Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng ❤️ Cách Cúng, Văn Khấn Đầy Đủ Nhất ✔️ Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu trong nhà, ngoài trời chi tiết nhất.
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngày Nào Tốt
Khác với những ngày lễ Tết thông thường, người Việt sẽ tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch.
Sở dĩ cúng chính rằm bởi theo quan niệm thì đây là ngày trăng sáng nhất của năm. Vào thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh; thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm may mắn, bình an.
Cúng Rằm tháng Giêng nên cúng vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ là tốt nhất. Với các gia đình quá bận rộn thì có thể sắp xếp cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch. Thời điểm cúng không quá bắt buộc, miễn là trước 19 giờ ngày 15/1 là được.
Đồ Cúng Rằm Tháng Giêng
Trong những ngày này, các gia đình thường chuẩn bị 2 lễ cúng; một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên. Gia chủ cũng có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.
Mâm cỗ cúng phật sẽ không có các món mặn mà thay vào đó là các món ăn chay tinh khiết. Gia chủ có thể chuẩn bị các món chay như: Bánh trôi nước, món xào chay; bánh canh măng nấm hoặc canh củ quả, hoa quả, xôi chè, các món đậu… Ngoài ra, lễ vật cúng sẽ có hương, hoa, đèn, nến.
Lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết. Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng truyền thống thường có những món sau: Gà luộc, bánh chưng; nem, mọc ninh măng, giò chả, xôi, hoa quả… Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Trong ngày này, mâm cỗ được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Có thể bạn quan tâm cách bày 🍁Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng🍁 đúng chuẩn
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Gồm Những Gì
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà cúng là vật cúng tế linh thiêng nhất còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Ngoài thịt gà, xôi gấc, bánh chưng và các món ăn khác như giò, chả, rau xào…, mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng còn có hương; hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Ngoài ra, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật bao gồm hoa quả; chè xôi, bánh trôi nước, các món ăn chay.
Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên “tùy tiền biện lễ”; dựa vào kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.
Các bước bày 🍃Mâm Cúng Rằm Tháng 7🍃 trong nhà và ngoài trời
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Như Thế Nào
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà lựa chọn cúng Rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được. Lưu ý, nếu cúng Rằm tháng Giêng ở chùa thì gia chủ nên sắm mâm cỗ chay thanh tịnh hoặc mâm ngũ quả, bánh kẹo và đèn nến là đủ.
Với các gia đình chọn cúng rằm tại nhà thì chuẩn bị mâm cúng gia tiên; thần linh với cỗ mặn, sắm lễ tùy tâm chứ không cần phải quá rườm rà, cầu kỳ.
Cách Cúng Rằm Tháng Giêng
Cúng rằm tháng Giêng như thế nào? Trước khi thực nghi lễ cúng rằng tháng Giêng 2021 tại nhà, gia chủ cần phải tắm rửa chay sạch, ăn mặc chỉnh tề.
Không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm. Sau đó, gia chủ đốt một vài nén hương (lưu ý chỉ thắp số lẻ vì số lẻ tượng trưng cho phần âm), thắp ở mỗi bát hương từ 1 đến 3 nén hương rồi thành tâm đọc bài văn khấn rằm tháng Giêng, văn khấn Tết Nguyên Tiêu Khấn xong, gia chủ vái ba vái rồi chờ cho đến khi hương cháy hết thì đem vàng mã đi hóa.
Bật mí cách làm 🌟Mâm Cúng Tất Niên Đơn Giản🌟 và nhanh chóng nhất
Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng
Nội dung bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng để bạn đọc tham khảo.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:..
Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương; ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Chia sẻ đến bạn các lễ vật cơ bản trong 🔮Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm🔮 tại nhà
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Đơn Giản
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 truyền thống hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ; được cho là sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.
Các món giò, chả, rau xào… cũng thường có mặt trên mâm cỗ mặn cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng. Ngoài ra, các gia đình còn chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.
Tất tần tật thông tin về 🔸Mâm Lễ Cúng Gia Tiên Rằm Tháng 7🔸 chi tiết nhất
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời
Scr.vn chia sẻ cách chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời đầy đủ nhất.
Lễ Vật Cúng Ngoài Trời
Lễ cúng ngoài trời rằm tháng Giêng cần có: Một mâm hoa quả (tùy thuộc vào mỗi nhà để lựa chọn hoa quả loại nào); một đĩa xôi chè, ấm trà, chén rượu, nén nhang với lòng thành kính.
Còn đơn giản nhất, chỉ là một mâm hoa quả, có thể thêm bánh trôi, bánh chay và đậu kho như cúng trong nhà.
Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời Hướng Đông
Mâm lễ thờ hướng Đông: Ta đứng lễ quay mặt hướng đông để tưởng nhớ các vị Hoàng Đế, các vị Thánh nhân, và các vị quan đại thần, trạng nguyên có công với dân với nước.
Thắp 9 nén nhang quỳ lạy 9 lạy mà thưa rằng: Con kính lạy các vị Đế vương anh minh, các vị Thánh nhân, các vị quan đại thần, cùng các vị quan trạng Việt Nam.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…………, gia đình chúng con có chút lễ vật lòng thành xin được nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ giá để chúng con được bày tỏ sự tôn kính công ơn của các vị với nhân dân với đất nước.
Đầu xuân mới con nguyện cầu cho đất nước được thái bình, nhân dân được mạnh khoẻ, hạnh phúc, văn minh, thịnh vượng, con nguyện cầu mong các vị ban ơn ban lộc cho con cháu chúng con được mạnh khoẻ, thông minh, học giỏi, sự nghiệp hanh thông để góp công xây dựng tổ quốc ngày càng giàu đẹp, và thịnh vượng. Chúng con xin thành tâm kính lễ và đa tạ chư vị.
(Con xin đa tạ) 3 lần rồi lễ 9 lễ.
Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời Hướng Nam
Mâm lễ thờ hướng Nam: Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các vị Thần Tiên. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con kính lạy chư vị thần tiên tam giới, con kính lạy sơn thần long thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài… hạ đàn chứng giám.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…….., chúng con có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời chư vị hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Đầu năm mới chúng con nguyện cầu chư vị ban cho đất nước con được thái bình, nhà nhà ai cũng được ban tài, ban lộc, ban phúc, ban thọ, toàn dân được văn minh thịnh vượng vạn sự cát tường như ý.
(Chúng con xin đa tạ) 3 lần và lễ 9 lễ.
Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời Hướng Tây
Mâm thờ hướng Tây: Để tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:
(Con Nam Mô A Di Đà Phật) 3 lần.
Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương đất, lạy chư phật ở 10 phương, con lạy Thượng Đế toàn năng, con lạy Phật Tổ vạn pháp, con lạy chư vị tam thiên, chư vị phật pháp, con lạy hội thượng phật bồ tát, con nam mô bạch y linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát ma ha tát hồng niên toạ hạ.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ………., là ngày vía Phật hiển linh, chúng con với tấm lòng thành kính gọi là có chút lễ vật nhang đăng thỉnh cầu kính mời Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp hạ đàn chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Năm mới chúng con cầu xin đức Phật Tổ cùng hội thượng phật bồ tát, chư vị phật pháp phù hộ độ trì cho đất nước con, cho bách gia trăm họ được mạnh khoẻ, hạnh phúc, thân tâm an lạc, cầu xin đức Phật Tổ cùng chư vị minh chứng cho tấm lòng thành kính của chúng con, (con Nam Mô A Di Đà Phật ) 3 lần lễ 9 lễ.
Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ngoài Trời Hướng Bắc
Mâm thờ hướng Bắc: Để kính tôn Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên; cùng chư vị thần tướng, thiên tướng, thiên binh, thiên mã.
Thắp 9 nén nhang lạy 9 lạy mà thưa rằng:
Con kính lạy Thượng Đế toàn năng. Con kính lạy Đông phương thanh đế. Nam phương xích đế. Tây phương bạch đế. Bắc phương hắc đế. Trung ương hoàng đế.
Con kính lạy càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, con kính lạy Thái Thượng Lão Quân; con kính lạy Huyền Thiên Trấn Vũ.
Con kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Mậu Tuất chúng con thành kính nhang đăng thỉnh tấu lên Thượng Đế; Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng các vị Thiên tướng, Thiên binh, Thiên mã.
Kính tấu rằng: Chúng con xin đa tạ Thượng Đế đã tạo lập thế gian và ban cho chúng con sự sống, được tu tâm tu đức và hành đạo, thể xác chúng con được mạnh khoẻ, trí tuệ chúng được minh ý.
Con xin nguyện cầu Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, cùng chư vị ban cho chúng con sức mạnh; trí tuệ, sự năng động sáng tạo, tâm đức thiên giới và niềm tin tuyệt đối với Thượng Đế để thế giới được thái bình; muôn loài được hạnh phúc, văn minh và thịnh vượng.
(Chúng con biết ơn Thượng Đế) 9 lần và lạy 9 lạy.
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Tại Nhà
Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào; dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển. Ngoài ra, trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.
Tiết lộ các bước chuẩn bị và thực hiện 🌿Lễ Cúng Rằm Tháng 7🌿 theo quan niệm người Việt
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Trong Nhà
Mời bạn tìm hiểu những điểm cần lưu ý khi làm lễ cúng rằm tháng Giêng trong nhà.
Không Dùng Hoa Giả, Trái Cây Giả
Rất nhiều gia đình sử dụng hoa giả, trái cây giả đặt trên ban thờ để làm cảnh cho đẹp. Vì những loại hoa, quả giả này mẫu mã rất bắt mắt, dùng được lâu mà không lo hỏng, héo.
Tuy nhiên, việc bày hoa, quả giả trên bàn thờ hay trong mâm lễ cúng là việc làm không đúng. Thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.
Không Dùng Đồ Chay Giả Mặn
Rất nhiều gia đình tránh sát sinh trong ngày Rằm nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên bàn thờ Phật và gia tiên.
Mong trong năm gia đình bình an, gặp nhiều điều may mắn, đây là một việc làm tốt. Tuy nhiên, gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.
Không Đốt Nhiều Vàng Mã
Trọng tâm của lễ Rằm tháng Giêng là cầu nguyện cho một năm mới an lành; khỏe mạnh, no đủ, thịnh vượng. Tuy nhiên, đạo Phật không bắt buộc phải đốt vàng mã cho người đã mất, không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.
Vậy nên, người dân đi lễ nên bằng tấm lòng thành kính, chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.
Dọn Dẹp Ban Thờ
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ.
Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Không Cúng Thủ Lợn
Theo quan niệm dân gian từ xưa tới nay, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, nếu gia chủ cúng mâm cỗ mặn thì nên nhớ, chớ nên cúng thủ lợn.
Thông thường các gia đình vẫn làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tương đối giống với mâm cỗ ngày Tết với những món truyền thống, trong đó có thịt gà, thịt lợn, giò chả, măng miến… Người ta cho rằng cúng thủ lợn không tốt, ngày đầu năm đã sát sinh, có thể ảnh hưởng đến vận phúc của cả gia đình trong năm, vì thế vẫn nên hạn chế là hơn.
Không Dùng Tiền Giả, Tiền Có Nguồn Gốc Bất Chính
Gia đình Việt thường có thói quen đặt tiền thật lên bàn thờ khi cúng tế, ngụ ý muốn cầu xin tài lộc, may mắn. Tuy nhiên cần lưu ý, tiền này nên là tiền thật, do chính sức mình làm ra.
Tuyệt đối không dâng lên tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Xem điềm báo giấc 🍓Mơ Thấy Người Mình Ghét🍓 nói lên điều gì
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Thần Linh
Các gia đình cần chuẩn bị mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày rằm tháng Giêng bao gồm:
- 4 bát gồm: Bát mọc, ninh măng, bát miến, bát bóng.
- 6 đĩa gồm thịt lợn (hoặc thịt gà), dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm.
- Hương, hoa.
- Vàng mã.
- Đèn nến.
- Trầu cau.
- Rượu.
- Lưu ý:
Lễ vật cúng Phật và lễ gia tiên cần phải để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.
Lễ cúng rằm tháng Giêng không cần phức tạp hay cầu kỳ, chỉ cần bạn thành tâm và tỏ lòng thành kính đến các bậc bề trên.