Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng: 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng ❤️️ 37+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Đọc Một Trong Những Ngôi Chùa Nổi Tiếng Lâu Đời Nhất Ở Miền Tây.

Dàn Ý Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng

Đón đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng để có thêm nhiều tài liệu giúp triển khai bài văn logic nhất.

  • Mở bài: Giới thiệu danh thắng chùa Vĩnh Tràng

Nếu ai đã một lần đặt chân tới Tiền Giang thưởng thức hương vị sông nước miệt vườn của cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm nhưng chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng thì chưa thể gọi là chuyến đi trọn vẹn.

  • Thân bài:
    • Giới thiệu khái quát:
      • Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực, thuộc địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
    • Nguồn gốc và lịch sử hình thành:
      • Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là Tổ đình Vĩnh Tràng, tọa lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho
      • Được ông Bùi Công Đạt – vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) xây dựng từ đầu thế kỷ 19
    • Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng:
      • Ngôi chùa gồm bốn hạng mục nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu với diện tích trên 14.000m².
    • Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa
  • Kết bài:
    • Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Vĩnh Tràng.
    • Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.

Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Keo ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Điểm 10 – Bài 1

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Chùa Vĩnh Tràng khởi thủy có tên là chùa Vĩnh Trường, là một trong những ngôi chùa cổ ở miền Tây Nam bộ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22, được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, đường Nguyễn Trung Trực, thuộc địa phận ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Khi các bạn đến chùa Vĩnh Tràng bạn sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của ngôi chùa này. Dù đã có lần tôi nghe các bạn thuyết trình về bộ tượng Thập bát La Hán bằng gỗ của chùa Vĩnh Tràng mà những người nghệ nhân Nam bộ đã tạc vào thế kỷ XIX nhưng tôi cũng không ấn tượng lắm. Cho đến hôm nay, khi đứng trước ngôi chùa này tôi mới cảm phục trí tuệ tài hoa và đôi tay khéo léo của người xưa đã để lại một công trình có một không hai trên dãi đất hình chữ S. Đến đây bạn sẽ hoàn toàn bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của ngôi chùa này.

Khác với những ngôi chùa của Sài Gòn nằm len lỏi giữa nhà cửa heo hút với không gian chật chội thì nơi đây có khoảng không gian trống và những công trình với kiến trúc lạ mắt làm cho ai đến đây cũng có cảm giác muốn tìm hiểu “Ngôi chùa đầu tiên ở Việt Nam có phong cách kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây” này.

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ với số lượng Tăng chúng tu học hiện nay là chín vị dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa.

Chùa được Nhà nước công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ ngày 06 tháng 12 năm 1989. Hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan thành phố Mỹ Tho.

Ban đầu chùa Vĩnh Trường mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông bà Huyện Bùi Công Đạt làm quan dưới triều vua Minh Mạng (1820-1840) tạo dựng. Sau khi hưu trí, ông bà về đây cất am để tu hành nên nhân dân trong vùng quen gọi là chùa ông Huyện. Sau đó, ông bà mời Đại sư Huệ Đăng về trụ trì chùa và dạy chữ nghĩa cho con.

Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì và khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, ngài Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp.Nhà tổ phía sau có bức hoành phi ghi “Bát Nhã đường”, một cặp câu đối và những hoa văn chạm khắc rồng quanh cột rất sắc xảo.

Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây cảnh, hồ nước và hòn non bộ tô điểm thêm cảnh đẹp nơi đây và tạo nên một phong cảnh trầm mặc yên tỉnh làm cho du khách có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng mỗi khi đến đây chiếm bái.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Bái Đính ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Gọn – Bài 2

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, hình ảnh chân thực và sinh động.

Thời gian gần đây, mô hình du lịch văn hóa tâm linh ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng thu hút đông đảo khách tham quan, nghiên cứu. Trong đó, chùa Vĩnh Tràng, ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang với những nét kiến trúc độc đáo, cổ kính, phong cảnh đẹp là một trong những điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là Tổ đình Vĩnh Tràng, tọa lạc tại ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, được ông Bùi Công Đạt – vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840) xây dựng từ đầu thế kỷ 19. Kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng thuộc dạng độc đáo ở Nam Bộ. Ngôi chùa gồm bốn hạng mục nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu với diện tích trên 14.000m².

Hầu hết các vật liệu để xây dựng chùa Vĩnh Tràng là xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m. Riêng mặt trước của chùa được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Cổng tam quan với nghệ thuật ghép bằng mảnh sành, sứ qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đã xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ.

Trong chùa Vĩnh Tràng có trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Tất cả các pho tượng đều được thếp vàng óng ánh. Bên cạnh những pho tượng, hiện vật chùa còn có Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo. Chuông cao 1,2 mét, nặng khoảng 150 kg và hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.

Không gian bên trong chùa là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tại chùa còn có Bộ tượng mười tám vị La Hán không thua kém về mặt nghệ thuật so với tượng các vị La Hán chùa Tây Phương.

Gần đây, Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, Ban trụ trì chùa Vĩnh Tràng còn sử dụng nguồn kinh phí từ phật tử, khách thập phương ủng hộ trên 80 tỷ đồng để tiếp tục trùng tu, sửa chữa ngôi cổ tự này. Trong đó, có nhiều hạng mục được xây mới như: Công viên Di Đà trước cổng chùa rộng 3.000m2; pho tượng phật Di Đà cao 24m.

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi giữa công viên, có chiều dài 27m, chiều rộng 18 m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Bên trong pho tượng này được tận dụng thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, có giảng đường, nơi nghỉ phục vụ cho 200 người.

Phía sau chùa là Đài Quan Âm với pho tượng Phật Quan Âm trong tư thế nằm. Ngoài ra, chùa còn có nhiều hạng mục mới đầu tư xây dựng như: Quảng trường, hồ nước, hệ thống đèn chiếu sang, bồn hoa, cây xanh, sân bãi… rất trang nhã, sạch đẹp.

Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng Ban Trị sự Hội Phật Giáo tỉnh Tiền Giang kiêm trụ trì chùa Vĩnh Tràng cho biết, việc chỉnh trang, nâng cấp mở rộng quần thể chùa Vĩnh Tràng không chỉ để phục vụ cho việc tu học, sinh hoạt Phật giáo của chư công đức, tăng ni và đồng bào phật tử, phục vụ khách tham quan mà còn góp phần làm cho thành phố Mỹ Tho xứng tầm là đô thị loại I.

Du lịch tiền giangTrong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi che giấu, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng. Dù địch phát hiện và nhiều lần tàn phá nhưng vẫn không thể làm hư hỏng được ngôi cổ tự. Qua các đời trụ trì, ngôi chùa được trùng tu, sửa chữa, nâng cấp và trở thành ngôi cổ tự hoành tránh nhất tỉnh Tiền Giang.

Năm 1984, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận chùa Vĩnh Tràng là tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Năm 2007 Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục “Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa Việt.”

SCR.VN Gợi Ý ⏩ Thuyết Minh Về Chùa Hương, Lễ Hội Chùa Hương ❤️️15 Bài Hay

Tập Làm Văn Thuyết Minh Về Chùa Vĩnh Tràng – Bài 3

Tập Làm Văn Thuyết Minh Về Chùa Vĩnh Tràng giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm cho mình nhiều kĩ năng viết hay.

Nếu ai đã một lần đặt chân tới Tiền Giang thưởng thức hương vị sông nước miệt vườn của cù lao Thới Sơn, ngắm khu bảo tồn thiên nhiên ở trại rắn Đồng Tâm nhưng chưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp kết hợp nét kiến trúc châu Âu lẫn châu Á của chùa Vĩnh Tràng thì chưa thể gọi là chuyến đi trọn vẹn.

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Chùa bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 19 bởi ông bà Bùi Công Đạt. Năm 1894, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”.

Chính vì vậy, người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á – Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện để chùa có diện mạo như ngày hôm nay.

Là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo nhất Nam bộ, điểm nhấn của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ. Từ màu sắc của các loại sành sứ, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ. Các bức thủ quyển mềm mại ghi những câu Phật hiệu bằng nét chữ điêu luyện: Trấn tịnh sơn môn, Quảng đại nguyện môn, Tịnh độ huyền môn…

Gồm có bốn hạng mục nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu), ngôi chùa có diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Riêng mặt trước của tiền đường thì được xây dựng theo lối kiến trúc hài hòa Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc.

Đi vào bên trong ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp trên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong ngôi chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”.

Nhìn từ xa du khách sẽ có cảm tưởng chùa như một ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Châu Âu với những hàng cột thanh mảnh vòm cong, với bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú cùng hoa văn thời phục hưng, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật. Bên trong chánh điện và nhà tổ lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam, các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc rất khéo léo và tinh xảo với những hình ảnh vui tươi và sống động.

Không gian bên trong chùa là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Chẳng hạn như giữa lòng cột cái là bộ bao lam bát tiên kỵ thú. Tác phẩm này ra đời vào khoảng năm 1907 – 1908 do những nghệ nhân tại địa phương thực hiện. So với các bộ bao lam xung quanh, bộ này có niên đại sớm hơn, nhưng đạt trình độ mỹ thuật cao hơn. Đây là một bức phù điêu hiếm có của những năm đầu thế kỷ 20, chứng tỏ nghệ thuật tạo hình ở Nam bộ phát triển khá sớm.

Bốn cột cái của chùa Vĩnh Tràng đều treo long trụ. Đôi phía ngoài chạm tứ linh do bà Lê Thị Ngởi ở Ba Tri (Bến Tre) hiến cúng vào năm 1909. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa Vĩnh Tràng đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó phần tượng chiếm đa số.

Đặc biệt, tại chùa còn có Bộ tượng mười tám vị La Hán không thua kém về mặt nghệ thuật so với tượng các vị La Hán chùa Tây Phương. 18 bức tượng này nằm ở hai bên tường chánh điện, được tạc từ gỗ mít, mỗi tượng cao khoảng 0,8m, bề ngang gối là 0,58m. Các vị La Hán đều cưỡi thú, trên tay cầm bửu bối.

Lối đặc tả của nhóm tượng này cũng mang dáng dấp riêng, rất Nam bộ, nhưng lại thành công trong việc mô tả cảm xúc đặc trưng của từng vị La Hán, chứng tỏ ngoài tay nghề, tác giả còn khá am tường giáo lý nhà Phật. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường xác định những pho tượng đẹp nhất của chùa này là do thầy trò nghệ nhân Tài Công Nguyên thực hiện khoảng đầu thế kỷ 20.

To nhất là tượng Di Đà do ông Tống Hữu Trung ở Vĩnh Long hiến cúng. Ngoài ra còn có tượng Hộ Pháp khuyến thiện trừng ác… Tất cả thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Xung quanh chùa là những vườn cây cảnh trồng nhiều loại hoa thơm cỏ lạ, những hồ nước thơm ngát hương sen và những cây cổ thụ che trùm bóng mát, tạo nên sự hài hòa tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên với không gian kiến trúc, khiến chùa thêm cổ kính, thâm nghiêm. Nổi bật giữa hoa viên là pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m). Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.

Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km, Vĩnh Tràng được xem là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trúc đặc sắc. Có thể nói rằng vẻ đẹp của chùa tập trung ở nghệ thuật tạo hình và cũng chính là sự phản ánh lịch sử mỹ thuật của mảnh đất Tiền Giang. Ngày nay, chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của những du khách trong nước cũng như nước ngoài khi có dịp đến tham quan thành phố Mỹ Tho. Hơn thế nữa còn là nơi nghiên cứu tìm hiểu của nhiều người khi đến tham quan ngôi chùa ấn tượng này.

Xem Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Langbiang ❤️️12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Văn Mẫu Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Hay – Bài 4

Văn Mẫu Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Hay là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập hiệu quả và đạt điểm như ý.

Chùa Vĩnh Tràng nổi bật với kiến trúc độc đáo và ấn tượng, kết hợp giữa 2 nền văn hóa Đông Tây cùng những pho tượng Phật khổng lồ. Chùa Vĩnh Tràng (chùa Vĩnh Trường) là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, có lịch sử lâu đời và trải qua nhiều sự thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách ghi lại, từ thời vua Minh Mạng thì nơi đây chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.

Năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về trụ trì và cho khởi công xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. Qua nhiều thế hệ, chùa ngày càng rộng lớn, uy nghiêm và thu hút đông đảo du khách gần xa đến dâng hương, hành lễ. Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng là nơi lưu trú của biết bao chiến sĩ cách mạng. Dù cho địch nhiều lần tàn phá nhưng ngôi cổ tự vẫn giữ được nét kiến trúc vốn có của mình. Đến nay, nơi đây đã trở thành biểu tượng linh thiêng gắn liền với đời sống của người dân địa phương.

Chùa có diện tích 14.000 m2, dài 70m và rộng 20m. Các gian nhà được xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m và rất vững chắc. Du khách đặt chân đến đây lần đầu sẽ không khỏi ngạc nhiên khi cảm nhận được sự độc đáo và ấn tượng trong kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng.

Nét đẹp giao thoa giữa kiến trúc Á – Âu nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của người Việt. Chùa được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán Tự gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các gian nhà được xây dựng bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và rất vững chắc.

Bên trong chùa Vĩnh Tràng có nhiều bao lam được chạm trổ rất công phu và tinh tế, điển hình là bộ bao Lam Bát Tiên Kỵ Thú đặt ở gian giữa. Hệ thống các hoành phi, tượng gỗ cũng được khắc khéo léo và tinh xảo tạo nên sự vững chãi cho ngôi chùa. Bốn cột cái tại chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang đều treo long trụ. Nét đặc sắc ở đây là cách sắp xếp bố cục vô cùng độc đáo, chạm chim phượng đứng trên đầu rồng.

Phía trước chùa có 2 cổng tam quan kiểu võ vô cùng quy mô và tráng lệ, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ lầu. Canh, mục, ngư tiều và mấy câu đối cũng được cấn bằng miếng chai nổi nhiều màu sắc sặc sỡ trông rất bắt mắt. Mặt trước của tiền đường tạo cho du khách có cảm giác như đi lạc vào một ngôi chùa ở Cam-pu-chia với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và họa tiết đầy màu sắc. Tiểu xảo trong kiến trúc khá độc đáo và lạ mắt như gạch men của Nhật, bông sắt của Pháp, vòm cửa kiểu La Mã,…

Nối giữa chính điện và nhà tổ là một khoảng nhỏ có hòn non bộ. Đứng đây nhìn mặt sau của ngôi chính điện và phía trước nhà cổ du khách sẽ thấy lối kiến trúc Ro-ma với những hàng đá hoa nhiều màu sắc được trang trí trên thành nóc.

Ngoài ra, khuôn viên của chùa còn có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ lớn, lâu năm cùng một số vườn cây ăn trái. Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát cùng với không gian yên tĩnh, thanh bình nơi đây. Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng là sự kết hợp hài hòa giữa những nhà kiến trúc, điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nét chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo và thoáng vẻ vương quyền.

Giới Thiệu Thêm ⏩ Thuyết Minh Về Núi Bà Rá ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đặc Sắc – Bài 5

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đặc Sắc sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý tưởng văn thú vị để hoàn thiện bài văn của mình.

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa đẹp của Việt Nam. Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ. Vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Minh Mạng chùa được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng để tu hành. Năm 1849, sau khi ông đạt quy tiên, Hòa thượng Thích Huệ Đăng trụ trì đã tu bổ xây dựng thành ngôi đại tự, cột gỗ, mái ngói và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng với ngụ ý chùa được bền vững như trời – trăng – sông – núi.

Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu, tôn tạo lớn, đặc biệt là mặt tiền và sân khu thiên tĩnh. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu; nhưng chùa vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý.

Chính điện được bài trí trang nghiêm; trước chánh điện có 2 cột gỗ lớn, chạm rồng nổi rất công phu. Trong chùa còn bảo tồn trên 60 tượng phật bằng gỗ, đồng, đất nung và xi măng; nhưng đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo tác vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo giữa thế kỷ 19.

Đặc biệt, chùa còn giữ được một chuông đồng lớn, đúc vào năm 1854, từng bị thất lạc nhiều năm trong chiến tranh và bộ Thập bát La hán với nhiều dáng vẻ khác nhau, rất sống động, là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.

Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị, mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình “mai, lan, cúc, trúc”, hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Điều đáng chú ý là trong chùa còn có nhiều bao lam được chạm trổ công phu và những bức hoành phi, câu đối được khắc chữ nổi, thếp vàng, được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.

Năm 1932 hai cổng Tam quan chùa được xây dựng tựa như 2 lâu đài rất tinh xảo, được ghép bằng vô vàn mảnh sành, sứ. Trên lầu của 2 cổng Tam quan có tượng của Hòa thượng Chánh Hậu (1852-1923) và Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên (1874-1939), cùng với nhiều hình tượng, hoa trái, chim thú, sự tích nhà Phật và sự tích dân gian phong phú, độc đáo, trông cổ kính và rất đẹp.

Gần đây, chùa đã xây dựng thêm 3 tượng Phật lớn: tượng Phật đứng, Phật ngồi và Phật nằm trong khuôn viên chùa, trông rất trang nghiêm, thanh tĩnh. Năm 1984 chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Đọc Thêm Bài ⏩ Thuyết Minh Về Núi Cấm ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Chi Tiết – Bài 6

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Chi Tiết giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Vùng đất Tiền Giang từ lâu đã nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc mang đậm bản sắc của vùng miền Tây sông nước. Trong đó, chùa Vĩnh Tràng là một trong những nơi có kiến trúc nổi bật mà cứ du khách nào cũng không nên bỏ qua khi đến với mảnh đất này.

Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu),… chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây. Ngôi chùa này nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Mỗi năm nơi đây thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, thưởng ngoạn.

Ban đầu, chùa được xây theo lối kiến trúc Bắc tông, có hình chữ Quốc (國). Tuy nhiên, sau này chùa đã được thêm một số mảng kiến trúc khác của người Khmer và người phương Tây. Nhưng chủ đạo vẫn là kiến trúc truyền thống của người Việt. Chùa được xây dựng thành 4 gian chính nối tiếp nhau: Tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Chùa có diện tích 14.000m2. Tất cả đều được xây dựng bằng xi măng và nhiều loại gỗ quý.

Phía trong chánh điện có một hòn non bộ lớn ở giữa. Kiến trúc chánh điện khá đặc biệt vì được xây dựng theo lối kiến trúc La Mã; hòa lẫn với những hàng đá hoa sặc sỡ kiểu Pháp trên nóc. Ngoài ra chùa còn lưu giữ gần 20 bức tranh sơn thủy khác nhau được vẽ từ rất lâu đời.

Trước đây chùa được bảo quản khá tốt với nhiều kỷ vật lâu năm. Tuy vậy thời gian gần đây có một số bạn trẻ khi tham quan đã phá hoại một số kiến trúc. Đặc biệt là những cột gỗ có tuổi đời hơn 100 năm bị khắc tên lên. Vì vậy hiện chùa đều gắn camera theo dõi và không khuyến khích nhiều khách tham quan.

Những kiến trúc hình điêu khắc và tượng Phật được thếp lên lớp vàng óng đặc biệt. Vừa làm nổi bất nét kiến trúc vừa phòng tránh mối mọt. Chánh điện được đỡ bằng những cột gỗ to lớn từ các loại gỗ quý, phía dưới được đổ lớp bê tông vững chắc.

Chùa Vĩnh Tràng có khoảng 60 tượng Phật đúc bằng nhiều loại vật liệu khác nhau: gỗ, xi măng, đồng, đất nung và được sơn son thếp vàng toàn bộ. Tất cả đều có niên đại từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đặc biệt là 3 tượng đồng cao gần 1m có niên đại giữa thế kỷ 19.

Pho tượng có chiều dài 27m, chiều rộng 18m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Tượng Phật này được khánh thành vào 22/01/2010. Bên trong tượng phật còn được tận dụng để thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang. Gồm có giảng đường và nơi nghỉ phục vụ cho 200 người. Pho tượng Phật A Di Đà được khánh thành vào ngày 14/1/2008. Tượng đứng có chiều cao tính từ chân đến đỉnh cao 18m, bệ cao 7m, nặng 150 tấn.

Nơi đây còn 1 tượng Phật Thích Ca tư thế nằm hay bị hiểu lầm là Phật A Di Đà. Thật ra hai vị Phật này khác nhau hoàn toàn. Tượng Phật Thích Ca này được hoàn thành vào ngày 15/02/2013 với đế dài 35m; đế cao 7m, ngang 18m. Đức Phật được xây dựng có chiều dài 32m, cao 10m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông, cốt thép.

Bên cạnh những tượng Phật khổng lồ, uy nghiêm; chùa Vĩnh Tràng còn có một tòa lầu tháp nằm ở phía sau. Tòa tháp này cao 7 tầng và là nơi lữu giữ tro cốt của các Phật tử và chư tăng trong chùa.

Chia Sẻ Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Hay Nhất – Bài 7

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến mọi người cùng tham khảo.

Chùa Vĩnh Tràng ở Tiền Giang là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở miền Tây. Chùa mang nhiều giá trị văn hóa và kiến trúc của người xưa. Chùa Vĩnh Tràng nằm trong số những ngôi chùa có tuổi thọ lâu nhất ở Tiền Giang. Địa chỉ chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang nằm ngay trên trục đường tỉnh lộ 879, cạnh công viên Vĩnh Tràng, thuộc TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Vị trí của chùa nằm trên trục đường chính nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến chùa tham quan.

Được biết, chùa Vĩnh Tràng được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) bởi vợ chồng quan Bùi Công Đạt. Góp phần xây dựng nên chùa còn có công sức và tấm lòng hảo tâm của người dân ở đây.

Lúc đầu, chùa chỉ là một ngôi am nhỏ để người dân thờ cúng. Đến năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng trở thành trụ trì chùa Vĩnh Tràng và đức ngài đã cho xây dựng nên ngôi chùa khang trang, đặt tên là chùa Vĩnh Tràng. Trải qua nhiều đời trụ trì trùng tu và xây mới, chùa Vĩnh Tràng mới có được vẻ ngoài khang trang và kiến trúc đẹp mắt như hôm nay.

Hiện nay, khuôn viên chùa Vĩnh Tràng nằm trong một khu đất rộng 1.400m2, dài 70m và rộng 20m. Khi bước chân qua cổng chùa, du khách sẽ phải trầm trồ ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc đẹp mắt kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây.

Trong kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng, du khách sẽ thấy được vẻ đẹp của kiến trúc Á Châu thể hiện qua những hình chạm khắc rồng, phượng vô cùng khéo léo. Ẩn trong lối kiến trúc phương Đông đó còn có nét đẹp của kiến trúc Tây Âu, chúng thể hiện qua những ô cửa sổ kiểu Pháp, những mái vòm kiểu La Mã…

Phía trước chùa có hai cổng Tam Quan được xây dựng vào năm 1933. Hai cổng Tam Quan này được những nghệ nhân sứ thời đó dùng những mảnh sành, sứ ghép thành những bức tranh sự tích Phật, tranh tứ linh, tứ quý, truyện cổ tích dân gian…

Sau cổng Tam Quan là kiến trúc của chùa Vĩnh Tràng. Chùa được chia thành 4 gian, theo thứ tự là: Tiền Đường, Chánh Điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các gian đều được xây dựng nên từ xi măng và gỗ quý, được chạm khắc rồng phượng, Hán tự vô cùng tinh xảo.

Bên trong chùa Vĩnh Tràng sở hữu hơn 60 tượng phật bằng xi măng, gỗ và đất nung. Trong số đó, nổi tiếng nhất phải kể đến pho tượng Phật Di Lặc cao 20m trong tư thế ngồi, bộ tượng 18 vị La Hán bằng đất nung, hay tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đang nằm… Đây được xem là kho tàng quý báu nhất của chùa Vĩnh Tràng sau gần 3 thế kỉ tồn tại.

Bên cạnh đó, kho tàng bảo vật của chùa còn có một Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo cao 1,2m, 2 đôi long trụ (cột cái) bằng gỗ quý được chạm khắc đầu rồng, chim phượng và 20 bức tranh sơn thủy rất có giá trị. Những pho tượng phật và những hiện vật rất có giá trị này biến chùa Vĩnh Tràng trở thành một viện bảo tàng Phật giáo vô giá.

Ngoài những hiện vật và tượng Phật có giá trị, khuôn viên chùa Vĩnh Tràng còn mang đến cho du khách một không gian xanh mát, tràn ngập cây xanh và bóng mát. Mỗi ngày, chùa đều cắt cử các sư quét dọn quảng trường, hồ nước, sân trước, sân sau… để khuôn viên chùa luôn sạch đẹp.

Tham Khảo Bài 💦 Thuyết Minh Về Chùa Một Cột ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Sinh Động – Bài 8

Cùng đón đọc bài văn hay Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Sinh Động được chia sẻ sau đây.

Chùa Vĩnh Tràng nằm trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.

Đầu thế kỷ 19, chùa được ông bà Bùi Công Đạt bắt đầu xây dựng. Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) về trụ trì đã tổ chức xây dựng thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường với ngụ ý ước cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.

Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng kiến ngôi chùa, pha hòa cả nét kiến trúc Á – Âu. Chính điện được bày trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.

Chùa Vĩnh Tràng được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.

Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà.

Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rô-ma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách. Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu “thượng thu hạ cách”.

Phong cảnh nơi chùa tọa lạc: Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp.

Tóm lại, bằng những vật liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa – qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam – một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.

Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19.

Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ “Vĩnh Trường Tự”. Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc.

Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo vệ chùa. Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đứng rất vĩ đại. Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em❤️️ Ngắn Hay

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Nhất – Bài 9

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Nhất với câu từ ngắn gọn và súc tích, ý văn đặc sắc.

Địa chỉ chùa Vĩnh Tràng rất dễ tìm vì chùa nằm ngay tại con đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mỗi ngày, chùa đón tiếp gần 1000 khách tham quan, trong đó có khoảng 300 vị khách nước ngoài. Ngoài danh hiệu “ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang”, ngôi chùa còn có vô số những điều thú vị khác.

Chùa tọa lạc trên khu diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m, xây dựng bằng cả xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Đặt chân đến nơi đây, khách du lịch sẽ không khỏi ngạc nhiên khi cảm nhận được sự hài hòa Á – Âu hoàn hảo trong kiến trúc chùa Vĩnh Tràng.

Cổng tam quan với nghệ thuật ghép bằng mảnh sành, sứ qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa đã xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ.

Mặt trước của tiền đường tạo cảm giác như đi lạc vào một ngôi chùa nước ngoài với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Chắc chắn đây là lần đầu tiên bạn chiêm ngưỡng những tiểu xảo kiến trúc độc đáo lạ mắt như: bộ phù điêu bát tiên cưỡi thú, vòm cửa kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật,… Nói không ngoa thì chùa Vĩnh Tràng chẳng khác nào một bảo tàng kiến trúc thu nhỏ.

Nét đẹp châu Á là thứ người ta sẽ cảm nhận rõ hơn khi tiến vào bên trong. Tạo nên sự vững chãi của chùa là hệ thống các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc khéo léo, tinh xảo. Bốn cột cái của chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho Tiền Giang đều treo long trụ. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó phần tượng chiếm đa số.

Trong chùa Vĩnh Tràng tỉnh Tiền Giang có trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Tất cả các pho tượng đều được thếp vàng óng ánh. Bên cạnh những pho tượng, hiện vật chùa còn có Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo. Chuông cao 1,2 mét, nặng khoảng 150 kg và hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị.

Không gian bên trong chùa là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Tại chùa còn có Bộ tượng mười tám vị La Hán không thua kém về mặt nghệ thuật so với tượng các vị La Hán chùa Tây Phương.

Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Di Lặc trong tư thế ngồi giữa công viên, có chiều dài 27m, chiều rộng 18 m, cao 20m và nặng khoảng 250.000kg bằng chất liệu bê tông, cốt thép. Bên trong pho tượng phật A di đà chùa Vĩnh Tràng được tận dụng thiết kế cơ quan làm việc của Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Tiền Giang, có giảng đường, nơi nghỉ phục vụ cho 200 người.

Phía sau chùa là Đài Quan Âm với pho tượng Phật Quan Âm trong tư thế nằm. Ngoài ra, chùa còn có nhiều hạng mục mới đầu tư xây dựng như: Quảng trường, hồ nước, hệ thống đèn chiếu sang, bồn hoa, cây xanh, sân bãi… rất trang nhã, sạch đẹp.

Xem Thêm Bài 💦 Thuyết Minh Về Hồ Núi Cốc ❤️️ 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ấn Tượng – Bài 10

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ấn Tượng được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mang đậm bản sắc vùng sông nước miệt vườn miền Tây Nam bộ. Đặc biệt có một công trình phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua đó chính là chùa Vĩnh Tràng – Một ngôi chùa độc đáo có nét giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây cùng hội tụ.

Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.

Chùa Vĩnh Tràng có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Về lịch sử hình thành, được biết chùa do ông bà Tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng thời Minh Mạng, đầu thế kỷ 19. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am để làm nơi tu tập những ngày về hưu của ông bà Tri huyện.

Năm 1894, mời hòa thượng Thích Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) để làm trụ trì. Về sau ông đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa tự mình gánh đất đắp nền với nhiều sự giúp đỡ của các đạo hữu. Cuối cùng nơi đây đã thành ngôi đại tự và đặt tên là chùa Vĩnh Trường. Dân gian thường gọi là chùa Vĩnh Tràng. Trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng ngày càng rộng lớn, uy nghiêm, làm nơi để những người theo đạo Phật hoặc bà con gần xa đến hành hương.

Chùa gây ấn tượng với du khách gần xa đầu tiên là bởi quy mô bề thế và kiến trúc cùng lối trang trí tinh xảo của nó. Chùa có diện tích khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,…

Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Những cây cột trụ và dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ cho bạn cảm giác và khung cảnh như đang ở một hành lang ở Châu Âu.

Tất cả những hoa văn kiến trúc này kết hợp với nhau 1 cách hài hòa, tạo nên một tác phẩm tuyệt đẹp. Do những nét Phương Tây hòa lẫn với phương Đông như vậy nên cho đến nay, ngôi chùa tuy đã có nhiều năm tuổi nhưng vẫn có nét hiện đại xen lẫn cổ kính. Điều này tạo nên một sự hấp dẫn đặc biệt của riêng nó mà không ngôi chùa nào ở miền Tây bước qua.

Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.

Đến chùa Vĩnh Tràng hành hương, bạn có dịp chiêm ngưỡng hơn 60 bức tượng Phật quý, được làm từ gỗ, đồng hoặc đất nung, đều được thếp vàng óng ánh, trong đó nổi bật nhất là bộ tượng 18 vị La Hán nằm hai bên tường chánh điện được tạc bằng gỗ mít vào đầu thế kỷ 20.

Tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn được bắt đầu khởi công vào ngày 15-2-2012, hoàn thành vào ngày 15-2-2013, và khánh thành vào ngày 26-3-2013. Phần pho tượng được thiết kế nằm với tư thế kiết tường, dài 32 m, cao 10 m, nặng khoảng 250 tấn với sắc thái khuôn mặt rất nhẹ nhàng và an lạc khiến cho tất cả những du khách thập phương hành hương đều cảm thấy thư thái, yên bình.

Bên ngoài chùa là khu khuôn viên với rất nhiều cây kiểng, nhiều cây cổ thụ cao lớn, vườn cây ăn trái luôn rợp bóng mát cùng một hồ nước tuyệt đẹp. Nổi bật giữa hoa viên chùa là pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m) với ngụ ý Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi và được xem là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.

Tượng Phật Di Lặc được tôn trí ngồi giữa công viên chùa cổ Vĩnh Tràng ở TP Mỹ Tho, có chiều dài 27m, chiều rộng 18 m, cao 20 m được khánh thành vào ngày 22 tháng 1 năm 2014 với nụ cười hiền hậu. Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi ẩn cư, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng. Trải qua chiều dài lịch sử, qua hai cuộc chiến tranh tàn phá, nhưng những nét cổ kính của ngôi chùa vẫn còn được gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Với những giá trị lịch sử to lớn và kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1984, trở thành điểm du lịch Miền Tây thu hút đông đảo khách thập phương đến tham quan chiêm bái. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Pác Bó ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đơn Giản – Bài 11

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đơn Giản là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể ôn tập hiệu quả nhất.

Nếu có dịp đi ngang vùng đất “địa linh nhân kiệt” Mỹ Tho – Tiền Giang thì bạn nên ghé thăm chùa Vĩnh Tràng một lần. Một ngôi chùa cổ kính, hài hòa với phong cách kiến trúc Đông Tây kết hợp vô cùng đặc sắc. Một ngôi chùa bề thế, lộng lẫy mà dám chắc ai ngắm một lần đều không thể quên.

Tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng xưa kia được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX (thời vua Gia Long).

Theo ghi chép, sách Phật giáo Tiền Giang – Lược sử và những ngôi chùa (Hòa thượng Thích Huệ Thông, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002): Chùa là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt tu tại gia cũng như nơi để bà con lui tới viếng phật.

Vĩnh Tràng là một trong số những ngôi chùa mang phong cách kiến trúc có một không hai tại miền Tây Nam Bộ. Với sự kết hợp cùng lúc năm lối kiến trúc gồm Pháp, La Mã, Thái, Miên và Champa; chùa Vĩnh Tràng xứng đáng là công trình phản ánh lịch sử mỹ thuật bậc nhất miền Tây của đất Tiền Giang.

Đến tham quan chùa, nhìn từ ngoài vào trong trên khoảng đất rộng gần 2ha, ngôi chùa được xây dựng theo dạng chữ Quốc gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và hậu điện). Bao quanh ngôi chùa là tường xi măng vững chắc xen lẫn là những bức tượng và cột được làm bằng gỗ quý. Trên nóc chùa là hình ảnh 5 mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành theo quan niệm phong thủy người phương Đông.

Để đi vào không gian bên trong chùa, đầu tiên là phải qua hai cổng tam quan, hạng mục này được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc lầu. Điểm nổi bật của hai cổng tam quan này là nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ nối với nhau để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của “long, lân, quy, phụng, ngư, tiền, canh, mục” … chính vì những nghệ thuật ghép nối này đã tạo nên một cổng tam quan vô cùng đặc sắc và ấn tượng.

Tiếp tục đi thẳng vào trong chính điện là hình ảnh của lối kiến trúc Âu kết hợp Á. Chỉ cần quan sát kỹ thì có thể nhận ra ngay là lối kiến trúc thời Phục Hưng mà vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt của Pháp, gạch men của Nhật Bản…chữ Hán viết theo lối chữ triện cổ kính, còn chữ quốc ngữ lại viết theo lối chữ Gothic.

Cái hấp dẫn trong phong cách kiến trúc chính điện là sự hiện diện của các bao lam được chạm trổ rất công phu và tinh tế. Điển hình là bộ bao lam “Bát tiên kỵ thú” đặt ở gian giữa, xung quanh bộ bao lam là các hoành phi và câu đối được trạm trổ rất chi tiết, đẹp mắt. Bên cạnh đó là nét điêu khắc những đôi long trụ trên những cây cột tròn to được làm bằng gỗ quý theo kiểu “thượng thu hạ cách”.

Phía trong ngôi chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, giữa hai ngôi nhà là giếng trời , được đặt một cụm hòn non bộ. Đứng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau ngôi chánh điện là mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Roman với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ kiểu Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

Không chỉ vậy, trong khuôn viên nhà chùa có nhiều khu vực được phân chia ra để thờ các bức tượng phật bằng gỗ quý như: Phật A di đà, đà quan âm, vườn háo, chánh điện chính… Đây là những yếu tố tạo nên nét cổ kính và oai nghiêm của một ngôi chùa trong tâm linh tín ngưỡng văn hóa Việt.

Năm 1984, chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Ngày 31 tháng 5 năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày “Chùa Vĩnh Tràng – ngôi chùa Việt Nam đầu tiên kết hợp phong cách kiến trúc giữa phương Đông và phương Tây”.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Khu Di Tích Lịch Sử Tân Trào ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Văn Ngắn – Bài 12

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Văn Ngắn  giúp các em có thể học hỏi và nâng cao kĩ năng viết của mình.

Chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang là một trong những ngôi chùa đẹp với kiến trúc nổi bật. Nhiều du khách đến đây tìm hiểu về văn hóa, lịch sử và chụp hình check in ngôi chùa độc đáo này. Đặc biệt với 60 tượng Phật gỗ dát vàng từ thế kỷ 20, 3 tượng Phật đồng cổ và 3 tượng Phật khổng lồ ở đây.

Chùa Vĩnh Tràng nằm ở địa phận Mỹ Tho – Tiền Giang. Chùa Vĩnh Tràng nằm cách thành phố Cần Thơ khoảng 90km, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 4km. Nó nằm gần với Tòa thánh Cao Đài Chơn Lý và công viên Vĩnh Tràng. Bên trong chánh điện Chùa Vĩnh Tràng có 60 tượng Phật đúc bằng đồng và gỗ mít từ đầu thế kỷ 20. Bên ngoài các pho tượng đều được sơn son thếp vàng óng ánh. Mỗi bức tượng cao 0,8m và bề ngang khoảng 0,58m.

Đặc biệt bên trong có pháp bảo là Đại hồng chung cao 1,2m nặng hơn 150kg và 20 bức tranh sơn thủy cổ xưa. Ngoài ra những năm gần đây đã khánh thành tòa tháp cao 7 tầng. Đây là nơi lữu trữ tro cốt của Phật tử và các chư tăng trong chùa.

Tượng Phật Di Lặc chùa Vĩnh Tràng cao 20m, rộng 18m, chiều dài 27m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông cốt thép. Đây là bức tượng Phật khổng lồ nằm trước chánh điện. Chiều cao của bức tượng Phật A Di Đà này là 40m.

Tượng Phật Thích Ca nằm khổng lồ. Đây là bức tượng Thích Ca nhập Niết Bàn dài 32m đặt ở sau chánh điện. Bức tượng này được khánh thành vào năm 2013.

Xem Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Yên Tử, Chùa Yên Tử ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Chọn Lọc – Bài 13

Bài Văn Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Chọn Lọc để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối diễn đạt câu văn ấn tượng và đặc sắc.

Là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo đẹp nhất Nam bộ, được xây vào những năm 1820- 1840 dưới triều vua Minh Mạng. Chùa tọa lạc ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, (TP.Mỹ Tho Tiền Giang). Điểm độc đáo của chùa Vĩnh Tràng là cổng tam quan với nghệ thuật ghép mảnh sành, sứ. Từ màu sắc của các loại sành sứ, những nghệ nhân xưa đã khéo léo xếp đặt thành nhiều bức tranh minh họa sự tích nhà Phật, truyện tích dân gian, đề tài tứ linh, tứ quý, hoa lá, mây trời… với sự hòa sắc tuyệt vời như tranh vẽ.

Vĩnh Tràng – ngôi chùa thờ Phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984. Chùa mang dáng vẻ kiến trúc châu Á pha lẫn châu Âu.

Từ ngoài nhìn vào chùa gồm có 4 gian nối tiếp nhau: tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu, có diện tích 14.000m², dài 70m, rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1m, xung quanh xây tường vững chắc. Chánh điện mặt tiền đường được xây dựng theo lối kiến trúc dung hợp Âu – Á với những hàng cột thanh mảnh, vòm cong và hoa văn nhiều màu sắc. Nóc chùa có năm mái nhô cao, tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) theo quan niệm của phương đông.

Bước vào chánh điện là một tòa lầu đồ sộ với nhiều di tích cổ. Đáng chú ý hơn cả là những đôi “Long trụ” được làm bằng gỗ quý kiến trúc “Thượng thu hạ cách”. Phía trong ngôi chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai ngôi này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa.

Đứng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau ngôi chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ kiểu Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

Hiện nay, chùa bảo tồn 60 tượng quý, được tạo tác bằng đồng, gỗ, đất nung tất cả đều được thếp vàng rực rỡ; trong đó có giá trị nghệ thuật nhất là bộ tượng Thập Bát La Hán cưỡi trên mình các con thú nằm ở hai bên tường chánh điện được tạc từ gỗ mít vào đầu thế kỷ 20. Những pho tượng gỗ sơn son thếp vàng cao khoảng 0,8m, bề ngang gối là 0,58m với nét chạm trổ sắc sảo vừa mềm mại, uyển chuyển vừa cứng cáp.

Bộ tượng này do tài công (thợ) Nguyên cùng học trò chạm khắc mang nét riêng của khu vực, là đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng tròn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ấn tượng hơn cả là những bức tượng La Hán, mỗi tượng một vẻ với những thần thái khác nhau như vị thì hoan hỷ, vị thì trầm tư …cưỡi trên lưng một con mãnh thú, tay cầm bửu bối, tượng trưng cho các giác quan mà giáo lý nhà phật gọi là “lục căn” (mắt, tai, miệng, mũi, thân và ý, ở ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai).

Chùa có 3 tượng đồng (Di Đà, cao 98cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19; bảy bộ bao lam tuyệt đẹp thếp vàng chạm hình Bát tiên, thần Mặt trời và thần Mặt trăng, do các nghệ nhân địa phương chạm trổ công phu vào khoảng 1907-1908. Ngoài ra, còn có chiếc đại hồng chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12cm, nặng khoảng 150kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên thân có khắc chữ “Vĩnh Trường Tự”.

Đặc biệt, chùa còn lưu giữ một số tranh sơn thủy có giá trị. Tuy ảnh hưởng của Trung Quốc vẽ tranh tứ quý “mai, lan, cúc, trúc” nhưng những bức tranh này vẫn mang đậm nét dân gian Việt Nam. Đó là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904.

Từ xa trông vào ngôi chùa như đền Angkor có 5 tháp nhô cao. Xung quanh là những vườn cây cảnh, ao sen, hàng cây cổ thụ và cây kiểng đẹp mắt do điêu khắc gia Thụy Lam và đồ đệ xây dựng. Hòa thượng Thích Huệ Minh (Trụ trì chùa) cho biết: vẻ đẹp của chùa là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình và có thể xem chùa Vĩnh Tràng là phản ánh lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang.

Vào năm 2007, chùa xây dựng pho tượng phật Di Đà cao 24m (bệ 6m, tượng 18m). Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay. Bên trái Chánh điện là Tôn tượng Đức phật Di lặc ngồi cao 20m, dài 27m, nặng 250 tấn mặt bằng phía dưới tượng phật ngồi được bố trí một trệt, một lầu, không gian rộng thoáng, đèn chiếu sáng và đèn trang trí được thiết kế rất thiền vị.

Chùa Vĩnh Tràng không chỉ có ý nghĩa về tôn giáo và giá trị kiến trúc – nghệ thuật, mà còn là nơi ẩn náu của nhiều nhà yêu nước và cung cấp hậu cần cho phong trào cách mạng, góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc. Bên cạnh việc thờ cúng lễ bái của phật tử trong tỉnh, chùa cón đón hàng trăm ngàn lượt khách phương xa và du khách nước ngoài đến tham quan, lễ bái, vãn cảnh chùa.

Đọc Thêm Bài 💧 Thuyết Minh Về Côn Đảo, Nhà Tù Côn Đảo ❤️️15 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Hay – Bài 14

Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Ngắn Hay là một trong những chủ đề rất thường hay gặp trong các đề ôn tập cuối kì.

Chùa Vĩnh Tràng là công trình kiến trúc phật giáo độc đáo thuộc tỉnh Tiền giang. Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km. Theo lịch sử ghi chép lại, vào thời vua Minh Mạng, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng. Năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về chủ trì đã cho xây dựng lại thành xông trình chùa Vĩnh Tràng như ngày nay.

Đến với Tiền Giang, từ trung tâm thành phố Mỹ Tho, bạn đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, gặp công viên Vĩnh Tràng thì rẽ trái khoảng 300m là đến chùa. Chùa có diện tích khoảng 2 hecta được chia thành nhiều khu vực như: chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách, Phật đài A di đà. Khuôn viên chùa có sân kiểng, ao sen, nhiều cây cổ thụ và cây ăn trái miền Tây Nam Bộ.

Kiến trúc chùa Vĩnh Tràng được xây theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự, như các chùa Trung Hoa nhưng có những hoa văn theo phong cách thời Phục Hưng, vòm cửa được làm theo kiểu la mã, song sắt theo phong cách Pháp, nền lót gạch men Nhật Bản. Các chữ Hán treo trên tường được viết theo kiểu chữ triện cổ, còn chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-tích. Nhìn chung đây là công trình phật giáo hội tụ nhiều phong cách của các nước khác nhau.

Chùa được xây thành 4 hạng mục gần nhau là tiền đường, chánh điện, nhà tổ, nhà hậu. Các gian nhà được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa gồm nhiều bao lam, câu đối được cẩn bằng miểng chai nổi rất đẹp.

Phía trước cổng chùa có hai cổng tam quan được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Nguyên liệu xây cổng là từ những mảnh sành, sứ được ghép thành hình “long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục”,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Đa phần du khách đến đây ngoài tham quan còn lễ phật và khấn vái.

Khu chùa này có đến hơn 60 bức tượng phật đặc được làm bằng gỗ, đồng hoặc đất nung. Những bức tượng phật Quan Âm, Phật Di Đà, Thế Chí được xây dựng vào những năm của thế kỷ 19, cùng với bảy bộ bao lam in hình Bát Tiên, Mặt Trăng và Mặt Trời là những bức tượng quý của chùa Vĩnh Tràng… nhìn rất uy nghiêm và tráng lệ.

Giới Thiệu Bài 💦Thuyết Minh Về Tam Cốc Bích Động ❤️️12 Bài Văn Hay Nhất

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đạt Điểm Cao – Bài 15

Bài Thuyết Minh Chùa Vĩnh Tràng Đạt Điểm Cao giúp các em có thêm cho mình nhiều kiến thức hay và đặc sắc về ngôi chùa nổi tiếng này.

Chùa Vĩnh Tràng hay còn được biết đến với tên gọi là chùa Vĩnh Trường, nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, khi đến đây hỏi chùa Vĩnh Tràng bất cứ người dân địa phương nào cũng biết đến ngôi chùa linh thiêng này. Trải qua suốt 3 thế kỉ tồn tại, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng tâm linh nổi tiếng nhất xứ Tiền Giang.

Ban đầu chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang là một cái am nhỏ được xây dựng từ những năm 1820 thể kỉ 19 bởi vợ chồng ông Bùi Công Đạt – một vị quan nổi tiếng dưới triều vua Minh Mạng. Sau đó một vị thiền sư là hòa thượng Thích Huệ Đăng đã về trụ trì chùa và cho xây dựng thành ngôi đại tự lấy tên là Vĩnh Trường với ngụ ý cho chùa được “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”.

Khi đến tham quan chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo. Được thiết kể tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Tuy nhiên, tất cả đều được phát triển từ kiểu kiến trúc điêu khắc đặc trưng mang đậm nét truyền thống thuần Việt.

Tất cả công trình trong chùa Vĩnh Tràng đều được xây dựng bằng xi măng và gỗ quý, nền được đúc cao tạo thành khối vững chắc. Tất cả những công trình này đều được chạm khắc công phu rất tinh xảo với những hình thù tuyệt đẹp.

Với diện tích rộng lớn khoảng 2 hecta, khi du khách đến khám phá chùa Vĩnh Tràng sẽ được tham quan rất nhiều khu vực như Phật đài A Di Đà, chánh điện chính, đài quan âm, vườn Tháp, phòng phát hành kinh sách… Khuôn viên tại chùa còn có rất nhiều những cây kiễng được uốn lượn tuyệt đẹp, ao sen và nhiều cây cổ thụ lớn rợp bóng mát.

Không những thế, vẻ đẹp chùa Vĩnh Tràng còn được tô điểm bởi những bức tượng đồng Quan Âm, Phật A Di Đà, Thế Chí được xây dựng cách đây cả thế kỉ, những bức tượng Bát Tiên, Mặt Trăng, Mặt Trời cũng là tài sản vô giá của ngôi chùa.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết một bình luận