Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản [Đồ Cúng Về Nhà Mới Chuẩn Nhất]

Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản ❤️ Đồ Cúng Về Nhà Mới ✔️ Chuẩn bị mâm trái cây, mâm cúng mặn, cúng chay trong ngày về nhà mới.

Khi Nào Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới

Dọn về nhà mới lấy ngày hay còn được gọi là nhập trạch lấy ngày là nghi thức thông báo đến thần linh, tổ tiên về việc gia đình bắt đầu đến sinh sống tại đây đồng thời cầu mong bình an, may mắn, tài vận cho tất cả các thành viên gia đình.

Nhập trạch lấy ngày còn được gọi là dọn về nhà mới lấy ngày là một nghi thức quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, tài vận của gia chủ khi sinh sống trong ngôi nhà mới đó. Dù là dọn về nhà mới lấy ngày nhưng gia chủ cần lưu ý nghi lễ này cũng có giá trị như một lễ nhập trạch chuẩn. Thần linh và tổ tiên cũng đã chấp nhận như gia đình bạn đã chuyển đến nơi ở mới.

Việc nhập trạch trước sau đó mới chuyển nhà thường là lựa chọn của nhiều người để không bỏ lỡ những ngày đẹp. Ngoài ra, nghi lễ này giúp gia chủ có thể yên tâm thu xếp công việc để chuẩn bị dọn về ở hẳn mà không cần quá vội vàng.

Cách chuẩn bị và bày biện 📍Lễ Vật Cúng Về Nhà Mới📍 đầy đủ nhất

Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch Chuẩn

Để biết mâm cơm cúng nhập trạch bao gồm những gì, các bạn có thể tham khảo gợi ý chi tiết và cụ thể ngay sau đây:

  • Mâm ngũ quả
  • Mâm hương hoa
  • Mâm thức ăn

Với 3 phần này, gia chủ có thể chia thành 3 mâm cúng nhỏ khác nhau hoặc có thể bày chung vào một chiếc mâm lớn để tiện cho việc cúng lễ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị đồ cúng lễ gọn nhẹ, đơn giản hay hoành tráng, sang trọng.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi cúng lễ nhập trạch đó vẫn là lòng thành kính của gia chủ dâng lên các vị thần trong gia đình. Vì vậy, làm mâm cơm cúng nhập trạch phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình là việc mà mọi gia chủ nên làm.

Mâm cơm cúng trong lễ nhập trạch, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ mặn hoặc cỗ chay. Bởi việc này hoàn toàn không bắt buộc và tùy vào điều kiện kinh tế cũng như tín ngưỡng của từng gia đình mà gia chủ lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu là mâm cơm dùng để cúng Phật thì gia chủ chắc chắn phải chuẩn bị mâm cúng lễ là cỗ chay.

Mâm Cúng Nhập Trạch Đặt Ở Đâu

Mâm cúng về nhà mới đặt ở đâu là đúng nhất.

  • Sau khi sắm lễ cúng nhập trạch đã chuẩn bị xong về nhà mới
  • Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ khu vực thờ cúng, ban thờ, đồ thờ cúng bao sái bằng rượu gừng. Hoặc rượu ngũ vị hương.
  • Bày lễ lên ban, nếu chật quá có thể bày thêm 1 bàn nhỏ phía dưới. Bàn này sẽ đặt mâm cơm cùng vàng mã.
  • Đặt các vật phẩm phong thủy lên ban thờ (nếu có) hoặc trên bàn
  • Chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa gạo. Thần Tài + 1 bông hoa để để chút nhúng vào bát nước ngũ vị bao sái.

Mâm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản

Mâm lễ cúng nhập trạch đơn giản thông lệ có ba phần. Được bao gồm hoa quả, mâm thức ăn và vàng mã.

Hoa quả

Gia chủ sẽ lựa chọn 5 loại trái cây khác nhau để có thể theo 5 màu sắc khác nhau. Nhưng miễn sao cho mâm hoa quả được đẹp mắt và tươi ngon. Lọ hoa tươi như hoa hồng, hoa cúc, hoa layon… và cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã, hũ nhỏ đựng muối gạo và nước.

Mâm cúng

Tùy thuộc vào từng gia chủ mà mâm cúng của chúng ta có thể là mặn hay chay. Nếu như là cỗ mặn thì bao gồm bộ tam sên (thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc). Và gà luộc, lợn quay, xôi và một vài món khác. Nếu như là cỗ chay thì các bạn cần có thể chuẩn bị các món xào, đậu hũ, xôi chè, bánh kẹo…

Để tránh được tốn kém tiền bạc thì mâm cúng trên đây thật ra đã được tinh giản lại một cách rất. Nếu đúng theo như phong tục ngày xưa thì mâm cúng nhập trạch cần phải gồm 3 mâm cúng giữa nhà, mâm cúng thần tài, mâm cúng Táo quân.

Vàng mã

Bạn có thể hỏi mua vàng mã cúng lễ nhập trạch đơn giản tại các tiệm bán đồ tâm linh. Họ sẽ có 1 bộ vàng mã bao gồm đầy đủ dành cho ngày này với chi phí khá rẻ.

Gợi ý thêm đến bạn bài viết cách chuẩn bị 📌Mâm Cúng 30 Tết📌

Đồ Cúng Về Nhà Mới

Mâm cúng về nhà mới có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện lòng thành của chủ nhà với gia tiên, thần linh nên không thể làm qua loa, đơn giản.

Lễ vật cần chuẩn bị

  • Mâm ngũ quả thường có các quả:
  • Măng cụt.
  • Xoài
  • Đu đủ.
  • Mãng cầu.
  • Dừa.

Mâm hương hoa

  • Hoa tươi.
  • Nhang.
  • Đèn cầy đỏ 1 cặp.
  • 3 miếng trầu cau đã têm.
  • Giấy vàng bạc.
  • 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đựng muối, gạo, nước trộn lẫn.

Mâm hương hoa và rượu thịt

  • Mâm rượu thịt
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  • Xôi, gà luộc nguyên con.
  • 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc.

Mâm Cơm Cúng Nhà Mới

Chia sẻ mâm cơm cúng nhà mới đầy đủ dựa vào hình ảnh minh họa cụ thể sau đây:

Mâm cúng nhập trạch đầy đủ và trang trọng
Mâm cúng nhập trạch đầy đủ và trang trọng

Về Nhà Mới Nên Cúng Trái Cây Gì

Đối với mâm ngũ quả cúng nhà mới, số lượng phổ biến là 5 loại quả hoặc hơn tùy theo điều kiện của gia chủ. Vì 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành Hỏa , Kim, Mộc, Thủy, Thổ. Chính vì vậy các loại quả nên tuân thủ theo một số nguyên tắc về màu sắc để cho mâm ngũ quả cúng về nhà mới không chỉ đẹp mà chuẩn đúng ý nghĩa.

Ngoài ý nghĩa ngũ hành, số 5 trên mâm quả còn có ý nói dâng lên tổ tiên, thần linh ở 5 phương vũ trụ. Và đó còn là ước muốn của con người về một cuộc sống mới Thọ, Khang, Phú, Quý, Ninh.

Một mâm ngũ quả cúng nhập trạch nhà mới gợi ý của Scr.vn như sau:

  • Nải chuối xanh tượng trưng cho Mộc
  • Xoài vàng tượng trưng cho Kim
  • Quả dừa nâu cam gợi nhớ đến Thổ
  • Quả hồng màu đỏ mang ý nghĩa là Hỏa
  • Mãng cầu thay cho Thủy

Tuy nhiên việc chọn quả cho mâm cúng nhập trạch cũng không còn quá khắc khe ở thời buổi hiện tại. Tùy điều kiện tài chính và đặc điểm vùng miền, chủ nhà sẽ có thể chọn lựa các loại quả tùy ý, miễn sao bạn thể hiện được sự thành kính là được.

Hướng dẫn các bước làm 🔰Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản🔰 và dễ thực hiện

Hình Ảnh Mâm Cúng Nhập Trạch

Scr.vn chia sẻ một số hình ảnh mâm cúng nhập trạch để bạn tham khảo.

Cúng nhập trạch về nhà mới
Cúng nhập trạch về nhà mới
Cách bày biện mâm cúng nhập trạch chuẩn
Cách bày biện mâm cúng nhập trạch chuẩn
Các lễ vật cần có trong mâm cúng nhập trạch đơn giản
Các lễ vật cần có trong mâm cúng nhập trạch đơn giản

Chuẩn Bị Mâm Cúng Nhập Trạch

Tất tần tật các bước chuẩn bị mâm cúng nhập trạch và tìm ngày tốt để thực hiện việc cúng bái.

Tìm ngày tốt để thực hiện việc cúng bái

Trong phong thủy, ngày tốt để chuyển nhà hoặc vào nhà mới phải hội tụ đầy đủ các yếu tố bao gồm: thuận lợi cho gia chủ, ngày hoàng đạo đẹp hoặc ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ sở hữu.

Chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ

Mâm cúng nhập trạch gồm 3 phần chính. Đó là ngũ quả, hương hoa và thức ăn. Gia chủ có thể phân thành 3 mâm nhỏ khác nhau hoặc bày chung tất cả thành một mâm lớn.

Điều quan trọng là lòng thành chứ không phải giá trị lễ vật trên mâm cúng. Vậy nên tùy thuộc vào từng điều kiện tài chính mà bạn có thể chuẩn bị đồ cúng cho buổi lễ.

Ngũ quả: trái cây cúng về nhà mới nên được chọn từ 5 loại quả ngon theo mùa. Gia chủ cũng có thể thêm hoặc bớt tùy theo điều kiện mỗi nhà. Chỉ cần mâm trái cây dâng cúng tươi ngon, bắt mắt là được.

Hương hoa: các loại hoa tươi nên lựa chọn là hồng, cúc vàng hoặc hoa ly (bông lẻ). 1 cặp đèn cầy, nhang, vàng mã, trầu cau và 3 hũ nhỏ dùng để đựng muối – gạo – nước.

Mâm Cơm Mặn Cúng Nhập Trạch

Một mâm cơm cúng nhập trạch đầy đủ sẽ phải bao gồm những vật phẩm cúng lễ cơ bản như sau:

  • Gà luộc: 1 con
  • Thịt lợn luộc: 500g
  • Tôm luộc: Tùy vào kích thước của tôm mà gia chủ chuẩn bị từ 1 – 2 con
  • Trứng gà ta luộc: 1 quả
  • Giò lụa hoặc giò tai thủ: 1 đĩa (khoảng 250g – 350g)
  • Món xào thập cẩm: 1 đĩa
  • Canh xương nấu bí hoặc canh măng nấu chân giò: 1 bát tô
  • Xôi gấc hoặc xôi đỗ xanh: 1 đĩa

Bật mí các bước chuẩn bị và làm ✨Mâm Cúng Ông Táo Miền Nam✨ đúng nhất

Mâm Ngũ Quả Cúng Về Nhà Mới Đẹp

Mâm trái cây cúng về nhà mới nên sử dụng ít nhất 5 loại quả trở lên. Sau khi chọn lựa các loại trái cây, hoa quả bạn làm sạch chúng và bày biện gọn gàng, đẹp mắt lên mâm cúng.

Việc chuẩn bị mâm ngũ quả cho lễ nhập trạch có thể khác nhau tùy theo vùng miền, theo mùa. Tuy nhiên gia chủ nên chọn các loại trái ngon theo mùa và có màu sắc khác nhau. Nên chọn loại trái cây nào? Người xưa có quan niệm những quả nhiều hạt, nhiều múi, chùm, vị ngọt ngào, thơm mát sẽ tượng trưng cho sự sinh sôi tài lộc, phát tài, phát lộc.

Những quả hình tròn, căng mọng tượng trưng cho sự sung tung, vẹn tròn, căng tràn sức sống. Nó cũng ngụ ý cho sự vẹn toàn, đầy đủ, mọi sự như ý, may mắn, cát tường và bình an cho gia chủ. Vậy nên các loại quả bày mâm lễ cúng thường có: dưa hấu, bưởi, táo, cam, nho…

Không thể bỏ lỡ những thứ cần có trong 🌌Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng🌌

Mâm Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì

Những vật dụng cần mua khi về nhà mới cần chuẩn bị, lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì.

  • Bếp (nên hoàn thiện trước).
  • Bàn thờ: Bao gồm các đồ bày trí như bát hương hay đồ cúng.
  • Đồ cúng để thực hiện lễ cúng về nhà mới không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ.
  • Lương thực như gạo, nước (thường tự lấy ở nhà mới) và đồ dùng tượng trưng (bàn ghế, chổi, chiếu…).

Khi vào nhà mới, không nhất thiết phải quan trọng. Là ai trong gia đình phải cầm vật dụng gì quan trọng hay đồ đạc gì giá trị. Nhưng ai cũng nên có đồ mang vào, không nên đi tay không. Người trong gia đình bất cứ tuổi nào đều có thể vào, không phải kiêng kỵ.

Mâm Cúng Nhập Trạch Chung Cư

Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ.  Hãy nhớ, quan trọng vẫn là lòng thành, không có chuyện mâm cúng lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên gia chủ hãy cứ sắm lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình.

Mâm đồ cúng lễ nhập trạch nhà chung cư thường có:

  • Ngũ quả (5 loại quả)
  • Hoa tươi
  • Nhang (hương)
  • Một cặp nến cốc
  • Một bộ Tam sên (tôm/cua/thịt/trứng vịt mỗi thứ chuẩn bị 1 con/miếng/quả)
  • Một đĩa xôi
  • Một con gà luộc
  • Ba miếng trầu cau têm sẵn
  • Một đĩa muối gạo
  • Ba lọ muối – gạo – rượu. Và trà – Rượu – Nước mỗi thứ 3 lọ
  • Bộ vàng mã bao gồm: 6 con ngựa đa màu sắc, mũ kiếm, giày, quần áo. Mũ áo quan, tào quan, giấy tiền, vàng lá, nến mỗi thứ 5 tập. Các vật dụng này cần được đặt tại hướng tương ứng là Nam – Tây – giữa nhà – bắc – đông.

Thực đơn 👇Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng👇 các vùng miền tại Việt Nam

Mâm Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới

Dưới đây là hướng dẫn cách làm lễ nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn cảm thấy phần nào chưa thật sự phù hợp với gia đình mình có thể lược bỏ bớt một vài yếu tố.

  • Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.
  • Khi xe chuyển nhà tới thì bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng chuyển nhà mới.
  • Chủ nhà (nên là người nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo bát hương cùng bài vị gia tiên.
  • Các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không ai được đi tay không.
  • Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức ngôi nhà
  • Lúc này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của gia chủ

Mâm Cúng Nhập Trạch Chay

Đối với mâm cơm chay, thường với mâm cúng này sẽ có từ 4 món trở lên tùy thuộc theo khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đình. Thông thường, mâm cỗ chay sẽ có một số món cơ bản như: Xôi chè, rau củ xào chay, canh nấm hay một đĩa giò chay…

Xôi Gấc

Một đĩa xôi gấc thơm dẻo, màu đỏ thắm đẹp mắt là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng mặn trong ngày lễ nhập trạch.

Ngoài được làm từ nguyên liệu gạo nếp, quả gấc, dừa nạo, nước cốt dừa và đường trắng khiến món ăn thơm ngon hơn. Người Việt còn có quan niệm ăn xôi gấc sẽ có được may mắn, tạo nên sự khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ.

Cải Chíp Sốt Nấm

Đây là món canh xào thường có mặt trong mâm cúng chay truyền thống trong nghi lễ nhập trạch của mỗi gia đình.

Với nguyên liệu gồm rau cải chíp, dầu hào, dầu mè, nấm hương là bạn đã có thể có một đĩa rau xào thanh đạm thay cho các món xào với thịt ở mâm cúng mặn thông thường.

Chè Trôi Nước

Trong mâm cúng chay thông thường của người Việt vào ngày rằm tháng Giêng và đặc biệt là trong lễ nhập trạch thì không thể thiếu được bát chè trôi nước.

Bởi do theo quan niệm của người Việt, việc cúng và ăn chè trôi nước vào ngày lễ nhập trạch sẽ giúp mọi việc của gia chủ quanh năm trong căn nhà mới sẽ được hanh thông, trôi chảy và hạnh phúc tròn đầy…

Chè Trôi Nước Ngũ Sắc

Chè trôi nước vào ngày lễ nhập trạch sẽ giúp mọi việc của gia chủ được hanh thông, trôi chảy và hạnh phúc tròn đầy

Một Đĩa Oản

Tương tự như chè trôi nước, món oản cũng là một món chay không thể thiếu vào ngày lễ nhập trạch. Những họa tiết được người xưa tạo ra quanh phẩm oản.

Cái thì có khía thẳng bao quanh oản trông giống như cột trụ của ngôi nhà mới dọn đến, nếu oản được khắc hình rồng ôm ngang oản thì sẽ ẩn chứa nhiều các tầng ý nghĩa về lòng tôn kính của chủ nhà tới các đấng linh thiêng. Vì vậy mà có một đĩa oản trong mâm cơm cúng về nhà mới là điều rất cần thiết.

Một Đĩa Giò Chay

Thay vì một đĩa giò lụa hay giò thủ như mâm cỗ cúng mặn cho nghi lễ nhập trạch nhà bạn thì bạn có thể chuẩn bị một đĩa giò chay được làm từ váng đậu, tỏi tây, lá chuối cùng nhiều gia vị khác như muối, đường, tiêu hay hạt nêm.

Cách làm giò chay cực đơn giản nhưng lại giúp cho mâm cỗ cúng thần linh trở nên sang trọng và đủ đầy hơn.

Đậu Phụ Tẩm Bột Rán Giòn

Một đĩa đậu phụ được tẩm bột rán giòn cũng khiến cho mâm cúng chay trong nghi lễ nhập trạch thêm một màu sắc bắt mắt và làm tăng hương vị.

Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 loại đậu phụ ngon, một chút bột ngô, bột ngũ cốc, muối và hạt tiêu đen, đường… là đã có thể có được một đĩa đậu phụ tẩm bột rán giòn có một màu vàng ươm ra đĩa.

Canh Nấm

Ngoài các món ăn trên, một bát canh chay không thể thiếu được trong mâm cỗ chay là canh nấm chay dùng thay thế cho các loại canh có thịt trong mâm cúng mặn thông thường khác.

Điểm qua những lễ vật cơ bản trong ✅Mâm Cúng Rằm Tháng 7✅ các vùng miền

Mâm Cúng Nhập Trạch Nhà Thuê

Lễ vật cúng nhập trạch vào nhà mới thuê không quá cầu kỳ và khắt khe. Gia chủ có thể linh hoạt theo điều kiện, phong tục vùng miền. Thông thường, một mâm cúng vào nhà mới thuê sẽ có những lễ vật sau đây:

  • Trái cây
  • Hoa tươi
  • Nhang, đèn hoặc nến
  • Ba món luộc mặn: Thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  • Một món nếp (xôi hoặc chè)
  • Thịt lợn quay
  • Trầu cau
  • Vàng mã
  • Dĩa muối gạo, nước. Theo phong thuỷ, muối, gạo, nước là ba món căn bản làm lương thực giúp duy trì sự sống cho con người. Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.
  • Rượu + thuốc lá
  • Bếp gas nhỏ: bếp gas là vật có thể sưởi ấm; tượng trưng cho sự ấm áp của căn nhà và ngọn lửa sẽ tiêu diệt tà khí còn sót lại trong nhà từ trước.

Văn Khấn Cúng Nhập Trạch

Nội dung bài văn khấn cúng nhập trạch dâng lên thần linh, tổ tiên.

Văn Khấn Thần Linh Khi Về Nhà Mới

Nội dung bài văn khấn thần linh khi về nhà mới.

Nam mô A Di Đà Phật! (Ba lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.

– Con kính lạy Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………………………………………………………………………

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………………..

Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các Ngài Thần Linh, thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại:………………………………………………………………..,  và lập bát hương thờ chư vị tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc lòng thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lần)

Văn Khấn Cáo Yết Gia Tiên Khi Nhập Trạch

Nội dung bài văn khấn cáo yết gia tiên khi nhập trạch.

Nam mô A Di Đà Phật ! (ba lần)

Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ……………………………………………………

Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ………….. ……………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ……..và họ…… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được  bình an, mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lần)

Mâm cúng nhập trạch không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được lòng thành kính dâng lên bậc bề trên. Bạn chia sẻ bài viết để mọi người cùng đón đọc nhé.

Viết một bình luận