Mâm Cúng Rước Ông Bà [Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn]

Mâm Cúng Rước Ông Bà ❤️ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Cúng Chuẩn ✔️ Mâm cỗ mặn, trái cây dâng lên bàn thờ tổ tiên đúng phong tục người Việt.

Mâm Cúng Rước Ông Bà Ngày 30 Tết

30 Tết là ngày của cuối cùng của năm Âm lịch, đánh dấu mốc kết thúc một năm cũ sắp đi qua; đón chào một năm mới lại đến. Vào ngày này, mỗi gia đình đều đã dọn dẹp nhà sạch sẽ; chuẩn bị tươm tất trong nhà để đón chào một năm mới.

Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn; hiếu thảo của con cháu tới tổ tiên và vong linh của những người đã khuất, là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn bộ con cháu trong gia đình một năm cũ qua đi bình an vô sự. Văn khấn ngày 30 Tết cúng rước ông bà cũng chính là nghi thức mời ông bà tổ tiên; vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia chủ để cùng tụ họp, sum vầy và ăn Tết cùng với gia đình.

Văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm giúp cho gia chủ chuẩn bị được lời khấn cúng một cách suôn sẻ; thể hiện lòng thành tâm, sự biết ơn sâu sắc nhất tới các vị tổ tiên. Vì vậy, việc chuẩn bị văn khấn 30 Tết rước ông bà ngày 30 Tết cần được chuẩn bị kỹ càng; trang nghiêm, không được xem nhẹ, sơ sài.

Mâm Cúng Rước Ông Bà Gồm Những Gì

Trước hết, mỗi gia đình cần dọn dẹp lại nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng , có thể trang trí thêm nhà cửa mới mẻ; đẹp đẽ hơn để đón chào năm mới với nhiều điều mới. Sau đó, cần dọn dẹp lại bàn thờ, sắp đặt các đồ vật trên bàn thờ một cách gọn gàng; trang nghiêm rồi mới đặt các lễ vật cúng gia tiên lên bàn thờ.

Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Hoa thờ (thường là hoa cúc vàng)
  • Rượu
  • Bánh kẹo
  • Thuốc lá
  • Nước ngọt
  • Cau trầu
  • Hương vàng (gồm hương vòng và hương cây)
  • Tiền vàng mã
  • Đèn hoặc nến

Mâm cỗ cúng: cỗ chay hoặc cỗ mặn. Nếu là cỗ mặn thì cần có xôi đồ và gà trống luộc cùng các món ăn truyền thống khác.

Các lễ vật cúng cần được bày biện trang nghiêm, thịnh soạn trên bàn thờ gia tiên. Sau đó gia chủ cần chuẩn bị văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết trước đó bằng cách đọc thuộc hoặc ghi chép ra giấy; vừa đọc vừa khấn, thể hiện tấm lòng thành kính nhất. Trước khi khấn cúng, gia chủ cần thắp hương đèn đầy đủ rồi mới cúng bái mời gia tiên.

Ngoài mâm cúng rước ông bà, mời bạn tìm hiểu thêm 🍃Mâm Cúng Đưa Ông Bà🍃

Mâm Cơm Rước Ông Bà

Thật ra, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục riêng. Do vậy, lễ vật trong mâm cúng cuối năm cũng sẽ khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ lần lượt lễ vật cần ở ba miền Bắc, Trung, Nam như sau:

Mâm cúng ông bà cuối năm ở Miền Bắc

So với, miền Trung và miền Nam, thì miền Bắc thường sẽ “nặng” về yếu tố tâm linh nhất. Do vậy, lễ vật trong mâm cúng miền Bắc thường sẽ cầu kì và có yêu cầu cao hơn. Thịt nấu đông, giò chả hoặc giò lụa, giò thủ, canh bóng thả, canh móng giò hầm măng; nem rán và gà luộc. Ngoài ra, nếu chúng ta muốn dâng thêm món bánh chưng và một số món tùy ý khác.

Mâm cúng rước ông bà ngày 30 Tết miền Trung

Sự đơn giản, “có gì thảo nấy” là đặc điểm của mâm cúng miền Trung. Một số lễ vật không thể thiếu vào ngày 30 Tết đó là: gà luộc, thịt heo luộc, canh củ, xôi, chè, cháo trắng, ram, đồ xào,… và một số món tùy ý khác.

Mâm cúng tất niên rước ông bà cuối năm miền Nam

Yếu tố vùng miền gần như trở thành yếu tố quyết định nên phong cách và lễ vật dâng cúng rất nhiều. Người miền Nam sống thoáng hơn, không có nhiều suy nghĩ tâm linh như Bắc và Nam. Do vậy, khi các bạn dự cúng cuối năm của người miền Nam; các bạn sẽ thấy sự xuất hiện của các món sau: bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, gỏi tôm, nem, chả, …

Tổng hợp những loại 🌼Trái Cây Cúng Về Nhà Mới🌼 theo miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Mâm Cúng Rước Ông Bà Đơn Giản

Để cúng rước tổ tiên, ông bà về ăn Tết cần chuẩn bị: Hoa cúc vàng, mâm ngũ quả; giấy tiền vàng mã, hương vòng và hương cây, đèn hoặc nến, cau trầu, rượu, trà, nước ngọt, bánh chưng.

Mâm cơm cúm có thể là mặn hoặc chay tùy từng gia đình; đầy đủ các món ăn ngày Tết được bày biện trang nghiêm. Nếu là cúng mặn thì nhất thiết phải có xôi và gà trống luộc.

Món Ăn Cúng Rước Ông Bà

Món ăn trong mâm cúng rước ông bà ngày 30 Tết phải kể đến như: Xôi, thịt gà trống luộc, canh măng, giò, đồ xào, nem (chả giò) rán, bánh chưng,… Hoặc mâm cỗ chay với những món ăn thanh đạm, mang tính trang nghiêm nhưng vẫn phản ánh tinh thần của ngày Tết.

Cách Cúng Rước Ông Bà

Hiện nay phổ biến có hai cách cúng rước gia tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia đình, con cháu. Cụ thể 2 cách đó như sau:

  • Cách thứ nhất: con cháu chỉ cần làm mâm cỗ dâng cúng lên gia tiên vào trưa ngày 30 Tết; lúc khấn vái cần mời đích danh, đúng tên tuổi các cụ về dự hưởng hương hoa quả, đón Tết tại nhà.
  • Cách thứ hai: chiều ngày 30 Tết, gia chủ và người thân cận trong gia đình ra mộ; tiến hành sửa sang, dọn sạch bia mộ và thắp hương khấn để mời tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.

Sau khi đã cúng rước các cụ về, cúng gia tiên xong cả gia đình quây quần ăn tất niên vui vẻ. Trong những ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Chính vì vậy, gia chủ cần giữ cho hương không bị tắt; nên thắp từ chiều 30 Tết và dùng hương vòng hoặc hương sào để giữ không khí ấm cúng cho ngày Tết.

Giải mã câu hỏi 🌌Mâm Cúng Về Nhà Mới Đặt Ở Đâu🌌 chính xác nhất

Bài Cúng Rước Ông Bà

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng rước ông bà, gia chủ cần soạn sẵn bài văn khấn để đọc trong lễ cúng.

Bài Văn Khấn Rước Tổ Tiên Ngày 30 Tết

Dưới đây là bài văn khấn rước tổ tiên, các bạn cùng tham khảo.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Văn Khấn Rước Ông Bà Tổ Tiên Về Ăn Tết

Nội dung bài văn khấn rước ông bà tổ tiên về ăn Tết.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (3 lần)

Hôm nay ngày tháng năm

Số nhà, đường phố…..

Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mồng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi; trước thời cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này. Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian; đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.

A Di đà Phật.

Có thể bạn đang tìm kiếm thông tin về 🌿Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản🌿

Trái Cây Cúng Rước Ông Bà

Mâm ngũ quả được trưng bày trên bàn thờ rước ông bà phải có đủ năm loại trái cây. Việc chọn các loại trái cây cũng có sự khác nhau theo từng vùng. Có nơi dùng màu sắc để thể hiện quan niệm tốt lành của mình trong ngày Tết như màu xanh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt; màu vàng tượng trưng cho sự no ấm, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Có nơi lại dùng ý nghĩa tên gọi của từng loại quả để thể hiện ước vọng của mình trong ngày xuân như ở Nam bộ mọi người thường dùng tên gọi của các loại trái cây để thể hiện mong ước của mình như mãng cầu, chùm sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Bởi ai cũng muốn gửi gắm một ước mơ đơn sơ là cầu sung vừa (dừa) đủ xài (xoài).

Cách chuẩn bị và bày biện 📍Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới📍 đầy đủ nhất

Mâm Cỗ Cúng Rước Ông Bà

Sau khi mọi lễ vật được chuẩn bị tươm tất, chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ bắt đầu thủ lễ; dâng hương, vái lạy, rót rượu mời tổ tiên và báo cáo ngày hôm sau là Tết Nguyên Đán, mời ông bà cùng về chung vui với con cháu.

Tiếp theo, tất cả các thành viên trong nhà đều phải khấn vái, cúng lạy ông bà. Đến khi các cây nhang cúng đã tàn được khoảng hai phần ba, gia chủ sẽ dọn thức ăn trên bàn thờ ra bàn ăn. Tất cả thành viên trong gia đình thường ngồi quây quần bên mâm cơm sum họp, tiễn năm cũ đi, đón năm mới đến; trong không khí phấn khởi, ấm cúng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.

Ngoài ra, cần lưu ý sau lễ rước ông bà, để các cụ luôn ở trong nhà cùng con cháu thì gia chủ không nên để hương tắt.

Cách Bày Mâm Cỗ Cúng Rước Ông Bà

Để lễ cúng rước ông bà, tổ tiên trong ngày 30 Tết được đàng hoàng, lịch sự; chỉnh chu nhất thì trước khi làm mâm cúng tại nhà các gia chủ cũng nên dành thời gian để ra mộ dọn dẹp và thắp hương, mời ông bà, tổ tiên, những người đã khuất về cùng gia đình ăn Tết.

Vào trước ngày Tết các bạn cũng nên dành thời gian để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bàn thờ rồi mới tiến hành cúng rước ông bà về ăn Tết. Bên cạnh đó, người đại diện gia đình làm lễ cúng mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết trước khi cúng nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lịch sự, gọn gàng để có thể thể hiện được sự kính cẩn, thành kính và trang nghiêm đối với ông bà, tổ tiên.

Các gia chủ cũng cần lưu ý, sau khi hoàn thành lễ cúng rước ông bà xong các bạn vẫn phải để hương cháy liên tục. Kể từ chiều 30 Tết tới khi hết Tết thì hương trên bàn thờ không được phép để tàn lụi. Nếu các bạn không thể canh chừng châm hương mới thì có thể sử dụng hương vòng để hương cháy được lâu.

Có rất nhiều gia đình thường chọn mua hoa và trái cây giả để thờ cúng vì có thể giữ được lâu. Tuy nhiên, các bạn không nên sử dụng hoa hay trái cây giả để chưng trên bàn thờ mà nên mua hoa và trái cây tươi thì tốt hơn.

Gợi ý thêm đến bạn bài viết cách chuẩn bị 📌Mâm Cúng 30 Tết📌

mâm cúng đưa ông bà

Rước Ông Bà Cúng Mấy Mâm

Hãy cùng xem lễ cúng rước ông bà cần mấy mâm bạn nhé.

  • Một mâm chay cúng Phật gồm: đĩa ngũ quả, bánh, một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung trà. Bình bông để bên tay phải, đĩa ngũ quả tay trái (theo hướng bên trong nhìn ra). Có gia chủ còn dâng cơm trắng cúng Phật.
  • Một mâm cúng Thổ địa gồm: Năm chung rượu, năm chung trà. Bình bông để bên tay phải ông Địa. Tùy gia chủ có thể cúng heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng Thổ địa, Thần tài.
  • Mâm cúng gia tiên gồm: ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
  • Ngày 30 tết cũng là ngày rước táo quân về ngự trị tại gia sau khi thần táo ngày 23 đã lên trời trình tấu mọi việc tốt xấu của gia chủ. Mâm cúng táo quân gồm: một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ.

Bài viết trên vừa chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày Tết. Để lại bình luận nếu bạn có điều gì thắc mắc cần giải đáp nhé.

Viết một bình luận