Mâm Cơm Cúng Giỗ ❤️️ Cách Bày Mâm Cúng Đơn Giản Đẹp ✅ Gợi Ý Thực Đơn Và Hướng Dẫn Bày Biện Một Mâm Cơm Đầy Đủ, Đẹp Mắt Trong Ngày Giỗ Tại Gia
Ý Nghĩa Mâm Cơm Ngày Giỗ
Ý Nghĩa Mâm Cơm Ngày Giỗ là để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước, gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề.
Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên.
Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất.
Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của những người quá cố nếu thấy lưu luyến thì đến dự giỗ theo ngày đã định sẵn từ trước, không cần phải đợi đến thiệp mời như tiệc cưới, lễ mừng, không nên có chuyện hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo, nghĩa là có mời thì đến, không mời không đến.
Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ. Dịp này là để con cháu trong dòng họ tề tựu lại để cùng ăn giỗ, thăm hỏi tình hình lẫn nhau.
SCR.VN tặng bạn 💧 Đũa Hoa Cúng Mụ 💧 Hình Ảnh, Cách Làm Đũa Cúng Đầy Tháng
Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Cần Những Gì
Cách Làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Cần Những Gì tuỳ thuộc vào đặc trưng mỗi vùng miền. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn những món ăn cho ngày cúng giỗ. Hãy cùng tham khảo qua những thông tin về Mâm Cơm Cúng Giỗ Gồm Những Gì dưới đây nhé.
Tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cơm cúng giỗ có sự khác biệt. Bởi mỗi vùng miền có những món ăn ngon đặc trưng riêng, tượng trưng cho con người, văn hóa của miền đất đó. Dù mâm cơm cúng giỗ có đơn giản hay sang trọng thì việc chuẩn bị các món ăn đòi hỏi thật đầy đủ và tươm tất.
Chuẩn bị trước cho ngày cúng giỗ:
Ở mỗi vùng miền sẽ có phong tục làm giỗ và cách làm giỗ khác nhau. Tuy nhiên, đều phải chuẩn bị những công việc dưới đây trước khi làm giỗ:
- Họp gia đình, phân công công việc, bàn bạc lên thực đơn;
- Mời khách , làng xóm, họ hàng;
- Đi chợ để mua thực phẩm và lên món cho mâm cúng;
- Mượn trước xoong nồi, bát đĩa trước (nếu gia đình không có đủ)
- Dựng rạp ngồi sẵn, sắp xếp bàn ghế cho từng bàn;
- Cuối cùng, điều quan trọng là việc tính toán số tiền góp giỗ. Được xem xét thật kỹ và trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
Mâm cơm cúng gồm những gì:
Thực đơn cho mâm cỗ cúng ngày giỗ thường có bát canh, giò chả, thịt gà, nem, đĩa rau củ xào, đĩa thịt heo quay/chiên,…Một số gia đình còn cho thêm đĩa cá rán, bánh chưng, thêm món xôi chè. Khi thắc mắc về mâm cơm cúng gồm những gì, chúng ta sẽ xem xét tùy thuộc vào từng vùng miền.
Mâm cơm cúng giỗ truyền thống bao gồm 2 mặn, 2 nhạt , 1 canh và 1 đĩa xôi. Trước kia, ông bà ta thường chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ bao gồm 1 đĩa gà, một đĩa chả ( chả lụa hoặc chả mỡ) , một rau xào, một sào thập cẩm, 1 bát canh ( canh măng hoặc bí nấu xương), và 1 đĩa xôi đậu xanh.
Ngày nay, việc chọn thực đơn không nhất thiết theo tỷ lệ như trên mà có thể đa dạng và biến tấu tùy theo khả năng của gia chủ và số lượng khách mời mà chọn thực đơn phù hợp. Nhưng dù sao đi nữa.
Bên cạnh Mâm Cơm Cúng Giỗ, mời bạn đón đọc 🌜 Vàng Mã Cúng Giao Thừa 🌜 Đầy Đủ Nhất.
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ
Cúng giỗ được xem là một trong những nét đẹp văn hóa đời sống tâm linh của người Việt. Bất kỳ một ngày cúng giỗ nào cũng đều mang một ý nghĩa quan trọng với mỗi gia đình. Tuy nhiên sẽ có nhiều người vẫn chưa biết Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, đặc biệt với những người mới lập gia đình.
Trong ngày cúng giỗ có rất nhiều lưu ý đến gia đình người thực hiện đám. Có rất nhiều cách trình bày mâm cúng giỗ đơn giản nhưng cũng nên lưu ý một số điểm sau:
Đối với bàn thờ thổ công gia tiên trong ngày giỗ hoặc bất kỳ ngày nào. Mà gia đình thực hiện bày lễ mặn lên cúng. Cách bày mâm cúng giỗ là không nên để mâm cơm cỗ trực tiếp lên bàn thờ, cũng không nên để trực tiếp dưới đất. Mà nên đặt lên một bàn nhỏ thấp hơn so với bàn thờ chính một chút.
Cách bày mâm cúng giỗ cụ thể như sau, một bát cơm úp ngược, một quả trứng luộc đã được bóc vỏ, một đôi đũa, một thìa muối, mấy lát gừng (thường là 9 hoặc 7 lát). Bát, đĩa dùng để bày thức ăn trên mâm cơm cúng giỗ phải là đồ mới chưa qua sử dụng, không sử dụng những loại bát đĩa dùng thường ngày.
Trên mâm cúng phải có đầy đủ các món: luộc, xào, thịt, rau, bát cơm, muỗi, chén trà và nước. Trên bàn thờ có bày thêm hoa quả, bánh kẹo và trà gói. Những món trong mâm cơm cúng, không được có những món như gỏi hay thức ăn sống có mùi tanh. Bởi nó sẽ làm ô uế ý nghĩa tâm linh trong thờ cúng.
Để thể hiện lòng thành kính của mình, gia chủ nên tự tay chuẩn bị những món đồ cúng. Không nên mua đồ sẵn ngoài hàng hay đồ đóng hộp để bày lên mâm cỗ cúng. Mâm cơm cúng giỗ luôn luôn phải có bát cơm đầy cùng với trứng gà luộc và một ít muối, gạo. Đèn nhang trên bàn thờ phải được thắp trước khi bày thức ăn lên và gia chủ phải ăn mặc quần áo chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ, kín đáo.
Cần đặc biệt ghi nhớ trước khi mâm cỗ cúng thổ thần, gia tiên hạ xuống, tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông cha ta quan niệm rằng không được ăn trước “các cụ”. Tức là phải đợi cúng xong mới được ăn.
Mời bạn đọc nhiều hơn 🔥 Vàng Mã Cúng Ông Táo 🔥 Danh Sách Vàng Mã Đầy Đủ Nhất
Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản
Trải qua bao nhiêu năm lịch sử, phong tục cúng giỗ đã trở thành nét đẹp văn hóa của người phương Đông. Đây là truyền thống được ông bà ta truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu như không có bất kỳ một gia đình nào quên đi hay không làm lễ cho người đã khuất. Dưới đây là một số Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản dành cho bạn.
Trước khi đưa ra thực đơn cho đám giỗ, bạn cần nắm bắt mâm cơm cúng giỗ gồm những gì và cúng những ngày giỗ nào (giỗ đầu, giỗ hết, giỗ thường). Chung quy lại những món ăn sau được chọn cúng giỗ: thịt gà, nem, chả giò, rau xào, thịt heo quay và bát canh. Ngoài ra không thể thiếu xôi, bánh tét bánh chưng hoặc chè, cơm,…
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau, mâm cơm cúng giỗ có những món ăn phù hợp, bạn có thể tham khảo như sau:
Thực đơn mâm cỗ đám giỗ 1:
- Chả giò
- Tôm chiên giòn
- Gỏi củ hủ dừa
- Dồi trường xào
- Lẩu hải sản Thái Lan
- Gà bó xôi
- Bò né thiên lý
- Nước ngọt, bia, rượu
- Tráng miệng: Bưởi
Thực đơn đãi khách đám giỗ 2:
- Thịt gà luộc
- Rau củ xào
- Mực hấp
- Thịt bò sốt vang
- Nem rán
- Sườn xào chua ngọt
- Xôi gấc nhân đỗ
- Giò lụa
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Ngô chiên
- Nước ngọt, bia, rượu
- Tráng miệng: Dưa hấu
Thực đơn đãi khách đám giỗ 3:
- Thịt bò xào dứa
- Bánh chưng
- Nem rán
- Thịt lợn chiên
- Miến xào
- Xôi lạc
- Giò lụa
- Tôm chiên
- Thịt đông
- Nộm bảy màu
- Salad rau củ
- Canh măng móng giò
- Nước ngọt, bia, rượu
- Tráng miệng: Caramen
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Lễ Vật Cúng Động Thổ 🌹 Bài Cúng Chuẩn
Mâm Cơm Giỗ Miền Bắc
Đối với các gia đình miền Bắc thì Mâm Cơm Giỗ Miền Bắc được làm một cách khá đơn giản, không quá cầu kỳ mà lại còn tiết kiệm nữa đấy. Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Bắc đều được chuẩn bị một cách thành tâm nhất là được.
Gợi ý bạn một cách cụ thể về mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:
- Gà luộc
- Xôi gấc
- Cơm trắng và trứng gà luộc
- Giò chả
- Bánh chưng
- Chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ
- Ngoài ra gia chủ còn có thể chuẩn bị thêm nem rán, tôm tẩm bột chiên giòn
- Thịt đông cùng với dưa chua
- Một số món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà
- Các món rau củ quả dễ ăn như: rau luộc hay nộm
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà gia chủ có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Nói tóm lại, gia chủ không cần phải quá lo lắng về vấn đề chuẩn bị các món ăn trong mâm cúng của người miền Bắc. Bạn chỉ cần đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng là được. Bên cạnh đó cũng đừng quên thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính của mình dành cho người đã khuất nhé, như vậy mới hoàn hảo cho một lễ cúng giỗ được.
Cùng với Cách Bày Mâm Cơm Cúng Giỗ, gửi đến bạn 🍃 Lễ Vật Cúng Khai Trương Đầu Năm Mới 🍃 Bài Cúng, Đồ Cúng
Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Trung
Điều mà bạn cần lưu ý trong thực đơn ngày giỗ cúng gia tiên là lựa chọn những món ăn mang đậm vị truyền thống. Điều này phụ thuộc vào văn hoá và phong tục của từng vùng miền. Vậy Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Trung có gì đặc biệt?
Người miền Trung có một đặc điểm chung đó là khá cầu kỳ trong các món ăn trong thờ cúng, đặc biệt là người Huế (do sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa cung đình Huế). Vì vậy, mâm cơm cúng giỗ ở miền Trung thường được chuẩn bị rất cầu kỳ, chu đáo. Theo đó trên mâm cơm cúng ngày giỗ, các món ăn sẽ được phân thành 4 loại đó là: món canh, món xào, món từ tôm cá và các món từ thịt.
Cụ thể, thực đơn trong mâm cúng này được mang đến như sau:
- Thịt gà bóp chua ngọt cùng với các loại rau thơm
- Thịt lợn quay
- Bánh tráng ram
- Nem chả
- Canh bún giò heo hay nấu với lòng vịt, gà
- Canh mướp đắng nhồi thịt
Đối với người miền Trung, các món có chứa trong thực đơn ngày giỗ thường khá lạ miệng. Điều tạo nên nét đặc trưng nhất trong thực đơn đám giỗ miền Trung chính là phần nước chấm đi kèm từng món ăn. Nhờ đó mà các món ăn thêm phần đậm vị và ngon miệng hơn.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Vật Cúng Xe Mới Mua 🌹 Mâm Cúng, Bài Cúng Ô Tô, Xe Máy
Mâm Cơm Giỗ Miền Nam
Mâm Cơm Giỗ Miền Nam cũng có những khác biệt đáng kể mà nếu không quen bạn sẽ khó lòng mà nắm bắt được. Nếu bạn đang cần chuẩn bị một mâm cỗ ngày giỗ ở miền Trung thì có thể tham khảo Mâm Cơm Cúng Giỗ Miền Nam dưới đây.
Mâm cỗ cúng giỗ của người dân Nam Bộ sẽ không quá cầu kỳ và phức tạp. Tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ sao cho tươm tất và phải có đủ bốn món gồm: Món hầm, món luộc, món xào và món kho.
Khi đến với mâm cơm cúng ngày giỗ ở miền Nam bạn sẽ bắt gặp những món ăn quen thuộc như:
- Món kho: Cá lóc, thịt heo kho với nước dừa đúng chuẩn vị của người miền Nam.
- Món luộc: thịt ba rọi luộc thái mỏng.
- Món hầm: thịt heo hầm với măng tre.
- Món xào: xào mặn, xào chua, xào rau cùng đồ lòng, hay các món xào với tôm. Nhưng không bao giờ có thịt rừng bên trong những món xào ở trên mâm cúng giỗ của người miền Nam.
Trong thực đơn của người miền Nam lại có những nét riêng với đa dạng các kiểu chế biến khác nhau. Đôi khi trong thực đơn cho ngày giỗ có những món kho đậm đà nhưng cũng có lúc là vài món dân giã với cách chế biến đơn giản.
Bên cạnh Cách Bày Mâm Cơm Cúng Giỗ, có thể bạn sẽ thích 🌼 Cúng Xe Nên Cúng Trái Cây Gì 🌼
Mâm Cơm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương
Hàng năm, cứ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, người dân lại đổ về đền Hùng dự lễ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Mâm Cơm Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương nên cúng lễ vật gì, bày biện mâm cỗ ra sao.
Thờ cúng Hùng Vương cũng là một tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhưng được nâng lên một tầm cao đó là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ có từ hàng ngàn năm nay đã trở thành một bản sắc văn hoá trong đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương, là điểm tựa tinh thần bền vững, cố kết cộng đồng dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hoà hợp.
Mỗi vùng miền có thể sẽ có một cách thức chuẩn bị, bày trí mâm cơm cúng theo phong tục riêng biệt nhưng ý nghĩa của mâm cơm cúng tổ tiên bao đời vẫn vậy, ngàn năm chưa từng đổi thay. Mâm cơm cúng Vua tổ cần có những món cơ bản là: Bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ.
Tùy theo ý muốn và điều kiện, mâm cúng giỗ Tổ Hùng Vương có thể làm lễ chay hoặc lễ mặn. Đối với lễ chay gồm 18 chiếc bánh chưng, 18 chiếc bánh giầy. Đối với lễ mặn gồm thịt lợn, thịt bò, thịt dê. Tuy nhiên, gia chủ hoàn toàn có thể thay thế bằng thịt gà luộc. Ngoài ra, hoa quả, trầu cao, muối, gạo, nhang, một ly nước sạch cũng là những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng chay và mặn.
Món bánh chưng, bánh giày là 2 sản vật thời kỳ Hùng Vương tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ cũng do Vua Hùng dậy dân cấy lúa mà ra, là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ sẽ sinh sôi. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Lễ Vật Cúng Xe Hàng Tháng 🌠
Mâm Cơm Cúng Giỗ Ông Bà
Cúng giỗ là một trong những nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Bất cứ ngày giỗ nào trong năm đều có một ý nghĩa quan trọng đối với gia đình. Chính vì thế, đây sẽ là ngày mà gia chủ cần chuẩn bị chỉnh chu, tươm tất trong mọi việc và đặc biệt nhất là việc làm Mâm Cơm Cúng Giỗ Ông Bà.
Mâm cơm cúng gia tiên là một mâm lễ vật được dâng lên bàn thờ cúng gia tiên. Thành kính với nén hương như một lời mời gọi ông bà về hưởng và chứng kiến cho tấm lòng của thế hệ con cháu. Việc cúng giỗ ông bà luôn là một nét văn hóa của người Việt. Nó được truyền từ đời này sang đời khác. Mọi người ai cũng không được quên và không thể quên những ngày này.
Để mâm cúng được trọn vẹn và luôn được chu đáo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau sẽ chuẩn bị những món ăn gì. Một mâm lễ dâng cúng gia tiên không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, không bắt buộc phải là những món cao lương mỹ vị mà chủ yếu ở tấm lòng mà người sắp lễ muốn thể hiện.
Món ăn trong mâm cơm cúng ông bà, gia tiên rất đa dạng, thông thường là những món sau. Và còn phụ thuộc vào phong tục từng vùng miền nữa nhé!
- Canh khổ qua, canh mọc ngũ sắc, canh hầm củ quả chay
- Giò chả, giăm bông, thịt xông khói, nem chua, giò thủ
- Gà luộc, thịt heo quay, thịt heo luộc, thịt trứng kho tàu
- Nem rán, rau củ xào hoặc luộc, dưa món
- Bánh chưng, bánh tét, bánh giò, xôi, chè
Không chỉ có Cách Bày Mâm Cơm Cúng Giỗ, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Lễ Vật Cúng Sao Giải Hạn 🍀
Mâm Cơm Cúng Giỗ Mẹ
Khi người thân trong gia đình mất đi, những người còn lại thường bày tỏ lòng thành kính biết ơn, tình cảm thương nhớ vào ngày giỗ hàng năm. Mâm Cơm Cúng Giỗ Mẹ cũng là điều mà rất nhiều bạn đọc quan tâm tìm kiếm với mong muốn làm sao cho đầy đủ và ý nghĩa nhất.
Thực đơn mâm cỗ giỗ cha mẹ thường gồm một số món truyền thống nhất định phải có. Bạn nên hỏi han những bậc tiền bối trong nhà để nắm rõ các món ăn này. Ví dụ: tại đa số các địa phương miền Bắc, mâm cỗ giỗ phải có thịt gà và xôi, thiếu 2 món ăn mâm cỗ xem như chưa hoàn chỉnh.
Cùng với một thực đơn hợp lý, mâm cơm cúng giỗ cho cha mẹ nói riêng và ông bà tổ tiên nói chung cần lưu ý một cố điều kỵ sau:
- Khi làm mâm cơm cúng giỗ cho người đã khuất nên tránh chọn món kiêng kỵ. Và những món mà người trên không thích ăn ngày còn sống.
- Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, sống hay có mùi tanh.
- Không lên mâm cúng các món từ cá mè, cá sông.
- Không dùng hoa ly thắp hương vì nó mang ý nghĩa chia ly mất mát.
- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để vào mâm cúng giỗ.
Còn thêm những nội dung chuẩn có trong bài viết ☘ Lễ Vật Cúng Khai Trương Đơn Giản ☘
Mâm Cơm Cúng Giỗ Đầu
Mâm Cơm Cúng Giỗ Đầu đối với nhiều gia đình rất quan trọng. Đối với nhiều gia đình khá giả còn làm một bữa giỗ lớn mời họ hàng, làng xóm, bạn bè để cùng tưởng nhớ về người đã khuất.
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân.
Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.
Mâm cơm cúng ngày giỗ bao gồm những món ăn phù hợp với ẩm thực 3 miền, tùy thuộc vào đặc trưng ẩm thực cúng giỗ của từng vùng miền mà chuẩn bị sao cho đầy đủ nhất, bày trí sạch sẽ, gọn gàng để bảo đảm sự tôn nghiêm trong tâm linh.
Bạn có thể tham khảo một thực đơn mâm cỗ ngày giỗ đầu phổ biến như sau:
- Chả quế
- Nem rán
- Xôi gấc
- Bánh chưng, bánh dầy đậu
- Giò lụa hay giò bò thì là, giò thủ, giò bì
- Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ
- Gà luộc
- Thịt đông, dưa hành
- Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào
- Nộm măng
- Miến xào lòng gà
- Xà lách trộn cà chua, dưa deo
Ngoài mâm giỗ mặn và hương, đăng, trà, rượu, hoa, quả … thì người ta thường mời Sư, Thầy đến tụng kinh siêu độ cho vong linh người đã mất và mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân.
Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Mâm Cúng Rước Ông Bà 🔥 bạn nhé!