Mâm Cúng 30 Tết ❤️ Lễ Vật, Mâm Cơm Cúng Tất Niên Chuẩn ✔️ Soạn lễ và bày cúng ngày cuối năm theo miền Bắc, Trung, Nam chi tiết nhất.
Mâm Cơm Tất Niên Gồm Những Gì
Theo các chuyên gia văn hoá, bữa cơm tất niên là một trong những nghi lễ văn hóa độc đáo của người Việt. Đây được coi là nghi thức để mời ông Công, ông Táo về trần thế; tiếp tục cai quản việc bếp núc sau khi đã lên chầu trời ngày 23 tháng Chạp.
Đây cũng là dịp để mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về ăn tết; sum họp cùng con cháu. Đồng thời cũng là bữa cơm kết nối các thế hệ trong gia đình; để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng năm mới vạn sự hanh thông, nhiều điều tốt đẹp.
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình nhưng về cơ bản, mỗi gia đình chiều 30 Tết nên chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng một mâm cỗ tất niên và một mâm cúng Giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ thắp hương; đọc văn khấn với nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Mâm Cúng 30 Tết Đặt Ở Đâu
Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ được đặt tại nơi thờ cúng thần phật, gia tiên. Vì đây là lễ cúng thiên địa vì thế không gian cúng và mâm lễ nên đặt ở nơi có sự giao thoa giữa đất trời cùng vạn vật.
Ở một số nơi, mâm cúng tất niên còn được đặt ở ngoài trời. Trong thời gian làm lễ cúng tất niên, gia chủ nên mở hết cửa để vận khí được lưu thông, như thế mới có nhiều phúc lành, may mắn.
Cùng xem 🍓Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản🍓 gồm những lễ vật gì nhé
Mâm Cơm Cúng 30 Tết Chuẩn
Trước đây, mâm cỗ tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc). Và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).
Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại. Từng vùng miền, mâm cỗ cúng tất niên và cúng giao thừa cũng có những điểm khác biệt như miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, giò lụa, đĩa nem rán. Còn miền Trung là bánh tét, thịt heo luộc, miền Nam là thịt kho tàu, gỏi tôm thịt,…
Ngoài ra, lễ cúng còn có mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã; đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh chưng và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn). Mâm cỗ cúng thường được đặt ở một cái bàn con bên dưới; còn trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại quả ăn được; bày biện đẹp mắt, không nên dùng quả giả.
Cơm Cúng 30 Tết Đơn Giản
Mâm lễ cúng tất niên thường gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã; đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)… Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết; được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ. Người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.
Ngày nay, không chỉ trong gia đình mới cúng tất niên và ăn tất niên. Nhiều cơ quan, nhóm hội cũng tổ chức cúng tất niên và mở tiệc tất niên, tổng kết năm cũ. Tất niên cũng được hiểu rộng rãi hơn, ngày ăn tất niên cũng không chỉ là ngày cuối cùng của năm nữa, mà là những ngày giáp Tết, khi các cơ quan bắt đầu được nghỉ lễ.
Giới thiệu đến bạn bài viết ☯Mâm Cúng Ông Táo Miền Nam☯ đầy đủ nhất
Mâm Cúng Ngày 30 Tết
Chia sẻ đến bạn mâm cúng ngày 30 Tết đúng tâm linh người Việt.
Mâm Cỗ Cúng 30 Tết
Scr.vn gửi tới bạn một số hình ảnh về mâm cỗ cúng 30 Tết đơn giản nhưng vẫn rất đầy đủ và bắt mắt đấy nhé.
Lễ Vật Cúng 30 Tết
Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả; hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ. Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất … Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Mâm lễ cúng tất niên cuối năm niên gồm:
- Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
- Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết; bày biện đầy đặn, trang nghiêm
Ngoài mâm ngày 30 Tết, mời bạn tìm hiểu thêm về ❁Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng❁
Bài Cúng 30 Tết
Nội dung bài văn khấn cúng 30 Tết thông dụng hiện nay.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần; Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ………………………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ………………………….
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn; sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên; bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng; bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Mâm Cúng 30 Tết Miền Bắc
Ở miền Bắc, một mâm cúng tất niên truyền thống thường gồm những món sau:
Bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông; nem rán, đĩa xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà), canh măng, chè kho, dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, canh miến.
Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.
Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.
Có thể bạn quan tâm cách bày 🍁Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng🍁 đúng chuẩn
Mâm Cúng 30 Tết Miền Trung
Ở miền Trung và miền Nam, mâm cúng có thể khác biệt một chút.
Mâm cúng ở miền Trung thường gồm: bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông; đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.
Các bước bày 🍃Mâm Cúng Rằm Tháng 7🍃 trong nhà và ngoài trời
Mâm Cúng 30 Tết Miền Nam
Mâm cúng tất niên miền Nam gồm các món: bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô).
Thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, nem rán, chả giò, dưa giá, củ kiệu.
Thực Đơn Mâm Cúng 30 Tết
Gợi ý các món cơ bản có trong mâm cúng 30 Tết năm 2021 mới nhất.
Bánh Chưng, Dưa Hành
Bánh chưng, dưa hành đã trở thành truyền thống không thể thiếu với ước mong có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Chính vì vậy, mâm cỗ cúng trời đất gia tiên vào ngày 30 Tết nhất định phải có bánh chưng. Thấy bánh chưng là thấy không khí Tết ngập tràn. Theo sự linh hoạt của phong tục tập quán, người dân miền Tây Nam Bộ thường dùng bánh tét thay cho bánh chưng.
Canh Bóng Thả
Canh bóng thả, hay canh bóng thập cẩm là một món ăn không thể thiếu trong cách bày mâm cúng tất niên ngày Tết của miền Bắc. Canh bóng thả được nấu từ nước hầm xương, bóng bì.
Và các loại rau củ như súp lơ, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan,…Để nấu được món canh này cần không ít sự tỉ mỉ, kỳ công, tinh tế trong từng công đoạn của người nội trợ. Vì thế, món ăn này ít xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày mà trở nên trang trọng và đặc biệt hơn vào mỗi dịp sum họp, đoàn viên.
Chân Giò Hầm Măng
Măng là nguyên liệu yêu thích được nhiều gia đình chọn lựa, để dành và chế biến trong dịp Tết. Măng có mùi thơm đặc trưng, vị thanh thanh chua nhẹ làm cho món ăn bớt ngán ngậy.
Khi kết hợp với chân giò tạo nên món ăn có hương vị hoàn chỉnh. Chân giò hầm măng phổ biến ở nhiều gia đình trên khắp mọi miền đất nước.
Canh Khổ Qua
Phổ biến với người dân Nam Bộ, canh khổ qua được dùng nhiều trong mâm cúng tất niên với mong muốn những điều đau khổ, không may mắn sẽ nhanh chóng qua đi.
Thịt Gà Luộc
Thịt gà luộc là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng tất niên của hầu hết mọi gia đình, đặc biệt là vào dịp Tết.
Theo quan niệm xưa, gà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ; là mối liên giao giữa ngày và đêm, mang đến niềm tin và hy vọng.
Giò Lụa, Giò Bò, Giò Thủ
Giò lụa được chế biến từ thịt nạc heo tươi ngon đem giã nhuyễn, quyện với hương vị nước mắm ngon, gói trong lá chuối và đem luộc.
Giò bò cũng có cách làm như giò lụa, nhưng thành phần chính từ thịt bò. Nhiều gia đình lại chuộng giò thủ, giòn giòn sần sật không ngán.
Gỏi Nộm
Gỏi rất đa dạng và dễ làm, lại dễ ăn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, không ngấy dầu mỡ.
Chính vì vậy, trong mâm cúng Tất niên của mỗi gia đình đa phần để có gỏi. Người miền Nam chuộng gỏi tôm thịt ngó sen, miền Bắc chuộng gỏi miến trộn. Hoặc tùy vào điều kiện và sở thích, từng gia đình sẽ chọn cho mình những món gỏi phù hợp.
Chả Giò
Nguyên liệu chính của món ăn này bao gồm thịt băm, miến, hành lá, nấm hương,…gói trong bánh tráng; đem chiên ở nhiệt độ cao, tạo nên độ giòn và thơm cho từng cây nem cây chả.
Chả Giò Tôm Bắp
Biến tấu một chút nguyên liệu để làm những món chả giò mới như chả giò tôm bắp, chả giò tôm thịt bằm,..
Thịt Kho Tàu
Thịt kho Tàu vốn đã thân quen với bữa cơm gia đình.
Nhưng chỉ có vào dịp Tết, người ta mới có đầy đủ không gian để thưởng thức món ăn này đúng nghĩa. Món ăn là sự kết hợp giữa thịt heo ba chỉ, trứng vịt hoặc trứng gà và các nguyên liệu khác. Món ăn thể hiện sự hòa hợp âm dương, trên dưới thuận hòa trong gia đình.
Bật mí cách làm 🌟Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản🌟 và nhanh chóng nhất
Mâm Cúng 30 Tết Đơn Giản Nhất
Tại Việt Nam có thể có nhiều phong tục khác nhau trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng đón gia tiên ngày 30 Tết. Tuy nhiên, đa phần mỗi gia đình cần chuẩn bị đồ lễ bài cúng 30 tết để đón gia tiên gồm những thứ thiết yếu sau đây:
- Hoa cúc vàng, mâm ngũ quả, giấy tiền vàng mã, hương vòng và hương cây. Đèn hoặc nến, cau trầu, rượu, trà, nước ngọt, bánh chưng. Cỗ cũng có thể là mặn hoặc chay tùy từng gia đình, đầy đủ các món ăn ngày Tết được bày biện trang nghiêm. Nếu là cúng mặn thì nhất thiết phải có xôi đồ và gà trống luộc.
- Trong mấy ngày Tết, bàn thờ luôn có ông bà tổ tiên hiển diện. Vì thế để cho bàn thờ luôn được thắp sáng, hương khói đầy đủ. Mỗi gia đình nên chuẩn bị loại hương vòng to để có thể thắp được suốt ngày.
Sau khi cúng tất niên rước ông bà xong, đợi tàn 2 phần hương thì mang phần mã đi hóa.
Chia sẻ đến bạn các lễ vật cơ bản trong 🔮Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm🔮 tại nhà
Mâm Cúng 30 Tết Ngoài Sân
Bên cạnh việc cúng Giao thừa vào lúc nào thì việc cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì cũng là điều mà rất nhiều người chưa biết. Thông thường, để tiến hành cúng Giao thừa ngoài trời, mâm cúng sẽ bao gồm các lễ vật: Hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả; bánh kẹo, cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy điều kiện của từng gia đình mà sắm sửa.
Tuy nhiên, vẫn có những món đồ đã trở thành truyền thống, hầu như gia đình cũng sử dụng như cặp bánh chưng, gà lễ (gà lễ phải là gà trống tơ chưa đạp mái), đĩa xôi gấc. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời không cần quá cầu kì như mâm cúng Giao thừa trong nhà nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành, chế biến sạch sẽ và trình bày gọn gàng.
Mâm cúng 30 Tết có sự thay đổi theo từng vùng miền khác nhau. Bạn tham khảo và thực hiện theo để có một ngày cuối năm thật ý nghĩa và vui vẻ nhé.