Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối ❤️️26+ Đoạn Văn Hay Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Gợi Ý Mở Bài Đặc Sắc Và Sinh Động Dành Cho Các Em Học Sinh.
Mở Bài 8 Câu Cuối Trao Duyên Trong Truyện Kiều – Mẫu 1
Tham khảo những đoạn văn mẫu mở bài 8 câu cuối Trao duyên trong Truyện Kiều dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được cách dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận văn học.
Nguyễn Du là một trong những đại thi hào xuất sắc của dân tộc. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ với các tác phẩm bất hủ như: Thanh Hiên Thi tập, Nam Trung Tạp Ngâm, Bắc Hành Tạp Lục, Truyện Kiều… Trong đó Truyện Kiều được xem là tác phẩm đỉnh cao để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
Với ngòi bút điêu luyện, xuất sắc Truyện Kiều đã tái hiện bi ai và chua xót cuộc đời người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Một trong những đoạn trích làm nên thành công đó của Truyện Kiều đó là đoạn trích Trao duyên với 8 câu thơ cuối thấm đẫm nước mắt nghĩa tình.
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2
Đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối tác giả tác phẩm dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý làm bài đặc sắc.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc với những tuyệt tác nghệ thuật mà ông đóng góp vào nền văn học Việt Nam. Trong số đó không ai là không biết đến thi truyện “Truyện Kiều” là niềm tự hào của dân tộc. Đó là một câu chuyện được viết nên bằng những vần thơ tô đậm số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát xưa. 8 câu thơ cuối đặc sắc trong đoạn trích “Trao Duyên” thuộc phần đầu của thi truyện, là lời nức nở nghẹn ngào khi phải trao mối tình duyên của Thúy Kiều.
Gợi ý cho bạn 🌳 Kết Bài 8 Câu Cuối Trao Duyên 🌳 15 Đoạn Văn Hay Nhất
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Gián Tiếp – Mẫu 3
Sử dụng cách mở bài Trao duyên 8 câu cuối gián tiếp sẽ giúp bài viết trở nên sinh động và ấn tượng hơn, tham khảo gợi ý dưới đây:
Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những kiệt tác nổi bật góp phần làm nên diện mạo, đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao của của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm với 3254 câu thơ lục bát viết về cuộc đời chìm nổi của người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh Thúy Kiều. Nhiều đoạn trích của thi phẩm được đưa vào chương trình SGK để dạy và học trong nhà trường, Trao duyên là một trong những đoạn trích như vậy.
Trích đoạn đã tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều, qua đó thể hiện sự trân trọng, đồng cảm của tác giả Nguyễn Du với tình duyên dang dở và cuộc đời đầy sóng gió của nàng Kiều. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích đã thể hiện rõ điều đó.
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Trực Tiếp – Mẫu 4
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối trực tiếp dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết của bản thân.
Trao Duyên là một trong những đoạn trích cảm động, đau thương nhất trong Truyện Kiều, ở đó Nguyễn Du đã thể hiện khả năng nắm bắt tâm lí nhân vật tài tình, đồng thời thấy được bi kịch tình yêu, bi kịch nỗi đau tâm hồn đầy giằng xé của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân, đặc biệt là trong 8 câu thơ cuối.
Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc không khỏi xót xa trước số phận đầy đau khổ và truân chuyên của nàng. Người con gái tài hoa ấy phải trải qua bao phen đoạn trường, nỗi đau chia cắt tình thân chưa nguôi thì phải chịu nỗi xót xa khi đôi lứa chia lìa. Đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm là minh chứng cho nỗi đau khôn nguôi của Kiều khi tình yêu tan vỡ. Trong đó, 8 câu thơ cuối của đoạn trích là những lời thơ chất chứa nỗi lòng Kiều dành cho Kim Trọng để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.
Có thể bạn sẽ thích 🌳 Sơ Đồ Tư Duy Trao Duyên 🌳 12 Mẫu Ngắn Hay
Mở Bài Hay Cho Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối – Mẫu 5
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu mở bài hay cho bài Trao duyên 8 câu cuối để các em học sinh cùng tham khảo:
Nhắc đến văn học trung đại Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. 3254 câu thơ với nhiều đoạn trích khác nhau, mỗi đoạn trích lại gửi gắm những giá trị vô cùng sâu sắc. “Trao duyên” là một trong những đoạn trích tiêu biểu của “Truyện Kiều”, tái hiện bi kịch tình yêu dang dở của Thúy Kiều và Kim Trọng. Qua đó gửi gắm giá trị nhân văn sâu sắc và khát khao hạnh phúc của con người. Điều này thể hiện rõ nhất qua 8 câu thơ cuối của đoạn trích.
Mối tình Kim- Kiều chớm nở chưa lâu thì gia đình Thúy Kiều gặp cơn nguy biến. Là chị lớn trong gia đình, nàng nào có thể làm ngơ. Trước cơn gia biến, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để có tiền cứu cha và em. Chọn chữ hiếu để báo đáp cha mẹ cũng có nghĩa nàng đành buông bỏ tình riêng với Kim Trọng.
Để hiếu-tình được vẹn tròn, Kiều đã nàng ngậm ngùi ngỏ lời cậy nhờ Thúy Vân với mong muốn thay mình nối tiếp tình duyên dang dở với Kim Trọng. Để rồi sau đó, trong 8 câu thơ cuối khép lại đoạn trích, Kiều đã bày tỏ nỗi lòng mình với những nỗi niềm khôn thấu, tiếc nuối, xót xa cho mối tình đầu trong sáng, sắc son.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Trao Duyên ☀️ Top 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Hay Nhất – Mẫu 6
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Trong văn học trung đại, sự ý thức về thân phận con người, cũng như tấm lòng thương cảm, xót xa cho những số kiếp bạc bẽo, dường như còn hạn chế và không phải là một trong những đề tài được nhiều văn nhân, thi sĩ lựa chọn. Tuy nhân vượt ra ngoài khuôn khổ ấy, ta vẫn thấy Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc, dù sống dưới chế độ phong kiến hà khắc, sự chênh lệch về tầng lớp giàu nghèo rõ rệt, cũng như quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn đang rất nặng nề.
Thế nhưng tư tưởng của ông lại đi trước thời đại đến tận vài trăm năm, ông không chỉ xót thương, thông cảm có số phận con người, đặc biệt là những phận hồng nhan lắm truân chuyên mà còn có cái nhìn thực tinh tế, nhân đạo, khi khẳng định và đề cao giá trị của người phụ nữ bao gồm cả nhan sắc và trí tuệ. Đồng thời cũng thông qua đó kín đáo lên án sự bất công, thối nát của chế độ phong kiến, đã đẩy những kiếp người nhỏ bé, dù mang trong mình nhiều phẩm giá tốt đẹp cuối cùng cũng vẫn phải chịu cảnh vùi dập đớn đau.
Truyện Kiều được xem là một kiệt tác trong nền văn học trung đại, cũng như toàn bộ nền văn học Việt Nam, với tầm ảnh hưởng sâu rộng và hai trường giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua những câu thơ có âm vần, thanh điệu uyển chuyển, kể về cuộc đời người con gái tài sắc Thúy Kiều.
Trong trích đoạn Trao duyên, sau khi bi kịch đổ xuống Thúy Kiều buộc phải trưởng thành để gánh vác gia đình, không chỉ bán mình làm lẽ để lấy tiền chuộc cha và em, Kiều còn phải dứt tình với Kim Trọng đồng thời trao duyên cho em gái, điều này đã để lại trong lòng nàng những tổn thương và nỗi đau đớn đoạn trường. Điều đó được bộc lộ rất rõ trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích Trao duyên, những câu thơ được ví như tiếng thét câm lặng, lời oán than ngập tràn nước mắt cho một kiếp người long đong.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mở Bài Phân Tích 8 Câu Cuối Trao Duyên – Mẫu 7
Đoạn văn mở bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với “Truyện Kiều”, một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của “Kim Vân Kiều truyện”, “Truyện Kiều” phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng.
Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ “Truyện Kiều”, song “Trao duyên” vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai, phải từ bỏ tình cảm của mình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Nỗi đau ấy được khắc họa rõ nét nhất qua tám câu thơ cuối của đoạn trích.
Mở Bài Cảm Nhận Trao Duyên 8 Câu Cuối – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài cảm nhận Trao duyên 8 câu cuối dưới đây để có thêm cho mình những gợi ý hay khi làm bài.
Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm, là dấu hiệu của niềm vui mừng, hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.
Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723 – 756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân, kiếm đoạn trường, gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 8 câu thơ cuối của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi tưởng nhớ đến mối tình với chàng Kim.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Trao Duyên 💧 Mẫu Bài Nghị Luận Văn Học Hay
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Ngắn Gọn – Mẫu 9
Đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cho mình cách hành văn súc tích.
Mối tình Kim – Kiều buổi ban đầu ngỡ sẽ nên duyên đẹp, nhưng số phận đưa đẩy, để cứu cha và em mình, Kiều buộc phải bán thân. Lời hẹn thề cùng vật đính ước, Kiều đánh ngậm ngùi gửi trao cho em gái Thúy Vân. Tình cảm và lý trí mâu thuẫn, Kiểu vừa đau, vừa xót, vừa thương. Đoạn trích Trao duyên đã thể hiện rất rõ tâm trạng ấy của nàng Kiều, đặc biệt, đọc 8 câu cuối đoạn trích ta khóc khỏi xót xa trước những lời thấu tâm can của Kiều
Mở Bài 8 Câu Cuối Trao Duyên Ngắn Nhất – Mẫu 10
Với đoạn văn mẫu mở bài 8 câu cuối Trao duyên ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Truyện Kiều – một thi phẩm bất hủ của tác giả Nguyễn Du, được viết dựa vào một tác phẩm cổ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh, Trung Quốc. Truyện kể về cuộc đời đầy đau thương mất mát của Thuý Kiều, trải qua muôn vàn sóng gió, khổ hạnh, chết đi sống lại,… cuối cùng hạnh phúc cũng mỉm cười với nàng. Tám câu cuối bài thơ đã thể hiện được tất cả nỗi lòng của Kiều.
Đón đọc 🌳 Phân Tích Tâm Trạng Thúy Kiều Trong Đoạn Trích Trao Duyên 🌳 Văn Mẫu Hay
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Nâng Cao – Mẫu 11
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập trau dồi kỹ năng viết.
Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam về mảng ngôn từ, tác phẩm được mệnh danh là tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ nổi tiếng bậc nhất được xếp vào hàng kinh điển trong kho tàng văn học dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của nhân dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm với tổng cộng 3254 câu thơ lục bát, nội dung kể về cuộc đời lắm truân chuyên của nàng Thúy Kiều với 15 năm lưu lạc chốn phong trần.
Sở dĩ tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển bởi vì nó chứa đựng nhiều những giá trị nhân văn nhân đạo sâu sắc cùng với những giá trị hiện thực của tác phẩm, thương xót và đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ, đồng thời phát hiện và đề cao vẻ đẹp cả về ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến còn nhiều bất công.
Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều là một trong những trích đoạn xuất sắc và thú vị, diễn tả một trong những nỗi đau lớn nhất cuộc đời của Thúy Kiều, nỗi đau từ bỏ tình yêu đầu đời, bán mình chuộc cha, mở ra bước ngoặt lớn đầy biến động trong cuộc đời nàng. Trong đó 8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi dằn vặt khổ sở của Kiều đối với Kim Trọng khi phải gạt đi mối tình đầu sắt son.
Giới thiệu tuyển tập 💧 Phân Tích 14 Câu Đầu Bài Trao Duyên 💧 10 Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Học Sinh Giỏi – Mẫu 12
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối học sinh giỏi dưới đây để chắt lọc cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc và sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du thành công cả về chữ Hán lẫn chữ Nôm.
Làm nên tên tuổi của Nguyễn Du phải kể đến tác phẩm “Truyện Kiều” – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều kể về nàng Kiều – một người con gái tài sắc nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi những bi kịch triền miên chất chứa bao nỗi đau đớn, thảm sầu. “Trao duyên” là nỗi đau lớn và cũng chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời lưu lạc 15 năm của nàng.
Dù chỉ là một trích đoạn ngắn từ “Truyện Kiều” nhưng “Trao duyên” đã góp phần thể hiện thành công những vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều và tài năng sáng tác của thiên tài Nguyễn Du. Đoạn trích là tiếng lòng tha thiết của Kiều về hoàn cảnh bi đát của gia đình, của phận mình và của tình yêu đầu đời đẹp đẽ. Đặc biệt, khi thể hiện nỗi xót xa của nàng Kiều cho duyên phận với chàng Kim, Nguyễn Du đã gây được ấn tượng trong tám câu thơ cuối đoạn trích.
Tham khảo văn mẫu 💕 Phân Tích Đoạn 1 Trao Duyên 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Tám Câu Cuối Bài Trao Duyên Ấn Tượng – Mẫu 13
Tham khảo đoạn văn mở bài tám câu cuối bài Trao duyên ấn tượng dưới đây để hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết.
Cuộc đời chìm nổi của những người phụ nữ phong kiến xưa đầy đau thương, họ phải trải qua bao bi kịch đau đớn. Thân phận của nàng Kiều trong “Truyện Kiều” là một ví dụ tiêu biểu cho số kiếp truân chuyên, bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
Trong cuộc đời “đoạn trường”, nàng Kiều đã có mối tình đẹp với chàng Kim, những tưởng sẽ đơm hoa trái ngọt ngào lại phải lỡ dở, dây tơ hồng của mỏng manh chẳng thể chắp nối mối lương duyên vẹn tròn. Đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm đã cho thấy rõ những day dứt, đớn đau, tủi hờn của nàng Kiều khi buộc phải trao gửi duyên mình cho em gái. 8 câu thơ cuối khép lại đoạn trích được viết nên thật xúc động, khiến người đọc không thôi thổn thức.
Mở Bài 8 Câu Thơ Cuối Bài Trao Duyên Lớp 10 – Mẫu 14
Đoạn văn mẫu mở bài 8 câu thơ cuối bài Trao duyên lớp 10 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận “hồng nhan bạc mệnh”.
Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Trao duyên là một đoạn thơ có ý nghĩa đặc biệt trong Truyện Kiều. Nó là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười năm lưu lạc đầy đau khổ của Thúy Kiều, thể hiện sâu sắc chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đồng thời bộc lộ biệt tài tâm lí của nhân vật Nguyễn Du. Đặc biệt thể hiện rõ nhất trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích.
Tiếp tục tham khảo 🍀 Phân Tích Đoạn 2 Trao Duyên 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Trao Duyên 8 Câu Cuối Facebook – Mẫu 15
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Trao duyên 8 câu cuối Facebook giúp các em học sinh có thêm gợi ý làm bài phong phú hơn.
Truyện Kiều trong nền văn học trung đại cũng như trong cả nền văn học Việt Nam được xem là một kiệt tác có nhiều giá trị. Làm nên giá trị của truyện không chỉ bởi nghệ thuật đặc sắc mà còn bởi nội dung có nhiều nét tiến bộ, được xem là bước đi vượt bậc gần hai trăm năm của Nguyễn Du trong giới văn nhân nho sĩ thời bấy giờ.
Với nhân vật trung tâm là nàng Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn cùng với cuộc đời 15 năm sóng gió vô định của nàng, Nguyễn Du đã lột tả được những hiện thực tàn nhẫn, thối nát của xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện các giá trị nhân đạo sâu sắc khi coi trọng đề cao vẻ đẹp của con người, xót thương cho những số phận nhiều đớn đau, bất hạnh, được biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ. Đoạn trích Trao duyên là một trong những đoạn trích đặc sắc của Truyện Kiều
Đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều đã cho thấy bút pháp rất mực tài hoa của Nguyễn Du trong việc khắc họa sâu sắc nội tâm nhân vật. Qua trích đoạn, ta càng thấu hiểu, thương cảm cho cho số phận truân chuyên, bạc mệnh của Thuý Kiều. Tám câu cuối bài thơ là đoạn thơ đầy ấn tượng khi tái hiện đầy xót xa tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.
Sau khi cậy nhờ em thay mình chắp mối “duyên thừa” cùng Kim Trọng, Thúy Kiều đã đau đớn mà bộc lộ lòng mình. Đó là nỗi tuyệt vọng, khổ đau lên đến tột cùng khi phải buông tay với mối tình đẹp đẽ với chàng Kim.
Đón đọc tuyển tập 🌟 Phân Tích 16 Câu Cuối Bài Trao Duyên 🌟 10 Bài Văn Hay Nhất