Mâm Ngũ Quả Đẹp: Top 5 Loại Trái Cây Cúng Tốt Nhất

Mâm Ngũ Quả Đẹp ❤️️ Top 5 Loại Trái Cây Cúng Tốt Nhất ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa Và Hướng Dẫn Cách Bày Trí Mâm Ngũ Quả Đẹp Theo Vùng Miền.

Mâm Ngũ Quả Là Gì

Theo thời gian, dù có nhiều thay đổi về văn hoá nhưng tập tục về mâm ngũ quả vẫn lưu truyền trong gia đình Việt bởi ý nghĩa nhân văn của nó. Vậy Mâm Ngũ Quả Là Gì?

Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Bày mâm ngũ quả là một trong những nét văn hóa đặc trưng và có ý nghĩa rất quan trọng trong ngày Tết Nguyên Đán. Mâm ngũ quả này thể hiện cho lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Mâm ngũ quả ngày Tết được xem là có nguồn gốc từ đạo Phật khi được nhắc nhiều trong Vu Lan bồn (Ullambana Sutra) với hình ảnh “trái cây 5 màu”. Theo quan niệm nhà Phật, 5 màu quả là tượng trưng cho ngũ thiện căn bao gồm: Huệ căn (sáng suốt), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), tấn căn (ý chí kiên trì) và tín căn (lòng tin).

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng, vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lễ Vật Cúng Động Thổ 🌹 Bài Cúng Chuẩn

Mâm Ngũ Quả Gồm Những Gì

Mâm Ngũ Quả Gồm Những Gì? Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền, địa phương mà cách bài trí mâm ngũ quả ngày Tết lại khác nhau.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn); Quý (Giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ. Mâm ngũ quả sẽ có 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, , mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ. Từ Bắc vào Nam, các loại trái cây dùng để bày trên mâm ngũ quả đa dạng, với biểu tượng về điều ước của gia đình, mang những màu sắc chung như xanh lá (cân bằng, bình yên), đỏ, cam (may mắn), vàng (phát tài lộc).

Mâm ngũ quả truyền thống có các loại quả như: Chuối xanh – Tượng trưng cho gia đình sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và chở che; Phật thủ xanh – bàn tay phật che chở cho cả gia đình; Bưởi vàng – Cầu ước sự an khang, thịnh vượng; Thanh long đỏ – Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc; Đu đủ vàng- Thịnh vượng, đủ đầy.

Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả thường không giống nhau. Theo phong tục truyền thống của từng vùng miền khác nhau nên bạn cần chuẩn bị mâm ngũ quả khác nhau để phù hợp nhé!

Gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng

Nên Cúng Trái Cây Gì Tốt

Truyền thống thờ cúng tổ tiên từ là đã là nét đẹp quý báu của người dân Việt Nam. Việc thờ cúng này không chỉ đơn thuần là nét đẹp tâm linh mà còn thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa biết Nên Cúng Trái Cây Gì Tốt thì hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

  • Táo: Trong phong thủy, táo tượng trưng cho sự yên bình và hòa hợp. Loại quả này cũng được ưa chuộng vì màu đỏ của nó mang ý nghĩa tốt lành.
  • Sung: Người ta chọn sung để biểu trưng cho sự sung mãn không những về tình cảm, sức khỏe mà về cả tiền bạc như đúng cái tên vốn có của nó. Nhân dân ta rất thích trồng cây sung và bày sung trong ngày Tết. Trong mâm ngũ quả ngày Tết bao giờ cũng có thêm một chùm quả sung. Theo quan niệm dân gian, sung là loại cây cảnh mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, tượng trưng cho sự sung mãn, tròn đầy.
  • Dứa: Dứa trong tiếng Hàn thường phát âm nghe như “may mắn đến theo cách của bạn”, vì thế dứa đã trở thành một biểu tượng phong thủy truyền thống cho sự giàu có và may mắn. Khi chuyển nhà, nó cũng là một trong những loại quả thắp hương cần thiết phải chuẩn bị.
  • Chuối: Chuối mang ý nghĩa là “thu hút”. Vì vậy, nó cũng hay được dùng làm hoa quả thắp hương ngày rằm . Tuy nhiên, nếu đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn, gia đình nên tránh không dùng chuối để tránh “chào đón” các vị khách không mời mà tới.
  • Nho: Trong phong thủy nho tượng trưng cho sự tạo ra sự phong phú của cải vật chất. Nho cũng đại diện cho sự thành công. Đôi khi, nho cũng được sử dụng như là công cụ phong thủy cho việc hóa hung thành cát, biến vận hạn rủi ro thành may mắn. Quả này tượng trưng cho sự của cải phong phú, sự thành công, biến những rủi ro thành may mắn.
  • Đu đủ: Giống như tên gọi của nó chưng đu đủ trong ngày Tết, người Việt Nam mang theo mong muốn được sự đầy đủ, thịnh vượng trong cuộc sống không những trong kinh tế mà còn cả tình cảm. Quả đu đủ mang ý nghĩa hi vọng năm mới sẽ đủ đầy, không thiếu thốn trong mọi việc.
  • Na: Na là lựa chọn khá phù hợp để đặt lên bàn thờ gia tiên vào các ngày rằm. Thông thường có 2 loại na, gồm na dai và na bở, tùy vào sở thích mỗi người để chọn na, hiện nay sở thích na dai vẫn được nhiều người lựa chọn hơn, na dai vỏ thường mỏng và mềm, na bở thì có da dày và cứng hơn. Chọn những trái na mắt mở rộng nhưng không mềm da xanh non hơi nứt sẽ để được lâu hơn.
  • Lựu: Không thể không nhắc đến trái lựu, lựu cũng là loại hoa quả được rất nhiều người lựa chọn để thắp hương với ý nghĩa cầu mong gia đình sung túc, sum vầy, con đàn, cháu đồng
  • Bưởi: Trong tiếng Hán, từ “bưởi” phát âm giống như là “con trai”. Do vậy, mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái.
  • Dưa hấu: Mặc dù có kích thước lớn nhưng dưa hấu vẫn thường được gia chủ sử dụng dùng làm hoa quả để cúng ngày rằm. Nhiều gia đình cúng rằm chỉ cần một quả dưa hấu, đĩa bên trầu cau là cũng có thể làm đĩa cúng khá bắt mắt rồi.
  • Thanh long: Mang ý nghĩa rồng mây hội tụ và biểu trưng cho sự cát tường, thịnh vượng. Không chỉ đẹp ở vẻ ngoài mà còn ở tên gọi, bởi theo quan niệm người dân nếu như đầu năm được rồng ghé thăm nhà thì cả năm được may mắn, phát tài phát lộc.
  • Cam: Cam là một trong những loại quả được các gia đình ưa chuộng nhất khi cúng ban thờ vào ngày rằm. Cam biểu hiện cho chính là mong muốn về sự may mắn và thành công của gia chủ.
  • Xoài: Người miền Nam phát âm là “xài” ý muốn cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống sung túc.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Vật Cúng Xe Mới Mua 🌹 Mâm Cúng, Bài Cúng Ô Tô, Xe Máy

Những Loại Trái Cây Cúng Phật

Đối với Phật tử, còn có bàn thờ Phật ở vị trí cao hơn và ở phía trước bàn thờ tổ tiên. Những ngày rằm, mồng một, ngày lễ Phật, ngày kỵ, ngày Tết, ngày cưới,… bàn thờ được chủ gia đình chuẩn bị hương, hoa, bánh trái để cúng Phật. Vậy nên dùng Những Loại Trái Cây Cúng Phật nào để thể hiện lòng thành?

Cúng quả tượng trưng cho kết quả, quả báo từ việc tu hoa Lục độ mà thành. Phật tử thường thực hành hạnh bố thí đến mọi người, mọi loài thì quả báo đối với bản thân là phát tài, thông minh, mạnh khỏe, sống thọ. Đối với mọi người xung quanh là việc đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc.

Thế gian hay Phật pháp đều không rời lý nhân quả. Nhân quả là nền tảng căn bản thiết thực của chân lý vũ trụ. Chúng ta muốn ăn trái mít thì phải trồng cây mít. Nhìn thấy hoa phải tu nhân thiện thì quả báo sẽ hưởng là thiện quả. Đó là ý nghĩa của việc cúng hoa, trái cây cho Phật.

Hiện nay, trong xã hội nhiều người quan niệm rằng có một số loài hoa, trái cây không thể dùng cúng dường Phật, vì họ nghĩ rằng sẽ đem đến những điều không tốt, không may mắn cho bản thân, gia đình. Đây là một quan niệm sai lầm, không đúng. Cúng dường đến Phật là cúng bằng tấm lòng, sự chân thành, tâm cung kính, chứ không phải bằng hình tướng vật thể bên ngoài.

Chọn hoa trái gì để cúng Phật và cúng ông bà? Việc này tùy theo ý thích của mỗi người, miễn sao hoa trái tươi lành thể hiện tấm lòng thành kính; tuy thế mỗi vùng có tập quán khác nhau, cũng như có những đặc sản khác nhau, nên việc chọn hoa trái trên bàn thờ cũng tùy từng địa phương và từng gia đình.

Việc chọn trái cây tùy theo thị trường, theo chợ địa phương, và theo mùa. Vui và ấm áp làm sao khi nhìn thấy trên bàn thờ trái thanh trà, trái bưởi no tròn, cuống dính chút lá xanh; trái thanh long đỏ, da láng lẩy, dáng hình độc đáo; trái mãng cầu đương độ màu xanh nhạt chuyển qua vàng một chút, rồi cam quýt với sắc màu đẹp và đầy sức sống,…

Nhưng dầu đẹp bao nhiêu thì chúng cũng nhường chỗ cho cây nhà lá vườn, nên ưu tiên chọn những trái cây trong vườn, dầu không đẹp lắm, bù lại, vô cùng tươi và nói lên lòng thơm thảo đối với Phật và tổ tiên: xoài, ổi, chuối đủ loại, kể cả chuối ba lùn cúng ôn mệ – một thứ trái mà không mấy ai cúng.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Lễ Vật Cúng Xe Hàng Tháng 🌠

Mâm Trái Cây Cúng Khai Trương

Mâm Trái Cây Cúng Khai Trương là cách thể hiện sự thành tâm của người cúng đối với Thổ thần và các vị thần linh cai quản vùng đất đó. Mâm Ngũ Quả Cúng Khai Trương cũng là dịp để báo cáo công việc làm ăn cũng như cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho công ty.

Trái cây cúng khai trương là một trong những món lễ vật rất quan trọng để dâng lên cho thần linh. Mỗi loại hoa quả xuất hiện trong ngày khai trương đều mang một ẩn ý khác nhau. Bởi vậy khi chuẩn bị, ta nên lựa chọn những loại trái cây cúng khai trương như thế nào để cho mâm ngũ quả mang lại nhiều ý nghĩa nhất là điều rất quan trọng.

Lễ khai trương không cần tổ chức quá cầu kỳ nhưng cần sự tỉ mỉ và thành tâm để thể hiện thái độ thành kính với thần linh. Hoa quả phải tươi mới không dập nát, chuẩn bị phải đầy đủ để tránh lúc làm lễ thiếu đồ gây gián đoạn.

Thông thường, mâm ngũ quả cúng khai trương truyền thống có các loại quả như sau:

  • Chuối: tượng trưng cho sự sum vầy, quây quần, bao bọc và chở che.
  • Phật thủ xanh: bàn tay phật che chở cho gia chủ.
  • Bưởi: cầu mong sự an khang thịnh vượng.
  • Thanh long đỏ: mang ý nghĩa rồng và mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc.
  • Đu đủ vàng: biểu tượng cho sự thịnh vượng, đầy đủ.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀

Khai Trương Cúng Trái Cây Gì

Để có một buổi lễ khai trương thành công cần có sự chuẩn bị tươm tất từ nghi lễ đến mâm ngũ quả. Vậy Khai Trương Cúng Trái Cây Gì tốt nhất?

Tuỳ theo phong tục của từng vùng miền mà bạn có thể thay đổi mâm ngũ quả cúng khai trương với những loại trái cây may mắn sau:

  • Cam, quýt, chanh: Người xưa tin rằng ba loại trái cây này mang lại may mắn do mùi vị dễ chịu và sự tinh khiết của nó. Bên cạnh đó, ba loại trái cây này còn giúp tránh được những điều xui xẻo.
  • Dưa hấu: Vỏ xanh và ruột đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Quả dưa dấu căng tròn mọng nước tượng trưng cho sự sung túc và căng tràn sức sống.
  • Táo: Táo là biểu tượng cho hòa bình. Mang lại sự phú quý cho chủ công ty.
  • Đào: Đây là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trong phong thủy tượng trưng cho sự bất tử. Khi nói đến trái đào, người ta sẽ liên tưởng ngay đến sự giàu có và trường thọ. Bên cạnh đó, hoa đào cũng là biểu tượng về tình yêu và hôn nhân.
  • Lựu: Đây là loại quả tượng trưng cho sự đông đúc. Hình ảnh trái lựu tươi thắm, căng mọng gợi lên hình ảnh một công ty có đông nhân viên, mang lại tiền tài và may mắn cho công ty đó.
  • Thơm: Với hình dáng tựa như rồng (thân có vảy giống vảy rồng) mang lại ý nghĩa may mắn, giàu có, thịnh vượng.
  • Chuối xanh: Một nải chuối có hình dáng như bàn tay ngửa ra để che chở. Thông thường, người ta sẽ để nải chuối xanh ở phía dưới cùng của mâm ngũ quả, nâng nỡ các loại quả khác để nói lên sự đùm bọc và gắn kết.
  • Thanh long: Quả thanh long màu đỏ không những đẹp ở vẻ bề ngoài mà còn ở tên gọi của nó. Theo nhân gian, long có nghĩa là rồng, nếu cúng loại trái cây này thì công ty sẽ được rồng ghé thăm, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc.
  • Hồng: với màu sắc hồng hào tượng trưng cho sự thành đạt trong kinh doanh.
  • Bưởi: Thông thường được đặt trên nải chuối xanh, được trưng trong mâm ngũ quả mong muốn sự an khang thịnh vượng.

Còn thêm những nội dung chuẩn có trong bài viết ☘ Lễ Vật Cúng Khai Trương Đơn Giản

Trái Cây Cúng Khai Trương Cửa Hàng

Dưới đây là những chia sẻ để các bạn có thể chuẩn bị Trái Cây Cúng Khai Trương Cửa Hàng thật đầy đủ và chỉn chu, mong rằng những gợi ý này sẽ giúp buổi lễ khai trương của các bạn thành công tốt đẹp đem đến tài lộc và may mắn cho công việc kinh doanh.

Do quan niệm, phong tục tập quán của người Việt Nam ta xưa cho đến nay đều quan niệm rằng: Cửa hàng, công ty, nhà xưởng… đều nằm trên đất do vị Thổ thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công ty, nhà xưởng… đều phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần Linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm, xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng nên rất cần mâm ngũ quả

Trong cúng khai trương có Năm loại trái cây phổ biến, mỗi loại trái cây mang một ý nghĩa mà người kinh doanh muốn gửi gắm để cầu mong tài lộc do thần linh phù hộ:

  • 1 Nải Chuối: chuối có màu xanh đại diện cho Đông Phương. Hơn thế nữa, đây còn là màu sắc đại diện cho hành Mộc- hành duy nhất có khả năng trung hòa, cân bằng các luồng khí. Nó sẽ mang lại sự ổn định, vững chắc.
  • 01 quả Bưởi, màu vàng của Bưởi đại diện cho Trung Phương. Đặc biệt sắc vàng là màu tương ứng với vàng bạc, của cải, sự hoàn kim. Trái cây này đại diện cho tiền tài.
  • 01 quả Hồng, bạn nhất thiết phải chọn Hồng đỏ. Bởi màu Đỏ đại diện cho Nam Phương. Gam màu này còn là màu tượng trưng của Thần Hỏa, vị này sẽ bảo vệ bạn khỏi tà ma, xui xẻo đồng thời mang đến nhiều may mắn trong công việc làm ăn.
  • 01 quả Lê màu trắng, trái cây này đại diện cho Tây Phương. Màu Trắng còn là biểu hiện của sự hanh thông, thuận lợi.
  • Cuối cùng, bạn có thể chọn bất kỳ một loại quả nào đó có màu sẫm như mận tím, hồng xiêm,..đại diện cho Bắc Phương. Loại trái cây này đại diện cho sự tương sinh, phát triển, mang đến cơ hội mở rộng quy mô của cửa hàng, văn phòng, công ty.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Lễ Vật Cúng Thần Tài ☀️

Trái Cây Cúng Bàn Thờ

Vào những ngày lễ tết, rằm và những ngày trọng đại thì không thể thiếu hoa quả tươi để dâng lên ông bà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những loại hoa quả không phù hợp để làm Trái Cây Cúng Bàn Thờ. Việc thờ cúng là vấn đề vô cùng linh thiêng nên bạn cần tránh khỏi những điều cấm kỵ để không gặp phải những điều kém may mắn.

Những loại hoa quả giả

  • Vào những ngày lễ tết và những ngày quan trọng, gia chủ không chỉ chuẩn bị đầy đủ hương hoa mà cần phải có hoa quả tươi. Một điều mà bạn nên nhớ đó là không nên lựa chọn hoa quả giả vào những ngày này.
  • Trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam, hoa quả tươi sẽ mang đến những ý nghĩa tốt lành phù hợp để thắp hương vào những ngày trọng đại. Chính vì thế, hoa quả giả sẽ không thể hiện được hết tấm lòng thành kính của bạn đối với bề trên và không tốt cho các yếu tố phong thủy.

Những loại quả mọc sát đất

  • Những loại quả không nên thắp hương là những loại quả mọc sát đất cũng là những loại trái cây mà bạn không nên lựa chọn để dâng lên bàn thờ treo tường. Có nhiều người quan niệm rằng loại trái cây này thường dễ bị nhiễm ô uế từ phân bón nên không nên thắp hương. Bởi vậy, bạn nên hạn chế chọn những quả mọc sát đất hay có họ hàng với cà chua, me hay là quả thanh trà…

Những loại trái cây có vị đắng, cay, chua

  • Bạn không nên lựa chọn những loại quả có các hương vị như: đắng, cay, chát như: khổ qua, ớt…để thắp hương trên bàn thờ. Những loại quả này sẽ khiến người ta liên tưởng đến những thăng trầm cay, đắng trong cuộc sống. Nếu bạn không muốn mình gặp phải những điều kém may mắn trong cuộc sống thì bạn không nên lựa chọn những loại trái cây này.

Những loại hoa quả có mùi quá thơm

Khu vực thờ cúng là khu vực thiêng liêng nên luôn phải giữ không gian thoáng đãng và sạch sẽ nên bạn không nên lựa chọn những loại trái cây có mùi hương quá nồng. Bạn nên ưu tiên chọn những loại hoa quả có mùi thơm nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn nên hạn chế chọn quả sầu riêng vì mùi hương của chúng khá đậm và bền mặc dù người quá cố khi còn sống có thích ăn hay không bạn nhé!

Những loại hoa quả có hiện tượng chín nẫu

  • Một trong những điều mà bạn cần nên lưu ý khi chọn hoa quả để thắp hương là không nên chọn hoa quả quá chín. Thường thì những loại quả này sẽ rất nhanh bị hỏng và dễ thu hút được côn trùng gây ảnh hưởng đến không gian thờ.
  • Lúc này, gian thờ sẽ khiến gian thờ ô uế và mất đi sự nghiêm trang vốn có. Hơn nữa, những loại quả này chỉ có thể trưng trong ngày mà không có thể để lâu được. Thế nên khi lựa chọn trái cây để thắp hương bạn nên lựa chọn những loại trái cây vừa chín tới để mang tính thẩm mỹ cao cũng như hạn chế tình trạng bị vữa bạn nhé!

Những loại hoa quả có vỏ bên ngoài quá sắc nhọn

  • Một điều mà bạn thường thấy đó chính là nhiều gia đình quan niệm rằng có thể lựa chọn những loại trái cây mà gia đình yêu thích để thắp nhang. Thực tế, đây là quan niệm không hề sai song không thật sự phù hợp khi thắp nhang, cụ thể là quả mít, quả sầu riêng.
  • Những loại quả này thường có gia sắc nhọn và không nên đặt trên gian thờ, nhất là trong ngày rằm. Người xưa quan niệm rằng những loại hoa quả có đặc điểm này sẽ khiến các thành viên trong gia đình bạn cảm thấy bất an, cũng như gây sự bất hòa, lục đục trong gia đạo.

Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Mâm Cúng Rước Ông Bà 🔥 bạn nhé!

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Đẹp

Dưới đây là gợi ý cách bày mâm ngũ quả đẹp, đúng phong thủy để đem lại may mắn, tài lộc cho gia đình.

Nguyên liệu trang trí mâm ngũ quả

  • Xoài: 2 quả
  • Dưa hấu: 2 quả
  • Bưởi: 1 quả
  • Dứa (Thơm): 1 quả
  • Nho: 1 chùm
  • Cam, táo, lê : Mỗi thứ vài quả (Tùy vào sở thích của mỗi người)
  • Hoa cúc: Vài bông
  • Cốc: 3 cái

Hướng dẫn trang trí mâm ngũ quả

Nhiều người cho rằng, rửa hoa quả trước khi bày biện sẽ giúp mâm ngũ quả của mình trở nên đẹp hơn, tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, việc rửa trái cây sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Vì vậy, trước khi bày hoa quả, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.

  • Bước 1: Nếu các bạn khéo léo khắc được chữ “Vạn sự – Như ý” lên quả dưa hấu thì làm còn không thì chỉ cần để nguyên quả dưa rồi buộc nơ vào cuống của quả dưa là cũng rất đẹp rồi. Để quả dưa đứng được như trong hình thì các bạn cắt một chút ở phần đuôi của quả dưa đi tạo thành mặt phẳng để đặt lên đĩa. Đặt 2 quả dưa hấu cân ở 2 bên và một chiếc mâm ở giữa.
  • Bước 2: Tiếp theo xếp 3 chiếc cốc vào giữa mâm. Đặt quả dứa lên miệng cốc ở giữa và 2 quả xoài ở 2 bên.
  • Bước 3: Quả bưởi được đặt ở giữa trước 3 cốc, Tiếp tục xếp các loại trái cây như cam, táo, lê xung quanh mâm để cố định 3 chiếc cốc.
  • Bước 4: Tầng thứ 2 bạn xếp thêm mấy quả cam và đặt chùm nho lên trên quả bưởi
  • Bước 5: Trang trí mâm ngũ quả đẹp hơn bằng cách cắm vài bông hoa cúc vào các chỗ trống nhìn sẽ bắt mắt và đầy đặn hơn.
  • Bước 6: Để mâm ngũ quả lung linh hơn bạn có thể chăng đèn nhấp nháy xung quanh nhé.

Mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Mâm Cúng Đưa Ông Bà ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn

Mâm Ngũ Quả Miền Bắc

So với người miền Trung và người miền Nam thì người miền Bắc còn mang nặng tư tưởng về phong thủy và tâm linh hơn. Do vậy, trong bất kì lễ cúng nào cũng vậy, họ chuẩn bị một cách rất tỉ mỉ các lễ vật cúng, nhất là đối với Mâm Ngũ Quả Miền Bắc

Người dân miền Bắc nổi tiếng là những người khuôn khổ, nguyên tắc với lối suy nghĩ rất chu toàn. Chính vì vậy những phong tục tập quán trong ngày tết được họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong đó có mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc là cả tấm lòng họ gửi gắm vào đó để tiễn biệt một năm cũ qua đi và chào đón năm mới tới với bao điều mong ước mới.

Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc

Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Dưới đây là Cách Bày Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Bắc.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường có: Chuối xanh, bưởi (hoặc phật thủ), quất, táo, nho.

Ở miền Bắc, đa số mọi người đều bày biện mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông, nhất nhất vạn vật phải dung hòa cùng trời đất. Mâm ngũ quả cũng thường phải phối theo 5 màu: kim trắng, mộc xanh, thủy đen, hỏa đỏ, thổ vàng. Cũng bởi điều ấy mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.

Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất làđể nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo xanh hoặc quả ớt chín đỏ. Với người miền Bắc, mâm ngũ quả gồm các loại như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Bạn nên lựa chọn chuối xanh là đẹp nhất và đặt ở dưới cùng. Bên trên, bạn hãy bày hồng, quýt, đào đan xen vào nhau.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Trái Cây Cúng Về Nhà Mới

Mâm Ngũ Quả Miền Trung

Việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương, vùng miền với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để bày trên mâm ngũ quả. Vậy Mâm Ngũ Quả Miền Trung có gì đặc biệt?

Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú. Các loại trái cây trong mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: Thanh long, chuối, dứa, mãng cầu, dừa, dưa hấu, cam…

Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản 🌟

Mâm Ngũ Quả Miền Nam

Hi vọng với thông tin về Mâm Ngũ Quả Miền Nam bạn sẽ có thêm kiến thức để bày biện mâm ngũ quả ngày Tết cho gia đình mình thật đẹp và đầy đủ.

Khác với người miền Bắc, người dân Nam Bộ có phần cầu kỳ hơn trong khâu chọn lựa những loại quả sẽ xuất hiện trong mâm ngũ quả cúng gia tiên. Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện.

Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung(theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi: “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam

Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với đọc giả về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết Miền Nam. Hãy cùng dõi theo để có thể chuẩn bị những mâm ngũ quả ý nghĩa cho ngày lễ Tết thêm an vui và hạnh phúc nhé!

Cách bày mâm ngũ quả của người miền Nam khá đơn giản và không quá cầu kỳ. Người dân miền Nam thường bày những loại quả có màu xanh, to và nặng ở phía dưới, còn những loại quả nhỏ, chín khác sẽ được bày lên phía trên sao cho hài hòa và cân đối là được.

Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.

Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Ngày Tết thường kéo dài, vì thế bạn không nên lựa chọn những loại quả quá chín để trưng trong mâm ngũ quả. Nếu chọn quả chín sẽ rất dễ bị thối, hư hỏng, mang tới điềm không may mắn trong năm mới.

Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng

Mâm Ngũ Quả Cầu Dừa Đủ Xoài

Miền Nam hoa quả phong phú nên mâm ngũ quả có nhiều loại, nhưng nhiều gia đình vẫn thích bày Mâm Ngũ Quả Cầu Dừa Đủ Xoài theo mong ước Cầu vừa đủ xài.

Người miền Nam thường bày mâm ngũ quả theo mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” với ước mong năm mới gia đình sẽ được đủ đầy và sung túc. Mâm ngũ quả của người miền Nam thường được bày đầy đủ 5 loại quả quan trọng nhất là mãng cầu, dừa, đủ, xoài và sung.

  • Trái mãng cầu: Cầu chúc cho mọi điều được như ý.
  • Trái dừa: Trái dừa thường được dùng để tượng trưng cho sự đầy đủ, gia đình ấm no và không thiếu thốn.
  • Trái đu đủ: Có ý nghĩa mang tới sự đầy đủ, thịnh vượng cho gia chủ.
  • Trái xoài: Thể hiện sự cầu mong cho một năm tiêu xài không thiếu thốn (trong miền Nam, chữ “xoài” phát âm gần giống chữ “xài” trong “tiêu xài”).
  • Trái sung: Trái sung thường được dùng để thể hiện cho sự sung túc về của cải và sự sung mãn về sức khỏe.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼

Mâm Ngũ Quả Tiếng Anh Là Gì

Mâm Ngũ Quả Tiếng Anh Là Gì? Bạn băn khoăn không biết liệu trong tiếng Anh có từ nào để chỉ mâm ngủ quả truyền thống. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn.

Mâm Ngũ Quả Tiếng Anh Là Gì
Mâm Ngũ Quả Tiếng Anh Là Gì

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Vẽ Mâm Ngũ Quả

Tham khảo những tranh vẽ và hướng dẫn cách Vẽ Mâm Ngũ Quả dưới đây.

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong các nghi lễ cúng tổ tiên, cúng đấng linh thiêng trong nhiều nền văn hóa Á Đông. Đây là một biểu tượng quan trọng biểu thị sự tôn kính và tri ân đối với tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện sự giàu có, thịnh vượng.

  • Dựa theo mâm ngũ quả, vẽ từng loại quả tương ứng với vị trí trên mâm.
  • Đối với mỗi loại quả, hãy vẽ hình dạng cơ bản của chúng. Ví dụ, hình tròn cho táo, hình trái tim cho lê, hình oval cho cam, v.v.
  • Sử dụng màu sắc để tô điểm cho các loại quả, ví dụ: màu đỏ cho táo, màu xanh lá cho cam, màu vàng cho bưởi, v.v.

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Viết một bình luận