20+ Mở Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Hay Nhất

20+ Đoạn Văn Mở Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du Ngắn Gọn, Hay Nhất. SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ Những Mẫu Gợi Ý Hay Giới Thiệu Về Tác Phẩm Truyện Kiều.

Cách Viết Mở Bài Truyện Kiều

Để viết mở bài cho “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, bạn có thể tham khảo các bước sau:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du

  • Thông tin cơ bản: Nguyễn Du (1765-1820) là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.
  • Tác phẩm nổi bật: “Truyện Kiều” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được coi là đỉnh cao của văn học Việt Nam.

Giới thiệu tác phẩm “Truyện Kiều”

  • Thể loại và nội dung: “Truyện Kiều” là một tác phẩm thơ lục bát gồm 3.254 câu, kể về cuộc đời đầy bi kịch của Thúy Kiều, một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng gặp nhiều bất hạnh.
  • Giá trị nghệ thuật: Tác phẩm kết hợp giữa giá trị hiện thực và nhân đạo, phản ánh sâu sắc xã hội phong kiến và số phận con người.

Giới thiệu nội dung chính của đoạn trích (nếu có)

  • Đoạn trích cụ thể: Nếu bạn đang viết về một đoạn trích cụ thể trong “Truyện Kiều” như “Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, hãy giới thiệu ngắn gọn về nội dung và ý nghĩa của đoạn trích đó

Đưa ra nhận định hoặc câu hỏi mở

  • Nhận định: Bạn có thể đưa ra một nhận định về giá trị của tác phẩm hoặc đoạn trích, chẳng hạn như “Truyện Kiều không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bức tranh sống động về xã hội và con người thời phong kiến”.
  • Câu hỏi mở: Đặt một câu hỏi để dẫn dắt vào phần thân bài, ví dụ: “Vậy tại sao ‘Truyện Kiều’ lại có sức sống mãnh liệt qua nhiều thế kỷ?”

Các mẫu mở bài hay cho Truyện Kiều

Mẫu 1:

“Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, đã để lại cho đời một kiệt tác văn học – ‘Truyện Kiều’. Tác phẩm không chỉ là câu chuyện về cuộc đời đầy bi kịch của Thúy Kiều mà còn là bức tranh phản ánh sâu sắc xã hội phong kiến và số phận con người. Với giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, ‘Truyện Kiều’ đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn học Việt Nam.”

Mẫu 2:

“Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới, đã viết nên ‘Truyện Kiều’ – một tác phẩm thơ lục bát gồm 3.254 câu, kể về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện bi kịch mà còn là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến và sự đồng cảm sâu sắc với số phận con người. Vậy điều gì đã làm nên sức sống mãnh liệt của ‘Truyện Kiều’ qua nhiều thế kỷ?”

Xem chi tiết 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥

Mẫu Mở Bài Truyện Kiều Nguyễn Du – Mẫu 1

Nguyễn Du là con người có trái tim giàu lòng yêu thương. Chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Mộng Liên Đường Chủ Nhân trong lời Tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của Nguyễn Du với con người, với cuộc đời: “Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa, ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…”. Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy.

Về sự nghiệp văn học, Nguyễn Du sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Ông có 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài. Tác phẩm chữ Nôm có Văn chiêu hồn. Xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Xem mẫu: Kết Bài Truyện Kiều

Mở Bài Truyện Kiều Hay Nhất – Mẫu 2

Tác giả Nguyễn Du (1765 — 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo lớn của dân tộc, được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “Một phen thay đổi sơn”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy tác động mạnh mẽ tới nhận thức và tình cảm của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” trong cuộc đời.

Tham khảo: Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối

Mở Bài Truyện Kiều Trực Tiếp – Mẫu 3

Với cách mở bài Truyện Kiều trực tiếp dưới đây, các em học sinh có thể linh hoạt vận dụng cho bài viết của mình.

Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết theo thể thơ của lục bát truyền thống của dân tộc, tổng số câu thơ trong tác phẩm là 3254 câu, là một trong những sáng tác đồ sộ nhất của nền văn học trung đại. Nguyễn Du là một tác giả lớn để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị lớn, tiêu biểu nhất là “Truyện Kiều”.

“Truyện Kiều” là tác phẩm xuất sắc cho thể loại truyện thơ Nôm. Nguyễn Du đã dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên “Truyện Kiều” của người Việt.

Mở Bài Truyện Kiều Gián Tiếp – Mẫu 4

Sử dụng cách viết mở bài Truyện Kiều gián tiếp sẽ giúp cho bài viết của bạn trở nên sinh động và ấn tượng hơn.

“Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nổi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”

Có biết bao nhà thơ, nhà văn khi đọc những trang thơ của Nguyễn Du không khỏi xúc động và cảm phục trước một tài năng xuất chúng của văn học Việt Nam, trước một kiệt tác văn hoá của dân tộc. Còn tác phẩm của ông – “Truyện Kiều” là kiệt tác thơ văn, là cuốn sách “gối đầu giường” bao thế hệ người Việt, cuộc đời và số phận chìm nổi của nàng Kiều đến nay vẫn gợi ra bao xót xa, đau đớn khôn nguôi trong lòng người đọc.

Khám phá thêm 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Thuyết Minh Truyện Kiều – Mẫu 5

Đoạn văn mẫu mở bài thuyết minh Truyện Kiều dưới đây sẽ giúp các em học sinh có cách dẫn dắt giới thiệu vấn đề ấn tượng.

Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ “tâm” theo như Nguyễn Du đã tâm niệm “Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu” (nghĩa là “Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi”). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.

Nguyên bản tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nhưng Nguyễn Du đã có những sáng tạo mới mẻ thể hiện qua giá trị nhân văn và những đặc sắc nghệ thuật mang đặc trưng của dân tộc.

Mở Bài Phân Tích Truyện Kiều – Mẫu 6

Tham khảo đoạn văn mở bài phân tích Truyện Kiều dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay.

Nhắc đến Nguyễn Du là nhắc đến một đại thi hào lỗi lạc của thơ ca trung đại Việt Nam. Không chỉ có đóng góp lớn cho văn học nước nhà ông còn được cả thế giới biết đến với thi phẩm “Truyện Kiều”.

“Truyện Kiều” hay còn có tên gọi là “Đoạn trường Tân Thanh” được nhà thơ sáng tác vào cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 (1805 -1809). Đây là một tác phẩm tiêu biểu viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyện tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) tuy nhiên đã được sáng tạo tài trình cải biến để phù hợp với xã hội Việt Nam. Đây là câu truyện được kể bằng 3254 câu thơ chia làm 3 phần chính: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ. Tác phẩm đã trở thành một sáng tác mẫu mực bật nhất kết tinh từ ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Cảm Nhận Truyện Kiều – Mẫu 7

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài cảm nhận Truyện Kiều để các em học sinh cùng tham khảo cho bài viết của mình.

Nguyễn Du xuất thân danh giá nhưng cuộc đời lại nhiều nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với anh Nguyễn Khản. Khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông phải nương nhờ nhà họ hàng xa. Đặc biệt, cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX – giai đoạn mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, xã hội rối ren với những thế lực tranh giành quyền lực.

Tuy cuộc đời nhiều biến cố nhưng đổi lại ông có được vốn kiến thức sâu rộng cùng nỗi lòng thương cảm xót xa với số phận bi thảm của người dân. Ông là đại thi hào của dân tộc với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.

Truyện Kiều trước đó có tên là “Đoạn trường Tân Thanh”. Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tạo từ truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc. Tuy nhiên khác với “Đoạn trường Tân Thanh”, Truyện Kiều được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ với nhiều sáng tạo mạnh mẽ của Nguyễn Du.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Truyện Kiều 🌟 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Truyện Kiều Ngắn Gọn – Mẫu 8

Đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách viết súc tích và cô đọng ý văn.

Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhớ tới áng thiên cổ kì bút “Truyện Kiều”. Ở đó hội tụ tất cả cái tài, tấm lòng và tầm vóc của thi nhân. Những giá trị đích thực của tác phẩm còn bất tử với nền văn học Việt Nam.

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận xét về tác gia Nguyễn Du và “Truyện Kiều”: “Tuy Nguyễn Du đã sáng tạo nhân vật Thúy Kiều nhưng Kiều lại có thật với Nguyễn Du, Nguyễn Du đã sống rất lâu trong tâm tình của Kiều, đã nhập vào Kiều làm một”, giúp ta thấy tuyệt tác “Truyện Kiều” ghi dấu tâm huyết, tài năng của thi nhân.

Mở Bài Truyện Kiều Ngắn Nhất – Mẫu 9

Tham khảo đoạn văn mở bài Truyện Kiều ngắn nhất dưới đây giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Nếu văn học Trung Quốc tự hào về nhà văn Lỗ Tấn, văn học Nga tự hào về nhà văn Macxim Gooky thì Việt Nam cũng tự hào về đại thi hào Nguyễn Du. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng mang tên Truyện Kiều. Với học vấn uyên thâm cùng tài năng văn học xuất chúng, cùng những giá trị nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du và Truyện Kiều thực sự đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du 💧 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Truyện Kiều Nâng Cao – Mẫu 10

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều nâng cao dưới đây để hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du từ những điều đã “trông thấy” mà “đau đớn lòng”, từ việc học tiếng nói của người trồng dâu và cả trái tim nhân đạo lớn, một tài năng lớn mà ông đã viết nên “Truyện Kiều”. Đã mấy thế kỉ qua đi, nhưng “Truyện Kiều” vẫn luôn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.

“Truyện Kiều” được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ câu chuyện đó, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một câu chuyện mới. “Truyện Kiều” có 3254 câu thơ Nôm và được viết bằng thể thơ lúc bát mang đậm âm hưởng dân tộc.

Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Chị Em Thúy Kiều Và Thuý Vân 🍃 15 Bài Văn Hay

Mở Bài Truyện Kiều Học Sinh Giỏi – Mẫu 11

Với đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều học sinh giỏi dưới đây, các em học sinh có thể luyện tập những cách viết hay, sinh động và ấn tượng.

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê Tiên Điền, Hà Tĩnh – mảnh đất có truyền thống thơ văn, quê ngoại của ông ở Bắc Ninh, nơi nổi tiếng với những làn quan hỏi mượt mà. Bởi vậy mà ngày từ lúc còn nhỏ, Nguyễn Du đã có vốn am hiểu sâu sắc về văn hóa của nhiều làng quê Việt, ông càng hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hoá của quê hương mình. Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình khá giả, từng có nhiều thế hệ làm quan lớn trong triều, gia đình ông có truyền thống văn học, nhờ đó mà ông học hỏi được ít nhiều từ những người thân của mình.

Nguyễn Du từng đi nhiều nơi, phiêu bạt khắp chốn, từng ra làm quan và đi sứ Trung Quốc, nhờ đó mà ông có vốn hiểu biết sâu sắc nhiều nền văn hoá và có vốn sống phong phú. Điều đó góp phần rất lớn trong việc sáng tác của ông. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Du đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, cả về thơ ,văn chữ Hán và chữ Nôm như Văn Chiêu Hồn, Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm,…đỉnh cao nhât là thi phẩm truyện thơ Nôm “Truyện Kiều”.

Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được sáng tác vào khoảng đầu thế kỉ XIX, tác phẩm được viết dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên, với tài năng và tấm lòng của mình, Nguyễn Du đã biến đổi và sáng tạo để làm tác phẩm của mình trở nên có giá trị riêng, mang hồn cốt riêng của dân tộc Việt và phù hợp với những hoàn cảnh, quan niệm của xã hội Việt Nam.

Gợi ý cho bạn 🌹 Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Của Thúy Kiều 🌹 15 Đoạn Văn Hay

Mở Bài Truyện Kiều Đơn Giản – Mẫu 12

Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều đơn giản dưới đây để linh hoạt vận dụng trong quá trình làm bài.

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du không còn là tác phẩm xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tác phẩm được Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm với 3254 câu thơ lục bát dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân – tác giả nổi tiếng của văn học Trung Quốc.”Truyện Kiều” không chỉ mang ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội bất công, bạo tàn mà còn nổi bật bởi giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện thông qua nhân vật Thúy Kiều. Đây là nhân vật chính của “Truyện Kiều” và cũng là nhân vật để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

Mở Bài Truyện Kiều Facebook – Mẫu 13

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Truyện Kiều Facebook giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà nhân đạo lỗi lạc có “con mắt nhìn thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời” (Mộng Liên Đường chủ). Ông là người gắn bó am hiểu văn hóa dân tộc, văn chương Trung Quốc, cuộc đời từng trải. Nguyễn Du có một vốn sống phong phú, niềm thương cảm sâu sắc với nhân dân lao động. “Truyện Kiều” là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du và của văn học trung đại Việt Nam.

Mời bạn tham khảo 🌜 Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Ngày Xuân 🌜 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Mở Bài Truyện Kiều Lớp 9 – Mẫu 14

Gợi ý cách viết mở bài Truyện Kiều lớp 9 dưới đây giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm văn nghị luận văn học.

Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.

Từ câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, bằng tài năng và tấm lòng, Nguyễn Du đã biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh. Truyện Kiều khẳng định mạnh mẽ tài năng và tấm lòng nhân đạo của thiên tài nguyễn Du với những giá trị vượt xa Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.

Mở Bài Truyện Kiều Lớp 10 – Mẫu 15

Đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý tưởng hay khi viết bài.

Đại thi hào Nguyễn Du tên hiệu là Thanh Hiên, tên chữ là Tố Như. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, giàu truyền thống khoa bảng. Cơn lốc lịch sử đạp đổ lầu son gác tía đẩy ông vào cuộc sống lay lắt, tha hương suốt mười lăm năm trời. Cuộc sống đó bóp nghẹt lí tưởng nhất quán khiến ông sống giữa cuộc đời như những người dân thường.

Con người thanh liêm, sống thầm lặng, khinh bỉ quan lại chỉ biết lo vinh hoa phú quý, không lo gì đến việc dân, việc nước, nay lại trực tiếp chứng kiến nỗi khổ của nhân dân nên ông có con mắt nhìn đời thông suốt sáu cõi. Những va đập cuộc đời khiến thi sĩ đồng cảm sâu xa với mọi kiếp người đày đọa, tạo nên chiều sâu tư tưởng tác phẩm “ Truyện Kiều” sau này. Vốn hiểu biết uyên bác làm cơ sở để tuyệt tác “Truyện Kiều” trở thành một viên ngọc sáng trong văn học Việt Nam về giá trị nghệ thuật.

Mộng Liên Đường cho rằng: “Những lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”. Tác phẩm của Nguyễn Du ban đầu mang tên “Đoạn trường tân thanh” nhưng nhân dân gọi là “Truyện Kiều”. Áng truyện thơ lấy nội dung từ tiểu thuyết “ Kim Vân Kiều truyện” nhưng những sáng tạo của đại thi hào là rất lớn và thấm đẫm giá trị nhân văn.

SCR.VN chia sẻ 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Mã Giám Sinh Mua Kiều 🌻 8 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Truyện Kiều Chị Em Thuý Kiều – Mẫu 16

Tham khảo đoạn văn mở bài Truyện Kiều Chị em Thuý Kiều dưới đây để có thêm cho mình những ý văn dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận văn học đặc sắc.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Cho đến nay, “Truyện Kiều” của ông vẫn được coi là tác phẩm thơ Nôm kiệt xuất của nền văn học dân tộc. Trong đó, Nguyễn Du thể hiện tài năng bậc thầy ở nhiều phương diện, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hầu hết các chân dung đều được miêu tả sinh động, có sức sống. Có thể thấy rõ điều này chỉ qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu về gia đình của Thúy Kiều. Khi giới thiệu, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc mệnh.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🍀 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Mở Bài Truyện Kiều Trao Duyên – Mẫu 17

Dưới đây là đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều Trao duyên giúp các em học sinh nắm được những nội dung cơ bản khi giới thiệu về đoạn trích.

Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Trong thời kì văn học trung đại, Nguyễn Du cùng với những tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… tạo thành những tượng đài thơ ca của văn học Việt Nam.

Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi ngắn gọn bằng cái tên “Truyện Kiều”. Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập truyện, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.

Truyện Kiều là một tác phẩm được coi như kiệt tác văn chương của nhân loại, được viết dưới dạng truyện kể bằng thơ, lấy cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không hề được biết đến cho tới khi Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình thường ấy thành tiếng kêu ai oán đến xé lòng, một bản sầu ca não nề của người con gái hồng nhan bạc phận.

Đoạn trích “Trao duyên” từ câu 723 đến câu 756 trong phần “Gia biến và lưu lạc”, tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn nạn, Thúy Kiều đành bán mình chuộc cha, trong tình cảnh đó, biết mình không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng, nàng Kiều đành phải trao lại tấm chân tình cho Thúy Vân, nhờ em làm tròn bổn phận, giữ trọn lời hứa của mình với người yêu.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Trao Duyên ☀️ Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Truyện Kiều Ở Lầu Ngưng Bích – Mẫu 18

Tham khảo đoạn văn mở bài Truyện Kiều ở lầu Ngưng Bích dưới đây để trau dồi thêm cho mình những ý văn hay và hoàn thành tốt bài kiểm tra viết trên lớp.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.

Có thể bạn sẽ thích 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🔥 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Truyện Kiều Nỗi Thương Mình – Mẫu 19

Gợi ý viết mở bài Truyện Kiều Nỗi thương mình dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý tưởng đặc sắc để vận dụng khi làm bài.

Truyện Kiều là một trong những kiệt tác của Nguyễn Du. Từ cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm mới với cái nhìn mới về con người, xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện tài mệnh tương đố mà còn là câu chuyện giữa tài và tâm. Chính điều này đã mang đến cho Truyện Kiều có một linh hồn mới, một sức sống mới, phù hợp với tâm hồn của người Việt Nam. Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống.

“Nỗi thương mình” là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu 1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Nỗi Thương Mình 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Truyện Kiều Chí Khí Anh Hùng – Mẫu 20

Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Truyện Kiều Chí khí anh hùng dưới đây cùng những dẫn dắt hay và sinh động về đoạn trích.

Được sáng tác cách đây hơn 200 năm thế nhưng đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn tạo được sức lay động mạnh mẽ đến trái tim mỗi độc giả. Có lẽ đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết “Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”.

Giá trị của truyện Kiều không chỉ nằm ở tinh thần nhân văn sâu sắc khi đồng cảm, bênh vực những con người bất hạnh; cất lên tiếng nói tố cáo những thế lực xấu xa đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người mà còn thể hiện ước mơ về công lí, về một hình mẫu anh hùng lí tưởng có thể cứu nước, giúp đời.

Ước mơ ấy được nhà văn Nguyễn Du thể hiện thông qua nhân vật Từ Hải- người anh hùng hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp về phẩm chất, tầm vóc, lí tưởng. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp lí tưởng, quyết tâm của nhân vật này.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Văn Mẫu

Viết một bình luận