Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên [31+ Bài Hay Nhất]

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên ❤️️ 31+ Bài Hay Nhất ✅ Là Một Khu Rừng Ẩm Nhiệt Đới Và Là Một Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Quan Trọng.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm sau đây.

Mở bài: Giới thiệu khái quát và nêu cảm nhận chung của bản thân về vườn quốc gia Cát Tiên

Thân bài

  • Vị trí địa lí và nguồn gốc tên gọi
  • Những nét đặc trưng của vườn quốc gia, hệ sinh thái .
  • Vị trí và ý nghĩa của vườn quốc gia Cát Tiên

Kết bài: Nêu suy nghĩ và những ấn tượng của bản thân về vườn quốc gia Cát Tiên

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đơn Giản – Bài 1

Cùng đón đọc Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đơn Giản được SCR.VN chọn lọc sau đây.

Một chút về Vườn quốc gia Cát Tiên, đây là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…

Các loài chim ở đây cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn… Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Cát Tiên cũng đã được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.

Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích là 70.548ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai: 39.108ha; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng: 26.969ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước: 4.469ha. Trụ sở Vườn Quốc gia Cát Tiên đặt tại huyện Tân Phú, Ðồng Nai.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ngắn Gọn và súc tích giúp các bạn đọc thu thập cho mình nhiều kiến thức hay về khu dự trữ sinh quyển này.

Vườn quốc gia Cát Tiên rộng có tổng diện tích là 70.548ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai là 39.110ha, thường gọi Nam Cát Tiên, tại đây đặt trụ sở Vườn và cũng là nơi đón tiếp khách du lịch; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng là 26.969ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước là 4.469ha. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm giữa 2 vùng địa lý từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, hội tụ được các luồng hệ động-thực vật đa dạng và phong phú.

Hệ thực vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên: có 1.610 loài, với thành phần chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu, họ đậu và họ tử vi; được chia thành 5 kiểu rừng chính: Rừng lá rộng thường xanh, Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, Rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, Rừng tre nứa thuần loài, và Thảm thực vật đất ngập nước. Có thể kể tên một số loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như: gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương…

Hệ động vật ở Vườn quốc gia Cát Tiên: Thú có 113 loài, quý hiếm là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam bộ. Chim có 351 loài, chiếm 42,39% tổng số loài chim của Việt Nam (828 loài), quý hiếm là: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám.

Bò sát có 109 loài, quý hiếm là: cá sấu Xiêm, trăn gấm, trăn đen… Lưỡng cư có 41 loài, quý hiếm là: cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng andecson… Côn trùng có 756 loài, gồm 450 loài bướm, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm ở Việt Nam, quý hiếm là: bướm phượng cánh sau vàng, và bướm phượng cánh kiếm. Cá nước ngọt có 159 loài.

Vườn quốc gia Cát Tiên còn có nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những ghềnh thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước… Đặc biệt là khu vực Bàu Sấu rộng lớn và độc đáo, một điểm tham quan lý thú.

Ngày 10 tháng 11 năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 trên thế giới. Ngày 04 tháng 8 năm 2005, khu đất ngập nước Bàu Sấu của Vườn được Ban thư ký Công ước Ramsarcông nhận và đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.

Vườn quốc gia Cát Tiên cũng là nơi cư trú của 2 cộng đồng dân tộc là Mạ và Stiêng với những nếp sinh hoạt và bản sắc văn hóa truyền thống. Tại đây còn tìm thấy quần thể Di chỉ khảo cổ học có giá trị cao, kéo dài trên 10km dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai, với những thành phần kiến trúc của đền thờ có từ ngàn xưa.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Hay – Bài 3

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức.

Vườn Quốc gia Cát Tiên được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Khu rừng cấm Nam Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên và Khu Bảo tồn tê giác Cát Lộc, nằm trên địa bàn của 3 tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Lâm Đồng. Diện tích khu vực trung tâm của vườn là 71.920 ha, trong đó, 39.627ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.850ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và 4.443ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.

Vườn Quốc gia Cát Tiên là khu vực hiện bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm; là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng – môi trường sống duy nhất (hiện còn) của loài tê giác một sừng ở Việt Nam, khu vực Đông Dương cũng như trên thế giới. Độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực này lên tới 80%, với hệ sinh thái đa dạng: rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước.

Địa hình tự nhiên xen kẽ các đầm, bầu, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho vườn Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước,… Những dấu tích về địa chất, địa mạo minh chứng cho quá trình biến đổi của thiên nhiên ở khu vực này hàng triệu năm trước. Hiện nay, Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam, đã được UNESCO ghi danh.

Theo số liệu thống kế, trong Vườn Quốc gia Cát tiên có 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Trong đó, 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN, 2008). Đặc biệt, có 3 loài và phân loài thuộc đặc hữu của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong là chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam Bộ.

Phần lớn diện tích của Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ. Vườn có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa ven sông, một loại đất ngập nước rất độc đáo của Việt Nam và thế giới; bao quanh đất ngập nước là rừng tự nhiên, bao gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và các vùng bán ngập nước…

Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997. Trong khu vực Cát Tiên có nhiều địa điểm cảnh quan đẹp, như thác Trời, thác Bến Cự, thác Dựng, thác Mỏ vẹt, thác Nơkrót – Nơkrót… Một trong số những hệ sinh thái nổi bật ở đây là hệ thống sông và các bàu. Sông Đồng Nai, có diện tích lưu vực là 40.800 km2; đoạn chảy qua Vườn Quốc gia Cát Tiên dài khoảng 90km. Suối Đắc Lua dài khoảng 20 km, gom nước từ các bàu ra sông. Bàu Sấu là bàu lớn nhất, có diện tích mặt là 92,63 ha.

Trong bàu có khoảng 100 cá thể cá Sấu Xiêm. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của loài cá lăng nổi tiếng. Bàu Cá là hồ nước tự nhiên, có diện tích mặt nước 74,3 ha. Bàu Bèo có diện tích 23,92 ha. Xung quanh bàu được bao bọc bởi nhiều cây gỗ lớn… Trong khu vực Cát Tiên còn có diện tích đồng cỏ khá rộng, nơi bảo tồn các loài thú lớn quý hiếm (bò tót, hoẵng), được bảo vệ tốt, hầu như không có tác động của con người.

Về hệ thực vật của khu vực Cát Tiên: Nổi bật là rừng thường xanh lá rộng, với diện tích 17.819 ha, nơi có các loài thực vật chủ yếu thuộc họ dầu, như dầu rái, dầu lông,… cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai, gõ, giáng hương,… và các loài gỗ lớn…; rừng thường xanh nửa rụng lá có diện tích 5.097 ha, gồm những loài cây gỗ rụng lá vào mùa khô, như bằng lăng ổi, râm,….

Các loài cây gỗ lớn rụng lá và hồi lại vào mùa mưa; rừng cây gỗ xen tre nứa có diện tích 14.361 ha…; rừng tre nứa thuần loại có diện tích 29.805 ha, được hình thành dưới tác động của con người, với các loài tre Lồ Ô, mum, tre gai (la ngà); thảm thực vật ngập nước và bán ngập nước có diện tích 3.516 ha, phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm khu vực Nam Cát Tiên.

Các dấu tích khảo cổ học cho thấy, trong khu vực này đã từng tồn tại một nền văn hóa cổ. Trong lịch sử, khu vực Cát Tiên và vùng phụ cận là không gian cư trú của nhiều dân tộc thiểu số: Mạ, Chơro, S’Tiêng, Mnông, Tày, Nùng, H’mông, Dao, Hoa, Mường, Ê đê,… Các dân tộc này hiện còn bảo lưu nhiều sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội đặc sắc, như lễ hiến tế trâu của người S’Tiêng và Mạ, lễ hội Sayangva (Mừng lúa mới) của dân tộc Chơro, lễ mừng lúa mới của dân tộc S’Tiêng và Mnông… và nhiều phong tục, tập quán, nghề thủ công cần được nghiên cứu, bảo tồn.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được 12 di chỉ khảo cổ học dạng gò (vốn là phế tích những đền, tháp) trong khu vực Cát Tiên, cùng nhiều hiện vật, phế tích kiến trúc khác. Tại di tích Gò 1, nằm trên “Đồi Khỉ” (cao khoảng 50m) đã phát hiện được phế tích kiến trúc bằng gạch, gồm tháp thờ, tiền sảnh và kiến trúc ở hai bên đường phía trước…

Trong khu vực này cũng đã tìm được một tượng Ganesa, gạch, đá, ngẫu tượng Linga – Yoni, Linga nhỏ bằng thạch anh đặt trên Yoni bằng đồng, hai Linga bằng cuội sông với Yoni bằng gạch, Linga nhỏ bằng vàng,…

Từ góc độ bảo tồn di sản thiên nhiên và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, vườn Quốc gia Cát Tiên bao hàm các mặt giá trị cơ bản sau:

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu vực cảnh quan đẹp, còn duy trì được hệ sinh thái ngập nước nhiệt đới, có hệ động, thực vật phong phú, với lịch sử địa chất hàng trăm triệu năm. Mặt khác, tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên đã được quốc tế công nhận và khẳng định (Khu Dự trữ sinh quyển thế giới – năm 2001; Khu hệ đất ngập nước bàu Sấu được ghi tên vào danh sách Ramsar năm 2005).

Đây chính là cơ sở cho việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác các giá trị cảnh quan để phát triển du lịch, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

Trong khu vực Vườn Quốc gia Cát tiên và vùng phụ cận đã phát hiện được nhiều di chỉ, di tích khảo cổ, với niên đại khá sớm, trải dài nhiều thế kỷ. Từ kết quả nghiên cứu khảo cổ học, bước đầu có thể khẳng định: trong khu vực này ít nhất đã từng tồn tại một nền văn hóa hưng thịnh từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau CN.

Ngoài ra, khu vực Cát Tiên còn là địa bàn luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu, khám phá những bí ẩn về thế giới thiên nhiên và hệ sinh thái, là trường học thực tế quan trọng trong việc nghiên cứu về hệ động, thực vật, địa chất, địa mạo cho học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên – Bài 4

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc quan tâm sau đây.

Nam Cát Tiên là khu rừng nhiệt đới cận xích đạo. Đây là một khu rừng với diện tích hơn 70.000 ha nằm trên địa phận 3 tỉnh thành Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Khu rừng này được thế giới bình chọn là khu dự trữ sinh quyển cực kỳ quan trọng. Với đặc trưng là rừng ẩm ướt nhiệt đới, Rừng Nam Cát Tiên nổi danh với nhiều cây cổ thụ sinh trưởng bở đặc trưng và lợi thế khí hậu ẩm ướt nơi đây.

Rừng Nam Cát Tiên còn là nơi quy tụ hơn 300 loài gỗ quý. Những cây cổ thụ này nằm ẩn sâu bên trong khu rừng. Để tìm ra chúng, bạn phải băng qua những khe suối giữa rừng nguyên sinh rậm rạp. Hệ thống thảm động thực vật cực kỳ đa dạng và phong phú. Có nhiều loại cây chỉ độc duy độc nhất tại rừng, ngoài ra bạn sẽ không thể tìm thấy tại bất cứ nơi đâu trên thế giới

Rừng Nam Cát Tiên có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò… Trong đó Bàu Sấu là khu vực ngập nước lớn nhất và thường xuyên nhất. Trong đó diện tích ngập hơn 1,5 km² là thường xuyên, 54 km² là ngập theo mùa. Tổng diện tích vùng ngập chiến hơn 137,60 km². Hiện rừng nằm trong danh sách tài sản rừng quý báu của nước ta. Rừng cần được bảo vệ và vẫn duy trì được tình trạng nguyên sơ, hoang dã vốn có của nó

Vào khoảng thập niên 70, Rừng Nam Cát Tiên tồn tại với hai khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Sau đó nó được đặt tên là Vườn quốc gia Cát Tiên vào ngày 13/1/1992 bởi Thủ Tướng Chính Phủ. Vườn Quốc Gia được thành lập nhằm làm khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định số 01/CT. Đây là quyết định nhằm kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên lại thành 1.

Vào năm 1978, Vườn quốc gia Cát Tiên được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Phía bắc Cát Tiên giáp Huyện Cát Lộc cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Vào ngày 25/10/2011 loài Tê Giác này bị công bố tuyệt chủng bởi Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên. Sau đó một lần nữa rừng Nam Cát Tiên quyến rủ thế giới bằng đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ. Cho đến hôm nay số lượng bò này củng gần như có nguy cơ tuyệt chủng.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Rừng Nam Cát Tiên bị chất độc màu da cam hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn. Ngoài ra, do bà con dân tộc ở đây phá rừng làm rẩy nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu rừng. Chính vì vậy mà vào năm 1998, Vườn Quốc Gia được thành lập với nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên.

Cây xanh phủ chiếm hơn 50% diện tích của rừng Nam Cát Tiên. 40% còn lại là rừng tre và 10% là nông trại. Hệ động vật thì có: gấu ngựa, gấu chó, bò tót, voi châu Á, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai… Các loài chim rất đa đạng phong phú như: Vịt trời cánh trắng, đại bàng đen, chim mỏ sừng lớn… Rừng Nam Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt nhất là loài tê giác một sừng. Tuy nhiên loài tê giác này nguy cơ tuyệt chủng vì nạn mua bán sừng tê giác ngày càng cao.

Rừng Nam Cát Tiên có nhiều loại lan rừng cho hoa đẹp, có hương thơm và lâu tàn. Những chùm hoa Lan đẹp như: Thủy Tiên Tua, Bò cạp, Lan giáng hương, Lô hội, Báo hỉ, Kim điệp… Đó chính là những hoa Lan có tuồi thọ rất lâu, nó nở kéo dài từ 1 đến 2 tháng mới hết hoa. Nhiều loại hoa lan rừng có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như loài lan gấm, kim tuyến…

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Điểm 10 – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn ấn tượng và sinh động.

Khu vườn có cảnh thiên nhiên đa dạng: vừa có đồi, vừa có bãi ven sông, vừa có các trảng rộng lớn bằng phẳng, lại có các dòng chảy dốc. Vào mùa mưa các dòng suối hiền lành trở thành các dòng thác, nước đổ trắng xoá trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng rộng như các bãi tắm tự nhiên.

Giữa dòng sông rộng lớn nổi lên các hòn đảo chạy dài theo con nước. Trên đảo, cây cổ thụ mọc xen với đám cỏ rộng có thể làm nơi cắm trại, đốt lửa đêm lý tưởng. Dọc ven sông, theo lộ chính về phía tay trái là toàn bộ các kiểu rừng già, hỗn giao của các loại cây gỗ quý: gõ, giáng hương, trắc, cẩm lai, gụ… Bên phải của con đường rừng là thác trời, một ghềnh thác kỳ thú nhất của Cát Tiên.

Tiếp tục băng rừng, qua các thung lũng sâu sẽ đến Bàu Sấu, nơi chứa nước rộng nhất, nằm ở khu trung tâm của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Lòng bàu chứa nhiều loại cá, đặc biệt có cả cá sấu nước ngọt. Ven bàu là nơi tập hợp của nhiều đàn chim lớn như công, trĩ, gà lôi, sếu, giang, mòng, két, le le, cù đen…

Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng NaiCát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo. Địa hình có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ.

Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ. Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan…

Về động vật có 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi…

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đền thờ vật linh thuộc nền văn hoá Phù Nam trên đỉnh ngọn đồi A1 (xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Ðồng) tại khu vực đầu nguồn sông Ðồng Nai. Ðó là khu đền thờ được xây bằng gạch thô, bệ, khung diềm cửa, cột trụ bằng đá xanh granit chạm trổ hoa văn, các Linga bằng vàng hoặc bằng vàng bịt bạc, một Linga – Yoni cao 2,1m, đường kính 0,7m bằng đá xanh mài bóng, lớn nhất Ðông Nam Á cùng hơn một trăm miếng vàng có chạm hình mô tả cảnh sinh hoạt thời đó: các vũ nữ, chiến binh, voi, bò, hoa sen…

Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 150km theo quốc lộ 20. Cát Tiên là một điểm du lịch sinh thái và văn hoá hấp dẫn của vùng miền Ðông Nam Bộ với nhiều loại hình du lịch như đi bộ, quan sát chim thú, cắm trại, du thuyền, du lịch mạo hiểm…

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đồng Nai – Bài 6

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đồng Nai giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.

Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).

Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°21′ tới 11°48′ vĩ bắc, và từ 107°10′ tới 107°34′ kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 73.878 ha.

Các hợp phần: Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác một sừng. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,…

Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,6 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125m)ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

Lịch sử: Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác này đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá.

Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể.[cần dẫn nguồn] Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.

Đa dạng sinh học: Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn…

Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác do cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược. Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan. Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.

Giới Thiệu Bài 💧 Thuyết Minh Về Đền Nghè ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Chi Tiết – Bài 7

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Chi Tiết sẽ gợi ý cho các em thêm nhiều ý văn hay và hấp dẫn.

Nằm cách TP.HCM khoảng 160 km về phía bắc nhưng Vườn quốc gia Cát Tiên (gọi tắt là Cát Tiên) được biết đến như điểm du lịch sinh thái thú vị. Từ TP.HCM có thể dùng xe máy hoặc xe đò đến Cát Tiên để khám phá vùng đất kỳ thú rộng trên 71.000 ha này. Nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, ngăn cách với bên ngoài bởi con sông Đồng Nai, Cát Tiên có hệ động thực vật phong phú và đa dạng không kém bất kỳ vườn quốc gia nào trên thế giới.

Cát Tiên là rừng rậm nhiệt đới tiếp nối giữa cao nguyên và đồng bằng, trong đó có năm kiểu rừng: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ – tre nứa, rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật đất ngập nước. Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên, nói chính sự đa dạng của các loại rừng đã tạo ra sự đa dạng của hệ động thực vật vô cùng phong phú.

Về thực vật, Cát Tiên có hơn 1.610 loài, trong đó có 38 loài có tên trong Sách Đỏ như gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai, giáng hương, vên vên, dầu song nàng… Hệ động vật cũng có khoảng 1.600 loài, trong đó có 39 loài thú trong Sách Đỏ như bò tót, voi, chà vá chân đen, vượn đen má vàng, cu li nhỏ, 22 loài chim có tên trong Sách đỏ như gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, công, gà so cổ hung, hạc cổ trắng, 10 loài cá trong Sách Đỏ như cá rồng.

Ai đã từng qua đêm ở vườn Cát Tiên chắc chắn phải thích thú khi xem thú vào ban đêm. Khoảng sau 20 giờ, chỉ cần đi vài kilomet từ “đại bản doanh” của vườn là có thể tận mắt chứng kiến những con thú rừng như hươu, nai… nhởn nhơ gặm cỏ. Và nếu chịu khó mật phục, bạn còn có thể thưởng lãm nhiều hình ảnh độc đáo của chim, bướm, thỏ, chồn… sinh động chẳng kém hình ảnh do kênh truyền hình Discovery mang lại.

Chia Sẻ Bài 🌹 Thuyết Minh Về Dinh Độc Lập ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ngắn Hay – Bài 8

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ngắn Hay được SCR.VN chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Vườn quốc gia Cát Tiên được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên trải dài trên 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước với hơn 80.000ha được bao quanh bởi 90km sông Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Nơi đây có hệ sinh thái rất đa dạng, chứa đựng nguồn tài nguyên sinh học quý báu không chỉ của Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Tiên có chức năng quan trọng đối với đời sống của chính chúng ta.

Vườn quốc gia Cát Tiên là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới mà tổ chức UNESCO công nhận từ năm 2001; Ban Thư ký công ước Ramsar công nhận khu đất ngập nước Bàu Sấu là khu ramsar có tầm quan trọng quốc tế vào năm 2005 và gần đây vào đúng vào ngày du lịch thế giới 27/9/2012, Chính phủ Việt Nam đã xếp hạng Vườn quốc gia Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt.

Vườn quốc gia Cát Tiên có khoảng 1.700 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Cùng với các loài đặc hữu như chà vá chân đen, tê giác một sừng Việt Nam và hoẵng Nam Bộ, nơi đây còn sở hữu những cây cổ thụ kỳ lạ hàng 500 năm tuổi…

Diện tích khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Cát Tiên là 71.920 ha, trong đó: 39.627 ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.850 ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và 4.443 ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.

Địa hình tự nhiên xen kẽ các bàu, đầm, suối, cộng với hơn 90km sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng cho Vườn quốc gia Cát Tiên, với những ghềnh, thác, các khu đất ngập nước và bán ngập nước…

Theo số liệu thống kê, Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi cư ngụ của 1.610 loài thực vật, trong đó có các loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương… Vườn quốc gia Cát Tiên còn là xứ sở của các loài lan với 62 loài khác nhau, cho thấy các điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự đa dạng sinh học hiếm có so với khu vực. Là nơi cư trú của 1.568 loài động vật trong đó hơn hơn 100 loài thú, quý hiếm như chà vá chân đen, hoẵng Nam bộ…

Vườn quốc gia Cát Tiên cũng là nơi nổi tiếng bởi là “ngôi nhà” của hơn 300 loài chim chiếm gần 50% các loài chim tại Việt Nam trong đó có các loài quý hiếm như hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh… Đặc biệt, không chi sở hữu số lượng động thực vật phong phú.

Vườn quốc gia Cát Tiên còn ghi nhận nhiều loài có trong sách đỏ gồm 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN. Với hệ sinh thái đa dạng, độc đáo như vậy, Vườn quốc gia Cát Tiên xứng đáng là nơi để bạn đến trải nghiệm và khám phá ít nhất một lần trong đời.

Đón Đọc Bài ❤️️ Thuyết Minh Về Hồ Hoàn Kiếm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đặc Sắc – Bài 9

Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đặc Sắc với cách diễn đạt câu văn hấp dẫn, hình ảnh miêu tả chân thực và sáng tạo.

Vườn quốc gia Cát Tiên hội tụ được các luồng hệ thực vật phong phú và có tính đa dạng sinh học cao. Hiện nay, nhu cầu tham quan du lịch sinh thái ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng, và loại hình du lịch này muốn tồn tại và phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài rất cần có sự quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý bởi tính nhạy cảm của nó trong quá trình khai thác và sử dụng.

Vườn quốc gia Cát Tiên – mắt xích trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, với tổng diện tích 71.920ha. Toàn bộ diện tích của Vườn quốc gia Cát Tiên là lưu vực trực tiếp của hồ thủy điện Trị An. Năm 2001, Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, như là một mắt xích quan trọng trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên có địa hình chuyển tiếp từ Nam cao nguyên Trường Sơn xuống đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, chia thành 5 kiểu địa hình chính, từ kiểu địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh ở phía Bắc trải dài đến kiểu địa hình đất ngập nước, hồ, đầm rộng lớn ở phía Nam. Độ cao so với mặt biển thấp nhất là 100m, cao nhất là 626m.

Hệ bàu ở Vườn quốc gia Cát Tiên có diện tích nước ngập khoảng 3.200ha vào mùa mưa. Tuy nhiên, vào mùa khô nước rút hết chỉ còn lại một số nơi có nước như: bàu Cá, bàu Chim, bàu Sấu. Nơi đây là sinh cảnh thích hợp cho hơn 60 loài chim nước như: hạc cổ trắng, già đẩy Java, le khoang cổ… và các loài cá nước ngọt, động thực vật thủy sinh và khu vực này cũng là nơi quần cư của các loài thú lớn như: heo rừng, nai, bò tót… vào mùa khô hàng năm.

Hệ thực vật ở đây chủ yếu là các loài cây gỗ thuộc họ dầu và họ đậu, đặc trưng cho các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Rừng được chia 3 kiểu chính là rừng lá rộng thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng lá, rừng thường xanh rụng lá. Hai kiểu phụ là rừng hỗn giao gỗ tre và rừng tre nứa thuần loại.

Hiện nay đã thống kê được ở Vườn quốc gia Cát Tiên có 1.610 loài thực vật, trong đó có 38 loài có giá trị bảo tồn gen, 22 loài đặc hữu, 511 loài cây gỗ, 550 loài cây thuốc và nhiều loài có giá trị khác.

Về động vật, Vườn quốc gia Cát Tiên đã ghi nhận được 103 loài thú, 348 loài chim, 120 loài bò sát và lưỡng thê, 130 loài cá nước ngọt, 435 loài bướm. Nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu thuộc Sách Đ Việt Nam và thế giới như: tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus unnamiticus), gà so cổ hung (Arborophyla davidi), cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)…

SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Núi Voi ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Chọn Lọc – Bài 10

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Với sự đa dạng sinh học, vườn Quốc gia Cát Tiên được mệnh danh là “Amazon Việt Nam”. Đây là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật quý hiếm và những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi…

Cách TP. Hồ Chí Minh chừng 150km về phía Bắc, vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên nằm trên địa bàn của của 3 tỉnh, qua các huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước). Diện tích khu vực trung tâm của vườn là 71.920 ha, trong đó, 39.627ha thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, 27.850ha thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng và 4.443ha thuộc địa phận tỉnh Bình Phước.

VQG Cát Tiên là khu vực bảo tồn được nhiều loại động, thực vật quý hiếm, là vùng quan trọng để duy trì hệ sinh thái rừng thường xanh lá rộng. Độ che phủ của rừng tự nhiên trong khu vực này lên tới 80%, với hệ sinh thái đa dạng như rừng thường xanh ẩm, đồng cỏ và ngập nước.

VQG Cát Tiên là khu rừng nguyên sinh với nhiều kiểu địa hình xen kẽ như: Đồi, trũng, các bàu, đầm, hệ suối cộng với hơn 90km chiều dài sông Đồng Nai uốn mình bao quanh đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng. Với những ghềnh thác đẹp, các khu đất ngập nước và bán ngập nước với cát vàng tạo thành các bãi tắm tự nhiên giữa rừng.

Vườn nằm giữa 2 vùng địa lý từ vùng Tây nguyên xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, hội tụ được các luồng hệ động-thực vật đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống kê, VQG Cát Tiên là nơi cư ngụ của 1.610 loài thực vật và 1.568 loài động vật. Trong đó, 31 loài thực vật và 84 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 50 loài chim được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu và được ghi vào Sách Đỏ IUCN, 2008).

Theo đó, về hệ thực vật, thành phần chiếm ưu thế thuộc họ sao dầu, họ đậu và họ tử vi; được chia thành 5 kiểu rừng chính: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa thuần loài, và thảm thực vật đất ngập nước. Có các loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ như gõ đỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương…

Đặc biệt có rất nhiều loại cây hình thù kỳ lạ có niên đại hàng trăm năm. Nổi tiếng nhất phải kể đến cây Gõ đỏ hơn 700 tuổi, cao 30m, đường kính thân ở phần dưới gần 4m có tên gọi là “cây Gõ bác Đồng”. Theo cán bộ kiểm lâm làm việc tại VQG Cát Tiên, năm 1988, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về công tác tại vườn và đến thăm cây Gõ.

Thấy cây phát triển tốt, ông khen ngợi và khuyên cán bộ vườn phát huy tinh thần bảo vệ rừng. Về sau, cán bộ vườn quyết định đặt tên cho cổ thụ là “cây Gõ bác Đồng” để kỷ niệm và nhắc nhở thế hệ sau về trách nhiệm giữ rừng.

Ngoài ra còn có cây tung cổ thụ hơn 400 năm tuổi, chiều cao 30m, phần gốc phải gần 20 người ôm mới xuể. VQG Cát Tiên còn là xứ sở của các loài lan với 62 loài khác nhau, cho thấy các điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự đa dạng sinh học hiếm có so với khu vực.

Hệ động vật trong VQG Cát Tiên có 113 loài thú, quý hiếm là chà vá chân đen, hoẵng Nam bộ. Chim có 351 loài, chiếm gần 50% các loài chim tại Việt Nam trong đó có các loài quý hiếm là hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám.

Bò sát có 109 loài, quý hiếm gồm cá sấu xiêm, trăn gấm, trăn đen… Lưỡng cư có 41 loài, những loài quý hiếm như cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàng andecson… “Báu vật” ở VQG Cát Tiên còn phải kể đến côn trùng. Côn trùng có 756 loài, gồm 450 loài bướm, chiếm hơn 50% tổng số loài bướm ở Việt Nam, quý hiếm là bướm phượng cánh sau vàng, và bướm phượng cánh kiếm.

Chia Sẻ Bài 💦Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Hay Nhất – Bài 11

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Hay Nhất sẽ đem đến cho các bạn đọc với nhiều thông tin thú vị về nơi đây.

Công viên Vườn quốc gia Cát Tiên rộng 71.920 ha này có nhiều động vật hoang dã và chim quý cùng vườn bách thảo và đường đi bộ.

Được biết đến với khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai…Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn…Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng.

Cát Tiên – được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”. Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ hai của Việt Nam, với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151ha đất ngập nước quanh năm).

Đọc Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Sông Bạch Đằng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đạt Điểm Cao – Bài 12

Bài Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây với lỗi diễn đạt bài văn logic và hấp dẫn.

Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150km, Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trên địa bàn 3 tỉnh Bình Phước (huyện Bù Đăng), Lâm Đồng (huyện Cát Tiên, Bảo Lộc) và Đồng Nai (huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu).

Đường đến Cát Tiên qua quốc lộ 20 uốn lượn lên xuống với cung đường xanh ngát và màu đất đỏ đặc trưng vùng Đông Nam Bộ. Hai bên đường mênh mông những vườn cao su thẳng tít tắp, vườn điều, rẫy trồng khoai mì… Các bạn trẻ sống ở thành phố thích thú với những mảng xanh chạy dài ngút mắt cùng không khí thoáng đãng vùng ngoại ô. Đoạn đường rẽ vào Tà Lài – Trà Cổ hẹp hơn nhưng khung cảnh vẫn ngát xanh một màu trù phú.

Qua sông Đồng Nai đến Cát Tiên vào một ngày mưa rỉ rả. Dòng sông đỏ lừ uốn lượn nối bên này sông với bên kia vườn quốc gia. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng, đoạn chảy qua Vườn quốc gia Cát Tiên dài khoảng 90km tạo thành ranh giới tự nhiên bao bọc 1/3 chu vi của vườn về phía Bắc, phía Tây và phía Đông. Cảm giác về với rừng xen lẫn nhiều cảm xúc khó tả.

Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ cho những ai lần đầu đi trên những con đường đất đỏ vùng Đông Nam Bộ vào mùa mưa. Những vũng nước giữa đường sóng sánh màu nâu đỏ, phía dưới là một lớp quảnh dẻo. Trên đường đi chúng tôi được giới thiệu về hệ động thực vật đa dạng ở đây cũng như công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ vườn quốc gia.

Với vị trí nằm giữa hai vùng sinh học địa lý từ cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, Vườn quốc gia Cát Tiên là nơi hội tụ của các luồng hệ thực vật, động vật vô cùng phong phú, với các loài thực vật được xác định là 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ và phụ họ, 75 bộ thực vật bậc cao có mạch; đặc biệt, nơi đây còn có nhiều cây quý hiếm như gõ đỏ, cẩm lai, gõ mật, giáng hương…

Hệ thực vật ở đây chia ra làm 5 kiểu rừng chính: rừng lá rộng thường xanh; rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá; rừng hỗn giao gỗ, tre nứa; rừng tre nứa thuần loại, thảm thực vật đất ngập nước… Đầu tháng năm là thời gian của các loài bướm. Nếu có dịp đến Cát Tiên vào thời điểm này, du khách sẽ như lạc vào chốn thần tiên với hàng trăm loài bướm đủ kích thước, màu sắc bay rợp trời giữa màu xanh ngát của rừng già.

Gợi Ý Bài ⏩ Thuyết Minh Về Đền Hùng ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Sinh Động – Bài 13

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Sinh Động được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Vườn quốc gia Cát Tiên đươc biết là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu, Đồng Nai, Bảo Lộc, Lâm Đồng và Bù Đăng, Bình Phước. Đặc trưng của Vườn quốc gia Cát Tiên là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Nếu bạn là người yêu thiên nhiên thích khám phá các loài động thực vật, yêu du lịch sinh thái thì Vườn quốc gia Cát Tiên sẽ là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua.

Khám phá Cát Tiên, bạn có thể đi xuyên rừng vượt qua nhiều địa hình hiểm trở để tận hưởng những điều kì bí của thiên nhiên và thử thách rèn luyện ý chí, khám phá vườn thực vật nơi hội tụ của hơn 300 loài gỗ quý, chiêm ngưỡng cây Si trăm thân có độ tuổi khoảng 400 năm, chiều cao hơn 8m uốn mình trên dòng nước trong mát.

Vườn quốc gia Cát Tiên được đánh giá là nơi có tính đa dạng sinh học cao vì thế đã thu hút rất nhiều nhà khoa học từ các nước trên thế giới tìm đến nghiên cứu và học tập. Với không khí trong lành, sự tĩnh lặng của núi rừng sẽ đem đến cho bạn những giây phút thư giãn đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên.

Du lịch hội nghị kết hợp với tham quan nghỉ dưỡng và hoạt động tình nguyện đều rất phù hợp tại đây. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động tình nguyện để tham gia góp phần vào sự bảo tồn và phát triển thiên nhiên hoang dã gắn liền với nét văn hóa đặc sắc bản địa của người S’Tiêng và người Mạ của vùng đất này.

Vườn được bao quanh bởi con sông Đồng Nai nên khí hậu khá ôn hòa. Rừng vẫn giữ được những nét hoang sơ với nhiều loại gỗ quý và cũng là nơi cư trú của rất nhiều loài động vật hoang dã và bán hoang dã như: gấu, khỉ, nai, chồn, tê tê… và là thiên đường của các loài chim như: công, gà rừng…

Vườn quốc gia Cát Tiên với nhiều kiểu địa hình sen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối cộng với hơn 90 km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên cảnh quan đặc trưng. Cát Tiên là nơi lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng quang cảnh thiên nhiên nhiệt đới.

Giới Thiệu Bài 💦 Thuyết Minh Về Vịnh Hạ Long ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ấn Tượng – Bài 14

Bài Văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Ấn Tượng là tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về nơi đây.

Vườn quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 160km theo hướng Bắc. Với tổng diện tích gần 80.000 ha nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Với hệ sinh thực vật phong phú và đa dạng, nơi đây đã được tổ chức thế giới UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển và là di sản thiên nhiên của thế giới.

Khi tiếng súng chiến tranh vẫn còn nổ ra ở Việt Nam. Khu vực Cát Tiên là một phần của căn cứ địa chiến khu rộng lớn. Gánh chịu nhiều bom đạn nhưng may mắn không gây thiệt hại lớn đối với hệ sinh thái ở nơi đây.

Sau khi hòa bình được tái lập, rừng được Bộ Quốc phòng tiếp quản và giao cho một sư đoàn quân đội chịu trách nhiệm trong việc tăng gia sản xuất. Trải qua nhiều năm với nhiều biến đổi trong pháp lý, chính thức vào tháng 2 năm 1998. Chính phủ quyết định thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên với diện tích nâng lên 73.878 ha.

Vào năm 2001, vườn quốc gia được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 và là nơi dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 tại Việt Nam ( Sau vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ).

Vườn quốc gia Cát Tiên có hệ thực vật, động vật đa dạng và phong phú. Hiện nay, hệ thực vật tại VQG Cát Tiên được chia thành 5 loại chính như sau:

Rừng lá rộng thường xanh:Các cây gỗ thuộc họ dầu như dầu rái, dầu lông, giáng hương,… Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá: Bao gồm các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng lăng, tung,… Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: Thành phần cây gỗ thường gặp là vấp, bằng lăng,… Rừng tre nứa thuần loại: Đây là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác. Có nghĩa là sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoang hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển thành rừng.

Thảm thực vật đất ngập nước: Các loài cây gỗ chịu nước như bồ am, lộc vừng, lách,… Còn đối với hệ động vật tại VQG Cát Tiên, người ta đã thống kê được có hơn 1000 loài động vật tại đây và chia ra thành các nhóm như sau:

Nhóm thú: 113 loài, nhóm chim: 351 loài, nhóm bò sát: 109 loài, nhóm lưỡng cư: 41 loài, nhóm côn trùng: 756 loài, nhóm cá: 159 loài.

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đền Cửa Ông ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Lớp 9 – Bài 15

Cùng đón đọc bài văn Thuyết Minh Về Vườn Quốc Gia Cát Tiên Lớp 9 với nhiều thông tin hay và hữu ích về nơi đây.

Vườn quốc gia Cát Tiên là điểm đến lý tưởng để khám phá sinh thái và nét văn hoá hấp dẫn của miền Đông Nam bộ. Bạn có thể lần đầu tiên được quan sát những giống chim thú trong sách đỏ, có thể say sưa theo hành trình trên sông và hồi hộp với du lịch mạo hiểm…

Chỉ ba tiếng đồng hồ chạy xe từ Thành phố Hồ Chí Minh, xuôi theo quốc lộ 20, khách du lịch sẽ đến với Vườn quốc gia Cát Tiên – một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông Đồng Nai, thuộc địa phận của cả ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Ngoài một địa điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn, nơi đây cũng là công trình khảo cổ có giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng lớn giúp xác định được nguồn gốc sự tồn tại của một vương quốc đã bị lãng quên từ hơn một thiên niên kỷ về trước.

Khác với nhiều vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Ngọc Linh… có địa hình chủ yếu là rừng núi, Cát Tiên có khung cảnh thiên nhiên vô cùng đa dạng. Có đồi, có bãi ven sông. Có các trảng cỏ rộng lớn bằng phẳng và cả những dòng chảy dốc.

Vào mùa mưa, những con suối nhỏ hiền hòa, nước róc rách luồn qua từng khe đá sẽ trở thành các dòng thác hùng vĩ, ầm ào đổ trắng xóa trên các triền đá lớn. Nhiều đoạn thác quanh co, lượn khúc tạo ra những bãi cát vàng trải rộng như bãi tắm tự nhiên luôn mời gọi du khách dừng chân chiêm ngưỡng.

Cát Tiên sở hữu nhiều dạng sinh cảnh như rừng thường xanh nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp; rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh trên đất thấp, đất ngập nước ngọt và trảng cỏ ngập nước theo mùa; rừng ngập lụt và các kiểu sinh cảnh thứ sinh như rừng tre nứa, trảng cỏ…

Trong cuốn sách hướng dẫn du lịch, có những con số thú vị: “Hệ thực vật đã ghi nhận 1.362 loài bậc cao, trong số đó 34 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam cùng nhiều loài cây gỗ có giá trị như gõ đỏ, xoay, cẩm lai, giáng hương quả to.

Hệ động vật đã ghi nhận 77 loài thú, 318 loài chim, 58 loài bò sát, 26 loài ếch nhái, 130 loài cá. Trong số đó có các loài thú lớn quý hiếm và một số loài có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng toàn cầu như tê giác Java, bò tót, voi Châu Á, cá sấu nước ngọt… Một số loài chim đặc hữu như gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch xám. Một số loài chim nước quý hiếm như quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, già đẫy nhỏ…”.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận