Mâm Cúng Rằm Tháng 7 ❤️ Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng ✔️ Mâm cúng tổ tiên, thần linh và chúng sinh tại nhà, công ty, cửa hàng vào tháng 7.
Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7
Hãy cùng đón đọc ngay thông tin chia sẻ chi tiết về Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 sau đây:
Trong dịp cúng rằm tháng 7, thường có ba mâm cỗ cúng là mâm cúng Phật; cúng gia tiên và cúng chúng sinh. Về cách bày biện mâm cỗ cúng rằm tháng 7, nghệ nhân ẩm thực dân gian Ánh Tuyết cho rằng; không có quy định cụ thể về mâm cỗ cúng. Bởi mỗi mâm cỗ sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.
“Mâm cỗ cúng quan trọng lòng thành của mình là chính. Tuỳ vào mỗi gia đình, có gia đình cúng chay, có gia đình cúng mặn đó là tuỳ nhu cầu. Có người duy tâm, bảo ăn chay để người thân đã khuất được thanh tịnh. Nhưng cũng có những người vẫn cúng mặn, nhìn chung không nhất thiết phải bắt buộc có những món cụ thể; mà nên “tuỳ tiền biện lễ”, nghệ nhân Ánh Tuyết chia sẻ.
Lễ Cúng Rằm Tháng 7
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục của tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được trở về dương thế. Đó cũng là lí do tháng 7 âm lịch hàng năm được dân gian gọi là tháng cô hồn.
Ngoài ra, tháng 7 còn có ngày lễ Vu Lan, ngày con cái báo hiếu với cha mẹ. Ngày này đã đi vào văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Bởi vậy, theo phong tục, ngày Rằm tháng 7, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng; mời các cụ về với con cháu, sau cũng là dịp để gia đình sum vầy. Hàng năm, các gia đình thường cúng Rằm tháng 7 từ mùng 10 cho tới 14, 15 âm lịch.
Cách chuẩn bị và bày trí ✨Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản✨ dễ thực hiện
Đồ Cúng Rằm Tháng 7 Đơn Giản
Trong đó, lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên được làm vào ban ngày. Còn lễ cúng cho các cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối.
Theo truyền thống, mâm cỗ cúng cô hồn thường có cháo loãng, cơm trắng, canh, xôi; chè, khoai lang (hoặc khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, gạo, muối, quần áo cúng chúng sinh… Mâm cỗ được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt thể hiện thái độ tôn trọng, trang nghiêm.
Trong khi đó, lễ cúng Phật, thần linh, gia tiền có thể làm cỗ chay hoặc mặn tùy thuộc vào gia chủ miễn sao thể hiện lòng thành.
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Ngoài Trời
Mâm cúng này nên đặt ngoài trời hoặc trước cửa chính của nhà và được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14.7 hoặc 15.7 (âm lịch). Người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất.
Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt. Mâm cỗ cúng bao gồm:
- Muối, gạo mỗi thứ 1 đĩa.
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt.
- 12 cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc (tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ).
- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc…
- Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- 3 ly nước nhỏ, 3 cây nhang, 2 cây nến.
Những lễ vật cần có trong 🔥Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm🔥
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Gồm Những Gì
Mâm cúng thần linh thường đặt ở dưới lễ cúng Phật và trên lễ cúng gia tiên. Mâm cúng thần linh có thể chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh chứng, xôi nếp, thịt gà, nem rán, canh măng… Ngoài ra, mâm cỗ cúng phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.
Mâm cúng gia tiên thường có thêm những vật dụng được làm bằng giấy nhựa quần áo; giày dép, áo bào, cung điện, đồ trang sức…
Khám phá 🌿Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7🌿 gồm những lễ vật gì
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Đơn Giản
Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản thì cũng phải có thịt gà, nêm rán, xôi, … Bên cạnh đó mâm cỗ cúng phải có hương hoa, tràu cau, tiền vàng.
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Cho Công Ty
Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng 7 được chia thành Lễ cúng Phật; Lễ cúng thần linh, gia tiên và Lễ cúng chúng sinh.
Đối với mâm cúng thần linh nên chuẩn bị các lễ vật như sau:
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Tiền vàng
- Nước, chè
- 1 mâm lễ mặn tùy theo điều kiện của gia chủ.
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
- Gà chay
- Nem chay rán
- Giò lụa chay
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm/ Canh rau củ chay
- Gỏi/ Nộm chay
Những món mặn nên có trong mâm cúng Rằm tháng 7:
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
Mâm cúng chúng sinh:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 mầu)
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Tiền vàng. Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Bao gồm tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã.
- Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ..…
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Thần Tài
Lễ vật cơ bản trong mâm cúng và bài văn khấn tại bàn thờ Thần Tài trong ngày rằm tháng 7.
Mâm Lễ Cúng Thần Tài Rằm Tháng 7 Âm Lịch
Theo quan niệm dân gian thì Thần Tài mang của cải cho mỗi gia đình. Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc.
Thông thường, lễ cúng thần tài thường được cử hành vào ngày mùng 10 hoặc mùng 1 ngày rằm hàng tháng. Mâm lễ cúng thần tài rằm tháng 7 thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Bài Văn Khấn Thần Tài Rằm Tháng 7
Sau khi chuẩn bị lễ vật đầy đủ, gia chủ thắp hương thần tài rằm tháng 7 và đọc bài văn khấn thần tài rằm tháng 7 dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…….
Tín chủ chúng con là…..
Ngụ tại…….
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.
Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Thần tài vị tiền và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.
Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.
Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Tại Công Ty
Lễ cúng chúng sinh: Gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Lễ cúng cô hồn không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.
Khi lễ cúng xá tội vong nhân xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt. Tục giật cô hồn tức người sống giành giật mâm cúng, tiền cúng, càng đông người sống giành giật càng mua chuộc được các cô hồn không đến quấy phá. Đồ cúng cô hồn có ăn được không? Người ngoài hoàn toàn có thể ăn được đồ cúng cô hồn theo tục lệ giành giật mâm cúng.
Bật mí cách chuẩn bị và tiến hành 💫Lễ Cúng Rằm Tháng 7💫
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Chay
Với các gia đình theo đạo Phật, mâm cỗ chay thờ cúng Phật vào ngày rằm tháng 7 là việc không thể thiếu. Các món chay cúng Phật gồm:
- Xôi trắng / Xôi gấc/ Xôi đỗ xanh/ Xôi vò hạt sen
- Giò, chả chay
- Nem chay/ Nem rau nấm/ Nem hoa quả
- Gỏi hoa chuối ngó sen/ Nộm rau củ
- Canh nấm/ canh rau củ/ canh bóng nấu chay
- Đậu hũ non sốt nấm/Cải thìa sốt nấm hương
- Bên cạnh đó, còn có cả hoa quả.
Xem điềm báo giấc 📌Mơ Thấy Cho Con Bú, Em Bé Bú📌 cực chuẩn
Mâm Cúng Rằm Tháng 7 Tại Nhà
Để đảm bảo cho mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 được chuẩn bị chỉnh chuông nhất thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây. Để giúp cho gia chủ khi thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng 7 không gặp bất kỳ khó khăn nào.
- Các lễ vật trong mâm cúng rằm tháng 7 không cần phải đầy đủ tuy nhiên có một số thứ thì chúng ta không thể không chuẩn bị. Các lễ vật cần phải có trong mâm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 bao gồm có hương, nến, muối gạo, quần áo chúng sinh, vàng mã…
- Tùy theo điều kiện của gia chủ mà chúng ta có thể chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 sao cho phù hợp nhất. Tốt nhất là chúng ta nên chuẩn bị lễ vật chay để tránh khơi gợi lòng sân si của cô hồn.
- Không gian lựa chọn để cúng cô hồn vào Rằm tháng bảy là ngoài ngôi nhà của bạn hoặc ở những nơi công cộng ít người qua lại. Đừng tổ chức cúng cô hồn rằm tháng 7 trong nhà vì điều này sẽ là hành động rước vong vào nhà.
- Khi cúng cô hồn Rằm tháng bảy thì chúng ta có thể sử dụng một bài văn khấn để đọc trong lúc thực hiện nghi lễ cúng kiến. Và một trong những điểm mà chúng ta cần lưu ý đó là cần phải tiễn vong đi để tránh tình trạng vong linh quyến luyến gia chủ. Đây là một trong những điều không nên khi chúng ta tổ chức lễ cúng cô hồn vào Rằm tháng 7.
Giải sổ mơ khi 🔰Nằm Mơ Không Nhớ Đánh Con Gì, Số Mấy🔰 cực hay
Cúng Rằm Tháng 7 Cho Cửa Hàng
Hướng dẫn sắm lễ cúng rằm tháng 7 tại công ty (cơ quan, cửa hàng,…)
- Không cúng bằng giấy tiền, vàng mã.
- Không sát mạng chúng sinh để cúng.
- Hoa, quả không kiêng chủng loại và số lượng.
Sắm lễ:
- Địa điểm bày lễ: Tại ban thờ, nếu không có bàn thờ, thì bày lễ trên bàn (mâm…) và cắm hương chung với lọ hoa hoặc cốc gạo…
- Cúng Phật: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng (nếu không có ban thờ Phật, thì khi bạch cúng lễ, sẽ hướng tâm tới Phật để cúng, mà không sắm lễ).
- Cúng chư Thiên, Thần linh: Hương, hoa, trà, quả, thực: xôi chè hoặc bát cơm trắng, cốc nước chè.
- Cúng vong linh trên đất: Hương, hoa, trà, quả, thực: mâm cơm chay hoặc xôi, chè hoặc bát cơm trắng. (Nếu nơi thờ chỉ có bát hương Thần linh, thì sắm lễ để một bên ban thờ để cúng)
Mâm cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải tuân thủ theo lễ vật và cách thức trên. Điều này có sự thay đổi theo phong tục của từng vùng miền, miễn là đặt lòng thành tâm vào trong lễ cúng dâng lên tổ tiên, thần linh.