Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7 ❤️ Cách Cúng, Văn Khấn ✔️ Các bước chuẩn bị và tiến hành lễ cúng gia tiên trong ngày lễ Vu Lan.
Cúng Rằm Tháng 7 Ngày Nào Tốt
Cúng Rằm Tháng 7 Ngày Nào Tốt? Cùng giải đáp thắc mắc qua những thông tin được SCR.VN chia sẻ dưới đây.
Thông thường, rằm sẽ là ngày 15 Âm lịch hằng tháng và cúng rằm cũng sẽ diễn ra đúng vào ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không cúng đúng ngày 15 tháng 7 Âm lịch mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày xấu hay tốt.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA lý giải, thực tế việc cúng trước này là xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa vẫn thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời điểm mà Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế.
Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó nên người âm sẽ rất khó để “trở về” hay không thể nhận được đồ thờ cúng. Do đó, người dân thường có thói quen cúng rằm tháng 7 trước và thói quen này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7
Cúng trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ gồm mâm cúng mặn. Nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch, thể hiện cho lòng thành kính, biết ơn tổ tiên.
Mâm lễ cúng gia tiên mặn rằm tháng 7 thường gồm các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm,.. Kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…
Bật mí cách chuẩn bị và tiến hành 💫Lễ Cúng Rằm Tháng 7💫
Lễ Vật Cúng Gia Tiên Tháng 7
Mỗi vùng miền thường sẽ có một mâm cỗ cúng riêng phù hợp với đặc trưng của địa phương mình sinh sống. Nhưng nhìn chung, một mâm lễ cúng gia tiên Rằm tháng 7 sẽ có những thứ tối thiểu bao gồm:
- Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ.
- Hoa tươi, mâm ngũ quả.
- Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc.
- Bánh kẹo.
- Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi).
- Mười hai cục đường thẻ.
- Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm.
- Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ).
- Hương thẻ, hai cây nến.
- Ngoài ra còn có thêm các vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai,…
Xem điềm báo giấc 📌Mơ Thấy Cho Con Bú, Em Bé Bú📌 cực chuẩn
Mâm Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7
Giới thiệu đến bạn một số thực đơn mâm cơm lễ cúng rằm tháng 7 dâng lên bàn thờ gia tiên đơn giản, dễ thực hiện.
Thực đơn 1
- Thịt gà luộc
- Tôm Sú hấp bia
- Nem rán
- Tim xào đậu cove, cà rốt
- Canh bí xanh nấu chân giò
- Dưa chua
- Bánh chưng
Thực đơn 2:
- Nem chay(cà rốt,miến,mộc nhĩ,nấm hương,rau mùi,xu xu,chút bột năng)
- Canh thập cẩm: củ sen,hạt sen,nấm hương,cà rốt,hạt đậu Hà Lan.
- Đặc biệt có món chè trôi nước ngũ sắc và xôilàm từ lá cẩm đỏ , củ quả luộc
- Đĩa bún xào chay thập cẩm.
Thực đơn 3
- Súp cua bể
- Salat cá ngừ
- Cá trứng tẩm bột chiên giòn
- Tôm bơ tỏi
- Chân gà rút xương xào rau củ
- Nem rán
- Canh măng
- Gà Luộc
- Xôi lạc ruốc
- Xôi mít vừng dừa
Thực đơn 4: mâm cơm cúng rằm tháng 7
- Xôi vò
- Thịt ba chỉ rán giòn
- Cá bống chiên giòn
- Cá kho tương
- Củ sen chiên giòn
- Nộm hoa chuối
- Xào thập cẩm lá lốt
- Giò chay
- Nộm tai thính
- Canh đậu phụ nấu chua
Giải sổ mơ khi 🔰Nằm Mơ Không Nhớ Đánh Con Gì, Số Mấy🔰 cực hay
Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng 7
Mâm lễ cúng gia tiên vào ngày Rằm tháng 7 (còn được gọi là Lễ Vu Lan) là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa Phật giáo và đạo gia truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia khác.
- Đầu tiên, chuẩn bị một bàn thờ hoặc không gian cúng thích hợp để đặt mâm lễ. Bàn thờ thường được trang trí với hoa, nến, hương, và các vật phẩm cúng khác.
- Chuẩn bị mâm lễ cúng với các đồ cúng truyền thống như cơm, rượu, trái cây, bánh kẹo và các loại thức ăn khác. Đặt chúng trên bàn thờ một cách cẩn thận và tôn trọng.
Cách Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Tháng 7
Sau khi hoàn tất mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7, gia chủ bắt đầu tiến hành các bước để bày tỏ lòng thành kính đến tổ tiên, thần linh.
Bước 1: Chuẩn bị lễ
Bước 2: Sắp lễ
Bước 3: Khấn “VĂN LỄ THÂN LINH RẰM THÁNG 7” Sau đó khấn tiếp “VĂN LỄ GIA TIÊN RẰM THÁNG 7”.
Bước 4: Nếu lễ ngoài sân Khấn “VĂN LỄ THÂN LINH RẰM THÁNG 7” Sau đó khấn tiếp “VĂN LỄ CHÚNG SINH RẰM THÁNG 7”.
Bước 5: Nếu là lễ phóng sinh thì khấn VĂN LỄ PHÓNG SINH – Sau đó mang phóng sinh.
Bước 6: Lễ Tạ
Bước 7: Hóa vàng (lưu ý không đổ rượu, nước lên vàng mã đã hoặc đang cháy.
Chia sẻ đến bạn giấc 📍Mơ Thấy Đào Đất📍 là điềm báo gì
Bài Cúng Rằm Tháng 7 Tại Nhà
Ngoài lễ vật trong mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 thì bài văn khấn cũng là yếu tố rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, cứ đến ngày Rằm tháng Bảy mọi người khắp nơi lại tưng bừng tổ chức ngày lễ Vu Lan với tâm nguyện nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia.
Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Điềm báo giấc 📍Mơ Thấy Màu Đỏ, Trắng, Đen, Vàng, Xanh, Tím📍 chi tiết nhất
Văn Khấn Cúng Tổ Tiên Rằm Tháng 7
Nội dung bài văn khấn cúng tổ tiên rằm tháng 7 để bạn đọc tham khảo.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:………………………………
Ngụ tại:…………………………………………………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ………….nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương.
Thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ…………., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 có thể chuẩn bị đơn giản, không cần cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo lễ vật cần thiết. Bạn thực hiện theo gợi ý trên để không phạm phải điều kiêng kỵ và ông bà tổ tiên phù hộ cho nhé.