Tham Khảo Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, Sắm Lễ Vật Đầy Đủ. Lễ Cúng Giỗ Tổ Tiên Luôn Được Các Gia Đình Quan Tâm Thực Hiện Sao Cho Chỉn Chu Nhất
Cúng Giỗ Ngày Nào
Cúng giỗ là một truyền thống văn hóa đẹp của người Việt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tấm lòng kính trọng, tiếc thương của người đang sống với người đã khuất. Tuy nhiên Cúng Giỗ Ngày Nào vẫn còn là một băn khoăn với nhiều người, nhất là những người trẻ.
Ngày giỗ còn gọi là húy nhật hay kỵ nhật, là ngày mất của một người tính theo âm lịch, là dịp để con cháu và người thân hàng năm tổ chức cúng cơm tưởng nhớ đến người đã khuất, đồng thời cùng nhau gặp mặt nhận họ nhận hàng và bàn bạc những công việc chung của gia đình, dòng họ.
Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, được coi là việc báo hiếu, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành, xây nền đắp móng của các bậc tổ tiên, và để cầu xin vong linh các bậc tiền bối phù hộ độ trì cho con cháu, cho gia đình, dòng họ.
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Đây là dịp để con cháu sum họp vừa để tưởng nhớ người đã khuất, vừa vui vẻ nhận biết người thân, giới thiệu họ hàng, bàn những chuyện về gia đình, dòng họ. Trong một kỳ giỗ, người ta thường tiến hành 2 lễ quan trọng là lễ Tiên thường và lễ Chính kỵ.
Lễ Tiên thường còn được gọi là ngày cúng Cáo giỗ, cúng trước ngày người quá cố qua đời. Trong ngày này, con cháu cáo giỗ để mời người đã khuất hôm sau về hưởng giỗ, xin phép Thổ công cho vong hồn người quá cố và Gia tiên nội ngoại về hưởng giỗ cùng cháu con. Ngày Chính kỵ còn được gọi là Chính giỗ, là ngày mất của người quá cố. Tùy theo điều kiện từng gia đình, lễ Chính kỵ có thể được tổ chức quy mô to nhỏ khác nhau.
Lòng kính trọng, tiếc thương đối với người đã khuất phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày mất để làm giỗ, không phụ thuộc vào việc giỗ lớn hay nhỏ. Thân bằng, cố hữu của người quá cố nếu có tình nghĩa, thấy lưu luyến thì nhớ ngày giỗ chủ động đến thắp nén hương, không cần phải đợi có lời mời.
Mời bạn đọc nhiều hơn với 🔥 Mâm Cơm Cúng Giỗ 🔥 Cách Cúng, Mâm Lễ Cúng
Cúng Giỗ Vào Giờ Nào
Đám giỗ là một trong những nghi thức ngàn xưa mà ông bà ta để lại. Được con cháu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên Cúng Giỗ Vào Giờ Nào theo quan niệm cổ truyền thì không phải ai cũng nắm rõ.
Theo đúng phong tục cổ truyền thì lễ Tiên thường phải cúng vào buổi chiều ngày hôm trước, lễ Chính kỵ phải cúng vào buổi sáng ngày chết (kể cả việc người đó chết vào buổi chiều hay tối). Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước), nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ.
Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình không câu nệ, có khi chuyển cúng Chính giỗ vào buổi chiều, thậm chí cúng trước một, hai ngày nếu đó là ngày nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho con cháu được dự giỗ đông đủ. Vào sáng ngày Chính giỗ chỉ thắp hương tưởng nhớ người đã khuất và yết cáo Tổ tiên, Thần Phật.
Những người chết khi chưa đến tuổi thành thân (nam dưới 16, nữ dưới 13), sau khi hết lễ tang, người nhà làm lễ yết cáo tổ tiên, xin được phụ thờ, khấn chung là Thương Vong Tòng Tự (dân gian gọi là Bà cô, Ông mãnh). Những người này không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ.
Sau khi cỗ cúng và đồ lễ bày biện xong xuôi, gia chủ khăn áo chỉnh tề, bước vào thắp hương, khấn bái. Khác với lễ Tiên thường, trong lễ Chính kỵ gia chủ cần phải khấn mời vong linh người được hưởng giỗ trước, tiếp theo mời Gia tiên nội ngoại, từ bậc cao nhất đến thấp nhất, sau đó mới cáo thỉnh Gia thần cùng về hâm hưởng.
Mâm Cúng Giỗ Gồm Những Gì
Trong ngày cúng giỗ, việc lên kế hoạch thực đơn và lễ vật cúng giỗ gồm những gì thì không phải ai cũng biết. Vậy Mâm Cúng Giỗ Gồm Những Gì? Nếu bạn cũng đang phân vân về điều này thì hãy cùng tìm hiểu ngay với những thông tin dưới đây nhé!
Việc Giỗ không theo một khuôn mẫu nhất định. Với những gia đình có điều kiện thì có thể tổ chức giỗ linh đình, với sơn hào, hải vị và nhiều lễ vật khác nhau. Với những gia đình còn khó khăn thì việc giỗ có thể đơn giản chỉ là bát cơm, quả trứng, nén nhang, bát nước cơi trầu với có thể là mâm cơm cỗ đơn giản.
Thực đơn cho mâm cỗ cúng ngày giỗ thường có bát canh, giò chả, thịt gà, nem, đĩa rau củ xào, đĩa thịt heo quay/chiên,…Một số gia đình còn cho thêm đĩa cá rán, bánh chưng, thêm món xôi chè. Khi thắc mắc về mâm cơm cúng gồm những gì, chúng ta sẽ xem xét tùy thuộc vào từng vùng miền. Ví dụ như:
- Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, chả quế, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè.
- Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.
- Ở Miền Nam, các gia đình thường sẽ lên thực đơn đầy đủ 4 món: Hầm, xào, thịt luộc, kho.( Món thịt ba chỉ, kho thịt heo, xào với rau cải đồ lòng….)
Đặc biệt, riêng với các gia đình miền Nam, phong tục cúng giỗ thường không chỉ cúng cho cha mẹ. Ở đây còn cúng cho tổ tiên đời ông cố và mọi người cũng được tham dự. Chính vì vậy, thức ăn trên mâm cỗ giống nhau khi cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (bên trái, giữa và bên mặt), hoặc 1 bàn thờ.
Không chỉ có Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Văn Khấn Ngày Vía Thần Tài 🍀 Bài Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật
Mâm Cúng Giỗ Đơn Giản
Hy vọng với những thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết được cách chuẩn bị Mâm Cúng Giỗ Đơn Giản mà vẫn đầy đủ nhất.
Ngày xưa, ông bà ta thường chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ gồm có: 2 món ăn mặn, 2 món ăn nhạt, 1 bát canh và 1 đĩa xôi. Món cúng phổ biến gồm một đĩa chả ( chả lụa hoặc chả mỡ), đĩa gà, rau xào, một đĩa xào thập cẩm, một bát canh và một đĩa xôi đậu xanh. Ngày nay, thực đơn cho mâm cúng giỗ không nhất thiết theo tỷ lệ như trên mà có thể biến tấu tùy ý. Tùy theo khả năng của gia chủ và số lượng khách mời để chuẩn bị thực đơn phù hợp.
Theo phong tục của người Việt Nam, sắm lễ cúng ngày giỗ thường đơn giản sẽ gồm có:
- Một mâm lễ mặn
- Nhang đèn, trái cây, phẩm oản
- Tiền giấy, vàng mã
- Quần áo, xe cộ, nhà cửa bằng giấy mã
- Cặp hình nhân bằng giấy
Mâm cơm cúng giỗ mỗi vùng miền, mỗi gia đình sẽ khác nhau tuỳ vào điều kiện kinh tế cũng như ý định của gia chủ. Ngày giỗ là ngày rất quan trọng, do đó dù bận rộn như thế nào đi nữa, bạn cũng không được quên ngày giỗ của những người đã khuất trong gia đình mình.
Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi gia đình mà có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp. Dù vậy, vẫn luôn cần phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính dành cho người đã khuất.
Bên cạnh Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Bài Văn Khấn Giỗ Cha Mẹ ☀️ Bài Văn Khấn Giỗ Cha Mẹ
Mâm Cúng Giỗ Chay
Mâm Cúng Giỗ Chay của mỗi gia đình Việt đã trở nên quen thuộc và rất phổ biến. Dù chỉ sử dụng các nguyên liệu cơ bản nhưng vẫn có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau.
Trong mâm cỗ cúng giỗ, người ta lựa chọn những món chay bởi vì nhiều lý do khác nhau. Một phần vì để tâm hồn của mình được thanh tịnh, an nhiên, phần còn lại, cũng là phần lớn liên quan đến linh hồn người đã khuất. Nếu như trong ngày giỗ chúng ta còn sát sinh thì ảnh hưởng rất lớn đến linh hồn. Vậy nên, làm mâm cỗ chay cúng giỗ là điều tất yếu.
Với nhiều gia đình Việt, món chay đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cúng rằm, mùng 1 hoặc ngày giỗ gia tiên. Thế nên chuẩn bị mâm cỗ chay cúng giỗ là điều không còn xa lạ với nhiều gia đình. Mâm cỗ chay cúng vô cùng phong phú và đa dạng. Thế nhưng, trong mâm cỗ chay cúng giỗ không thể thiếu những món ăn chay truyền thống đặc trưng, không thể không kể đến các món như: giò lụa chay, xôi chay, nem chay.
- Nem chay: nem là một món ăn rất quen thuộc trong mâm cỗ chay cúng tổ tiên. Nem chủ yếu được làm từ nguyên liệu là các loại nấm, rau củ quả. Tất cả mang lại vị đậm đà tự nhiên nhưng cũng không làm mất đi hương vị đặc trưng của vị nem chay thông thường.
- Giò lụa chay: giò lụa chay là một món ăn trong cỗ chay cúng giỗ được làm từ các nguyên liệu rất đơn giản. Nguyên liệu chính và chủ yếu là phù trúc và váng đậu. Cách làm chúng cũng không có gì khó khăn lại tốn ít thời gian. Đây là một trong những món ăn rất phù hợp trong thực đơn món chay cho ngày giỗ.
- Miến chay: một bát miến chay sẽ giúp cho mâm cỗ chay cúng giỗ thêm đầy đủ. Thông thường nguyên liệu chính là mộc nhĩ, các loại nấm và các loại rau củ quả.
- Xôi gấc đậu xanh: Trong mâm cỗ chay cúng, xôi gấc là một món ăn cũng được nhiều người sử dụng. Món xôi nóng hổi mang màu đỏ của may mắn, mùi nếp dẻo hòa quyện cùng mùi của quả gấc mang hương thơm lan tỏa.
- Canh nấm chay: Cách làm canh nấm chay không quá khó nhưng không phải ai cũng biết làm cho ngon và giữ được hương vị của nắm. một số loại nấm thường dùng cho món canh nấm chay như nấm rơm, nấm hương, nấm linh chi…
Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Văn Khấn Cúng Cô Hồn Mùng 2 Và 16 🔥 bạn nhé!
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ
Dưới đây là những Cách Bày Mâm Cúng Giỗ chuẩn xác nhất. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn và gia đình chuẩn bị Cách Bày Mâm Cỗ Cúng Giỗ thật chỉnh chu và đúng theo ý nghĩa tốt đẹp của phong tục truyền thống.
Mâm cỗ giỗ không quá cầu kỳ hay khắt khe. Thông thường, mâm cỗ cúng thường gồm những món mà người thân thường được ăn trước đó. Nên tránh đồ ăn khi còn sống, người quá cố không thích ăn hoặc không ăn được. Những mâm cỗ cúng không nên dùng những món quá đậm đà như mắm tôm, ruốc. Đối với người miền Bắc tuyệt đối không nên cúng các món gỏi sống hay các món liên quan đến vịt.
Cách bày mâm cơm cúng không có quy chuẩn cụ thể, cần đảm bảo sự trang nhã, lịch sự. Để có được mâm cơm cúng giỗ chuẩn, bạn có thể bày như sau:
- Các món chính gồm vịt, gà hoặc heo nên được đặt ở trung tâm. Sau đó là các món chiên, xào và trên cùng là các món nấu. Khi trang trí, hãy xếp chúng thành hình tròn và cho vào khay lớn để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Các món ăn khi bày nên chọn các món ăn kèm để cân đối lượng thức ăn. Không nên dùng bát đĩa quá to hoặc quá nhỏ sẽ mất thẩm mỹ. Nước chấm nên dùng các món chuyên dụng để chấm.
- Bát cơm, đũa, chén nên dùng cùng bộ, đồng bộ về hoa văn và nên đặt đối xứng trong khay, mỗi bên ba bộ.
- Vàng mã nên đặt cạnh mâm cúng cơm, trong mâm nhỏ hơn.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cúng Cơm Vong Linh 🍀 Nghi Thức, Cách Cúng
Cách Bày Mâm Cúng Đám Giỗ
Thường vào ngày đám giỗ, con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và mâm cơm cúng rất chu đáo nhằm dâng lên gia tiên. Mong tổ tiên phù hộ con cháu luôn gặp may mắn, tài lộc và bình an. Vậy Cách Bày Mâm Cúng Đám Giỗ như thế nào mới đúng? Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc này của bạn trong nội dung ngay dưới đây.
Cách bày trí mâm cúng giỗ cũng tùy thuộc vào từng gia đình và vào tính thẩm mỹ của người thực hiện. Do mỗi gia đình sẽ có thực đơn cúng giỗ khác nhau. Dù ai thực hiện bày mâm cúng giỗ cũng cần đáp ứng được sự chu đáo. Đồng thời, mâm cúng cần lưu ý các tiêu chí sau đây:
- Đối với bàn thờ gia tiên, bạn cần chú ý để bát cơm vào trong mâm cỗ, tuyệt đối không để dưới đất.
- Mâm cỗ phải bày biện đầy đủ các món như xào, canh, luộc, rán, chiên.
- Trong mâm cần có thêm hoa quả và trà.
- Tất cả các món dùng để cúng tuyệt đối không nếm thử trước khi cúng lễ.
- Không bày biện những món sống lên bàn thờ cúng gia tiên.
- Mâm cơm cúng giỗ được đặt riêng, kết hợp cùng bát đĩa, đĩa riêng khi cúng và tuyệt đối không dùng chung với người sống.
- Đối với những gia đình có 3 mâm ở 3 bàn thờ khác nhau thức ăn và bày biện trên mỗi bàn thờ phải giống nhau.
- Tránh cúng hoa quả giả, nên chọn hoa quả tươi ngon để tỏ lòng thành kính với người đã khuất.
- Không làm đám giỗ trực tuyến trong trường hợp ở xa. Tuyệt đối không sử dụng các câu thề bằng tiếng Anh dù là Việt kiều. Đây là một điều hết sức kiêng kỵ thể hiện sự vô lễ với người đã khuất.
Mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Bài Cúng Tất Niên Cuối Năm 🌟 Cách Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ Miền Bắc
Cách bày mâm cỗ cúng gia tiên là phong tục thuần Việt từ ngàn đời nay. Hiện nay, tục lệ này đã được giảm bớt, nhưng về cơ bản vẫn giữ được những bản sắc riêng cần có. Việc thờ cúng cần được lưu giữ và tiếp nối qua các thế hệ để bảo tồn văn hóa tâm linh của dân tộc. Trong đó, Cách Bày Mâm Cúng Giỗ Miền Bắc có những nét đặc trưng riêng theo tập quán vùng miền.
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc theo truyền thống được người dân thực hiện khá đơn giản và tiết kiệm. Nhưng sự đơn giản này vẫn luôn đảm bảo sự thành tâm của con cháu dâng lên người đã khuất. Theo đó, mâm cơm cúng giỗ của người miền Bắc đầy đủ sẽ bao gồm những món sau đây:
- Cơm trắng và trứng gà luộc là bắt buộc
- Món luộc: gà luộc hoặc thịt lợn luộc
- Món xôi: xôi gấc hoặc xôi đỗ đậu phộng, đỗ xanh
- Món xào như: giá đỗ xào, miến xào lòng gà
- Món rán: chả giò rán, nem rán, tôm tẩm bột rán giòn
- Món canh: chân giò hầm với măng khô, mộc nhĩ.
Tuy nhiên, tùy thuộc mỗi gia đình mà có thể chế biến thêm một số món ăn khác hoặc giảm bớt một số món ăn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế. Dù vậy, vẫn luôn cần phải đảm bảo yếu tố chỉnh chu, tươm tất cho mâm cơm cúng để thể hiện lòng biết ơn và sự thành kính dành cho người đã khuất.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Văn Khấn Mùng 1 Tết Tại Nhà 🌹 Bài Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật
Cách Bày Mâm Cúng Giỗ Miền Trung
Cách bày mâm cỗ cúng ở mỗi vùng miền khá khác nhau. Bởi mỗi nơi có những phong tục, tập quán thờ cúng Tổ tiên khác nhau, và văn hóa ẩm thực cũng mang nét đặc trưng của vùng, miền. Dưới đây là những đặc trưng trong Cách Bày Mâm Cúng Giỗ Miền Trung mà bạn cần lưu ý.
Miền Trung chịu sự ảnh hưởng của phong tục cung đình, do đó mâm cúng giỗ có phần cầu kỳ. Các món cúng được thiết kế theo 4 nhóm canh, xào, món luộc và món chiên, nướng. Bạn có thể điểm qua chi tiết các món như sau:
- Đối với món canh: Canh khổ qua nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò, canh măng xương, canh bún giò hay lòng gà…
- Đối với món luộc: Thịt heo luộc, thịt gà luộc, thịt vịt luộc, thịt dê luộc .…
- Đối với món xào: Đậu cove xào, su su xào,…
- Đối với món chiên, nướng: Tôm hoặc cá chiên, thịt heo chiên, chả giò chiên…
Bên cạnh Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, có thể bạn sẽ thích 🌼 Bài Cúng Các Bác Ngoài Sân 🌼 Cách Khấn Cúng
Mâm Cúng Giỗ Ông Bà
Riêng Mâm Cúng Giỗ Ông Bà, ông cha ta xưa rất coi trọng. Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, được coi là “báo hiếu”, là ngày con cháu tưởng nhớ đến công lao sinh thành, xây nếp đắp móng của các vị tiền hiền, và cầu xin vong linh các vị phù hộ độ trì cho.
Giỗ trọng là giỗ những người thân mới mất, thường là ông bà, cha me. Còn giỗ thường là giỗ những người ở thế hệ xa hơn: cụ kỵ, chú bác, cô, anh chị… Thường vào ngày giỗ trọng, nhà ông trưởng nam tấp nập từ chiều hôm trước, để hoàn tất việc chuẩn bị và để cúng “tiên thường”.
Hôm giỗ, mọi việc diễn ra khẩn trương từ 2-3 giờ sáng dưới ánh đèn đuốc, nhóm chuẩn bị thực phẩm, người vo gạo, thổi xôi… Tiếng cóc cách giã giò hoà tiếng lao xao người nọ hỏi người kia, lệnh của ông trưởng vang vang… tạo ra một không khí nhộn nhịp của một nhà có đám.
Khoảng 8 giờ sáng, các mâm cỗ đã xong, một hoặc ba mâm được để lên bàn thờ (hoặc cung sau). Ông trưởng nam, áo the khăn xếp, bước lên chiếc sập trước bàn thờ để thắp hương, đèn nến rồi đứng giữa sập, hai tay chắp giữa ngực, lên gối xuống gối lễ ba lần, đoạn đứng nghiêm, mười ngón tay đan vào nhau và đưa lên ngang trán, miệng lầm rầm khấn.
Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can); cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ “Cao” trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
Ngày giỗ ông bà được duy trì hết năm đời con cháu. Sau năm đời, vong linh của người quá cố đã được siêu thoát, đầu thai và hóa kiếp nên không cần phải thực hiện lễ cúng giỗ mà có thể nạp chung vào cùng kỳ xuân tế.
Ngoài Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Bài Cúng Hàng Ngày ☘ Cách Cúng, Văn Khấn, Lễ Vật Cúng
Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Tóc
Nghề nào cũng vậy, muốn thuận lợi thì cần nhớ tới những người đã đặt nền móng cho nghề. Nghề tóc cũng không ngoại lệ. Vậy Mâm Cúng Giỗ Tổ Nghề Tóc như thế nào?
Theo dân gian và nguồn gốc xa xưa thì ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày 16/3 âm lịch là ngày tưởng nhớ công ơn đồng thời thể hiện cảm tạ ông tổ nghề tóc. Vào những ngày này thì những người làm nghề tóc thường tổ chức lễ cúng cho giỗ tổ nghề tóc.
Mâm cúng giỗ tổ nghề tóc là một trong những khâu quan trọng trong lễ cúng. Mâm cơm không cần quá cầu kỳ nhưng cần đầy đủ. Mâm cơm chu đáo để thể hiện được lòng thành kính đối với tổ nghề. Mâm cơm cúng vừa ấm áp vừa gần gũi với cuộc sống đời thường sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì việc chuẩn bị mâm cúng tổ nghề tóc đôi khi gặp chút khó khăn. Bạn có thể tham khảo mâm cúng ngày giỗ tổ nghề tóc sau đây:
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng 5 tất
- Đèn cầy
- Gạo, muối hủ
- Trà pha sẵn
- Rượu nếp, trầu cau
- Nước chai
- Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng (không thể thiếu)
- Xôi, gà luộc
- Heo quay con
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
Lễ vật là một trong những phần không thể thiếu để thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng. Tùy theo điều kiện chúng ta có thể chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp nhất. Khi thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề tóc, người cúng cần thành tâm đọc bài văn khấn cúng.
Không chỉ có Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, đọc nhiều hơn 🌻 Mâm Cơm Chay Cúng Giỗ 🌻 Thực Đơn, Trình Bày Đẹp
Mâm Cúng Giỗ Đầu
Cúng giỗ được xem là một trong những nét đẹp văn hóa đời sống tâm linh của người Việt. Bất kỳ một ngày cúng giỗ nào cũng đều mang một ý nghĩa quan trọng với mỗi gia đình. Và trong đó, Mâm Cúng Giỗ Đầu có ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Giỗ Đầu còn gọi là lễ Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên, tổ chức sau ngày người mất đúng một năm. Đây là thời gian còn nằm trong kỳ tang chế, nên ngày giỗ vẫn còn mang không khí buồn thảm, bi ai.
Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức rất trang nghiêm. Con cháu vẫn mặc đồ tang phục (ngày nay đa số chỉ đeo băng tang trên ngực), một số gia đình lúc tế lễ và khấn gia tiên, thân nhân của người quá cố vẫn khóc than, tạo không khí nhớ thương buồn thảm. Khách đến ăn giỗ luôn ăn mặc chỉnh tề, giữ thái độ trang nghiêm, không cười đùa hoặc có những cử chỉ thiếu sự nghiêm túc.
Bài văn khấn cúng giỗ đầu:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họTín chủ (chúng) con là:………… Tuổi……………………
Ngụ tại:………………………………………………………..Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tâm thành.
Thành khẩn kính mời:…………………………..Mất ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………..
Mộ phần táng tại:…………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Ngoài Cách Bày Mâm Cúng Giỗ, tổng hợp nội dung dành cho bạn với ☔ Mâm Cúng Động Thổ ☔ Xây Nhà, Công Trình
Văn Khấn Cúng Giỗ
Khi tổ chức các nghi thức cúng giỗ không thể thiếu các bài văn khấn, bài cúng giỗ cha mẹ, bài cúng ông bà tổ tiên cũng như cách viết sớ cúng giỗ đúng đủ theo nguyên tắc. Dưới đây là Bài Văn Khấn Cúng Giỗ chính xác và được sử dụng phổ biến hiện nay trong lễ cúng giỗ thường.
Bài văn khấn cúng giỗ thường:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy tổ tiên nội ngoại họ: ……………Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: ……………Hôm nay là ngày ….. tháng …… năm ……
Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………………………………..Thiết nghĩ! Vắng xa trần thế, không thấy âm dung. Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quyên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề giải tỏa. Ngày mai Cát kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành khẩn kính mời……………
Mất ngày ……… tháng ………năm ……………
Mộ phần táng tại: ……………Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị tổ tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Dì và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Mâm Cúng Cô Hồn 🌟 Thực Đơn, Cách Bày Đúng