20+ Mẫu Đoạn Văn Kết Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Ngắn, Hay Nhất. Tham Khảo Những Gợi Ý Đặc Sắc Và Đầy Đủ Khi Làm Bài Văn Nghị Luận Tác Phẩm Truyện Kiều.
Các Ý Tưởng Viết Kết Bài Truyện Kiều của Nguyễn Du
Viết kết bài cho Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của tác phẩm. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn tham khảo:
- Tổng kết giá trị nhân đạo:
- Ví dụ: “Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ là một tác phẩm văn học kiệt xuất mà còn là tiếng nói nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự cảm thông với số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tác phẩm mãi mãi là một bản cáo trạng đanh thép đối với những bất công và tàn bạo của xã hội cũ.”
- Nhấn mạnh tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du:
- Ví dụ: “Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ trần thuật và nghệ thuật miêu tả nhân vật một cách tài tình, tạo nên những hình ảnh sống động và chân thực về xã hội phong kiến. Truyện Kiều sẽ mãi là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.”
- Liên hệ với hiện tại:
- Ví dụ: “Dù đã trải qua hàng thế kỷ, Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị và sức hấp dẫn đối với người đọc hiện đại. Những bài học về tình yêu, lòng hiếu thảo và sự kiên cường của con người trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.”
- Cảm nhận cá nhân:
- Ví dụ: “Đọc Truyện Kiều, ta không chỉ cảm nhận được nỗi đau và sự bất công mà Thúy Kiều phải chịu đựng, mà còn thấy được tình yêu thương và lòng nhân ái của Nguyễn Du. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và khó quên.”
- Khẳng định vị trí của Truyện Kiều trong văn học:
- Ví dụ: “Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm kinh điển, không chỉ của văn học Việt Nam mà còn của văn học thế giới. Với những giá trị nhân văn sâu sắc và nghệ thuật miêu tả tinh tế, Truyện Kiều sẽ mãi mãi sống trong lòng người đọc.”
Xem chi tiết 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥
Viết Kết Bài Truyện Kiều Nguyễn Du – Mẫu 1
Tham khảo những gợi ý viết kết bài Truyện Kiều Nguyễn Du dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những nhận xét đánh giá tổng kết về tác phẩm.
Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội phong kiến đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công).
Đồng thời, tác phẩm phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc. Nàng Kiều – người con gái thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị xã hội phong kiến chà đạp. Đồng cảm với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.
Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của văn học dân tộc.
Tham khảo bài văn: Phân Tích Thuý Kiều
Kết Bài Hay Cho Truyện Kiều – Mẫu 2
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài hay cho Truyện Kiều để các em học sinh cùng tham khảo và vận dụng khi làm bài.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như sử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết, nếu không có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” chính là đã khái quát rất tuyệt vời về giá trị của Truyện Kiều trên mọi phương diện.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điển tích điển cố với ca dao tục ngữ tạo nên một sự mượt mà và hấp dẫn cho hơn 3000 câu thơ Truyện Kiều. Và đến tận ngày nay nó vẫn xứng đáng là một trong những tập thơ kinh điển của văn học Việt Nam.
Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của thi ca.
Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Kết Bài Truyện Kiều Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc gợi ý kết bài Truyện Kiều hay nhất dưới đây giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết trên lớp.
Truyện Kiều đã phơi bày nỗi khổ đau cùng cực của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Vương Ông bị mắc oan, cha con bị đánh đập dã man, gia đình tan nát. Đạm Tiên, Thuý Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì đọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông xót thương cho Thuý Kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” hết sức nhục nhã.
Truyện Kiều là tiếng nói ngợi ca những giá trị, phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, vị tha… Ông trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do… Nhà thơ còn tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Thuyết Minh Truyện Kiều – Mẫu 4
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài thuyết minh Truyện Kiều dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn sinh động và giàu hình ảnh.
Với việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả – tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du đã tái hiện thành công bức tranh một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao khát vọng của con người về tự do hạnh phúc, chân lí.
Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Với những thành công về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều đã trở thành tác phẩm tiêu biểu của đời thơ Nguyễn Du, của văn học dân tộc. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.
Kết Bài Phân Tích Truyện Kiều – Mẫu 5
Đoạn văn mẫu kết bài phân tích Truyện Kiều dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Nguyễn Đình Thi nhận định: “Truyện Kiều” là ngọn roi sắt quất thẳng vào những sự bất công, độc ác, dối trá…”, có thể xem thi phẩm là bản cáo trạng đanh thép vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội bấy giờ. Mọi tầng lớp đều bỉ ổi bị thế lực đồng tiền chi phối từ thằng bán tơ, lũ buôn thịt bán người như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, chức quan Hồ Tôn Hiến… Nguyễn Du bóc trần nhìn thẳng vào thực trạng, gọi tên những kẻ chà đạp lên quyền sống con người.
“Truyện Kiều” có sức sống trường tồn còn bởi những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Với học vấn uyên thâm, Nguyễn Du thành công xây dựng nhân vật sinh động, cá tính. Nàng Kiều không phải nhân vật minh họa mà nàng có đời sống nội tâm, lí tưởng cao đẹp của Từ Hải cũng được khắc tạc. Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ bác học và dân gian tạo nên sức biểu cảm, sự trong sáng. Những yếu tố này đã góp phần tạo nên một kiệt tác có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Truyện Kiều 🌟 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Cảm Nhận Truyện Kiều – Mẫu 6
Với gợi ý viết kết bài cảm nhận Truyện Kiều dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo và linh hoạt vận dụng cho bài viết của mình.
Bàn về giá trị của “Truyện Kiều”, Mộng Liên Đường đã đưa ra nhận định xác đáng: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi”. Quả đúng là như vậy, Nguyễn Du viết về thân phận người phụ nữ bằng bao nhiêu sự xót xa, đồng cảm:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Ông đau đớn cho số phận của Thúy Kiều phải chịu sự vùi dập. Ông cũng trân trọng khát vọng về một tình yêu tự do, khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc của nàng. “Nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì không tài nào có được bút lực ấy” (Mộng Liên Đường). Nếu không phải một nhà thơ có tình yêu thương đối với những con người bất hạnh thì có lẽ Nguyễn Du đã không viết nên được tác phẩm “Truyện Kiều” nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.
Thúy Kiều là nhân vật Nguyễn Du gửi gắm những tư tưởng nhân đạo của mình. Đồng thời, nàng cũng là nhân vật thể hiện giá trị nhân đạo của toàn bộ thiên kiệt tác. “Truyện Kiều” đã đánh thức trái tim của mỗi chúng ta, khiến chúng ta rơi lệ bởi sự thương xót cho nhân vật Thúy Kiều. “Truyện Kiều” là di sản vĩ đại, là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Kết Bài Truyện Kiều Ngắn Gọn – Mẫu 7
Đón đọc đoạn văn kết bài Truyện Kiều ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng những nội dung trọng tâm.
Thông qua tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo cũng như là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người. Đồng thời truyện Kiều là tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
Bên cạnh đó, tác phẩm còn thể hiện được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du: đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát; nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc và nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.
Kết Bài Truyện Kiều Ngắn Nhất – Mẫu 8
Đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài kiểm tra viết trên lớp.
Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhớ tới áng thiên cổ kì bút “Truyện Kiều”. Ở đó hội tụ tất cả cái tài, tấm lòng và tầm vóc của thi nhân. Những giá trị đích thực của tác phẩm còn bất tử với nền văn học Việt Nam. Với thể thơ lục bát giàu truyền thống, đại thi hào biến một tiểu thuyết thành thơ vừa mộc mạc vừa trang nhã, cổ điển. Điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng thay đổi linh hoạt, đặt vào từng nhân vật, khiến tác phẩm không khô khan, để lại trong lòng người đọc nhiều dư âm sâu lắng.
Gợi ý cho bạn 💕 Mở Bài Truyện Kiều Nguyễn Du 💕 20 Đoạn Văn Hay Nhất
Kết Bài Của Truyện Kiều Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Tham khảo đoạn văn kết bài của Truyện Kiều học sinh giỏi để mở rộng những liên hệ sinh động cho bài viết của mình.
Tác phẩm “Truyện Kiều” mang nhiều giá trị lớn cho văn học dân tộc. Về giá trị tư tưởng, truyện đã thể hiện được khát vọng tự do, mơ ước về bình đẳng và công lý của con người trong đời sống xã hội. Đồng thời, bộc lộ tiếng nói cảm thông, xót xa trước sự khổ đau mà những người phụ nữ như Kiều phải gánh chịu. Là bản án đanh thép tố cáo một xã hội chuyên quyền, độc đoán, xã hội mà đồng tiền trở thành sức mạnh chi phối cả lương tri, đạo đức của con người.
Về giá trị nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được ngòi bút đầy điêu luyện của tác giả trong việc sử dụng kết hợp ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Nghệ thuật diễn tả nội tâm nhân vật qua hành động, qua nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình” đầy đặc sắc, thể thơ lục bát được sử dụng tài tình, thuần thục. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện đầy mới mẻ và sáng tạo, đồng thời giống điệu thơ biến đổi đầy lĩnh hoạt, đặc biệt là giọng điệu buồn thương, xót xa khi viết về Kiều.
“Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
Trước đây, bây giờ và cho đến mãi sau này thì tên tuổi của đại thi hào dân tộc vẫn vang mãi trong trái tim của những thế hệ người đọc.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Nhân Vật Từ Hải 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Truyện Kiều Đầy Đủ – Mẫu 10
Dưới đây là đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều đầy đủ để các em học sinh cùng tham khảo và có thêm ý tưởng khi làm bài.
Truyện Kiều đã phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, khi mà chế độ phong kiến đang suy thoái đã bộc lộ đầy đủ tính chất mục nát, vô nhân, và các tầng lớp nhân dân đã bị dồn đến bước đường cùng…Khi viết, tuy có dựa vào Kim Vân Kiều truyện, nhưng với kỳ công tái tạo, Truyện Kiều của nhà thơ đã trở thành viên ngọc vô giá của thể loại truyện thơ nói riêng và của nền văn học dân tộc Việt nói chung.
Ở đây hội tụ sự thành công của điệu thơ lục bát, của nghệ thuật ngôn ngữ, của các biện pháp tu từ, v.v…Dù tác phẩm còn bị hạn chế bởi tư tưởng định mệnh, nhưng nhìn chung Truyện Kiều vẫn là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam… Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay.
Kết Bài Truyện Kiều Mở Rộng – Mẫu 11
Chia sẻ đoạn văn kết bài Truyện Kiều mở rộng dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn sinh động và giàu hình ảnh.
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một kiệt tác của dân tộc Việt Nam, là di sản văn học của nhân loại tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới muôn đời vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân văn cao đẹp của con người.
“Truyện Kiều” đã được lưu truyền phổ biến rộng rãi ở trong và ngoài nước có một sức lôi cuốn với mọi tầng lớp người đọc. Tác phẩm đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của mỗi người dân Việt Nam. Chẳng thế mà khi nhận xét về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”, Mộng Liên Đường đã nói: “Ông là người có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ tới nghìn đời. Ông viết “Truyện Kiều” như có máu rỏ đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua giấy,…”.
Giới thiệu tuyển tập 🍃 Cảm Nhận Chị Em Thúy Kiều Và Thuý Vân 🍃 15 Bài Văn Hay
Kết Bài Tóm Tắt Truyện Kiều – Mẫu 12
Tham khảo đoạn văn kết bài tóm tắt Truyện Kiều dưới đây với những ý văn ngắn gọn và hàm súc giúp các em học sinh đưa ra đánh giá tổng kết cho đoạn trích.
Quả không sai khi khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Tác phẩm đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Du. “Truyện Kiều” luôn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc. Những vấn đề mà Nguyễn Du đã đặt ra không chỉ có ý nghĩa thời đại mà còn chạm đến những vấn đề mang tính muôn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy trân trọng kiệt tác của dân tộc, đó chính là viên ngọc quý không dễ có được, thậm chí là vài trăm năm ta mới thấy xuất hiện một lần.
Kết Bài Truyện Kiều Đơn Giản – Mẫu 13
Đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý phong phú khi làm bài.
Có thể nói đến “Truyện Kiều” thì tài năng của Nguyễn Du như được khẳng định một cách trọn vẹn nhất. bằng cách điều khiển ngôn từ, xây dựng cốt truyện hấp dẫn , nghệ thuật miêu tả – tả cảnh ngụ tình… ông đã khiến cho Truyện Kiều trở thành một thi phẩm xuất sắc. Đó cũng là lý do vì sao Truyện Kiều trở thành cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều người, truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi gợi tình yêu thương sự công bình giữa người với người trong xã hội.
Mời bạn đón đọc 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Ngày Xuân 🌜 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Kết Bài Truyện Kiều Lớp 9 – Mẫu 14
Tham khảo dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều lớp 9 sẽ là nội dung cần thiết giúp các em học sinh hoàn thiện bài viết của mình.
Nguyễn Du đóng góp rất lớn, rất quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt: tỉ lệ từ Hán – Việt giảm hẳn, câu thơ tiếng Việt vừa thông tục, vừa trang nhã, diễm lệ nhờ vần luật chỉnh tề, ngắt nhịp đa dạng, tiểu đối phong phú, biến hóa. Thơ Nguyễn Du xứng đáng là đỉnh cao của tiếng Việt văn học Trung Đại. Đặc biệt Truyện Kiều của Nguyễn Du là “tập đại thành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.
Xin được mượn những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu tri âm cùng Tố Như để thay cho lời kết:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Tiếp theo đón đọc 🌳 Phân Tích Thề Nguyền 🌳 10 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Truyện Kiều Lớp 10 – Mẫu 15
Với đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều lớp 10 dưới đây, các em học sinh có thể luyện tập nâng cao kỹ năng viết và đạt kết quả cao cho bài kiểm tra.
Tác phẩm Truyện Kiều thể hiện sự tài ba của Nguyễn Du trong việc tạo nên tình cốt truyện đầy đặc sắc và xây dựng nhân vật đầy tài tình. Đồng thời thể hiện mạch thơ lôi cuốn liền mạch. Sự kết hợp nhuần nhuyễn điển tích và điển cố với ca dao tục ngữ tạo nên sự mượt mà hấp dẫn cho 3000 câu thơ. Và đến tận ngày nay xứng đáng tập thơ kinh điển văn học Việt Nam.
Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều biểu hiện qua những bút pháp đặc sắc như ước lệ, điểm xuyết ,… Cùng với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc, các sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, điều đó cũng góp phần tạo nên thành công cho Truyện Kiều.
Truyện Kiều là điểm sáng văn học Việt Nam, có sức sống bền bỉ với thời gian đem tên tuổi Nguyễn Du vượt khỏi biên giới nước ta vươn lên tầm thế giới. Truyện Kiều là tiếng lòng xót thương cho kiếp người nhỏ bé, xót thương cho số phận long đong lận đận của Thúy Kiều, đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu hạnh phúc và quyền sống của con người.
Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều 🌻 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Kết Bài Truyện Kiều Chị Em Thuý Kiều – Mẫu 16
Tham khảo đoạn văn kết bài Truyện Kiều Chị em Thuý Kiều dưới đây để rút ra cho mình những ý văn hay và vận dụng trong quá trình làm bài.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã khắc họa được chân dung nhân vật có nhan sắc, tài hoa, phẩm cách đẹp đẽ. phong phú, toàn vẹn nhưng đằng sau đó là một số mệnh diễn tả những ý niệm triết học và thể hiện một cảm hứng nhân văn sâu sắc của nhà thơ họ Nguyễn.
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều là một mẫu mực của văn miêu tả, có giới thiệu chung, có tả riêng từng người từ tài, sắc đến đức hạnh. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu chất xúc cảm. Các phép tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, tương phản được sử dụng một cách tài tình. Các từ loại như các danh từ, động từ, phó từ, được sử dụng mang giá trị biểu đạt và biểu cảm cụ thể.
Các điển cố, những thi liệu văn học Trung Quốc được sử dụng thích đáng nên mặc dù sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng những bức chân dung của chị em Thúy Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Đó là nghệ thuật tả người điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du vang danh đến muôn đời.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Kết Bài Truyện Kiều Trao Duyên – Mẫu 17
Chia sẻ dưới đây đoạn văn kết bài Truyện Kiều Trao duyên giúp các em học sinh có thêm cho mình tài liệu tham khảo phong phú hơn.
Đoạn trích “Trao duyên” đã miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật, ở đây chính là Thúy Kiều. Qua đó, chúng ta cảm nhận được tình yêu, được trách nhiệm, được sự hi sinh, được kiếp số bạc mệnh của nàng. Vừa là một người con hiếu thảo, một người yêu thủy chung, Kiều đã thực sự lấy đi biết bao nước mắt, biết bao sự đồng cảm, xót xa.
Bên cạnh đó, đoạn trích đã sử dụng thành công ngôn ngữ kết hợp giữa tự sự và trữ tình và đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động. Việc sáng tạo các thành ngữ dân gian, sự giao thoa giữa bình dân và bác học đã khiến cho ngòi bút Nguyễn Du được hậu thế ca ngợi đời đời.
Tóm lại, đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa nên bức tranh cảm động về số phận nàng Kiều, về sự giằng xé đau đớn giữa chữ hiếu và chữ tình, giữa lí trí và tình cảm. Qua đó, chúng ta càng có thêm cơ hội để nhìn nhận tài năng của Nguyễn Du, để nhìn nhận giá trị của “Truyện Kiều”, để hiểu vì sao người đời gọi đây là một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Trao Duyên ☀️ Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Truyện Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 18
Đón đọc đoạn văn kết bài Truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây với những ý văn đặc sắc tổng kết nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Với đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã đạt đến trình độ biện chứng tâm hồn.
Nhà thơ thấu hiểu con người đến tận thẳm sâu tiềm thức, làm lộ rõ sự vận động bên trong tâm hồn đớn đau, khổ nhục của Thúy Kiều trong những ngày đầu lưu lạc phải chịu nhiều khổ nhục, đắng cay. Lời thơ xiết mạnh vào từng giác quan người đọc, khiến người đọc càng thêm cảm thương cho số kiếp bèo dạt mây trôi của thiếu nữ tài sắc vẹn toàn mà bất hạnh, từ đó làm toát lên tấm lòng cảm thương vô hạn của tác giả đối với kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến vốn tồn tại nhiều bất công.
Có thể bạn sẽ thích 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Kết Bài Truyện Kiều Nỗi Thương Mình – Mẫu 19
Đoạn văn kết bài Truyện Kiều Nỗi thương mình dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng đưa ra những đánh giá khái quát về đoạn trích.
Nỗi thương mình của Thuý Kiều có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Người phụ nữ xưa được giáo huấn theo tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, buông xuôi. Khi con người biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thì không còn nhẫn nhục cam chịu nữa mà đã ý thức rất cao về phẩm giá và nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của bản thân.
Thương thân xót phận là một chủ đề phổ biến trong văn học Việt nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX (Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,…). Nguyễn Du là người viết về cảm hứng này sâu sắc và thấm thía hơn cả. Thương thân mình là một cách phản ứng với hiện thực của thân phận. Điều đó cho thấy con người không bị tàn đi, không bị cuốn theo, không bị huỷ diệt. Giữa chốn lầu xanh nhơ nhớp, Kiều tách ra như một điểm sáng về tâm hồn. Chính vì vậy mà Từ Hải, Kim Trọng, Nguyễn và người đọc bao thế hệ đều rất trân trọng nàng.
Gợi ý trọn bộ 🌜 Phân Tích Nỗi Thương Mình 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Truyện Kiều Chí Khí Anh Hùng – Mẫu 20
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Truyện Kiều Chí khí anh hùng dưới đây để trau dồi những cách viết hay và sinh động.
Hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du so với Từ Hải trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân hay trong truyện Vương Thúy Kiều của Dư Hoài là một cải tiến nghệ thuật mới mẻ và đầy ý vị. Nguyễn Du đã khéo léo hình tượng hóa nhân vật Từ Hải trở thành một người anh hùng với những vẻ đẹp lý tưởng, toàn diện, có giấc mộng kiến lập sự nghiệp vĩ đại, sự dứt khoát trong cách cư xử, sự thấu tình đạt lý rất phù hợp và xứng đôi với người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều.
Từ đó mối tình Kiều – Hải càng trở nên đẹp đẽ, tô đậm tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm, ít nhất thì Vương Thúy Kiều bất hạnh nhưng cũng có lúc được hạnh phúc, được nhận những thứ xứng đáng với mình, cuộc đời nàng cũng có những lúc tươi đẹp thăng hoa, dẫu rằng để được như thế cái giá nàng phải trả trước và sau là quá đắt đỏ.
Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Từ Hải với khát vọng và chí lớn của bậc nam nhi. Đọc những câu thơ trong đoạn trích, người đọc hiểu và khâm phục chí làm trai của nam nhi thời trung đại.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay