Mâm Cơm Cúng Ngày Tết [Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp Mắt Nhất]

Mâm Cơm Cúng Ngày Tết ❤️️ Cách Chuẩn Bị, Trình Bày Đẹp ✅ Mỗi Gia Đình Việt Luôn Quan Tâm Và Chú Trọng Mâm Cơm Cúng Gia Tiên Ngày Tết.

Ý Nghĩa Những Mâm Cơm Cúng Ngày Tết

Có thể nói, bữa cơm ngày tết là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Thế nhưng Ý Nghĩa Những Mâm Cơm Cúng Ngày Tết thì không phải ai cũng hiểu rõ.

Ngày Tết, khi không khí rộn ràng, vui tươi len lỏi khắp mọi nơi, người dân lại tất bật chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo. Trước hết, là để tưởng nhớ đến Tổ Tiên, ông bà. Sau đó, là bữa cơm thật ngon để đãi những người thân trong nhà, cho tình cảm gia đình thêm phần khắn khít.

Để tỏ lòng biết ơn Tổ Tiên, người Việt ta thường bày biện mâm cúng rất thịnh soạn với đủ loại thức ăn. Những món ngon như thịt kho tàu, bánh tét, bánh chưng, thịt đông, củ kiệu, dưa hành,… được dâng lên cùng những cái chén, đôi đũa thật đẹp. Sau đó, những chén trà thơm được đặt cùng, nén nhang thơm được thắp lên, mời Tổ Tiên, ông bà dùng bữa trước rồi khi nhang tàn, con cháu trong gia đình mới bắt đầu dùng cơm.

Bữa cơm ngày Tết thường rất đầy đủ, thịnh soạn với những món ăn mà ai cũng thích. Cả nhà được sum họp, chia sẻ câu chuyện của nhau sau một năm, trao cho nhau những lời chúc năm mới, ăn một bữa cơm vừa no bụng lại còn ấm lòng thì chẳng có gì sánh bằng nữa. Hình ảnh gia đình quây quần với nhau bên mâm cơm, cùng chia sẻ cho nhau những món ăn thật ngon, cười nói rôm rả chính là điều mà người dân nào cũng hằng mong ước mỗi dịp Tết.

Đọc nhiều hơn 🍁 Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản 🍁 Mâm Lễ Cúng, Đồ Cúng

Cách Làm Mâm Cơm Cúng Ngày Tết

Cách Làm Mâm Cơm Cúng Ngày Tết cũng có những điều đặc biệt cần lưu ý. Đây là phong tục tập quán lâu đời mang nét đẹp văn hóa của người Việt.

Bữa cơm ngày tết được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng miền mà có các đặc trưng riêng.

  • Như miền Bắc thì có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa và giò xào…
  • Còn miền Trung thì có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc và giá chua…
  • Đối với miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, nem và chả giò…

Bên cạnh những món mặn nói trên thì ở miền nào cũng không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả để cúng gia tiên các gia đình nên chọn những loại hoa quả thông dụng và có thể ăn được. Các gia đình có thể chọn 5 loại quả khác nhau, mỗi loại sẽ tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của loại quả đó.

Cần lưu ý mâm ngũ quả không nên dùng hoa quả xanh hay hoa quả giả (bằng nhựa) để cúng gia tiên. Đồng thời không nên đặt mâm ngũ quả trước chính giữa bát hương vì theo quan niệm nếu đặt ở đây sẽ chắn mất trục khí chính, vì vậy gia chủ nên để mâm ngũ quả ở hai bên. Ngoài ra, bữa cơm cúng ngày tết không thể thiếu hương và đèn. Trong đó, hương tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ).

Tiếp sau Mâm Cơm Cúng Ngày Tết, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng 🌹

Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Đơn Giản

Mâm cơm ngày Tết với nhiều món ăn truyền thống, cho dù từ xa xưa hay đến bây giờ, và mỗi một món ăn đều mang một ý nghĩa nhất định. Nhưng nhìn tổng chung, ý nghĩa mâm cơm ngày Tết chứa đựng nhiều mong mỏi, cầu ước cho một năm mới bình an, hạnh phúc, thành công. Sau đây là Gợi Ý Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Đơn Giản với những món ăn không thể thiếu.

Theo phong tục cổ truyền của người Việt, bạn cần chú ý chuẩn bị những món sau đây:

  • Thịt gà: Vào ngày Tết, bạn cần chuẩn bị một con gà trống để cúng ông bà tổ tiên. Món ăn này cần được chuẩn bị thận trọng và chu đáo. Gà sau khi luộc xong cần được đơm cánh và chân sao cho đúng phong tục cúng cơm của người Việt.
  • Bánh chưng: Ý nghĩa mâm cơm ngày Tết sẽ không được trọn vẹn nếu như thiếu đi những lát bánh chưng. Khi thắp hương cho tổ tiên, bạn nên bóc lớp vỏ bánh chưng ra và thái thành từng khúc sao cho khi xếp vào đĩa thật vừa vặn. Bánh chưng nên đặt ở giữa mâm cơm và bày các món ăn khác xung quanh.
  • Giò: Giò cũng là món ăn quan trọng trong mâm cơm cúng tổ tiên vào ngày Tết. Hãy đặt một khoanh giò vào đĩa sao cho thật vừa vặn. Để mâm cơm ngày Tết được ấn tượng hơn, bạn có thể tỉa hoa cho khoanh giò.
  • Xôi: Trong mâm cơm ngày Tết sẽ thật thiếu sót nếu thiếu đi món xôi. Thông thường, vào ngày Tết, mọi người thường chuẩn bị món xôi gấc, bởi với màu đỏ đặc trưng sẽ tượng trưng cho may mắn suốt cả năm.
  • Các món canh: Để mâm cơm ngày Tết thêm tròn vị thì bạn nên chuẩn bị thêm những món canh. Bạn có thể chọn món canh măng, canh miến, canh mọc… để bổ sung vào mâm cơm. Để tăng thêm may mắn cho ngày Tết thì bạn có thể trang trí thêm hoa ớt, cà rốt lên trên.
  • Bánh đa nem: Những chiếc bánh đa nem được cuốn vuông vắn thể hiện cho một năm tròn đầy, thịnh vượng.Vì vậy, bạn có thể bổ sung thêm món ăn trong mâm cơm cúng tổ tiên và ngày Tết.

Chia sẻ 🌼 Mâm Cúng Rằm Tháng 7 🌼 Lễ Vật, Đồ Cúng, Cách Bày Cúng

Mâm Cơm Chay Cúng Ngày Tết

Ngày càng nhiều gia đình chọn nấu Mâm Cơm Chay Cúng Ngày Tết đầu năm. Người ta quan niệm, ăn chay ngày Tết là để bớt sát sanh, tạo nghiệp lành, cầu cho năm mới nhiều bình an. Không chỉ vậy, ăn chay cũng là một cách để thanh lọc cơ thể, cân bằng dinh dưỡng, khi mà đã quá chán ngán những bữa tiệc tùng lắm thịt cá.

Nếu bạn chưa biết chọn món gì để có mâm chay ngon, thì hãy tham khảo mâm cúng chay thịnh soạn với thực đơn dễ làm như sau:

  • Nấm kho tiêu chay – Bừng hương vị: Dành cho gia đình bạn nào thích cay cay một chút nè, nấm kho tiêu chay chắc chắn sẽ làm bữa cơm chay ngày Tết hấp dẫn, bắt cơm hơn rất nhiều. Vẫn là nấm rơm, nấm đông cô thường ngày mẹ thường hay nấu mà ngày Tết nó lại ngon đến lạ thường.
  • Phở cuốn chay – Món chay đãi tiệc ngày Tết: Mình giới thiệu một món cuốn cầu kì hơn một chút để các bạn có thể đãi gia đình, bạn bè ngày Tết đó là phở cuốn. Phở cuốn sử dụng bánh phở nguyên miếng, cuốn cùng với nấm linh chi, cà rốt, ớt chuông chấm với sốt mè rang thơm nứt mũi. Là món chay ngày tết bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, giúp thanh mát và giải độc cho cơ thể.
  • Bún gạo xào chay – Món chay quen thuộc ngày Tết: Nếu không thích ăn cơm vào ngày mùng 1 thì các bạn cũng có thể thay đổi món bún gạo xào chay, công phu một chút xíu nhưng mà rất đáng công sức đó. Ăn một bữa là no nê cả ngày, vừa có chất xơ từ rau củ, vừa có đạm từ đậu hũ, mì căn không sợ bị đói.
  • Nấm xào bông bí tàu hủ ky – Món chay đẹp mắt ngày Tết: Món ăn nấm xào bông bí tàu hủ ky này dễ làm, siêu đơn giản mà lại hương vị lại ngon lành, bắt cơm lắm. Bông bí thơm thơm được xào cùng với nấm mỡ, nấm linh chi bổ dưỡng, tàu hủ ky dai dai, ăn hoài mà không bị ngán.
  • Mít kho chay – Hương vị ngày Tết: Trong các món chay ngày Tết thì mít kho chay là món mình yêu thích nhất dịp xuân về. Miếng mít non dân dã, quen thuộc được kho với nước dừa tươi thanh ngọt, ngày Tết mà được thưởng thức món này với cơm trắng thì còn gì bằng.
  • Canh khổ qua nhồi chay – Canh quốc dân ngày Tết: Ngày Tết mà không có canh khổ qua thì quả thật không thấy hương vị ngày Tết đâu nữa. Khổ qua không chỉ có nhồi thịt không đâu, các bạn có thể nhồi đậu hũm, nấm mèo, bảo đảm vẫn giữ được hương vị truyền thống của món canh ngày Tết.

Cùng với Mâm Cơm Cúng Ngày Tết, tặng bạn 💔 Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm 💔 Lễ Cúng, Thực Đơn Mâm Cơm

Mâm Cơm Cúng 3 Ngày Tết

Mâm Cơm Cúng 3 Ngày Tết (mùng 1, mùng 2 và mùng 3) là truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời của dân tộc Việt. Mục đích của tục cúng này là để cầu một năm mới bình an, gặp nhiều may mắn.

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 1 Tết

Sáng mùng 1 là buổi sáng bắt đầu một năm mới (Theo tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là khởi đầu còn “đán” là buổi sáng sớm) và gia chủ thường làm một mâm cỗ cúng để mời bề trên nhằm tỏ lòng thành kính. Mâm cơm cúng ngày mùng 1 vì vậy còn gọi là cơm cúng tết nguyên đán, cúng ông bà tổ tiên.

Các vật phẩm dùng để cúng ngày mùng 1 thường bao gồm: mâm ngũ quả, bánh chưng (hoặc bánh tét), hương hoa, đèn, trầu cau, nến, trà, rượu, giấy tiền vàng mã. Mâm cỗ cúng có thể là cỗ mặn hoặc chay nhưng cần được chế biến thơm ngon và bày biện bắt mắt, trang nghiêm.

Các bát trên mâm cỗ cúng ngày mùng 1 tết bao gồm: Một bát bóng thả và nước dùng gà hoặc canh rau củ thái hình hoa, một bát miến nấu lòng gà, một bát măng khô ninh thịt lợn. Các đĩa gồm có: Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì đầu năm mọi người kiêng sát sinh), đĩa nem, đĩa giò xào, giò lụa, đĩa xôi gấc, đĩa nộm, bánh chưng, mứt Tết.

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 2 Tết

Đây là mâm cơm cúng thần linh, gia tiên. Sau bữa cúng tất niên ngày 30 và cúng mùng 1 thì mâm cỗ cúng ngày mùng 2 cũng gần giống như vậy. Mâm cơm cúng mời thần linh và gia tiên về ăn cơm với mong muốn thần linh sẽ phù hộ cho con cháu và toàn thể gia đình.

Mâm cơm cúng mùng 2 về cơ bản cũng tương tự như ngày mùng 1 và có thể thay đổi (thêm bớt) một chút cho bắt mắt và mới lạ. Cụ thể sẽ bao gồm: bánh chưng, gà luộc, nem rán, giò thủ hoặc chả lụa, dưa muối, 1 đĩa xào (hoặc nộm), một bát canh rau củ quả…

Riêng với các gia đình miền Bắc thường rất xem trọng việc cúng 3 ngày tết nên họ chuẩn bị mâm cỗ cúng rất thịnh soạn và kỳ công. Còn mâm cỗ cúng miền Trung và miền Nam thường linh động hơn tùy vùng miền.

Ở miền Nam và miền Trung, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng với món ăn truyền thống như: thịt kho tàu hoặc bò rim, canh khổ qua nhồi thịt, gỏi – nộm và đặc biệt thường sẽ có thêm 1 quả dưa hấu đỏ (với mong muốn cầu mong 1 năm may mắn, thuận lợi…). Trong mâm cỗ này có thể sẽ có thêm một lọ hoa tươi cùng trà rượu.

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 3 Tết

Đây là mâm cơm cúng tiễn chân gia tiên (hay còn gọi là cúng hóa vàng). Theo phong tục thờ cúng của Việt Nam đây là ngày cúng rất quan trọng và các gia đình thường xem trọng ngày cúng mùng 3 này bởi nó chính là sự khởi đầu cho chuỗi ngày hanh thông, may mắn trong cả năm sau đó.

Lễ hóa vàng có thể khác nhau tùy theo điều kiện từng gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản mâm cơm cúng ngày mùng 3 tết thường có các món lễ vật sau:

  • Một mâm cỗ mặn với: bánh chưng, thịt luộc, thịt kho, nem rán, gà luộc, giò chả, canh, rượu…
  • Mâm ngũ quả.
  • Hương hoa (hoa tươi) + Bánh kẹo, mứt.
  • Trầu cau, thuốc lá.
  • 2 cây mía (để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc có thể dùng để gánh đồ cúng về trời).
  • Tiền âm phủ, vàng mã (mỗi loại một ít).

Mời bạn khám phá thêm 💕 Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 💕 Cách Cúng, Văn Khấn

Mâm Cơm Cúng Ngày 23 Tết

Cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm, người dân Việt Nam sẽ làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Thời gian đưa ông Táo về trời tốt nhất là khoảng từ 9 giờ – 12 giờ sáng để kịp giờ cho Táo lên đường gặp Ngọc Hoàng. Mâm Cơm Cúng Ngày 23 Tết để tiễn ông táo sao cho chuẩn không phải ai cũng biết.

Tùy gia đình, bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn, có thể gia giảm, biến tấu cho mâm cỗ vừa phải nhưng vẫn đầy đủ để đưa ông Táo về trời. Mâm cỗ cúng ông Táo theo truyền thống sẽ bao gồm đầy đủ những thứ sau đây:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
  • 1 bát canh
  • 1 đĩa xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • Quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Theo dân gian, nơi cúng ông Táo tốt nhất là đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Theo quan niệm này, mâm cỗ đề huề thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm. Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được giảm bớt đi khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Sau khi cúng xong, sẽ thực hiện phóng sanh những chú cá đấy để ông Táo lấy đó làm phương tiện đi chầu Trời. Để chọn chép đưa ông Táo, bạn không cần phải cố chọn những con cá to. Chỉ cần chọn những con cá khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, màu sắc bắt mắt, toàn thân nguyên vẹn, không bị trầy xước hay tróc vảy.

Cùng với Mâm Cơm Cúng Ngày Tết, gửi tặng bạn 💕 Mâm Ngũ Quả Đẹp 💕 Top 5 Loại Trái Cây Cúng Tốt Nhất

Mâm Cơm Cúng Ngày 30 Tết

Theo truyền thống, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Mâm Cơm Cúng Ngày 30 Tết phổ biến ở khắp các địa phương trên cả nước, thậm chí còn quan trọng hơn cả cúng vào các mùng trong Tết.

Thời điểm để cúng Tất niên sẽ vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. Bữa cơm Tất niên là dịp để thể hiện lòng thành kính, tri ân của mình với thần linh, gia tiên, những người đã phù hộ độ trì cho gia đình được bình an mạnh khỏe trong suốt năm qua. Đồng thời, qua mâm cúng, người trong nhà sẽ mời ông bà, tổ tiên – những người đã khuất trong gia đình dòng họ của mình về, cùng gia đình đón Tết.

  • Tại miền Bắc, một mâm cơm cúng Tất niên truyền thống thường bao gồm: Bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông, nem rán, đĩa xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà), canh măng, chè kho, dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, canh miến.
  • Mâm cúng Tất niên ở miền Trung sẽ khác hơn so với miền Bắc. Một mâm cơm cúng ngày 30 Tết của miền Trung thường bao gồm: bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt đông, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram.
  • Mâm cúng Tất niên ngày 30 Tết tại miền Nam sẽ bao gồm các món: bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, nem rán, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc” (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cách Đặt Gà Cúng Đúng 🍀 Gà Cúng Quay Đầu Vào Hay Ra

Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 1 Tết

Tết Nguyên đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, chữ “đán” có nghĩa là buổi ban mai. “Nguyên đán” là khởi điểm của năm mới. Do vậy Mâm Cơm Cúng Ngày Mùng 1 Tết lại càng được coi trọng bởi đó là ngày đầu tiên trong năm mới.

Ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì các gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mâm cỗ mùng 1 Tết gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hay cỗ chay đều được nhưng phải chuẩn bị kĩ càng và bày trí trang nghiêm, chỉnh chu. Lễ mặn thường là cúng bánh chưng, gà, giò, canh… Người ta cũng thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm từ tối hôm trước.

Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Ngày nay, không còn quá chú trọng món ăn, mâm cỗ chỉ cần khoảng 4-5 món ăn phù hợp với kinh tế gia đình. Quan trọng hơn thảy là tấm lòng hướng về tổ tiên, và không khí quây quần bên nhau ngày Tết.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Cách Đặt Đầu Heo Cúng 🌹 Lợn Quay Ra, Gà Quay Vào

Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Miền Bắc

Mỗi vùng miền sẽ có một cách bày biện mâm cỗ ngày Tết khác nhau. Vậy Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Miền Bắc có gì đặc biệt? Ở miền bắc, mâm cỗ thường có những món gì? Tham khảo ngay sau đây.

Mâm cỗ miền Bắc được đánh giá là vẫn giữ được nét bài bản, cổ truyền theo đúng phong tục của dân tộc. Mâm cỗ miền Bắc ngày nay vẫn rất tinh tế, cầu kỳ, chú trọng vào từng chi tiết sao cho thật khéo léo, phải có sự hài hòa giữa hình thức và chất lượng món ăn. Dù mâm cỗ miền Bắc gồm rất nhiều món ăn, tuy nhiên tối thiểu phải có đủ 3 loại món gồm: món mặn, món canh và món ăn kèm.

Đặc biệt, mâm cỗ luôn phải có đủ sắc màu thể hiện sự sung túc, may mắn như màu vàng, màu đỏ, màu xanh, trắng. Mỗi một món dù xào, luộc, hấp đều phải đong cho đầy đĩa, đầy bát để thể hiện sự thịnh vượng và no đủ cho năm sau.

Một số món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết miền Bắc:

Thịt đông

Thịt đông là món ăn quen thuộc không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Bắc, chỉ có vào vụ đông xuân Bắc Bộ. Thịt đông có nguyên liệu chủ yếu từ thịt lợn, đa phần là thịt chân giò, ngoài ra còn có bì lợn (da heo) đi kèm với gia vị gồm mộc nhĩ (nấm mèo) và hạt tiêu. Các nguyên liệu được ninh nhừ, sau đó để nguội.

Canh miến nấu măng

Canh miến nấu măng là món canh truyền thống và rất được yêu thích trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Món canh là sự kết hợp giữa sự béo bùi của thịt gà, sườn non được hầm vừa chín và hương thơm thanh mát, vị bùi ngọt, dai dai của măng sẽ đem đến cho bạn một cảm nhận vô cùng khó quên.

Dưa hành

Dưa hành hay hành muối là món ăn kèm ngày Tết được người miền Bắc rất ưa chuộng. Dưa hành là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men. Món dưa hành ngon đòi hỏi những củ hành phải trắng mịn, nổi vân xanh có độ giòn và vị chua vừa phải. Dưa hành ăn kèm với thịt mỡ, bánh chưng không chỉ kích thích vị giác giúp món ăn tròn vị hơn mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Có thể bạn sẽ muốn xem nhiều hơn 💕 Mâm Ngũ Quả Ngày Tết  💕 Cách Bày, Trang Trí Đẹp Nhất

Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Miền Nam

Việc chuẩn bị một mâm cỗ để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng khám phá ngay sau đây.

Miền Nam là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây phong phú, đa dạng. Người dân miền Nam phóng khoáng nên mâm cỗ ngày Tết của miền Nam cũng ít câu nệ về hình thức.

Khẩu vị người miền Nam thích các món ngọt, hơn nữa thời tiết ở đây dịp Tết Nguyên Đán khá nóng so với các tỉnh ngoài Bắc và Trung, chính vì vậy những món ăn ngày Tết trong Nam có những đặc điểm và hương vị rất riêng biệt, nổi tiếng là các món: thịt kho tàu, bánh tét, phá lấu, dưa giá, canh khổ qua nhồi thịt,…

Bánh tét

Nhắc tới mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc thường có bánh chưng thì mâm cỗ của người miền Nam luôn có bánh tét. Đây là món ăn gửi gắm nhiều giá trị tinh thần và hi vọng của người miền Nam về một năm mới ấm no, sung túc. Bánh tét được người miền Nam dùng trong dịp lễ Tết thường là bánh tét chay và bánh tét mặn.

Thịt kho tàu

Món thịt kho tàu là một món ăn rất đặc trưng của miền Nam với vị thanh ngọt của nước dừa, béo ngậy của trứng cùng miếng thịt ba rọi mềm ngon khi được nấu chín vừa phải. Thịt heo thường được chọn là thịt giò hoặc hoặc thịt ba chỉ đầy đủ ba phần da, mỡ và nạc tượng trưng cho một năm mới no đủ hạnh phúc. Vì vậy món thịt kho tàu cũng thường được đưa vào mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.

Canh khổ qua nhồi thịt

Với ngụ ý mong mọi chuyện “khổ” đã “qua”, hy vọng năm mới sẽ bắt đầu bằng những may mắn, hạnh phúc, thì mâm cúng ngày Tết của người miền Nam không thể nào thiếu món canh khổ qua nhồi thịt. Đây là món ngon vô cùng quen thuộc với vị ngọt của thịt băm, giòn sật của mộc nhĩ và vị đắng nhẹ của khổ qua, tất cả hòa quyện tạo nên món canh thanh mát và cực kì đặc biệt.

Ngoài Mâm Cơm Cúng Ngày Tết, giới thiệu với bạn 🌨 Bài Cúng Rằm Hàng Tháng 🌨 Văn Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ lớn của năm vì thế bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ vào ngày này. Cùng xem những thứ cần chuẩn bị cho Mâm Cơm Cúng Ngày Tết Đoan Ngọ là gì nhé.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương được coi là ngày lễ trọng đại trong năm diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết diệt sâu bọ – ngày phát động tiêu diệt sâu bọ gây hại mùa màng và cả những sâu bọ không tốt trong cơ thể. Từ đó, dân gian vẫn hay gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan Ngọ và người Việt sẽ chuẩn bị đầy đủ mâm cúng vào giữa giờ Ngọ để mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ tàn phá.

Theo truyền thống, mâm cúng dâng lên lễ gia tiên vào ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận; rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)… Ngoài ra gia chủ còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã và cũng tùy vào văn hóa, phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng còn có thêm thịt vịt, chè trôi nước nữa.

Trong đó vải hay mận là loại quả phải có trong mâm cúng. Ở miền Nam, các gia đình thường chọn mua vải thiều quả đẹp, nhiều lá để trưng trên mâm cúng sẽ đẹp hơn. Rượu nếp cũng là món ăn đặc sắc trong ngày này, người xưa tin rằng, rượu nếp có khả năng tiêu diệt sâu bọ trong cơ thể, khiến chúng không thể gây hại trong cơ thể con người nữa.

Rượu nếp thường được bày bán rất sôi nổi vào những ngày diễn ra Tết Đoan Ngọ, có những gia đình Việt lại muốn duy trì nếp văn hóa xưa nên thường huy động cả gia đình tự làm cơm rượu nếp tại nhà. Bánh tro là một loại bánh làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, mùi vị rất ngon khi ăn cùng với đường hoặc mật.

Mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong 🌟 Mâm Ngũ Quả Trung Thu Độc Đáo 🌟 Tip Cách Bày Đẹp Nhất

Viết một bình luận