Mâm Cúng Đưa Ông Bà ❤️ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn ✔️ Lễ cúng đưa ông bà tháng Chạp và ngày mùng 3 Tết hằng năm chuẩn nhất.
Mâm Cúng Đưa Ông Bà Gồm Những Gì
Đưa ông bà ở miền Nam hay lễ hóa vàng ở các vùng miền còn lại là tục lệ dịp Tết hàng năm của người Việt. Lễ này thường được thực hiện vào ngày Mùng 3 hoặc Mùng 4 Tết hàng năm.
Trong ngày này, gia chủ thường bày một mâm cỗ nhỏ nhằm thể hiện sự kính trọng. Đây cũng là dịp để người trong nhà tụ họp, bày tỏ lòng thành đến các bậc tổ tiên. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa, con cháu cũng sẽ cố gắng sắp xếp; quây quần bên nhau vào ngày mùng 3 Tết để làm lễ đưa ông bà.
Lễ vật đưa ông bà là một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện sự thành kính; trân trọng đối với ông bà và tổ tiên. Tất cả phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, không được để thiếu bất kỳ thứ gì. Vậy Mùng 3 Tết cúng gì? Theo tục lệ thông thường, lễ vật cần chuẩn bị bao gồm ngũ quả, rượu trắng, trầu cau; đèn nến, bánh kẹo, nhang, hoa quả cùng với mâm cỗ chay hoặc lễ mặn và hai cây mía. Theo tục lệ xưa, hai cây mía này chính là đòn gánh vàng cho người ở cõi âm. Đồng thời cũng có tác dụng xua đuổi quỷ dữ.
Mâm Cơm Cúng Đưa Ông Bà Chuẩn
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà bày trí thật hiệu quả, chỉ cần đảm bảo mâm cỗ có được những món cơ bản như bánh chưng xanh, nem rán; giò chả, gà luộc, xôi và các loại hoa quả tươi, đẹp mắt và ngọt lành. Bên cạnh đó thì vàng mã và tiền âm phải được chuẩn bị thật chu đáo để tổ tiên có đủ lệ phí khi về trời.
Với những người miền Tây Nam Bộ thì trong lễ cúng này thường không thể thiếu những món bình dân như: thịt kho hột vịt, khổ qua hầm dồn thịt… Đặc biệt, gà trống là món không thể thiếu đối với những mâm cúng mặn. Nếu gà luộc ngon, vàng và đẹp mắt sẽ là những dấu hiệu tốt cho năm tiếp theo; đong đầy thành công và hạnh phúc cho cả gia đình. Trong dân gian, nên chọn gà trống to, khỏe mạnh, có cặp chân chắc chắn và có dáng hình đẹp mắt.
Bánh chưng, bánh tét, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong lễ cúng đưa ông bà này. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Còn bánh tét tròn tượng trưng cho trời là người mẹ đang bao bọc lấy đứa con của mình; luôn dõi theo, cưu mang những người con tứ xứ.
Bên cạnh đó, gia chủ thường bày biện những món ăn quen thuộc khác như chả giò; nem rán, giò thủ hoặc những món xào đậm đà với nhiều hương vị khác nhau mà rất đỗi hòa hợp; khiến cho mâm cỗ ngày mùng 3 càng thêm ngon miệng, hấp dẫn.
Tổng hợp những loại 🌼Trái Cây Cúng Về Nhà Mới🌼 theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Mâm Cúng Đưa Ông Bà Ngày 25 Tháng Chạp Đơn Giản
Thờ cúng ông bà, tổ tiên là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân; những người có công sinh thành dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Đây là đạo lý sâu xa của dân tộc về giáo dục chữ hiếu, quý trọng cội nguồn. Từ người giàu sang đến nghèo khó, bao giờ trong nhà cũng có bàn thờ đặt nơi trang trọng nhất.
Gọi là “lễ” nhưng chỉ là nghi thức đơn giản nhưng rất thành kính của con cháu dành cho ông bà quá cố của mình. Ngày 25 tháng chạp hằng năm, mỗi nhà đều có mâm cơm cúng đưa ông bà; kèm theo mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây thường là: mãng cầu, dừa tươi, đu đủ, xoài, dưa hấu, với ý nghĩa: mong gia đình được đầy đủ trong năm.
Ngày nay cuộc sống ngày càng phát triển nên đâu chỉ “cầu dừa đủ xài” mà ước vọng cũng cao sang hơn. Vì vậy lời uớc nguyện cũng thay đổi theo. Người ta bày mâm “tứ quả” với 4 loại trái cây là: cau, quýt, đu đủ và trái điều họăc hạt điều với ý nghĩa là “cao quý đủ điều” và một bình hoa tuơi thắm.
Theo quan niệm dân gian, ngày 25 tháng chạp những người quá cố trở về cõi trên; nên cúng xong, tất cả chưn nhang đều được đốt và từ đó ngưng thắp nhang cho đến giao thừa. Mâm ngũ quả và hoa tuơi vẫn để chưng cho đến giao thừa thì thay lượt mới. Đây cũng là một nghi thức tâm linh không biết có từ bao giờ nhưng đến ngày này vẫn được duy trì.
Trái Cây Cúng Đưa Ông Bà
Mâm ngũ quả cúng đưa ông bà được trưng bày trên bàn thờ phải có đủ năm loại trái cây. Việc chọn các loại trái cây cũng có sự khác nhau theo từng vùng.
Có nơi người ta dùng màu sắc để thể hiện quan niệm tốt lành của mình trong ngày Tết như: màu xanh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt; màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Có nơi lại dùng ý nghĩa tên gọi của từng loại quả để thể hiện ước vọng của mình trong ngày xuân như: hồng, quýt tượng trưng cho sự thành đạt, phật thủ tượng trưng cho sự an lành…
Riêng ở Nam bộ, mâm ngũ quả vẫn cứ như truyền thống, người ta dùng tên gọi của các loại trái cây để thể hiện mong ước của mình, như: mãng cầu, chùm sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài, mà theo quan niệm dân gian thường gửi gắm một ước mơ đơn sơ: cầu sung vừa (dừa) đủ xài (xoài).
Giải mã câu hỏi 🌌Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu🌌 chính xác nhất
Lễ Vật Cúng Đưa Ông Bà
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà bày trí thật hiệu quả, chỉ cần đảm bảo mâm cúng đưa ông bà có được những món cơ bản như bánh chưng xanh, nem rán, giò chả, gà luộc, xôi và các loại hoa quả tươi, đẹp mắt và ngọt lành. Bên cạnh đó thì vàng mã và tiền âm phải được chuẩn bị thật chu đáo để tổ tiên có đủ lệ phí khi về trời.
Với những người miền Tây Nam Bộ thì trong lễ cúng này thường không thể thiếu những món bình dân như: thịt kho hột vịt, khổ qua hầm dồn thịt… Đặc biệt, gà trống là món không thể thiếu đối với những mâm cúng mặn. Nếu gà luộc ngon, vàng và đẹp mắt sẽ là những dấu hiệu tốt cho năm tiếp theo; đong đầy thành công và hạnh phúc cho cả gia đình. Trong dân gian, nên chọn gà trống to, khỏe mạnh, có cặp chân chắc chắn và có dáng hình đẹp mắt.
Bánh chưng, bánh tét, dưa hành là những thứ không thể thiếu trong lễ cúng đưa ông bà này. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất là nơi con người được sinh ra và lớn lên. Còn bánh tét tròn tượng trưng cho trời là người mẹ đang bao bọc lấy đứa con của mình; luôn dõi theo, cưu mang những người con tứ xứ.
Bên cạnh đó, gia chủ thường bày biện những món ăn quen thuộc khác như chả giò, nem rán, giò thủ. Hoặc những món xào đậm đà với nhiều hương vị khác nhau mà rất đỗi hòa hợp; khiến cho mâm cỗ ngày mùng 3 càng thêm ngon miệng, hấp dẫn.
Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin về 🌿Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản🌿
Bài Cúng Đưa Ông Bà
Sau khi chuẩn bị mâm cúng đưa ông bà, gia chủ cần ghi ra bài cúng đưa ông bà để đọc trong lễ cúng.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng; các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Mâm Cúng Đưa Ông Bà Đặt Ở Đâu
Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân. Những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó cũng là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ Hiếu; nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.
Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất. Ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.
Vì vậy vào các dịp đầu năm mới, ngày giỗ; con cháu tề tựu đông đủ việc cúng tổ tiên được tổ chức long trọng. Vào đúng giao thừa, người ta đặt thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái; rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết; làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.
Cách chuẩn bị và bày biện 📍Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới📍 đầy đủ nhất
Mâm Cúng Đưa Ông Bà Gồm Những Gì
Lễ vật dâng cúng đưa ông bà tổ tiên gồm những gì.
- Hương, hoa, nước, quả (5 loại)
- Trầu cau, rượu, đèn nến
- Bánh kẹo
- Mâm cỗ mặn: bánh chưng, gà, các món ăn ngày Tết
Gợi ý thêm đến bạn bài viết cách chuẩn bị 📌Mâm Cúng 30 Tết📌
Mâm Cúng Đưa Ông Bà Mùng 3
Lễ vật đưa ông bà là một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện sự thành kính, trân trọng đối với ông bà và tổ tiên. Tất cả phải được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, không được để thiếu bất kỳ thứ gì. Vậy Mùng 3 Tết cúng gì?
Theo tục lệ thông thường, lễ vật cần chuẩn bị bao gồm ngũ quả, rượu trắng, trầu cau, đèn nến, bánh kẹo, nhang, hoa quả cùng với mâm cỗ chay hoặc lễ mặn và hai cây mía. Theo tục lệ xưa, hai cây mía này chính là đòn gánh vàng cho người ở cõi âm, đồng thời cũng có tác dụng xua đuổi quỷ dữ.
Mâm cỗ cúng ông bà vào mùng 3 là bữa ăn cuối cùng của các bậc gia tiên trong ngày Tết trước khi về với cõi vĩnh hằng, vì vậy nó cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tấm lòng thành kính nhất đến từ gia chủ. Tùy vào điều kiện khác nhau mà mỗi gia đình sẽ có cách bày mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâm cỗ vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như bánh chưng xanh, nem rán, giò chả, gà luộc, xôi và các loại hoa quả tươi, đẹp mắt và ngọt lành.
Mâm Cỗ Cúng Đưa Ông Bà
Scr.vn chia sẻ cho bạn mâm cỗ cúng đưa ông bà ngày Tết qua hình ảnh minh họa sau đây:
Cúng Đưa Ông Bà Mấy Mâm
Cúng đưa ông bà thường bày biện 2 mâm, 1 mâm ngũ quả và 1 mâm mặn hoặc chay.
Mâm ngũ quả đặt 5 loại trái cây tượng trưng cho 5 điều ý nghĩa khác nhau. Còn mâm cỗ mặn/chay dâng lên bàn thờ tổ tiên để bậc bề trên hưởng lễ. Những món trong mâm cỗ mặn có sự thay đổi theo quan niệm vùng miền, không nhất thiết phải làm chung 1 kiểu.
Mâm cúng đưa ông bà cần chuẩn bị cẩn thận, tỉ mỉ và sạch sẽ. Chủ yếu là tấm lòng của con cháu đến bậc bề trên chứ không nên quá câu nệ hình thức.