Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản ❤️ Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng ✔️ Lễ vật cúng ông Công ông Táo lên trời, ngày 23 tháng Chạp đầy đủ nhất.
Mâm Lễ Cúng Ông Táo Gồm Những Gì
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, Thần Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Địa, Thổ Công, Thổ Kỳ với sự tích “2 ông 1 bà”. Dân gian hay thường gọi là Táo Quân hay ông Táo, bà Táo.
Ba vị thần tiên mỗi người mang nhiệm vụ khác nhau nhưng điểm chung là đều được Ngọc Hoàng phái xuống nhân gian cai quản các gia đình. Thổ thần thổ địa cai quản đất đai âm trạch, long mạch. Thổ công táo quân quán xuyến chuyện sinh hoạt, bếp núc của gia đình và là vị thần sẽ dâng tấu sớ lên Ngọc Đế. Thổ kỳ là vị thần trông coi việc mua bán hàng hóa, đồ ăn thức uống trong nhà.
Tương truyền rằng vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng về Trời để trình tấu sớ, bẩm báo với Ngọc Hoàng về những chuyện của gia đình trong một năm qua. Dân gian xem đây là một ngày trọng đại bởi Táo Quân sẽ là vị thần quyết định một năm sắp tới thịnh hay suy của gia đình.
Vì thế vào ngày này, các gia đình đều chuẩn bị lễ vật, mâm cơm cúng sao cho thật thịnh soạn, linh đình để tiễn đưa ông Táo. Qua đó gửi gắm ông Táo lời cầu mong một năm mới may mắn, an lành, mọi chuyện suôn sẻ.
Giới thiệu đến bạn bài viết ☯Mâm Cúng Ông Táo Miền Nam☯ đầy đủ nhất
Mâm Cúng Ông Táo Cần Những Gì
Một trong những mâm lễ không thể thiếu khi cúng tiễn ông Táo là mâm cơm cúng.
Mâm cơm cúng đầy đủ sẽ thể hiện ước muốn của gia đình cho một năm sắp tới. Tuy nhiên không nhất thiết phải chuẩn bị mâm cơm quá tốn kém, cầu kỳ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mâm cơm có thể đơn giản hơn, gồm vài món mặn hay món chay, miễn sao thể hiện lòng thành là được.
Scr.vn gợi ý mâm cơm mặn đầy đủ để cúng ông Táo như sau:
Mâm Cơm Cúng ông Táo Gồm Những Gì
- 1 con gà trống luộc: Gà luộc nguyên con, chéo cánh ngậm hoa. Nếu không có thể thay thế bằng 5 lạng thịt lợn luộc)
- 1 đĩa xôi gấc (ngày nay nhiều người còn thay thế bằng xôi nếp cẩm, xôi lá nếp, xôi đậu)
- 1 đĩa giò lợn
- 1 cái bánh chưng
- 1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc các loại canh khác đều được)
- 1 đĩa rau xào thập cẩm
- 1 đĩa chả rán
- 1 đĩa thịt nấu đông
- 1 bát gạo đầy
- 1 bát muối trắng
Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm chè như chè trôi nước, chè kho, các loại bánh ngọt, trái cây,… để mâm cơm thêm phần sum vầy, đẹp mắt.
Mâm Cúng Ông Táo Đặt Ở Đâu
Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc.
Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, theo TS. Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, “bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc trên bếp thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc”.
Bàn thờ ở bếp được xem như là nơi ngự của ông Công, ông Táo. Còn mâm cúng thì theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương và Mai Văn Sinh cho biết “Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.”
Bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm, nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ gia tiên, rất không phù hợp với việc cúng tế. Do đó, bạn nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên nhé!
Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Đơn Giản
Bên cạnh mâm cơm cúng, mâm lễ vật là mâm cỗ không thể thiếu trong nghi thức cúng ông Táo 23 tháng chạp. Mâm lễ vật mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau do sự khác biệt về quan điểm cúng ông Táo.
Người Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép sống trong chậu, sau khi kết thúc lễ cúng thả cá xuống ao. Việc làm này xuất phát từ quan niệm thần Táo Quân di chuyển từ hạ giới về thiên đình bằng cá chép. Do đó họ chuẩn bị “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về Trời. Người miền Nam thì dùng cá chép giấy, người miền Trung lại chuẩn bị ngựa giấy.
Dù có đôi chỗ khác nhau nhưng nhìn chung mâm lễ vật sẽ bao gồm những thứ cơ bản như sau:
- Lễ Vật Cúng ông Táo 23 Tháng Chạp
- 3 chiếc mũ ông Táo: gồm 2 cái có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn cho Táo bà.
- 3 bộ quần áo giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ
- Hài (giày) cho Táo: 2 đôi hài nam và 1 đôi hài nữ
- Tiền vàng mã
- 1 đĩa trầu cau nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
- 1 đĩa trái cây tươi
- Rượu hoặc trà
- Hương
- Nến.
Ngoài mâm cúng ông Táo, mời bạn tìm hiểu thêm về ❁Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng❁
Mâm Cúng Ông Táo Chuẩn
Scr.vn gửi đến bạn mâm cúng ông Táo chuẩn và đầy đủ nhất thông qua các hình ảnh cụ thể sau đây:
Mâm Cúng Ông Táo 23 Tháng Chạp Đơn Giản
Theo truyền thống, mâm cơm sẽ gồm các món ăn quen thuộc dưới đây:
Thịt lợn luộc
Đây là món quan trọng nhất dùng để dâng cúng Táo quân. Thịt lợn luộc dùng để sắp mâm cỗ cúng ông Táo nên là thịt vai hoặc gáy. Khi thắp hương miếng thịt cần để nguyên, tuyệt đối không được thái miếng.
Một món canh
Canh là món không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo. Món canh thường được các gia đình nấu để dâng cúng là canh măng, canh khoai hoặc canh mọc.
Một món xào có rau
Một món rau xào cúng giúp mâm cỗ cúng ông Táo thêm đủ đầy. Bạn có thể nấu những món xào quen thuộc như su su hay xu hào… Tuy nhiên vì dùng để cúng nên thường không cho tỏi khi xào nấu.
Một đĩa muối
Muối là thứ tượng trưng cho sự may mắn và trong mâm cơm để cúng ông Táo cũng không thể thiếu một đĩa muối. Hãy chuẩn bị một đĩa muối tinh đặt lên mâm để cúng.
Hoa quả vàng mã
Hoa quả, vàng mã là những thứ không thể thiếu để cúng ông Công ông Táo. Ngoài bộ áo mũ dành cho Táo quân kể trên, bạn cần mua thêm tiền vàng hoặc loại vàng nén để hóa cho ông Công ông Táo làm lệ phí đi đường.
Mâm Cơm Cúng Ông Công Ông Táo
Bạn tham khảo hình ảnh sau đây để chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo đúng cách nhé.
Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản
Hướng dẫn cách cúng ông Táo đơn giản qua việc trang bị trang phục và đồ cúng ông Công ông Táo.
Trang phục cúng ông Công ông Táo
Trước khi sắp mâm cỗ cúng ông Táo, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng Táo quân gồm có: Ba chiếc mũ Táo quân, hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy. Màu sắc áo mũ của ông Công ông Táo thay đổi theo ngũ hành.
Đồ cúng ông Công ông Táo
Ở miền bắc, ngày 23 tháng Chạp sẽ không thể thiếu những con cá chép sống thả trong chậu nước xuất phát từ tích “cá chép hóa rồng” để đưa ông Táo về chầu trời. Người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì đơn giản hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy mà thôi.
Có thể bạn quan tâm cách bày 🍁Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng🍁 đúng chuẩn
Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo
Sau đây là bài cúng đưa ông Táo về trời, mời các bạn cùng tham khảo:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Mâm Cúng Ông Táo Miền Bắc
Một mâm cỗ cúng ông Táo kiểu miền Bắc thường có:
- 1 đĩa thịt lợn (vai hoặc chân giò) luộc.
- 1 con gà luộc buộc chéo cánh ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa.
- 1 bát canh măng hầm chân giò lợn.
- 1 đĩa rau xào thập cẩm.
- 1 đĩa giò lợn.
- 1 cái bánh chưng hoặc xôi vò.
- 1 đĩa chè (chè bà cốt, chè trôi nước, chè đậu kho).
- 1 đĩa hoa quả (từ 3 – 5 loại quả).
- 1 bình trà sen.
- 1 chai rượu nếp.
- 1 quả cau, lá trầu.
- 1 lọ hoa đào.
- 1 lọ hoa cúc kim cương.
- 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
Tuy ngày nay nhiều gia đình đã giản lược đi hoặc thay đổi một số món ăn trên mâm cúng ông Táo theo khẩu vị cũng như khả năng tài chính của gia đình. Nhưng những món ăn truyền thống như bánh chưng, con gà luộc… vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Táo nói riêng và mâm cỗ Tết nói chung. Những món ăn này hiện diện như một cách để chúng ta ghi nhớ và lưu truyền lại đời sau những phong tục tập quán đặc trưng, chứa đựng quốc hồn quốc túy của dân tộc.
Các bước bày 🍃Mâm Cúng Rằm Tháng 7🍃 trong nhà và ngoài trời
Mâm Cúng Ông Táo Miền Trung
Mâm cúng Táo quân của miền Trung được xem là sự pha trộn của hai miền Bắc Nam bởi nó vừa có những nét tương đồng như mâm cúng của người miền Bắc với những món như: Cơm, canh, thịt luộc, gà luộc, chả ram (nem)… lại vừa có món xôi chè đặc trưng của người miền Nam.
Điểm khác biệt lớn nhất tạo nên nét đặc trưng của lễ cúng Táo quân ở miền Trung, đó là người miền Trung không cúng áo mũ vàng mã và thả cá chép cho các Táo như miền Bắc hay “cò bay, ngựa chạy” như người miền Nam. Thay vào đó, họ dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ và đốt vàng mã dâng lên các vị thần linh.
Bật mí cách làm 🌟Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản🌟 và nhanh chóng nhất
Mâm Cúng Ông Táo Miền Nam
Mâm lễ cúng ông Táo của miền Nam có khá nhiều khác biệt với miền Bắc, điển hình là có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy” (cò bay, ngựa chạy là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không phải áo mũ có khung tre cầu kỳ như miền Bắc).
Ngoài ra, một số địa phương ở miền Nam, người ta còn thêm món chè xôi vào lễ cúng hoặc nếu không thì chỉ cần mâm trái cây đơn giản cũng có thể làm lễ cúng Táo quân. Nhìn chung, một mâm cúng ông Táo đơn giản và phổ biến nhất ở miền Nam thường bao gồm các món như:
- Thịt heo luộc.
- Gà luộc hoặc quay.
- Đĩa rau xào.
- Củ kiệu, củ cải muối.
- Xôi gấc.
- Giò heo.
- Canh mọc.
- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu…
Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản
Ngoài những mâm cúng ông Táo đơn giản theo từng vùng miền, bạn cũng có thể tham khảo thêm những mâm cúng sau đây chúng tôi chia sẻ. Các món cúng ông Công ông Táo thực ra không cần quá cầu kỳ, sang trọng, đắt tiền mà chủ yếu cần sự thành tâm và cẩn thận của người nấu, sử dụng những nguyên liệu đảm bảo vệ sinh….
Mâm cúng ông Táo đơn giản theo kiểu truyền thống với giò lụa, giò xào, thịt gà luộc, bánh chưng, cá kho, rau củ xào, giò chả, bát canh chân giò, canh mọc nấu tô, nộm ngó sen, dưa hành muối….
Chia sẻ đến bạn các lễ vật cơ bản trong 🔮Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm🔮 tại nhà
Mâm Cúng Ông Táo Về Trời
Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.
Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả ” ngũ quả” đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
- 9 cây cây nến đỏ.
Tất tần tật thông tin về 🔸Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7🔸 chi tiết nhất
Mâm Cúng Ông Táo Về Nhà Mới
Thời gian cúng Ông Táo: Thường sẽ tiến hành cùng lúc với lễ cúng nhập trạch.
Gia chủ cần chuẩn bị:
- Hương nhang, hoa tươi, trái cây và một mâm cỗ mặn.
- 3 bộ đồ áo mũ (2 nam 1 nữ) cùng giấy tiền vàng mã. Những đồ này sẽ được hóa vàng sau khi cúng xong.
Nghi lễ cúng Ông Táo sẽ được diễn ra ở dưới Bếp.
Bàn thờ Ông Táo cần đặt nơi khô ráo, tránh gần nước. Sau đó, thực hiện các bước lập bàn thờ Ông Táo, cúng Ông Táo về nhà mới sau:
Bước 1: Khi vào nhà mới, bạn nên mang các vật dụng mang tính tượng trưng vào nhà trước như một cái chiếu hoặc một cái nệm đang sử dụng.
Bước 2: Bày lễ vật cúng, mâm cúng Ông Táo lên bàn và kê theo hướng đẹp với gia chủ.
Bước 3: Gia chủ tự tay thắp nhang và để vào bát nhang.
Bước 4: Thắp nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch đồng thời xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng. Sau đó, bắt đầu đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần: Văn khấn Thần linh và Văn khấn cáo yết gia tiên. Ngoài ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị bài văn khấn rước Ông Táo về nhà để khi khấn vái dễ dàng đọc hơn.
Bước 4: Đun nước, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên (mục đích là để khai bếp).
Lễ Cúng Ông Táo Chay
2 gợi ý mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo
Gợi ý 1:
- Gà chay xào sả ớt đậm đà, màu sắc lại đẹp mắt.
- Canh thập cẩm nhiều màu sắc lại thanh tao và tốt cho sức khỏe.
- Mướp xào giá đỗ chay vừa đơn giản lại ngon và bổ dưỡng.
- Xôi gấc chay thơm ngon, màu sắc bắt mắt
- Nem rán chay giòn rụm
- Chè chay bột lọc với vị gừng ấm, ngọt nhẹ, ăn hoài không ngán.
- Gợi ý 2:
- Xôi đỗ chay thường là xôi đậu xanh.
- Canh nấm chay
- Nem chay rán
- Rau xào/luộc
- Giò chay
- Chè hoa cau…
- Ngoài những món chay ở trên bạn còn cần chuẩn bị thêm: Ba bộ mã ông Công ông Táo (2 bộ nam và 1 bộ nữ); Cá chép vàng 3 con; Trầu cau; hoa quả; gạo; muối…
Việc chuẩn bị mâm cúng ông Táo và cách thực hiện chứa đựng ý nghĩa về những điều năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến. Lễ vật không cần quá cầu kỳ mà phải có tâm ý ở trong đó bạn nhé.