Thuyết Minh Về Quảng Trị ❤️️ 29+ Bài Giới Thiệu Quảng Trị ✅ Tuyển Tập Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Luyện Tập Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết.
Giới Thiệu Về Quảng Trị Chi Tiết – Bài 1
Giới Thiệu Về Quảng Trị Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều thông tin về vùng đất của những di tích lịch sử này.
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài từ 16018’ -17010’ độ vĩ Bắc và 106032’-107024’ độ kinh Đông. Phía Bắc của Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đông Hà nằm cách 598 km về phía Nam thủ đô Hà Nội và 1.112 km về phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 – 1975).
Quảng Trị nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm. Khí hậu ở vùng này khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn.
Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này được thấy rõ trên dường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. Ở Quảng Bình, các đỉnh cao nhất đều nằm ở giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta.
Các sông lớn như Sêbănghiên, Sêpôn… đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tuy nhiên nếu xem xét địa hình ở quy mô nhỏ hơn, từng dãy núi, từng dải đồi thì địa hình lại có hướng song song với các thung lũng sông lớn như Cam Lộ, Thạch Hãn, Bến Hải…Tính phân bậc của địa hình từ Tây sang Đông thể hiện khá rõ ràng.
Nếu ở phía Tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía Đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Đồng bằng hẹp, cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại thấp và là nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc – Nam.
SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay
Giới Thiệu Về Du Lịch Quảng Trị – Bài 2
Cùng tham khảo bài văn Giới Thiệu Về Du Lịch Quảng Trị để cùng khám phá trải nghiệm những điểm du lịch hấp dẫn nhé!
Du lịch Quảng Trị được biết đến với du lịch tâm linh, nơi đây là tọa độ lửa trong chiến tranh Việt Nam. Ít ai biết rằng Quảng Trị còn sở hữu nhiều địa danh hoang sơ, đẹp và trải nghiệm thú vị.
Quảng Trị thuộc miền trung của Việt Nam. Quảng Trị nằm giữa 2 tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch. Phía bắc Quảng Trị giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía tây giáp Lào là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây thuận tiện đi Lào và Thái Lan. Phía đông tỉnh Quảng Trị giáp với biển Đông và dễ dàng tiếp cận với Đảo Cồn Cỏ hoang sơ. Quảng Trị được biết đến là tọa độ lửa trong chiến tranh Việt Nam.
Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng rất đáng để đến khám phá mà không phải ai cũng biết. Nơi đây nổi tiếng với Sông Bến Hải- cầu Hiền Lương- vĩ tuyến 17 ngày đêm chia cắt hai miền Bắc- Nam suốt 20 năm. Cùng với các địa danh mới như Đảo Cồn Cỏ, Khe Sanh, Thác Tà Puồng, Biển Cửa Tùng, Cửa Việt… Chính vì vậy Quảng Trị có bề dày lịch sử- văn hóa và có nhiều địa điểm nổi tiếng cho những ai yêu thích du lịch Quảng Trị
Chắc chắn mọi người biết du lịch Quảng Trị gắn liền với các địa danh du lịch tâm linh và hoài niệm. Ít ai biết rằng Quảng Trị còn có những điểm du lịch cực hót và hoang sơ. Cùng chúng tôi điểm lại một số địa điểm du lịch Quảng Trị.
Thành Cổ Quảng Trị nằm bên dòng sông Thạch Hãn, được biết đến qua cuộc chiến 81 ngày đêm giữ thành đầy khốc liệt trong lịch sử dân tộc. Năm 1994, Thành Cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những di tích đặc biệt quan trọng.
Cầu Hiền Lương nằm ngay gần Quốc lộ 1A, tại đây bạn sẽ được nghe hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết về cây cầu đặc biệt này. Cầu Hiền Lương được tái hiện lại màu sơn 2 màu có ngăn cách ở giữa như trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Địa đạo Vịnh Mốc ở Quảng Trị còn gọi là Địa đạo Vĩnh Mốc. Đây là công trình biểu tượng của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh được mệnh danh là lũy thép. Vịnh Mốc còn giữ nguyên vẽ hoang sơ của nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Dưới những bụi tre là địa đạo rộng lớn nơi sinh hoạt của quân và dân Quảng Trị.
Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh. Đây chính là nơi quy tụ các phần mộ của các liệt sĩ, là nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của tổ quốc đã anh dũng hy sinh xương máu của mình trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc .
Thánh địa La Vang nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đây là nơi hành hương quan trọng của những người con Công Giáo. Cái tên La Vang có cách giải thích nguồn gốc rất hay từ những câu chuyện thú vị.
Đảo Cồn Cỏ là điểm đến mới khai thác và hấp dẫn của Du lịch Quảng Trị. Đảo Cồn Cỏ cách đất liền khoảng 15 hải lý. Hòn đảo này nằm ở độ cao từ 5-30m so với mực nước biển và cách đất liền 30km. Trước năm 2002, đảo Cồn Cỏ vốn là một đảo quân sự nên không có người dân sinh sống. Sau này khi huyện đảo được thành lập thì đây lại chính là nơi rất thu hút khách du lịch đến Quảng Trị.
Đón Đọc Bài 💧 Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị ❤️️10 Bài Hay
Giới Thiệu Về Con Người Quảng Trị – Bài 3
Cùng đón đọc bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Con Người Quảng Trị được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây.
Quảng Trị – miền quê của gió Lào cát trắng nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc – Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Đến với Quảng Trị hôm nay, ngắm nhìn những đổi thay trên mảnh đất một thời khói lửa này mới cảm nhận hết được nét đẹp của miền quê thấm đẫm tình người và sắc màu văn hóa.
Quảng Trị là quê hương của nhiều đại khoa và danh nhân nổi tiếng đất Việt. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, con người trên mảnh đất này với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đã hình thành cho người Quảng Trị một bản lĩnh không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa, làm nên những kỳ tích hào hùng, để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng quý giá.
Đi qua bao biến cố của lịch sử, Quảng Trị lại trở về giữa lòng dân tộc bằng chính nội lực của mình. Quảng Trị là một tỉnh Bắc Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên -Huế, Đông giáp biển Đông, Tây giáp nước CHDCND Lào.
Tỉnh có các điểm huyết mạch giao thông quan trọng: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh với hai nhánh chạy dọc ở phía Tây và quốc lộ 9 được nâng cấp thành đường Xuyên Á nối Đông Bắc Thái Lan, Myanmar, Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung: Cửa Việt, Chân Mây, Vũng Áng, Đà Nẵng tạo ra một điểm thuận lợi để giao lưu kinh tế và phát triển kinh tế khu vực miền Trung.
Với một tình cảm chân thành nồng hậu, Quảng Trị luôn mở rộng cửa chào đón du khách đến thăm quan, các nhà đầu tư và bạn bè gần xa quan tâm, hợp tác làm ăn, chung tay xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng phát triển giàu mạnh.
Tham Khảo Bài 💧 Thuyết Minh Về Thành Cổ Quảng Trị ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Giới Thiệu Về Mảnh Đất Quảng Trị – Bài 4
Bài thuyết minh Giới Thiệu Về Mảnh Đất Quảng Trị được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây.
Quảng Trị là một tỉnh miền Trung Việt Nam, nơi có sông Bến Hải – cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam – miền Bắc Việt Nam trong gần 20 năm.
Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhét (Lào), phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75km. Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhất là ở các huyện miền núi vì vậy tiềm năng thủy điện dồi dào. Khí hậu rất khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất khô nóng.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Quảng Trị là một trong những mảnh đất nóng bỏng vì bom đạn. Ngày nay Quảng Trị là nơi có nhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng. Qua cầu treo Đakrông là đến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử còn in đậm kỳ tích oai hùng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ.
Thành cổ Quảng Trị là nơi gắn liền với chiến dịch lịch sử mùa hè 1972. Còn phải kể biết bao địa danh khác như nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, địa đạo Vịnh Mốc, chiến trường Khe Sanh, căn cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu, hàng rào điện tử Mắc-na-ma-ra… Quảng Trị còn có bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là hoàng hậu của các bãi tắm Đông Dương.
Quảng Trị cách Hà Nội 617km, cách Tp. Hồ Chí Minh 1.112km. Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A chạy qua. Ðặc biệt có đường 9 nối với đường liên Á qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào.
Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đặc Sản Quảng Trị – Bài 5
Thuyết Minh Về Đặc Sản Quảng Trị, cùng khám phá ngay bài văn hay sau đây để các em có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Đặc sản Quảng Trị mộc mạc, bình dị mà khiến người ta khắc khoải khó quên như chính mảnh đất nơi đây. Những người xa quê, những thực khách đã từng thưởng thức món ăn nơi đây, ắt hắn không thể nào quên hương vị của những tô cháo Vạc Giường, bát bún hến Mai Xá,…dân dã mà đậm tình, đậm vị.
Cháo Vạc Giường gọi là cháo, nhưng cháo Vạc Giường lại là rất đặc biệt, thoáng nhìn qua, ai cũng nghĩ nó giống bánh canh hay canh bún cua bởi chúng đều được làm từ sợi bột gạo hay bột mì, nhưng hương vị lại khác hẳn nhau hoàn toàn đó.
Người Quảng thường gọi món ăn với tên dân dã là cháo cá, còn thực khách ghé qua lại đặt cho nó cái tên thân thương là cháo Vạc Giường do sợi cháo có hình dáng giống như vạc giường nơi đây.
Đến thăm Quảng Trị mà không nếm thử hương vị món cháo bột này là uổng lắm đó. Ghé quán và thưởng thức thôi. Một nhúm sợi bột dài mềm, vài lát cá chiên vàng ươm giòn rụm, thêm chút hành lá xanh xanh, chút ớt cay cay cùng với nước dùng ngọt thanh thơm mùi cá, hòa quyện cho ra hương vị cháo Vạc Giường vấn vương thực khách.
Bún hến Mai Xá, món ăn bình dị thân thuộc đã trở thành đặc sản Quảng Trị nhờ phong vị tinh tế.
Làm nên nét đặc sắc của món bún hến ở Mai Xá đó chính là nguyên liệu chính “chắt chắt”. Nhìn qua ai cũng lầm tưởng chắt chắt và hến là một, nhưng khi đã thưởng thức bạn sẽ nhận ra ngay sự khác biệt. Thịt chắt chắt thơm mà đậm màu hơn hến, lại giàu chất dinh dưỡng.
Những ai đã nếm thử chắt chắt do dân Mai Xá chế biến sẽ không thể nào quên được hương vị tuyệt vời của món ăn này. Hành phi vàng ruộm rồi cho chắt chắt vào xào tới, thêm nước vào, bỏ thêm chút gừng chút ớt cay cay thơm nồng ăn tới đâu ấm lòng người xa quê tới đó. Bởi vậy, món bún hến này cũng được người dân nhớ tới như một phần tuổi thơ, một thời bình dị mà ấm áp.
Gọi là “Rau Liệt Gio An” là do rau được trồng tại xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đến Gio An nhớ phải thử món rau này nhé. Loại rau này rất “quý” do được sinh trưởng và nuôi dưỡng từ nguồn nước giếng cổ hàng ngàn năm tuổi. Với loại rau này, người Gio An đã nghĩ ra rất nhiều cách chế biến ngon như: nấu canh với tôm tươi, luộc chấm nước mắm hay làm món trộn với thịt bò. Thường thì món rau xà lách xong trộn với thịt bò được ưa thích hơn.
Thịt bò tẩm ướp đậm đà đem xào với hành phi tới lửa làm dậy mùi hương quyến rũ. Nước trộn chua thanh ngọt dịu. Trứng luộc chín tới đem thái khoanh. Khi ăn bạn chỉ cần xếp rau ra đĩa, thêm chút thịt bò, rải vài lát trứng rồi tưới nước trộn lên vậy là bạn đã có thể thưởng thức món ngon bổ dưỡng, lạ miệng này rồi.
Thịt trâu lá trơng được xứng danh món ăn đặc sản Quảng Trị là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa thịt trâu non và lá trơng. Lá Trơng mọc khắp mảnh đất Quảng Trị, có thể không quá khi nói rằng món ăn này mang đậm hơi thở miền đất Quảng.
Thịt trâu lá trơng có thể chế biến thành nhiều nhóm, tuy nhiên thịt trâu lá trơng nướng và thịt trâu xào lá trơng là hai món được đón nhận sự yêu thích của thực khách nhất. Người muốn tận hưởng vị thịt nguyên sơ thơm phức nên thử món nướng, người thích vị đậm đà nên thử món xào. Mỗi món đặc sắc một kiểu, nếu có điều kiện bạn nên thử cả hai để cảm nhận hương vị Quảng Trị. Đặc biệt, trời lành lạnh mà được thưởng thức đĩa trâu lá trơng nóng hổi thì còn gì bằng.
Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ❤️️17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Bánh Lọc Quảng Trị – Bài 6
Thuyết Minh Về Bánh Lọc Quảng Trị, một món ăn đặc sản và được nhiều du khách đến để thưởng thức.
Bánh bột lọc Quảng Trị là món ăn đặc sản ở Quảng Trị, mang hương vị đặc trưng của quê hương xứ sở này, nó như niềm tự hào của người dân miền Trung vậy. Cái thơm ngon của bánh bột lọc chính là phần vỏ bánh mang độ dẻo dai mà không phải bánh nào cũng có. Thưởng thức món ăn này giống như ăn lấy “vị” vậy, còn thưởng thức Bánh bột lọc mà ăn lấy “bị” thì hỏng đấy bạn nhé. Nói thì nói vậy, chứ hầu như ai thưởng thức bánh bột lọc, cũng tưởng chừng như có thể ăn hoài, bởi vị ngon bình dị và chẳng ngán.
Bánh bột lọc ngon hay không là phần vỏ bánh quyết định. Người dân miền Trung chọn bột năng để làm vỏ bành, một số nơi thì chọn bột sắn. Bí quyết tạo hương vị cho bột bánh lọc chính là thêm vài nguyên liệu như đường, ít muối, dầu ăn. Nước cho vào bột tùy theo độ sánh mịn mà cho từ từ nước vào. Hỗn hợp bột được bắc trên chảo khuấy đều tay, điều chỉnh lửa nhỏ vừa cho đến khi thấy nặng tay bột quánh lại nhưng màu vẫn còn đục thì tắt lửa.
Phần nhân bánh cũng được chuẩn bị các gia vị như hạt nêm, tiêu, đường, nước mắm để ướp nhân. Nguyên liệu chính miền Trung hay làm nhân là tôm và thịt ba rọi. Chỉ cần bắc chảo dầu, phi thơm tỏi, hành rồi cho thịt ba rọi hay tôm vào xào đều. Thịt, tôm hơi xăn lại thì bớt lửa chở khô ráo ít nước thì đem xuống.
Vẻ đẹp bề ngoài quyết định hình thức của Bánh bột lọc rất nhiều. Người dân Quảng Trị thường chọn lá chuối để gói bánh. Để tránh lá gãy, rách thì lá được nhúng sơ qua nước sôi. Nhưng cẩn thận giữ màu xanh của lá để lá trông đẹp mắt hơn. Bánh ngon là khi mở ra không bị dình lá nên kinh nghiệm của ông bà là bôi dầu ăn vào mặt lá tiếp xúc với bánh, như thế lúc hấp bột không bị dính lá.
Công đoạn gói bánh luôn thu hút nhiều khán giả nhất bởi đôi bàn tay khéo léo của đầu bếp sẽ cho ra các sản phẩm tuyệt đẹp. Một ít bột cán mỏng trên mặt lá, rồi cho một ít thịt hay một con tôm lên trên, cuối cùng bẻ góc vuông các mép lá tạo và dùng dây buộc lại. Thật nhanh phải không và chỉ cần 15 phút nữa là bánh bột lọc vừa gói ấy sẽ chín ngay trong xửng hấp.
Để tạo hương vị thơm ngon hoàn chỉnh thì pha nước chấm nữa là xong. Người ta có thể dùng ngay nước mắm nguyên chất, hoặc dùng bằng mắm ruốc dầm ớt tươi, đôi khi chỉ đơn giản thế, cũng đã tạo vị đủ ngon rồi. Bánh bột lọc nay ở đâu cũng có, nhưng thưởng thức món ăn đặc sản này ở Quảng Trị – ngay xứ sở của bánh thì không gì tuyệt vời hơn.
Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Bài Mẫu Hay Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quảng Trị – Bài 7
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Quảng Trị giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập tốt và hiệu quả.
Thánh Địa La Vang tọa lạc tại xã Hải Lăng, tỉnh Quảng trị. Cách thành phố Đông Hà 20km về phía Nam cách thành phố Huế 60km về phía bắc. La vang hiện nay là một thánh địa và là trung tâm hành hương lớn của người Công giáo Việt Nam, thuộc tổng giáo phận Huế.
Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế – 1998, khi một số các tín hữu đang ẩn trốn ở nơi núi rừng La Vang, vào một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, Đức Mẹ Maria hiện thân bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.
Sự kiện xảy ra trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn. Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ.
Theo truyền thuyết thì ngày trước trong lúc lánh nạn tại vùng núi hẻo lánh tỉnh Quảng Trị. Nơi đây rừng thiêng nước độc và vô cùng heo hút, mọi người khi muốn gọi nhau hoặc cảnh báo có thú giữ. Thì người ta “la” lớn lên từ đó tạo ra các tiếng “vang” từ đó ra đời tên “La Vang”. Cũng có câu chuyện kể lại rằng lúc người dân vừa chạy trốn đến vùng này thì bị dịch bệnh. Lúc này đức mẹ hiển linh và chỉ cho giáo dân loại cây “Lá Vằng” sẽ chữa khỏi bệnh. Cái tên “La Vang” bắt nguồn từ đó.
Nơi Đức Mẹ hiện ra, một Thánh đường đã được xây kính Mẹ, nhưng bị tàn phá vì chiến tranh năm 1972. Chỉ còn lại di tích tháp chuông của vương cung thánh đường, phía trước tháp chuông là một quảng trường rộng. Trong khuôn viên thánh địa được trồng rất nhiều cây xanh tỏa bóng mát.
Ngoài ra còn có giếng nước Đức Mẹ Lang vang, mỗi tín đồ khi đến đây đều uống một ngụm. Thứ nhất là để tỏ lòng thành kính, và mọi người tin rằng nước có thể chữa mọi bệnh tật trong cơ thể. Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa với Đức Mẹ La Vang ở chính giữa. Và Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa.
Mãi đến ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời 15/8/12, Lễ Đặt Viện Đá Xây Vương Cung Thánh Đường theo kiến trúc Á Đông mới được thực hiện. Đây là công trình độc đáo và lớn nhất của giáo hội Việt nam từ trước đến nay.
Thánh địa La Vang là địa điểm không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Quảng Trị. Đến đây bạn dường như quên hết mọi lo ưu, muộn phiền trong cuộc sống. Cảm nhận sự yên bình đến dịu dàng như trong vòng tay mẹ.
Tham Khảo Bài ⏩ Thuyết Minh Về Sóc Trăng ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Quảng Trị – Bài 8
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Quảng Trị , cùng đón đọc bài văn giới thiệu về di tích Thành Cổ Quảng Trị nổi tiếng sau đây.
“Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Bình minh Thành Cổ cỏ mềm theo gió đung đưa.
Cỏ non Thành Cổ một màu xanh non tơ
Nào có ai ngờ nơi đây một thời máu đổ…”
Nói đến Quảng Trị ta không thể không nhắc đến thành cổ Quảng Trị, danh lam thắng cảnh cũng như di tích lịch sử và là nơi tưởng niệm về những anh hùng liệt sĩ của “một thời máu đổ”.
Thành cổ Quảng Trị tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, là di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Thành được xây dựng bằng đất dưới triều vua Gia Long, ban đầu thành cổ Quảng Trị nằm ở phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay, thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị).
Không chỉ ghi lại dấu tích về một sự kiện đẫm máu mà bi thương của dân tộc, mà thành Cổ Quảng Trị còn mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian.
Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương.
Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ.
Có thể nói thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa to lớn về mặt quân sự, cung cấp tư liệu nghiên cứu lịch sử về thời Nguyễn và là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, đồng thời nơi đây còn có giá trị về lịch sự bởi thành chính là chứng nhân của một lịch sử đen tối, đầy biến động, bi thương của cả dân tộc, nó chứng kiến sự suy thoái và sụp đổ của nhà Nguyễn và chứng kiến tội ác của thực dân Pháp cũng như Đế quốc Mỹ, chính quyền Ngụy Sài Gòn đã bóc lột, hành hạ nhân dân ta qua hàng chục thập kỷ.
Như vậy, thành cổ Quảng Trị đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng với người dân đất Quảng nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những giá trị của nơi đây cần được bảo tồn, duy trì và phát huy, lưu truyền lại cho thế hệ nay và mai sau để những thế hệ ấy có cơ hội tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về lịch sử nước nhà từ đó thêm trân trọng nền hòa bình của đất nước bởi nó đã được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của ông cha ta và để có thêm động lực, có thêm lý do mục tiêu cố gắng học tập để cống hiến cho quê hương, đất nước.
Qua bao thăng trầm lịch sử, thành cổ Quảng Trị vẫn ở đó, nhưng người đã mãi ra đi không thể quay về. Là nhân chứng cho những tội ác của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, cũng là nhân chứng cho những nỗi đau bi thương của cả dân tộc, mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Nơi những người anh hùng đã nằm xuống vì sự tàn bạo của chiến tranh.
Qua bài thuyết minh về Thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ phần nào thấu hiểu nổi đau của sự mất mát, sự khốc liệt của chiến tranh đã để lại. Đồng thời cũng đề cao ý chí chiến đấu của dân tộc ta, đánh đổi xương máu để giành lấy hòa bình.
Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ngãi ❤️️16 Bài Giới Thiệu Quảng Ngãi
Thuyết Minh Về Sông Hiếu Quảng Trị – Bài 9
Tham khảo Thuyết Minh Về Sông Hiếu Quảng Trị để cùng trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết của mình.
Sông Hiếu Giang bắt nguồn từ trên núi rừng Trường Sơn, nơi câc đồng bào dân tộc ít người: Pa-Kô và Vân Kiều sinh sống, rồi chảy qua vùng đồng bằng, tưới mát cho ruộng vườn làng mạc của đồng bào Kinh, cuối cùng đổ ra biển Đông. Con sông là dòng kết nối Kinh -Thượng một nhà.
Sông không tự mình đổ ra biển Đông. Sông chảy khoảng 70 km thì nhập vào sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ; sông biến thành sông nhánh của sông Thạch Hãn; Hiếu Giang làm nhánh vì sông Thạch Hãn có bề rộng lớn hơn và trước đây chảy qua tỉnh lỵ Quảng Trị, nơi ở của quan chức – các bậc quyền thế nhất tỉnh. Ở đời, cái gì nhỏ phải phụ thuộc vào cái cao to hơn.
Ngoài tên Hiếu Giang, ở thượng nguồn, sông mang tên Cam Lộ, nơi có huyện lỵ và có chợ phiên nổi tiếng; ở hạ nguồn, sông mang tên Điếu Ngao, một làng nằm cạnh sông ở mạn đông thành phố Đông Hà. Ngày xưa, con đường thiên lý Bắc-Nam đi ngang giữa làng này, đến mép sông, hành khách phải qua đò ngang tại bến đò Điếu; vì vậy từ “sông Đò Điếu” cũng khá thông dụng.
Một con sông nhỏ mang những 4 tên; ba tên ghi dấu các địa danh dòng sông đi qua; còn tên “Hiếu Giang” thì sao? Có nguồn cho rằng sông được đặt tên như thế để ghi nhận tấm lòng của công chúa Huyền Trân đã vâng mệnh cha (Trần Nhân Tông) anh (Trần Anh Tông) vượt sông vào Nam làm vợ vua Chế Mân, nước Champa đổi lấy hai châu Ô, Lý vào năm 1306. Vào thời điểm đó, sông là biên giới giữa nước ta và nước Champa.
Chính cái tên Hiếu Giang khiến, mỗi lần nhắc đến, người ta rạo rực trong lòng cái thông điệp đạo lý: dù đi đâu, ở đâu, làm gì cũng phải nghĩ về nguồn cội – nơi mình sinh ra, nơi làm điểm tựa cho mình bay cao, bay xa. Có lẽ ít tên con sông nào trên thế giới mang nội hàm có tính giáo dục đến thế.
Ngày xưa, việc di chuyển, vận tải chủ yếu bằng đường thủy. Đường bộ không bằng phẳng, lầy lội về mùa mưa, bụi bặm về mùa nắng, khi lên đèo khi xuống dốc, qua những khu vực hoang vắng có thể gặp trộm cướp, thú dữ – nguy hiểm; phương tiện quá thô sơ, mất nhiều thời gian và nhọc xác.
Vào mùa hè, mặt sông xao sóng khi gió Nam Lào thổi mạnh; vào mùa đông, mặt sông gợn sóng lăn tăn khi gió đông bắc rít từng luồng. Sông hiền như người mẹ. Sông chỉ hung dũ vào mùa lũ lụt. Mưa tuôn xối xả, nước chảy mạnh bào mòn đất đá trên núi đồi và hai bên bờ, cuốn cuộn phù sa màu hồng bạc về lắng đọng tăng độ phì nhiêu cho vườn tược ruộng đồng.
Dòng nước lũ còn cuốn theo các cây gỗ trốc gốc, các loại rều rác. Dân đứng hai bờ chờ vớt, kéo về làm củi đốt quanh năm. Nhiều lúc, sông cũng gây ra tai họa: phá hủy mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, dận đuối người và vật.
Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Ninh ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh
Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị – Bài 10
Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Về Thánh Địa La Vang Quảng Trị để có thêm cho mình nhiều kiến thức hay và đặc sắc.
Nhà thờ Thiên chúa giáo luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất kỳ ai. Bởi vậy mà không ít nhà thờ là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá điểm đến. Trong đó phải kể đến các vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng.
Vương cung thánh đường là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Rôma. Phần lớn vương cung thánh đường là nhà thờ chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung thánh đường.
Nhà thờ La Vang nằm ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 1961, nhà thờ được tôn phong là vương cung thánh đường. Ban đầu đây là một ngôi nhà thờ bằng ngói, được thiết kế theo kiến trúc cổ Việt Nam nhưng mặt tiền vẫn mang hơi thở châu Âu hiện đại với hai tầng mái và hai cánh thánh giá. Tháp chuông hình vuông hai tầng nổi bật lên giữa cảnh đồi.
Nhà thờ La Vang đã được nhiều lần trùng tu và xây mới, nhưng khi đến đây du khách vẫn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của phong cách kiến trúc Việt qua hình dáng những mái ngói thân quen, kiểu dáng ngôi nhà ở, ngôi đình Việt. Thêm vào đó, du khách cũng sẽ bị lôi cuốn bởi quần thể tượng gồm 15 pho tượng diễn tả 15 điều màu nhiệm.
Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Quảng Nam ❤️️15 Bài Giới Thiệu Quảng Nam
Thuyết Minh Về Di Tích Thành Cổ Quảng Trị – Bài 11
Bài văn Thuyết Minh Về Di Tích Thành Cổ Quảng Trị hay nhất giúp các em hiểu hơn về di tích lịch sử này.
Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh gắn liền với những sự kiện lịch sử, những giai đoạn thời kỳ đen tối khốc liệt của dân tộc. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến thành cổ Quảng Trị, nơi được mệnh danh là “ nghĩa trang không nấm mồ”.
Thành cổ Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Nơi đây đã ghi lại dấu ấn của một cuộc chiến khốc liệt nhuộm màu bi thương giữa quân ta với Mỹ – Ngụy vào năm 1972 suốt 81 ngày đêm. Nguyên nhân diễn ra trận chiến này là sau khi quân giải phóng của ta đã chiếm được thành cổ Quảng Trị, Mỹ không chấp nhận được việc mất thành nên chúng muốn phát động cuộc chiến vừa để giành lại thành vừa để gây sức ép với nước ta trên Hội nghị Paris.
Trong suốt 81 ngày đêm ấy, chúng xả xuống hơn 328.000 tấn bom đạn cùng với lực lượng quân đội tiến đánh với số lượng khổng lồ, thế nhưng điều đó không làm nhụt chí những người lính giải phóng quân ấy, họ mặc mưa bom bão đạn, tiến về phía trước với một niềm tin chiến thắng mãnh liệt với lý tưởng cao đẹp bảo vệ Tổ Quốc.
Kết thúc cuộc chiến, chiến thắng nghiêng về quân ta nhưng lực lượng bên ta bị thiệt hại nặng nề, hơn 4000-10000 người lính đã gieo mình xuống đất, vì thế mà thành cổ trở thành vùng đất thiêng, “ cối xay thịt người” gợi nhắc người dân Việt Nam về sự kiện đẫm máu ấy, về nền hòa bình được tạo dựng ngày hôm nay được đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha ta.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, thành cổ Quảng Trị chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành. Ban đầu, thành cổ Quảng Trị được xây bằng đất nhưng đến 1839 dưới thời vua Minh Mạng, thành được xây lại bằng gạch, mang kiến trúc phòng thành. Thành có dạng hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m, bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài.
Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông, Tây, Nam, Bắc.
Kiến trúc của mỗi cổng thành xây bằng gạch, gồm hai tầng: tầng dưới là phần nền với bộ phận chính là cổng thành xây vòm cuốn theo kỹ thuật “bốn viên kê dọc, nêm giữa, đội khuôn”; tầng trên là một vọng lâu có kiến trúc độc đáo theo lối vọng lâu xây bằng gạch, mái cong, lợp ngói âm dương. Nội thành có nhiều công trình kiến trúc được xây dựng nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho việc ở và làm việc của các cơ quan công đường thuộc bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Trị.
Trong đó, Hành cung là công trình trọng yếu, là nơi để Vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.Ngoài những công trình được xây dựng dưới thời Nguyễn còn lại như Hành cung, Dinh Tuần phủ, dinh Án sát, ngục thất, khám đường…, Thành cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ.
Không chỉ mang nét đẹp cổ kính, trầm lặng mà bi thương, thành cổ Quảng Trị còn có giá trị lịch sử và chính trị vô cùng to lớn.
Nơi đây là đại diện cho nét đặc trưng của kiến trúc cũng như lĩnh vực quân sự dưới triều Nguyễn, đồng thời mang ý nghĩa là một trung tâm hành chính, chính trị và văn hóa của một địa phương qua nhiều thời kỳ lịch sử, và là chứng nhân của lịch sử, chứng kiến thời kỳ suy thoái, đầy biến động của dân tộc triều Nguyễn, chứng kiến những sự khổ đau, đói nghèo của nhân dân dưới thời Pháp thuộc, thời đế quốc Mỹ xâm lăng, và chứng kiến tinh thần dũng cảm bất khuất của những người lính đã chiến đấu hết mình vì tổ quốc.
Có thể nói, thành cổ Quảng Trị là di tích lịch sử quan trọng với nhiều ý nghĩa và giá trị to lớn, là miền đất mà khi đặt chân đến đây, lắng nghe câu chuyện lịch sử, có lẽ ai cũng không thể kìm được cảm xúc bồi hồi, tiếc thương cho những “ người hùng vô danh” đã gieo mình xuống nơi đây, mãi mãi không thể trở về quê hương, gia đình.
SCR.VN Gợi Ý 💧 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Phú Yên ❤️️15 Bài
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ở Quảng Trị – Bài 12
Thuyết Minh Về Địa Đạo Vịnh Mốc Ở Quảng Trị , một trong những di tích nổi tiếng và mang nhiều giá trị văn hóa lịch sử to lớn.
Giữa những năm bom đạn ác liệt, không ai có thể ngờ rằng lại có một địa đạo Vịnh Mốc – một thế giới sống và chiến đấu ở trong lòng đất, biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Địa đạo Vịnh Mốc là di tích lịch sử văn hóa mang nhiều giá trị lịch sử, giáo dục to lớn, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất diệt, ý chí quật cường và sự sáng tạo của cha ông ta trong những năm kháng chiến.
Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc, du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.
Địa đạo Vịnh Mốc thuộc địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cách bãi tắm Cửa Tùng 7 km về phía Bắc. Từ thành phố Đông Hà, mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc. Trên con đường rợp bóng tre xanh mát, có lẽ ít ai biết được rằng ngay bên dưới chân họ là cả một hệ thống địa đạo, “một thế giới” ngầm của quân và nhân dân Vĩnh Linh trong suốt những năm kháng chiến từ 1965 đến 1972.
Vào những năm 1965, trước sự tàn phá của không quân và pháo binh Mỹ, vùng quê Vịnh Mốc bị hủy diệt hoàn toàn. Với ý chí “một tấc không đi, một ly không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, quân và dân Vĩnh Linh đã âm thầm chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất. Địa đạo Vịnh Mốc là một trong 114 địa đạo lớn nhỏ được đào trên toàn huyện Vĩnh Linh.
114 địa đạo này có tổng chiều dài gần 42km. Trong rất nhiều căn cứ cách mạng trên “đất lửa” Quảng Trị thì hệ thống làng hầm địa đạo Vịnh Mốc là công trình tiêu biểu nhất cho ý chí quật cường, không chịu lùi bước trước kẻ thù xâm lược của cha ông.
Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18/02/1966 nằm trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển. Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn của ông chỉ vừa hết tiểu học. (Hiện nay ông là cựu trung tá đang tá túc ở thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến tranh.
Toàn bộ hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước 0.9m x 1.75m, dài 2.034m, bao gồm nhiều nhánh thông với nhau qua trục chính dài 870m. Địa đạo có 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa được thông lên đồi, 7 cửa thông ra hướng biển và 3 giếng thông hơi. Hơn nữa, các cửa hầm có cột gỗ để chống sập và sụt lở, được ngụy trang kín đáo, chếch theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng.
Mặt bằng của đường hầm địa đạo Vịnh Mốc được đào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ 8 – 120 độ từ Nam về Bắc, từ Tây sang Đông để nước dễ thoát, không bị đọng lại trong địa đạo, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra được bình thường kể cả vào mùa mưa. Nhờ đó mà đất sét trong hầm ngày càng cứng hơn khiến cấu trúc địa đạo Vịnh Mốc vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Bước chân vào lòng địa đạo là một cảm giác mát lạnh. Hệ thống gió thông thoáng và mát khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. Chính yếu tố đảm bảo thông hơi, thông khí một cách an toàn tuyệt đối, đảm bảo cho hàng trăm người sinh hoạt và chiến đấu trong lòng địa đạo là một yếu tố quan trọng nhất của địa đạo.
Đi sâu vào lòng địa đạo, dưới ánh đèn chiếu đủ sáng, du khách nhìn thấy rõ màu đất đỏ của vùng đất huyền thoại cũng như sự phân bố chính xác và khoa học đối với từng vị trí, nơi ở và sinh hoạt trong địa đạo.
Đây không chỉ là làng hầm chiến đấu đơn thuần như các công trình khác, mà còn là không gian sống ngầm của bộ đội và người dân địa phương. Họ đã biến lòng đất thành những pháo đài vững chãi với 3 tầng thông nhau. Tầng một sâu 8 – 10m dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn. Tầng 2 cách mặt đất từ 12 đến 15m là nơi sinh sống của dân làng. Tầng 3 sâu hơn 23m, dùng làm kho chứa lương thực và vũ khí cho đảo Cồn Cỏ cũng như phục vụ chiến đấu cho quân và dân địa đạo Vịnh Mốc.
Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc chính là một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm…
Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.
Địa đạo Vịnh Mốc được đánh giá là công trình tiêu biểu của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Các địa đạo được bắt đầu từ các giếng, sau đó toả ra các đường hầm. Các địa đạo thường chạy ngoằn ngoèo, theo hình chữ Z để tạo các khúc gấp vững chắc, dùng chính vách đất để chặn các đường đi của đạn bom nếu thả trúng.
Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, trong lòng địa đạo không một người nào bị thương và đã có 17 em bé chào đời, đủ nói lên giá trị và ý nghĩa của địa đạo Vịnh Mốc, đồng thời là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.
Đặc biệt trong khoảng thời gian này, quân và dân Vịnh Mốc đã không chỉ dùng địa đạo làm nơi trú ẩn, tránh bom; mà còn tổ chức đánh định ngay trên quê hương, cứu chữa cho thương, bệnh binh. Đặc biệt, hàng trăm chuyến thuyền cảm tử từ Vịnh Mốc đã hướng ra biển, chi viện cho đảo Cồn Cỏ.
Với những giá trị lịch sử to lớn đó, năm 1976, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch) đã đặc cách công nhận di tích địa đạo Vịnh Mốc là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2014, di tích địa đạo Vịnh Mốc tiếp tục được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Phú Thọ ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Phú Thọ Hay
Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Anh – Bài 13
Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Anh giúp các em có thể học hỏi và nâng cao khả năng ngoại ngữ của mình.
Located on North – Central Vietnam, Quang Tri is surrounded by Quang Binh Province on the north, Thua Thien-Hue Province on the south, Savanakhet (Laos)on the west, East Sea on the east with 75km seaside.
Topography consists of mountains, hills, plains, sand dune and seaside. The long coast and complex network of rives includes Ben Hai, Cam Lo, Quang Tri, Thach Han making a good condition for hydroelectricity and aquiculture.
The weather condition is very severe with hot and dry south- west winds. Annual average temperature is 24ºC.
Quang Tri preserves many remains from the anti- American resistance war such as the ancient citadel of Quang Tri, Khe Sanh Combat Base, Truong Son National Cemetery, Vinh Moc Tunnels, Hien Luong Bridge and Ben Hai River.
Coming to there, tourists are able to take interesting holiday in Dakrong Beauty Spot and Cua Tung Beach. The beach has sparkling clean water, silky sand and soft breeze, the whisper made by the rows of casuarinas trees. It is very pleasant to go on boat down stream on the Ben Hai River and admire the beautiful landscapes.
Bản dịch
Nằm ở phía Bắc – Trung Bộ Việt Nam, Quảng Trị được bao bọc bởi tỉnh Quảng Bình về phía bắc, tỉnh Thừa Thiên-Huế về phía nam, Savanakhet (Lào) về phía tây, biển Đông về phía đông với 75 km đường biển.
Địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và ven biển. Bờ biển dài và mạng lưới sông ngòi phức tạp bao gồm Bến Hải, Cam Lộ, Quảng Trị, Thạch Hãn tạo điều kiện thuận lợi cho thuỷ điện và nuôi trồng thuỷ sản.
Điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt với gió tây nam khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24ºC.
Quảng Trị còn lưu giữ nhiều di tích từ thời kháng chiến chống Mỹ như Thành cổ Quảng Trị, Căn cứ chiến đấu Khe Sanh, nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, địa đạo Vĩnh Mốc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải.
Đến với du khách sẽ có những kỳ nghỉ thú vị tại Danh thắng Đakrông và Bãi biển Cửa Tùng. Bãi biển có làn nước sạch lấp lánh, cát mịn và làn gió nhẹ, tiếng rì rào của những hàng phi lao. Thật là thú vị khi đi thuyền xuôi dòng trên sông Bến Hải và ngắm cảnh đẹp.
Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Cao Bằng ❤️️15 Bài Giới Thiệu Cao Bằng Hay
Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Trung – Bài 14
Bài Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Trung để cùng giới thiệu đến bạn bè quốc tế về vùng đất này.
广治是中北部地区的一个省,北与广平省接壤,南与承天顺化省接壤,西与老挝接壤,东与东海接壤。广治省的地形多样:有丘陵、平原、沿海沙丘和岛屿。在 75 公里长的海岸上,有两个河口:Cua Viet、Cua Tung 和 Con Co 岛区,距离海岸近 30 公里。
拥有丰富多样的自然人文旅游资源。文史旅游是由一个非常庞大而独特的现代战争遗址系统创造的,拥有436处重要文物,其中包括历史悠久的著名地标,如:,Vinh Moc隧道、广治古城堡、Doc Mieu 基地, ..
拥有75公里海岸线的海上度假村生态旅游创造了美丽的海滩和清新的环境。森林生态旅游、疗养、大康自然保护区医疗、..
Tạm dịch
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng BắcTrung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với nước bạn Lào và phía Đông giáp biển Đông. Địa hình tỉnh Quảng Trị đa dạng: có đồi núi, đồng bằng, cồn cát ven biển và hải đảo. Trên chiều dài 75 km bờ biển có hai cửa biển là Cửa Việt, Cửa Tùng và huyện đảo Cồn Cỏ cách bờ gần 30 km.
Quảng Trị có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng. Du lịch văn hóa lịch sử được tạo bởi hệ thống di tích chiến tranh thời hiện đại hết sức đồ sộ và độc đáo với 436 di tích quan trọng, trong đó có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử như: địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, căn cứ Dốc Miếu, ..
Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển với 75 km bờ biển tạo nên các bãi tắm đẹp, môi trường trong lành. Du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh với Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, ..
Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Nhật – Bài 15
Giới Thiệu Về Quảng Trị Bằng Tiếng Nhật giúp các em có thể trau dồi thêm vốn từ vựng ngoại ngữ cho mình.
クアンチは、ベトナムの中東に位置し、国道1Aが国道9と交差し、ラオバオ国際国境ゲートを通り、ベトナムに接続する東西経済回廊の橋頭堡州です。ベトナム、ラオスを接続します。および地域の他の国。
今日、クアンチに来ることは、ベトナムの人々が20世紀に経験した大祖国戦争の歴史的記憶を持ち、沿岸地域の森、海、島の美しさを感じることです。中央地域、新しい旅、魅力的な観光名所クアンチでは、訪問者が探索するのを待っています。
Bản dịch
Quảng Trị có vị trí đặc biệt nằm ở Trung độ của Việt Nam, nơi có tuyến quốc lộ 1A giao nhau với Quốc lộ 9, là tỉnh đầu cầu của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, nối liền Việt Nam, Lào và các nước trong khu vực.
Hôm nay đến với Quảng Trị là về với những hồi ức lịch sử của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà dân tộc Việt Nam đã trải qua trong thế kỷ 20 và cảm nhận vẻ đẹp của rừng, biển, đảo của một vùng Duyên Hải Miền Trung, một hành trình mới mẻ cùng các địa điểm du lịch ở Quảng Trị hấp dẫn đang chờ đón du khách cùng khám phá.
Chia sẻ cơ hội 💧 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 💧 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới