Cách Cúng Tất Niên [Cách Bài Trí Mâm Cúng, Bài Cúng Đúng Nhất]

Cách Cúng Tất Niên ❤️️ Cách Bài Trí Mâm Cúng, Bài Cúng ✅ Cúng Tất Niên Là Nghi Lễ Không Thể Thiếu Của Người Việt, Vậy Đâu Là Cách Cúng Đúng?

Cúng Tất Niên Là Gì

Những thông tin ngắn gọn về Cúng Tất Niên Là Gì sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về một trong những nghi thức quan trọng của Tết Nguyên Đán cổ truyền và có thêm những ngày tất niên thật ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.

Tất niên hay cúng tất niên, lễ tất niên, tiệc tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Tất niên có thể là một bữa tiệc tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên.

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 Tháng giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần.

Ngoài Cách Cúng Tất Niên, giới thiệu với bạn 🌨 Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên 🌨 Cách Trình Bày Đúng

Mâm Cúng Tất Niên

Vào ngày cuối cùng của năm hầu hết gia đình nào cũng chuẩn vị cho gia đình mình những mâm cơm cúng tổ tiên và cũng là dịp cả đại gia đình đoàn tụ. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về Mâm Cúng Tất Niên, những thông tin sau đây sẽ cung cấp cụ thể nhất cho bạn về nội dung này, mời các bạn cùng theo dõi.

Năm cũ qua với những điều vui hoặc không vui, những điều đã thực hiện được hay còn dở dang ở đó, người dân sẽ cùng nhau ăn uống, xí xoá hết mọi lỗi lầm, chuyện buồn phiền trong năm cũ rồi lại trao cho nhau những lời chúc tụng, cầu mong cho năm mới bình an và yên ấm hơn.

Người Việt Nam ta luôn thích những buổi tiệc để ngồi lại bên nhau, nói chuyện, chia sẻ, và chắc chắn những bữa ăn cuối năm hay còn gọi là tất niên, sẽ không thể nào thiếu được. Đối với các công ty, cơ quan, xí nghiệp, tiệc tất niên là một dịp quan trọng để đồng nghiệp gặp gỡ nhau, tổng kết lại những thành tựu và thất bại đã qua mà cùng nhau tiến lên trong năm mới.

Mâm lễ cúng tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Cùng với đó là mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy theo từng gia đình với các món ăn ngày tết theo truyền thống ở địa phương. Mâm cỗ phải trình bày đầy đặn, đẹp mắt, thể hiện sự tươm tất, trang nghiêm của gia đình.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Mâm Cơm Cúng Ngày Tết 🌟 Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp

Lễ Vật Cúng Tất Niên

Cúng tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Vậy Lễ Vật Cúng Tất Niên cần chuẩn bị những gì? Để trả lời các câu hỏi này mời bạn theo dõi những nội dung dưới đây.

Lễ vật cúng tất niên thường bao gồm hương, đèn, vàng mã, mâm ngũ quả và mâm cơm cúng. Mâm cơm cúng tất niên truyền thống sẽ có những món cơ bản như: Gạo, muối; trà, rượu, nước lọc; bánh kẹo; trầu cau; chè, xôi, cháo trắng; tam sên; gà luộc; heo sữa quay; bánh kẹo; bánh chưng hoặc bánh tét; chả lụa. Ngày nay, mâm cơm cúng tất niên đã đơn giản hơn rất nhiều, có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của gia chủ.

Mâm cơm cúng tất niên thực tế không cần quá cầu kì, quan trọng nhất vẫn là thể hiện được tấm lòng cũng như sự chi ân của mỗi gia đình. Đối với mâm cúng lễ, tuỳ vào điều kiện mỗi nhà cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng mà có sự khác nhau.

Mâm cỗ mặn được bày biện trang nghiêm gồm những món ăn đặc trưng của ngày Tết như, canh mọc, canh măng, gà luộc, nem rán, bánh chưng, bánh tét… Tùy mỗi vùng miền sẽ có sự chuẩn bị mâm cỗ mặn khác nhau chính vì thế các bạn có thể tham khảo cụ thể hơn dưới đây.

  • Miền Bắc: Mâm cỗ tất niên thường rất đầy đủ và bài bản, 4 bát, 4 đĩa, cỗ to thì 6 bát, 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa tùy thuộc điều kiện gia đình. Đĩa gồm giò lụa, chả quế, thịt gà, thịt heo… bát gồm canh măng, giò heo hầm, canh miến, bát mọc…
  • Miền Trung: Người miền trung họ ít cầu kì hơn với mâm cỗ có bánh chưng, giò lụa, gà, thịt lợn, gỏi tai heo, nem thính, vịt quay, bánh xèo…
  • Miền Nam: Mâm cơm cúng tất niên gồm có bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu…

Cùng với Cách Cúng Tất Niên, SCR.VN tặng bạn 💧 Bài Cúng Giỗ Ông Bà Tổ Tiên 💧 Lễ Vật, Văn Cúng Giỗ

Cách Cúng Tất Niên Chuẩn

Vào những ngày cuối năm, mỗi gia đình, dù túng thiếu hay dư dả, cũng đều cố gắng làm mâm cơm, chuẩn bị lễ vật cúng tất niên. Vậy Cách Cúng Tất Niên Chuẩn như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung bên dưới để tìm câu trả lời bạn nhé!

Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui. Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.

Thông thường, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà. Mỗi mâm cỗ cũng được chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, hay còn gọi là “tùy tiền mãi lễ”. Không nên quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ chứng giám.

Sau khi hoàn thành mâm cỗ cúng, người lớn tuổi trong nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Bài Cúng Táo Quân 🔥 Cách Cúng, Văn Cúng, Lễ Vật Cúng

Hướng Dẫn Cách Cúng Tất Niên Cuối Năm

Không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, sự tưởng nhớ đến các bậc tổ tiên của con cháu mà lễ cúng Tất niên còn là dịp các gia đình quây quần bên nhau sau một năm tất bật. Chính vì thế lễ cúng Tất niên luôn là một trong những ngày lễ trọng đại cần được kế thừa và phát huy. Sau đây Hướng Dẫn Cách Cúng Tất Niên Cuối Năm theo đúng chuẩn cổ truyền.

Theo thông thường thì tất cả các hộ gia đình hiện nay đều cúng tất niên ở trong nhà để tạo ra sự ấm cúng cũng như thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên. Còn đối với những hộ gia đình giàu có, nhiều điện kiện thì có thể chủ nhà sẽ cúng thêm một mâm cỗ ở ngoài trời để có thể cảm tạn thần linh trong một năm qua đã hỗ trợ và phù hộ cho gia đình.

Bữa cơm tất niên làm thịnh soạn hơn ngày thường. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong những ngày se se lạnh.

Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên.

Mời bạn đón đọc 🌜 Bài Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 🌜 Cách Cúng, Bài Khấn

Cách Cúng Tất Niên Đơn Giản

Bạn đọc có thể tham khảo thêm Cách Cúng Tất Niên Đơn Giản để chuẩn bị mâm cúng sao cho hợp lý và tươm tất nhất.

Cách cúng tất niên đơn giản với 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống bao gồm các món sau:

  • Bánh chưng
  • Dưa hành
  • Giò nạc, giò thủ
  • Hành cuốn
  • Nem
  • Rau nộm
  • Măng ninh lưỡi lợn
  • Mọc nước
  • Cơm 3 bát

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Cúng Gia Tiên 🌹 Cách Cúng, Bài Khấn Gia Tiên

Cúng Tất Niên Mấy Giờ Tốt

Lễ cúng Tất niên là phong tục của mọi gia đình Việt Nam mỗi dịp cuối năm, là một trong những nét đẹp văn hóa mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên Cúng Tất Niên Mấy Giờ Tốt cũng có những nguyên tắc về mặt tâm linh mà gia chủ nên tham khảo.

Về giờ cúng cũng không cần quá câu nệ. Thường các gia đình sẽ cúng vào chiều 30 Tết, sau đó hạ lễ để cả nhà cùng ăn bữa tối cuối cùng trong năm. Cũng có gia đình cúng trưa hoặc tối muộn, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh riêng.

Cúng tất niên vào ngày nào có cần đúng 30 tháng chạp hay không? Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Cúng tất niên là một nghi thức quen thuộc và ý nghĩa là để đánh dấu kết thức một năm và chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Mỗi vùng miền sẽ có quan niệm cúng tất niên khác nhau chính vì thé tùy thuộc từng nơi bạn có thể tiến hành tiệc tất niên hay cúng tất niên theo đúng nghi lễ cùng miền.

Thông thường thì cúng Tất niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm là ngày 30 tháng chạp hay 29 tháng chạp. Tuy nhiên điều này không bắt buộc, tùy thuộc vào điệu kiện gia đình cũng như nhiều gia đình muốn tổ chức họp mặt có thể chọn vào những ngày khác nhân dịp cuối năm đều được. Các gia đình có thể cúng tất niên trước đó nhưng lễ cúng phải đảm bảo chu toàn và thành tâm.

Cùng với Cách Cúng Tất Niên, gửi đến bạn 🍃 Mâm Cơm Cúng 30 Tết 🍃 Cách Chuẩn Bị Thực Đơn, Bày Đẹp

Cách Bài Trí Mâm Cúng Tất Niên

Cứ vào những ngày giáp Tết, trên mọi miền đất nước đi đâu người ta cũng thấy những mâm cỗ cúng cuối năm với khói hương, đèn nến linh thiêng, lễ vật ấm cúng gợi nhắc cho mọi người không khí ấm cúng của ngày đoàn viên. Cách Bài Trí Mâm Cúng Tất Niên cũng rất quan trọng để tạo nên một không gian và nghi thức cúng trọn vẹn.

Trước tiên, khi chuẩn bị cúng Tất niên, gia chủ cần phải lau chùi và trang hoàng lại bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ, có mâm ngũ quả, đèn nến, hương, hoa đầy đủ. Cần tránh sự đổ vỡ, khắc khẩu vì theo quan niệm người xưa, điều đó mang đến sự không may cho gia đình.

Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ của mỗi gia đình là khác nhau nhưng phải luôn thật trang nghiêm, ấm cúng. Lễ vật cúng Tất niên cơ bản vẫn phải có đầy đủ hương và đèn bởi: Hương là tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho Mặt Trăng, Mặt Trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).

Cùng với sự thay đổi của thời gian mâm cỗ tất niên ngày nay đã mất đi dần những món ăn truyền thống bởi lẽ cuộc sống ngày nay đã sung túc hơn. Các bà nội trợ có thể làm bất cứ những món ăn ngon lúc nào, mà thay thế vào mâm cơm tất niên ngày nay là những món ăn đặc sản, hiện đại hoặc khẩu vị ăn uống của từng gia đình cũng khác nhau như các loại nem rán, nem chua, chân giò muối, đĩa nộm hay thịt bò kho…

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Giao Thừa Trong Nhà 🌹 Mâm Cúng, Bài Văn Khấn

Cách Bố Trí Bàn Cúng Tất Niên

Cúng Tất niên là nghi thức quan trọng của người Việt đã có từ ngàn xưa. Mâm cỗ này như một lời chào tạm biệt năm cũ, chờ đón năm mới với nhiều niềm vui mới, thắng lợi mới. Cách Bố Trí Bàn Cúng Tất Niên cũng nên tuân thủ theo một số quy tắc nhất định để nghi lễ được thực hiện mang đúng giá trị tâm linh vốn có.

Thông thường, mâm cúng tất niên sẽ được đặt tại nơi thờ cúng thần phật, gia tiên. Vì đây là lễ cúng thiên địa vì thế không gian cúng và mâm lễ nên đặt ở nơi có sự giao thoa giữa đất trời cùng vạn vật. Ở một số nơi, mâm cúng tất niên còn được đặt ở ngoài trời. Trong thời gian làm lễ cúng tất niên, gia chủ nên mở hết cửa để vận khí được lưu thông, như thế mới có nhiều phúc lành, may mắn.

Gia chủ cần phải chú ý về cách bố trí bàn cúng Tất niên. Thông thường, mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền sẽ được đặt trên bàn thờ và sẽ thờ suốt Tết. Mâm cỗ mặn được đặt ở bàn thờ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ chữ nhật thấp hơn đặt trước bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã sẽ được đặt ở trên bàn thờ, cũng có thể đặt bánh chưng, xôi lên bàn thờ.

Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa. Nhiều người hay lấy câu “miễn thành tâm là được” để ngụy biện, khi thực hiện lại chạy theo hình thức, khoe mẽ với người ngoài mà không chú trọng đến chất lượng của hoa quả để thờ cúng.

Bên cạnh Cách Cúng Tất Niên, có thể bạn sẽ thích 🌼 Mâm Cơm Cúng Chuẩn Nhất 🌼

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên

Cách Đặt Gà Cúng Tất Niên quay đầu vào hay ra vẫn gây nhiều tranh cãi. Gà cúng tất nhiên quay hướng nào là điều khá quan trọng tượng trưng cho ý nghĩa gà có chịu chầu tổ tiên hay không.

Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa cúng ngoài trời, phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Còn khi đặt gà cúng trên ban thờ, theo một số chuyên gia nghiên cứu, nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu.

Khi cúng lễ nên để nguyên con gà trống để thể hiện sự nghiên cẩn và đẹp mắt, nếu là gà mái thì có thể chặt miếng nhưng không thể đẹp bằng. Khi chặt thì nên để nguội chứ không nên chặt lúc thịt gà còn nóng vì sẽ bị nát và méo mó, bắn bẩn xung quanh. Cũng không nên cúng gà quay rán, ninh, rang… vì hình thức không đẹp, mất đi sự nghiêm cẩn.

Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Mâm Cúng Đất Đai 🌠

Cách Ghi Sớ Cúng Tất Niên

Sớ cúng tất niên thường được dùng trong lễ cúng tất niên – thời điểm năm cũ sắp qua và chuẩn bị đón năm mới. Vậy Cách Ghi Sớ Cúng Tất Niên như thế nào?

Dân gian quan niệm, sớ cúng tất niên một loại đơn từ giấy trắng mực đen gửi lên các đấng siêu hình, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, sớ thay cho lời khấn khi đi lễ, nên trên mâm lễ vật có tờ sớ thêm phần tố hảo, viên mãn. Vì là loại văn bản hành chính nên sớ cũng có những quy định chặt chẽ. Cụ thể, có nhiêu quy tắc khi viết sớ đồng thời nó cũng là cách để phân biệt sớ với các loại công văn khác. Cách viết sớ chi tiết như sau:

Bố cục lá sớ:

  • Bắt đầu lá sớ bao giờ cũng có hai chữ “phục dĩ” và dòng cuối cùng thì hai chữ trên đầu ghi là “thiên vận”
  • Tiếp đó là phần giấy trắng (tức là lưu không – ngày nay gọi là canh lề) đầu tờ sớ rất hẹp (cỡ vừa 1 ngón tay), cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương 4 ngón tay, như thế gọi là “ tiền lưu nhất chưởng, hậu yêu không đa”.
  • Lưu không trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ thì rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy – “thượng trừ bát phân, hạ thông nghĩ tẩu”.
  • Các cột chữ rất thưa nhưng khoảng cách chữ lại rất mau – “sơ hàng mật tự”
  • Một chữ không bao giờ được đứng riêng một cột – “nhất tự bất khả nhất hàng”.
  • Khi viết họ tên người phải đứng cùng 1 cột – “bất đắc phân chiết tính danh”

Mẫu sớ cúng lễ tất niên:

Phục dĩ

Thánh công tham tán tiệm hồi ngọc luật chi xuân thiên ý trùng hàn dục tống lạp mai chi tuyết tuế diệc mạc chỉ tế dĩ an chi

Viên hữu:…………………………………
Việt Nam quốc:………………………………..

Thượng phụng

Phật hiến cúng
……thiên tiến lễ

Tạ ân tất niên tập phúc nghênh tường cầu vạn an sự

Nhương chủ:………………………………………

Cao ngự phủ giám phàm tình ngôn niệm tuế nguyệt như lưu nãi thiên thì chi mặc vận thủy chung bất thất tư tự sự chi khổng minh

Cố quyên cát nhật vi hi đông vu bá chu thi thập nhi cát tính dĩ tế công xã thùy nguyệt lệnh chi văn cố

Tư đại lữ sao thanh tam bách lục tuần tương tận chị thử nhị dương ứng độ thất thập nhị hầu sơ chu thành khả thông

Thần liêu dĩ tốt tuế do thị kim nguyệt cát nhật kiền bị phỉ
Cụ hữu sớ văn mạo thân

Thượng tấu

Cung duy

Thập phương vô lượng thường trụ tam bảo
Nam mô sa bà giáo chủ bản sư thíc ca mâu ni phật
Nam mô tam thừa đẳng giác chư đại bồ tát chư hiền thánh tăng
Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế

Cung vọng

Duệ gián tập hi kim luân thường chuyển tự chính nguyệt nhi kết nguyệt hồng đăng khai cát khánh chi hoa quá kim niên phục lai niên lục

Trúc báo bình an chi tự phúc lộc thường xuân chi cảnh phục dĩ nhi lai tai ương biến quái chi tường kim đương thỉnh giải

Đãn thần hạ tình vô nhân kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ.

Thiên vận…niên…nguyệt…nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

Không chỉ có Cách Cúng Tất Niên, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng Giêng 🍀 Cách Chuẩn Bị, Bày Đẹp

Cách Thắp Hương Tất Niên

Thắp hương trên bàn thờ là một tập quán có từ lâu đời của người Việt, tuy nhiên, trong mâm cỗ cúng đêm giao thừa, nhiều người vẫn băn khoăn không biết Cách Thắp Hương Tất Niên như thế nào mới là đúng.

Theo tục lệ của người Việt Nam, bát hương được coi là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh và tổ tiên. Đồng thời đây cũng là nơi thể hiện lòng thành kính đối với những người đã đi về với cõi âm. Việc thắp hương lên bàn thờ còn mang ý nghĩa cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe và gặp nhiều điều may mắn.

Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày. Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân (có trời đất và con người). Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh (hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…). Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật…

Thực tế, việc thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nhưng khi thắp hương lễ cúng tất niên và cúng đêm giao thừa nên thắp 3 nén hương, nếu muốn duy trì bàn thờ thì chỉ thắp 1 nén hương trong phòng là đủ.

Nên lựa chọn hương có nguồn gốc từ hương liệu thiên nhiên, tránh sử dụng hương hóa học. Khi thắp hương, không bao giờ được dùng nhang giả (nhang điện), hoặc nhang tẩm hóa chất độc hại cắm vào lư hương, tránh gây hại sức khỏe cho mọi người. Đặc biệt lưu ý khi thắp hương phải cẩn thận, rút hương thật khéo để không bị đổ hoặc rơi xuống đất. Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải giữ cơ thể sạch sẽ, thơm tho, đoan chính, nghiêm trang, đứng không quá gần hoặc quá xa.

Khi thắp hương đêm giao thừa, phải châm hương một cách cung kính, khi châm hương nếu có ngọn lửa, cần dùng bàn tay phẩy tắt lửa, hoặc cầm hương vẩy lên xuống một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để dập lửa. Tuyệt đối không được phép dùng miệng thổi tắt lửa.

Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Lễ Cúng Giao Thừa ☘ Cách Cúng, Bài Văn Cúng

Cách Vái Cúng Tất Niên 30 Tết

Tập tục thờ cúng là cách người Việt Nam ta biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì. Và điều quan trọng là cần nắm được Cách Vái Cúng Tất Niên 30 Tết sao cho chuẩn xác để không phạm phải bất kính với các bậc bề trên.

Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).

Khi cúng tất niên thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Vái cúng tất niên thì gia chủ, người thực hiện lễ cúng thường vái (có thể lạy) 3 hoặc 5 vái.

Sau bữa cơm Tất niên, việc cúng Giao thừa là không thể thiếu. Đây là khoảng thời gian cả nhà cũng tiễn năm cũ và bước sang những giờ phút đầu tiên của năm mới cùng nhau. Đây là nghi thức mang giá trị tinh thần, một nghi lễ tiễn đưa những điều xui xẻo, không may của năm cũ và đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Bên cạnh Cách Cúng Tất Niên, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Mâm Cơm Cúng Giỗ ☀️ Cách Bày Mâm Cúng Đơn Giản Đẹp

Cách Cúng Tất Niên 30 Tết

Lễ cúng tất niên chính là một nếp sống tâm linh của người Việt Nam, để sau một năm 365 ngày làm việc mệt mỏi và vất vả, bươn trải ngoài xã hội thì chiều ngày 30 Tết với bữa cơm cúng Tất niên mọi người sẽ dọn dẹp sạch sẽ để ngồi lại bên nhau và chuẩn bị đón năm mới. Chính vì vậy mà Cách Cúng Tất Niên 30 Tết luôn rất quan trọng.

Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc“ (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Nghi thức cúng đón ông Táo về nhà vào ngày 30 Tết cũng khá quan trọng, có gia đình đưa ông Táo đi nhưng lại quên cúng đón ông Táo về. Sau khi đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch thì vào ngày cúng tất niên, gia đình nên cúng để rước ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm mới. Thời gian cúng vào trước lễ cúng Giao thừa. Những lễ vật cũng sẽ chuẩn bị giống như khi đưa ông Táo lên trời.

Ngoài Cách Cúng Tất Niên, mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Cách Xếp Mâm Ngũ Quả Đẹp ☘ được biên soạn riêng có tại SCR.VN.

Cách Cúng Tất Niên Tại Nhà

Cúng tất niên hàng năm luôn là việc mà mỗi gia đình phải làm để tiễn đưa năm cũ. Nhưng Cách Cúng Tất Niên Tại Nhà như thế nào mới đảm bảo đúng phong tục?

Để khám phá thêm những nội dung hấp dẫn về Cách Cúng Tất Niên Trong Nhà, mời bạn theo dõi thêm phần chia sẻ sau đây.

Phong tục cúng tất niên chủ yếu là cơ hội gia đình sum vầy, cung kính với tổ tiên, nên không cần bày vẽ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo sự trang nghiêm, tấm lòng và trân quý những gì đang có.

Tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng tất niên ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Nhiều người cho rằng, cơm cúng ông bà phải tự tay chuẩn bị mới thể hiện rõ lòng thành. Thế nhưng, một số các gia đình lại không biết chuẩn bị thế nào cho tươm tất và đủ đầy nhất trong mâm cơm cúng. Vì điều đó mà dịch vụ đặt đồ cúng đã được ra đời.

Đi cùng với sự phát triển của thời đại nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống cốt lõi. Chúng tôi hoàn toàn có thể chế biến và bày biện mâm cỗ cúng tất niên cho mỗi gia đình. Không chỉ đảm bảo đầy đủ các món cần thiết, mà còn khiến mâm cỗ trở nên đặc sắc, lạ miệng hơn với những món ăn trứ danh vùng miền.

Tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Bài Cúng Khai Trương Quán

Cách Cúng Tất Niên Công Ty

Cách Cúng Tất Niên Công Ty được chuẩn bị đầy đủ nội dung chuẩn theo phong tục tập quán của vùng miền và kết hợp với các lễ vật truyền thống để tạo nên một buổi lễ cúng thành tâm và thể hiện lòng thành kính của các tín chủ.

Cúng tất niên đã trở thành phong tục được nhiều chủ doanh nghiệp coi trọng nhằm mục đích tri ân, tạ ơn trời đất, thần linh, mong các ngài thần linh thổ đại đã gia hộ độ trì cho công việc kinh doanh năm qua được suôn sẻ và cầu cho năm mới gặt hái được nhiều thành công phát đạt hơn nữa.

Có nhiều công ty thì lập bàn thờ cúng trời đất ngay trước công ty nhưng nhiều cơ quan nhà nước lại không cho phép lập bàn thờ hoành tráng như thế ảnh hưởng đến vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên nhiều bộ phận công ty tài chính, hay các hộ các cá thể kinh doanh vẫn lập bàn thờ nhỏ cúng tất niên, bày biện như ở nhà mình.

Mâm cúng tất niên cho công ty cũng giống như ở các gia đình, chỉ có điều nhỏ gọn hơn tùy vào tài chính cũng như yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Với việc cúng tất niên cho công ty gồm những lễ vật gì cũng không quan trọng bằng tấm lòng thành kính của gia chủ dâng lên các bề trên.

Nhưng cái gì chuẩn bị chu đáo cũng tốt hơn, sự chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ thể hiện được tấm lòng thành tâm thành kính của gia chủ với các ngài. Lễ vật chuẩn bị

  • Bình hoa tươi, trái cây
  • 1 chén gạo, muối
  • Trà hoặc nước chè
  • Rượu
  • Thuốc là
  • Xôi
  • Mâm ngũ quả
  • Nhang, nến, đèn, vàng mã
  • Trầu cau, giấy cúng tất niên
  • 1 con gà goặc
  • 1 con heo sữa quay

Không chỉ có Cách Cúng Tất Niên, đọc nhiều hơn 🌻 Bài Khấn Mùng 1 Hàng Tháng 🌻 Văn Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Cách Cúng Tất Niên Cơ Quan

Cách Cúng Tất Niên Cơ Quan thật sự rất quan trọng. Bởi lẽ, nó giống như một lời cảm ơn và tấm lòng thành kính đối với các thần năm vừa qua đã luôn gia hộ cho cơ quan. Để lễ cúng tất niên được thành tâm thì không thể thiếu mâm cúng tất niên đúng chuẩn.

Một năm hoàn tất, người ta sẽ dọn dẹp nhà cửa, cơ quan sạch sẽ để chuẩn bị cho một năm mới và không quên làm lễ cúng cơ quan. Đây là một nghi thức truyền thống của người Việt đánh dấu một năm cũ đã khép lại và chuẩn bị cho một tương lai mới mở ra sáng lạn hơn.

Sự phát triển của công ty có được 1 phần nhờ vào sự đồng thuận, phù hộ của các bậc tâm linh. Vì vậy, cuối năm là thời điểm thích hợp để cơ quan làm lễ cúng cảm tạ trời đất, Chư Thần,… Dù không bắt buộc nhưng không nên bỏ qua lễ này vì nhiều khi sẽ ảnh hưởng lớn tới công việc làm ăn của cơ quan.

Lễ cúng tất niên ở cơ quan không quá cầu kỳ nhưng vẫn cần đầy đủ những thủ tục và lễ vật cơ bản. Đối với công ty, lễ cúng tất niên sẽ được tổ chức trước kỳ nghỉ Tết từ 1 đến 2 ngày. Việc này không cố định, phụ thuộc vào mỗi nơi. Trước khi làm lễ cúng tất niên, cơ quan cần được dọn dẹp sạch sẽ và ngăn nắp. Sau đó nên chuẩn bị đào, mai, cây quất để thấy được không khí nhộn nhịp của ngày Tết.

Về giờ giấc thì lễ cúng tất niên cuối năm của cơ quan không quá quan trọng. Việc làm lễ được thuận tiện nhất đối với toàn công ty là được.

Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Cách Bày Mâm Cúng Giỗ 🌟 Bài Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ Vật

Cách Cúng Tất Niên Quán

Nhiều chủ cửa hàng chia sẻ rằng họ cúng tất niên nơi kinh doanh với mong muốn thể tấm lòng tri ân với đất trời đã gia hộ bình an cho việc làm ăn trong năm qua. Cách Cúng Tất Niên Quán đơn giản hơn ở nhà nhưng vẫn đầy đủ, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Cúng tất niên cuối năm là một trong những phong tục mang đậm nét văn hóa cổ truyền. Ngoài việc chuẩn bị cho mâm cúng Tất niên ở gia đình, nhiều chủ cửa hàng, doanh nghiệp cũng chăm chút cho cỗ cúng ở nơi làm ăn, buôn bán để tri ân, tạ ơn trời đất.

Mâm cúng Tất niên ở quán xá, cửa hàng thường đơn giản hơn ở nhà. Lễ vật cúng Tất niên chủ yếu là “giàu làm kép, hẹp làm đơn”. Người chủ lễ không khấn gia tiên, chỉ khấn thổ công, tài thần là những vị thần được tin rằng sẽ phù trợ cho sự yên ổn và tài lộc trong kinh doanh, làm ăn.

Bài văn khấn cúng tất niên tại cửa hàng, công ty, cơ quan:

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát

Tín chủ con tên là… tại…

Hôm nay ngày… tháng chạp năm… Âm lịch

Tín chủ con đại diện cho cửa hàng (công ty/ cơ quan/ đơn vị…)… xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm… , chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.

Nay con xin được đọc bài cúng Tất niên công ty cuối năm… để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Kính lạy các ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.

A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Cách Cúng Ông Hổ 🦋 Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật

Cách Cúng Tất Niên Xe

Cúng tất niên xe ô tô là một yếu tố tâm linh chủ yếu để cho gia chủ thêm phần yên tâm khi đi đường. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi xin được hướng dẫn Cách Cúng Tất Niên Xe cuối năm để các bạn cùng tham khảo.

Chiếc xe là phương tiện và vật dụng gắn liền với chủ, vì thế khi sử dụng một chiếc xe không chỉ là ô tô mà cả xe máy thân chủ luôn mong muốn luôn được bình an và may mắn không xảy ra những rủi ro trong quá trình di chuyển và đi lại. Và không chỉ dừng lại ở đó điều này còn có ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy. Chính vì thế thì chủ xe thường chọn ngày lành rồi sắm lễ vật để cúng tất niên xe vào dịp cuối năm.

Khi cúng tất niên xe bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết để việc cúng bái diễn ra xuôn sẻ và phù hợp nhất. Hãy ghi nhơ những lễ vật dưới đây nhé.

  • 2 cây đèn cầy đỏ, có thể dùng nến
  • 3 cây nhang thơm
  • 3 hay 5 chén trà nhỏ
  • 3 hoặc 5 chén rượu
  • 1 đĩa gạo, muối hột
  • 1 xấp tiền vàng bạc, về tiền vàng có thể nhiều để cầu mong sự bình an cho gia chủ.
  • 1 đĩa trái cây
  • 1 bình hoa đặt cạnh bát nhang
  • Đồ mặn bạn có thể chuẩn bị thịt heo quay hay gà luộc, đặc biệt là phải gà chống. Nếu gia chủ là người theo Phật bạn có thể thay lễ mặn bằng đồ chay.

Cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đảm bảo phải sạch sẽ và đảm bảo an toàn vệ sinh và dâng lên cúng lễ. Cùng với đó việc chọn không gian thích hợp đặt mâm lễ không qua ồn ào, chọn nơi thoáng đãng sạch sẽ và ít người qua lại để tiến hành cúng dễ dàng hơn. Tùy từng thân chủ vùng miến và phong tục có cách cùng và bài cúng khác nhau đó là tâm thành hay sự thành tâm của người cúng. Mặc dù không có nguyên tắc hay quy định chung nào nhưng những thứ cần chuẩn bị và một số bài cùng bạn nên tìm hiểu.

Bài văn khấn cúng tất niên xe cuối năm như sau:

Nơi ở (đường….phường…quận…thành phố….Việt Nam).

Hôm nay: ngày…tháng…năm….

Con tên:…….

Nhân dịp cuối năm/đầu năm mới (đầu tháng) … Con có sắm ít lễ vật cúng xe để dâng lên ông bà tổ tiên, thần linh, thổ thần, các vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát. Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con mang biển số … năm … (tháng…) được thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, mọi việc như ý.

Con xin tạ ơn các ngài!!!

Đọc nhiều hơn 🍁 Cách Cúng Về Nhà Mới 🍁 Bài Cúng Nhập Trạch, Văn Khấn

Văn Khấn Cúng Tất Niên

Để thể hiện lòng tôn kính đối với Tổ tiên, Thần linh đã phù hộ trong năm cũ thì không thể thiếu Bài Văn Khấn Cúng Tất Niên. Bạn có thể tham khảo những bài sau:

Bài văn khấn cúng thần linh lễ tất niên cuối năm tại nhà:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .
Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .
Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ….. tháng Chạp năm ………………..

Tín chủ chúng con là …..

Ngụ tại …..

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày ….. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn cúng thần linh lễ tất niên cuối năm tại nhà:

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………
Ngụ tại: …………

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Cùng với Cách Cúng Tất Niên, tặng bạn Hướng Dẫn 💔 Sắm Lễ Cúng Giỗ Thường 💔 Lễ Mặn, Lễ Chay Cúng Giỗ

Viết một bình luận