Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay]

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều ❤️️ 22+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt ✅ Tham Khảo Mẫu Tài Liệu Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 9 Được SCR.VN Tổng Hợp Và Chia Sẻ.

Tóm Tắt Nội Dung Đoạn Trích Mã Giám Sinh Mua Kiều

Tham khảo phần tóm tắt nội dung đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều sẽ giúp các em học sinh tóm lược những ý chính cơ bản khi lập sơ đồ tóm tắt cho tác phẩm.

Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai mối để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.

Kiều được bà môi đưa ra giới thiệu với Mã Giám Sinh, Kiều trở thành món hàng khiến nàng rất đau đớn, tủi hổ. Mã Giám Sinh xem “hàng” và bắt đầu cò kè ngã giá. Kiều bước ra với tâm trạng tủi hổ, xót xa và đau đớn. Vốn là tiểu thư con nhà khuê các, mà nay phải đứng ra mua vui, làm trò cho kẻ mua mình. Thương xót cho thân phận mình như vậy, nàng càng tê tái trong lòng khi nghĩ về cảnh gia đình điêu đứng. Mụ mối thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc điệu gầy như mai.

Mã Giám Sinh ép nàng phải thể hiện đủ thứ từ đánh đàn, làm thơ và bắt đầu ngã giá. Cò kè từng đồng với người con gái vẹn sắc toàn tài. Đau đớn và xót xa thay thân phận rẻ mạt người phụ nữ trong xã hội đồng tiền.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Tóm Tắt Mã Giám Sinh Mua Kiều 🌼 10 Mẫu Ngắn Siêu Hay

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều – Mẫu 1

Vẽ sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều là phương pháp hệ thống hoá kiến thức giúp bạn tiếp thu bài hiệu quả nhất. Tham khảo mẫu sơ đồ dưới đây:

Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Truyện Kiều 🌟 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn – Mẫu 2

Sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng cho những bài kiểm tra trên lớp.

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Ngắn Gọn

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Chi Tiết – Mẫu 3

Dưới đây là mẫu sơ đồ tư duy Mã Giám Sinh mua Kiều chi tiết để các em học sinh nắm vững kiến thức và học tốt tác phẩm.

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Chi Tiết
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Chi Tiết

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Đầy Đủ – Mẫu 4

Tham khảo mẫu sơ đồ đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đầy đủ sẽ giúp bạn củng cố lại những nội dung trọng tâm và ôn tập hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Đầy Đủ

SCR.VN chia sẻ 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Ngày Xuân 🌜 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Sơ Đồ Tư Duy Đoạn Trích Mã Giám Sinh Mua Kiều Đơn Giản – Mẫu 5

Mẫu sơ đồ đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập trước những kỳ thi sắp tới.

Sơ Đồ Tư Duy Đoạn Trích Mã Giám Sinh Mua Kiều Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Đoạn Trích Mã Giám Sinh Mua Kiều Đơn Giản

Xem nhiều hơn với 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Lớp 9 – Mẫu 6

Chia sẻ dưới đây mẫu sơ đồ bài Mã Giám Sinh mua Kiều lớp 9 sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Sơ Đồ Tư Duy Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Lớp 9 Thân Phận Kiều
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Lớp 9 Thân Phận Kiều
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Lớp 9
Sơ Đồ Tư Duy Bài Mã Giám Sinh Mua Kiều Lớp 9

Đừng bỏ qua 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥 21 Mẫu Văn Bản Nội Dung Hay

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Nhân Vật Mã Giám Sinh – Mẫu 7

Tham khảo sơ đồ đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nhân vật Mã Giám Sinh dưới đây giúp các em học sinh nắm được những định hướng khi làm bài văn phân tích nhân vật.

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Nhân Vật Mã Giám Sinh
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Nhân Vật Mã Giám Sinh
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Mã Giám Sinh
Sơ Đồ Tư Duy Phân Tích Nhân Vật Mã Giám Sinh Chi Tiết

Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Phân Tích Đoạn Trích – Mẫu 8

Sơ đồ bài Mã Giám Sinh mua Kiều phân tích đoạn trích dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.

Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Phân Tích Đoạn Trích
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Phân Tích Đoạn Trích
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Cảm Nhận Đoạn Trích
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Cảm Nhận Đoạn Trích
Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều Suy Nghĩ Về Thân Phận Kiều
Sơ Đồ Đoạn Trích Mã Giám Sinh Mua Kiều Suy Nghĩ Về Thân Phận Kiều

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Chuyện Cũ Trong Phủ Chúa Trịnh 🌹 8 Mẫu Ngắn Gọn

Bài Văn Mẫu Phân Tích Mã Giám Sinh Mua Kiều Hay Nhất

Đón đọc bài văn mẫu phân tích Mã Giám Sinh mua Kiều hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây để trau dồi những ý văn đặc sắc.

Truyện Kiều là một tác phẩm kiệt tác của nền văn học Việt Nam, đây là tác phẩm lớn và có giá trị cao về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của đại thi hào Nguyễn Du. Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm lớn của văn học trung đại Việt Nam mà đây còn là tác phẩm góp phần đưa nền văn học Việt Nam đến với độc giả trên thế giới.

Truyện Kiều là tác phẩm thơ Nôm viết về nhân vật Thúy Kiều, một con người “tài sắc vẹn toàn”, một con người tài hoa xuất chúng, nhưng càng tài hoa bao nhiêu thì cuộc đời của cô gái này càng bất hạnh, thăng trầm bấy nhiêu. Vốn là một tiểu thư đài các sang trọng, cao quý nhưng những biến cố bất ngờ ập đến với gia đình Thúy Kiều đã vô tình đẩy nàng vào biến cố lớn nhất của cuộc đời mình.

Đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều dài 34 câu, trích trong Truyện Kiều từ câu 618 – 652. Bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai Kiều bị tra tấn, tù đày, tài sản gia đình bị bọn sai nha “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Trước cảnh gia biến, Kiều đã quyết định: “Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”.

Đoạn thơ ghi lại cảnh Mã Giám Sinh đến mua Kiều và nỗi đau khổ của nàng trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu ” trâm gãy bình tan”. Đoạn trích đánh dấu chuyển biến của cuộc đời Thúy Kiều từ một tiểu thư cao quý sang cuộc sống đầy cay đắng của một cô gái lầu xanh.

Qua cuộc ngã giá mua bán ấy ta thấy được tâm trạng đau khổ của Thúy Kiều cũng như lột trần bản chất xấu xa, giả dối của Mã Giám Sinh, lên án thế lực đồng tiền đã chèn ép, bức con người vào bước đường cùng của sự đau khổ. Mở đầu bài thơ là không gian của cuộc mua bán, đó chính là hình ảnh của mụ mối khi dắt vào một người khách xa lạ, người sẽ mua Kiều:

“Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng Huyện Lâm Thanh cũng gần”

“Mụ nào” ở đây ta có thể hiểu là bà mối, trước yêu cầu Thúy Kiều thì bà mối này đã dắt đến một người khách lạ “Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh”, hỏi ra thì hắn tên là Mã Giám Sinh, cái tên này thể hiện hắn ta là một người có học, mà cụ thể hơn là một nho sinh của trường Quốc Tử Giám, người ở Lâm Thanh.

Nghe lời giới thiệu đầy nhiệt tình, tha thiết của mụ mối thì Mã Giám Sinh có vẻ là một người đàng hoàng, có gốc gác lại còn là một nho sinh có học, nhưng không để cho người đọc tò mò lâu, ngay những câu thơ sau đó thì Nguyễn Du đã cho người đọc biết trọn vẹn về bản chất của con người ngỡ như là tử tế, có học này:

“Quá niên trạc tuổi tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang”

Khác với cái tên đầy thư sinh, gốc gác rõ ràng để chứng minh là người tử tế thì những mô tả ngoại hình lại mang đến một cảm giác trái ngược hẳn, đó là một người đàn ông đã “trạc tuổi tứ tuần” có nghĩa là đã hơn bốn mươi tuổi, hơn thế nữa “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.

Trong xã hội phong kiến xưa thì tứ tuần có thể xem là người trung niên, với một độ tuổi như vậy mà vẫn còn là một nho sinh trường Quốc Tử Giám thật khiến cho người khác có cảm giác khó tin, hơn nữa sự chải chuốt quá đà ở diện mạo, trang phục lại gợi ra hình ảnh của một con người có phần lố lăng, kệch cỡm, vì dù đã nhiều tuổi nhưng vẫn cố tỏ ra rằng mình còn trẻ. Chỉ xét ngoại hình thôi cũng thể hiện được sự giả tạo đáng coi thường ở nhân vật này.

“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”

Quả nhiên như ta dự đoán, không chỉ có diện mạo trơ trẽn, lố lăng mà ngay cả hành động cũng thể hiện sự vô học, vô giáo dục, khác hẳn với cái mác thư sinh mà hắn ta giới thiệu “Chỗ trên ngồi tót sỗ sàng”. “Chỗ trên” ở đây là để dành cho những người trên ngồi, tức những bậc sinh thành, những bậc tiền bối, nhưng ở đây Mã Giám Sinh đã không hề biết đến phép tắc cơ bản ấy, hoặc cũng có thể biết nhưng vẫn cố tình ngồi, vì hắn ta vẫn đang tự cho mình là người có thế chủ động, bởi hắn ta sẽ bỏ tiền ra để mua Kiều.

Hắn tự cho mình cái quyền được lộng hành, thể hiện một cách vô giáo dục như vậy. Không chỉ chủ là Mã Giám Sinh mà những tên đầy tớ của hắn ta cũng tỏ rõ là những người đi thuê, đi mượn, bởi nếu đúng là đầy tớ của hắn thì sẽ không có cái cảnh lao xao, lộn xộn như thế “Trước thầy sau tớ lao xao”. Trái với sự ngỗ ngược, hống hách của chủ tớ Mã Giám Sinh thì nàng Kiều lại vô cùng đau khổ.

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà”, lúc này đây Thúy Kiều đang mang nặng những tâm trạng, suy tư cùng với sự đau khổ bởi nàng biết rồi sau đó nàng sẽ phải trải qua những đắng cay, đau khổ vì cuộc hôn nhân được mua bằng tiền mà không hề có tình yêu này. Lúc này nàng vừa buồn, vừa tủi cho mình nhưng cũng lại chồng chất thêm nỗi lo lắng cho bố mẹ và các em.

“Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng” những bước chân của nàng giờ đây mới thật đau đớn, nặng nề làm sao, bởi trên đôi vai nàng nặng trĩu những đau khổ cũng như những trách nhiệm lớn lao mà bổn phận của một người con phải làm, những giọt nước mắt của nàng rơi xuống làm cho người đọc cảm thấy xót xa, thương cảm.

“Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày
Mối càng vén tóc bắt tay
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”

Trước tương lai đầy bất định, Thúy Kiều dường như đã có những dự cảm về cuộc đời mình, những dự cảm ấy làm cho Kiều cảm thấy lo sợ, ngại ngùng, bởi đó sẽ là những ngày tháng đầy đau khổ “Ngại ngùng dợn gió e sương”, đây cũng là tâm trạng tất yếu của con người khi đứng trước những sóng đó, những dự cảm không lành. Nét buồn bã, đau khổ không thể kìm nén mà thể hiện ra hết trên gương mặt của nàng Kiều “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày”.

Trước sự đau khổ, u uất của nàng thì mụ mối vẫn đang rất chuyên tâm, nhiệt tình với công việc của mình “mối càng vén tóc bắt tay”, gương mặt buồn bã của nàng Kiều được Nguyễn Du so sánh với nét buồn của cúc và sự mỏng manh, yếu gầy như những cánh mai “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”

“Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”

Đến câu thơ này, hình ảnh của Thúy Kiều hiện lên thật đáng thương, bởi họ coi nàng như một món hàng dùng để trao đổi, buộc nàng phải trổ tài đánh đàn, làm thơ “Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ”, khi đã rất hài lòng với người mà mình sẽ mua thì Mã Giám Sinh và mụ mối bắt đầu cuộc ngã giá của mình “Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”. Một con người tài sắc như vậy, tài năng trời phú ấy không phải thể hiện ở một dịp nào khác hơn mà dùng để làm vừa lòng người mua mình, sự tình ấy thật xót xa làm sao, đau đớn làm sao.

“Rằng mua ngọc đến Lam Kiều
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
Mối rằng đáng giá ngàn vàng
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài”

Vậy là cuộc ngã giá đầy căng thẳng giữa mụ mối và tên buôn Mã Giám Sinh đã diễn ra. Đến đây, Mã Giám Sinh thể hiện rõ bản chất của một con buôn nhưng đầu tiên hắn ta vẫn cố khoác lên mình cái vẻ trí thức đầy giả tạo “Rằng mua ngọc đến Lam Kiều” nhưng cũng chỉ ngay sau đó thôi thì bản chất con buôn cũng được thể hiện ra rõ mồn một, với sự sành sỏi vốn có, hắn ta đã cò kè “bớt một thêm hai”, và cuối cùng thì sự lọc lõi ấy đã mang lại cho hắn ta một món hời khi trả giá từ “ngàn vàng” xuống còn “ngoài bốn trăm”.

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua kiều đã góp phần vạch trần đến tận cùng của cái xã hội “ăn thịt người”, khi con người bị mang ra mua bán như một thứ hàng hóa ở chợ. Đồng thời, đoạn trích này cũng thể hiện được bản chất xấu xa, giả dối của Mã Giám Sinh cũng như tâm trạng đầy đau khổ, bế tắc của nàng Kiều trước bước ngoặt của cuộc đời mình.

Gợi ý cho bạn ☔ Sơ Đồ Tư Duy Lục Vân Tiên Cứu Kiều Nguyệt Nga ☔ 9 Mẫu Ngắn Gọn

Viết một bình luận