Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu [Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn]

Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu ❤️ Lễ Vật, Cách Cúng Chuẩn ✔️ Hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cơm, trái cây khi cúng nhập trạch về nhà mới.

Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu

Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu là đúng phong tục nhất.

  • Sau khi sắm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị xong về nhà mới
  • Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng. Hoặc rượu ngũ vị hương.
  • Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới. Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
  • Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ (nếu có) hoặc trên bàn
  • Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa gạo. Thần Tài + 1 bông hoa để để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.

Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin về 🌿Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản🌿

Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới

Bên cạnh việc xác định mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu, gia chủ cũng cần quan tâm đến các bước chuyển bàn thờ về nhà mới như thế nào mới đúng.

Đồ Cúng Cần Chuẩn Bị Khi Chuyển Bàn Thờ Và Bát Hương Sang Nhà Mới

Thủ tục dọn bàn thờ về nhà mới cần chuẩn bị mâm cỗ với các đồ cúng như sau:

  • Dĩa trái cây ngũ quả
  • Lọ hoa tươi
  • Nhang, đèn cầy
  • Vàng mã, bao gồm nhiều loại (bạn chỉ cần ra tiệm vàng mã, yêu cầu họ bán bộ vàng mã chuyển bàn thờ là được)
  • Bộ tam sanh (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc)
  • Gà luộc hoặc thịt quay (tuy nhiên không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện của gia chủ)
  • Đĩa xôi hoặc cháo
  • Rượu, trà
  • Trầu cau

Văn Khấn Chuyển Bàn Thờ Gia Tiên Về Nhà Mới

Hãy soạn văn khấn chuyển bàn thờ ra tờ giấy nhỏ (hoặc học thuộc lòng các ý chính, miễn sao thành tâm) và đọc lúc làm lễ chuyển dọn bàn thờ:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)

Con tên là ….. Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

Cẩn cáo!

Quy Trình Các Bước Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới

Giới thiệu đến bạn các bước chuyển bàn thờ về nhà mới đầy đủ nhất.

  • Bày mâm cúng trước bàn thờ
  • Thắp nhang
  • Thành tâm khấn vái (đọc bài văn khấn)
  • Hóa tiền vàng
  • Khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống
  • Quét bụi, lau sạch sẽ bàn thờ và các đồ thờ (như cốc chén, bộ đỉnh hương, lọ hoa, ảnh thờ, bài vị,…)
  • Vì là các đồ mang ý nghĩa tâm linh nên cần hết sức cẩn thận khi xếp vào thùng đóng gói.
  • Có thể dùng xốp nổ hoặc vải sạch mềm để bao bọc nhằm đảm bảo an toàn.
  • Chuyển đến nhà mới và bày trí lại các đồ vật lên bàn thờ

Tiến hành làm LỄ NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI để mời tổ tiên về an vị tại bàn thờ mới.

Lưu ý là sau khi chuyển dọn bàn thờ gia tiên về nhà mới xong, cần thắp nhang liên tục đủ một tuần. Theo quan niệm dân gian là nhằm để tổ tiên làm quen với “nhà mới”, không còn luyến tiếc nhà cũ.

Mâm Cơm Cúng Về Nhà Mới

Sau khi biết được đặt mâm cúng về nhà mới ở đâu, gia chủ tiến hành chuẩn bị các lễ vật cần thiết để dâng lên bậc bề trên.

  • 1 bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc và 1 con tôm luộc
  • 1 con gà luộc (để nguyên con)
  • Xôi
  • Cháo
  • 1 mâm cơm khác có các món theo từng vùng miền, địa phương
  • Ngoài ra còn có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá

Tùy theo từng gia đình mà bạn có thể lựa chọn cúng cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được.

Cách chuẩn bị và bày biện 📍Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới📍 đầy đủ nhất

Trái Cây Cúng Về Nhà Mới

Mâm cúng trái cây nhập trạch về nhà mới gồm những gì và đặt ở đâu.

  • 5 loại trái cây tươi ngon theo vùng miền hoặc theo mùa được sắp xếp một cách đẹp mắt
  • 1 bình hoa tươi, thường là hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa dơn…
  • 1 cặp đèn cầy đỏ
  • 3 miếng trầu đã têm
  • Vàng mã
  • 3 hũ nhỏ đựng muối, gạo, nước…

Gợi ý thêm đến bạn bài viết cách chuẩn bị 📌Mâm Cúng 30 Tết📌

Mâm Cúng Về Nhà Mới Đơn Giản

Trong nhiều trường hợp, chúng ta còn chung sống với ông bà xưa thì sẽ được hướng dẫn chia thành 3 mâm cúng nhà mới, gồm:

  • Mâm cúng gia tiên: trái cây, hương hoa trầu cau, nhang đèn, xôi chè, trà, rượu, gạo muối, tiền vàng mã…
  • Mâm cúng thần tài: hoa vạn thọ hoặc hoa cúc, trái cây, thịt quay, trà rượu, giấy tiền vàng mã…
  • Mâm cúng Táo quân: nhang đèn, trái cây, xôi chè, trầu cau, rượu, gao muối…

Ngoài ra, lễ cúng nhà mới, chúng ta còn phải chuẩn bị một vài thứ ngoại lệ mà phần lớn những lễ cúng khác ít có, gồm:

  • Bếp than (đặt ngay cửa chính).
  • Nệm hoặc chiếu mà mình đang còn dùng.
  • Chổi mới…

Bật mí các bước chuẩn bị và làm ✨Mâm Cúng Ông Táo Miền Nam✨ đúng nhất

Cách Đặt Mâm Cúng Về Nhà Mới

Một buổi lễ cúng nhà mới hoàn chỉnh sẽ gồm có 3 khâu cần chuẩn bị mà gia chủ nên biết, đó là sắm đồ lễ, thực hiện đúng trình tự cúng và đọc bài văn khấn. Nếu thiếu một trong các bước sau thì coi như buổi cúng nhà mới không thật sự trọn vẹn.

Mâm lễ cúng về nhà mới đặt ở đâu? Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, chúng ta tiến hành sắp xếp, bày lễ vật lên mâm cúng, mâm sẽ hướng về phương có lợi cho bản mệnh gia chủ đã xem trước đó.

Việc cúng nhà mới trước hết sẽ giúp cho gia chủ vững tâm vì mình đã làm lễ ra mắt, dâng đầy đủ lễ vật lên các vị thần linh thổ địa, ông bà tổ tiên. Thông qua đó, chúng ta còn thành tâm khấn vái cho công việc làm ăn được suôn sẻ, biến dữ hóa lành, gia đạo cát tường… Chủ nhà sẽ thắp nhang cắm vào bát hương, xin phép được bắt đầu buổi cúng nhà mới (nhập trạch), cung thỉnh thần linh, rước vong linh gia tiên về nơi thờ tự mới này.

Cách Bày Mâm Cúng Về Nhà Mới

Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà

Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu? Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ. Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chấp tay nghiêm trang.

Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo sức sống cho nhà mới. Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu rưới lên tàn tro

Bạn giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ. Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào nhà và sắp xếp lại như ý muốn

Không thể bỏ lỡ những thứ cần có trong 🌌Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng🌌

mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu

Văn Khấn Cúng Về Nhà Mới

Scr.vn gửi đến bạn nội dung bài văn khấn cúng về nhà mới dâng lên thần linh và gia tiên.

Văn Khấn Thần Linh Ngày Nhập Trạch

Nội dung bài văn khấn thần linh ngày nhập trạch.

Kính Lạy:

Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần

Các Ngày Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân cùng Các Thần Linh Cai Quản Trong Khu Vực Này.

Hôm nay là ngày……tháng……năm……

Tín chủ chúng con là………

Hiện ngụ tại……..Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật các thứ cúng dâng bày ra trước án, kính cẩn tâu trình: Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, chọn được ngày lành tháng tốt dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cúi xin chư vị Linh thần cho phép chúng con, được rước vong linh Tiên Tổ về đây thờ phụng để tỏ tấc lòng hiếu thuận của con cháu. Nguyện xin chư vị tâm thành chứng minh, độ cho chúng con từ đây gia đạo an khương, làm ăn thuận lợi, sanh ý hưng long, đinh tài lưỡng vượng.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật. Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tìn chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Văn Khấn Gia Tiên Ngày Nhập Trạch

Nội dung bài văn khấn gia tiên ngày nhập trạch.

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật

Con lạy ngài đương niên Thái Tuế chí đức tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, cùng các chư vị tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ), chư vị hương linh nội ngoại họ:………………..

Chúng con là: ……………. (đọc tên lần lượt tất cả mọi người từ trên xuống dưới)

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch

Chúng con thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới (nhập trạch về nơi ở mới). Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Tại địa chỉ:…………………………………….

Cúi xin các cụ, ông bà Tổ tiên cùng chư vị hương linh nội ngoại họ …………… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khoẻ xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Bài viết vừa trả lời câu hỏi mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu. Bạn tham khảo và thực hiện theo để tránh phạm phải điều kiêng kỵ khi về nhà mới nhé.

Viết một bình luận