Chia Sẻ Trọn Bộ Ngũ Hành Tương Khắc, Bảng Các Mệnh Tương Khắc. Kiến Thức Phong Thuỷ Chuyên Sâu Giúp Bạn Tránh Được Trường Năng Lượng Xung Khắc.
Ngũ Hành Tương Khắc Là Gì
Ngũ Hành Tương Khắc Là Gì? Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Cùng tìm hiểu về Ngũ Hành Tương Khắc Có Nghĩa Là Gì dưới đây.
Theo triết học cổ đại Trung Hoa, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố ấy được gọi là ngũ hành. Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau, không thể phủ nhận, tách rời yếu tố nào.
Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc.
Nguyên lí của quy luật tương khắc là:
- Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
- Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.
- Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
- Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.
Tìm hiểu 📌 Ngũ Hành Là Gì 📌Bảng Ngũ Hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Chuẩn Nhất
Quan Hệ Ngũ Hành Tương Khắc
Trong môi trường tự nhiên chúng ta thường bắt gặp 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ 5 yếu tố này cấu thành nên các sự vật và được gọi là ngũ hành. Trong đó Quan Hệ Ngũ Hành Tương Khắc đóng một vai trò rất quan trọng.
Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.
Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. Nguyên lý của ngũ hành phản khắc:
- Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy
- Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.
- Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.
- Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.
- Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.
Có thể nói rằng, ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Phong Thuỷ Tuổi Thìn 💕 Bộ Bí Mật Tài Lộc Người Tuổi Thìn
Bảng Ngũ Hành Tương Khắc
Mời các bạn cùng tham khảo Bảng Ngũ Hành Tương Khắc Tương sinh dưới đây:
Vòng Ngũ Hành Tương Khắc
Vòng Ngũ Hành Tương Khắc thể hiện mối quan hệ xung khắc giữa các hành với nhau. Cụ thể như sau:
Cùng với Ngũ Hành Tương Khắc, tặng bạn 💔 Phong Thuỷ Tuổi Tỵ 💔 Bộ Ứng Dụng Hàng Ngày Các Tuổi Tị
Lý Giải Ngũ Hành Tương Khắc
Cùng bạn Lý Giải Ngũ Hành Tương Khắc. Giúp bạn hiểu thêm về quy luật này, cũng như những ứng dụng vào đời sống.
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy trong nguyên lý tương sinh và tương khắc của Ngũ hành thì trong đó người xưa đã bao hàm cả triết lý về sự sống đó là được bắt nguồn từ Trời, thế nhưng trường tồn hay là hủy diệt thì lại là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, ở đó nó cũng đã bao hàm hết cả quá trình Sinh – Vượng – Tử – Tuyệt của vạn vật.
5 ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ không những biểu thị 5 loại vật chất; mà còn là biểu tượng của các loại trạng thái khác nhau.
- Kim là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; cách nghĩa là biến đổi, cải cách. Đặc tính của Kim có thể mềm, cứng có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi vô cùng linh hoạt.
- Mộc là “khúc trực”, khúc là thẳng, vươn lên. Đặc tình của Mộc là là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triển.
- Thủy là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới. Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.
- Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên. Đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.
- Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nê có tính đôn hậu.
Từ đó mà lý giải nguyên lý ngũ hành tương khắc như sau:
- Kim khắc Mộc: Cương thắng Nhu, Kim có rắn mới thắng được Mộc.
- Mộc khắc Thổ: Tụ thắng Tán, Cây có thành bụi mới làm kiệt được Đất.
- Thổ khắc Thủy: Thực thắng Hư, Đất có vững mới thắng được Nước.
- Thủy khắc Hỏa: Chúng thắng Cô, Nước có nhiều mới dập được Lửa.
- Hỏa khắc Kim: Tinh thắng Kiên, Lửa có nóng mới nung chảy được Kim loại.
Cùng với Ngũ Hành Tương Khắc, tặng bạn 💔 Mộc Sinh Hỏa 💔 Bí Mật Ngũ Hành Phong Thuỷ Ứng Dụng
Các Mệnh Tương Khắc
Thế nào là Các Mệnh Tương Khắc? Chắc hẳn đây là một trong những thắc mắc đầu tiên cho những ai khi lần đầu tìm hiểu về quy luật của Ngũ Hành. Vậy để hiểu rõ vấn đề này thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
5 cung mệnh trong ngũ hành xoay vần cho vạn vật bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Với 5 cung mệnh này có mối quan hệ tương sinh, tương khắc lẫn nhau. Vì thế cần dựa theo đó để biết cụ thể về các mệnh tương khắc.
Người Mệnh Kim Sinh vào Các Năm Sau :
- 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát)
- 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim)
- 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức)
- 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển)
- 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm)
- 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn)
Người Mệnh Mộc Sinh vào Các Năm Sau :
- 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách)
- 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng)
- 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu)
- 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu)
- 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn)
- 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu)
Người Mệnh Thủy Sinh vào Các Năm Sau :
- 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn)
- 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời)
- 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn)
- 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương)
- 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe)
- 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối)
Người Mệnh Hỏa Sinh vào Các Năm Sau :
- 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
- 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
- 1964, 1965, 2024, 2025: Hú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
- 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
- 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
- 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
Người Mệnh Thổ Sinh vào Các Năm Sau :
- 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách)
- 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn)
- 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát)
- 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành)
- 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường)
- 2006, 2007, 2066, 2067, 1947, 1948: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà)
Sau khi đã biết các cung mệnh thuộc năm sinh nào, bạn sẽ căn cứ vào đó và tuân thủ theo nguyên tắc ngũ hành. Để giải đáp vấn đề về các mệnh tương khắc trong phong thủy, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ về mối quan hệ này ở những phân tích tiếp theo ngay bên dưới.
Bên cạnh Ngũ Hành Tương Khắc còn có Bộ Bí Mật Tài Lộc Người Tuổi Mão 💌 Phong Thuỷ Tuổi Mão 💌 dành cho bạn.
Mộc Khắc Thổ
Mối quan hệ Mộc Khắc Thổ trong phong thủy được giải cụ thể bằng các mối quan hệ trong ngũ hành. Vạn vật đều sẽ xoay quanh quy luật này nên bạn cần chú ý để tránh phạm phải quy luật này nhé.
Mộc khắc Thổ: Cây cối hút dưỡng chất từ đất để sinh sôi, vì thế mà làm Mộc khô cằn. Tuy nhiên hành Thổ có 6 nạp âm. Có những nạp âm của Thổ mà Mộc không thể tác động làm suy yếu đi.
- Thạch Đầu Thổ (đất trên thành trì), Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường), Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái nhà): nhóm bị Mộc tương khắc.
- Lộ Bàng Thổ (đất ven đường), Đại Dịch Thổ (đất vùng đầm lầy), Sa Trung Thổ (đất phù sa – đất pha cát): nhóm không bị Mộc tương khắc.
Về phong thuỷ tương sinh tương khắc của mệnh Mộc như sau:
- Mộc: Mộc vượng gặp Kim sẽ trở thành rường cột.
- Mộc sinh Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt, Mộc mạnh gặp Hỏa thì Mộc trở thành yếu.
- Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị lấn át, Thổ yếu gặp Mộc thì sẽ trở thành khô cằn nứt nẻ.
- Mộc nhờ Thuỷ sinh, nhưng Thuỷ nhiều thì Mộc bị dạt trôi, Thuỷ có thể sinh Mộc nhưng Mộc nhiều thì Thủy bị co lại.
Thủy Khắc Hỏa
Những năm gần dây, nhiều người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến yếu tố phong thủy cho chính bản thân mình. Nhưng Thủy Khắc Hỏa như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Trong phong thủy ngũ hành thì mệnh Hỏa khắc mệnh Thủy. Bởi vì khi lửa gặp nước thì sẽ bị dập tắt hoàn toàn không có cách nào có thể trở nên mạnh mẽ được. Mối quan hệ tương khắc giữa Hỏa và Thủy là mối quan hệ tương khắc 1 chiều. Tức là chỉ có Thủy mới có thể khống chế hỏa. Nếu nước quá yếu thì sẽ không làm lại được hỏa.
Tuy nhiên không phải nạp âm nào của mệnh Hoả cũng bị Thuỷ khắc:
- Ba loại Phúc Đăng Hỏa (lửa đèn dầu), Lư Trung Hỏa (lửa bếp lò) và Sơn Đầu Hỏa (lửa trên núi) gặp hành Thủy sẽ khắc kỵ. Khi gặp nước ba thứ lửa trên sẽ bị dập tắt, đúng nghĩa Thủy khắc Hỏa, thuộc diện khắc nhập mất phần phúc.
- Còn Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời) và Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét) lại cần phối hợp với hành Thủy, bởi có nước thì càng phát huy được tính chất, khí âm (Thủy) gặp khí dương (Hỏa) sẽ gây ra sấm sét.
Về phong thuỷ tương sinh tương khắc của mệnh Thuỷ như sau:
- Thuỷ: Thuỷ vượng gặp Thổ sẽ thành ao hồ.
- Thuỷ có thể sinh Mộc, nhưng Mộc nhiều thì Thủy co lại, Thuỷ mạnh khi gặp
- Mộc thì khí thế của thuỷ yếu đi.
- Thuỷ có thể khắc Hỏa, nhưng Hỏa nhiều Thuỷ khô, Hỏa nhược gặp thuỷ rất bị dập tắt.
- Thủy nhờ Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy đục, Kim có thể sinh Thuỷ nhưng khi Thuỷ nhiều thì Kim lại bị chùn xuống.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Mộc Khắc Thổ 🍀 Phong Thuỷ Nên Tránh Và Cách Hoá Giải
Hỏa Khắc Kim
Ai cũng biết mệnh Hỏa và mệnh Kim khắc nhau theo phong thủy. Nhưng ít ai biết rằng Hỏa Khắc Kim như thế nào? Khắc đến mức ra sao?
Mệnh Kim và mệnh Hỏa thật sự là khắc nhau trong phong thủy. Khi Hỏa gần Kim thì lửa sẽ làm cho kim loại tan chảy. Tuy nhiên không phải nạp âm nào của mệnh Kim cũng bị hành Thuỷ khắc:
- Mặc dù Hỏa khắc Kim, nhưng vì Kiếm Phong Kim (kim đầu kiếm) và Sa Trung Kim (vàng trong cát). Nếu không có lửa (Hỏa) thì không thể thành vật dụng.
- Các nạp âm của mệnh Kim gồm: Hải Trung Kim (vàng trong biển), Bạch Lạp Kim (kim chân đèn), Thoa Xuyến Kim (vàng trang sức) và Kim Bạc Kim (kim mạ vàng, bạc) đều kỵ với hành Hỏa.
Về phong thuỷ tương sinh tương khắc của mệnh Hoả như sau:
- Hỏa vượng gặp Thủy thì trở thành ứng cứu cho nhau
- Hỏa có thể sinh Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Hỏa ám, Hỏa mạnh gặp Thổ sẽ bị dập tắt
- Hỏa có thể khắc Kim, nhưng Kim nhiều thì hỏa tắt, Kim yếu gặp Hỏa tất sẽ nóng chảy.
- Hỏa nhờ Mộc sinh, Mộc nhiều thì ngọn lửa mạnh, tuy Mộc có thể sinh Hỏa nhưng Hỏa nhiều thì Mộc bị đốt cháy.
Cùng với Ngũ Hành Tương Khắc, SCR.VN tặng bạn Phong Thuỷ Nên Tránh Và Cách Hoá Giải 💧 Thủy Khắc Hỏa 💧
Thổ Khắc Thủy
Hãy tìm hiểu rõ thông tin Thổ Khắc Thủy ngay bên dưới để có thể giải tỏa những thắc mắc của bạn cũng như tìm cách hóa giải nhé!
Hai yếu tố đất và nước cũng nhưng những người thuộc mệnh Thổ và mệnh Thủy không hợp hợp được với nhau. Đất sẽ hút nước đại diện cho sự chế ngự một cái gì đó, hoặc cũng có thể đại diện cho hai mặt xấu – tốt. Mệnh Thổ khắc chế, kiềm hãm mệnh Thủy, làm cho mệnh Thủy yếu đi và có dấu hiệu bị diệt vong, thể hiện cho sự hao mòn, hư tổn.
Về phong thuỷ tương sinh tương khắc của mệnh Thổ như sau:
- Thổ: Thổ vượng gặp Mộc thì việc hanh thông.
- Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim nhiều thì Thổ trở thành ít, Thổ mạnh gặp Kim thì sẽ khống chế được Thổ ùn thành đống.
- Thổ có thể khắc thuỷ nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi, Thuỷ nhược mà gặp Thổ tất sẽ bị chắn lại.
- Thổ nhờ Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ bị đốt cháy, Hỏa có thể sinh Thổ, nhưng nếu Thổ nhiều thì Hỏa bị tàn lụi.
Tiếp sau Ngũ Hành Tương Khắc, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thổ Sinh Kim 🌹 Bí Mật Ngũ Hành Phong Thuỷ Ứng Dụng
Kim Khắc Mộc
Theo Thuyết Ngũ Hành Tương Khắc Hệ Kim Sẽ Khắc Hệ Nào? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin giải đáp Kim Khắc Mộc dưới đây.
Theo cơ sở phong thủy thì Kim khắc Mộc, cũng có thể nói 2 mệnh này không hơp nhau. Trong mối quan hệ giữa mệnh mộc và người mệnh kim thường sẽ xảy ra những điều không tốt.
Về phong thuỷ tương sinh tương khắc của mệnh Kim như sau:
- Kim: Kim vượng gặp Hỏa sẽ trở thành vũ khí có ích.
- Kim có thể sinh Thuỷ, nhưng Thuỷ nhiều thì Kim chìm, Kim tuy cứng nhưng cũng có thể bị thuỷ dũa cùn.
- Kim có thể khắc Mộc. Nhưng Mộc cứng thì Kim bị mẻ, Mộc yếu gặp Kim tất sẽ bị chặt đứt.
- Kim nhờ Thổ sinh, những Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp, Thổ có thể sinh Kim nhưng Kim nhiều thì Thổ biến thành ít.
Chia sẻ 🌼 Thủy Sinh Mộc 🌼 Bí Mật Ngũ Hành Phong Thuỷ Ứng Dụng có thể bạn sẽ thích.
Ngũ Hành Tương Khắc Vợ Chồng
Có thể chúng ta không để ý nhưng trong thực tế đời sống đã ứng dụng rất nhiều ngũ hành tương sinh, tương khắc, đặc biệt là trong phong thủy Ngũ Hành Tương Khắc Vợ Chồng. Để có thể hiểu thêm cụ thể và chi tiết về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi chia sẻ dưới đây:
Trong phong thủy Á Đông, ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) có mối quan hệ tương khắc với nhau. Mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Dưới đây là cách ngũ hành tương khắc:
- Kim tương khắc Mộc: Kim đinh hay vật chất (Kim) có khả năng cắt đứt (Mộc), do đó, mối quan hệ này thường được mô tả như mối quan hệ đối địch, gây mất mát và xung đột.
- Mộc tương khắc Thổ: Cây cỏ (Mộc) có khả năng làm nát đất (Thổ), nên mối quan hệ này có thể mô tả như sự đối địch và tranh chấp.
- Thổ tương khắc Thủy: Thổ có khả năng chấp nhận và kiềm chế Nước, do đó, mối quan hệ này thường mô tả sự kiểm soát và kiềm chế.
- Thủy tương khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt Hỏa, nên mối quan hệ này thường được mô tả như sự kiểm soát và dập tắt.
- Hỏa tương khắc Kim: Hỏa có thể tan hủy Kim, nên mối quan hệ này thường được mô tả như sự kiểm soát và áp đặt.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Phong Thuỷ Mệnh Kim 💕 Bộ Ứng Dụng Người Mạng Kim
Cách Hoá Giải Ngũ Hành Tương Khắc
Cách Hoá Giải Ngũ Hành Tương Khắc rất quan trọng đối với đời sống của con người vì nó tạo nên sự hài hòa cũng như là giúp cân bằng vạn vật, giúp cuộc sống thêm phần thuận lợi. Hy vọng từ những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật hữu ích.
Khi xem tuổi của hai người để tính chuyện kết hôn, làm ăn, hợp tác,… mà tương sinh thì tốt nhưng tương khắc thì lại xấu. Cũng đừng quá lo, vẫn có những cách hóa giải mệnh xung khắc, giảm bớt phần hung hiểm. Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các quan hệ tương sinh gồm: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Các quan hệ tương khắc bao gồm: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
Hai người có mệnh thuộc hai ngũ hành có quan hệ khắc nhau, tức là mệnh xung khắc. Nhưng khắc cũng có hai cách phân biệt, khắc xấu và khắc không xấu, điển hình là trong việc xem mệnh kết hôn. Nguyên tắc là mệnh chồng khắc mệnh vợ thì không sao nhưng mệnh vợ khắc mệnh chồng xấu.
Cách hóa giải mệnh xung khắc dựa vào nguyên lý âm dương ngũ hành. Bất cứ sự xung khắc nào cũng đều có yếu tố ở giữa, trung hòa, hóa giải được chúng. Nếu tạo thế cân bằng về mệnh, cái này kiềm chế cái kia thì vấn đề hai mệnh khắc nhau cũng không quá đáng ngại nữa.
Mệnh khắc mệnh, hãy tìm một ngũ hành trung gian. Ví dụ, vợ mệnh Hỏa, chồng mệnh Kim thì tức là vợ khắc chồng Hỏa khắc Kim, rất xấu. Theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh tương khắc có ngũ hành Thổ có thể cân bằng hai mệnh này. Thổ sinh Kim và Hỏa sinh Thổ nên nếu con sinh ra mệnh Thổ sẽ tốt cho cả bố và mẹ, hóa giải được điềm xung khắc giữa hai người.
Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp phong thủy như là cách hóa giải mệnh xung khắc hiệu quả. Phong thủy nhà ở, phong thủy hướng cửa, phong thủy phòng khách, phong thủy phòng ngủ, phòng thủy nhà vệ sinh, phong thủy phòng làm việc,… đều có tác động trực tiếp lên chủ nhân nên có thể lợi dụng chúng để cải thiện sự hòa hợp.
Cách hóa giải mệnh xung khắc này hoàn toàn có thể áp dụng khi chọn đối tác, khách hàng, cộng sự. Tìm ngũ hành trung gian và bổ sung ngũ hành đó bằng các biện pháp phong thủy để hai người có tiếng nói chung, giảm bớt những xung đột, rủi ro, thua thiệt khi làm việc với nhau.
Bên cạnh Ngũ Hành Tương Khắc còn có Bộ Ứng Dụng 💌 Phong Thuỷ Mệnh Mộc 💌 được chọn lọc dành cho bạn.