Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 32+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Cùng Đón Đọc Mẫu Văn Giới Thiệu Một Trong Những Địa Danh Nổi Tiếng Của Thành Phố Mang Tên Bác.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập
Cùng tham khảo mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập chi tiết và đầy đủ giúp các em có thể hoàn thiện bài văn của mình.
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
- Thân bài:
Địa điểm: Sài Gòn
Thời gian: Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập) được xây dựng bề thế vào năm 1863.
Cấu tạo, kiến trúc:
- Khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm.
- Khoảng 100 phòng
- Chính giữa là đài phun nước
- Hồ nước hình bán nguyệt
- Những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai.
- Những khuôn viên xanh, có hoa trông như một bức tranh đầy màu sắc rất thu hút khách du lịch.
Ý nghĩa:
- Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng.
- Là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
3. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của dinh Độc Lập.
- Nêu cảm nhận bản thân.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Điểm 10 – Bài 1
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc dưới đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Mỗi tỉnh thành trên đất nước Việt Nam đều có những danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng, thu hút nhiều lượt khác trong và ngoài nước như Hà Nội có chùa Hương, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long,….. Vậy thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế cả nước có danh lam thắng cảnh nào tiêu biểu? Nói đến Sài Gòn không thể không nhắc đến dinh Độc Lập chứa đựng những giá trị to lớn và ý nghĩa.
Dinh Độc Lập tọa lạc tại 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh, được nhà nước công nhân là di tích đặc biệt quốc gia năm 2009. Dinh Độc Lập để được mang tên như ngày nay đã trải qua quá trình dài gắn liền với lịch sử Việt Nam. Dinh khởi công xây dựng vào năm 1868 sau khi quân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ bởi kiến trúc sư Hermite và chính thức hoàn thành vào năm 1871.
Ý nghĩa tên dinh Norodom: Norodom là tên của Quốc vương Campuchia trị vì trong khoảng thời gian đó . Mục đích ban đầu xây dinh Norodom để làm nơi sống và làm việc của thực dân Pháp. Đến tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính, dinh Norodom biến thành nơi làm việc của Nhật.Tháng 9 cùng năm, Nhật đảo chính thất bại, dinh Norodom lại trở về tay Pháp. Sau khi thực dân Pháp bại trận vào năm 1954, đất nước ta chưa được thống nhất, bị chia làm 2 vùng lãnh thổ riêng biệt với hai người cầm quyền .
Dinh Norodom dưới tay tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đổi tên thành dinh Độc Lập là nơi làm việc của ông đến năm 1962 và là biểu tượng của VIệt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1962, sau sự kiện đảo chính của phi công Việt Nam cộng hòa, dinh Độc lập bị tàn phá không thể khôi phục vì thế Ngô Đình Diệm quyết định phá bỏ và chọn đất đó tiếp túc xây dinh thay thế.
Tháng 7 cùng năm, dinh Độc Lập mới được xây dựng đến năm 1966 thì hoàn thành và làm nơi làm việc của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến năm 1975. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, dinh Độc Lập ngưng sử dụng và trở thành di tích Lịch sử văn hòa cho khách du lịch tham quan.
Không chỉ gây ấn tượng với quá trình xây dựng dinh Độc Lập mà cấu trúc của dinh cũng độc đáo không kém. Dinh gồm sân trước và nhà chính, bước qua cổng lớn đến một dải đất với hai đường dẫn đễ dinh uốn theo hình vòng cung trong đó chính giữa hình vòng cung là một đài phun nước được bao quanh thảm đỏ xanh mướt. Khu nhà chính có ba tầng, hơn 100 tầng với mỗi tầng phục vụ những mục đích sử dụng riêng biệt.
Tầng thứ nhất có hai gian phòng chính với phòng họp nội và phòng đại yến với không gian lớn, rộng rãi tiếp đãi khách quý. Lên tầng tiếp theo, tầng này có phòng trình quốc thư là nơi các đại sứ từ các nước trở về để trình thư cho tổng thống Việt Nam Cộng Hòa thời trước. Tầng cuối cùng thiên về giải trí với các phòng chiếu phim, rạp chiếu phim hiện đại, thư viện với những tài liệu về lịch sử, chính trị, dân tộc,…,các quán bar,..Trên sân thượng được chọn là nơi đỗ trực thăng, máy bay.
Dinh Độc Lập tồn tại trên đất Sài Thành hơn một thế kỷ gắn liền với những sự kiện lịch sử dân tộc vì thế dinh mang những giá trị, ý nghĩa to lớn. Mang những nét kiến trúc thời xưa, không khó hiểu khi dinh Độc Lập trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, đem lại lợi nhuận du lịch cho người dân bản địa, góp phần giúp ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát triển.
Không chỉ thế, thông qua dinh Độc Lập có thể giúp người dân hiểu thêm về những sự kiện lịch sử thời kháng chiến, khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, bị bọn tay sai Mỹ Việt Nam Cộng Hòa nắm quyền, bóc lột nhân dân. Về giá trị tinh thần,dinh Độc Lập chính là nhân chứng của lịch sử, chứng kiến những thăng trầm của thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân và là nơi đánh dấu thời khắc hòa bình của dân tộc, khi lá cờ Việt Nam tung bay trên nóc dinh ngày 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Có thể nói, dinh Độc Lập là nơi chứa nhiều hồi ức với người dân miền Nam nói chung, người dân Việt Nam nói riêng về một thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hào hùng của dân tộc. Tuy cuộc chiến đã đia qua hàng thập kỷ nhưng dinh Độc Lập luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người.
Đón Đọc Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Ngắn Gọn – Bài 2
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Ngắn Gọn và súc tích là tài liệu hữu ích để các em có thể ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.
Ngoài tên gọi chính thức là Dinh Độc Lập thì công trình lịch sử này còn có nhiều tên gọi khác nhau. Thời Pháp thuộc gọi là Dinh Norodom, dinh Toàn quyền. Thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, có tên gọi là Dinh Tổng thống, Phủ đầu rồng… Hội trường Thống Nhất là đơn vị quản lý Dinh Dộc Lập, tên gọi Dinh Thống Nhất thực ra là sự kết hợp giữa tên gọi Dinh Độc Lập và hội trường Thống Nhất.
Đây là một công trình kiến trúc đặc biệt và lâu đời của Sài Gòn, là cơ quan đầu não của chính phủ trong thời kỳ chiến tranh, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những biểu tượng du lịch của đất nước là điểm đến du khách khó lòng bỏ lỡ khi du lịch Sài Gòn.
Điểm lại một chút lịch sử của Dinh Độc Lập để bạn hiểu hơn vì sao địa danh này lại gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc.
Dinh ra đời vào giai đoạn đầu khi Pháp xâm lược Việt Nam. Ngày 23/2/1868, Dinh được khởi công xây dựng bởi thống đốc Nam Kỳ Lagrandière và kiến trúc sư người Pháp Hermite, lúc đó Dinh có tên là Dinh Norodom. Năm 1871 – 1887, Dinh là nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi dinh Thống đốc. Giai đoạn 1887 – 1945, quyền sử dụng thuộc về các Toàn quyền Đông Dương, nên còn được gọi là Dinh Toàn quyền.
Tháng 3/1945, phát xít Nhật lật đổ Pháp, chính quyền Nhật vào ở và làm việc tại Dinh, đến tháng 9/1945, Pháp lật đổ được Nhật, quyền sử dụng Dinh thuộc thuộc về người Pháp. Sau đó, Pháp trao trả Dinh cho chính quyền Ngô Đình Diệm, và lấy tên chính thức là Dinh Độc lập vào năm 1955. Vì là nơi ở của tổng thống Việt Nam Cộng hòa, nên một số người gọi tên là Dinh Tổng thống, còn tên gọi Dinh Đầu Rồng là bởi vì một số nhà phong thủy tin rằng vị trí của Dinh nằm ngay ở dầu của con rồng.
Vụ đánh bom Dinh tổng thống vào năm 1962 là dấu mốc lịch sử vô cùng quan trọng, bởi Dinh bị hư hại nặng, nên Ngô Đình Diệm đã quyết định cho xây lại Dinh mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, khởi công xây dựng vào 1/7/1962. Và đến ngày 31/10/1966, Dinh Độc Lập được khánh thành với một diện mạo mới, đồng thời cũng thay tên đổi chủ thành Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Cuộc tổng tấn công Mùa xuân 1975 nổ ra, một lần nữa Dinh Độc Lập trở thành nơi chứng kiến sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Ngày 30/4/1975, xe tăng của của quân đội nhân dân việt Nam húc đổ cổng Dinh, và khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phấp phới trên nóc Dinh, ấy cũng là lúc miền Nam được giải phóng, hai miền Nam Bắc thống nhất về một nhà, chấm dứt hơn một trăm năm đấu tranh chống quân xâm lược.
Năm 1976, Dinh được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, và đến năm 2009, được tôn vinh là một trong mười di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Trải qua hơn 150 năm, thời thế biết bao sự đổi dời, Dinh Độc Lập vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng Sài Gòn, là biểu tượng lịch sử, văn hóa và du lịch không chỉ của Hồ Chí Minh mà còn của đất nước Việt Nam.
Dinh Độc Lập được xây dựng trên một khuôn viên rộng tới 120.000 mét vuông, và cao 26 mét, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 tầng nền, 2 tầng hầm cùng 1 sân thượng cực rộng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Là một trong những công trình đặc sắc nhất Sài Thành, kiến trúc của Dinh Độc Lập vừa mang đậm chất Á Đông lại vừa không kém phần hiện đại.
Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng, bao gồm phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến… cùng rất nhiều cung trình phụ như đài phun nước, hồ sen bán nguyệt, hành lang… Nội thất và trang trí bên trong vừa thanh nhãn, lịch sự lại vừa sang trọng, quý phái.
Có rất nhiều khu trong dinh để du khách tham quan, đặc biệt là ở mỗi khu đều có những tài liệu chỉ dẫn, minh hoạt rất rõ ràng. Ngoài ra còn có thuyết minh Anh – Việt để phục vụ đa dạng du khách.
Điều làm du khách thích nhất khi đến đây là một không gian rợp bóng cây xanh thanh mát, vườn cây mát mẻ, thanh bình, nhiều chim chóc, và có một chiếc đài phun nước ở mặt tiền của Dinh là địa điểm check in được nhiều người yêu thích.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Núi Voi ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Dinh Độc Lập – Bài 3
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Dinh Độc Lập giúp các em có thêm nhiều kiến thức để làm bài văn của mình thật tốt.
Nhắc đến thủ đô Hà Nội sẽ phải biết đến Quảng trường Ba Đình lịch sử, còn nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải biết đến công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đi vào lịch sử giải phóng dân tộc như Dinh Độc Lập. Đây chính là công trình kiến trúc đặc trưng và in đậm dấu ấn thời gian, lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập, Dinh Thống Nhất hay còn được gọi là hội trường Thống Nhất có vị trí tọa lạc trên một mảnh đất rộng 15 ha và nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc chính là lịch sử ra đời và phát triển của Dinh Độc Lập. Nơi đây được xây dựng bằng gỗ giữa bạt ngàn xung quanh là cây xanh vào năm 1863.
Ngày 23 tháng 2 năm 1868 là ngày Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn được khởi công xây dựng thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Lúc này Dinh Độc Lập có tên mới là Dinh Norodom. Dựa vào đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo dinh mới đã được xây dựng lên. Vật liệu hầu như đều được chở từ Pháp sang.
Đến năm 1887 nơi đây được đổi tên thành Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Sau đấy vào tháng 3 năm 1945 nơi đây lại trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. Những năm kháng chiến qua đi rồi đến năm 1954 nơi đây trở thành cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi là Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập ngày nay đã được xếp hạng vào Di tích Quốc gia đặc biệt nhờ vào bề dày lịch sử của nó.
Ngày nay công trình kiến trúc Dinh Độc Lập đã khác xa so với ban đầu. Được kiến trúc sư người Việt thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500m2 và diện tích sử dụng lên tới 20.000m2. Gồm có 3 tầng chính, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 2 tầng hầm, tầng nền và một sân thượng để máy bay trực thăng đáp xuống.
Trong đó có hơn 100 căn phòng được trang trí theo những phong cách khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Bao gồm các phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng khánh tiết, phòng đại yến,… và những phần trang trí bên thềm khi đi vào chánh điện.
Nhìn sơ bộ ta có thể thấy Dinh cao 26m và tọa lạc giữa khuôn viên rộng tới 12 ha với gần 2000 cây, 99 loài khác tại đây. Ngoài ra còn có 2 công viên cây xanh bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh. Dù mang dáng dấp của lịch sử nhưng các hệ thống phụ trợ của Dinh lại hết sức hiện đại.
Được trang bị như điều hòa không khí, nhà kho, thông tin liên lạc, hệ thống phòng cháy. Bên dưới chính là tầng hầm còn có thể trú ẩn với sức chịu đựng lực oanh tạc, công kích của bom và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó chi phí xây dựng lên tới 150.000 lượng vàng. Từ trên cao nhìn xuống có thể thấy rằng Dinh Độc Lập là một hệ thống tổng thể kiến trúc độc đáo và hài hòa, đẹp nhất Việt Nam.
Nói về ý nghĩa của Dinh Độc Lập thì tổng thể của Dinh là hình chữ Cát, có nghĩa là sự tốt lành và may mắn. Trung tâm Dinh tạo thành hình chữ Khâu, nghĩa là đề cao sự giáo dục, tự do ngôn luận. Cột cờ chính giữa tạo thành chữ Trung, còn có nghĩa là trung kiên. Các mái hiên xung quanh tạo thành hình chữ Tam: Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ. Sau đấy cộng nét sổ dọc sẽ tạo thành chữ Vương. Bên trên có kỳ đài tạo thành chữ Chủ, nghĩa là chủ quyền tổ quốc.
Mặt trước có hình chữ Hưng trong từ hưng thịnh. Với lối kiến trúc độc đáo và mang đậm đường nét Việt thuần túy, tại nơi đây mọi sự sắp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm ngặt những triết lý của người Phương Đông và đậm chất riêng của dân tộc ta. Dinh Độc Lập chính là một công trình kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực, là một minh chứng lịch sử lâu dài cho thế hệ sau.
Dinh Độc Lập được coi như cội nguồn của thành phố Hồ Chí Minh với những bước thăng trầm trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tại đây có rất nhiều hiện vật quí hiếm có tuổi đời lên tới cả trăm năm, chúng đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện lịch sử huy hoàng.
Với dáng dấp của một Bảo Tàng, một chứng nhân lịch sử hết sức sống động bao gồm bộ sưu tập cây kiểng, cây xanh và không gian lý tưởng cùng tầm vóc kiến trúc đặc sắc có một không hai ở nước ta. “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa từng đến Sài Gòn” nhiều du khách trong nước và khắp thế giới tới đây khẳng định.
Vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 30/4/1975 xe tăng của quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng của Dinh Độc Lập để tiến thẳng vào trong, mở đầu cho cuộc chiến dành độc lập của dân ta.
Chưa đầy 1 tiếng đồng hồ sau Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ ngoại lai xuống và kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Khoảnh khắc này đánh dấu thời điểm kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ, sự anh dũng hy sinh của đồng bào ta. Bởi vì thế nơi đây nghiễm nhiên trở thành điểm hội tụ của chiến thắng.
Là tượng đài của sự tự do cho dân tộc ta. Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất vào tháng 11/1975 trong Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc diễn ra tại đây.
Những năm tháng kháng chiến anh dũng của dân tộc ta đã lui về quá khứ, máu xương của đồng bào ta đã đổi lấy được tự do cũng đã mờ. Thế nhưng dấu vết lịch sử vẫn luôn còn mãi với Dinh Độc Lập. Nơi đây không chỉ đơn giản là một di tích mang tính chất lịch sử cho du khách tham quan mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
Một bằng chứng sống cho sự kháng chiến trường kì và thắng lợi của người dân Việt Nam. Hãy dành một cơ hội để có thể đến đây tham quan, cảm nhận hơi thở lịch sử hùng vĩ của nhân dân ta tại Dinh Độc Lập, một biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Dinh Độc Lập Đạt Điểm Cao – Bài 4
Bài Thuyết Minh Dinh Độc Lập Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối diễn đạt bài văn logic và hấp dẫn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch, không chỉ bởi vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và mới mẻ của thời đại mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử cổ truyền của dân tộc, một thời vang bóng hào hùng, thiêng liêng của dân tộc. Hẳn trong trái tim mỗi người dân Việt Nam ta thì Dinh Độc Lập là một kiến trúc, độc đáo hấp dẫn, tráng lệ phải không nào?
Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ-người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đạt giải thưởng Khôi Nguyên La Mã về thể loại kiến trúc. Tất cả những gì tài hoa tinh túy bậc nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ đại phương Đông và phương Tây hiện đại đều được kiến tọa một cách tinh tế và chọn lọc ở đây, làm nên vẻ đẹp hài hòa, vừa trang nghiêm, cổ kính vừa hiện đại và văn minh của dinh Độc Lập.
Công trình được xây dựng trong khuôn viên rộng 12 ha, diện tích sử dụng là 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm. Dinh có khoảng 100 phòng được trang trí theo phong cách khác nhau tùy vào công năng sử dụng. Phía trước Dinh là những thảm cỏ xanh non hình oval, chính giữa là đài phun nước, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khối công trình và màu xanh của cỏ tạo ra một cảm giác sảng khoái êm dịu cho du khách ngay khi bước vào cổng chính.
Bước qua thảm cỏ là hồ nước hình bán nguyệt chạy dài theo mặt trước của đại sảnh. Trong hồ được trồng hoa súng, hoa sen gợi nên hình ảnh yên ả, tĩnh lặng như ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Mọi thiết kế kiến trúc, các họa tiết và cách bày trí, phối hợp đều mang vẻ đẹp truyền thống đằm thắm, ý nhị và tinh tế rất riêng của văn hóa Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung. Có thể kể đến là những bức phù điêu và bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao trọn mặt tiền lầu hai.
Bước vào bên trong, dinh vòn gây choáng ngợp bởi thiết kế hài hào, trang nhã, trong mỗi phòng đều trưng bày các bức tranh vẽ về non sông, đất nước, con người Việt Nam, các bức tranh phù điêu tạc dựng lại những trận đánh hào hùng hoặc những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.
Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lí của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Bạch Đằng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Hay Nhất – Bài 5
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Hay Nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!
Đố ai tìm được khắp chân trời góc bể
Một thành phố trẻ măng nhưng lịch sử rất lạ lùng!
(Hưởng Triều)
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh rất trẻ, nhưng có bề dày lịch sử kỳ lạ, hào hùng. Chỉ hơn 312 năm (tính từ 1698) Thành phố đã có biết bao sự kiện, nhân vật làm nên lịch sử. Con người thì hữu hạn, nhưng có những công trình là chứng nhân suốt mấy trăm năm. Dinh Độc Lập (DĐL) là một trong những công trình đặc trưng như vậy.
Dinh Thống Đốc (Dinh Độc Lập hiện nay) làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863 (1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng). Năm 1868, chiếm xong Nam Kỳ Lục Tỉnh, Thực dân Pháp cho xây lại Dinh Thống Đốc (theo đồ án tòa thị sảnh Hồng Kông) và đặt tên là Dinh Norodom (Quốc Vương của Cambodia bây giờ – ông nội của Thái Thượng Hoàng Sihanouk của Cambodia hiện nay). Gần như mọi vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang.
Từ năm 1887, là Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, là nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ. Năm 1954 là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập là nơi ở và làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.
Công trình hiện nay được khởi công vào năm 1962 theo đồ án thiết kế của Khôi Nguyên La Mã – Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và hoàn thành năm 1966. Công trình cao 26m, có diện tích xây dựng 4.500m2, diện tích sử dụng 20.000m2 gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng làm sân bay trực thăng.
Hơn 100 phòng họp – phòng làm việc khác nhau của Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các cộng sự. Riêng phòng Đại Yến có sức chứa trên 500 người, cửa có kính chống đạn dày hơn 2cm. Tổng Hành Dinh ngầm dưới mặt đất là một khối hầm bê tông, bọc thép chịu đựng được bom lớn và đạn pháo, đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ. Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng!
Khuôn viên DĐL rộng 12ha với gần 2.000 cây xanh của 99 loài khác nhau. Nhiều cây cổ thụ trên trăm tuổi; nhiều cây quí như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Cẩm Lai, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước là 2 công viên cây xanh. Từ trên máy bay, DĐL là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.
Các chậu kiểng cổ hơn thế kỷ như Tùng La Hán, Mai Chiếu Thủy, Nguyệt Quới, Thiên Tuế, Sung, Duối, Cằng Thăng, Xương Cá…với nhiều thế uốn kỳ công. Tam Cương Ngũ Thường, Ngũ Phúc, Trực Liên Chi, Quần Thụ, Thất Hiền, Phụ Tử Giao Chi, Mẫu Tử Tương Tùy, Thiết Quan Âm Qua Cầu, Chùa Một Cột…Cả cây xanh và cây kiểng ở DĐL hình như cũng có linh hồn, biết buồn vui cùng thế cuộc?
Tổng thể DĐL hình chữ CÁT: tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình Quốc Thư, Lầu Thượng là Tứ Phương Vô Sự hình chữ KHẨU – đề cao giáo dục, tự do ngôn luận; có cột cờ chính giữa thành chữ TRUNG: trung kiên. Mái hiên lầu Tứ Phương, bao lơn Danh Dự, và mái hiên tiền sảnh hình chữ TAM (): Viết Nhân, Viết Minh, Viết Võ; cộng nét sổ dọc thành chữ VƯƠNG: trên có kỳ đài thành chữ CHỦ: chủ quyền Tổ Quốc. Mặt trước có hình chữ HƯNG: hưng thịnh…
Vẫn còn đó hầu như nguyên vẹn nội thất tại nơi ở và làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cũ với 4.000 ngọn đèn các loại; hàng chục tác phẩm mỹ thuật quý, thảm, rèm, bàn ghế, vật dụng hạng nhất; những bức tranh sơn dầu, sơn mài kích cỡ lớn, nhiều khi chiếm trọn cả một mảng tường… Đặc biệt là trong phòng Trình Quốc Thư nằm ở vị trí trung tâm lầu nghi lễ tầng 2, các vật dụng từ bàn ghế đến tranh trang trí đều bằng chất liệu sơn mài truyền thống.
Xen giữa các đường nét kiến trúc hiện đại bằng bê tông và sắt thép là những mô típ trang trí gợi nhớ các họa tiết cổ truyền trong nhà cửa, đền chùa, cung điện Việt Nam. Từ bức rèm hoa đá đồ sộ ngoài mặt tiền, gồm các tấm lam đứng hình ống trúc nhắc nhở cửa “bàn khoa” cung điện xứ Huế, cho đến những phù điêu, tượng đắp nổi, chạm trổ trên gỗ, thép uốn, tay nắm con triện, tay vịn cầu thang… đều mang dáng Việt.
Mọi sự xếp đặt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới đều tuân thủ nghiêm nhặt triết lý Phương Đông và cá tính của dân tộc, một sự kết hợp hài hòa hiện đại và truyền thống đến mẫu mực.
Đến với DĐL là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm. Nhiều hiện vật quí hiếm cả trăm năm, chứng kiến bao sự kiện lịch sử. Bộ sưu tập cây xanh, cây kiểng và tặng phẩm độc đáo; không gian lý tưởng và tầm vóc kiến trúc đặc sắc…Tất cả tạo nên cho DĐL dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta.
Nhiều du khách trong nước và quốc tế tới đây đều khẳng định: “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”. Sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến DĐL – Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.
Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Đặc Sắc – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Đặc Sắc sẽ giúp các em có thể học hỏi cách dùng từ ngữ linh hoạt và sinh động.
Nếu thủ đô Hà Nội nổi danh Quảng trường Ba Đình lịch sử thì thành phố Hồ Chí Minh lại hấp dẫn du khách thập phương bởi những công trình kiến trúc đặc trưng, di tích, địa danh đã đi vào lịch sử giải phóng dân tộc – Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc trưng, in đậm dấu ấn thời gian và lịch sử của Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất tọa lạc trên một mảnh đất 15ha, nằm ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Lịch sử ra đời và phát triển của nó gắn với một quá trình dài trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Nó làm bằng gỗ giữa bạt ngàn cây xanh, được xây dựng bề thế vào năm 1863.
Đến khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863, đặt tên là Dinh Norodom. Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi cạnh 50cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến trúc sư Hermite phác thảo. Gần như vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang. Năm 1887 đổi tên Dinh Toàn Quyền Đông Dương. Tháng 3/1945, trở thành nơi làm việc của Phát Xít Nhật tại Việt Nam. 6 tháng sau, người Pháp tái chiếm Nam Bộ.
Năm 1954, nơi đây là cơ quan đầu não của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Dinh Độc Lập và là nơi ở, làm việc của Tổng Thống nên có người gọi là “Dinh Tổng Thống” cho đến 30.4.1975. Từ tháng 11.1975 có tên gọi mới là Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh (Dinh Độc lập) – được xếp hạng là Di Tích Quốc Gia đặc biệt.
Hiện nay, công trình Dinh Độc Lập đã khác so với ban đầu. Dinh hiện nay được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.
Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…
Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây với gần 2000 cây, 99 loài khác nhau. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được lực oanh tạc, công kích của bom lớn và pháo đáp ứng mục tiêu phòng thủ quân sự hiện đại nhất thời bấy giờ.
Chi phí xây dựng vào thời điểm đó là 150.000 lượng vàng. Mặt trên của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu. Từ trên máy bay nhìn xuống, Dinh Độc Lập là một tổng thể kiến trúc độc đáo; hài hòa, có thể nói là đẹp nhất Việt Nam.
Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, tốt lành, may mắn. Trung tâm là phòng Trình quốc thư; Lầu trên là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ý chỉ 3 chữ viết: Viết nhân, viết minh, viết võ, một đất nước muốn hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ.
Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự có hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời. Sân trước là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m màu xanh rì.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh Độc lập là nơi lưu giữ bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến bao sự kiện long trọng. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã húc nghiêng cổng phụ và cổng chính của Dinh Độc Lập tiến thẳng vào trong. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng của ta đã hạ lá cờ 3 sọc trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm chiến tranh Việt Nam gian khổ, anh dũng. Dinh Ðộc lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng.
Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây, Dinh Độc Lập trở thành hội trường Thống Nhất. Những tháng năm lịch sử đã lùi vào quá khứ, nhưng dấu vết của nó vẫn còn mãi với Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập không chỉ là di tích đặc trưng của Sài Gòn mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.
Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Văn Ngắn – Bài 7
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Văn Ngắn là những tư liệu hay để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết ấn tượng.
Sài Gòn và hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh có bề dày lịch sử hơn 300 năm đã trải qua nhiều thăng trầm, hào hùng cùng đất nước. Dinh Độc Lập là di tích lịch sử quan trọng và có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển của thành phố.
Dinh Độc Lập còn có tên đó là dinh Thống Nhất hay hội trường Thống Nhất,công trình kiến trúc này xây dựng từ thời Pháp và là nơi ở và làm việc của chế độ trước, lưu giữ nhiều kỉ niệm lịch sử quan trọng. Dinh Độc Lập là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng ở Sài Gòn được xây dựng bề thế vào năm 1863.
Năm 2007 dinh Độc Lập được xếp hạng là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của các nước. Có thể nói, đây là một trong những điểm đến thú vị, thu hút nhiều khách du lịch trong thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày đón tiếp nhiều khách du lịch đến thăm quan, đặc biệt đáng trọng hơn cả là đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia, quan chức cấp cao trên thế giới đến để đón tiếp và thăm quan.
Dinh nằm trên khuôn viên rộng khoảng 12ha. Bên trong được chia làm 95 phòng, thiết kế các phòng sẽ đảm nhiệm các chức năng khác nhau, với kiến trúc khác nhau. Khu nhà chính có hình chữ T đây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn. Bắt đầu từ năm 1975 cho đến nay thì khu nhà chính sử dụng các phòng, với một số phòng khác thì mở cửa cho du khách tham quan tìm hiểu.
Khuôn viên xung quanh còn có nhiều loài cây xanh, cây cổ thụ, cây quý như Trắc, Gõ Đỏ, Gõ Mật, Giáng Hương, Sao Đen, Kim Giao… Phía trước có 2 công viên cây xanh. Quan sát từ trên cao thì Dinh Độc Lập tổng thể kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Nói về lịch sử của mảnh đất Sài Gòn Dinh Độc Lập là minh chứng rõ ràng nhất. Đầu tiên từ khi người Pháp xây dựng và quản lý, tiếp đến là Mỹ với sự can dự vào chiến tranh kéo dài hơn chục năm. Vào ngày 30/4/1975 xe tăng số hiệu 390 tiên phóng húc đổ cổng chính, kết thúc quá trình chiến tranh gian khổ để giành lại độc lập tự do. Đây cũng là nơi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Từ đây non sông thu về một mối.
Khi đến với di tích này khách tham quan sẽ được khám phá kiến trúc bên trong cùng với những thông tin lịch sử của 15 phòng, 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp. Du khách còn được xem các bộ phim tài liệu ý nghĩa để hiểu thêm về giai đoạn hình thành và các thời kỳ của di tích lịch sử này.
Nhưng không chỉ mang lại những giá trị về lịch sử, mà tại đây còn có những khuôn viên xanh, cao rộng thoáng mát gần gũi với thiên nhiên để phù hợp với tâm lý của khách du lịch muốn thưởng ngoạn cảnh trí non sông, du khách sẽ được dạo chơi trong một khuôn viên đầy ắp những mảng xanh mát lành, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và tìm hiểu thêm những giá trị lịch sử của dinh trong thời kỳ trước và sau 1975. Những món quà lưu niệm giá trị đều có thể tìm thấy tại đây.
Đến với dinh Độc Lập là tìm về nguồn cội của thành phố với những bước thăng trầm, Dinh Độc Lập mang dáng dấp của một Bảo Tàng – Chứng Nhân Lịch Sử cực kỳ sống động., có một không hai ở nước ta. Nơi sống dậy niềm tự hào và lòng xúc động thiêng liêng về một thời kỳ vang bóng hào hùng, vàng son của dân tộc.
Có thể nói “Đến Sài Gòn mà bỏ qua Dinh Độc Lập coi như chưa đến Thành phố Hồ Chí Minh”, sẽ thật thiếu sót nếu bạn là công dân Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa một lần đến đây. Bao điều kỳ thú, hấp dẫn đang chờ bạn tìm hiểu, để yêu và tự hào thêm Thành phố Hồ Chí Minh, để giới thiệu với bạn bè gần xa.
Dinh Độc Lập được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia quan trọng, nơi này không chỉ là biểu tượng lịch sử của thành phố mà còn là điểm đến hấp dẫn dành cho các du khách trong và ngoài nước. Ai đến thành phố Hồ Chí Minh nhớ ghé thăm để hiểu thêm về sự đan xen thú vị giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại ngày nay.
Xem Thêm Bài 🌿 Thuyết Minh Về Thành Cổ Loa ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Chọn Lọc – Bài 8
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Chọn Lọc từ SCR.VN và chia sẻ rộng rãi đến các bạn đọc quan tâm.
Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố trẻ và sôi động nhưng cũng không kém phần trầm tĩnh với chiều dài lịch sử và những di tích văn hóa, những công trình đã đi qua bao tháng năm. Dinh độc lập là một công trình như vậy, vừa có những nét hiện đại của khu phồn hoa nhưng cũng đắm mình với những ngày lịch sử của dân tộc.
Dinh Độc Lập, hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất là một công trình kiến trúc lịch sử được xây dựng ở Sài Gòn trong những năm từ 1867 đến 1871 mới được hoàn thành. Trước đây, dinh được dựng bằng gỗ, sau đó được xây dựng lại theo đồ án của kiến trúc sư Hermite.
Công trình kiến trúc này được xây dựng trên một mảnh đất rộng mười hai héc-ta gồm một dinh thự lớn với phòng khách có thể chứa tới tám trăm người và một khuôn viên có nhiều cây xanh và thảm cỏ.
Tòa dinh thự chính gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng và tầng hầm, trong đó có khoảng một trăm phòng với nhiều phong cách khác nhau dựa theo mục đích sử dụng mà thiết kế như phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của tổng thống, phòng đại yến,… được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, sơn dầu,… Dinh thự cao hai mươi sáu mét với hàng rào là hai công viên cây xanh.
Là công trình phục vụ cho nhiều quan chức cấp cao và là nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng nên dinh thự được trang bị nhiều hệ thống hiện đại như điều hòa không khí, phòng cháy,… Trong khuôn viên dinh thự còn có hồ nước bán nguyệt, chính giữa có đài phun nước.
Vào những năm nước ta diễn ra kháng chiến chống Pháp, Dinh này là của thống đốc Nam Kỳ, sau đó trở thành nơi làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Tháng ba năm 1945, dinh này trở thành nơi làm việc của Nhật do cuộc đảo chính, nhưng đến tháng chín cùng năm, Dinh lại trở về với Pháp và là nơi làm việc của Cao ủy Pháp tại Đông Dương.
Trong suốt quãng thời gian này, dinh có tên là dinh Norodom. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm đổi tên dinh thành dinh Độc Lập, nơi đây thành nơi làm việc của tổng thống và đã chứng kiến nhiều sự kiện chính trị quan trọng của lịch sử đất nước. Ngày hai mươi bảy tháng hai năm 1962, dinh bị ném bom khiến cho toàn bộ cánh trái bị sập hoàn toàn. Không thể khôi phục lại nguyên trạng, Ngô Đình Diệm đã cho xây lại một dinh mới trên nền đất cũ thẻo đồ án của Ngô Viết Thụ.
Sau đó, Ngô Đình Diệm bị ám sát, dinh Độc Lập thành nơi ở và làm việc của Nguyễn Văn Thiệu, chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ đấy, Dinh là nơi làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Tại dinh Độc Lập này đã có một sự kiện quan trọng diễn ra, đó là vào ngày ba mươi tháng tư năm 1975, chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội nhân dân Việt Nam dưới chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng T54 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính để tiến vào dinh.
Trung úy Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên trên nóc dinh Độc Lập, kết thúc hai mươi năm chiến tranh Việt Nam, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Sau ngày lịch sử đó, dinh được bảo vệ bởi cơ quan có tên là Hội trường Thống Nhất.
Không chỉ là một công trình kiến trúc đơn thuần mà dinh Độc Lập còn là một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến một sự kiện quan trọng của đất nước, là nơi đầu tiên đánh dấu ngày hai miền Nam Bắc hoàn toàn thống nhất, đất nước lại được toàn vẹn. Bởi ý nghĩa lịch sử quan trọng, dinh Độc Lập đã được xếp vào di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt bên cạnh Hoàng thành Thăng Long Hà Nội, chiến trường Điện Biên Phủ, đền Hùng,… cần được bảo vệ.
Ngày nay, dinh còn là nơi thu hút nhiều lượt khách gần xa thăm quan, góp một phần vào ngành du lịch các di tích lịch sử của đất nước. Dinh Độc Lập là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng, thể hiện được nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam những năm thập niên sáu mươi.
Nằm giữa thành phố hiện đại với nhịp sống sôi động, dinh Độc lập vẫn sừng sững với thời gian với những nét cổ xưa mà vẫn hiện đại, là sự hòa trộn của phương Đông và phương Tây. Hơn hết, dinh còn mang trong mình lớp trầm tích lịch sử, là một phần của những năm tháng vàng son.
SCR.VN Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Côn Sơn Kiếp Bạc ❤️️ 14 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Ấn Tượng – Bài 9
Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Ấn Tượng được SCR.VN giới thiệu đến bạn đọc sau đây.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu cầu kinh tế của nước nhà, luôn tráng lệ và nhộn nhịp cùng sự hối hả. Nằm trong lòng thành phố vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc ghi dấu của một thời lịch sử anh hùng, nơi để người ta tưởng nhớ và thêm biết ơn cuộc sống hiện tại. Một trong số các di tích kiến trúc quan trọng đó phải kể đến Dinh Độc Lập, đây là một công trình khác đồ sộ, tọa lạc tại số 106 đường Nguyễn Du thuộc quận Một.
Dinh Độc Lập mang nhiều cái tên, ứng với mỗi tên là một giai thoại lịch sử khác nhau đi kèm. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn đã lên kế hoạch xây dựng Dinh thống đốc Nam Kỳ và tới năm 1868 được hoàn thành và mang tên Dinh Norodom. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Ngô Đình Diệm nhận lại Dinh và đổi tên thành Dinh Độc Lập, cho xây dựng lại một Dinh mới hoành tráng và kiên cố hơn sau sự kiện Dinh bị đánh sập cánh trái. Công trình đã hoàn thành vào mùa thu năm 1966, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư Phan Văn Điển.
Dinh Độc Lập được bao quanh bởi những hàng cây xanh mướt. Trước tòa nhà chính là một khoảng sân lớn thiết kế ấn tượng bởi hàng cỏ xanh mướt tạo thành khối tròn, bao quanh là con đường vòng có thể đi từ hai bên khi bước qua cánh cổng Dinh. Với những vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, Dinh là một công trình to lớn do chính người Việt xây dựng, điêu khắc, trang trí, thiết kế bố cục và sắp xếp nội thất.
Dinh Độc Lập gồm ba tầng chính. Bước vào tới Dinh, người ta không chỉ ngỡ ngàng vì lối kiến trúc hiện đại mà còn trầm trồ bởi những chi tiết tinh tế của từng căn phòng. Ở tầng một gồm có các phòng: Họp nội, đại yến, khánh tiết. Căn phòng lớn nhất với hai hàng ghế xếp dài đối diện nhau là phòng khánh tiết, phòng được trang trí bởi những hoa văn vô cùng sang trọng phong cách pha trộn giữa Tây Âu và Đông Âu, sử dụng để tiếp khách.
Phòng họp đầy ắp những chiếc ghế lưng tựa xung quanh bàn hình bầu dục tạo một không khí trang nghiêm, trên bàn là những chiếc micro đứng. Phòng đại yến và các phòng khác cũng được trang trí rất kỳ công. Điều đặc biệt là dù ở phòng nào thì các kiến trúc sư cũng không quên sự góp mặt của các loại cỏ cây hoa lá, giúp không khí thêm phần mát lành và tạo sức sống cho không gian. Tầng hai là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của quốc gia.
Các phòng lớn như phòng trình quốc thư nơi các đại sứ tại Sài Gòn trình ủy nhiệm thư cho Tổng thống trước năm 1975. Căn phòng được thiết kế mang đậm phong cách Nhật với kỹ thuật sơn mài độc đáo… Ghế của Tổng thống có tay tựa hình rồng và đặt cao hơn các ghế khác. Đối diện là ghế của thượng khách. Những chiếc ghế còn lại khắc hình “phụng” hoặc chữ “thọ”. Phòng còn lại được đặt ngang nhau trang trí bởi hai tủ sơn mài “mai lan”, “cúc trúc” thực hiện năm 1966.
Những căn phòng của tầng hai là phòng làm việc của Tổng thống và phó Tổng thống lúc bấy giờ. Tầng ba được thiết kế có phần phóng khoáng hơn phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn và tích lũy tri thức. Bên ngoài đối diện với phần mặt chính diện của tòa nhà là những bàn bi-a cùng chiếc piano khá lớn. Khu trò chuyện uống nước nằm liền kề với phòng chiếu phim và phòng phu nhân Tổng thống tiếp khách.
Ở những năm 60 của thế kỷ XX, sự xuất hiện của phòng chiếu phim là một bước tiến của hiện đại, bên cạnh đó là chiếc rèm kéo màu đỏ tự động. Không gian nơi phòng chiếu phim còn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ. Những bức tranh trừu tượng cũng được đặt tại phòng tiếp khách của phu nhân Tổng thống, điểm nhấn khác biệt ở căn phòng này là những hoa văn mang phần mềm mại và nữ tính hơn những căn phòng khác.
Ở bên cạnh đó là thư viện đầy ắp cuốn sách đủ thể loại khác nhau như sách giáo dục, sách chính trị, thống kê,… được xếp gọn vào những chiếc tủ gỗ có mặt kính để bảo quản sách. Khu sân thượng là nơi có khoảng trống lớn hòa với thiên nhiên. Có một chiếc trực thăng vẫn nằm nguyên ở một góc sân thượng hiện nay vẫn còn đó, dưới ánh nắng của Sài Gòn trông thật khác biệt.
Và còn nhiều căn phòng khách tại Dinh Độc Lập chờ đợi được tham quan và chiêm ngưỡng. Những căn hầm bí mật nơi có lắp máy lạnh và quạt thông gió, nơi đặt thiết bị tiên tiến. Những chiếc đèn chùm lung linh hiện lên mặt sàn đá hoa cương bóng loáng. Những thiết kế đặc biệt của từng góc của Dinh Độc Lập vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày nay.
Dinh Độc Lập không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà đó còn là một minh chứng, chứng nhân lịch sử. Dinh đã cùng đất nước và nhân dân đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Chính sự kiên cố của Dinh đã để lại cho con cháu muôn đời những bài học quý giá về tình yêu nước và sự kiên cường trong cuộc sống.
Giới Thiệu Bài 🌹 Thuyết Minh Về Tràng An ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Chi Tiết – Bài 10
Bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Chi Tiết giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay về địa danh lịch sử nổi tiếng này.
Trong kho tàng các di tích văn hóa lịch sử của đất nước, Dinh Độc lập góp mặt như một trong những di tích quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt. Những ngày tháng 4 lịch sử này, đông đảo người dân Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới lại có dịp về thăm Dinh Độc lập – biểu tượng của chiến thắng, hòa bình thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Dinh Độc lập trở thành một di tích có giá trị cao về mặt kiến trúc và là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn của lịch sử. Dinh Độc lập hay còn gọi là Dinh Thống nhất hay Hội trường Thống nhất, được người Pháp xây dựng năm 1868 sau khi chiếm xong 6 tỉnh Nam Kỳ và hoàn thành năm 1871 với tên gọi ban đầu là Dinh Norodom.
Năm 1962, Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng lại trên nền cũ của Dinh Norodom với mong muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình. Do đó, mọi sự xếp đặt từ nội, ngoại thất đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam.
Dinh được xây dựng trên khuôn viên có diện tích 12ha được giới hạn bởi 4 trục đường chính. Tổng diện tích sử dụng của Dinh là 20.000m2 chia làm 95 phòng, mỗi phòng có một chức năng riêng, kiến trúc và cách trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của từng phòng. Riêng khu nhà chính hình chữ T có diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất.
Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn, gồm có tầng hầm, tầng nền, 3 tầng lầu, 2 gác lửng và sân thượng. Sau năm 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại để phục vụ du khách tham quan.
Từ khi hình thành đến nay, Dinh Độc lập là nơi chứng kiến những cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc. Khởi đầu là sự cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và các nước Đông Dương, giai đoạn tiếp theo là sự can thiệp của đế quốc Mỹ. Nhưng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45 ngày 30/4/1975 xe tăng mang số hiệu 843 của Quân Giải phóng thuộc Đại đội 4, tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc lập.
Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Trung úy Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng chỉ huy xe tăng 843 đã hạ lá cờ 3 sọc, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam lên trên nóc Dinh Độc lập, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc ta.
Dinh Độc lập lại là nơi chứng kiến Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh phải ra Đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền Cách mạng. Từ đây lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới và Dinh Độc lập trở thành di tích lịch sử mang tính biểu tượng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trong khuôn viên Dinh Độc lập vẫn con hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của quân giải phóng như một minh chứng lịch sử hùng hồn cho đại thắng của dân tộc ta.
Ngày nay, Dinh Độc Lập được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là cơ quan trực thuộc Văn phòng Chính phủ. Dinh Độc Lập đã và đang thực hiện tốt chức năng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ Việt Nam và là cầu nối giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Thánh Địa Mỹ Sơn ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Trình Về Dinh Độc Lập Sinh Động – Bài 11
Thuyết Trình Về Dinh Độc Lập Sinh Động thể hiện qua bố cục bài văn, hình ảnh miêu tả chân thực và đa dạng..
Dinh Độc Lập tọa lạc tại 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1 tại thành phố Hồ Chí Minh. Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m². Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh.
Dinh Độc Lập có cấu trúc rất độc đáo và đẹp mắt. Đi từ cổng chính vào bên trong, đường vào dinh được chia làm hai uốn theo hình vòng cung. Chính giữa hình vòng cung là một đài phun nước được bao quanh bởi thảm cỏ xanh mướt. Khu nhà chính gồm có 3 tầng chính:
Tầng một là nơi để họp và tiếp khách với phòng họp nội các và phòng đại yến. Tầng hai có phòng trình quốc thư, phòng tiếp khách của tổng thống, phòng tiếp khách của tổng thống. Tầng 3 thiên về giải trí với các phòng chiếu phim, thư viện, bar,.. Sân thượng được chọn là nơi máy bay trực thăng đáp xuống. 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo.
Hơn 100 phòng với mỗi tầng được trang trí theo phong cách khác nhau, phục vụ những mục đích sử dụng riêng biệt bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang…. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Văn Lớp 8 – Bài 12
Chia sẻ đến bạn đọc bài Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Văn Lớp 8 sau đây để các em có thêm nhiều tư liệu tham khảo.
Nếu có dịp đến Sài Gòn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan một nơi mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc ta – Đó là Dinh Độc Lập. Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống Nhất có mặt chính hướng ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ba mặt còn lại được bao quanh bởi các đường Nguyễn Du, đường Huyền Trân Công Chúa và đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Bao quanh Dinh là mảng xanh rộng lớn với những hàng cây cổ thụ và khoảng sân cỏ xanh mướt vừa mang vẻ đẹp kiêu sa vừa cổ kính của công trình với bề dày lịch sử hơn 150 năm tuổi. Công trình được khởi công ngày 23/2/1868 và hoàn tất vào năm 1871 do Viên Thống đốc Pháp tại miền Nam Việt Nam là Lagradìere đặt viên đá đầu tiên, làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ. Khi mới xây xong có tên gọi là Dinh Norodom.
Dinh được kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Bao gồm hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,… và khuôn viên.
Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Hương ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Lớp 8 Ngắn Hay – Bài 13
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Lớp 8 Ngắn Hay sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Dinh Độc Lập là một biểu tượng của chiến thắng, hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Nhờ ý nghĩa lịch sử đó, dinh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất thu hút số lượng lớn khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh.
Dinh Độc Lập, còn gọi là Dinh Thống Nhất, được xây dựng trên dinh Norodom, tượng trưng cho triết lý truyền thống, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.
Dinh Thống Nhất sở hữu một diện tích sàn khá lớn gần 120.000m2 (300m x 400m) trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi bốn đường phố chính, cụ thể là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Đông Bắc, Huyền Trân Công Chúa phố phía Tây Nam, Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc, và Nguyễn Du về phía Đông Nam.
Đặc biệt, trong khuôn viên của dinh là nơi có nhiều cây cổ thụ với các loài khác nhau từ giai đoạn Pháp thuộc. Dinh Độc Lập là một trong những điểm hấp dẫn nhất tại thành phố Hồ Chí Minh cho những du khách yêu thích nghệ thuật và kiến trúc.
Các công trình kiến trúc được thiết kế bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên giành giải nhất giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc (khôi nguyên La mã) vào năm 1955, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G ở trường Mỹ thuật Quốc gia Paris.
Dinh được xây dựng theo đúng đặc điểm của kiến trúc trong phong thủy Việt Nam với bố cục sân vườn, dinh thự đăng đối, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống. Hồ phun nước phía trước tạo thế minh đường và rừng cây trùng điệp phía sau chính là phần hậu chẩm tạo thế vững bền cho công trình.
Những người con Việt Nam du lịch đến Dinh Độc Lập là sẽ thấy thực sự tự hào về kiến trúc xây dựng tổng thể, từ khâu thiết kế, thi công, trang trí và vật liệu xây dựng chủ yếu là nguồn gốc trong nước. Tòa dinh thự được thiết kế và xây dựng nhằm cầu nguyện cho sự thịnh vượng và bền vững mãi mãi. Dinh Độc Lập đã trở thành địa điểm “phải đến” khi đi du lịch Sài Gòn.
Với con mắt nghệ thuật, các kiến trúc sư tài năng đã bố trí rất hợp lý các chi tiết kiến trúc nội thất và ngoại thất. Sân trước của cung điện là một bãi cỏ hình oval có đường kính 102m. Các bãi cỏ xanh tạo cảm giác êm dịu và sảng khoái khi du khách đi bộ qua các lối vào. Chạy dọc theo chiều rộng của sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Bên trong là phòng họp nội các và các phòng tiệc nằm ở tầng trệt.
Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Lớp 9 – Bài 14
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Lớp 9 sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý tưởng mới và thú vị để hoàn thiện bài văn của mình thật tốt.
Dinh Độc Lập Sài Gòn là một công trình do người Pháp xây dựng từ rất sớm, có kiến trúc độc đáo và từng được xem là công thự đẹp nhất Á Đông. Đây là nơi ở của những tầng lớp quyền lực nhất cũng là một biểu tượng của hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhờ nét đẹp và ý nghĩa lịch sử lớn lao, dinh là một trong những điểm tham quan hấp dẫn với du khách khi đến với thành phố mang tên Bác.
Dinh Độc Lập Sài Gòn còn được biết đến với nhiều cái tên như: Dinh Thống Nhất, Dinh Toàn Quyền, Dinh Thống Đốc, Hội trường Thống Nhất, Dinh Norodom. Công trình được thiết kế bởi vị kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh.
Ngày nay, Dinh Độc Lập nằm tại địa chỉ số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, quận 1, Hồ Chí Minh với mặt sau là đường Huyền Trân Công Chúa, mặt trái là đường Nguyễn Thị Minh Khai và mặt phải là đường Nguyễn Du. Dinh tọa lạc ngay vị trí trung tâm, gần các điểm đến hấp dẫn: Nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện thành phố,… Trải qua hơn 100 năm, nó vẫn sừng sững ở đó với vẻ đẹp cổ kính và ẩn chứa biết bao bí mật, là một phần không thể thiếu khi nhắc đến cái tên Sài Gòn.
Vào năm 1867 – 1868, sau khi chiếm đóng 6 tỉnh Nam kỳ, Thống đốc Lagrandiere đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên để khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn theo đồ án do vị kiến trúc sư Hermite phác thảo và được đặt tên là dinh Norodom. Đến giai đoạn 1871 – 1887, dinh dành cho Thống đốc Nam kỳ nên gọi là Dinh Thống Đốc. Từ năm 1887 – 1945, các quan chức cao cấp thuộc địa Pháp sử dụng nơi này làm việc và lấy tên là Dinh Toàn Quyền.
Tháng 3/1945, Nhật lật đổ Pháp, Dinh trở thành nơi ở và làm việc của chính quyền Nhật, nhưng đến tháng 9/1945 Nhật thất bại, Dinh lại thuộc quyền sở hữu của Pháp. Sau đó, Pháp trao trả Dinh cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến năm 1955 Dinh được đổi tên là Dinh Độc Lập. Từ đó, nó trở thành biểu tượng của chính quyền miền Nam Việt Nam cũng là nơi ở của Tổng thống.
Năm 1962, Dinh bị đánh bom phá hủy không thể phục dựng lại nên Ngô Đình Diệm quyết định xây mới hoàn toàn do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và khánh thành vào năm 1966. Đến tháng 4/1975, Dinh Độc Lập một lần nữa trở thành nơi chứng kiến cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân 1975.
Và khi lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam bay phấp phới trên nóc Dinh, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh hơn 20 năm. Tới năm 1976, Dinh Độc Lập Sài Gòn được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, và được tôn vinh là 1 trong 10 di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam (vào năm 2009).
Xem Thêm Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Lăng Bác ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Bằng Tiếng Anh – Bài 15
Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập Bằng Tiếng Anh giúp các em học hỏi và nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.
Ho Chi Minh City mesmerizes tourists by its modern skyline and colorful lights. Although the city has been recently renewed with a lot of magnificent buildings and trendy lifestyle, Saigon has still retained a visible and distinctive history. When it comes to Independence Palace or (Reunification Palace), its name does say what you want to know. As one of the finest colonial buildings in Saigon, it is considered not only the symbol of Vietnam national independence, but also a special national relic for its architectural and historical values.
Reunification Palace built by the French during the period of 1868 – 1871, it originally served as the home and command center of Governor General. The palace was then taken over by Saigon government in 1954 (represented by President Ngo Dinh Diem) as well as renamed the Independence Palace. After being demolished by bombs in 1962, it was replaced by a new building.
Inaugurated in 1966, the new palace quickly became the major headquarter of Saigon government. It is quite proud to say that Independence Palace witnessed many significant historical events, especially the rise and fall of other 3 presidents of Southern Vietnam. Designed by Ngo Viet Thu – a noted Vietnamese architect, the palace will make your eyebrows raised by its imposing architecture, which features a harmonious combination of Western and Eastern styles.
Today, it functions as a museum. Of course, tourists are allowed to visit most areas of the palace, ranging from the upstairs reception rooms, the downstairs meeting rooms to the President’s chambers. Constructed around a sunny atrium, the living quarters are also appointed with appealing antiques and glittering chandeliers. Close to the Reunification Hall, it is easy to recognize a green park with lush trees, which gives a cool place to walk around and relax.
Nearby is the Saigon Notre-Dame Cathedral Basilica and Saigon post office. After all, Independence Palace has strongly stayed in the mind of many Vietnamese generations. It is known as the popular and must-see historical witness which travelers should spend time dropping by when setting foot in Ho Chi Minh City.
Thành phố Hồ Chí Minh mê hoặc du khách bởi đường chân trời hiện đại và ánh đèn nhiều màu sắc. Mặc dù thành phố đã được đổi mới gần đây với rất nhiều tòa nhà tráng lệ và lối sống thời thượng, Sài Gòn vẫn giữ được một lịch sử rõ ràng và đặc biệt. Khi nói đến Dinh Độc Lập hay (Dinh Thống Nhất), tên của nó đã nói lên điều bạn muốn biết. Là một trong những công trình kiến trúc thuộc địa đẹp nhất Sài Gòn, không chỉ được coi là biểu tượng của nền độc lập dân tộc Việt Nam, mà còn là di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc và lịch sử.
Dinh Thống Nhất do người Pháp xây dựng trong khoảng thời gian 1868 – 1871, ban đầu là nhà và trung tâm chỉ huy của Toàn quyền. Dinh sau đó được chính quyền Sài Gòn tiếp quản vào năm 1954 (do Tổng thống Ngô Đình Diệm làm đại diện) và đổi tên thành Dinh Độc Lập. Sau khi bị bom phá hủy vào năm 1962, nó đã được thay thế bằng một tòa nhà mới.
Được khánh thành năm 1966, dinh mới nhanh chóng trở thành trụ sở lớn của chính quyền Sài Gòn. Khá tự hào khi nói rằng Dinh Độc Lập đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đặc biệt là sự thăng trầm của 3 vị tổng thống khác của Nam Bộ. Được thiết kế bởi Ngô Viết Thụ – một kiến trúc sư nổi tiếng của Việt Nam, cung điện sẽ khiến bạn phải ngước nhìn bởi kiến trúc bề thế, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách phương Tây và phương Đông.
Ngày nay, nó hoạt động như một viện bảo tàng. Tất nhiên, khách du lịch được phép tham quan hầu hết các khu vực của cung điện, từ phòng tiếp tân ở tầng trên, phòng họp ở tầng dưới cho đến phòng của Tổng thống. Được xây dựng xung quanh giếng trời đầy nắng, các khu sinh hoạt cũng được trang bị đồ cổ hấp dẫn và đèn chùm lấp lánh. Gần ngay Hội trường Thống Nhất, có thể dễ dàng nhận ra một công viên cây xanh với những tán cây xanh mát tạo cho không gian nơi dạo bộ thư giãn mát mẻ.
Gần đó là Vương cung thánh đường Đức Bà Sài Gòn và bưu điện Sài Gòn. Sau tất cả, Dinh Độc Lập đã ở mãi trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt Nam. Nơi đây được mệnh danh là chứng nhân lịch sử nổi tiếng và không thể bỏ qua mà du khách nên dành thời gian ghé qua khi đặt chân đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất