Vĩnh Xương, Thọ Xương, Hà Nội, nơi thực dân Pháp đã lựa chọn để xây dựng nhà tù Hỏa Lò vào năm 1896. Nhà tù Hỏa Lò có tên tiếng Pháp là “Maison Centrale”, nghĩa là “Đề Lao Trung Ương” hay còn gọi là “ Ngục thất Hà Nội”. Đây là nơi thực dân Pháp đã giam cầm và tra tấn cả tinh thần lẫn thể xác của các chiến sĩ yêu nước, của các nhà cách mạng. Rất nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng bị giam giữ tại đây.
Tổng diện tích xây dựng ban đầu của nhà tù Hỏa Lò vào khoảng 12.000 m vuông, là nhà tù rộng và kiên cố nhất khu vực Đông Dương. Nhà tù Hỏa Lò được thiết kế thành 4 khu: A, B, C, D với tường bao quanh cao 4m dày 0.5m được gia cố thêm mảnh thủy tinh và dây thép điện. Khu A, B là khu vực giam giữ các phạm nhân đang điều tra, phạm nhân không quan trọng hoặc những người vi phạm kỷ cương của nhà tù. Khu C dành cho tù nhân Pháp hoặc ngoại quốc. Khu D dành cho phạm nhân đang chờ thụ án tử hình.
Ngày nay, Hỏa Lò chỉ rộng hơn 2.400 m vuông, được giữ lại và bảo tồn nhằm phục vụ tham quan du lịch hay những ai muốn tìm hiểu và tận mắt chứng kiến nhà tù thực dân như thế nào. Trong suốt quãng thời gian hoạt động, nhà tù Hỏa Lò đã giam cầm và tra tấn biết bao chiến sĩ và nhà cách mạng, họ dùng những thiết bị tra tấn, ép cung hết sức tàn nhẫn. Trong đó phải kể đến “cỗ máy chém”, một công cụ tra tấn đưa nhà tù Hỏa Lò trở thành “địa ngục trần gian”, lọt vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới và top 5 điểm đến đáng sợ nhất Đông Nam Á.
Máy chém là nỗi kinh hoàng được nhắc tới nhiều nhất ở Hỏa Lò, được thiết kế bằng hai cây sắt cao 4m, với lưỡi dao được giữ ở trên cao bằng chốt, phía dưới được thiết kế giá hẹp cho tử tù để đầu vào. Tháng 01/1930, máy chém được đưa lên Yên Bái để hành quyết 13 chiến sĩ cách mạng Việt Nam đứng đầu là Nguyễn Thái Học trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Trong suốt những năm từ 1986 đến năm 1954, vũ khí dã man này được chuyển từ nhà giam này đến nhà giam khác xứ Bắc Kỳ.
Đối với các phạm nhân nữ, thực dân Pháp có những thủ đoạn tra tấn cực kỳ dã man như: giật điện bằng máy quay điện hay dùng ba toong để nhục hình chị em tù chính trị. Nếu máy chém là vũ khí tra tấn tàn nhẫn nhất thì “ngục tối” là nơi đáng sợ nhất khi nói đến Hỏa Lò, được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”.
Bất cứ phạm nhân nào nghe đến ngục tối đều cảm thấy ám ảnh kinh hoàng, với những cái tát nảy lửa, những trận đòn ghê rợn, bị gông, cùm, ăn ở, vệ sinh, đều chỉ trong một không gian chật hẹp và tăm tối. Thiết kế những không gian giam giữ riêng biệt khiến phạm nhân không thể nằm ngủ, bao phủ bằng một không gian tối tăm, những ai từng bị nhốt ở đây một thời gian đều bị phù, ghẻ lở và thiếu dưỡng chất do thiếu vệ sinh và ánh nắng mặt trời.
Thực dân Pháp rất chú trọng trong việc xây dựng nên tất cả các thiết kế cửa, khóa, gông cùm ở đây đều là các thiết kế chuyên biệt mang từ bên Pháp sang được quản lý vô cùng chặt chẽ. Hòa Lò là “địa ngục của địa ngục” những ai đã bước chân qua cánh cổng gỗ lim đều phải chịu những trận tra tấn tàn độc. Không chỉ bị tra tấn bởi những thủ đoạn dã man, tù nhân còn bị bắt đi lao dịch nặng nề như sửa chữa nhà ở, lao dịch những nơi ở của các giám ngục, giã gạo hay đi lao dịch tại các chiến trường. Những phạm nhân bị kết án tử hình chờ ngày hành quyết đều bị giam cầm ở khu vực riêng, nằm tận sâu bên trong khu nhà giam, phải đi qua ba lần cửa sắt.
Với thiết kế chuyên biệt, quy định nghiêm ngặt thực dân Pháp luôn tự đắc nhà tù Hỏa Lò là nơi “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, con kiến cũng không lọt, tuy nhiên vẫn có những cuộc vượt ngục thành công của tù chính trị tại Hỏa Lò khi cưa song sắt cống ngầm dưới sân trại tử hình để chui ra ngoài, một số cán bộ đã chạy thoát, một số bị bắt. Xong dù bị bắt, bị giam cầm, bị tra tấn nhưng tinh thần bất khuất, của các chiến sĩ yêu nước, các nhà cách mạng vẫn giữ vững tinh thần, khí tiết biến nhà giam thành nơi học tập, truyền bá và lý luận tư tưởng cách mạng.
Các chiến sĩ cách mạng vượt ngục thành công, quay trở về với nhân dân lại tiếp tục tham gia hoạt động, đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1954 sau khi giành chiến thắng giải phóng Miền Bắc, nhà nước Việt Nam quản lý nhà tù Hỏa Lò, dùng nó làm nơi giam giữ những người vi phạm pháp luật và tạm giam phi công Mỹ bị bắn rơi hay lính Mỹ bị bắt khi ném bom bắn phá Miền Bắc – Việt Nam.
Nhà tù Hỏa Lò hiện nay còn trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật phản ánh thủ đoạn tra tấn dã man và cuộc sống gian khổ của tù chính trị Việt Nam khi bị giam giữ tại đây. Bạn có thể viếng thăm Đài Tưởng Niệm các chiến sĩ cách mạng yêu nước đã anh dũng hy sinh tại Nhà Tù Hỏa Lò vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Có thể nói nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử ghi dấu nhiều đau thương cũng như những hy sinh của các anh hùng. Nếu có cơ hội đến Hà Nội bạn nên dành thời gian tham quan nơi đây để cảm nhận rõ nét hơn. Ngoài ra, khi đến tham quan nhà tù Hỏa Lò bạn còn có thể ghé qua tham quan Chùa Quán Sứ và Hồ Hoàn Kiếm.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Bài Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Sinh Động – Mẫu 9
Tham khảo bài thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò sinh động đã tái hiện lại một không gian ngột ngạt, man rợ và tội ác của quân xâm lược đối với những người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Trải nghiệm vào buổi tối trong không gian được coi là nơi “địa ngục trần gian” thời kỳ kháng chiến chống Pháp tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), những cựu tù chính trị từng bị giam giữ tại đây như được sống lại thời khắc kinh hoàng bởi những trận tra tấn tàn bạo của quân thù; du khách tham quan hiểu hơn về những năm tháng chiến đấu kiên cường của các cựu tù chính trị. Không chỉ hấp dẫn đối với du khách, tour du lịch nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) cũng khiến nhiều học sinh thích thú và thấy gần gũi với lịch sử.
Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò đã tồn tại hơn 120 năm, đến tham quan tại đây, du khách sẽ tìm hiểu về sự kiên cố của Nhà tù, các cuộc vượt ngục và hình thức các tù chính trị biến Nhà tù Hỏa Lò thành trường học cách mạng. Mang theo câu chuyện về ý chí, khát vọng tự do của các chiến sĩ cách mạng khi tiến hành vượt ngục. Lần đầu tiên, du khách cảm nhận sự ly kỳ, hấp dẫn và ngoạn mục của các cuộc vượt ngục khi đi qua khoảng không gian hẹp của cửa cống ngầm với tiếng nước chảy, tiếng gió rít và ánh sáng mờ ảo…
Đến với khu biệt giam nữ, du khách được tìm hiểu về những câu chuyện thấm đẫm nước mắt của những người mẹ xa con, người vợ xa chồng và tìm hiểu về chiếc máy chém, khu vực xà lim tử hình – nơi giam giữ những chiến sĩ cộng sản kiên trung chờ ngày ra pháp trường hành quyết.
Điểm cuối của hành trình tham quan là khu vực Đài tưởng niệm và lễ tri ân. Tại không gian thiêng liêng này, du khách sẽ thực hiện nghi thức tri ân để cảm nhận sự giao hòa giữa tâm linh và đời thực, giữa hiện tại và quá khứ… Mọi xúc cảm của lòng tri ân, sự biết ơn, niềm tự hào dân tộc sẽ được khơi gợi, tạo nên ấn tượng không thể nào quên.
Tại khu di tích này có đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại nhà tù Hỏa Lò, mô hình tái tạo hình ảnh các chiến sĩ cách mạng trong lao tù, chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng và hệ thống trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu quý.
Đối với mọi mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô và cả nước, nhà tù Hoả Lò là một trong những minh chứng cho cuộc kháng chiến anh hùng không thể nào quên.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó 🌟 15 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Văn Mẫu Hay – Mẫu 10
Tham khảo bài thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò văn mẫu hay sẽ giúp các em học sinh nắm bắt thêm nhiều thông tin và có những cảm nhận sâu sắc hơn.
Cả quốc gia, có lẽ chỉ có duy nhất một con phố đặc biệt như Hỏa Lò. Con phố không quá ngắn nhưng chỉ có một số nhà – nhà số 1 – và là nhà duy nhất. Con phố mà trong cả một khoảng thời gian dài đằng đẵng – quãng gần 100 năm – luôn là nỗi ám ảnh sợ hãi đối với phần đông những người vô tình đi ngang đó. Cánh cổng sắt đen sì, nhìn đã thấy ớn lạnh, lúc nào cũng im ỉm đóng.
Bởi, nhà số 1 phố Hòa Lò – ngôi nhà chiếm trọn con phố – suốt từ năm 1896 đến năm 1994 – là nhà tù: từ nhà tù trung tâm Maison Centrale thời Pháp thuộc đến Trại tạm giam Hà Nội từ sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Cái địa danh với tên gọi “nhà tù Hỏa Lò” nổi tiếng đến mức mãi sau này, 97 năm sau khi tấm biển Maison Centrale được Pháp dựng nên tại ngôi nhà số 1, một trại tạm giam khác, được Công an TP Hà Nội đặt ở cách đó 15 km tại xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, vẫn được nhân dân quen gọi là “Trại Hỏa Lò” và con đường làng dẫn vào đó vẫn được người ta tự đặt tên là đường “Hỏa Lò mới”.
Các tài liệu còn lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia, sau này được dẫn lại trong cuốn sách “Đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò 1899-1954” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1994) đã lý giải nguồn gốc của địa danh này một cách khá đầy đủ, thuyết phục. Sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược đất nước ta vào cuối thế kỷ XIX, quá trình thiết lập chính quyền thực dân cũng là quá trình diễn ra các cuộc đàn áp khốc liệt phong trào yêu nước của nhân dân ta.
Do đó, tòa án, nhà tù, cảnh sát – công cụ phục vụ chính quyền thực dân được xây dựng nhanh chóng. Từ đầu năm 1895, việc đàn áp, bắt bớ những người yêu nước liên tiếp xảy ra, đồng nghĩa với việc số tù nhân tăng lên không ngừng và Hà Nội đã không còn đủ nơi giam giữ. Thiếu nhà tù đến mức, Tirant – viên Công sứ đốc lý Hà Nội – định biến cả chùa Trấn Quốc thành nơi giam giữ.
Qua quá trình khảo sát, cuối cùng, chính quyền thực dân đã chọn mảnh đất hình thang thuộc thôn Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương cũ, phía tây nam giáp phố Rue des Teinturiers (nay là phố Thợ Nhuộm), phía tây giáp phố Rue Richaut (nay là phố Quán Sứ) và phía bắc giáp đường Rollande Prolonge (nay là phố Hai Bà Trưng)… để xây dựng nhà tù.
Và rồi, những mái nhà xinh xắn của 48 hộ dân thôn Phụ Khánh nằm xen giữa 3 ngôi chùa cổ kính là chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoa đã bị chính quyền thực dân san phẳng để làm mặt bằng xây Đề lao Trung ương, gọi theo tiếng Pháp là Maison Centrale. Tuy nhiên, thôn Phụ Khánh vốn là nơi quần tụ cư dân làm nghề thủ công chuyên sản xuất đồ gốm dân dụng nên các lò nung gốm ở đây đỏ lửa suốt ngày đêm. Vì vậy, địa danh này còn có tên là Hỏa Lò.
Maison Centrale được xây dựng trên nền đất ấy nên còn có tên gọi là Nhà tù Hỏa Lò. Hiện nay, tại khu di tích Hỏa Lò, vẫn có một phòng riêng để trưng bày những sản phẩm gốm nung của những người thợ thủ công làng Phụ Khánh sản xuất từ những ngày mà mảnh đất có cảnh quan xinh đẹp này chưa bị thực dân Pháp biến thành Đề lao Trung ương.
Yêu cầu xây dựng và nguyên vật liệu cho công trình nhà tù Hỏa Lò rất cao. Tất cả các kim loại được dùng đều phải nhập từ Pháp, có chất lượng hàng đầu. Các ổ khóa, bản lề, ke cửa, đinh móc và các góc cửa phải là những loại có chất lượng hàng đầu và phải được kiến trúc sư chấp nhận. Ngay cả kính tấm được sử dụng trong nhà tù Hỏa Lò cũng phải là loại kính được chuyển từ Pháp sang và phải đạt cả hai yêu cầu là “rất rõ và không có bọt”.
Ngày 1/1/1899, mặc dù việc xây dựng nhà tù Hỏa Lò còn chưa hoàn thiện nhưng do số lượng tù nhân không ngừng tăng mà không đủ nơi giam giữ nên chính quyền thực dân Pháp đã quyết định chuyển những tù nhân dân sự ở phố Cờ Đen (nay là phố Mã Mây) về Hỏa Lò. Đây là cột mốc đánh dấu thời gian Đề lao Trung ương bắt đầu đưa vào sử dụng. Với tính chất là nhà tù trung ương (Maison Centrale), Hỏa Lò đã thực sự trở thành trung tâm giam cầm, trừng phạt những người yêu nước và cách mạng Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.
Tại Hỏa Lò, chính quyền thực dân áp dụng chế độ giam cầm rất hà khắc nhằm tiêu diệt ý chí chiến đấu của những người cộng sản. Một trại giam kiên cố đã được các kiến trúc sư người Pháp tuân thủ ngay từ khi khâu thiết kế Maison Centrale. Theo bản vẽ từ ban đầu thì ở Hỏa Lò chỉ có trại giam tù nhân nữ và trại giam tù nhân người Âu là ở khu ngoài, còn khu trong là 9 trại giam biệt lập với nhau. Xà lim án chém – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng bị Pháp tuyên án tử hình – và cachot (hầm tối) dùng để trừng trị những người cầm đầu các cuộc tuyệt thực, tổ chức tù nhân nổi dậy chống đối nhà tù cũng được đặt ở đây.
Theo công suất thiết kế ban đầu, Hỏa Lò chỉ có thể giam được tối đa 500 người nhưng vào những năm từ 1950 đến 1953, số lượng tù nhân trong Hỏa Lò thường xuyên lên tới 2.000 người. Các cựu tù Hỏa Lò thời kỳ này kể lại, có trại do quá đông mà ban đêm tù nhân phải đập cửa yêu cầu khiêng những người sức yếu ra ngoài để họ khỏi bị chết vì ngạt. Nhưng không chỉ đày ải bằng sinh hoạt cực khổ, bộ máy cai quản nhà tù Hỏa Lò của chính quyền thực dân còn bằng cách này hay cách khác tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật hoành hành để người tù chết dần chết mòn.
Nhưng bấy nhiêu sự đày ải của nhà tù đế quốc cũng không thể làm nhụt ý chí chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ cách mạng. Ngay trong điều kiện giam cầm khắc nghiệt và tra tấn dã man của kẻ thù, các chi bộ Đảng trong nhà tù vẫn được thành lập và hoạt động mạnh mẽ.
Những người cộng sản đã bảo vệ được khí tiết của mình, thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất để minh chứng cho một chân lý cao cả đến tuyệt vời, rằng không thể dùng chế độ lao tù hà khắc, vô nhân đạo để giết dần, giết mòn những chiến sĩ cộng sản, những người Việt Nam yêu nước, như lời thơ trong bài thơ “Không giam được trí óc” của đồng chí Xuân Thủy viết khi đang bị giam cầm ở Hỏa Lò năm 1938:
“Đế quốc tù ta, ta chẳng tù
Ta còn bộ óc, ta không lo
Giam người, khóa cả chân tay lại
Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do”
Giờ thì Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành khu di tích. Cánh cửa sắt nặng nề trông ra con phố nhỏ với những hàng bằng lăng cổ thụ lúc nào cũng im lìm – đã mở cửa suốt tuần để đón khách vào tham quan. Nhưng những gì thuộc về ngôi nhà duy nhất chiếm trọn con phố Hỏa Lò suốt gần 100 năm qua cũng không phải vì thế mà giờ không còn gì bí ẩn…
Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Lăng Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 💕 15 Mẫu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Ý Nghĩa – Mẫu 11
Bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò ý nghĩa không chỉ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn mà còn nuôi dưỡng niềm tự hào đối với dân tộc.
Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được thực dân Pháp xây dựng năm 1896, đặt tên là “Maison centrale”, tức Đề lao trung ương, được đánh giá là nhà tù kiên cố bậc nhất Đông Dương lúc ấy, từng là nơi diễn ra những cuộc tra tấn dã man về cả thể xác và tinh thần đối với các chiến sĩ cách mạng. Song, chính nơi đây cũng đã tôi rèn và nuôi dưỡng ý chí cách mạng sáng ngời của nhiều chiến sĩ cộng sản.
Nhà tù Hỏa Lò là nơi thực dân Pháp thực hiện mưu đồ trấn áp những người đối kháng. Vì vậy, nhà tù này được xây dựng với quy mô lớn và kiên cố bậc nhất Đông Dương. Theo thiết kế, bao quanh nhà tù là một bức tường kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên có mảnh chai và dây điện cao thế để ngăn tù nhân vượt ngục. Dưới chân tường phía trong là hè rộng 3m để lính gác đi tuần tra. Bốn góc có bốn tháp canh, có khả năng quan sát toàn bộ phía trong và phía ngoài nhà tù.
Nơi đây được trang bị công cụ tối tân dùng để thực hiện các hình phạt nặng nề với tù nhân, đặc biệt các chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Tại đây, nhà cầm quyền thực dân thiết lập chế độ sinh hoạt hà khắc, dùng mọi thủ đoạn tra tấn, đánh đập dã man khiến nhiều nhà cách mạng hy sinh.
Thế nhưng, ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước thì không thể khuất phục. Các chiến sĩ cách mạng đã biến nhà tù thành trường học, nơi tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng. Tù nhân yêu nước ở Nhà tù Hỏa Lò không ngừng đấu tranh. Ông Đặng Văn Biểu, Phó Trưởng ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò chia sẻ: Không phải tự nhiên có cụm từ “biến nhà tù thành trường học”.
Tại chính nơi này, các chiến sĩ cộng sản đã truyền nhau tư liệu cách mạng quý giá qua những bài thơ trên lá bàng, tư liệu giấu trong thân bàng hay thậm chí trong thùng phân. Có những người chưa hẳn đã vững tâm với lý tưởng cách mạng, nhưng khi đến đây họ được giác ngộ bởi chính những người đồng đội của mình. Họ học hỏi lẫn nhau về tư tưởng, phẩm chất cách mạng, những bài học kinh nghiệm phục vụ cách mạng.
Nhiều lớp học văn hóa được tổ chức, chia theo nhiều trình độ và hoạt động theo nhóm từ 10 người đến 15 người, do các đảng viên cốt cán phụ trách. Giáo trình đơn sơ và phương châm “người biết chữ dạy người không biết chữ, người biết chữ nhiều dạy người biết chữ ít” được ứng dụng cho tất cả các lớp học. Đồ dùng học tập được các tù nhân tự sáng tạo như giấy viết là lá bàng; bút viết là cành bàng; phấn viết là gạch non, than củi…
Đặc biệt, tài liệu chính trị do các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn… nhớ và biên soạn lại cũng được lưu truyền và trao đổi rộng rãi. Tài liệu được viết bằng nước cơm trên các trang kinh thánh, dùng bút chì viết lên vỏ bao thuốc… Tất cả đều được cất giữ hết sức cẩn thận. Các đồng chí thường giấu tài liệu dưới nền nhà, cho vào ống bơ rồi đặt trong thùng vệ sinh hay giấu trong thân cây bàng…
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh đó là những cuộc vượt ngục bằng phép “thăng thiên” (trèo tường) hoặc “độn thổ” (chui cống) để trở về với dân, với Đảng. Ngày 11-3-1945, cuộc “thăng thiên” do đồng chí Trần Đăng Ninh chỉ huy đã thành công, như phát súng hiệu, dù không giải thoát được nhiều tù nhân nhưng có tác dụng động viên mọi người tiếp tục vượt ngục.
Sau khi quan sát, nắm bắt tình hình, ngày 12-3-1945 diễn ra cuộc vượt ngục tiếp theo với hình thức “độn thổ” theo cửa cống ngầm trước sân trại J – được tổ chức và lãnh đạo bởi đồng chí Trần Tử Bình. Đây là cuộc vượt ngục “chấn động lịch sử” với hơn 100 tù chính trị được giải thoát, trong đó có những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng như Trần Tử Bình, Đỗ Mười, Trần Đăng Ninh…
Nhà tù Hỏa Lò ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ ký ức, để “người xưa” ôn lại kỷ niệm, nhìn lại một thời hào hùng, mà còn là nơi đánh thức niềm tự hào dân tộc, tinh thần cách mạng vượt khó của giới trẻ.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Luyện Viết – Mẫu 12
Thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò luyện viết sẽ là đề tài giúp các em học sinh tìm hiểu sâu hơn về một trong những di tích lịch sử gắn liền với tội ác chiến tranh.
Không gian nhà tù tăm tối, ngột ngạt với ánh sáng le lói hắt xuống cùng âm thanh được tái hiện giúp du khách cảm nhận chân thực về sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân. Khách tham quan được ngược dòng thời gian, trở về với quá khứ qua hành trình khám phá di tích từ: Cổng chính, trại giam nam tù tập thể, trại giam nam tù chính trị, ngục tối, cây bàng, các cửa cống ngầm, trại giam nữ tù chính trị, máy chém, xà lim tử hình, đài tưởng niệm.
Từng câu chuyện dẫn dắt mang đến cảm xúc xót xa, đau đớn nhưng cũng thật thiêng liêng và tự hào về khí phách hiên ngang của những chiến sĩ cách mạng năm xưa bị địch bắt tù đày nơi “địa ngục trần gian”. Đan xen trong hành trình cảm xúc thấp thỏm, thắt tim của câu chuyện ngục tù, du khách được thả lỏng khi bước qua không gian của sân tù. Dưới bóng cây bàng cổ thụ, khúc nhạc của cựu tù nhân nhà tù Hỏa Lò, nhạc sĩ Đỗ Nhuận vang lên, để du khách nhớ đến những người chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên dũng từng bị giam cầm nơi đây.
Một trong những điểm đặc sắc tiếp theo của hành trình khám phá nhà tù Hỏa Lò mà du khách được trải nghiệm đó là sau khi tham quan xong khu vực Nhà tù, du khách sẽ đến đài tưởng niệm để cầu nguyện và thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ. Đặc biệt, kết thúc hành trình khám phá, du khách được thưởng thức những thức uống và đồ ăn được chính những nhân viên làm việc tại nhà tù làm từ quả bàng, lá bàng và nhận được một phần quà mang giá trị tinh thần, đặc trưng của di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Có thể nói, dù ở bất cứ thời điểm nào, Nhà tù Hỏa Lò vẫn là nơi đong đầy cảm xúc lịch sử. Đó là nơi nuôi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các lớp thế hệ trẻ.
Gợi ý cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Thành Nhà Hồ ☀️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Ngắn Hay – Mẫu 13
Văn mẫu thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.
Nhà tù Hoả Lò kể câu chuyện về các chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam bị giam cầm ở nơi “địa ngục trần gian” trong những năm kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, với niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt, các chiến sĩ đã sát cánh, kề vai nhau trong đấu tranh, yêu thương nhau trong cuộc sống hằng ngày, vượt qua những khắc nghiệt nơi ngục tù tăm tối.
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896, nơi từng giam giữ hàng ngàn chiến sĩ yêu nước, cách mạng Việt Nam, trong đó có 5 đồng chí từng giữ cương vị Tổng Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười.
Trong nhà tù thực dân, dưới chế độ giam giữ hà khắc, đọa đày, bị kẻ thù dùng nhiều hình thức đàn áp, nhưng các chiến sĩ luôn một lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân. Họ đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, thành nơi rèn luyện ý chí, tinh thần kiên trung và lòng yêu nước.
Sau khi thoát khỏi nhà tù, nhiều đồng chí tiếp tục tham gia cách mạng, trở thành những cán bộ xuất sắc. Một lực lượng cán bộ không nhỏ đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Thủ đô. Họ đã vinh dự có mặt giữa các đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội trong ngày khải hoàn 10/10/1954: Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Vương Thừa Vũ, Trần Quốc Hoàn, Trần Danh Tuyên, Song Hào, Nguyễn Văn Trân.
Tình yêu thương, sự sẻ chia, đoàn kết bền chặt trong Nhà tù Hỏa Lò ngày ấy đã trở thành ngọn lửa thiêng, thành mạch nguồn nuôi dưỡng sức sống, tiếp thêm động lực để khi được tự do, các đồng chí lại hòa mình vào dòng thác cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngọn lửa ấy được trao truyền cho các thế hệ hôm nay, để lan tỏa đi những suy nghĩ, hành động tích cực về tình yêu thương giữa con người với con người.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Về Lăng Bác 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Ngắn Nhất – Mẫu 14
Tham khảo bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò ngắn nhất với cách hành văn súc tích, giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Nhà tù Hỏa Lò nằm trên phố Hoả Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (vốn nằm trên đất làng Phụ Khánh thuộc tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương) được Thực dân Pháp xây dựng năm 1896, tức là chỉ 4 năm sau khi “địa ngục trần gian” bắt đầu xây dựng ở Côn Đảo. Hỏa Lò có tổng diện tích hơn 12.000 m2, là một trong những nhà tù lớn và kiên cố bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale, có nghĩa là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ, giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954. Diện tích còn lại 2.434m2 hiện được quy hoạch bảo tồn thành khu di tích.
Thiết kế xây dựng của trại giam cho phép Hỏa Lò thường xuyên chứa khoảng 500 tù nhân với chế độ giam giữ, ép cung cực kỳ hà khắc, dã man. Cùng với chiếc vũ khí man rợ nhất của Thực dân Pháp là cỗ máy chém khổng lồ, nhà tù Hoả Lò được biết đến là một trong 10 nhà tù khét tiếng nhất Thế giới hay đứng đầu top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á.
Ngay từ khi chưa hoàn thành, tháng 1/1899 nhà tù Hỏa Lò đã đảm nhận việc giam người và hình ảnh gắn liền với những phạm nhân đầu tiên cho đến người cuối cùng đó là những gông cùm chân bằng thép. Các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí. Những tên cai ngục ở đây đều khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.
Thực dân Pháp đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng và lựa chọn nguyên vật liệu xây dựng nhà tù. Hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang, được kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi thi công. Cachot (ngục tối) dùng để giam giữ những người tù bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù hoặc có hành vi chống đối (tổ chức đấu tranh, tổ chức vượt ngục, tuyên truyền cách mạng).
Cachot ở Hoả Lò là “địa ngục của địa ngục”, phòng giam chật hẹp, tối tăm. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm trong đêm, phải ăn ngủ vệ sinh tại chỗ, sàn giam dốc ngược khiến tù nhân không nằm được. Người tù bị giam trong Cachot chỉ sau một thời gian ngắn là bị phù nề, mắt mờ, ghẻ lở đầy người do thiếu vệ sinh, ánh sáng và cả dưỡng khí. Hoả Lò được người biệt danh là “địa ngục trần gian” giữa lòng Hà Nội với tù nhân. Họ phải chịu từ những cú tát nảy lửa lúc vừa bước chân qua cánh cổng bằng gỗ lim nặng chịch, rồi bị gông cùm, đánh đập dã man trong các phòng biệt giam hay xà lim án chém.
Khu buồng giam tử tù giam giữ các phạm nhân chịu án tử hình chờ ngày hành quyết nằm sâu trong cùng và phải đi qua 3 lớp cửa sắt khác nhau mới tới. Buồng giam cho phạm nhân nữ được nới lỏng hơn khi tù nhân không bị cùm chân để có thể chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, nhà tù thực dân lại có những cách tra tấn riêng cực kỳ ác độc dành cho phạm nhân nữ với hình thức giật điện bằng máy quay điện tại Sở mật thám Hà Nội hay chiếc ba toong thô sơ để dùng nhục hình với các chị em tù chính trị.
Bao quanh nhà tù là những bức tường bằng đá cốt thép cao 4m, dày 0,5m vẫn còn bền vững sau hơn một thế kỷ. Những mép tường rào kín đặc mảnh chai mảnh sành với lưới điện chằng chịt khiến bất cứ phạm nhân nào cũng phải e dè khi nghĩ đến việc vượt ngục.
Từ những quy định nghiêm ngặt như vậy, thực dân Pháp yên tâm và tự đắc cho rằng Nhà tù Hoả Lò “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, “con kiến cũng chẳng lọt qua được”. Tuy nhiên đã có nhiều cuộc vượt ngục của tù nhân chính trị thành công khi cưa song sắt đường cống ngầm dưới sân trại tử hình chui ra ngoài. Một số bị bắt lại, một phần trong số họ trở về được căn cứ kháng chiến, tiếp tục tham gia chiến đấu.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Bài Văn Thuyết Minh Về Nhà Tù Hỏa Lò Đơn Giản – Mẫu 15
Bài văn thuyết minh về nhà tù Hỏa Lò đơn giản sẽ giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt được phương pháp làm bài và những nội dung cơ bản nhất.
Nhà tù Hỏa Lò (nay là di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò) là địa danh lịch sử nổi tiếng không thể bỏ qua khi đến Hà Nội, ở địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, Hà Nội. Xưa, nơi đây chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.
Từ một làng nghề thủ công làm đồ gốm có tiếng, thực dân Pháp đã biến mảnh đất Hỏa Lò thành nơi giam giữ, đày ải về thể xác, tinh thần của hàng ngàn chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Nhiều đồng chí sau này giữ cương vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội Việt Nam cũng từng bị thực dân Pháp giam giữ tại đây.
Sống trong nhà tù thực dân, với chế độ giam giữ hà khắc, sinh hoạt kham khổ nhưng các chiến sỹ yêu nước, cách mạng vẫn giữ vững khí tiết, biến nhà tù thành trường học và là nơi phổ biến lý luận cách mạng. Nhiều người đã mưu trí vượt ngục trở về với nhân dân, với tổ chức, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, xây dựng, phát triển đất nước.
Tháng 10/1954, sau khi miền Bắc được giải phóng, Nhà nước Việt Nam đã quản lý và tạm thời sử dụng Nhà tù Hoả Lò để giam giữ những người vi phạm pháp luật. Từ ngày 05/8/1964 đến ngày 29/3/1973, Nhà tù Hoả Lò còn được dùng để tạm giam một phần trong số phi công Mỹ bị bắn rơi và bị bắt khi ném bom bắn phá miền Bắc – Việt Nam. Năm 1993, để đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa của Thủ đô, Nhà nước Việt Nam quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của Nhà tù Hỏa Lò. Một phần phía Đông Nam còn lại được gìn giữ, tu bổ, tôn tạo và được xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1997.
Tại di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, hiện đang trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật quý phản ánh cuộc sống của tù chính trị Việt Nam dưới chế độ thực dân Pháp, cuộc sống của tù binh phi công Mỹ khi bị giam giữ tại Nhà tù Hỏa Lò và Đài Tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã anh dũng hy sinh tại Nhà tù Hỏa Lò vì nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô, nơi thu hút đông khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
Đón đọc tuyển tập 💕 Thuyết Minh Về Bến Nhà Rồng 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất