Phân Tích Nỗi Thương Mình ❤️️ 28+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Bài Văn Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Phân Tích Trích Đoạn Truyện Kiều.
Dàn Ý Phân Tích Nỗi Thương Mình Văn 10
Lập dàn ý phân tích Nỗi thương mình văn 10 sẽ giúp các em học sinh có nắm được bố cục và nội dung trọng tâm để triển khai bài viết. Tham khảo mẫu phân tích Nỗi thương mình dàn ý chi tiết như sau:
I. Mở bài phân tích Nỗi thương mình:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
- Giới thiệu khái quát về nội dung cần phân tích – đoạn trích nỗi thương mình.
II. Thân bài phân tích Nỗi thương mình:
1.Phân tích tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu Nỗi thương mình):
- Bút pháp ước lệ, tượng trưng: bướm, ong, cuộc vui, trận cười. Thể hiện cảnh sinh hoạt xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh.
- Sử dụng điển cố, điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh.
- Nghệ thuật tiểu đối, gợi nên sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều: bướm lả – ong lơi, cuộc vui – trận cười, sớm – tối
- Từ ngữ chỉ mức độ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm.
- Cuộc sống xô bồ ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm. Đây là một tình cảnh trớ trêu của cuộc đời Kiều khi bị vùi dập, chà đạp cả thể xác và nhân phẩm.
2.Phân tích niềm thương xót cho thân phận của Kiều (8 câu giữa Nỗi thương mình):
-Thời gian, không gian nghệ thuật thích hợp để Kiều soi thấu tâm trạng của mình.
- Không gian: lầu xanh.
- Thời gian: tàn canh, ban đêm.
–Tâm trạng của Thúy Kiều:
- Giật mình: bàng hoàng, thảng thốt, không tin vào cảnh sống ở thực tại của bản thân mình.
- Thương mình xót xa.
- Cái giật mình trân quý, làm nên nhân cách cao đẹp của Thúy kiều.
- Khi sống thật với chính mình, Kiều bàng hoàng, xót xa cho thân phận của mình và phải chăng đó cũng chính là tiếng nói đòi quyền sống cá nhân của con người trong xã hội phong kiến của Nguyễn Du- con người biết nhận thức và ý thức về hạnh phúc của mình.
–Nghệ thuật:
- Cặp từ đối lập “khi sao” và “giờ sao” với nghệ thuật đối giữa hai câu lục/bát đã nhấn mạnh sự khác biệt: quá khứ thì êm đềm, hạnh phúc còn hiện tại thì đau đớn, phũ phàng, bị vùi dập.
- Ngữ điệu hỏi: “mặt sao”, “thân sao”.
- Sử dụng thành ngữ chéo:“dày gió dạn sương” (dày dạn gió sương), “bướm chán ong chường” (ong bướm chán chường) ⇒ nhấn mạnh sự ngỡ ngàng, bàng hoàng.
- Đối lập giữa khách và Kiều.
3.Phân tích tâm trạng cô đơn, đau khổ của Thúy Kiều (8 câu kết Nỗi thương mình):
- Cuộc sống chốn thanh lâu: có phong, hoa, tuyết, nguyệt (cảnh đẹp bốn mùa), thú vui cầm, kỳ, thi, họa.
- Cảnh vật đối với Thúy Kiều là sự giả tạo, Kiều không tìm được tri âm, tri kỉ, nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh: sống nơi lầu xanh dập dìu, Thúy Kiều tự thương, tự đau, tự xót xa cho thân phận của mình.
- Điệp từ vui, ai… và câu hỏi tu từ là tiếng kêu đến xé lòng của con người tài hoa bạc mệnh.
- Trong chốn lầu xanh nơi mà tất cả đều phù phiếm, đồng tiền lên ngôi, Kiều vẫn cố gắng tách mình ra, tìm một tâm hồn tri âm, thể hiện khát vọng sống trong sạch của Kiều mà ta thật sự đáng trân trọng.
- Nguyễn Du đề cao giá trị nhân văn, cảm thông sâu sắc với số phận của Kiều và lên án xã hội gay gắt.
III. Kết bài phân tích Nỗi thương mình:
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Tham khảo trọn bộ 🔥 Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Nguyễn Du 🔥 14 Mẫu Vẽ Tóm Tắt
Mở Bài Phân Tích Bài Nỗi Thương Mình
Dưới đây chia sẻ gợi ý viết mở bài phân tích bài Nỗi thương mình để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thành tốt bài viết.
Nghệ Tĩnh, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi thoát ẩn của những bậc thi sĩ, anh hùng, nơi sinh ra những con người có chí vững, tâm hồn mạnh mẽ. Đại thi hào Nguyễn Du cũng là một trong những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất ấy. Sự nghiệp thơ văn của ông không nhiều, nhưng những gì mà ông đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc lại vô cùng đồ sộ, vĩ đại.
Truyện Kiều là một trong những kiệt tác của Nguyễn Du. Từ cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm mới với cái nhìn mới về con người, xã hội. Đây không chỉ là câu chuyện tài mệnh tương đố mà còn là câu chuyện giữa tài và tâm. Chính điều này đã mang đến cho Truyện Kiều có một linh hồn mới, một sức sống mới, phù hợp với đời sống của người Việt Nam.
Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa Việt Nam và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Nhân vật trung tâm của Truyện Kiều là Thúy Kiều – con người tài sắc vẹn toàn. Nhưng cũng không tránh khỏi bi kịch của cuộc đời. Đoạn trích Nỗi thương mình tả lại cảnh Kiều bị mắc lừa Sở Khanh bị Tú bà đánh đập tàn nhẫn. Thúy Kiều phải nhận lời tiếp khách làng chơi. Đoạn trích nằm từ câu 1229 đến 1240 khắc hoạ cảnh lầu xanh và tâm trạng của Thúy Kiều sau khi tỉnh giấc và tự thấy thương mình.
Kết Bài Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Thương Mình
Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài phân tích đoạn trích Nỗi thương mình dưới đây để nắm được những nội dung đánh giá tổng kết về đoạn trích.
Đoạn trích Nỗi thương mình thể hiện khá hoàn chỉnh số phận, tính cách của Thúy Kiều. Thể hiện tập trung tư tưởng nhân văn của tác giả: cảm thương trước bi kịch của Kiều, khẳng định nhân cách đẹp đẽ của nàng và khẳng định sự ý thức về nhân phẩm và sự ý thức cá nhân. Thể hiện nỗi thương mình của Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với ngôn ngữ nửa trực tiếp, lời tác giả và nhân vật như hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả – nhân vật – người đọc.
Đừng bỏ qua 🔥 Tóm Tắt Truyện Kiều 🔥 21 Mẫu Văn Bản Nội Dung Hay
Bài Văn Phân Tích Đoạn Trích Nỗi Thương Mình – Mẫu 1
Đón đọc bài văn phân tích đoạn trích Nỗi thương mình hoàn chỉnh dưới đây để có được những định hướng làm bài cụ thể nhất.
Trong dòng chảy văn học trung đại, mỗi nhà văn, nhà thơ đều góp phần làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam qua nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và khi nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bạn đọc mọi thế hệ không thể không nhắc tới tác phẩm “Truyện Kiều”. Đọc những trang Kiều, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích “Nỗi thương mình”, trích từ câu 1229 đến câu 1248 là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Bốn câu thơ mở đầu đoạn trích “Nỗi thương mình” như đã vẽ lên trước mắt người đọc tình cảnh éo le, đáng thương của Thúy Kiều.
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Với những hình ảnh mang đậm tính ước lệ, tượng trưng “bướm lả ong lơi”, “cuộc vui”, “trận cười” đã gợi lên cuộc sống xô bồ, tấp nập suốt ngày đêm nơi chốn lầu xanh. Ở nơi đó luôn tràn ngập tiếng cười với những trò mua vui tiêu khiển, những cuộc rượu say sưa.
Thêm vào đó, tác giả đã khéo léo sử dụng các điển cố, điển tích “Tống Ngọc” và “Trường Khanh” để chỉ những người phong lưu, ăn chơi ở chốn lầu xanh. Những hình ảnh ấy đã cho thấy cuộc sống đầy bẽ bàng, tủi khổ của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh, suốt ngày đêm phải tiếp khách, trở thành người mua vui cho những vị khách phong lưu, đa tình ghé qua nơi đây.
Trước tình cảnh đầy trớ trêu nơi chốn lầu xanh, trong Thúy Kiều luôn hiện lên bao nỗi niềm đau đớn, xót thương cho thân phận, cuộc đời của mình.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Câu thơ “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” đã mở ra thời gian ban đêm, khi những cuộc vui đã tàn, đó là thời điểm hiếm hoi Kiều được sống là chính mình, đối diện với chính mình cùng bao nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Trong chính khoảnh khắc ít ỏi ấy, Kiều “giật mình” bởi sự bàng hoàng, thảng thốt trước thực tại cuộc sống của mình.
Để rồi, sau cái giật mình ấy chính là nỗi thương mình, xót xa cho chính bản thân mình và nỗi thương mình, sự xót xa ấy của Kiều xét đến cùng chính là sự tự ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. Trong nỗi niềm xót xa, sự cô đơn đến tột cùng ấy, Thúy Kiều đã đi tìm nguyên nhân để lí giải chúng.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nghệ thuật đối đã được tác giả sử dụng thành công thông qua việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh đối lập nhau, giữa một bên là “phong gấm rủ là” gợi những tháng ngày quá khứ êm đềm, hạnh phúc với một bên là những hình ảnh “tan tác”, “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để gợi lên hiện tại phũ phàng, bị chà đạp, vùi dập. Thể hiện sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại, tác giả Nguyễn Du đã tô đậm cuộc sống cùng tâm trạng ê chề, nhục nhã, chán chường của Thúy Kiều trong hoàn cảnh đầy trớ trêu.
Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” đã tạo nên giọng điệu chất vấn, Thúy Kiều như đang tự hỏi, tự dằn vặt chính bản thân mình. Trong nỗi niềm chua xót, đầy giày vò ấy, Thúy kiều đã nhận thức rõ sự đối lập đau xót và chua chát giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không chỉ đối lập giữa cuộc sống ở quá khứ và hiện tại, mà giờ đây, trong Thúy Kiều còn hiện hữu rõ nét sự đối lập giữa cảnh vật bên ngoài với nỗi niềm tân trạng của chính mình. Bi kịch ấy của Thúy Kiều được thể hiện rõ nét trong những tám câu thơ cuối của đoạn trích.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Cuộc sống nơi chốn lầu xanh ở khung cảnh bên ngoài với đầy đủ những nét thanh cao, tao nhã, phong lưu được tác giả tái hiện lại thông qua các hình ảnh giàu sức gợi “gió tựa hoa kề”, “tuyết ngậm”, “trăng thâu”, “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ”. Nhưng ẩn sâu bên trong đó là bản chất phũ phàng và đầy xót xa, đầy tủi nhục và nhơ nhớp. Và bởi vậy, cảnh vật ở nơi đây đối với Thúy Kiều chính là một sự giả tạo và nàng không thể tìm thấy bầu bạn, không thể tìm thấy tri âm và nàng thờ ơ với mọi thứ xung quanh mình.
Đặc biệt, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả Nguyễn Du đã cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều khi sống ở nơi đây, đó chính là sự gượng gạo, tự thương, tự xót xa cho số phận của chính mình. Đặc biệt, tâm trạng đau đớn như xé lòng của Kiều được thể hiện qua việc sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ.
Tóm lại, đoạn trich “Nỗi thương mình” với việc sử dụng thành công nghệ thuật đối cùng những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nỗi niềm tâm trạng, sự xót thương số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, ẩn sau đó người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của nàng.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Thuyết Minh Truyện Kiều 🌟 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Bài Phân Tích Nỗi Thương Mình Hay Nhất – Mẫu 2
Tham khảo bài phân tích Nỗi thương mình hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Trong văn học Việt Nam,đặc biệt là với giai đoạn văn học trung đại, số phận người phụ nữ được rất nhiều tác giả đề cập đến: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Dữ,… Nhưng xuất sắc nhất phải kể đến là Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét thân phận nhỏ bé, đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những phân đoạn thể hiện sâu sắc nhất cuộc đời đau khổ của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh.
Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải báo sự lừa lọc nhưng lần nàng bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần bị Mã Giám Sinh lừa bán đến lầu xanh. Đó là bước ngoặt khiến cuộc đời Kiều rẽ sang một hướng khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không thành.
Ở lầu Ngưng Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng ngày ê chề, nhục nhã của Kiều trong vai trò kĩ nữ – gái làng chơi, đem tấm thân mình mua vui cho những kẻ lắm tiền háo sắc. Những ngày ở chốn lầu xanh là những ngày nàng vô cùng buồn tủi, tâm trạng rối bời như tơ vò khi nghĩ về thân phận, sự tủi nhục của kiếp hồng nhan. Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du đi miêu tả cảnh ăn chơi trác táng ở chốn lầu xanh:
“Lầu xanh mới rủ trướng đào
Cành treo giá ngọc, càng cao phẩm người.
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
Những cuộc say sưa, những trận cười, cảnh đưa rước,… tất cả những cuộc vui đó cứ kéo dài ra quanh năm suốt tháng. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với thủ pháp đối xứng, đan chéo để vừa thể hiện được một thực tế xót xa, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ, vừa giữ được chân dung cao đẹp của nhân vật Thuý Kiều, qua đó thể hiện thái độ trân trọng đối với nhân vật của mình.
Kiều bị đọa đầy, nhấn chìm trong chốn bùn nhơ không cất đầu lên được. Nhưng nỗi đau đớn của nàng, tâm sự thương mình của nàng, ý thức về nhân phẩm của nàng khiến ta chỉ càng thương nàng hơn, càng trân trọng nàng hơn. Sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, Kiều bỗng “giật mình”, xót xa khi nghĩ đến thân phận của chính mình:
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.”
Vẫn không gian lầu xanh của Tú bà nhưng thời gian đã là “lúc tàn canh”- đêm khuya, thời khắc hiếm hoi, quí giá để con người mình được đối diện với lòng mình, trở về với con người thật của mình. Tỉnh rượu, tàn canh là lúc con người sống thật với lòng mình nhất, tự thức về những hành động của mình, ý thức về những điều chua chát, đắng cay của bản thân mình. Và một khi đã ý thức được những hành động của mình thì đó cũng là lúc nhân phẩm của con người trỗi dậy, là nhân phẩm, bản chất tốt đẹp của nàng Kiều.
“Giật mình mình lại thương mình xót xa”, ba chữ “mình” trong một câu thơ gợi ra tất cả sự cô độc của thân phận. “Giật mình” như một sự bàng hoàng, thảng thốt đau đớn. “Giật mình” vì thấy ghê tởm cho cảnh sống hiện tại. “Giật mình” cho chính bản thân, một thiếu nữ khuê các nay rơi vào cảnh “bướm chán ong chường”, tấm thân vàng ngọc giờ đành để khách làng chơi giày vò. Vì thế mà bốn chữ “mình lại thương mình” chìm xuống, giọng thơ đầy thấm thía cô đơn xót xa.
Bốn câu hỏi liên tiếp là nỗi niềm dằn vặt, tự đau, tự thương cự độ của “nỗi thương mình”:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Trong bốn câu chỉ có câu đầu nói về quá khứ êm đềm còn ba câu liên tiếp nói về thực tại phũ phàng. Điều đó gây ấn tượng về việc hiện tại đang đè nặng, chôn vùi quá khứ. Bốn từ “sao” lặp lại: “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” là những câu hỏi mang sắc thái cảm thán mạnh bộc lộ nỗi đau xót đến cùng cực trong nỗi đọa đày ê chề. Lời thơ vừa tức tưởi vừa ai oán, vừa xa xót vừa nghẹn ngào.
Một lời than, sự ngạc nhiên, sự dằn vặt và ẩn đằng sau là nỗi tủi thân chua xót đến cùng cực mà trước đó là cuộc sống êm đềm hạnh phúc kẻ đón người đưa, tinh khôi, nõn nà, thơm tho…và bây giờ chỉ là một bông hoa tan tác, bị vùi dập giữa đường, bị ngắt khỏi cành bị lìa khỏi cội. Một cuộc sống thật phũ phàng, một cuộc đời bi thảm với cảnh tượng giày vò mua đi bán lại:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Ở đây không đơn thuần chỉ là sự so sánh. Hai từ sao đặt liền câu trước, câu sau tạo nên sự cách biệt, một nhân vật thành hai nhân vật, hai thân phận. Khi sao -giờ sao đây là hai khoảng thời gian cách biệt khác nhau cộng lại là nỗi chua xót đắng cay tủi thân đến vô bờ:
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Biểu hiện tại dày gió dạn sương nỗi buồn chán tăng lên gấp bội. Nói đến mặt là nói đến tâm hồn, thế mà giờ đây mặt trơ trơ. Nàng nhớ đến hành vi đã qua cay đắng tủi nhục khôn cùng chỉ khi tâm hồn chết theo thì Kiều mới sống được ở chốn lầu xanh này mà chỉ có thể quên đi những gì êm đềm tốt đẹp trước đây, một thời trướng phủ màn che quên đi bản thân mình thì Kiều mới có thể tồn tại được trong xã hội này.
Như vậy sống trong cái xấu Kiều ý thức được cái xấu chứng tỏ lòng Kiều luôn hướng về cái tốt. Chạy trốn hiện thực không được Kiều đành lòng quay về với thực tại. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh nơi Kiều sống:
“Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”.
Khung cảnh thiên nhiên nơi Kiều sống sang trọng tươi đẹp có đủ phong tuyết nguyệt hoa. Nơi Kiều sống có gió vi vu thổi có hoa đua nhau khoe sắc có trăng thu vằng vặc có tuyết giăng. Cảnh đẹp bốn mùa hội tụ nơi đây. Ở chốn thanh lâu còn có đủ các thú vui tao nhã như: Cầm kì thi họa. Các thú vui đó tô điểm cho bức tranh thêm sống động. Nhìn bề ngoài cứ tưởng đây là chốn Bồng Lai tiên cảnh. Tài của Nguyễn Du thể hiện ở việc dùng cảnh vật để diễn tả nội tâm của con người.
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Kiều gần cái đẹp mà không thưởng thức được vẻ đẹp. Sống trong cuộc vui mà không tận hưởng được niềm vui vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm trạng con người chi phối cảnh vật. Bằng sự thông cảm, bằng tài năng kì diệu Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ rất hay diễn tả mối quan hệ giữa cảnh và tình.
Nỗi thương mình của Thuý Kiều có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc xét về sự tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Người phụ nữ xưa được giáo huấn theo tinh thần cam chịu, nhẫn nhục, buông xuôi. Khi con người biết “Giật mình mình lại thương mình xót xa” thì không còn nhẫn nhục cam chịu nữa mà đã ý thức rất cao về phẩm giá và nhân cách bản thân, ý thức về quyền sống của bản thân.
Thông qua việc miêu tả đoạn trích Kiều tự thương mình Nguyễn Du đã đặc biệt thành công trong việc miêu tả tâm trạng của Kiều. Thiên nhiên với con người làm một, cảnh hòa với tình, Nguyễn Du có được thành công ấy là do tác giả đã vận dụng sự hiểu biết của mình về cuộc đời trong việc xây dựng, khám phá nội tâm nhân vật như nghệ thuật sử dụng từ ngữ một cách chính xác, lựa chọn, sáng tạo hình ảnh phù hợp với hoàn cảnh.
Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với nhân vật đồng thời qua đó tác giả cũng lên án, phê phán xã hội một cách sâu sắc.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Nỗi Thương Mình Ngắn Gọn – Mẫu 3
Bài văn mẫu phân tích Nỗi thương mình ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách viết súc tích và cô đọng ý văn.
Nguyễn Du là một trong số những gương mặt nhà thơ tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm đặc sắc. Trong số những tác phẩm của ông, “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác, là đỉnh cao của nền văn học với nhiều điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Đọc “Truyện Kiều”, chắc hẳn bạn đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh Thúy Kiều với bao nỗi đau đớn, xót xa, nỗi thương thân khi phải sống trong chốn lầu xanh và đoạn trích “Nỗi thương mình” đã thể hiện rõ nét điều đó.
Đoạn trích với bút pháp ước lệ, tượng trưng đã gợi ra một cách rõ nét cuộc sống của Thúy Kiều nơi chốn lầu xanh.
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Chỉ với bốn câu thơ, nhưng bằng việc sử dụng tài tình các hình ảnh ước lệ giàu sức gợi “bướm”, “ong”, “cuộc vui”, “trận cười” cùng việc sử dụng điển cố điển tích Tống Ngọc, Trường Khanh tác giả Nguyễn Du như lột tả một cách rõ nét, chân thực và sinh động bức tranh chốn lầu xanh. Đó là một cuộc sống nhơ nhớp, buông thả, ăn chơi trác tán.
Ở nơi đó, những cô kĩ nữ như Thúy Kiều ngày đêm phải tiếp khách, trở thành món hàng, trở thành thứ đồ mua vui cho những vị khách phong lưu. Đặt nhân vật vào cuộc sống nhơ nhớp chốn lầu xanh, tác giả Nguyễn Du không chỉ cảm nhận thấy nỗi đau đớn, ê chề của Kiều mà hơn thế nữa trong chính hoàn cảnh ấy, Thúy Kiều càng bộc lộ rõ những nét phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của mình.
Giữa chốn lầu xanh với những ồn ào, vội vã tấp nập, trong khoảnh khắc hiếm hoi của đêm vắng, “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” chính là khoảnh khắc Kiều có thể đối diện với chính mình, với bao nỗi niềm suy tư, trăn trở và nỗi đau đớn trong lòng cô. Thúy Kiều tự độc thoại với chính mình, để rồi trong cô hiện lên nỗi thương mình và sự xót xa cho chính số phận của mình.
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Đến đây, nhịp thơ đã thay đổi, ngắt nhịp 2/2/2 đầy đường đột như để góp phần diễn tả rõ nét hơn tâm trạng của Thúy Kiều. Hai chữ “giật mình” được đặt ở đầu câu như chính sự bàng hoàng, thảng thốt của Thúy Kiều về cuộc sống thực tại của mình. Để rồi, ẩn sau cái “giật mình” đầy ngỡ ngàng ấy chính là lúc Thúy Kiều cảm thấy thương, cảm thấy xót xa, đau đớn cho chính bản thân mình. Ba chữ “mình” được lặp lại trong cùng một câu thơ đã cho thấy nỗi cô đơn đến tột cùng của Kiều trong những năm tháng sống ở chốn thanh lâu.
Thúy Kiều đã giật mình, đã thương, đã xót xa cho chính mình trước thực tại. Và cái giật mình đầy ngỡ ngàng ấy của Thúy Kiều chính là biểu hiện của sự tự ý thức về thân phận bản thân của nàng. Thương cho chính mình, đó cũng chính là lúc Kiều nhận thấy sự đổi thay giữa quá khứ và hiện tại.
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nếu quá khứ với Thúy Kiều là những tháng ngày “phong gấm rủ là”, êm ấm, hạnh phúc bên gia đình, cha mẹ thì hiện tại với Thúy Kiều thật phũ phàng. Tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để tái hiện lại thực tại cuộc sống của Thúy Kiều. Không còn là Thúy Kiều với dáng vẻ e ấp, thẹn thùng với sự trong trắng nữa mà giờ đây nàng trở thành món hàng, trở thành đồ vật mua vui, bị chà đạp một cách phũ phàng và tàn nhẫn.
Thêm vào đó, tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ mang sắc thái câu hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” như thêm một lần nữa nhẫn mạnh nỗi đau đớn đến tột cùng, sự chán chường, mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình khi bị đẩy vào chốn lầu xanh. Không chỉ nhận thức rõ hoàn cảnh, số phận của mình ở quá khứ và hiện tại, Kiều còn nhận thức rõ sự đối lập giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì
Hai câu thơ đã diễn tả thái độ đầy dứt khoát của Thúy Kiều, từ đó đã tạo ra đối với những vị khách làng chơi phong lưu. Còn với chính mình, Thúy Kiều vẫn luôn sống trong sự cô độc. Từ “xuân” trong câu thơ không chỉ là tuổi trẻ, là sắc đẹp mà đó còn là tình yêu, là hạnh phúc lứa đôi. Giờ đây, trong cuộc sống hiện tại của chính mình, những điều đó đối với Kiều là những thứ xa xôi, không nghĩ tới mà trong nàng chỉ còn lại nỗi bẽ bàng, ê chề và tủi hổ.
Trước hiện thực cuộc sống nơi chốn lầu xanh, Thúy Kiều cố tách mình ra khỏi thực tại để giữ lại phẩm giá, nhân cách cho chính mình.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu tho
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.
Nơi lầu xanh, cảnh vật cũng có đủ những nét đặc trưng của thiên nhiên bốn mùa: mùa xuân có hoa, mùa hè có gió, mùa thu có ánh trăng vàng, mùa đông có làn tuyết trắng. Ở nơi đây, cũng có đủ cầm, kì, thi, họa – những thú vui trong đời sống của con người. Nhưng hơn ai hết, Thúy Kiều nhận thấy rõ cái thanh cao, tao nhã, đẹp đẽ ấy chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài còn ẩn sâu trong đó chính là sự nhơ nhớp, là những thú vui tiêu khiển để giết chết thời gian.
Nhận thức rõ điều đó, Kiều càng cảm thấy cô đơn, xót xa hơn và chính nỗi buồn ấy của nàng đã thấm sang cả cảnh vật. Để rồi, Kiều đã cố mình gượng gạo, tự mình cố gắng. Trong nỗi lòng Kiều như hiện lên sự đối lập giữa cái bên ngoài – cố vui để chiều lòng khách nhưng thực chất bên trong là nỗi buồn thương không gì diễn tả hết.
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai.
Tâm trạng gượng gạo, sự chán chường và nỗi đau đớn của Kiều là biểu hiện rõ nét cho sự ý thức về nhân phẩm của nàng và qua đó cho thấy tâm hồn cao thượng, trong trắng của Thúy Kiều.
Đọc những câu thơ trong đoạn trích “Nỗi thương mình” của Đại thi hào Nguyễn Du, người đọc như càng thấm thía nỗi xót thương thân phận và sự đau đớn của Thúy Kiều khi phải sống giữa chốn lầu xanh. Nhưng đồng thời, đoạn trích cũng đã thể hiện được sự tự ý thức cao độ về nhân cách bản thân của Thúy Kiều.
Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận Chị Em Thúy Kiều Và Thuý Vân 🍃 15 Bài Văn Hay
Phân Tích Tác Phẩm Nỗi Thương Mình Ngắn Nhất – Mẫu 4
Với bài phân tích tác phẩm Nỗi thương mình ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Đại thi hào Nguyễn Du viết nên kiệt tác Truyện Kiều giống như đã đóng góp viên ngọc sáng trong nền văn học Việt Nam. Lật dở từng trang truyện Kiều giống như từng chặng đường đời của người con gái “hồng nhan bạc mệnh” thân phận chịu nhiều đau thương, mất mát. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là đoạn trích bi ai nhất về nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xót xa.
“Nỗi thương mình” kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều khi cuộc đời bị đẩy vào chốn lầu xanh bị đè ép dưới tay của mụ Tú Bà ghê tởm. Cuộc đời nhơ nhớp, ô nhục của Thúy Kiều bắt đầu từ đây. Nguyễn Du như xé lòng khi kể từng trang viết về cuộc đời Thúy Kiều, câu mở đầu như vén bức màn u tối mà Kiều đang phải sống những tháng ngày ô nhục trong đó:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Bằng cách sử dụng những hình ảnh ước lệ như “bướm lả ong lơi”, “cuộc vui”, “trận cười suốt đêm… đã hiện lên trước mắt người đọc cảnh ong bướm nhộn nhịp chốn lầu xanh kia. Nơi mà con người đem ra giống hàng hóa để trao đổi buôn bán làm thú vui xa hoa, cảnh làng chơi với các nhân vật Tống Ngọc và Trường Khanh thấy đậm nét hơn cuộc sống nơi đây. Người con gái nhỏ bé có số phận gắn với nơi này luôn ấp ủ trong mình một nỗi xót mà người đời không hay:
Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Nàng lấy rượu để giải sầu, để tâm hồn nàng được thoát khỏi nơi đây. Những lúc rượu tỉnh vào đêm khuya vắng nàng mới “giật mình” rồi tự “thương mình xót xa”. Phép điệp từ “mình” của Nguyễn Du đã gieo vào lòng người một nỗi xót xa, thương thay cho số phận người con gái long đong, bạc bẽo phải nương nhờ chốn phong trần.
Những câu thơ tiếp theo là những năm tháng khi thân xác nàng Kiều phải chịu nỗi dơ bẩn, tuyệt vọng:
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
Số phận ấy không ai thương thay nên Thúy Kiều đành tự ôm nỗi lòng thương lấy chính mình mà chỉ biết sầu đau. Nguyễn Du lấy hình ảnh “hoa tàn” để nói lên cuộc đời bị chà đạp, vùi dập của người con gái mỏng manh. Người con gái đẹp như bông hoa đang nở rộ phơi sắc vậy mà cánh hoa bị dẫm đạp héo úa không chút thương xót. Qua đây tác giả cũng đã phê phán được xã hội bất công, xã hội còn tồn tại quá nhiều định kiến, chỉ toàn những cái xấu xa không cho người khác một đường để sống.
Thúy Kiều tuyệt vọng đến mức tưởng mình đã chết lặng:
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nét cờ dưới hoa
Giữa chốn lầu xanh nàng lấy thơ, lấy họa, lấy đàn làm bạn để không cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nhưng dù vậy thì lòng nàng cũng không khỏi u sầu “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” không gian của nỗi buồn vẫn bao phủ lấy nàng khiến nỗi sầu gieo càng sầu thêm.
Nguyễn Du viết nàng Kiều tuy đã cố gắng “gượng” sống mà cũng như đã chết, đây thực sự là đoạn ám ảnh nói lên cuộc đời cay nghiệt:
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
Như vậy chỉ với mấy câu thơ nhưng Nguyễn Du như nén hết cảm xúc trong đó để xót xa cùng thân phận cuộc đời của nàng Kiều bạc mệnh. Đây là nhân vật đã lấy đi bao nước mắt của tác giả cũng như người đọc.
Vẫn chủ đề quen thuộc vẫn là những số phận nhỏ bé của người phụ nữ nhưng đến Nguyễn Du ông đã dùng cây bút của mình viết nên vần thơ tựa như lời bộc bạch thấm thía, sâu sắc vô cùng. Dường như hình ảnh Thúy Kiều hiện thân cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được đặc tả tinh tế nhất. Nỗi thương mình là nền tảng của lòng thương người, ông tự thương lấy chính cuộc đời ông và đồng cảm với nàng Kiều sống giữa chốn bụi trần đầy rẫy những lưỡi dao cắt xé lòng.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” mang đậm chất bi thương vừa là chuỗi hành trình kể lại từng mảnh đời của Thúy Kiều vừa là lên án được xã hội vạn ác đã chồng chất bao nỗi khổ đau lên một kiếp người.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Cảm Nhận Về Vẻ Đẹp Của Thúy Kiều 🌹 15 Đoạn Văn Hay
Phân Tích Nỗi Thương Mình Nâng Cao – Mẫu 5
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Nỗi thương mình nâng cao dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam. Truyện viết về cuộc đời và mười lăm lưu lạc đầy gian truân của Thúy Kiều – một người con gái xinh đẹp tài hoa nhưng bạc mệnh. Trong các đoạn trích nổi bật của “Truyện Kiều”, đoạn trích “Nỗi thương mình” là một đoạn trích đặc sắc nhất. Nó đã khắc họa rõ nét tâm trạng đau đớn, nhục nhã, đầy ê chề của nàng Thúy Kiều khi bị lừa bán vào lầu xanh, trải qua cuộc sống ô nhục và tủi hờn.
Sau khi phải buộc bán mình lấy bốn trăm lạng vàng cứu cha và em, Thúy Kiều lại bị lừa bán vào lầu xanh, sống cuộc đời của người ca kĩ, buôn phấn bán hương. Quá ê chề, tủi nhục, nàng đã quyết định tự tử mà không thành. Tiếp đó, nàng lại rơi vào bẫy của Tú Bà và Sở Khanh khi nhẹ dạ tin lời tên Sở Khanh chạy trốn cùng hắn.
Nàng bị bắt trở lại, bị đánh đập và bị bắt tiếp khách. Đoạn thơ là nỗi lòng của Kiều, là tâm trạng ê chề, đau khổ khi buộc phải trở thành một kĩ nữ lầu xanh. Tâm trạng ấy dưới ngòi bút đặc sắc của Nguyễn Du đã hiện lên đầy đau xót gieo vào lòng người đọc nỗi xót thương vô bờ dành cho nàng Kiều bạc mệnh.
Sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, lễ giáo, nàng đã được dạy dỗ trở thành một tiểu thư đài các, yêu kiều, bỏ ngoài tai những “tường đông ong bướm đi về mặc ai”. Thế nhưng hoàn cảnh xô đẩy, xã hội bức ép khiến nàng trở thành một kĩ nữ lầu xanh. Với sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” cùng tài năng “nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương” và trí thông minh, nàng đã khiến bao kẻ là khách của lầu Ngưng Bích phải khâm phục, mến mộ. Có lẽ đó vì vậy những cuộc chơi mà khách làng chơi tìm tới nàng mua vui cơ hồ không thể dứt ra:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh”.
Bốn câu thơ là cảnh miêu tả cuộc sống ở chốn thanh lâu. Cảnh đến đi tấp nập của những khách làng chơi tới viếng thăm nơi đây cùng những cuộc vui tưởng chừng như liên miên, xuyên suốt, không bao giờ chấm dứt, không có bất cứ phút giây nghỉ ngơi nào “Cuộc say suốt tháng, trận cười suốt đêm”. Những cuộc vui chơi, say sưa xô bồ ấy cứ liên tiếp liên tiếp trong chốn lầu xanh này. Nó đã khiến cho chuỗi ngày đau khổ của Kiều cũng trở lên liên miên, khiến nàng chẳng còn biết đến ngày tháng.
Cuộc sống với nàng là những tháng ngày vô nghĩa khi mà cuộc sống đó chỉ là những cuộc mua vui kéo dài, sớm là “Tống Ngọc”, tối lại tìm đến “Trường Khanh”. Chỉ bằng bốn câu thơ với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã khái quát một cách chân thực nhất cảnh tượng nhộn nhịp, ồn ào, sự trác táng, phóng túng nơi lầu xanh với những cô kĩ nữ lả lướt đón khách tới rồi lại đưa khách về. Cùng với đó là những trận say sưa, những tiếng cười khả ố của những kẻ phóng đãng, nó càng tô đậm hơn thân phận bẽ bàng của Kiều, cuộc sống ê chề tủi nhục của nàng.
Trái với những cuộc vui, những tiếng cười nơi lầu xanh ấy, tâm trạng của Kiều lại là nỗi thương mình, niềm đau xót.
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán, ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở, mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì?”
Sau những cuộc vui thú của những kẻ trác táng ấy, mỗi lúc đêm về “lúc canh tàn”, nàng Kiều lại bần thần “giật mình mình lại thương mình xót xa”. Trong không gian đã vắng những cuộc vui thú, lầu xanh đã trở lại với dáng vẻ cô liệu, đó là những khoảng khắc hiếm hoi Kiều được ngồi lại và suy ngẫm, đối diện với chính mình. Và trong khoảnh khắc ấy, nàng giật mình nhận ra sự đau đớn, tủi nhục, sự cô đơn của mình trong cuộc sống nhớp nháp bùn đen này.
Đến lúc này đây, nàng mới thực sự ý thực sâu sắc được nhân phẩm của mình đã bị chà đạp đau đớn tới mức nào. Kiều “giật mình” bàng hoàng nhận ra nỗi đau ấy và nàng chợt thấy “thương mình xót xa” khi chính mình phải chịu cảnh dày vò, sống cuộc sống không trong sạch này. Niềm xót thương thân ấy của nàng chính là sự ý thức về nhân cách, phẩm giá của mình, ý thức được quyền được sống, được hạnh phúc của bản thân.
Những giọt nước mắt thương thân của nàng thấm tận vào trong gan ruột dày vò nàng đầy đau đớn. Ba từ “mình” được lặp lại chỉ trong một câu, người ta mới thấy hết được sự cô đơn của nàng, tiếng nấc nghẹn ngào của nàng xen lẫn tiếng thở dài thương thân phận. Nỗi đau ấy chẳng ai có thể chia sẻ cùng Kiều.
Thế rồi trong nỗi xót thương thân phận ấy, nàng nhớ lại những ngày xưa khi còn được sống trong êm ấm gia đình. Nếu như khi xưa được sống trong “phong gấm rủ là”, được ấm êm, no đủ, hạnh phúc, bình yên thì giờ đây cuộc sống của nàng “tan tác như hoa giữa đàng”. Cuộc sống ấy đã bị chà đạp, bị vùi dập không ai thương tiếc. Những cặp từ đối xứng song song “khi sao – giờ sao” đã tô đậm thêm cuộc sống đầy tủi nhục mà nàng đang phải chịu đựng cùng với tâm trạng chán chường mệt mỏi, ghê sợ chính bản thân mình.
Thế nhưng, dù chán chường đến mức ghê sợ bản thân, Kiều vẫn không buông mình xuôi theo số phận, nàng vẫn ý thức được nỗi đau mình phải gánh chịu, ý thức được niềm xót thương ấy mà tự thương lấy chính bản thân mình. Một loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” như là lời tự chất vấn , kết án bản thân mình đã không còn trong sạch. Nàng căm giận số phận đã thay đổi cuộc đời của nàng, biến đổi giá trị con người nàng.
Còn gì đau đớn, cô đơn hơn khi biết nhân phẩm của mình bị chà đạp mà không cách gì thoát ra khỏi? Cuối cùng nàng chẳng biết đến khi nào mình mới có thể có được hạnh phúc – “xuân” hay chỉ mãi sống trong cảnh cô đơn, nhục nhã, lẻ loi của người kĩ nữ mua vui?
Những câu thơ cuối là nỗi buồn bẽ bàng, là bi kịch tâm trạng của Kiều.
“Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu”.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa”
Nếu như bên ngoài cảnh vật ảo diệu bốn mùa tươi đẹp, có “gió tựa”, “hoa kề”, “tuyết ngậm”, “trăng thâu” thì ở trong đây, Kiều chẳng khỏi chạnh lòng buồn bã. Cảnh đẹp là vậy nhưng nàng nào đâu để ý, nàng thờ ơ trước cái đẹp của thiên nhiên. Ở đây Nguyễn Du đã khái quát quy luật tâm lý con người, nếu con người đang ở trong tâm trạng đau khổ thì cảnh vật xung quanh có đẹp đến nhường nào cũng không có tâm trạng để ý và quan sát.
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!“
Những thú vui tao nhã “vẽ câu thơ”, “cung cầm”, … đối với Kiều chỉ là những điều gượng gạo, chẳng có chút ý nghĩa gì. Tất cả những niềm vui nàng có được ở nơi đây chỉ là những gượng gạo “vui gượng kẻo là”, nàng hiểu cuộc sống bế tắc không lối thoát của mình, sự cô đơn, lạc lõng “ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã tái hiện được tâm trạng gượng gạo, chán chường, cô đơn của Thúy Kiều trong chốn lầu xanh, đồng thời ông cũng chỉ ra sự ý thức về nhân phẩm cũng như phẩm chất tốt đẹp của nàng. Chỉ bằng một đoạn trích ngắn ngủi, nhưng ta có thể thấy được ẩn chứa trong đó biết bao nhiêu là nỗi lòng của nhân vật Kiều.
Đó là sự đau xót, ê chề khi nhân phẩm bị chà đạp, thương bản thân mình phải chịu cảnh sống ô nhục chốn lầu xanh, là ý thức về nhân phẩm của mình, ý thức khát khao cuộc sống bình yên, hạnh phúc như bao người khác. Qua số phận của Kiều, người ta thấy rõ sự phê phán của Nguyễn Du dành cho chế độ phong kiến đương thời khi chính cái xã hội ấy vì đồng tiền đã đẩy đưa con người vào đau khổ.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” đã không chỉ làm nổi bật lên số phận đau khổ, bi thương của Kiều mà còn làm nổi bật cả tài năng của Nguyễn Du nữa. Bằng bút pháp của mình, ông đã cho người đọc thấy rõ số phận đau thương của Kiều đồng thời phản ánh, lên án chế độ phong kiến đã cướp đi quyền sống của con người trong xã hội đương thời.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Mở Bài Trao Duyên 🌟 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Nỗi Thương Mình Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Bài văn mẫu phân tích Nỗi thương mình học sinh giỏi dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông là một nhà thơ lớn, là một danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Tác phẩm đã làm nên tên tuổi của ông đó là tuyệt tác Truyện Kiều. Tác phẩm là câu chuyện cuộc đời và số phận của người con gái tài sắc mang tên Vương Thuý Kiều. Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ phê phán xã hội đen tối đương thời mà còn bênh vực, đồng cảm với những con người bất hạnh. Đoạn trích Nỗi thương mình là một trong những trích đoạn thể hiện rõ nhất giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du muốn truyền tải.
Đoạn trích Nỗi thương mình có vị trí từ câu số 1229 đến câu 1248, thuộc phần hai Gia biến và lưu lạc. Đó là khi Thuý Kiều bán mình cho Mã Giám Sinh làm vợ lẽ để lấy tiền cứu cha và em ra khỏi ngục tù, cứu gia đình khỏi cơn gia biến. Nhưng còn gì đau đớn hơn khi tên Mã Giám Sinh đã lật lọng, lừa bán nàng đến lầu xanh. Trong những ngày tháng sống như địa ngục ấy, Thuý Kiều đã vô cùng đau khổ, nàng cô đơn, tủi nhục khi nghĩ tới số phận của mình.
Giá trị nhân đạo chính là thái độ của tác giả đối với nhân vật của mình và với Nguyễn Du ở đây, ông đã thể hiện nó qua sự cảm thông sâu sắc trước số phận của Kiều cũng như trân trọng những giá trị con người nàng. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn phê phán và tố cáo xã hội phong kiến đương thời tàn ác khiến con người rơi vào cảnh cùng cực và qua đó, ông lên tiếng đòi quyền sống, quyền tự do chính đáng của con người.
Trong đoạn trích Nỗi thương mình, giá trị nhân đạo đầu tiên mà ta thấy được là sự thương cảm, sự cảm thông của Nguyễn Du đối với Kiều khi nàng buộc phải sống trong cảnh lầu xanh:
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”
Đây là bức tranh sống động những cảnh sinh hoạt chốn lầu xanh, nơi thân phận bẽ bàng của người con gái chốn phong trần được miêu tả vô cùng chi tiết bằng bút pháp tượng trưng. Với Kiều, ở chốn lầu xanh ấy, nàng phải mua vui cho biết bao hạng người, cuộc vui triền miên “sớm, tối”. Bao nhiêu “bướm lả ong lơi” mà nàng không thể nào đếm được. Ở đó, những “cuộc say”, những “trận cười” diễn ra vô tận nhưng trong tâm nàng lại là sự xót xa đến vô cùng “giật mình, mình lại thương mình xót xa”.
Nguyễn Du cũng rất tinh tế khi sử dụng ở đây hai điển tích “Tống Ngọc”, “Tràng Khanh” để chỉ những loại khách phong lưu, đào hoa. Thúy Kiều ý thức được tình cảnh bi kịch của mình, ý thức được nỗi bất hạnh của mình nhưng đành phải bất lực mà chịu đựng. Nhân phẩm bị chà đạp nhưng nàng còn có thể làm gì hơn là buông xuôi, chấp nhận số phận mình.
Những câu thơ đọc lên mà người ta có thể thấy ngay được nỗi đau đớn, sự thương xót cho chính bản thân mình của Kiều rằng:
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương?
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?”
Nàng xót thương cho số phận mình, xót thương cho cảnh vừa mới ngày hôm qua còn “phong gấm rủ là”, giờ đây “tan tác như hoa giữa đường”. Nhân phẩm cao quý của nàng bị vùi dập, đọa đầy trong một đống bùn nhơ nhuốc, khó lòng gột rửa. Sống trong chèn ép, trong tủi nhục, nàng uống rượu để quên đi tất cả nhưng khi tỉnh lại, nàng lại thấy ê chề, nhục nhã. Nàng “giật mình” cảm thấy tự thương cho chính mình.
Ba chữ “mình” đồng thời trong một câu thơ khiến ta có thể cảm nhận được sự ý thức của Kiều về số phận mình đồng thời cũng cho thấy sự cảm thông sâu sắc và chia sẻ của Nguyễn Du với nàng. Thương thân có lẽ là cảm xúc xuyên suốt nửa đầu của đoạn trích. Kiều khóc cho số kiếp đau đớn của mình, thương cho thân phận mình. Cảm giác tự thương xót bản thân cũng thể hiện được sự tủi nhục đến cùng cực của nàng, đồng thời cũng thể hiện ý thức cá nhân rất mạnh mẽ trong con người nàng.
Một cô gái khuê các, tài sắc vẹn toàn, tưởng như có một cuộc đời trọn vẹn thì nay lại rơi vào cảnh mà chính Kiều còn phải bàng hoàng và sửng sống. Những câu thơ đối lại nhau trong đoạn trích này đã thể hiện được số phận trước và sau của Kiều. Quá khứ với hiện tại đối lập nhau gay gắt cùng với cụm từ “tan tác như hoa giữa đường” đã thể hiện cái hiện thực phũ phàng.
Các cụm từ như “bướm chán ong chường”, “dày gió dạn sương” là những sáng tạo riêng của Nguyễn Du nhưng nó đã thể hiện được mức độ đau đớn, sự chà đạp mà Kiều phải chịu đựng. Người con gái chỉ vừa mới tròn tuổi xuân, ấy vậy mà lại từ hỏi “những mình nào biết có xuân là gì?”, đây chẳng phải là sự đau đớn, ê chề đến tuyệt vọng sao?
Tiếp sau, Nguyễn Du đã miêu tả bức tranh thiên nhiên phong – hoa – tuyết – nguyệt ở chốn lầu xanh này:
“Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Bức tranh thiên nhiên đẹp rực rỡ với đủ âm thanh, sắc màu, sinh động, lại có thêm con người “cung cầm”, “nước cờ” nhộn nhịp. Thế nhưng, thiên nhiên ấy lại là sự giễu cợt, là sự mỉa mai đối với số phận của Kiều. Bởi những cảnh đó dù có đẹp tươi đến đâu, con người ở đó có vui vẻ đến đâu cũng chỉ là sự ngụy trang của một chốn phong trần “buôn thịt bán người” mà thôi. Vì thế, Kiều cũng luôn phải sống trong hai mặt, một vui vẻ giả tạo, hai lại xót xa khi “canh tàn”.
Nỗi sầu của nàng lan tràn khắp chốn, thấm vào cả những cảnh vật xung quanh:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”
Nguyễn Du đã hợp lý hoá cả ngoại cảnh và tâm trạng vào trong hai câu thơ, biến nó trở thành chân lý của muôn đời. Câu thơ là đỉnh điểm của trích đoạn nơi nó đã thể hiện toàn bộ những tâm trạng, những đau đớn trong lòng Kiều. Những tủi nhục, cô đơn cứ dâng lên trong lòng nàng, đánh bật mọi vẻ bên ngoài. Qua cái nhìn của nàng, mọi vật đều u tối, tang tóc.
Cuối cùng, Kiều đành lòng tự hỏi lòng rằng:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
“Vui gượng” là sự vui trong giả tạo, trong lạc lõng và bế tắc của Kiều. Nàng phải sống trong những cảnh “ong bướm” này là điều bất đắc dĩ mà chưa bao giờ nàng nghĩ tới. Thậm chí nàng chưa bao giờ có suy nghĩ rằng mình sẽ rơi vào bi kịch hôm nay, dù đã có lúc nàng nghĩ rằng mình sẽ chết. Thế nên cuối cùng, nàng tự hỏi mình rằng: “Ai tri âm đó mặn mà với ai?”. Đó là câu hỏi trong tuyệt vọng, trong đau đớn của Kiều. Ai trong chốn này, trong xã hội này có thể cảm thông, sẻ chia với nàng, là “tri âm” với nàng đây?
Qua đoạn trích, ta có thể cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du dành cho Thuý Kiều. Ông để nàng tự nhận thức rõ bản thân, ý thức rõ tình cảnh đau đớn hiện tại của mình, từ đó tự thương lấy bản thân mình. Đây là giá trị nhân đạo mới mẻ mà Nguyễn Du thể hiện khi ông đã thương xót cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Ông cảm thông với số phận bi kịch của họ, trân trọng những giá trị của họ. Đồng thời, qua đoạn trích này, Nguyễn Du cũng lên tiếng phê phán xã hội phong kiến đương thời, nơi mà đồng tiền lên ngôi, đã đẩy người phụ nữ vào con đường nhơ nhớp, bẩn thỉu. Đồng thời, ông cũng lên tiếng đòi quyền sống tự do và hạnh phúc chính đáng cho con người.
Với những lời thơ linh hoạt, sử dụng một loạt những điển tích, điển cố, Nguyễn Du đã tái hiện được cuộc sống tràn ngập nỗi đau của Kiều khi phải rơi vào chốn lầu xanh. Nhưng dù là trong tình cảnh như thế, Kiều vẫn luôn giữ được khao khát hạnh phúc, ý thức được thân phận của mình, đó là một vẻ đẹp cũng như sự nhân đạo mà không phải tác giả nào cũng có thể làm được.
Qua đoạn trích Nỗi thương mình, chúng ta có thể thấy được tâm trạng của Thuý Kiều trong những ngày ở chốn lầu xanh của Tú Bà. Ta cũng thấy rõ được tấm lòng nhân đạo mà Nguyễn Du muốn gửi gắm, đó là sự cảm thông, chia sẻ, trân trọng giá trị của Kiều, phê phán xã hội xưa đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kết Bài Trao Duyên 🍀 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Bài Thơ Nỗi Thương Mình Đơn Giản – Mẫu 7
Tham khảo bài văn phân tích bài thơ Nỗi thương mình đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và súc tích.
Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều – một thi phẩm xuất sắc mà để lại nhiều giá trị vô cùng to lớn. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một phần của tác phẩm đã thể hiện tình cảnh trớ trêu của Kiều và nỗi niềm thương xót cho thân phận của nàng.
Sau khi Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha để tỏ chữ hiếu. Nhưng nàng không ngờ rằng Mã Giám Sinh là kẻ buôn người bán thịt, hắn đã làm nhục nàng và đem nàng cho Tú Bà. Tú Bà bắt Kiều vào lầu xanh để tiếp khách, nhưng nàng không chịu và tự tử không thành. Sau đó, Kiều bị giam lỏng và cũng thời gian này Tú Bà nghĩ ra cách hãm hại nàng, không ngờ nàng mắc mưu và một lần nữa bị ép phải làm gái lầu xanh. Đoạn trích này thể hiện tâm trạng của Kiều khi sống ở lầu xanh lúc đó.
Bốn câu thơ đầu đã gợi hoàn cảnh sống của Kiều ở chốn lầu xanh:
“Biết sao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
Qua những câu thơ, ta thấy cảnh sinh hoạt của chốn lầu xanh vô cùng nhộn nhịp, ồn ào. Tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ quen thuộc trong văn học trung đại, dùng những hình ảnh ẩn dụ vô cùng đẹp và thị vị hóa hiện thực ở chốn dơ bẩn này. Cụm từ “bướm lả ong lơi” là một cách nói đầy sáng tạo của đại thi hào Nguyễn Du. Bướm ong ở đây là chỉ những kẻ ham mê sắc tửu.
Tác giả đã rất tài tình khi thiết lập hai từ ghép “ong bướm” và “lả lơi” thành “bướm lả ong lơi” để khắc họa hình ảnh của những kẻ khách làng chơi ra vào lầu xanh vô cùng nhộn nhịp và những cô gái tiếp khách bốn phương “lá gió cành chim”.
Tiếp theo là những câu thơ đối xứng: “Cuộc say đầy tháng/ trận cười suốt đêm” và “Sớm đưa Tống Ngọc/ tối tìm Trường Khanh” để ám chỉ những kẻ khách chơi phong lưu tới chốn này. Chỉ với bốn câu thơ, ta có thể hình dung được hoàn cảnh của Kiều hiện giờ thật tủi nhục. Hoàn cảnh ngoài thì vậy còn tâm trạng nàng thì sao?
Những câu thơ tiếp theo đã cho ta hiểu rõ hơn về tâm trạng của Kiều thương xót cho chính bản thân mình:
” Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.”
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để bộc lộ tâm trạng trực tiếp của Kiều “Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Khi Thúy Kiều tỉnh rượu, nàng giật mình xót xa cho thân phận kĩ nữ của mình. Nàng cảm thấy cô đơn, bẽ bàng vô cùng. Nhịp thơ 3/3 đã tạo nên thời gian từ từ trôi chậm đến não nề. Bốn câu thơ tiếp theo cũng chính là bốn câu hỏi tư từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao”.
Bốn câu hỏi ấy diễn tả nỗi đau chồng chất nỗi đau của Kiều về quá khứ êm đềm ngày xưa khi được sống với gia đình, với tình yêu của Kim Trọng. Nhưng rồi khi nàng quay trở về thực tại lại là chỉ có sự tủi hổ, phũ phàng. Thực trạng ấy như nỗi đau đè nặng lên quá khứ êm đềm, tươi đẹp ấy năm nào. Nàng vẫn cố tách mình ra khỏi thực tại này:
“ Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?
Câu thơ đã diễn đạt được thái độ dứt khoát chối từ của Kiều tạo sự đối lập gay gắt với đám người khách làng chơi. Còn “mình” lại chỉ số ít để thể hiện sự cô độc của Thúy Kiều. “Xuân” ở đây không những chỉ mùa xuân hay tuổi trẻ mà còn chỉ hạnh phúc, niềm vui hưởng hạnh phúc lứa đôi. Cuộc sống của Kiều ở chốn lẩu xanh không khác gì làm vợ khắp thiên hạ khiến cho nàng cảm thấy bẽ bàng, nhục nhã vô cùng.
Tám câu thơ cuối cùng, Kiều cố tách mình ra khỏi thực tại, cuộc sống này để giữ lại phẩm giá cho mình. Dù thể xác của nàng có bị đày đọa, vấy bẩn nhưng nàng vẫn cố gắng giữ gìn sự trinh bạch của mình. Nàng để linh hồn của mình tránh xa chỗ thấp hèn, xấu xa này:
” Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thau”
Hình ảnh “gió tựa hoa kề” để chỉ sự lả lơi của khách làng chơi và kĩ nữ ngồi cạnh bên nhau. Là người đang phải làm công việc bẩn thỉu ấy, Kiều cảm thấy buồn vô hạn. Câu thơ sử dụng ước lệ để toát lên một nỗi buồn mênh mang trong Kiều. Hình ảnh “trăng” “tuyết” xóa một màu lạnh lẽo với không gian vắng lặng. Nỗi buồn của Kiều đã lan tỏa thấu vào cảnh vật:
“ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Nỗi buồn của Kiều đã khiến cho cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn ấy hòa với gió, với hoa, với tuyết và trăng sáng. Kiều phải chiều lòng khách làng chơi của chốn này từ vẽ tranh, làm thơ, gảy đàn, chơi cờ:
” Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”
Nhưng tất cả chỉ là “vui gượng kẻo là” chứ không phải niềm vui thật, nó là niềm vui gắng gượng, giả tạo. Không hề mặn mà vì không có tri âm, tri kỉ, nàng cảm thấy cô đơn vô cùng trong thế giới này. Hai câu thơ cuối cũng chính là tiếng nói của những người có tài, có tâm nhưng lại phải sống trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh do cuộc đời xô đẩy.
“Nỗi thương mình” của Nguyễn Du đã thể hiện tâm trạng bẽ bàng, đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị phải làm kĩ nữ ở lầu xanh. Nàng cảm thấy thương xót cho chính thân phận mình nhưng trong nàng vẫn giữ được nhân cách cao đẹp. Đọc những vần thơ, người đọc cảm thấy thương xót cho nhân phẩm trong trắng của người con gái “nghiêng nước nghiêng thành” đồng thời cũng thể hiện thái độ căm phẫn trước xã hội bất công.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích 14 Câu Đầu Bài Trao Duyên 💧 10 Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Tâm Trạng Kiều Trong Nỗi Thương Mình – Mẫu 8
Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích tâm trạng Kiều trong Nỗi thương mình sẽ là nội dung tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Đoạn trích Nỗi thương mình là tâm trạng xót xa, ê chề của nàng Kiều khi rơi vào hoàn cảnh éo le đầy nhục nhã tại lầu Ngưng Bích và bắt đầu những ngày tháng trở thành kỹ nữ, chứng kiến cảnh mua vui trụy lạc, mà rớt nước mắt xót thương “Đau đớn thay cho phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đoạn trích nằm từ câu 1229 đến câu 1248, trong phần Lưu lạc của Truyện Kiều. Bắt đầu khi Mã Giám Sinh đưa Kiều về đến lầu xanh của Tú Bà, Kiều biết mình bị lừa, để tránh thoát số kiếp kỹ nữ mua vui, Kiều bèn nhắm mắt định quyên sinh nhưng không chết, lại được Đạm Tiên báo mộng nàng vẫn chưa thoát khỏi sổ đoạn trường. Đành lòng Kiều nhẫn nhục ra ở tạm lầu Ngưng Bích, rồi mắc mưu của Sở Khanh, bỏ trốn không thành, bị Tú Bà bắt về đánh đập dã man và lấy cớ ép Kiều tiếp khách.
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.”
Mở đầu là cảnh chốn lầu xanh ăn chơi hoang lạc, hoàn toàn xa lạ, ngoài sức tưởng tượng của nàng Kiều. Với “bướm lả, ong lơi”, đầy dung tục tầm thường, hành động suồng sã, trêu ghẹo của khách làng chơi cùng với những bóng hồng lả lướt mời gọi của kỹ nữ, như ong vờn bướm đầy ngả ngớn. Không gian ngập tràn trong ánh đèn nến đỏ đỏ hồng hồng, cùng những “trận cười suốt đêm”, cùng với hương rượu nồng đượm từ “cuộc say đầy tháng”, không phân biệt ngày đêm, ồn ào, buông thả và náo nhiệt.
Hình ảnh nam nữ vốn chẳng quen biết “dập dìu” tựa sát vào nhau như “lá gió, cành chim”, rồi cảnh kỹ nữ tiếp khách suốt ngày đêm, chẳng phân biệt ai ra ai, công việc cứ tuần hoàn không có điểm dừng, đến nỗi họ quên mất cả bản thân mình là ai. Nguyễn Du đã rất tài tình khi đưa hai nhân vật trong điển tích văn chương là Trường Khanh, Tống Ngọc, vốn nổi danh với tính phong lưu, thích tầm hoa vấn liễu để giúp người đọc thấy được Kiều tiếp những đối tượng thường là phong lưu tài tử.
Chỉ bằng vài câu thơ ngắn gọn, súc tích, tác giả đã khắc họa rõ nét cuộc sống nhơ nhớp, trụy lạc ngập tràn sắc dục và ê chề nơi lầu xanh, nơi phụ nữ được xem là thứ đồ mua vui, thỏa mãn thói hoang lạc tầm thường của những kẻ lắm tiền nhiều của. Cũng chính trong đoạn thơ này, dưới tầm mắt quan sát thấu đáo của Kiều, cho thấy nàng có ý thức rất cao về nhân phẩm cũng như thân phận của mình.
Kiều vốn được Nguyễn Du xây dựng như một hình mẫu người phụ nữ lý tưởng tài sắc vẹn toàn, nhưng xót xa thay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”, một con người thanh cao trong trẻo đến vậy, số mệnh lại đẩy đưa vào nỗi nhớ nhấp, tầm thường nhất. Kiều vùng vẫy, chống lại số phận, không chấp nhận làm một kỹ nữ dơ bẩn mặc người chơi đùa, ở nàng hiện lên cái đức tính cao đẹp của loài hoa sen thuần khiết “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nhưng Kiều bất lực trước hoàn cảnh éo le của mình, Kiều buộc phải chấp nhận sự thật, tự khóc thương cho bản thân.
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình lại thấy thương mình xót xa”
Kiều đã cố quên đi nỗi đau đớn tủi nhục, trong men rượu, nhưng có ích gì khi, canh tan rượu tàn, còn lại tấm thân rã rời, đến Kiều cũng phải “giật mình” mà tự “thương mình xót xa”. Nhịp thơ trong câu lục, là nhịp 3/3 chậm rãi, nhịp nhàng, diễn tả cuộc sống chán chường, đằng đẵng vô tận, đến câu bát thì nhịp thơ 2/2/2/2 nhanh hơn, Kiều bàng hoàng tỉnh lại, nhận lấy nỗi đớn đau tận tâm can, như vặn xoắn lấy tâm hồn.
Những câu thơ tiếp là dòng hồi tưởng đầy xót xa, chua chát của Kiều khi so sánh cuộc sống nhung gấm, thanh cao trước đây cùng với thực cảnh tủi nhục, nhơ nhớp chốn lầu xanh, ong bướm lả lơi.
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”
Nhớ khi xưa kia khi còn là tiểu thư đài các, cầm kỳ thi họa môn nào cũng tinh thông, lại được sống trong “phong gấm rủ là”, là viên minh châu, được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng, thân ngọc ngà chẳng nhiễm một hạt bụi trần. Nhưng nay hiện thực tàn khốc, Kiều tự ví tấm thân “tan tác như hoa giữa đường”, một đóa Mẫu đơn xinh đẹp nay bị chốn lầu xanh vùi dập không thương tiếc.
Ngày trước, nàng nào phải lộ mặt tiếp xúc với nam tử, hay người lạ bao giờ, còn nay thì “Mặt sao dày gió dạn sương”, đã chẳng còn biết xấu hổ, hay e lệ phép tắc, lễ nghĩa, bởi trong chốn phong nguyệt này những thứ đó thật nực cười. Chính Kiều cũng cảm thấy tấm thân mình chẳng còn trong sạch, vốn đã “bướm chán ong chường”, rẻ mạt đến thế. Để thấy được Kiều đã có một cuộc sống đày đọa, vừa ê chề nhục nhã về thể xác, vừa tủi hổ trong tâm hồn, buồn xót cho một số phận tài hoa nhưng mệnh đời bạc bẽo quá.
Việc Nguyễn Du sử dụng các thành ngữ lồng ghép, đan chéo vào nhau càng tăng thêm sức biểu cảm, từng câu từng chữ như ghim vào lòng người đọc, thấm đượm nỗi xót thương cho số phận của nàng Kiều tội nghiệp.
“Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.”
Nhưng dù xã hội có cố vùi dập nàng xuống lớp bùn hôi tanh, dù tấm thân nàng đã vướng bụi đời, nhưng tâm hồn hồn nàng vẫn thanh khiết, giữ vững cốt cách của loài sen trắng. Kiều thờ ơ với mọi cuộc hoan lạc “mưa Sở mây Tần”, nàng chẳng lấy gì làm vui thú, có gì để vui đây? Khi những khách làng chơi muốn “gió tựa hoa kề”, cho gần gũi thân mật, nhưng thật giả dối và ghê tởm quá.
Lòng Kiều như chết lặng, Kiều không phản kháng, cũng không còn muốn phản kháng, bởi đau đớn và tủi đã cướp đi hồn nàng, Kiều chỉ đang tồn tại, tồn tại giữa chốn lầu xanh phồn hoa nhất, cũng thấp kém nhất. Cảnh phong, hoa, tuyết, nguyệt đẹp đẽ có đủ cả, nhưng cũng chẳng thể che lấp đi sự nhơ nhớp, trụy lạc của chốn phong trần phóng túng.
Hỏi chăng trong lòng vốn đã đau xót, buồn tủi thì cảnh có đẹp tuyệt trần đi chăng nữa, thì người cũng có vui được không? Thế Nguyễn Du mới có câu thơ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/Người buồn cảnh cũng vui đâu bao giờ?”. Tâm trạng u uất của Kiều dường như lan tràn sang cả cảnh sắc xung quanh, nơi đây cũng nào thiếu những thú vui cầm, kỳ, thi, họa, cũng thanh tao cao nhã một cách đầy mỉa mai, khi chốn dung tục mà cũng “Đòi phen nét vẽ câu thơ/Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”.
Chính vì vậy lòng Kiều càng không vui nổi, có chăng là cái cười gượng gạo “Vui là vui gượng kẻo là”. Cười ở đây là nụ cười chua chát, mặn đắng bờ môi, chắc rằng lòng Kiều đang nhỏ lệ, có câu buồn quá hóa cười, cười vì số phận trêu ngươi, cười vì chán chê cái thân phận phụ nữ đầy ngang trái, trắc trở.
Nỗi đau khổ của Kiều qua đoạn thơ này được Nguyễn Du thể hiện bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, càng thêm thấm thía, sâu sắc hơn trong từng câu chữ. Câu thơ cuối như một lời hỏi bâng quơ “Ai tri âm đó mặn mà với ai?”, Kiều chẳng mong câu trả lời, bởi trong chốn phong trần này, sẽ chẳng ai thấu hiểu cho nỗi đau này của nàng.
Tham khảo văn mẫu 💕 Phân Tích Đoạn 1 Trao Duyên 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Bài Nỗi Thương Mình Văn 10 – Mẫu 9
Bài văn mẫu phân tích bài Nỗi thương mình văn 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm Truyện Kiều là một tuyệt phẩm tạo nên tên tuổi của thi hào Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo của tác giả Nguyễn Du dành cho số phận của những người phụ nữ trong xã hội.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” nói về chuỗi ngày đau đớn thể hiện nước mắt của Thúy Kiều khi nàng bị nhân vật Sở Khanh lừa tình và bị bán thân vào chốn lầu xanh, dưới sự quản lý dẫn dắt của Tú Bà. Trong những ngày tháng sống vẩn đục, ô nhục đó thông qua ngòi bút của mình tác giả Nguyễn Du đã viết lên những dòng thơ với những lời thương cảm vô cùng sâu sắc dành cho Thúy Kiều:
“Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”
Khổ thơ mở ra những hình ảnh về chốn ăn chơi, lả lơi ong bướm thể hiện đây là chốn phong lưu, đưa tình, một nơi không có chỗ cho tình yêu thật sự mà chỉ là chốn rong chơi, mua bán nụ cười giả tạo. Một chốn đưa người cửa trước rước người cửa sau của những cô gái làng chơi.Những hình ảnh ước lệ “Cuộc chơi” “ong bướm” “dập dìu” .. khiến cho người đọc cảm nhận được sự nhộn nhịp, của chốn mua vui. Một nơi kinh doanh thân thể phụ nữ.
“Khi tỉnh rượu lúc canh tàn
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Trong không gian của chốn ăn chơi đàng điếm này Thúy Kiều cảm thấy xót xa cho thân phận của mình nàng là người xuất thân con gái nhà lành, được cha mẹ cho ăn học đàng hoàng, bản chất lương thiện hiền lương, có đức hạnh, hiếu nghĩa. Có lẽ nằm mơ Thúy Kiều cũng không bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình lại lưu lạc phải sống kiếp phong trần của gái giang hồ như thế này. Bị bao nhiêu người con trai chà đạp, bị vần vò cả về thể xác lẫn tâm hồn.
Thúy Kiều sống mà phải mang nụ cười giả tạo, tiếng đàn để mua vui cho những gã đàn ông đốn mạt trốn vợ con đi tìm thú vui hưởng lạc, hoặc những tay công tử ăn chơi lắm tiền nhiều của nhưng ngu si hống hách, chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ. Trong không khí như vậy Thúy Kiều chỉ biết mượn rượu giải sầu. Nàng muốn uống cho quên đi tất cả quên ngày tháng, quên thời gian, quên đi cha mẹ già ở quê nhà, quên chàng Kim Trọng mà nàng đã hứa trọn tình bên nhau.
Nhưng rượu uống thì “say” lúc đó, nhưng khi tỉnh lại nàng lại thấy “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Trong một câu thơ nhưng tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tới ba chữ mình thể hiện trạng thái khác nhau. Trong hai từ ‘Giật mình” thể hiện một hành động bất ngờ trước sự vật sự việc nào đó.
“Mình lại” thể hiện danh từ nhân xưng mình, em, tôi, tớ trong bất kỳ một câu nói nào đó. Nỗi thương mình của Thúy Kiều“Thương mình” thể hiện tình cảm cô liêu, sự cô độc một mình. Hành động này thể hiện sự cô đơn, sự chua chát của Thúy Kiều dành cho mình trong những ngày tháng chốn phong trần nhơ nhuốc này.
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
Không có ai hiểu nàng, không có ai xót xa cho thân phận của nàng nên Thúy Kiều tự mình thương mình. Nàng cảm thấy mình thật bất hạnh. Những cuộc vui chốc lát nhanh chóng tàn nhanh, rồi người cũng đi, chỉ còn lại sự quạnh quẽ cô liêu, chỉ còn nàng trong sự ủ ê chán chường. Một xã hội đầy bất công, nhơ nhuốc đã cướp đi hạnh phúc bình dị của một người con gái hiền lương đẩy nàng tới chốn này để rồi bị sống cảnh đời “vùi hoa dập liễu” cả thân xác và tâm hồn.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngân bốn bề trăng thâu
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nét cờ dưới hoa
Trong chốn hồng trần ăn chơi sa đọa này Thúy Kiều không có người tâm sự không có bạn tri kỷ. Nên nàng chỉ biết bầu bạn với thơ ca, đàn nhị. Nhưng những tiếng đàn dường như ai oán hơn, những vần thơ đẫm nước mắt khiến cho nàng cảm thấy mình sống đây mà như đã chết lâu rồi. Trong những câu thơ này tác giả đã sử dụng tài tình nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai
Niềm vui của nàng chỉ là niềm vui của sự gượng cười mà thôi còn tâm hồn nàng đã chết từ lâu rồi. Trong trích đoạn này tác giả Nguyễn Du đã khiến cho người đọc cảm thấy rưng rưng lệ, cảm thương cho số phận của nàng Kiều khi sống những ngày sống nhơ nhuốc, vẩn đục ở chốn lầu xanh, phải mua vui cho những người đàn ông xa lạ.
Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng của Kiều, một tâm trạng bi thương, thấm thía. Một con người có ý thức sâu xa về nhân phẩm của mình và giữ gìn phẩm chất ấy cho dù cuộc đời có vùi dập đến đâu vẫn không sao xóa bỏ được ý thức ấy ở chốn lầu xanh.
Tiếp tục tham khảo 🍀 Phân Tích Đoạn 2 Trao Duyên 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Bài Nỗi Thương Mình Lớp 10 Đặc Sắc – Mẫu 10
Tài liệu văn phân tích bài Nỗi thương mình lớp 10 đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng hay cho bài viết của mình.
Đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Từ bên trong nó toát lên ánh sáng của phẩm chất cao quý và chính cái bi thương ấy lại là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của xã hội bất nhân đã chồng chất bao nhiêu đau khổ lên một kiếp người
Sau khi Thúy Kiều đánh tiếng sẽ bán mình để chuộc cha ra khỏi chốn ngục tù, Mã Giám Sinh nhờ mối lái dẫn đến, giả danh cưới Kiều làm vợ lẽ. nhưng thực ra y mua nàng về cho nhà chứa của Tú Bà. Khi biết mình bị lừa, Thúy Kiều quyết liệt chống lại âm mưu tàn ác của chúng. Nàng rút dao định tự sát, nhưng không chết.
Trong cơn mê, Thúy Kiều thấy hồn Đạm Tiên hiện về báo cho biết nàng chưa thoát được số đoạn trường nên đành phải nghe lời dỗ dành của Tú Bà ra tạm ở lầu Ngưng Bích. Sở Khanh, tên tay sai của Tú Bà đã lập mưu rủ nàng đi trốn. Kiều nhẹ dạ nghe theo, bị Tú Bà bắt về đánh đập rất dã man và buộc nàng phải tiếp khách.
Đoạn trích Nỗi thương mình từ câu 1229 đến câu 1248 của Truyện Kiều miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
Điểm đặc thù của đoạn trích này là tác giả viết về tình cảnh, tâm trạng của Thúy Kiều khi bị buộc làm kỹ nữ tiếp khách làng chơi. Nguyễn Du phải đối diện với một thực tế phũ phàng là xã hội vạn ác đã đồn đẩy nhân vật mà ông trân trọng, yêu mến vào chốn thanh lâu. Làm thế nào để vẫn phản ánh được sự thật mà không hạ thấp nhân vật. vẫn thể hiện được thái độ cảm thông của mình và nói lên được sự đau khổ, thương thân xót phận của nhân vật.
Nguyễn Du phát huy mặt mạnh của bút pháp ước lệ cùng nghệ thuật sử dụng ngôn từ chọn lọc vừa phù hợp vừa chính xác để giải quyết vấn đề nan giải này. Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt đặc trưng ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Những ẩn dụ như bướm lả, ong lơi, lá gió, cành chim, hình ảnh cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm và cả điển tích văn chương về Tống Ngọc, Trường Khanh, hai vị khách phong lưu nổi tiếng đã khắc họa được cảnh sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ ở chốn lầu xanh. Giữa cái không khí ồn ào, náo nhiệt, lả lơi, dập dìu, sớm đưa, tối tì ra ấy, nổi bật lên hình ảnh một nàng Kiều cô đơn, buồn tủi.
Các hình thức đối xứng trong câu như bướm lả/ong lơi, lá gió/cành chim được Nguyễn Du khai thác triệt để nhằm tô đậm nỗi thương thân, xót phận của Thúy Kiều và gây cảm giác đau đớn. Xót xa thực sự cho người đọc.
Bốn câu thơ đầu vừa là bức tranh sinh hoạt nhơ nhớp chốn thanh lâu vừa ẩn chứa tiếng thở dài não ruột của người con gái tài sắc buộc phải làm kĩ nữ. Tác giả xót thương Thúy Kiều rơi vào chốn bùn nhơ, nơi nhân phẩm bị hủy hoại, nhưng cũng chính trong hoàn cảnh đó, Thúy Kiều đã ý thức rất rõ về nhân phẩm cao quý của mình.
Thúy Kiều là một người con gái được Nguyễn Du xây dựng trở thành hình mẫu lý tưởng của cái đẹp, cái thiện. Khi lâm vào tình cảnh ô nhục mà nàng chưa từng nghĩ đến. Thúy Kiều đã cố vùng vẫy để được giải thoát, nhưng càng vùng vẫy lại càng bế tắc.
Nỗi đau “trần thế’’ đối với một người Mai cốt cách, tuyết tinh thần như Thúy Kiều dường như nhân lên gấp bội: vì hơn ai hết, nàng không bao giờ chấp nhận cuộc sống sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh. Do đó, khi thể hiện tâm trạng Thúy Kiều ở lầu xanh, Nguyễn Du đã dồn hết cảm xúc xót thương vào ngòi bút.
Nhà thơ đã thể hiện thật chân tình tâm trạng đau buồn, tủi hổ đến ê chề của Thúy Kiều khi phải đối diện với chính lòng mình:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Sống trong cảnh cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm thi chỉ khi tỉnh rượu, lúc tàn canh Kiều mới có những khoảnh khắc hiếm hoi để sống thực với mình. Lúc khách làng chơi đã ra về hết, đêm rất khuya, chỉ còn một mình Kiều đối diện với ngọn đèn chong. Nhịp thơ 3/3 như gợi từng bước đi chậm chạp của thời gian. Thời gian và không gian vắng lặng, cô liêu càng gợi nỗi niềm cay đắng, xót xa trong dạ người con gái đang lênh đênh, lưu lạc nơi đất khách.
Đến câu thứ hai, nhịp thơ thay đổi thành 2/2/2/2: giật mình/mình lại/thương mình/xót xa. Hai chữ “giật mình” kết hợp với cách ngắt nhịp đột ngột diễn tả tâm trạng thảng thốt của Thúy Kiều. Từ “mình” mang thanh bằng nhưng không gợi sự nhẹ nhõm mà gợi cảm giác nặng nề bởi nó được lặp lại tới ba lần trong một câu thơ có nhịp điệu thổn thức, như tiếng nấc nghẹn ngào khi cố ghìm tiếng khóc.
Thúy Kiều giật mình sợ hãi trước sự đổi thay ghê gớm của số phận và tình cảm thảm hại của mình lúc này. Hai câu thơ tả tâm lí trên có thể coi là tuyệt bút. Nhịp điệu, âm hưởng và phép điệp từ kết hợp hài hòa, tự nhiên đã diễn tả thật chính xác tâm trạng trĩu nặng sầu thương của Thúy Kiều. Đêm khuya thanh vắng, nỗi sầu thương ấy như hiện rõ thành hình, thành khối là Thúy Kiều bằng xương bằng thịt. Đọc hai câu thơ trên, ai cũng phải ngậm ngùi rơi lệ.
Nỗi thương mình là cảm xúc bao trùm trong đoạn trích. Thúy Kiều buộc phải xa cha mẹ, xa tổ ấm để bước lên cỗ xe định mệnh: vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh, lao đi trên con đường mịt mù, vô định. Nàng chấp nhận: Thôi đành nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu nhưng không thể ngờ rằng mình lại rơi vào chốn hang hùm đầy những kẻ bán thịt buôn người trâng tráo và đê tiện.
Nàng đang phải sống trong cảnh “chân trời góc biển bơ vơ”, không nơi nương tựa, không người an ủi, vỗ về, chia sẻ cho vơi bớt nỗi đau cô độc giữa lũ quỷ mặt người nên Kiều có cảm giác mình lại thương mình xót xa là vậy! Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở mức “đọc” được tâm trạng Thúy Kiều mà sâu hơn thế, thi sĩ thực sự rung động trước nỗi khổ tâm của nàng, đồng thời truyền sự rung động mãnh liệt ấy đến trái tim, khối óc người đọc, tạo nên mối dây đồng tình, đồng điệu.
Thúy Kiều cay đắng nghĩ tới sự tương phản ghê gớm giữa quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc và hiện thực đen tối, phũ phàng:
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Nàng nhớ lại cảnh sống quý phái, sang trọng khi còn ở nhà với cha mẹ trước lúc xảy ra tai họa và thương tiếc thân mình vì vùi dập tan tác như hoa giữa đường. Những hình ảnh, từ ngữ đối lập đã đặc tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ ê chề của Kiều. Quá khứ đối lập hiện tại một cách khốc liệt. Dĩ vãng tươi đẹp chỉ được gợi lên qua một câu: Khi sao phong gấm rủ là, còn hiện tại đen tối được nhắc đến liên tiếp trong nhiều câu thơ.
Trước kia, Kiều được nâng niu quý trọng bao nhiêu thì bây giờ nàng bị vùi dập phũ phàng bấy nhiêu. Sao là từ nghi vấn nhưng lại mang tính chất cảm thán, vừa được dùng trong hình thức đối vừa được dùng ở hình thức điệp: Khi sao, giờ sao, mặt sao, thân sao kết hợp với các thành ngữ mà từ ghép, từ láy được xé lẻ rồi đan chéo vào nhau như: dày gió dạn sương, bướm chán ong chường tạo nên giọng thơ mà nỗi đau đớn ê chề như thấm đẫm trong từng câu, từng chữ.
Đằng sau những ngôn từ, hình ảnh ước lệ hoa mĩ ấy là cơn uất hận không nguôi, là những câu hỏi day dứt, dằn vặt muốn vang vọng tới trời xanh. Bất công thay, trớ trêu thay là Trời già tai ác! Thực ra, tạo hóa chẳng nỡ đày đọa Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn, mà chính là các thế lực tàn ác trong xã hội đã dìm nàng xuống bùn đen. Tuy nhiên, thái độ của Kiều là không buông mình theo dòng đục, bởi nàng cảm nhận sâu sắc về phẩm giá của mình và nỗi tủi nhục của người lương thiện bị vùi dập, đọa đày.
Tác giả tả tâm trạng của Kiều ở chốn lầu xanh:
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa như: xuân có hoa; hè có gió; thu có trăng; đông có tuyết. Nhưng trước những cảnh đẹp đó, Kiều dửng dưng, thờ ơ bởi con tim nàng đã bị nỗi đau khổ quá mức làm cho giá lạnh.
Ở lầu xanh cũng có đủ các thú vui như cầm, kỳ, thi, họa, nhưng đối với Kiều thì cảnh vật, con người và những thú vui ấy giờ đây đối với nàng đều trở nên vô nghĩa.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu?
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!
Đôi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên, có đủ cả: phong – hoa – tuyết – nguyệt, cảnh đẹp bốn mùa hội tụ vào nơi đây, gió xuân vi vu thổi, hoa hạ đua nhau khoe sắc ngát hương, trăng thu sáng vằng vặc, tuyết đông phủ kín cả lầu tất cả đều rất thực, rất sinh động như vẽ nên bức tranh đầy màu sắc, âm thanh của lầu xanh và trong đó có đủ những thú vui của con người: cầm – kì – thi – họa càng tô điểm cho bức tranh ấy thêm phần nhộn nhịp, sống động hơn bao giờ hết.
Nhưng nêu lên những cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tao nhã, nên thơ ấy lại như một sự giễu cợt, mỉa mai, chua chát. Vì dù ngụy trang khéo đến mấy, cũng không thể che đậy nổi cái bản chất nhơ nhớp, bẩn thỉu bên trong của chống “buôn thịt bán người”. Đoạn thơ vì thế đồng thời hướng vào tâm trạng Kiều: Kiều luôn phải tách mình thành hai nửa: một con người bề ngoài vui gượng, giả tạo và một con người thực, sống để xót xa mỗi lúc canh tàn.
Cảnh không thể vui vì lòng người nặng trĩu nỗi tê tái… Khi gió tựa hoa kề, khi cung cầm thi họa, lúc nào nỗi đau cũng dâng đầy và nghẹn ứ trong lòng nàng. Ý thức về nhân phẩm một khi trỗi dậy là lại bị giày xéo, khiến nàng không nguôi bẽ bàng, nhục nhã về thân phận. Hai từ “đòi phen” được lặp lại trong tám câu thơ càng thể hiện rõ hơn đó là một nỗi đau thường trực, chưa lúc nào thôi dằn vặt Kiều. Nỗi sầu của Kiều lan tỏa sang cảnh vật:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình. Từ một trường hợp cụ thể, thơ Nguyễn Du đã vươn tới tầm phổ quát, trở thành chân lí của mọi thời. Có thể nói hai câu thơ là đỉnh điểm của đoạn trích vì nó gột tả được sâu sắc hơn bao giờ hết nội tâm của nhân vật từ đó lan tỏa sang cảnh vật một cách thật tự nhiên và hợp lí.
Nỗi buồn của Thúy Kiều cứ dâng lên, như sóng cồn triền miên không bao giờ dứt, nó cứ khuấy động bên trong sâu thẳm con người Kiều để rồi đến một lúc nào đó, tức nước vỡ bờ, nó dâng lên cuồn cuộn đánh động vào nỗi lòng, cảm xúc của Thúy Kiều, khiến cho mọi vật qua cái nhìn của nàng đều trở nên u buồn, tăm tối, nhuộm màu tang thương.
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Hai câu thơ cuối là nỗi lòng của Thúy Kiều được Nguyễn Du thể hiện một cách tinh tế, độc đáo mà tâm sự này, tâm trạng này, Kiều của Thanh Tâm tài nhân không hề có được. Từ “vui gượng” nói lên tất cả sự lạc lõng, cô độc cũng là sự mâu thuẫn, bế tắc không lối thoát của Kiều trước hoàn cảnh. Sống trong cảnh nhơ nhớp, phải tiếp khách làng chơi, trải qua những cơn say, trận cười quanh năm suốt tháng, phải lả lơi… là điều bất đắc dĩ, Kiều không bao giờ muốn thậm chí không bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc đời mình lại bi kịch như thế.
Giữa chốn lầu xanh mà đồng tiền lên ngôi, có bao kẻ đến rồi đi, cái còn lại sau cùng với Kiều chỉ là sự rã rời, đau đớn cả về thể xác và tâm hồn thì làm gì có ai là tri kỉ, có ai để “mặn mà” nhưng trong sâu thẳm cõi lòng, Kiều vẫn luôn mong ngóng một tấm lòng, một người hiểu mình.
Một lần nữa ngôn ngữ nửa trực tiếp lại khiến cho câu thơ có những lớp nghĩa sâu sắc kết hợp câu hỏi tu từ đầy xót xa cay đắng cho thấy phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều giàu lòng tự trọng, coi trọng phẩm giá và muốn sống một cuộc sống bình yên, trong sạch.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên 🌟 10 Bài Văn Hay
Phân Tích 4 Câu Đầu Nỗi Thương Mình – Mẫu 11
Tham khảo bài văn mẫu phân tích 4 câu đầu Nỗi thương mình dưới đây để đi sâu phân tích những tầng ý nghĩa của đoạn thơ.
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thuý Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa áng khen tài châu ngọc; Khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; Khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; Khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; Khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ cùng tê lưỡi…”.
Thuý Kiều đã trải qua hầu hết những nỗi đau khổ tái tê nhất của người phụ nữ dưới thời phong kiến. Khổ đau nhưng luôn có ý thức về “kiếp đoạn trường” của bản thân, rơi vào lầu xanh, Kiều thương thân xót phận nhưng cũng luôn ý thức về phẩm giá. Điều đó góp phần làm nên giá trị nhân đạo lớn lao và sâu sắc của tác phẩm.
Vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch của nàng Kiều quán xuyến toàn bộ nội dung tác phẩm. Nhan sắc “nghiêng nước, nghiêng thành”, tài đàn tuyệt diệu, tài thơ mẫn tiệp của nàng rút cục cũng không chống lại được hoàn cảnh. Nàng rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải tiếp khách làng chơi:
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Bốn câu đầu của đoạn trích cho ta thấy rõ hình ảnh lối sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Trong chốn lầu xanh ấy Kiều phải tiếp khách mua vui cho “biết bao” người mà nàng không thể nào nhớ được hay là đếm được, bởi lẻ một điều rằng hằng ngày Kiểu tiếp khách làng chơi triền miên “suốt đêm, sớm đưa, tối tìm” những từ ngữ ấy đã cho ta thấy được sự nhộn nhịp của chốn lầu xanh, nơi mà Tú Bà ăn nên làm ra.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ: bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” và các điển tích điển cố: “lá gió cành chim”, “Tống Ngọc, Trường Khanh” – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu Nguyễn Du cho thấy tình cảnh của Thúy Kiều tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất đó chỉ là giả tạo, hằng ngày Kiều phải làm công việc nhơ nhuốc, tiếp đủ các loại khách đến mua vui.
Điều này cho ta thấy rõ hơn về nỗi bất hạnh và tình cảnh trớ trêu của Thúy Kiều. Bút pháp ước lệ giúp Nguyễn Du không tránh né số phận thực tế của Kiều mà vẫn giữ được chân dung cao đẹp của nàng. Qua đó ta thấy được thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả đối với nhân vật.
Ông đã tái hiện cái hoàn cảnh của Thúy Kiều bằng những sự đối lập nghiệt ngã: một bên là nước mắt Thúy Kiều – một bên là những cơn say, trận cười triền miên. Do vậy ở bốn câu thơ đầu, mặc dù chưa được miêu tả trực tiếp, người đọc vẫn thấy Kiều đang bị cuốn đi trong một cơn lốc vô hình, bị buộc vào cảnh sống nhơ nhớp nơi nhà chứa. Hiện thực nghiệt ngã mà nhân vật phải trải qua, hé mở thân phận bẽ bàng của người kỹ nữ.
Nguyễn Du đã mỹ lệ hóa cho cảnh sống ấy bằng một thứ ngôn ngữ ước lệ rất tài tình: ước lệ theo thành ngữ dân gian, ước lệ theo điển tích làm cho sự hồi tưởng kiếp sống đớn đau của Kiều trở nên tao nhã hơn. Bởi vì chỉ có hồi tưởng mới diễn tả hết sức sống chân thật của nội tâm nhân vật, mới thể hiện đúng nỗi đau, mới nổi bật được phẩm giá và sự chịu đựng giày vò đáng thương của nhân vật. Đằng sau những câu thơ ấy là tấm lòng cảm thông, trân trọng mà tác giả dành cho Thúy Kiều.
Bốn câu thơ đầu đoạn trích Nỗi thương mình đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể bình thản coi việc làm của mình rất đỗi bình thường, trớ trêu thay Kiều lại có một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống “êm đềm trướng rủ màn che” bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ.
Thương thân xót phận là một chủ đề phổ biến trong văn học Việt nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX (Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,…). Nguyễn Du là người viết về cảm hứng này sâu sắc và thấm thía hơn cả. Thương thân mình là một cách phản ứng với hiện thực của thân phận. Điều đó cho thấy con người không bị tàn đi, không bị cuốn theo, không bị huỷ diệt. Giữa chốn lầu xanh nhơ nhớp, Kiều tách ra như một điểm sáng về tâm hồn. Chính vì vậy mà Từ Hải, Kim Trọng, Nguyễn và người đọc bao thế hệ đều rất trân trọng nàng.
SCR.VN chia sẻ 💧 Cảm Nhận Của Em Về Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 💧 13 Mẫu Hay
Phân Tích 8 Câu Cuối Bài Nỗi Thương Mình – Mẫu 12
Đón đọc bài văn mẫu phân tích 8 câu cuối bài Nỗi thương mình được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo phong phú hơn.
Nỗi thương mình là đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn, ê chề của Thúy Kiều sau khi buộc phải làm kĩ nữ, tiếp khách ở lầu xanh. Khi biết rơi vào nhà chứa, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Nàng định liều chạy trốn theo Sở Khanh nhưng lại bị Sở Khanh lừa, bị Tú Bà bắt lại, đánh đập tàn nhẫn, cuối cùng buộc phải tiếp khách.
Trong hoàn cảnh đó, nỗi buồn và bẽ bàng là những gì mà Kiều thấm thía sâu sắc nhất:
“Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu”.
Cảnh tượng nhìn qua quả là rất nên thơ, mà lòng nàng lại ủ dột:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”.
Cảnh quả là vui thú, tao nhã, phong lưu, nhưng đối với Kiều chi là vui gượng: “Ai tri âm đó, mặn mà với ai?”. Đó chẳng qua là các trò chơi để giết thì giờ không mảy may ý nghĩa.
Thứ tư là sự cô đơn, đau đớn một mình, câu này tuy không có trong đoạn trích nhưng rất có ý nghĩa:
“Thờ ơ gió trúc mưa mai,
Ngẩn ngơ trăm nỗi, dùi mài một thân”.
Những nỗi lòng thương thân, xót thân, chán mình, buồn khổ cô đơn, vui gượng gạo như thế đã chứng tỏ mạnh mẽ Kiều là một con người có phẩm giá, không phải người tà dâm, lấy việc tiếp khách làm chuyện vui thú.
Có lẽ nói những nỗi lòng tan nát hợp hơn là những nỗi lòng tê tái chăng? Trong nỗi lòng Kiều, nổi lên tình cảm đau đớn vì tha hương lưu lạc và cảm giác thời gian kéo dài nặng nề vô nghĩa.
Khi thuật lại nỗi thương mình của Kiều, nhà thơ dùng lời kể với điểm nhìn bên trong của nhân vật. Bốn câu đầu chỉ là miêu tả cảm giác của Kiểu về các sự việc diễn ra với nàng. Những câu còn lại đều có chủ ngữ là “mình”, mình tự nhìn mình, mình nghĩ về mình. Thử hỏi lúc này ai có thế suy nghĩ thay cho nàng được?
Với điểm nhìn ấy, khi đọc đoạn thơ, ta như trực tiếp đọc được những ý nghĩ thầm kín hết sức đau đớn của bản thân Kiều, chứ không phải nghe lời do ai đó thuật lại. Lẽ dĩ nhiên đó vẫn là lời thuật của Nguyễn Du, những điểm nhìn trần thuật bên trong là của Kiều đã tạo ra hiệu quả đó.
Nguyễn Du là nhà thơ rất tinh tế. Để miêu tả những cảnh tầm thường, dung tục nơi lầu xanh, tác giả chỉ gợi qua các biểu tượng với cụm từ được cấu tạo đặc biệt “gió tựa, hoa kề”. Nguyễn Du không chỉ kể, tả mà còn gợi, tạo cảm giác cho người đọc. 8 câu cuối của Nỗi thương mình là đoạn văn tài hoa, tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả tâm lí của Truyện Kiều.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Phân Tích Đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng 🌹 15 Bài Văn Mẫu