Thuyết Minh Truyện Kiều: 22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Truyện Kiều ❤️️22+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Viết Thuyết Minh Về Tác Phẩm Truyện Kiều.

Dàn Ý Thuyết Minh Về Truyện Kiều

Cùng tham khảo mẫu Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều chi tiết và đầy đủ mà scr.vn gợi ý sau đây, nó giúp các em có thể hoàn thiện bài văn của mình.

I. Mở bài: Giới thiệu về thi sĩ, danh nhân Nguyễn Du.

  • Nguyễn Du nổi tiếng là nhà thi hào, danh nhân văn hóa cả thế giới biết đến.
  • Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cũng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.

II. Thân bài:

* Cuộc đời của Nguyễn Du

  • Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.
  • Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.
  • Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.
  • Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.
  • Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.

* Giới thiệu về “Truyện Kiều”

  • Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
  • Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
  • Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.
  • Thể loại: truyện Nôm bác học.
  • Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

* Giá trị tư tưởng:

  • Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.
  • Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.
  • Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.
  • Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với “con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

* Giá trị nghệ thuật:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
  • Nghệ thuật tự sự mới mẻ.
  • Thể loại.
  • Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …
  • Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.

III. Kết bài: Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.

Bài Thuyết Minh Về Truyện Kiều Đơn Giản – Bài 1

Tham khảo những gợi ý trong bài thuyết minh về Truyện Kiều đơn giản sau đây, nó sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài văn của mình.

Nguyễn Du từ những điều đã “trông thấy” mà “đau đớn lòng”, từ việc học tiếng nói của người trồng dâu và cả trái tim nhân đạo lớn, một tài năng lớn mà ông đã viết nên “Truyện Kiều”. Đã mấy thế kỉ qua đi, nhưng “Truyện Kiều” vẫn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.

Truyện Kiều” được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ câu chuyện đó, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một câu chuyện mới. “Truyện Kiều” có 3254 câu thơ Nôm và được viết bằng thể thơ lúc bát.

“Truyện Kiều” xoay quanh nhân vật chính là Thúy Kiều và gồm có ba phần. Phần I đó là gặp gỡ và đính ước. Vào năm Gia Tĩnh triều Minh, có một nhà viên ngoại họ Vương có ba người con. Nhà ông là thuộc kiểu “ Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” và có ba người con, trong đó Thúy Kiều là chị cả, tiếp đó là Thúy Vân, em út là Vương Quan. Trong tiết thanh minh, ba chị em đi du xuân và tình cờ trong buổi hôm đó, Thuý Kiều đã gặp được Kim Trọng- một văn nhân tài tử. Hai người gặp gỡ nhau rồi sau đó, thề nguyện cùng nhau.

Phần II, đó là gia biến và lưu lạc. Không lâu sau đó, gia đình Kim Trọng xảy ra biến cố, chàng phải trở về quê để chịu tang chú. Còn gia đình Kiều, cha nàng bị thằng bán tơ lừa nên Thúy Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha. Sóng gió cuộc đời xô đẩy khiến nàng rơi vào tay những kẻ buôn phấn bán hương như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Nhưng rồi, một khách làng chơi là Thúc Sinh đã cứu nàng khỏi chốn lầu xanh. Vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen với nàng nên nàng bỏ đi và nương nhờ nơi cửa Phật.

Sư Giác Duyên vô tình giao lầm nàng cho Bạc Bà, Bạc Hạnh- những kẻ cũng giống như Tú Bà, Mã Giám Sinh. Kiểu rơi vào lầu xanh một lần nữa. Từ Hãi bống xuất hiện và cứu vơt nàng khỏi chốn nhơ nhớp đó. Tưởng rằng từ đây hạnh phúc đã mỉm cười với nàng…Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng phải hầu rượu cho hắn ta. Thúy Kiều quyết định tự tử và một lần nữa sư Giác Duyên đã cứu nàng.

Phần III, đó là đoàn tụ. Sau khi chịu tang chú xong, Kim Trọng trở về thì hay tin Thuý Kiều đã bán mình chuộc cha và trao duyên cho em gái là Thuý Vân. Kim Trọng vô cùng đau khổ. Thúy Kiều trở về nhưng Kim Trọng và Thúy Kiều quyết định “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”

“Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du đã phơi bày những hiện thưch xấu xa, tàn ác trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đồng thời, trái tim của đại thi hào cũng đồng cảm với những con người mà “tài mệnh tương đố”, Nguyễn Du trân trọng và ngợi ca những giá trị tốt đẹp, đồng tình với những ước mơ, khát vọng của họ.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kế thừa thể thơ lục bát từ văn học dân gian. Đồng thời, ngôn ngữ mà ông sử dụng thật chính xác và giàu giá trị biểu cảm, có giá trị nghệ thuật cao.

“Truyện Kiều” luôn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc. Những vấn đề mà Nguyễn Du đã đặt ra không chỉ có ý nghĩa thời đại mà còn chạm đến những vấn đề mang tính muôn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy trân trọng kiệt tác của dân tộc, đó chính là viên ngọc quý không dễ có được, thậm chí là vài trăm năm ta mới thấy xuất hiện một lần.

Xem thêm ❤️️Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Lão Hạc ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Ngắn Gọn – Bài 2

Bài văn thuyết minh về Truyện Kiều ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.

Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.

Kiệt tác vĩ đại Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.

Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.

Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.

Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.

Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.

Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.

Đọc thêm văn mẫu ❤️️Thuyết Minh Về Tác Phẩm Bình Ngô Đại Cáo ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Truyện Kiều Chi Tiết – Bài 3

Bài văn mẫu thuyết minh Truyện Kiều chi tiết sau đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập để hoàn thành tốt bài kiểm tra trên lớp.

Nguyễn Du đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị lớn, tiêu biểu là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ nôm theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu. “Truyện Kiều” dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên “Truyện Kiều” của người Việt.

“Truyện Kiều” lấy bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIX. Truyện kể về mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ, tủi nhục của người con gái tài hoa tuyệt sắc Thúy Kiều do bị các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến bất công đầy đọa.

Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giới nhân vật sống động như thật, biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể, chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật làm cho các nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn và tác phẩm trở thành một bách khoa toàn thư của muôn vàn tâm trạng.

Giá trị của truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Giá trị nội dung được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công của những thế lực đen tối, sức mạnh ma quái của đồng tiền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ.

“Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần” rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỷ, tham lam, tàn nhẫn, coi nhẹ sinh mạng và phẩm giá con người. “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm cho tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên “Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lý “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” thể hiện ở chỗ tác phẩm là tiếng nói thương cảm cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng, ước mơ, khát vọng chân chính của con người. “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người.

“Truyện Kiều” còn là một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đặc sắc. “Truyện Kiều” là “tập đại thành” của nền văn học trung đại, kết tinh những thành tựu nghệ thuật, văn hóa dân tộc cả về ngôn ngữ và thể loại. Ngôn ngữ dân tộc đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ “Truyện Kiều” rất trong sáng. Trong tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cả hai đều được sử dụng có chọn lọc, hợp lý, đúng chỗ đúng lúc.

“Truyện Kiều” là một kiệt tác của dân tộc Việt Nam, là di sản văn học của nhân loại tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới muôn đời vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân văn cao đẹp của con người.

Tham khảo bài ✅ Thuyết Minh Nhân Vật Khách Trong Phú Sông Bạch Đằng 

Thuyết Minh Về Tác Phẩm Truyện Kiều Ấn Tượng – Bài 4

Bài văn mẫu thuyết minh về tác phẩm Truyện Kiều ấn tượng sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

  Truyện Kiều là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc.

Nguyễn Du dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

 Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim – Kiều “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy.

Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.

 Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp Vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt.

 Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh…

 Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người…

Nguyễn Du còn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác… trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

 Truyện Kiều đã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.

Tham khảo bài ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi Lớp 10✅ Hay nhất

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Của Nguyễn Du Đặc Sắc- Bài 5

Bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc sắc với những ý văn phong phú và giàu hình ảnh sẽ giúp bài văn của bạn trở nên ấn tượng hơn với người đọc.

Truyện Kiều là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được Nguyễn Du thể hiện một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc vô cùng.

Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng

Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, đày đọa khiến cuối cùng phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân.

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.

“Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi, bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

Nghệ thuật làm thơ lục bát đến đỉnh cao. Khéo léo trong cốt truyện chặt chẽ về nhân vật, tình huống. Vận dụng tài tình các câu ca dao, tục ngữ vào truyện đã khiến cho tác phẩm thêm hấp dẫn, gắn bó sâu sắc trong kí ức của bao thế hệ. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc đó đã giúp cho tác phẩm trở thành bất hủ với thời gian, với trái tim bạn đọc.

Đọc thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du Và Tác Phẩm Truyện Kiều – Bài 6

Bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về một tác phẩm văn học.

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương. 

Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê – Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du.

Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)… sáng tác chữ Nôm có Vân chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.

Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 – 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của nhà thơ.

Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật. Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ.

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng – một chàng trai chung tình. Thuý Kiều tài năng (Cầm, kỳ, thi, hoạ) – một người con hiếu thảo, giàu đức hy sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều – Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn. Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. 

Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ… hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Về ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả – tả cảnh ngụ tình.

Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.

Thuyết Minh Truyện Kiều Của Nguyễn Du Chọn Lọc – Bài 7

Cùng khám phá cách diễn đạt và triển khai các ý văn trong bài thuyết minh Truyện Kiều của Nguyễn Du chọn lọc sau đây.

Nếu văn học Trung Quốc tự hào về nhà văn Lỗ Tấn, văn học Nga tự hào về nhà văn Macxim Gooky thì Việt Nam cũng tự hào về đại thi hào Nguyễn Du. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng mang tên Truyện Kiều. Với học vấn uyên thâm cùng tài năng văn học xuất chúng, cùng những giá trị nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du và Truyện Kiều thực sự đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ông phiêu bạt nhiều nơi do hoàn cảnh , đến năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần thứ 2 vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế. Tuy cuộc đời nhiều biến cố nhưng đổi lại ông có được vốn kiến thức sâu rộng cùng nỗi lòng thương cảm xót xa với số phận bi thảm của người dân. Ông là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Truyện Kiều trước đó có tên là “Đoạn trường Tân Thanh”. Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tạo từ truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Tuy nhiên khác với “Đoạn trường Tân Thanh”, Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ và chia thành ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, gia biệt và lưu lạc, đoàn tụ.

Truyện kể về cuộc đời của nàng Kiều. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, trưởng thành trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân, Kiều gặp gỡ Kim Trọng, cả 2 đem lòng yêu nhau và âm thầm tự do đính ước. Gia đình Kim Trọng xảy ra biến cố, chú mất, Kim Trọng phải về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều cũng gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha.

Kiều bị bọn buôn mình là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, lưu lạc vào lầu xanh. Kiều gặp Thúc Sinh và được về làm vợ lẽ, nhưng Hoạn Thư là vợ Thúc Sinh ghen tuông, nàng bị đánh ghen. Trốn khỏi nhà Thúc Sinh và lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh lưu lạc lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất”.Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Song, Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải chết, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Vì quá nhục nhã, đau đớn, nàng gieo mình xuống sông Tiền. Sau đó, nàng được sư Giác Duyên cứu và quyết định tu hành. Kim Trọng sau khi chịu tang xong trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều. Sau 15 năm lưu lạc Kiều đoàn tụ cùng gia đình và Kim Trọng nhưng quyết định không kết duyên với Kim Trọng mà trở thành tri âm tri kỉ.

Giá trị nội dung được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Truyện Kiều phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc đời đầy nước mắt của người con gái tài sắc Thuý Kiều cũng bắt đầu từ chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền.

Truyện cũng có giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước số phận và những khổ đau của con người, đặc biệt là người phụ nữ và trân trọng tài năng, nét đẹp của những con người tài hoa mà bạc mệnh.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã bộc lộ tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ. Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Với việc sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả – tả cảnh ngụ tình Nguyễn Du đã tái hiện thành công bức tranh một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lí.

Với những thành công về nội dung và nghệ thuật như thế, Truyện Kiều đã trở thành tác phẩm tiêu biểu của đời thơ Nguyễn Du, của văn học dân tộc. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.

Xem thêm ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi ❤️️ Cuộc Đời Và Sự Nghiệp

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Ngắn Nhất – Bài 8

Văn mẫu thuyết minh về Truyện Kiều ngắn nhất dưới đây sẽ là gợi ý hữu ích cho các em học sinh.

Kiệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”. Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc nhà thơ đang sống.

Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì gia biến phải bán mình chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực phong kiến dày xéo, chà đạp.

Về giá trị hiện thực, tác phẩm đã phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Về giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính.  Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân, xã hội ấy làm cho người lương thiện phải tìm đến cái chết. Còn khát vọng tự do và công lý được ông gửi gắm qua nhân vật Từ Hải và màn báo ân báo oán.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Vì thế, Truyện Kiều là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong lịch sử.

Với những giá trị to lớn ấy, hàng trăm năm nay, Truyện Kiều luôn được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho rất nhiều những tác phẩm thi ca, nhạc họa sau này.

Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. Với Truyện Kiều nói riêng và toàn bộ trước tác của Nguyễn Du nói chung, ông được các thế hệ người Việt Nam tôn vinh là Đại thi hào dân tộc, Hội đồng Hòa bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới.

Gợi ý ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Trương Hán Siêu ❤️️12 Bài Văn Hay

Văn Mẫu Thuyết Minh Truyện Kiều Trao Duyên Hay – Bài 9

Bài văn mẫu thuyết minh Truyện Kiều Trao Duyên hay sau đây được nhiều giáo viên đánh giá cao, vì vậy đừng nên bỏ qua nhé!

Thiên “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn chương của nhân loại, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu. Một trong những đoạn trích tiêu biểu cho hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là “Trao duyên”. Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa một cách chân thực, rõ nét tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong từng phân cảnh, để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.

Nhan đề “Trao duyên” của đoạn trích phần nào gây ấn tượng với người đọc bởi sự lạ lẫm, khác đời và khác người; duyên là duyên phận, là sự an bài và sắp đặt của ông trời, sao có thể đem ra nói trao đi đổi lại cho nhau dễ dàng như thế. Chính cái lạ lẫm của nhan đề đã gợi ra những dự cảm về nghịch cảnh cũng như tính éo le trong đoạn trích này. Sự nghịch lý chính nằm ở hành động trao duyên của Thúy Kiều, nàng muốn đem duyên tình của mình với Kim Trọng trao lại cho Thúy Vân, nhờ em nối tiếp nhân duyên trả nghĩa ân tình cho Kim Trọng.

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Những từ ngữ như “cậy, chịu, ngồi lên, lạy, thưa”, được tác giả sử dụng mang giá trị gợi tả và gợi cảm cực đắt. Thúy Kiều không đơn giản là nhờ vả mà là trông cậy vào Thúy Vân, chỉ có Vân mới giúp được Kiều trong hoàn cảnh này, nàng chấp nhận quỳ lạy và thưa gửi với chính em của mình, chỉ mong em có thể chấp nhận lời đề nghị khó khăn nhưng thiêng liêng này.

Thúy Kiều trong hoàn cảnh éo le nhưng vẫn thể hiện được sự khéo léo, tài tình và thông minh, coi em như ân nhân của mình bằng tất cả sự kính trọng. Rồi nàng kể lại mối tình với chàng Kim, giãi bày lý do vì sao phải trao “mối tơ thừa” đó cho Thúy Vân, chính vì sóng gió ập đến bất ngờ với gia đình khiến nàng đành từ bỏ chữ tình để làm tròn chữ hiếu. Nàng mong Vân sẽ vì tình nghĩa chị em máu mủ, thấu hiểu hoàn cảnh gia đình cũng như tình nghĩa giữa nàng và Kim Trọng mà chấp nhận mang vào mình mối tơ thừa duyên tình của Kiều.

Lời nói của Kiều đã thấu đạt hết lý hết tình, Vân có muốn từ chối cũng khó mặc dù Kiều biết đó cũng là điều thiệt thòi và khó xử cho Vân. Có được sự chấp thuận của Vân, Kiều dù chết cũng cảm thấy yên lòng và mãn nguyện, “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”, cái chết cũng thể hiện sự cảm kích trước những thiệt thòi mà em phải chịu thay mình. Sau khi đã nói lời trao duyên, đến lúc Kiều trao lại những kỉ vật nàng và Kim Trọng đã từng có với nhau, đó là chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền.

Đem những kỉ vật tình yêu thiêng liêng trao đi, Kiều như trao đi những thứ quan trọng nhất của cuộc đời mình, bây giờ duyên nàng có thể giữ nhưng kỉ vật đã thành của chung. Nỗi buồn xót xa phải trao đi cho thấy nàng và Kim Trọng đã yêu nhau sâu đậm, nồng nàn và chung thủy một lòng. Mất đi tình yêu, trao đi kỉ vật, cuộc sống của Kiều đã không còn gì đáng luyến tiếc hơn nữa, sống cũng như chết, nhưng nàng dù có chết vẫn giữ trọn lời thề son sắt.

Kiều đã tuyệt vọng hết sức, chẳng còn hy vọng nào cho tình yêu và số phận của mình, rồi đây cuộc đời nàng sẽ đi về đâu, sống chết ra sao nàng không thể biết được, chỉ mong có chết đi rồi người trên dương thế sẽ hiểu cho tấm lòng và đồng cảm với mình. Giờ đây những kỉ niệm tình yêu ngọt ngào với chàng Kim lại trở thành những nhát dao cứa sâu vào nỗi đau khổ của nàng.

Tất cả tình duyên đã tan vỡ, dở dang, nàng Kiều vô cùng đau đớn khi phụ chàng Kim, nàng gửi trăm nghìn cái lạy đến người “tình quân” mong chàng sau này sẽ hiểu cho hoàn cảnh và nỗi khổ của nàng, phận nàng “bạc như vôi”, tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lênh đênh, chìm nổi. Thành ngữ “nước chảy hoa trôi” cho thấy sự chấp nhận đầy cam chịu của Kiều, nàng đã tự ý thức được số phận đầy bất hạnh của mình, nàng không thể kháng cự lại mà đành tự thương xót cho chính mình.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Tình nghĩa sâu nặng coi nhau như vợ chồng nhưng giờ đây nàng chỉ còn có thể gọi tên chàng Kim trong sự tuyệt vọng, tiếng gọi chan chứa nỗi niềm đắng cay và xót xa, chàng Kim nơi xa xôi kia chưa hề biết chuyện gì, nàng nơi quê nhà đã phải vì hoàn cảnh mà phụ tấm lòng của chàng. Có trách cũng chỉ biết trách số nàng “hồng nhan bạc phận” mất đi mối tình, mất đi cả tương lai hạnh phúc.

Có thể nói, trích đoạn “Trao duyên” là một trong những trích đoạn hay và gây xúc động mạnh nhất trong “Truyện Kiều”, rất nhiều thành ngữ được sử dụng kết hợp với những từ ngữ mang giá trị gợi cảm cao đã khắc họa tâm trạng Thúy Kiều trong lúc trao duyên vô cùng rõ nét. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ của Kiều, tiếc thương cho mối tình trời ban đồng thời cũng thương cảm với số phận bạc mệnh của Kiều.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Lớp 9 Đạt Điểm Cao – Bài 10

Tham khảo bài văn thuyết minh về Truyện Kiều lớp 9 đạt điểm cao với những ý văn hay và cách diễn đạt giàu ý nghĩa để lại nhiều ấn tượng với người đọc.

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét về tác gia Nguyễn Du và “Truyện Kiều”: “Tuy Nguyễn Du đã sáng tạo nhân vật Thúy Kiều nhưng Kiều lại có thật với Nguyễn Du, Nguyễn Du đã sống rất lâu trong tâm tình của Kiều, đã nhập vào Kiều làm một”, giúp ta thấy tuyệt tác “Truyện Kiều” ghi dấu tâm huyết, tài năng của thi nhân.

Đại thi hào Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, tên chữ là Tố Như. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, giàu truyền thống khoa bảng. Cơn lốc lịch sử đạp đổ lầu son gác tía đẩy ông vào cuộc sống lay lắt, tha hương suốt mười lăm năm trời. Cuộc sống đó bóp nghẹt lí tưởng nhất quán khiến ông sống giữa cuộc đời như những người dân thường. Con người thanh liêm, sống thầm lặng, khinh bỉ quan lại chỉ biết lo vinh hoa phú quý, không lo gì đến việc dân, việc nước, nay lại trực tiếp chứng kiến nỗi khổ của nhân dân nên ông có con mắt nhìn đời thông suốt sáu cõi. Những va đập cuộc đời khiến thi sĩ đồng cảm sâu xa với mọi kiếp người đày đọa, tạo nên chiều sâu tư tưởng tác phẩm “ Truyện Kiều” sau này. Vốn hiểu biết uyên bác làm cơ sở để tuyệt tác “Truyện Kiều” trở thành một viên ngọc sáng trong văn học Việt Nam về giá trị nghệ thuật.

Mộng Liên Đường cho rằng: “Những lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”. Tác phẩm ban đầu mang tên “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân gọi là “Truyện Kiều”. Áng truyện thơ lấy nội dung từ tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện” nhưng những sáng tạo của đại thi hào là rất lớn.

Câu chuyện nói về mười lăm năm lưu lạc, tủi nhục của nàng Kiều sau khi gia biến, bán mình chuộc cha và em. Chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp của Nguyễn Du biến một câu chuyện tình khổ thành khúc ca đớn đau, tri âm với kẻ bạc mệnh, những điều mắt thấy tai nghe trong xã hội bấy giờ cũng đi vào trang viết của thi sĩ. “ Truyện Kiều” ngợi ca tình yêu tự do và ước mơ công lí. Mối tình Kim- Kiều dám vượt lên những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắt khe để thề nguyền cùng nhau, rung động đầu đời trong sáng, chân tình không chút vụ lợi. Hình ảnh nàng Kiều:

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”

Còn khiến mỗi chúng ta ngạc nhiên bởi Nguyễn Du khuyến khích tinh thần chủ động ấy. Giữa phường gian trá, thi nhân khắc họa nhân vật Từ Hải không chỉ thể hiện ước nguyện xã hội công lí mà nhân vật phần nào phản ánh lí tưởng của thi sĩ từng bị giam hãm. Từ Hải là ngôi sao sáng bang qua cuộc đời Kiều, giúp nàng thực hiện màn báo ân, báo oán thích đáng. Đọc “Truyện Kiều” như vọng lại tiếng khóc đau thương cho thân phận con người. Nguyễn Du từng nói:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư”

Người cho rằng: “Chữ tài liền với chữ tai một vần” nên xoay quanh đời Kiều- người con gái tài hoa luôn phải gánh chịu bao giông tố. Tiếng khóc xót xa cho mối tình đằm thắm Kim- Kiều “đứt gánh tương tư”, mối tình tri kỉ của Từ Hải và nàng Kiều. Giọt nước mắt đắng chát khi nhân phẩm bị chà đạp, thân xác con người bị đánh đập tàn nhẫn. Sâu xa hơn, tiếng kêu khóc vang lên đòi quyền sống cho con người trong nỗi đau nhân thế.

Nguyễn Đình Thi nhận định: “Truyện Kiều” là ngọn roi sắt quất thẳng vào những sự bất công, độc ác, dối trá…”, có thể xem thi phẩm là bản cáo trạng đanh thép vạch trần sự mục ruỗng, thối nát của xã hội bấy giờ. Mọi tầng lớp đều bỉ ổi bị thế lực đồng tiền chi phối từ thằng bán tơ, lũ buôn thịt bán người như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh, chức quan Hồ Tôn Hiến… Nguyễn Du bóc trần nhìn thẳng vào thực trạng, gọi tên những kẻ chà đạp lên quyền sống con người.

“Truyện Kiều” có sức sống trường tồn còn bởi những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Với học vấn uyên thâm, Nguyễn Du thành công xây dựng nhân vật sinh động, cá tính. Nàng Kiều không phải nhân vật minh họa mà nàng có đời sống nội tâm, lí tưởng cao đẹp của Từ Hải cũng được khắc tạc. Với thể thơ lục bát giàu truyền thống, đại thi hào biến một tiểu thuyết thành thơ vừa mộc mạc vừa trang nhã, cổ điển. Điểm nhìn trần thuật của tác giả cũng thay đổi linh hoạt, đặt vào từng nhân vật, khiến tác phẩm không khô khan. Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn từ bác học và dân gian tạo nên sức biểu cảm, sự trong sáng.

Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhớ tới áng thiên cổ kì bút “Truyện Kiều”. Ở đó hội tụ tất cả cái tài, tấm lòng và tầm vóc của thi nhân. Những giá trị đích thực của tác phẩm còn bất tử với nền văn học Việt Nam.

Đọc thêm ❤️️Thuyết Minh Về Một Tác Giả Văn Học ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay

Bài Thuyết Minh Về Truyện Kiều Văn 10 Sinh Động – Bài 11

Bài văn mẫu thuyết minh về Truyện Kiều văn 10 sinh động sau đây sẽ mang đến cho bạn đọc những góc nhìn mới sâu sắc hơn về hình ảnh và ý nghĩa của tác phẩm văn học nổi tiếng này.

Khi kể về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với những kiến thức uyên thâm của mình cùng tài năng văn học xuất chúng, ông đã sáng tác ra tác phẩm có giá trị bằng chữ Nôm và chữ Hán. Trong đó nổi bật lên tác phẩm Truyện Kiều.

Nguyễn Du là một thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Truyện Kiều tên trước kia là “Đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa trên truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn khi tác phẩm của ông được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ gồm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ, truyện được tóm tắt như thế này:

Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha.

Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền. Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu.

Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.

Có thể nói đây là một tuyệt tác với nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật thành công. Đây là một bức tranh của một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lí. Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.

Xem thêm văn ❤️️Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay

Bài Thuyết Minh Truyện Kiều Lớp 10 Hay Nhất – Bài 12

Bài văn thuyết minh Truyện Kiều lớp 10 hay nhất sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt và trau dồi ý văn thêm phong phú.

Nguyễn Du là một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam thời kì trung đại (cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX) với những đóng góp to lớn của mình với nền văn học, ông được mệnh danh là đại thi hào của dân tộc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, giá trị nhất, đồ sộ nhất có thể kể đến, đó chính là tác phẩm Đoạn trường tân thanh, hay chúng ta thường biết đến với tên gọi phổ biến khác đó chính là Truyện Kiều.

Truyện Kiều là tác phẩm truyện Nôm tiêu biểu nhất của văn học Trung đại Việt Nam. Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa trên cốt truyện của tác phẩm văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là sự vay mượn có sáng tạo. Nguyễn Du đã có sự cải biên cả về hình thức tác phẩm, nội dung cũng có sự thêm thắt, cắt bớt cho phù hợp với bối cảnh cũng như tính cách của nhân vật. Do vậy mà tác phẩm Truyện Kiều không những không bị ảnh hưởng bởi cái bóng Kim Vân Kiều truyện mà còn vươn xa hơn, khiến cho Truyện Kiêu trở thành một kiệt tác nhiều người biết đến.

Truyện Kiều kể về người con gái xinh đẹp, nết na – Thúy Kiều. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. 

Trong buổi du xuân, Thúy Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng, giữa hai người đã chớm nở mối tình đẹo. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà của Thúy Kiều, nhân việc trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đi gặp Kiều bày tỏ tâm tình, hai người đã chủ độn, tự do đính ước với nhau. Phần thứ hai chính là Gia biến và lưu lạc. Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang cú, gia đình Kiều đã bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình chuộc cha. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh.

Sau đó nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Sau đó Kiều gặp Từ Hải, một người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục Kiều đã trẫm mình xuống sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu lần thứ hai và sống nương nhờ cửa Phật.

 Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.

Về nội dung, truyện Kiều có hai giá trị lớn đó chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói cảm thương trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo thế lực xấu xa của xã hội.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết một bình luận