Sắm Lễ Cúng Giỗ Thường: Lễ Mặn, Lễ Chay Cúng Giỗ Chuẩn

Hướng dẫn sắm lễ cúng giỗ thường gồm lễ mặn, lễ chay cúng giỗ. Ý nghĩa, các bước chuẩn bị và đặt lễ vật trong mâm cúng giỗ hàng năm.

Lễ Cúng Giỗ Thường

Ngày cúng giỗ sẽ được thực hiện hàng năm vào ngày mà ngày người đã mất qua đời. Thực hiện ngày giỗ là cách mà con cháu thể hiện lòng thương xót; thành kính và tưởng nhớ đến người thân đã khuất, tổ tiên, ông bà.

Ngày cúng giỗ còn được gọi với một cái tên khác là ngày đoàn kết. Bởi vào ngày cúng giỗ, tất cả mọi người trong gia đình sẽ đoàn tụ để cùng chung tay làm mâm lễ cúng giỗ. Sau khi chấm dứt 3 năm (dứt tang) thì ngày giỗ của năm thứ 4 được gọi là ngày giỗ thường. Theo như ông bà xưa thì đây còn gọi là ngày Cát Kỵ. So với 3 năm đầu, giỗ việc sắm lễ cúng sẽ khác hơn. Vậy sắm lễ cúng giỗ thường như thế nào và khấn vái ra sao?

Không chỉ sắm lễ, con cháu cần phải nấu cơm cúng; chuẩn bị văn để cúng gia tiên, giỗ ông bà hoặc bố mẹ. Năm thứ 4 của từ ngày người thân mất, nỗi tiếc thương cũng dần bớt đi. Đến ngày cúng giỗ con cháu không chỉ về báo hiếu, tỏ lòng tôn kính. Đây cũng là dịp đông đủ nhất để quay quần bên nhau; anh em được gặp gỡ và gắn kết tình cảm.

Tham khảo bài ✅ Văn Khấn Gia Tiên Ngày Giỗ Thường

Sắm Lễ Cúng Giỗ Thường

Lễ cần sắm cho ngày cúng giỗ thường gồm có:

  • Một mâm lễ mặn
  • Trái cây, nhang, phẩm oản
  • Vàng mã, tiền giấy
  • Quần áo, xe cộ, nhà cửa bằng giấy mã
  • Phải có cặp hình nhân bằng giấy

Đối với việc sắm lễ để cúng giỗ thường thì tùy thuộc vào cảnh và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Nếu nhà nghèo thì chỉ cần bát cơm úp, đại muối, quả trứng luộc, vàng mã.

Sau khi cúng xong sẽ lễ tạ và hóa vàng cho người mất. Gia đình sẽ mời cỗ họ hàng, hoặc mời thêm hàng xóm. Cả gia đình quây quần dùng cỗ, ôn lại kỷ niệm của gia đình, kỷ niệm của người đã mất.

Sắm Lễ Mặn Cúng Giỗ Thường

Bình thường, trong một ngày giỗ đầu, ngày giỗ hết gia chủ sẽ mời người thân; họ hàng, làng xóm dự lễ cúng. Bắt đầu từ năm tổ chức giỗ thường; gia chủ chỉ mời anh em trong nhà thực hiện lễ cúng giỗ.

Mâm cơm cúng giỗ truyền thống bao gồm 2 mặn, 2 nhạt , 1 canh và 1 đĩa xôi. Trước kia, ông bà ta thường chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ bao gồm 1 đĩa gà, một đĩa chả ( chả lụa hoặc chả mỡ) , một rau xào, một sào thập cẩm, 1 bát canh ( canh măng hoặc bí nấu xương), và 1 đĩa xôi đậu xanh.

Ngày nay, việc chọn thực đơn không nhất thiết theo tỷ lệ như trên mà có thể đa dạng và biến tấu tùy theo khả năng của gia chủ và số lượng khách mời mà chọn thực đơn phù hợp. Nhưng dù sao đi nữa.

Bật mí nội dung 🌌Bài Cúng Giỗ Thường🌌 hàng năm đầy đủ nhất

Sắm Lễ Chay Cúng Giỗ Thường

Trong mâm cỗ chay cúng giỗ, người ta lựa chọn những món chay bởi vì nhiều lý do khác nhau. Một phần vì để tâm hồn của mình được thanh tịnh, an nhiên; phần còn lại, cũng là phần lớn liên quan đến linh hồn người đã khuất. Nếu như trong ngày giỗ chúng ta còn sát sinh thì ảnh hưởng rất lớn đến linh hồn. Vậy nên, làm mâm cỗ chay cúng giỗ là điều tất yếu.

Mâm cỗ chay cúng vô cùng phong phú và đa dạng. Thế nhưng, trong mâm cỗ chay cúng giỗ không thể thiếu những món ăn chay truyền thống đặc trưng. Đó là những món ăn chay nào? Chúng ta không thể không kể đến các món như: giò lụa chay, xôi chay, nem chay.

Ngày nay, mâm cỗ chay cúng giỗ của mỗi gia đình Việt đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu. Dù chỉ sử dụng các nguyên liệu cơ bản nhưng vẫn có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau. Món ăn bổ dưỡng nhưng không kém phần hấp dẫn. Nhưng để lên thực đơn các món chay cúng giỗ không hề đơn giản bởi vì có nhiều yêu cầu khác nhau về cách trình bày, hương vị…

Giới thiệu thêm đến bạn nội dung bài 📌Văn Khấn Ngày Giỗ Ông Bà Nội, Bà Cô📌

Sắm Lễ Mâm Ngũ Quả Cúng Giỗ Thường

Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả được bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Cũng có nhà bày trên một cái đĩa to rồi đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.

Tùy theo từng vùng, miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả. Đã gọi là ngũ quả thì nhất thiết phải là 5 loại quả. Nhưng các vùng, các miền do mùa xuân hoa trái khác nhau, nên mâm ngũ quả cũng khác nhau như: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quýt, dừa, na, hồng xiêm, táo…

Mỗi thứ quả mang một ý nghĩa: Chuối-phật thủ: như bàn tay che chở. Bưởi-dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. Hồng-quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt…

Các bước thực hiện 🔰Bài Văn Khấn Giỗ Cha Mẹ, Giỗ Bố Mẹ🔰 bạn cần nắm

Cách Cúng Giỗ Thường

Sau khi sắm lễ cúng giỗ thường, gia đình bắt đầu thực hiện các bước cúng cho người đã khuất.

Ngày giỗ thường được tổ chức hàng năm, còn gọi là cũng giỗ 3 năm sau khi mất, quy mô vì thế cũng nhỏ gọn đơn giản hơn. Chủ yếu là lòng thành của con cháu là chính. Thông thường sẽ chia ra 2 ngày, 1 ngày trước giày giỗ gọi là lễ tiên thường, và ngày hôm sau là lễ chính kỵ.

Ngày tiên thường, gia chủ cùng với mâm lễ vật đã sắm sửa đầy đủ, đứng nghiêm trang chắp tay lễ 3 lần rồi đọc văn khấn mời gia tiên trước, sau mới đến người đã mất về dự lễ chính kỵ vào hôm sau. Đọc xong lễ 3 lễ kết thúc.

Ngày hôm sau lễ chính kỵ thì khấn mời người đã mất trước, rồi đến mời tổ tiên về dự giỗ. Sau 3 tuần hương thì hạ lễ cho con cháu thụ lộc. Cúng giỗ buổi sáng hay chiều tùy thuộc thời gian của chủ nhà.

Mời bạn tham khảo các bài 📍Văn Khấn Ngày Giỗ Thường📍 theo quan niệm người Việt

Văn Khấn Cúng Giỗ Thường

Cùng với việc sắm lễ cúng giỗ thường, gia chủ cũng cần chuẩn bị bài văn khấn cúng giỗ.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………

Tín chủ (chúng) con là: ……………………

Ngụ tại: ……………………

Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm…………

Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………

Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ………………

Mất ngày …………….. tháng …………. năm ……………

Mộ phần táng tại: ……………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Sắm lễ cúng giỗ thường không cần quá cầu kỳ, chỉ cần đặt lòng thành tâm mình trong đó. Nếu bạn còn điều gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận ở phần bên dưới nhé.

Viết một bình luận