Thuyết Minh Về Tây Ninh ❤️️27+ Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay ✅ Đón Đọc Những Bài Văn Mẫu Đặc Sắc Được SCR.VN Tuyển Chọn Và Chia Sẻ Cùng Độc Giả.
Dàn Ý Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh
Lập dàn ý thuyết minh về núi Bà Đen Tây Ninh sẽ là cơ sở giúp định hướng và triển khai bài viết dành cho các em học sinh. Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết như sau:
- Mở bài: Giới thiệu địa điểm cần thuyết minh: Núi Bà Đen.
- Thân bài: Thuyết minh chi tiết về núi Bà Đen Tây Ninh
a. Khái quát chung:
- Hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
- Với cảnh quan hùng vĩ của núi đã tạo nên khu di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng ở Nam bộ và cả nước.
- Núi Bà Đen gắn với truyền thuyết về một người con gái nhan sắc mặn mà, có nước da bánh mật tên là Lý Thị Thiên Hương.
- Núi Bà Đen còn có tên gọi khác là núi Vân Sơn do ngọn núi quanh năm có mây bao phủ.
- Ngày 21/01/1989, núi Bà Đen đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia
b. Thuyết minh chi tiết:
- Quần thể danh thắng núi Bà Đen trải rộng trên diện tích khoảng 24km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo – núi Phụng – núi Bà Đen.
- Với độ cao 986m, nhìn từ xa, núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng.
- Nằm rải rác từ chân núi lên đến đỉnh núi Bà Đen là một quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… phản ánh những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
- Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị.
c. Ý nghĩa, vai trò của núi Bà Đen:
- Là một danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, mang lại nguồn lợi về kinh tế.
- Là nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
- Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 – 1975).
- Kết bài: Khái quát lại những giá trị của núi Bà Đen đối với tỉnh Tây Ninh nói riêng và với đất nước Việt Nam nói chung.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ở Địa Phương Em 🌠 22 Bài Mẫu Hay
Bài Văn Giới Thiệu Về Tây Ninh Hay Nhất – Mẫu 1
Đón đọc bài văn giới thiệu về Tây Ninh hay nhất sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về địa danh và hoàn thành tốt bài viết của mình.
Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km.
Nằm ở vị trí tiếp giáp với các địa phương có nền kinh tế phát triển nhanh, năng động, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu kinh tế phía Nam và tỉnh Bình Dương, Tây Ninh được xem là một tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh đó, Tây Ninh là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Do vậy, đây không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.
Tây Ninh có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng “trung dũng, kiên cường”, cùng cả nước đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ngay trong những ngày đầu quân xâm lược Pháp đặt chân lên mảnh đất Tây Ninh, nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra gắn liền với tên tuổi của Lãnh Binh Tòng, Khâm Tấn Tường, Trương Quyền… Đến tháng 8/1945, cùng với cả nước, Tây Ninh đã giành được chính quyền về tay nhân dân. Từ đó, Đảng bộ, nhân dân và quân Tây Ninh tiếp tục cuộc kháng chiến 09 năm đầy “gian lao mà anh dũng” đánh đuổi thực dân Pháp, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ quê hương.
Trong 21 năm trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Tây Ninh trở thành một trong những cái nôi, là căn cứ địa kháng chiến đầu não của cách mạng miền Nam. Tây Ninh là nơi trú đóng của Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam… Nhận được sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương, Tây Ninh chiến đấu oanh liệt, lập nhiều chiến tích lớn, góp phần cùng cả nước lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, xứng danh là miền đất trung dũng, kiên cường.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, bằng nỗ lực và quyết tâm của mình, Tây Ninh từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển sản xuất, kinh tế có bước phát triển vượt bậc, mọi mặt đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tây Ninh ngày nay là một vùng đất địa linh, có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội, nhất là tiềm năng về du lịch với nhiều điểm tham quan lý tưởng.
Khu Di tích lịch sử – văn hoá và thắng cảnh Núi Bà Đen trải rộng trên diện tích 24 km2, là một quần thể gồm 03 ngọn núi tạo thành, gồm: Núi Bà Đen, núi Heo, núi Phụng. Trong đó, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất Đông Nam bộ (986 mét) và từ lâu đã trở thành biểu trưng của tỉnh. Nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của du khách, ngoài hệ thống cáp treo vận hành năm 1998, năm 2013 tỉnh khai trương hệ thống cáp treo mới, công nghệ Châu Âu hiện đại, thời gian vận hành suốt tuyến rút ngắn hơn nhiều so với hệ thống cáp treo cũ. Tỉnh đã kêu gọi đầu tư thêm khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh trên quần thể khu di tích này.
Quần thể Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam bao gồm ba phân khu: Khu Di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Khu Di tích lịch sử căn cứ Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Khu Di tích lịch sử căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Ở đây lại có Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nên quần thể di tích vừa là điểm tham quan, du lịch gần gũi thiên nhiên, vừa là địa chỉ đỏ, nơi thực hiện các hoạt động về nguồn nhằm lưu giữ, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Hồ Dầu Tiếng là hồ thuỷ lợi nhân tạo có quy mô lớn nhất nước và khu vực Đông Nam Á, với dung tích hồ chứa 1,58 tỉ m3 nước, diện tích lòng hồ ước tính rộng khoảng 27.000 ha nằm giữa 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Hồ Dầu Tiếng nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 100 km đường bộ. Nhiệm vụ chính của hồ là phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, kết hợp dân sinh chống xâm ngập mặn, bảo vệ môi trường.
Toà Thánh Cao Đài là Tổ đình của đạo Cao Đài Tây Ninh, đồng thời là một công trình kiến trúc đặc sắc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và tham quan của đồng bào trong và ngoài nước.
Có ưu thế được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu ổn định, không gian xanh chiếm diện tích lớn, Tây Ninh luôn chú trọng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, dựa trên thế mạnh kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là cao su, mía, mì, đậu phộng; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế xanh như thương mại – dịch vụ…
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tây Ninh trung dũng kiên cường, với những chiến công hiển hách của quân và dân Tây Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, sự cần cù trong lao động sản xuất và cũng rất thân thiện, chất phác, gần gũi của người Tây Ninh là những nét văn hoá đặc trưng của vùng đất Đông Nam bộ, Tây Ninh ngày nay đang trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Du Lịch Tây Ninh – Mẫu 2
Bài văn giới thiệu về du lịch Tây Ninh sẽ đưa bạn đọc khám phá bức tranh du lịch tổng quan của vùng đất giàu giá trị lịch sử, văn hoá và cũng được ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh này.
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng núi cao nguyên Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Tây Ninh là một địa bàn chiến lược về kinh tế, quốc phòng, là căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Vùng đất một thời “gian lao mà anh dũng” này, ngày nay đã trở thành địa chỉ hấp dẫn trên bản đồ Du lịch Việt Nam.
Nói đến Tây Ninh, du khách thường nhớ đến núi Bà Đen – ngọn núi cao nhất Nam Bộ, đến Tòa thánh – cơ sở thờ tự lớn nhất của đạo Cao Đài, hồ Dầu Tiếng – công trình thủy nông lớn nhất cả nước… Những năm sau này, Tây Ninh còn được biết đến như một địa chỉ hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan và mua sắm tại các siêu thị miễn thuế thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Hơn nữa, người dân Tây Ninh hiền, hiếu khách, trọng nghĩa tình cũng là nét đẹp, níu chân du khách. Đây là những điều kiện để Tây Ninh phát triển đa dạng các loại hình du lịch: tâm linh, về nguồn, thương mại, sinh thái, nghỉ dưỡng…
Về với Tây Ninh là trở về với núi rừng bao la rộng lớn. Đến đây, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị khi được “săn mây” trên đỉnh núi Bà, chiêm ngưỡng hồ Dầu Tiếng – “biển hồ” của vùng đất Tây Ninh, hòa mình vào cảnh quan thiên nhiên kỳ thú với không gian thơ mộng của Khu du lịch Ma Thiên Lãnh hay đơn giản lặng mình nghe tiếng nhạc trầm bổng bên Tòa thánh Cao Đài.
Tây Ninh là một trong số ít các tỉnh phía Nam có số lượng di tích lịch sử – văn hóa “đồ sộ” với gần 500 di tích đã được kiểm kê. Trong số đó, có 83 di tích đã được xếp hạng bao gồm: 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam), 25 di tích cấp quốc gia và 57 di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh. Trong đó, thuộc ấp Trảng Sa, xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Bời Lời là trung tâm đầu mối vào căn cứ Bắc Tây Ninh qua các cuộc kháng chiến. Đây còn là một phần của khu “Tam giác sắt” nổi tiếng trong chiến tranh được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa.
Tây Ninh có hệ thống làng nghề truyền thống phong phú, đa dạng nổi tiếng trong cả nước như bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng, muối ớt, nghề mộc, chằm nón lá, se nhang, hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre… “Bánh tráng phơi sương” là đặc sản làm ra từ tài trí sáng tạo và bàn tay lao động cần cù của người dân Tây Ninh, trở thành niềm tự hào của riêng người dân xứ Trảng Bàng. Kỹ thuật tráng bánh 2 lớp, ngày “tắm” nắng, đêm phơi sương, nướng than hoa được truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên hương vị riêng của đồng quê Nam Bộ.
Không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng nhiều di tích lịch sử, Tây Ninh còn hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế bởi các lễ hội truyền thống. Nếu đến Tây Ninh, du khách nhớ ghé thăm các lễ hội nơi đây để hiểu hơn về bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc cư trú trên vùng đất này.
Bánh canh Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một món ngon thuộc đối với khách du lịch khi đến tham quan tại Tây Ninh. Để có một tô bánh canh ngon thì phải dùng gạo Nàng Thơm chợ Đào để sợi bánh canh vừa dai vừa thơm. Gạo phải được ngâm thật kỹ trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo độ mềm. Để tạo được những sợi bánh canh trắng ngần, dai thì phải đem đi hấp cho chín. Khi ăn chan với nước lèo luộc thịt,… Món ăn tuy đơn giản nhưng hấp dẫn bao tâm hồn thực khách khi đến vùng đất này.
Có thể nói, Du lịch Tây Ninh đang từng bước dịch chuyển để một ngày không xa, ngành công nghiệp không khói sẽ vươn mình, thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển kinh tế – xã hội bền vững, tạo việc làm, nâng cao chất lượng sống của người dân Tây Ninh.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tây Ninh – Mẫu 3
Với yêu cầu thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Tây Ninh, các em học sinh có thể tham khảo bài viết dưới đây để có được cho mình một góc nhìn tổng quan nhất về bản đồ du lịch nơi đây:
Các địa danh nổi tiếng như: núi Bà Đen, tòa thánh Cao Đài, hệ thống các khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam và những món ăn như: Bánh tráng phơi sương, muối tôm… được xem là tiềm năng để du lịch Tây Ninh ngày càng trở nên hấp dẫn du khách.
Tỉnh Tây Ninh có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với số dân hơn 1,1 triệu người; có đường biên giới dài 240km giáp với ba tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia với 16 cửa khẩu, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài và Xa Mát) kết nối TP. Hồ Chí Minh với thủ đô Phnôm Pênh. Tây Ninh còn nằm trên tuyến đường xuyên Á đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tour, tuyến du lịch, đưa đón du khách từ Việt Nam sang Campuchia, các nước ASEAN và ngược lại.
Với những du khách muốn thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, ưa mạo hiểm, thích leo núi và chinh phục, núi Bà Đen trứ danh, một vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ ảo là điểm đến hấp dẫn. Trải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là quần thể kiến trúc gồm điện, chùa, miếu, tháp… mang những đặc trưng của văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt, với du khách hành hương, điểm đến trên núi Bà Đen sẽ là chùa Linh Sơn Tiên Thạch, nơi thờ Bà Đen.
Vượt qua hành trình leo núi thử thách bản lĩnh, sức khỏe, đứng trên núi Bà Đen phóng tầm mắt ra xa, du khách được thỏa sức ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hùng vĩ. Càng lên cao, không khí càng trong lành, dịu mát, cùng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp như bức tranh thủy mặc trải dài ngút ngàn.
Du khách có thể chiêm ngưỡng tòa thánh Cao Đài với kiến trúc “độc nhất vô nhị” và tín ngưỡng đậm đà bản sắc người miền Nam. Với màu sắc hút mắt, tòa thánh Cao Đài thu hút du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi lối kiến trúc độc đáo. Toàn bộ tòa thánh bao gồm gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây bằng bê tông cốt tre. 12 cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen được coi như một trong những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo trên thế giới.
Đến với Tây Ninh, du khách không thể bỏ qua Căn cứ Trung ương Cục miền Nam – là thủ đô của cách mạng miền Nam thời kỳ chống Mỹ. Nơi đây còn lưu giữ những chứng tích, những kỷ niệm về cuộc đời hoạt động cách mạng hết sức gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi tự hào của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng cùng bao cán bộ, chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc tại miền Nam.
Tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, du khách được chiêm ngưỡng hàng trăm hình ảnh, hiện vật về đời sống, sinh hoạt và chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng tại chiến khu xưa; được Ban quản lý khu Di tích giới thiệu về khu căn cứ lịch sử quan trọng này, trong đó có chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Junction City kéo dài 53 ngày đêm với trên 45 nghìn quân và nhiều trang thiết bị, vũ khí hiện đại.
Rời Căn cứ Trung ương Cục miền Nam khi chiều tà, du khách có thể thưởng thức những món ẩm thực từ lâu đã nổi tiếng như: Bánh canh, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, những món chay thanh đạm đầy màu sắc đã được nâng lên tầm nghệ thuật của tín đồ tôn giáo Cao Đài, hay đơn giản mà độc đáo như muối ớt tôm, ốc núi Bà, thằn lằn núi…
Có thể thấy, tài nguyên du lịch của Tây Ninh phong phú và đa dạng, hội đủ yếu tố để phát triển các loại hình du lịch truyền thống, tâm linh, sinh thái, mạo hiểm, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa.
Cùng với văn mẫu thuyết minh về Tây Ninh, tặng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Núi Bà Đen 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tây Ninh Đạt Điểm Cao – Mẫu 4
Để viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Tây Ninh đạt điểm cao, các em học sinh có thể lam khảo gợi ý hay thuyết minh về hồ Dầu Tiếng dưới đây:
Hồ Dầu Tiếng Tây Ninh là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến vùng đất Đông Nam Bộ. Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hồ nước mênh mông cùng núi non hùng vĩ. Điểm đến sẽ hứa hẹn sẽ mang tới vô vàn trải nghiệm độc đáo.
Cách TP. Tây Ninh hơn 25km, hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) và giáp ranh huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và Bình Phước, là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách tại Tây Ninh.
Hồ Dầu Tiếng khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985. Hồ có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Sau khi hoàn thành đã ghi nhiều kỷ lục như hồ chứa thủy nông nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích tưới lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất đối với khu vực Nam Bộ.
Được khảo sát, thiết kế với lực lượng tinh nhuệ nhất, nhanh nhất, khu đầu mối được thi công bằng lực lượng cơ giới hiện đại nhất… hồ Dầu Tiếng còn được ví như một “túi nước của trời” do được bổ sung từ biển hồ Campuchia và hàng trăm con suối, nhánh sông đổ về tạo nguồn sống cho những ngư dân đánh bắt cá trên lòng hồ. Đây cũng chính là nguồn cung cấp nước tưới tiêu nông nghiệp của hầu hết khu vực và là nguồn nước sạch để cung cấp cho các nhà máy nước sinh hoạt của TP. HCM.
Với hệ thống cấp nước chủ yếu qua 2 con kênh là kênh Đông và kênh Tây cùng các công trình phụ trợ đập xả, bên cạnh nhiệm vụ cung cấp lượng nước tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất canh tác, hồ Dầu Tiếng còn là điểm đến có cảnh quan du lịch hấp dẫn của khu vực Đông Nam Bộ.
Tại lòng hồ còn có nhiều ốc đảo tự nhiên được gọi với những cái tên dân dã như đảo Đồng Bò, đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Nhím… đến đây du khách có thể thuê thuyền của người dân để trải nghiệm khám phá và ngắm vẻ đẹp hoang sơ của lòng hồ cùng các ốc đảo tự nhiên. Đặc biệt, khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất có lẽ là vào mùa Xuân, lúc này hoa rụng trên mặt hồ và khoe sắc, tạo nên một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo qua đó khắc họa nên một khung cảnh rất thơ mộng và trữ tình.
Để khám phá trọn vẻ đẹp của lòng hồ Dầu Tiếng, du khách có thể men theo những con đường mòn nhỏ do người dân địa phương đi đánh cá hoặc đi làm rẫy. Tại đây, những đồng cỏ, rẫy mì xanh mướt sẽ dần hiện lên dù đi sâu vào giữa lòng hồ đẹp như thảo nguyên. Du khách có thể ngắm những đàn trâu tung tăng gặm cỏ ven bờ nước. Hoàng hôn, đó cũng là lúc khoác lên hồ một vẻ đẹp huyền bí, khó cưỡng.
Đến với hồ Dầu Tiếng, được trải nghiệm khoảnh khắc đợi bình minh lên hay ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống trên hồ mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp hoang sơ hiện ra trước mắt du khách. Đây là một bức tranh hài hòa, tuyệt diệu với nét yên bình và đầy thơ mộng giúp du khách quên đi mọi tất bật, lo toan của cuộc sống hàng ngày. Đến với Tây Ninh, du khách hãy một lần ghé đến hồ Dầu Tiếng để cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên.
Tham khảo văn mẫu 🔥 Thuyết Minh Về Đền Trần Thái Bình 🔥 12 Bài Hay Nhất
Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Tây Ninh – Mẫu 5
Bài văn thuyết minh về di tích lịch sử ở Tây Ninh sẽ giới thiệu đến bạn đọc tháp cổ Bình Thạnh, một trong những dấu tích hiếm hoi của nền văn minh Óc Eo còn tồn tại hiện nay.
Tháp cổ Bình Thạnh – đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo là một trong số những ngôi tháp hiếm hoi còn sót lại ở Đông Nam Bộ. Tháp được đặt tên là Tháp cổ Bình Thạnh, bởi công trình này nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Đền tháp Bình Thạnh được xác định ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII-IX, thuộc văn hóa Óc Eo. Tháp Bình Thạnh được phát hiện chính thức cùng Tháp Chóp Mạt – Tây Ninh đầu thế kỷ XX qua tài liệu báo cáo khảo cổ học Tây Ninh của thư viện nghiên cứu khảo cổ Đông Dương. Du khách ghé thăm tháp cổ sẽ được sống lại cảm giác cổ kính, yên bình của những năm tháng xa xưa, cùng với đó là khám phá thêm về văn hóa Óc Eo – yếu tố góp phần làm nên giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc ngày nay.
Tọa lạc trên khu đất cao và bằng phẳng, tháp Bình Thạnh ẩn mình dưới tán lá sum suê của những cây đại thụ tạo nên khung cảnh thơ mộng nhưng không kém phần trang nghiêm. Xung quanh ngôi tháp là những thửa ruộng san sát. Toàn cảnh ngôi tháp như ẩn hiện giữa ruộng lúa bao la và những hàng cây rợp bóng. Để đến được với tháp cổ, du khách phải trải qua quá trình tìm kiếm gian nan, dọc theo Quốc lộ 22B đến trung tâm huyện Gò Dầu, tìm đường tới ngã ba ấp Voi – huyện Bến Cầu rồi xuôi theo huyện lộ 784 không có một bảng chỉ dẫn, chỉ đến khi tìm đến gần sát khu tháp mới thấy được tấm bảng công nhận Di tích lịch sử văn hóa.
Đây là ngôi tháp duy nhất còn tường đá nguyên vẹn (kể từ khi phát hiện năm 1886). Do vậy, kiến trúc đền tháp Bình Thạnh đã trở thành cực kỳ hiếm hoi và quý giá trong di sản kiến trúc dân tộc. Đền Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền Tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung nước ta.
Kỹ thuật xây dựng này đã bị thất truyền từ lâu và vẫn là một thách đố đối với khoa học. Các viên gạch được liên kết với nhau không bởi một chất kết dính nào hiện biết. Chúng liền khít với nhau đến mức cho đến nay vẫn có người nghĩ rằng người xưa đã xếp gạch mọc rồi nung cả khối tháp. Tất nhiên là do quan niệm sai lầm, ngộ nhận, nhưng rõ ràng phương pháp – kỹ thuật xây dựng ấy thật độc đáo, vô tiền khoáng hậu, đã khiến cả thế giới khâm phục.
Tháp có nền hình vuông, cao 10m, mỗi cạnh 5m, được xây dựng đúng bốn hướng, cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là một bàu “hình vuông”, ba mặt Tây – Nam – Bắc đều có cửa “giả” được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo. Cửa chính Đông được xây nhô hẳn ra ngoài khung cửa là bốn phiến đá nguyên được đục, đẽo, mài nhẵn các cạnh, một tấm đặt ngang phía dưới, hai bên khoét hai lỗ tròn để gắn con quay cánh cửa, tấm thứ tư đặt ngang phía trên tạo thành một khung cửa đá vững chắc, rộng 1m, cao 2m.
Về điêu khắc, trang trí đền Tháp Bình Thạnh là những tác phẩm tuyệt mỹ. Các họa tiết phù điêu không chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ đến trau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng cao.
Mặt ngoài tháp trên cửa chính phía Đông gắn trên “mi cửa” là một phiến đá lớn, hình chữ nhật 0,80m x 2m chạm nổi hình hoa cúc cách điệu, hai vách bên cửa chính cũng chạm nổi hai mảng phù điêu. Các mô típ trang trí được xây lặp lại ở các phần thu nhỏ dần lên đỉnh tháp, tạo cho toàn bộ ngôi tháp có nhiều góc, cạnh, cộng thêm vào các bức phù điêu được đắp nổi quanh ngôi tháp nên đã tạo cho toàn bộ công trình tháp là một kiến trúc vững chắc và công phu. Các họa tiết phù điêu này không chỉ đẹp và tỉ mỉ về tạo hình mà còn mang tính biểu tượng cao.
Từ đền Tháp cổ Bình Thạnh và các phế tích đền tháp đương đại, chúng ta có thể tìm hiểu về tôn giáo tín ngưỡng và tâm linh người xưa cũng như phong tục tập quán và đời sống văn hóa. Do vậy, kiến trúc Tháp cổ Bình Thạnh mang giá trị lịch sử – văn hóa – kiến trúc – nghệ thuật có sức cuốn hút về mặt tham quan du lịch nghiên cứu khoa học rất lớn đối với khách trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Tổng thể kiến trúc gồm ba tháp chính. Rất tiếc, hầu như toàn bộ công trình chỉ còn lại những mảng chắp vá và dường như là một đống đổ nát. Ngôi tháp giữa với phần nền còn sót lại tuy đã được lợp một mái che nhưng ngổn ngang gạch bụi và những tấm mi cửa bằng đá sa thạch. Tháp phía Bắc thì hầu như mất dạng, chỉ còn xác định được một cái nền vuông thông qua thám sát năm 1994.
May mắn hơn hết là tháp phía Nam được trùng tu vào năm 1998, bên trong là những gian thờ chật chội, vỏn vẹn chỉ có một bát nhang và mặt tường bị ám khói loang lổ, dưới sàn vương vãi cát bụi và phân dơi. Hầu hết những hiện vật bên trong di tích đã được mang về Bảo tàng tỉnh Tây Ninh hoặc đã bị lấy cắp trong những năm tháng chiến tranh loạn lạc. Duy chỉ có một tượng Linga bằng đá (được làm mới) đứng chơ vơ giữa lòng ngôi tháp.
Tháp được Hội Nghiên cứu Đông Dương phát hiện năm 1886 và được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993. Năm 1999 Tháp cổ Bình Thạnh đã được trùng tu. Tháp Bình Thạnh được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa năm 1993.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Thuyết Minh Về Chùa Toà Thánh Tây Ninh – Mẫu 6
Bài văn thuyết minh về chùa Toà Thánh Tây Ninh sẽ giúp các em học sinh có thêm những kiến thức và thông tin quan trọng về địa danh này.
Tòa Thánh Tây Ninh được xem là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo vĩ đại nhất của Đạo Cao Đài. Đây cũng là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách tham quan tại Tây Ninh. Tòa Thánh Tây Ninh còn là công trình văn hóa nổi tiếng, hội tụ những phong cách kiến trúc độc đáo thu hút hàng nghìn lượt du khách tham quan hằng năm. Công trình vĩ đại của Đạo Cao Đài cũng rất gần với nhiều điểm du lịch khác tại Tây Ninh, thuận tiện cho việc di chuyển của du khách.
Tòa Thánh Tây Ninh hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Đền Thánh. Công trình này tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, Thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Một trong những nét độc đáo của kiến trúc Tòa Thánh Tây Ninh đó chính là sự kết hợp phong cách của nhiều văn minh tôn giáo trên thế giới. Vì vậy, du lịch Tòa Thánh Tây Ninh chắc chắn sẽ là chuyến đi mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm về văn hóa, kiến trúc.
Cụ thể, gây sự chú ý với khách tham quan đó chính là hai lầu Chuông Trống cao chót vót – Công trình này có nét tương đồng với hệ thống tháp chuông tại các nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phần giữa, Tòa Thánh Tây Ninh được thiết kế với tượng Đức phật Di Lặc ngự trị ở phần nóc. Hình ảnh Tòa Thánh Tây Ninh còn gợi cho du khách sự liên tưởng về hình tròn của Trời và hình vuông của Đất. Đây cũng là những lý thuyết về vũ trụ quan trong Nho Giáo mà bạn có thể khám phá thêm sau chuyến đi tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Bát Quái Đài của Tòa Thánh Tây Ninh có hình dạng tương đồng với Bát Quái đồ của Đạo Tiên. Trên nóc của chi tiết này còn có 3 pho tượng phật. Bên trong Tòa Thánh Tây Ninh được xây dựng với Cửu Trùng Đài có 9 cấp bậc từ thấp lên cao. Về cơ bản, công trình Tòa Thánh Tây Ninh hội tụ nhiều kiến trúc độc đáo từ nhiều công trình tôn giáo trên thế giới. Đây cũng là công trình thể hiện rõ tôn chỉ của Đạo Cao Đài, đó chính là: Qui nguyên Tam Giáo, Phục Nhứt Ngũ Chi.
Tòa Thánh Tây Ninh là một trong những công trình tôn giáo có kiến trúc rất đặc trưng, không giống với bất kỳ công trình nào hiện nay. Nếu như những công trình lớn thường có kiến trúc sư thiết kế, xây dựng theo bản vẽ… thì Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh lại được Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng không dựa trên bất kỳ giấy tờ, hình vẽ nào mà hoàn toàn dựa vào công sức, bàn tay của người lao động.
Tòa Thánh Tây Ninh được góp sức xây dựng bởi người dân mà họ không lấy bất kỳ chi phí công sức nào, thậm chí họ còn không lấy vợ, cưới chồng trong thời gian thi công để đảm bảo đủ âm dương cho công trình. Mọi lý thuyết về kích thước, kiến trúc đều được Đức Lý Giáo Tông Giáng Cơ chỉ đạo người dân thực hiện. Cứ như vậy, công trình Tòa Thánh Tây Ninh được hoàn thiện sau 5 năm xây dựng.
Đây là công trình có kiến trúc độc đáo với sự phối hợp hài hòa giữa Đất trời và con người. Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh là một nơi rất thiêng liêng để phục vụ nhu cầu chiêm ngưỡng và cúng bái, là nơi hội tụ kiến trúc độc đáo của triết học Đông – Tây. Vì vậy, Tòa Thánh Tây Ninh là một trong những điểm du lịch tôn giáo lý tưởng tại địa phương này.
Chùa Tòa Thánh Tây Ninh được thiết kế với hệ thống hàng rào bao quanh, đảm bảo sự uy nghiêm của điểm du lịch tôn giáo. Bên cạnh đó, công trình này còn có nhiều công trình nhỏ hiện đại bên trong bao gồm: Tòa thánh, đền thờ Phật mẫu, bửu tháp. Bước vào bên trong Tòa Thánh Tây Ninh, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Tại đây, bạn sẽ thoải mái chiêm ngưỡng những chạm khắc vô cùng tinh tế, cho thấy sự tài hoa của những người đã xây dựng nên công trình nổi tiếng này.
Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi phong cách kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác trên toàn thế giới, Đền Thánh Tây Ninh, dù kích thước khiêm tốn, cũng chứa đựng những điều thú vị để du khách khám phá và trải nghiệm.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thuyết Minh Về Thanh Hóa 🌹 17 Bài Giới Thiệu Thanh Hóa Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Tòa Thánh Tây Ninh Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Để hoàn thành tốt bài văn thuyết minh về Tòa Thánh Tây Ninh học sinh giỏi, các em học sinh cần có những góc nhìn và cách quan sát vừa bao quát vừa cụ thể để giới thiệu trọn vẹn vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh này.
Thời gian qua, du khách đến Tây Ninh không thể không đến tham quan Tòa thánh Tây Ninh. Đây là một công trình không chỉ có kiến trúc ấn tượng mà còn mang ý nghĩa tâm linh độc đáo. Tòa thánh Tây Ninh tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Đây là một cụm công trình kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo nổi tiếng của đạo Cao Đài và là trị sở Trung ương của Giáo hội Cao Đài Tây Ninh.
Được khởi công xây dựng vào năm 1933 và chính thức khánh thành vào năm 1955, tòa thánh Cao Đài Tây Ninh là nơi thờ Thiên Nhãn – biểu tượng thiêng liêng của đạo Cao Ðài. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo Cao Ðài còn thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm, Chúa Giêsu, Khổng Tử, Lão Tử,…Theo kinh sách Cao Đài, tòa thánh tượng trưng cho Bạch Ngọc Kinh (nơi Thượng Đế ngự) tại thế gian.
Tọa lạc trong khuôn viên rộng khoảng 40km², toàn bộ tòa thánh Cao Đài Tây Ninh bao gồm gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau, được xây bằng bê tông cốt tre. Tòa thánh có 12 cổng, các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và hoa sen. Trong đó, chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu, hoa sen cùng 3 cổ pháp: kinh Xuân Thu, bình Bát vu và Phất trần, thể hiện tinh thần tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo). Trên chánh môn có đắp nổi chữ “ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ” bằng chữ Quốc ngữ ở trên và chữ Hán ở dưới.
Từ chánh môn, đi theo con đường dẫn thẳng về phía đông sẽ đến trung tâm khuôn viên của tòa thánh. Tại đây có 3 bảo tháp – nơi thờ ba vị: Đức Hộ Pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh. Qua các tháp là sân Đại Đồng Xã, nơi có tượng Thái tử Siddharta cưỡi ngựa tìm Đạo, theo sau là người hầu cận Channa.
Tiếp theo là Cửu Trùng Thiên (nơi đặt di cốt của các chức sắc đạo Cao Đài được phong từ bậc Tiên trở lên) có hình bát quái với 9 bậc và được sơn ba màu vàng, xanh, đỏ. Gần đó là cây bồ đề cổ thụ do Đại đức Thera Narada mang từ Ấn Độ sang tặng Tòa thánh vào năm 1953. Cách cây bồ đề không xa là hai khán đài – một ở phía đông gọi là Đông khán đài và một ở phía tây gọi là Tây khán đài – nơi tín đồ hành hương và du khách về xem rước Cộ mẫu vào 2 kỳ Đại lễ mỗi năm.
Qua khuôn viên, du khách sẽ tới tòa thánh. Nhìn tổng thể, tòa thánh mang hình tượng Long Mã bái sư – là con vật linh huyền thoại mang Hà đồ trên mình, gợi ý cho vua Phục Hy (người đầu tiên trong ba vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ) vẽ nên Bát Quái Tiên Thiên. Với chiều dài 97,5m, chiều rộng 22m, tòa thánh mang những đặc trưng tiêu biểu cho kiến trúc đền, chùa của tôn giáo Cao Đài, thể hiện sự hài hoà giữa mỹ thuật Á Đông và phương Tây. Chung quanh tòa thánh, cả bên trong và bên ngoài, có tất cả 156 cột tròn lớn nhỏ để chống đỡ các mái hiên ở hành lang.
Mặt tiền tòa thánh là khu vực Hiệp Thiên Đài như đầu Long Mã nhìn thẳng về phía tây. Hai bên lối vào tòa thánh là lầu chuông (bên trái) có tên Bạch Ngọc Chung Đài và lầu trống (bên phải) có tên Lôi Âm Cổ Đài. Cả hai lầu đều cao 27m, bao gồm 6 tầng với chiều cao khác nhau. Lối vào chính của tòa thánh có tên Tịnh Tâm Đài như miệng Long Mã hả ra.
Phía trên Tịnh Tâm Đài có một bao lơn xây hình bán nguyệt, tên là Lao Động Đài. Trên Lao Động Đài là Phi Tưởng Đài hay Thông Thiên Đài như cái trán của Long Mã với 2 cửa được coi như hai con mắt của Long Mã. Phía ngoài Thông Thiên Đài được đắp nổi biểu tượng Thiên Nhãn. Qua 5 bậc thềm của Tịnh Tâm Đài là khu vực Tịnh Tâm Điện. Tầng trên của Tịnh Tâm Điện là lầu Hiệp Thiên Đài – nơi thờ 15 vị chức sắc cao cấp: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và 12 vị Thời Quân.
Nối tiếp với khu vực Hiệp Thiên Đài là Cửu Trùng Đài có hình dáng như phần thân của Long Mã. Khu vực này có 18 cột trụ chia làm hai phần, được trang trí hình rồng, chạm khắc tinh xảo. Các hàng cột này phân khu vực Cửu Trùng Đài thành 9 gian, mỗi gian có độ cao chênh nhau 18cm, gọi là “Cửu phẩm thần tiên”. Đây là khu vực hành lễ của mỗi phẩm cấp tín đồ trong Cửu Trùng Đài.
Riêng hàng cột ở giữa có cầu thang cuốn và bao lơn, nơi chức sắc đứng để giảng đạo cho các tín đồ gọi là Giảng Đài. Ở 3 gian cuối khu vực Cửu Trùng Đài có đặt 7 ghế, giành cho 7 vị chức sắc cao cấp nhất của Cửu Trùng Đài. Cao nhất là ghế của Giáo Tông chạm hình rồng, tiếp theo là 3 ghế của 3 vị Chưởng Pháp chạm hình phụng, cuối cùng là 3 ghế của 3 vị Đầu Sư chạm hình lân. Phía trên gian cuối của Cửu Trùng Đài có một đài cao 17m, gọi là Nghinh Phong Đài.
Nằm ở phía cuối tòa thánh là khu vực Bát Quái Đài hướng thẳng về phía đông, giống phần đuôi của Long Mã. Gian này có 8 cột trụ xếp thành hình Bát quái, ở giữa là quả địa cầu lớn tượng trưng cho vũ trụ với hình Thiên Nhãn ở chính giữa và 3072 vì sao tượng trưng cho 72 quả địa cầu và 3000 thế giới ở xung quanh.
Trong khuôn viên tòa thánh còn có nhiều công trình kiến trúc khác như : Hạnh Đường (nơi hội họp và mở khóa huấn luyện tu sĩ), Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường, Nữ Đầu Sư Đường, nhà làm việc của cơ quan Hiệp Thiên Đài, nhà Vạn Linh, Bắc Tông, Trung Tông, Tần Nhơn, Khách đình, Thuyền Bát Nhã, bệnh viện, trường học, các xưởng thợ…, đặc biệt là Đền thờ Phật Mẫu, nơi thờ Cộ mẫu – Mẹ thiêng liêng của nhân loại và Bá Huê Viên ở phía đối diện đền.
Giờ lễ chính trong ngày tại tòa thánh được tổ chức vào 12h trưa. Du khách có thể thăm tòa thánh vào bất kì thời gian nào trong ngày nhưng cần lưu ý một số quy tắc chung như: khi vào không được mang giầy dép, giữ gìn vệ sinh chung; chỉ được vào ở cửa hai bên: nam giới đi cửa bên phải và nữ giới đi cửa bên trái.
Nếu có dịp đến thăm Tây Ninh, du khách đừng quên ghé qua Tòa thánh Tây Ninh để tham quan công trình kiến trúc cực kỳ đặc biệt này.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Chè Thái Nguyên 🌹 15 Bài Giới Thiệu Hay
Giới Thiệu Về Đạo Cao Đài Tây Ninh – Mẫu 8
Bài văn giới thiệu về đạo Cao Đài Tây Ninh sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, ra đời năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Đầu thế kỷ XX, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam có xu hướng giảm xuống nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh Sư, Minh Lý, Minh Đường, Minh Tân, Minh Thiện) tăng mạnh đã làm hồi sinh tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. Cùng lúc đó, phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển mạnh tại Nam Bộ với các hình thức “xây bàn” tương tự như tục cầu hồn của người Việt và cầu cơ của nhóm Ngũ chi Minh đạo đã tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”.
Trong các đàn cơ này có hai nhóm chính hình thành đạo Cao Đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Văn Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa, phật đường theo truyền thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm các vị: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc (nhóm Cao – Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây. Năm 1926, hai nhóm cơ bút nói trên thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Văn Chiêu được thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài.
Ngày 29/9/1926, một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và tín đồ đã thống nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp. Ngày 19/11/1926, những chức sắc đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại tỉnh Tây Ninh và chính thức ra mắt đạo Cao Đài. Ông Ngô Văn Chiêu sau khi có công lớn sáng lập đạo Cao Đài đã không nhận chức Giáo tông tại Tây Ninh mà về Cần Thơ thành lập phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện đường hướng tu luyện theo pháp môn “vô vi” không phổ độ, không thành lập tổ chức giáo hội.
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài tiến hành xây dựng Toà thánh Tây Ninh và cơ sở hạ tầng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống bộ máy tổ chức hành chính đạo từ Trung ương đến cơ sở. Do một số bất đồng trong điều hành giáo hội, một số chức sắc lãnh đạo giáo hội Cao Đài đã tách ra và về địa phương thành lập các tổ chức Cao Đài mới như: Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Tiên Thiên, Cao Đài Ban Chỉnh đạo,…
Tại Tây Ninh, số chức sắc ở lại tiếp tục điều hành hoạt động của đạo Cao Đài. Cao Đài Tây Ninh là tổ chức tôn giáo, có Toà thánh Tây Ninh, có số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ lớn nhất trong các Hội thánh Cao Đài. Một số tổ chức Cao Đài sau khi dời Tòa thánh Tây Ninh về các địa phương thành lập tổ chức Cao Đài mới đã xây dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, sớm có tinh thần yêu nước và vận động đông đảo chức sắc, tín đồ tích cực ủng hộ cách mạng, tham gia kháng chiến chống ngoại xâm.
Tuy bị chia rẽ thành nhiều tổ chức khác nhau nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh Nam Bộ đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội đương thời. Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930 đến năm 1975. Thời gian này, đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều tổ chức Cao Đài khác nhau, có lúc lên đến 30 tổ chức. Trong các tổ chức Cao Đài này có khoảng 10 tổ chức là hoạt động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay.
Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã công nhận tổ chức tôn giáo đối với 10 Hội thánh Cao Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đối với 01 pháp môn Cao Đài.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Thuyết Minh Về Núi Bà Tây Ninh – Mẫu 9
Bài văn thuyết minh về núi Bà Tây Ninh sẽ đưa bạn đọc khám phá về một trong những danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng nhất của địa phương này.
Núi Bà Đen là “linh sơn, thiêng địa” một thắng cảnh tuyệt vời của Tây Ninh. Núi có tên chữ là Vàn Sơn, cao chót vót gần 1.000 m, quanh năm mây phủ.
Tương truyền nàng Lý Thiên Hương, một thiếu nữ xinh đẹp, son sắt trung trinh, trải qua bi kịch giữa thời loạn lạc, bị bọn gian ác sát hại. Thi thể nàng kết lại nguyên vẹn một màu đen trải qua nhiều nắng mưa sương gió. Được báo mộng, sư trụ trì sơn tự đem thi thể nàng mai táng bên vách núi. Nấm mồ hoang nổi tiếng linh thiêng khắp vùng. Dân chúng, tiều phu, người đốt than, người ăn ong… gọi nàng là Bà Đen; núi Vân Sơn được gọi là núi Bà Đen từ đấy.
Hội xuân núi Bà, năm nào cũng có hàng chục vạn người kéo về dự lễ hội, leo núi, trèo dốc thắp một nén hương lên Điện Bà để cầu phước lộc an vui chơ thỏa tâm nguyện. Núi Bà Đen cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km. Quần thể di tích núi Bà trải dài, trải rộng trên một không gian núi rừng 24km2. Núi đèo trập trùng, quanh co uốn khúc. Khe suối róc rách, rì rầm. Cây cối xanh tươi một màu bao la, bát ngát. Có đủ tiếng chim rừng, thú rừng rúc gọi lúc hoàng hôn, lúc tàn canh.
Leo dốc lên cao, du khách sẽ nhìn thấy ngọn núi Phụng, ngọn núi Heo xanh biếc rừng cây. Lên đến chùa Vân Sơn, bạn ngồi nghỉ trên phiến đá, lau giọt mồ hôi, ngắm hồ nước trong veo, phẳng lặng như mặt gương nữ thần. Vượt dốc leo lên, Điện Bà đã hiện ra, gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà,…
Có biết bao nhiêu tượng Phật, đồ linh khí sơn son thếp vàng, hoặc bằng đồng lấp lánh. Tượng Bà với gương mặt phúc hậu, trong bộ lễ phục ngồi uy nghi… Năm nào, trước ngày mở hội, Bà cũng được “tắm ” và thay lễ phục mới. Lễ “tắm” Bà diễn ra vào lúc nửa đêm; chị nào, bà nào được tham dự là một diễm phúc.
Đến Điện Bà (Linh Sơn Thánh mẫu) và Chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) không khí rất thoáng đãng, dù có rất nhiều khách hành hương. Suốt đêm ngày quanh năm, Điện Bà, chùa Bà Đen thơm ngát hương trầm, bập bùng lửa nến. Du khách nào đã ngủ lại nơi Ma Thiên Lãnh chót vót Bà Đen để ngắm cảnh trăng sao, mây trời, và sẽ cảm thấy tâm hồn mình đang bay bổng giữa 9 tầng không.
Có thể lên thăm Điện Bà bằng leo dốc, có thể đi cáp treo hoặc máng trượt. Có thể thưởng thức bữa cơm chay sau khi lễ Phật và cúng Bà xong. Có thể ăn bánh canh Trảng Bàng, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng với rau rừng đậm đà thơm chát. Đặc sản hấp dẫn nhất là món Thằn lằn núi chiên giòn, “ăn một thèm mười, ăn một lần nhớ mãi”.
Đi thăm thú núi Bà Đen để ngắm cảnh giang sơn hùng vĩ. Đi lễ hội Bà Đen để thỏa lòng ước nguyện, tâm nguyện bấy lâu nay: cầu mong yên vui, hạnh phúc.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Quảng Trị🌼 15 Bài Giới Thiệu Quảng Trị
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Ngắn Nhất – Mẫu 10
Văn mẫu thuyết minh về núi Bà Đen Tây Ninh ngắn nhất sẽ giúp bạn đọc khám phá vẻ đẹp hoang sở và kỳ vĩ của tự nhiên bằng những ý văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.
Núi Bà Đen từ lâu đã là một danh thắng nổi tiếng và được coi là biểu tượng của vùng đất Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ. Nằm cách Trung tâm thành phố Tây Ninh 11km, quần thể di tích núi Bà Ðen trải rộng trên diện tích hơn 24km2 gồm ba ngọn Núi Bà, núi Phụng và núi Heo, trong đó núi Bà cao nhất với độ cao 986 mét so với mặt biển.
Khu vực núi có suối chảy róc rách từ trên đỉnh núi xuống chân núi và hàng trăm hang, động, chùa chiền, đền miếu. Các hang động trong khu vực núi Bà Ðen qua hàng trăm năm đã được xây dựng, cải biến thành những nơi linh thiêng thờ thần, thờ Phật như Hang Gió, chùa Hang, động Thanh Long, động Ông Hổ, Ông Tà, Ba Cô, Thiên Thai.
Lên lưng chừng núi khoảng 350m, du khách có thể vào viếng và tham quan Linh Sơn Thiên Thạch động (Ðiện Bà), được xây dựng dựa vào thế núi từ một mái đá tự nhiên nhô ra thành am động, bên trong có bàn thờ đặt hình tượng Bà Ðen. Điện Bà là nơi thờ phụng chính gắn liền với Lễ hội núi Bà Ðen cùng các chùa Hạ và chùa Trung. Gần đó, ở độ cao hơn về phía đỉnh núi là miếu Sơn Thần, từ đây du khách được ngắm nhìn toàn cảnh hồ nước Dầu Tiếng, một công trình thủy lợi đẹp và lớn ở Việt Nam hiện nay.
Trong quần thể núi Bà Ðen có khu vực suối Vàng – còn gọi là “Ma Thiên Lãnh” nằm phía Tây núi Phụng với hồ Chằm, đền thờ Ông Lớn Trà Vong, tạo thành khu di tích mang đậm nét tâm linh. Ðể lên núi, du khách đi theo con đường quanh co, uốn lượn qua những dốc cao và ven triền núi, thấp thoáng ẩn hiện trong màn sương mù, trải dài qua các địa danh gắn liền những sự tích, truyền thuyết huyền bí.
Cả một vùng đồng bằng mênh mông vùng ngoại ô thành phố Tây Ninh với những cánh đồng lúa trải rộng thẳng tắp, vùng chuyên canh mãng cầu, từng thửa rau xanh mỡ màng như làm nền để tôn lên ngọn núi Bà Đen vốn là “nóc nhà Nam Bộ” với độ cao 986m. Nhìn từ xa, núi Bà Đen lúc nổi bật giữa nền trời xanh, lúc ẩn hiện dưới từng gợn mây bảng lảng lẫn trong sương. Ngọn núi như mê hoặc du khách, gợi những truyền thuyết tâm linh, ẩn chứa nhiều nét đặc trưng văn hóa của một vùng đất Tây Ninh đầy nắng, gió…
Hơn thế, đỉnh núi cao nhất Nam Bộ này thường có mây bao phủ, còn là điểm săn mây lý tưởng cho các tay máy chuyên và không chuyên. Có lẽ cũng bởi vậy mà đỉnh núi này còn có tên là Vân Sơn.
Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Tây Ninh, gợi ý cho bạn 🍀 Thuyết Minh Về Sóc Trăng 🍀 15 Bài Giới Thiệu Sóc Trăng Hay
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Lớp 10 – Mẫu 11
Tham khảo bài văn mẫu thuyết minh về núi Bà Đen Tây Ninh lớp 10 và có thêm những hiểu biết chi tiết hơn về danh thắng này.
Núi Bà Đen – một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng, từ lâu vốn là biểu tượng về đất và người của quê hương Tây Ninh. Núi trải rộng trên diện tích 24km2, gồm 3 ngọn núi tạo thành: núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m, là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng và cao nhất Nam Cách đây 300 năm, nơi đây còn là vùng rừng già hoang vu, hiểm trở.
Cùng với bước chân của cộng đồng người Việt đến vùng đất Tân Ninh xưa khai mở đất đai, sinh cơ lập nghiệp, thì các tăng ni, phật tử cũng đồng thời đến đây lập những am, miếu xây dựng chùa chiền để thờ Phật. Trong đó, hệ thống am, điện, chùa, hang động ở núi Bà Đen đã từ lâu thu hút đông đảo khách thập phương đến viếng lễ hàng năm.
Núi Bà Đen được sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Linh Sơn cách Tân Ninh 20 dặm về phía tây bắc, hình núi cao chót vót là trấn sơn của tỉnh, phía tây giáp địa giới Cao Miên, lưng núi có chùa đá ít người đi đến”. Núi Bà Đen có nhiều loại gỗ quý hiếm cùng các loại động thực vật phong phú như ốc, dơi, thằn lằn, cheo, mễnh, nai và các loại cây rau, quả có giá trị. Song do chiến tranh tàn phá và sự khai thác bừa bãi của con người nên thảm thực, động vật ở núi Bà Đen hiện còn không đáng kể.
Khi nói đến núi Bà Đen người ta nghỉ ngay đến Điện Bà hay Linh Sơn Tiên Thạch Động. Điện Bà ở độ cao 350m, khu vực này có chùa Thượng (chùa Bà) và chùa Hang. Điện Bà – thờ Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu. Có nhiều huyền thoại về Bà Đen như Sự tích Nàng Đênh, truyện Lý Thị Thiên Hương… được truyền tụng trong nhân dân (dù đã được viết thành sách hoặc dàn dựng thành phim, nhưng vẫn dựa vào truyền thuyết).
Truyện kể về một đôi trai tài, gái sắc đã nguyện ước đính hôn, nhưng giữa buổi loạn ly, chàng trai Lê Sĩ Triệt phải lên đường tòng quân giữ nước. Nàng Lý Thị Thiên Hương, người con quê hương xứ Trảng Bàng ở lại một dạ thủ tiết thờ chồng. Nàng Thiên Hương là người mộ đạo. Trong một ngày lên núi đi chùa lạy Phật nàng bị thát oan.
Về sau nàng hiển linh luôn phù hộ cho nhân dân trong vùng được phước lành. Vua Gia Long khi lên ngôi tưởng nhớ chuyện được Bà mách bảo nên thoát nạn tại núi – Vua sai Tả quân Lê Văn Duyệt lên núi làm lễ sắc phong và tạc tượng Bà thờ ở một hang đá trên núi gọi là Điện Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Động). Sắc phong đó bị thất lạc. Đến năm 1936 (Bảo Đại thập niên, tứ nguyệt, thập cửu nhật) đã tái phong sắc cho Bà.
Điện Bà được cải tạo từ một mái đá tự nhiên nhô ra tạo thành một hang động. Vòm mái cao 2,5m; cửa rộng 6m. Hai bên được xây gạch ốp sát vách đá. Ở giữa có xây cột gạch chống đỡ, vòm mái trước xây thêm tạo thành 2 lớp nhà điện dài 8m dùng để nơi phật tử chiêm bái và hành lễ. Trong động thờ cốt Bà (tượng Bà) và các tiên nữ.
Tháng giêng hàng năm thiện nam, tính nữ thập phương về lễ viếng Bà cầu tài, xin lộc. Đặc biệt, ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm, ngày vía Bà có hàng chục vạn lượt người đến viếng lễ. Suốt trong năm mỗi ngày đều có người hành hương về núi viếng Bà, lạy phật. Toàn bộ quần thể núi Bà rải rác có nhiều chùa, nhưng chỉ có ngôi chùa chính có quy mô lớn. Ngoài chùa Thượng (chùa Bà) còn có chùa Hạ, chùa Trung. Những ngôi chùa này đã được xây dựng từ lâu đời, nhưng qua các cuộc chiến tranh ác liệt, bom đạn tàn phá nên đổ nát. Những ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ các năm 1995, 1997.
Cấu tạo địa chất bởi nhiều tầng đá tảng chồng lên nhau tạo ra nhiều hang động tự nhiên và một thảm động, thực vật phong phú đa dạng về sinh thái. Với đỉnh núi cao nhất Nam bộ, núi Bà Đen trở thành một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nên trong suốt 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc (1946 – 1975), lực lượng cách mạng và phản cách mạng đã giành giật nhau quyết liệt quả núi này.
Núi Bà Đen là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Nam bộ. Với hệ thống hang động và cảnh quan tự nhiên kết hợp kiến trúc tôn giáo đã tô điểm cho núi Bà Đen một nét đẹp thiên phú và nhân tạo, con người hòa quyện với thiên nhiên. Nó thật sự trở thành nơi trở về với cội nguồn đời sống tâm linh và du lịch sinh thái của dân tộc.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Thuyết Minh Về Đặc Sản Tây Ninh – Mẫu 12
Bên cạnh những địa điểm nổi tiếng thì văn hoá ẩm thực của địa phương cũng để lại nhiều ấn tượng với du khách. Đón đọc bài thuyết minh về đặc sản Tây Ninh giới thiệu về những món ăn đặc trưng nơi đây.
Vùng đất Tây Ninh đầy nắng gió là thế nhưng nơi đây lại sở hữu những món đặc sản Tây Ninh nổi tiếng mà chẳng nơi nào có được. Đặc sản Tây Ninh luôn gây nhớ thương cho các du khách bởi sự mộc mạc, giản đơn nhưng không kém phần đặc sắc.
Bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực Tây Ninh. Để có được những lớp bánh tráng đẹp, tròn đều, trắng mịn, người dân Tây Ninh phải vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn từ khâu chọn nguyên liệu cho tới tráng bánh, phơi khô dưới thời tiết sương lúc 2 – 3h sáng. Hiện nay, đặc sản Tây Ninh này cũng đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới.
Bánh canh Trảng Bàng cũng là một đặc sản Tây Ninh nức tiếng gần xa. Món ăn này hấp dẫn thực khách bởi phần nước lèo trong veo, thơm và ngọt từ xương được ninh trong nhiều giờ. Các topping ăn kèm như thịt chân giò heo, gan, hành lá càng khiến món bánh canh này trở nên bắt miệng hơn. Tuy sở hữu vẻ ngoài khá đơn giản nhưng bánh canh Trảng Bàng đã để lại trong lòng thực khách biết bao nhớ thương.
Tiếp nối các món ngon Tây Ninh, du khách nhất định phải thưởng thức món bò tơ Tây Ninh đặc biệt. Thịt bò tơ vốn vẫn luôn mềm, thơm nhưng bò tơ Tây Ninh vẫn đem đến hương vị khác biệt so với những nơi khác. Miếng thịt bò Tây Ninh dai dai, thớ thịt chắc, có màu đỏ hồng rất tươi ngon. Bò tơ Tây Ninh sẽ ngon hơn khi được nướng trên than hoa.
Thằn lằn núi Bà Đen nghe có vẻ là một món ăn khá lạ nhưng đây là đặc sản Tây Ninh nổi tiếng. Mọi người thường đồn rằng thằn lằn sống trên núi Bà Đen thường chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc nam nên thịt rất săn chắc, thơm ngon, đặc biệt được xem như một loại thuốc bổ dành cho những ai gầy, kén ăn.
Ốc xu núi Bà là một đặc sản Tây Ninh đặc biệt. Bởi loại ốc này không sống ở ao hồ như bình thường mà thưởng ở trên núi. Thịt của ốc núi Bà hơi dai dai, có vị ngọt và thanh mát vô cùng. Bạn nên thưởng thức món ốc hấp gừng sả, ốc rang me, ốc xào sa tế… khi du lịch tại đây.
Chẳng biết từ khi nào món nem bưởi lại trở thành một đặc sản Tây Ninh nổi tiếng. Nem bưởi được chế biến rất kỳ công từ vỏ bưởi trộn với khế chua và đu đủ nạo sợi. Sau khi hỗn hợp lên men được 10 tiếng sẽ ăn được. Khi thưởng thức, độ giòn sần sật của nem hòa cùng với vị thơm ngất ngây từ bưởi lan sẽ lan tỏa tới mọi giác quan.
Muối tôm là đặc sản Tây Ninh nhất định phải mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Hương vị và kết cấu của muối tôm Tây Ninh thực sự khác biệt cho dù nhiều vùng khác có làm ngon như thế nào thì vẫn không thể sánh bằng. Muối tôm ở đây đều được làm thủ công, rang trên bếp lửa và phơi nắng nên rất thơm và đậm vị. Các loại hoa quả chấm với muối tôm Tây Ninh là một combo hoàn hảo.
Đặc sản Tây Ninh kẹo thèo lèo khá giống với kẹo lạc tại các vùng miền khác. Loại kẹo này được chế biến từ đậu phộng và mạch nha. Khi ăn kẹo có vị ngọt vừa phải, giòn tan, thêm chút vị bùi bùi của đậu phộng khiến ai cũng mê. Bạn có thể ghé qua các khu chợ hoặc cửa hàng tạp hóa tại Tây Ninh để mua về làm quà cho mọi người.
Du lịch Tây Ninh đâu chỉ có những di tích lịch sử, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng mà còn có rất nhiều đặc sản Tây Ninh đang chờ bạn khám phá.
Mời bạn tham khảo 🌠 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Kiên Giang 🌠 15 Bài Hay
Thuyết Minh Về Bánh Tráng Tây Ninh – Mẫu 13
Bánh tráng là món ăn phổ biến nhưng chỉ duy nhất Tây Ninh có bánh tráng phơi sương độc đáo. Dưới đây là bài thuyết minh về bánh tráng Tây Ninh để bạn đọc và các em học sinh cùng tham khảo.
Bánh tráng Trảng Bàng được làm từ bàn tay khéo léo, khối óc sáng tạo và tinh thần chăm chỉ cần cù của người dân xứ Trảng từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực riêng có của vùng đất Tây Ninh.
Bánh tráng là bánh đa là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc có thể làm nem cuốn. Đây là nguyên liệu để làm rất nhiều món ăn rất Việt, đặc biệt là nem rán – món ăn được rất nhiều người nước ngoài yêu thích.
Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam,gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh, tuy nhiên, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng.Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.
Nhà nghiên cứu Minh Chánh đặt giả thiết là bánh tráng có từ đời nhà Trần. Bắt đầu từ việc vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Rí. Sau đó nhà Trần phát triển vào thành Đồ Bàn, hiện nay nằm trong địa bàn tỉnh Bình Định. Người ta cho rằng tất cả nguồn thức ăn, nước uống đã bị bùa yểm nên dân ngoài Bắc di cư vào Bình Định thời đó ăn, uống đều bị thổ tả. Sau đó, người dân phải sử dụng bùa của Thái Thượng Lão Quân để trừ, trước khi ăn phải vẽ bùa vào giấy và đốt. Sau này, người ta thấy quá phức tạp nên sáng tạo ra chiếc bánh tráng.
Món bánh tráng của Việt Nam vô cùng phong phú, trong đó có món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng của người Tây Ninh. Không ai ở xứ Trảng Bàng biết được nghề làm bánh tráng ở đây có từ bao giờ, chỉ biết ước chừng làng nghề đã khoảng 100 năm. Bởi theo các nghệ nhân cao tuổi, nghề này được người dân Trảng Bàng thừa hưởng từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh thế kỷ XVIII. Ban đầu là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này có nhiều loại khác được sáng tạo thêm, mà độc đáo nhất là bánh tráng phơi sương.
Những nghệ nhân ở đây chỉ nhớ từ khi sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ làm bánh nên lớn lên cũng theo nghiệp gia đình, gìn giữ nghề làm bánh tráng cho tới tận giờ. Bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh sở dĩ nổi tiếng và khác biệt là nhờ những kinh nghiệm mà ông bà trong mỗi gia đình truyền lại cho các con cháu đời sau. Nhưng bí quyết làm bánh mà chỉ người trong gia đình mới biết.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được những chiếc bánh phơi sương chất lượng, bởi hương vị đặc trưng của bánh có được là nhờ trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Ở mỗi công đoạn đều đòi hỏi người làm bánh phải có đôi bàn tay khéo léo và nắm vững các kỹ thuật từ hấp, sấy, cho đến phơi sương.
Trong đó, việc chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất, đây là yếu tố quyết định đến chất lượng của chiếc bánh. Bánh tráng muốn ngon phải được dùng gạo mùa nhưng phải là gạo nàng Miên. Người làm bánh không được pha trộn với bất cứ loại gạo nào khác. Gạo phải được vo sạch và ngâm kỹ, cứ 5kg gạo sẽ bỏ vào một chén muối. Gạo được ngâm trong 2 ngày và phải thay nước liên tục. Gạo sau khi ngâm sẽ được đem xay nguyễn lấy bột. Để bánh tráng được mềm, trắng, có độ dai và vị đậm đà thì bí quyết riêng đó là cho thêm một ít muối vào giai đoạn pha bột.
Ở khâu tráng bánh đòi hỏi người thợ phải thật khéo tay để bột bánh được giàn đều, không chỗ dày, chỗ mỏng, không rách. Điều khác biệt ở bánh tráng Trảng Bàng so với các loại bánh tráng khác là được tráng hai lớp.
Khi bánh tráng chín tới, người thợ sẽ đặt ra vỉ tre và đem phơi ra dưới nắng cho khô từ từ. Tùy thời tiết, bánh có thể được phơi trong vòng nửa tiếng đến một tiếng. Bánh tráng khi khô sẽ được nướng qua lửa. Bánh tráng Trảng Bàng được nướng bằng vỏ lạc, bởi nếu nướng bằng than, bánh tráng sẽ khó có thể chín đều. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm đặt nghiêng. Người nướng bánh phải thật khéo léo và nhanh tay trở bánh qua lại để bánh nở bung đều, canh cho bánh vừa chín, không được nướng quá tay bánh sẽ ngả màu, hai lớp bánh sẽ bị bong tróc.
Bánh sau khi nướng sẽ phải đợi đến 9 giờ đêm, hoặc 2 – 3 giờ sáng mới có thể mang đi phơi sương. Bởi chỉ vào khoảng thời gian này, sương mới xuốngnhiều làm cho bánh vừa đủ mềm dẻo. Ở công đoạn này, người làm bánh phải thức cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bọc kín để giữ độ mềm, xốp. Nếu để không khí lọt vào bánh sẽ làm bánh cứng và không còn độ dẻo… Những người dân ở Trảng Bàng luôn nói rằng chiếc bánh nơi đây độc đáo bởi vì nó hội tụ vào mình tất cả những tinh hoa của đất trời, từ ánh nắng ban ngày tới từng hạt sương đêm.
Điều cực nhất của nghề nướng bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là phải ngồi nhiều giờ bên trã lửa đỏ rực, nóng rát mặt. Đồng thời, phải thức khuya dậy sớm tranh thủ lấy đủ sương, phải canh đủ độ sương rồi mang vào cho bánh đạt chất lượng…
Ngày nay, cùng với nghề làm bánh, ở Trảng Bàng nhiều gia đình đã trồng rau sống ăn kèm với bánh tráng phơi sương. Bởi món bánh tráng phơi sương sẽ ngon nhất khi thực khách ăn kèm vị chua chua, chát chát của rau rừng cùng những miếng thịt lợn luộc béo ngậy. Rau rừng vốn hay mọc cặp theo các con sông, bờ suối. Khi rau rừng ăn kèm với bánh tráng có nhu cầu phát triển mạnh, người dân Trảng Bàng đã tìm giống về trồng trong vườn nhà.
Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận nghề bánh tráng phơi sương Trảng Bàng là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, cứ 2 năm một lần “Lễ hội văn hóa, du lịch nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng” lại được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia nghề làm bánh tráng phơi sương. Đồng thời, lễ hội còn tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm văn hóa ẩm thực của tỉnh Tây Ninh nói chung và món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nói riêng.
Bánh tráng phơi sương là đặc sản dân dã của tỉnh Tây Ninh. Tuy bình dị nhưng lại mang hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn, khiến ai đã một lần thưởng thức thì sẽ khó mà quên được.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Sơn La ☀️ 15 Bài Giới Thiệu Sơn La Hay Nhất
Thuyết Minh Về Muối Tây Ninh – Mẫu 14
Để viết bài văn thuyết minh về muối Tây Ninh, bạn đọc sẽ cần tìm hiểu chi tiết về đặc trưng và giá trị mà loại đặc sản này mang lại. Tham khảo văn mẫu thuyết minh về muối tôm Tây Ninh dưới đây:
Đặt chân đến Tây Ninh dưới cái nắng gay gắt của một tỉnh vùng biên, chúng tôi cảm thấy kỳ lạ với mảnh đất không có mặt nào giáp biển lại cho ra đời loại muối tôm mặn mòi, thơm ngon không ở đâu sánh được.
Tây Ninh là tỉnh biên giới Tây Nam, giáp ranh Campuchia, Tây Ninh trong tâm thức của nhiều người là vùng đất tâm linh, nổi tiếng với địa danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài…. Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và … muối tôm. Có điều, mảnh đất Tây Ninh khắc nghiệt khô cằn chỉ có núi mà không có biển, thiếu cả muối lẫn tôm mà lại sản sinh ra thứ đặc sản nức tiếng này, thật vô cùng kì lạ, đó là một bí quyết, một niềm tự hào của người dân Tây Ninh.
Muối tôm, giống như tên gọi có thành phần chính là sự kết hợp giữa tôm và muối. Người dân Tây Ninh nhập nguồn nguyên liệu này về từ các tỉnh ven biển, được chế biến theo một công thức riêng để cho ra đời những hạt muối đậm màu gạch, thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng để cho ra đời những hạt muối thơm ngon và chất lượng đó, những người thợ ở đây phải trải qua rất nhiều khâu chế biến tỉ mỉ và công phu. Ngoài muối và tôm, một thành phần quan trọng không kém là ớt. Chọn những quả ớt chín đỏ tươi được đem phơi hơi khô. Thành phần thứ hai là tôm, được lựa chọn từ những con tôm phơi khô, đòi hỏi quan trọng nhất là sạch và khô ráo.
Muối là nguyên liệu chủ đạo, yêu cầu phải là loại muối hột được sơ chế một cách sạch sẽ. Ớt và tôm được xay nhuyễn, trộn đều với muối theo một tỉ lệ nhất định, cho thêm các loại gia vị khác như tỏi, sả… Sau đó, cho tất cả lên chảo và rang đều, đây là một quá trình quan trọng quyết định đến chất lượng hạt muối. Người thợ phải canh lửa và rang đều tay để hạt muối có màu gạch cũng như hương thơm đặc trưng của muối tôm.
Hiện nay, muối tôm Tây Ninh đã trở thành một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và những năm gần đây đã xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế, đặc biệt xuất khẩu thành công sang một thị trường khó tính là Mỹ. Đây là một thành công, là niềm tự hào cho đặc sản một địa phương không có muối, không tôm và thậm chí không tỏi nhưng chế biến thành công sản phẩm đạt tiêu chuẩn F.D.A để có mặt tại nước Mỹ.
Muối tôm Tây Ninh – đặc sản trứ danh của vùng đất đầy nắng và gió đã làm rung động vị giác của nhiều người. Nếu đến Tây Ninh, đừng quên thưởng thức đặc sản nơi đây và mua muối Tây Ninh về làm quà bạn nhé!
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Giới Thiệu Về Tây Ninh Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15
Bài mẫu giới thiệu về Tây Ninh bằng tiếng Anh dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách sử dụng thuần thục những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trau dồi vốn từ vựng ngoại ngữ.
Tiếng Anh:
Located only about 100km from the center of Ho Chi Minh City, Tay Ninh tourist destination has become the choice of many travel enthusiasts and backpackers. This place not only owns a series of ideal destinations but also delicious dishes with bold regional flavors.
Ba Den Mountain, Dau Tieng Lake, Ma Thien Lanh tourist area … are famous tourist destinations in Tay Ninh known by many tourists. Here you can freely break your own limits with destinations with beautiful scenery and many dishes with bold Southeast flavors. Visitors can enjoy attractive Tay Ninh specialties such as dew-dried rice paper, Trang Bang soup cake, vegetarian dishes of Cao Dai religion, Tay Ninh heifer, mountain banana salad, mountain snails, and mountain lizards. ..
If you are looking for an interesting place to have fun, Tay Ninh will definitely be a destination that you should not miss. Tay Ninh tourist destinations are now quite diverse, visitors can choose according to their preferences.
Tiếng Việt:
Nằm cách trung tâm TP Hồ Chí Minh chỉ khoảng 100km, địa điểm du lịch Tây Ninh trở thành lựa chọn của nhiều người đam mê du lịch, phượt. Tại đây không chỉ sở hữu hàng loạt điểm đến lý tưởng mà còn là các món ăn ngon mang đậm hương vị vùng miền.
Núi Bà Đen, Hồ Dầu Tiếng, khu du lịch Ma Thiên Lãnh… là các địa điểm du lịch Tây Ninh nổi tiếng được nhiều du khách biết đến. Tại đây bạn có thể thoải mái phá vỡ những giới hạn của bản thân với các điểm đến có phong cảnh tuyệt đẹp và nhiều món ăn đậm hương vị Đông Nam Bộ. Du khách có thể thưởng thức những đặc sản Tây Ninh hấp dẫn như bánh tráng phơi sương, bánh canh Trảng Bàng, các món chay của tôn giáo Cao Đài, bò tơ Tây Ninh, gỏi chuối núi Bà, ốc núi, thằn lằn núi…
Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một địa điểm vui chơi thú vị thì Tây Ninh chắc chắn sẽ là điểm đến mà bạn không nên bỏ lỡ. Các địa điểm du lịch Tây Ninh hiện nay khá đa dạng, du khách có thể lựa chọn theo sở thích của mình.
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Thuyết Minh Về Quảng Ninh 🌟 15 Bài Giới Thiệu Quảng Ninh