Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên ❤️️ Cách Trình Bày Đúng ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Những Gợi Ý Thực Đơn Đầy Đủ, Bắt Mắt Mà Vẫn Đơn Giản Và Dễ Làm.
Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Tất Niên
Những ngày cuối năm, người Việt chúng ta tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắm đồ trang trí, nấu bánh chưng… và không quên chuẩn bị bữa cơm tất niên chiều 30 Tết. Ý Nghĩa Mâm Cơm Cúng Tất Niên không là đoàn tụ, gắn kết mọi thành viên trong gia đình, bữa cơm tất niên giúp mọi người nhìn lại một năm đã qua và bắt đầu năm mới đến.
Hàng năm, để kết thúc một năm cũ qua đi và chào đón một năm mới với nhiều may mắn sắp đến, người Việt Nam thường có tục lệ cúng Tất Niên hay còn được gọi là Lễ Tết Niên như một dấu mốc quan trọng. Theo tiếng Hán, Tất nghĩa là xong, Niên là năm. Chính vì vậy, Tất Niên là kết thúc 365- 366 ngày của một năm để bước sang một năm mới.
Khi các công ty, xí nghiệp tổ chức tất niên, họ sẽ lựa chọn ngày và giờ phù hợp để toàn bộ nhân viên của mình có thể tham gia tiệc tất niên đông đủ. Tất niên là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt.
Tại các gia đình, thì bữa Tất Niên là dịp để những người con xa quê được trở về nhà sau một năm bươn trải vất vả, từng thành viên trong gia đình được ngồi sum họp bên mâm cơm của chiều 30 Tết. Ở mỗi vùng miền lại có những tập tục khác nhau, thực đơn mâm cơm cúng tất niên cũng khác nhau, gia chủ có thể mời những vị khách như bạn bè hay người thân đến chung vui.
Bữa cơm chiều cuối năm luôn được coi là khoảnh khắc thiêng liêng của tất cả các thành viên gia đình. Phong tục xưa, ngày Tết là dịp để bậc bố mẹ trong gia đình giới thiệu các con, các cháu, và các bậc con cháu có cơ hội để “ra mắt” báo hiếu ông bà, tổ tiên.
Trong dịp cuối năm này, thì nhà nhà, người người đều dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật gọn gàng, tươm tất, sạch sẽ để chuẩn bị cho các lễ cúng Tất Niên, lễ cúng giao thừa kèm theo những bài văn như văn khấn tất niên, văn khấn giao thừa để mời ông bà tổ tiên về ăn tết với gia đình. Với người dân Việt Nam thì lễ Cúng Tất Niên là nét văn hóa truyền thống bao đời để thể hiện sự tri ân với Trời, Đất… chứ không hoa mỹ, cầu kỳ. Các vật cúng cũng rất giản dị, gần gũi với người con đất Việt.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Mâm Cúng 30 Tết 🦋
Gợi Ý Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên
Những thông tin về Gợi Ý Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về một trong những nghi thức của Tết và có thêm những ngày tất niên thật ý nghĩa bên gia đình và bạn bè.
Đối với mâm cúng lễ, tuỳ vào điều kiện mỗi nhà cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng mà có sự khác nhau. Đối với người dân miền Bắc, bữa ăn tất niên đón giao thừa phải đầy đủ các món ăn ngon như gà luộc, thịt đông, củ hành ngâm, giò lụa,… cùng mâm cúng ngoài trời. Tuy nhiên, người miền Nam lại đơn giản hơn với kẹo, mứt, trái cây để cúng kiếng.
Đôi khi thay đổi tùy theo phong cách ẩm thực của mỗi nơi. Nhưng dù là Nam – Trung – Bắc, xứ sở nào cũng không thể thiếu những món ăn đặc trưng. Chẳng hạn như bánh chưng, bánh tét, gà luộc, xôi,… Ngoài ra, bên cạnh mâm cơm tất niên này, người ta còn sửa soạn bàn thờ. Bày biện thêm mâm ngũ quả với chuối, bưởi, quả táo… để trưng bày trong các ngày Tết.
Tuy nhiên, dù là ở đâu thì mâm cỗ cũng phải có một số thành phần bắt buộc theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.
Mâm cơm cúng tất niên cơ bản gồm có:
- Gạo, muối.
- Trà, rượu, nước lọc.
- Giấy tiền vàng mã.
- Bánh kẹo.
- Trầu cau.
- Chè, xôi, cháo trắng.
- Tam sên.
- Gà ta luộc.
- Heo sữa quay.
- Bánh bao.
- Bánh chưng hoặc bánh tét.
- Chả lụa.
Bên cạnh Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên, đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng
Hướng Dẫn Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Tất Niên
Những ngày giáp tết, vui nhất là khoảng thời gian trước Tết với nhiều phong tục đón năm mới của người Việt Nam. Nhưng vui nhất vẫn là lúc bày biện lễ vật, đồ ăn truyền thống để chuẩn bị cho mâm cơm cúng Tất Niên. Dưới đây là Hướng Dẫn Thực Đơn Mâm Cỗ Cúng Tất Niên theo đúng văn hoá vùng miền để bạn đọc cùng tham khảo.
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên của miền Bắc
- Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên của miền Trung
- Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp.
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên của miền Nam
- Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.
Tiếp sau Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹
Những Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đơn Giản
Mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình Việt lại tất bận chuẩn bị những món ăn truyền thống cho lễ tất niên cuối năm. Dưới đây chúng tôi xin được gợi ý cho bạn Những Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Đơn Giản giúp bạn dễ thực hiện mà vẫn thể hiện lòng thành kính đối với bề trên cũng như có một bữa cơm đầm ấm bên gia đình.
Bên cạnh các món ăn mặn đúng với truyền thống, phong tục tập quán thì các món ăn chay cũng luôn được chú trọng vào mỗi dịp Tết, đặc biệt là tại các gia đình theo đạo Phật hay gia đình có người ăn kiêng. Dưới đây là một số thực đơn mâm cỗ mặn và mâm cỗ chay để cúng tất niên đơn giản, mời bạn cùng tham khảo.
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên món mặn:
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món mặn số 1:
- Gà luộc
- Chả mực
- Hến xúc phồng tôm
- Nem rán
- Thịt đông
- Nộm su hào thịt bò khô
- Giò lụa
- Miến xào thập cẩm
- Dưa hành
- Canh khoai tây
- Banh chưng
- Chè con ong
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món mặn số 2:
- Gà hấp muối
- Nộm hoa chuối
- Canh rau củ
- Mực xào cần tỏi
- Xôi gấc
- Nem rán
- Cá thu xốt ngũ vị
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món mặn số 3:
- Tôm chiên sả
- Gà luộc
- Thịt xiên nướng
- Canh măng
- Giò lụa
- Salad dưa chuột
- Trứng vịt lộn
- Bánh tẻ
- Xôi ruốc
- Quýt và nho tráng miệng
Thực đơn mâm cơm cúng tất niên món chay:
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món chay số 1:
- Bánh chưng hạt điều đậu đỏ
- Giò xào nấm các loại
- Phù chúc cuộn chiên giòn
- Canh măng mọc
- Măng kho bột mì
- Hành muối chua ngọt
- Súp lơ, su hào luộc
- Miến xào thập cẩm
- Khoai lang kén tẩm vừng
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món chay số 2:
- Canh rau củ
- Rau củ luộc
- Giò, chả chay
- Hành muối
- Rau củ xào
- Xôi gấc
- Bánh trôi, mứt dừa
- Nem chay chiên
Mẫu thực đơn mâm cỗ cúng tất niên món chay số 3:
- Chả giò Phù Trúc
- Gỏi cuốn ngũ sắc
- Rau củ xào chay
- Thịt bò kho chay
- Nấm kho chay
- Miến xào thập cẩm chay
- Cà tím nhồi đậu phụ chay
Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng
Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Miền Trung
Tùy theo bản sắc của từng vùng miền mà mâm cơm cúng tất niên sẽ được gia chủ chuẩn bị với sự phù hợp và tươm tất nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ đối với gia tiên tiền tổ trong gia đình. Ngày nay, khi đời sống được cải thiện nhiều, Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên Miền Trung vì thế mà được chuẩn bị công phu và chỉn chu hơn.
Chiều 30 Tết, ncác gia đình miền Trung tiến hành cúng Tất niên để tiễn năm cũ đón năm mới. Lễ này thường có một mâm ở bàn thờ gia tiên, một mâm ở giữa nhà, mâm thị thực đặt ở trước cổng và ở một số địa phương còn có thêm mâm cúng nhỏ đặt tại bếp. Lễ cúng có đầy đủ các món mặn, thịt heo, thịt gà, các món canh, xào….
Các món ăn truyền thống miền Trung trong dịp tất niên và Tết Nguyên Đán gồm: bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: Đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa thịt ram
Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người miền Trung không hay dùng các loại trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng “cam đành quýt đoạn”.
Một trong số những thực đơn phổ biến trong mâm cơm cúng tất niên của người miền Trung như sau:
- Gà luộc
- Giò lụa
- Chả cốm
- Nộm rau củ ngó sen
- Canh đậu và rong biển
- Chả cá
- Chả lợn
- Thịt quay
- Xôi gấc
Cùng với Thực Đơn Mâm Cơm Cúng Tất Niên, tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm