Thuyết Minh Về Trà Vinh: 21+ Bài Giới Thiệu Trà Vinh Hay

Thuyết Minh Về Trà Vinh ❤️️ 21+ Bài Giới Thiệu Trà Vinh Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Con Người Và Vùng Đất Miền Tây Trù Phú.

Viết Một Bài Văn Giới Thiệu Về Tỉnh Trà Vinh – Mẫu 1

Để viết một bài văn giới thiệu về tỉnh Trà Vinh, các em học sinh có thể tham khảo bài văn thuyết minh hay dưới đây với những ý chính rõ ràng để nắm được bố cục và định hướng làm bài.

Trà Vinh nằm ở hạ lưu sông Mê Kông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu. Tỉnh có vị trí địa lý phía Bắc giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Tây và Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông. Là vùng đất giao thoa giữa vùng đồng bằng và biển, Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nền văn hóa đặc trưng của người Khmer ở Nam Bộ, với những ngôi chùa cổ kính uy nghi nằm giữa tán rừng cây cổ thụ rợp bóng mát, các lễ hội đặc trưng văn hóa sông nước miệt vườn cùng nhiều danh thắng tự nhiên thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.

Với vị trí nằm giữa 2 nhánh sông Mê Kông và tiếp giáp biển Đông, Trà Vinh có nhiều cù lao, cồn nổi ven sông, ven biển với những vườn cây ăn trái chuyên canh thích hợp để phát triển loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và du lịch nghỉ dưỡng. Đa số danh thắng trên địa bàn tỉnh còn hoang sơ là điểm đến hấp dẫn để du khách trong và ngoài nước khám phá, trải nghiệm.

Bên cạnh tiềm năng tự nhiên, Trà Vinh còn có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc cổ xưa và các di sản văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 10 di tích lịch sử, kiến trúc và di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 143 ngôi chùa Khmer Nam Bộ có kiến trúc cổ xưa độc đáo, tiêu biểu là chùa Hang, chùa Âng… Ðây là các ngôi chùa cổ, mang kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Khmer Nam Bộ, trong đó có chùa Âng thuộc hàng cổ nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long thường được khách du lịch và nhân dân địa phương chiêm bái.

Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tỉnh Trà Vinh gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo.Mỗi dân tộc ở Trà Vinh có phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những nét đặc thù của từng dân tộc, lại có những điểm chung, những đặc trưng văn hóa chung được hình thành do có sự cộng cư lâu đời của cộng đồng các dân tộc Khmer, Việt, Hoa, Chăm… Từ đó, tạo nên những phong tục tập quán rất phong phú và đa dạng của người dân Trà Vinh.

Nơi đây tồn tại rất nhiều lớp văn hoá đa màu, đa sắc thái trên cơ sở tinh thần bao dung, hoà hợp. Đó là những tài nguyên quan trọng để tỉnh Trà Vinh phát triển du lịch văn hóa. Lễ hội ở Trà Vinh là hình thức đặc trưng phản ánh đời sống sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật – tôn giáo – tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, là tài nguyên nhân văn quan trọng để phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch Trà Vinh khá đa dạng và phong phú, thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch văn hóa.

Cùng với văn mẫu thuyết minh về Trà Vinh, SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Giới Thiệu Về Trà Vinh Hay Nhất – Mẫu 2

Bài giới thiệu về Trà Vinh hay nhất sẽ cung cấp cho các em học sinh những thông tin quan trọng để bài viết thuyết minh của mình có thêm chiều sâu và thu hút độc giả.

Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 130 km và thành phố Cần Thơ 100 km.

Tỉnh Trà Vinh có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số.

Với trị trí tiếp giáp biển Đông chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Trà Vinh là tỉnh mưa thuận, gió hoà, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 độ C, hiếm khi có bão, vì thế bất cứ mùa nào trong năm du khách cũng có thể đến miền Duyên hải này.

Trà Vinh được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch biển, sông nước miệt vườn, các cồn nổi ven biển chuyên canh vườn cây ăn trái đặc sản…đặc biệt là du lịch khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với 142 ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo trãi khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm.

Tỉnh Trà Vinh đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ với các dự án đầu tư lớn đang được triển khai tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn chế về mặt địa lý trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương.

Người Trà Vinh hồn nhiên, thật thà và mến khách, chính sự thân thiện ấy đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đến với quê hương Trà Vinh.

Trà Vinh ngày ấy anh đi
Em che vành nón thầm thì bên nhau
Nụ hôn say đắm ngọt ngào
Hành trang anh mãi cất vào trong tim

Nhớ về vùng đất êm đềm
Trăng khuya soi bóng bên thềm vấn vương
Cầu Kè hội ngộ yêu thương
Mời anh dừa sáp vị hương quê nhà

Nghiêng nghiêng ngã bóng chiều tà
Hương thơm lúa mới thướt tha đợi chờ
Tiều Cần xin dệt vần thơ
Gió đưa mây đến ngẩn ngơ nắng hồng

Mái chèo khoan nhặt bên sông
Chạnh lòng lữ khách đứng trông nắng chiều
Hoàng hôn Trà Cú mỹ miều
Trăng thanh say đắm tình yêu chốn này

Trong sương thân vạc lạc bầy
Canh năm đánh thức gió lay ân tình
Thôi đành nhường lại bình minh
Cầu Ngang giữ trọn nghĩa tình bên nhau

Cung hầu cảnh mộng xuyến xao
Hòa vào tình biển ngọt ngào hương say
Càng Long thương nhớ bao ngày
Mùa tôm trở lại nơi này phồn vinh

Đứng nhìn Duyên Hải chuyển mình
Ba Động duyên dáng thắm tình chiều thu
Châu Thành nhớ buổi giã từ
Ngoài trời se lạnh gió đông
Nhìn con én liệng nắng hồng bén duyên
Thu qua đông hết lụy phiền
Xuân về trải lối hoa thêm sắc hồng.

(Trích tác phẩm “Diễn ca Việt Nam quê hương tôi” của KLG – Võ Văn Hải)

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử ☀️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Giới Thiệu Về Con Người Trà Vinh – Mẫu 3

Bài văn mẫu thuyết minh giới thiệu về con người Trà Vinh sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ hay ĐBSCL nói riêng là một vùng đất năng động với cây lành trái ngọt, những con người hào phóng, nghĩa tình. Khi nghiên cứu về Nam Bộ, không ít nhà khoa học phải thừa nhận “sự đặc biệt” của vùng đất này bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, bởi lịch sử cộng cư hòa hợp của các dân tộc. Trong đó, người Trà Vinh cũng mang đầy đủ phẩm chất, tính cách người Nam bộ, cũng trượng nghĩa, can trường, chất phác, cởi mở…

Trà Vinh là nơi cộng cư của 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Với những nét đặc trưng riêng biệt, nổi trội, sự đa dạng và khác biệt của văn hóa 3 tộc người này là rất rõ. Tuy nhiên, xuyên qua thời gian, các mối quan hệ xã hội của cư dân 3 tộc người đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc, thể hiện sự đan xen của các mảng màu văn hóa. Trong diện mạo văn hóa Trà Vinh, có thể thấy một nét khác biệt so với bức tranh văn hóa của các tỉnh, thành Tây Nam Bộ ở nét đậm của văn hóa đồng bào Khmer.

Là tỉnh có số lượng đồng bào Khmer lớn thứ hai trong cả nước, có thể nói, đồng bào Khmer đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc về ẩm thực, trang phục, ứng xử ở vùng đất Trà Vinh. Trong sự hòa hợp này, có mối quan hệ tác động hai chiều giữa người Kinh với người Khmer và ngược lại, người Khmer với người Hoa và ngược lại, người Kinh với người Hoa và ngược lại. Các mối quan hệ đan cài đã tạo nên những nét riêng biệt của người Trà Vinh. Ngoài ra, cần phải xem xét trong sự hòa hợp từ sự đan xen các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 12 tôn giáo khác nhau, và nét đặc biệt là xấp xỉ 90% dân số trên địa bàn tỉnh theo tôn giáo; trong đó, có hơn 80% theo Phật giáo với hơn 150 ngôi chùa thờ Phật. Đây là nét đặc biệt tác động sâu sắc đến các đặc điểm văn hóa khác, cũng như tác động tới việc hình thành tính cách người Trà Vinh.

Việc có số lượng người theo Phật giáo cao đã tạo nên một không khí Phật giáo trong đời sống với đức tin lớn; tạo nên một tinh thần Phật giáo trong ứng xử khiến cho sự hòa hợp với các tôn giáo khác được dễ dàng hơn, đồng thời tạo nên một môi trường sinh hoạt văn hóa mà ở đó, con người thấm nhuần tinh thần từ bi của Phật giáo. Có thể vì thế, người Trà Vinh sống ôn hòa, trọng giá trị gia đình, ít bon chen, tranh giành. Có thể cảm nhận điều này trong cuộc sống hằng ngày của người Trà Vinh với nhịp sống khá khoan thai giữa những sôi động từ sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Mặc dù nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, nhưng Trà Vinh vẫn là một bộ phận trong quá trình hình thành và phát triển chung của vùng Nam Bộ, nên mang đặc điểm chung của điều kiện hoàn cảnh của Nam Bộ. Vì vậy, xét về đặc trưng tính cách của người Trà Vinh trong mối quan hệ với tính cách người Nam Bộ, có thể khẳng định rằng đặc trưng tính cách người Trà Vinh chính là tính cách của người Nam Bộ, đó là tính phóng khoáng, trọng nghĩa kinh tài, bộc trực, năng động sáng tạo và thiết thực.

Trong bối cảnh chung của sự phát triển, Trà Vinh luôn tìm cách phát huy nội lực để vươn lên; trong đó, nguồn lực con người là vốn quý nhất, là động lực, là nhân tố quyết định sự thành công. Đặc trưng tính cách đó được hình thành từ những ngày đầu khi lưu dân tứ phương tụ cư về khai khẩn vùng đất mới – vùng đất Nam Bộ mà Trà Vinh là một thành viên. Trà Vinh có những đặc điểm riêng của mình, mặc dù chưa đủ làm nên sự khác biệt đến mức có thể hình thành một đặc trưng tính cách riêng, nhưng thực sự cần thiết phải quan tâm khi xây dựng chủ trương, định hướng, chính sách phát triển.

Chính quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc tại tỉnh Trà Vinh gắn liền với các đặc điểm sinh sống, lao động, văn hóa và tôn giáo riêng; mỗi dân tộc ở Trà Vinh có phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết và món ăn đặc thù. Tuy nhiên, giữa họ vẫn có những cái chung. Những đặc trưng văn hóa chung đó được hình thành do sự cộng cư lâu đời trên vùng đất Trà Vinh. Chính những yếu tố này góp phần tạo nên phong tục, tập quán rất phong phú và đa dạng. Nơi đây cũng từng tồn tại nhiều lớp văn hóa khác nhau trên cơ sở tinh thần bao dung, hòa hợp.

Theo cách gọi bình dị là “dân Nam Bộ”, người Trà Vinh cũng mang tính cách văn hóa người Việt ở Nam Bộ. Đó là tính sông nước, tính bao dung, tính năng động, tính trọng nghĩa, tính thiết thực. Tính cách người Nam Bộ dựa trên bốn yếu tố chính. Thứ nhất là bối cảnh tự nhiên – xã hội của Nam Bộ. Đây là nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện như mùa hè không quá nóng và ẩm như miền Bắc ở sâu trong lục địa, không quá khô và quanh năm không bao giờ bị bão lớn như miền Trung.

Thứ hai là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế: Việt Nam với Đông Nam Á và với phương Tây; ngã ba đường Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương. Thứ ba, đây là nơi gặp gỡ của cư dân nhiều tộc người (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer…), đến từ khắp mọi miền đất nước (Bắc, Trung, Nam). Thứ tư, văn hóa Nam Bộ là sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian (từ Bắc qua Trung vào Nam) và thời gian (từ lớp văn hóa bản địa qua lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa đến lớp văn hóa giao lưu với phương Tây) mà ảnh hưởng nhiều nhất sau này chính là tính cách văn hóa phương Tây như mở, thoáng, năng động, tính thực dụng.

Từ đó, đã ảnh hưởng, hình thành nên hệ thống đặc trưng tính cách văn hóa Nam Bộ nói chung và tính cách văn hóa người Trà Vinh nói riêng.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Thuyết Minh Về Du Lịch Trà Vinh – Mẫu 4

Khi viết bài thuyết minh về du lịch Trà Vinh, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu sau đây để có thêm gợi ý cho mình.

Trà Vinh còn có rất nhiều di tích lịch sử – văn hóa và lịch sử cách mạng gắn liền với các dân tộc, tôn giáo. Toàn tỉnh có 13 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng cấp quốc gia, 20 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, công trình kiến trúc cấp địa phương. Các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử kiến trúc như: Đền Thờ Bác Hồ, di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om, chùa Giác Linh, di tích kiến trúc chùa Âng; phế tích Lưu Cừ II xã Lưu Nghiệp Anh – Trà Cú. Trong đó, có nhiều di tích gắn với quá trình khai khẩn vùng đất Trà Vinh nói chung và vùng đất Nam Bộ nói riêng của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh. Mỗi lễ hội có sắc thái riêng nhưng đã trở thành di sản văn hóa chung của tỉnh. Lễ hội ở Trà Vinh là hình thức tiêu biểu trong phức hợp sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật – tôn giáo – tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, rất sống động và không ngừng phát triển theo chiều dài lịch sử. Lễ hội luôn có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc; các đặc điểm về tộc người và tôn giáo trong văn hóa, bộc lộ khá rõ nét trong các lễ hội.

Các lễ hội rất độc đáo của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa như lễ Giỗ Bác Hồ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Vu Lan thắng hội, lễ hội Nguyên Tiêu. Đặc biệt là lễ hội Ok – Om – Bok gắn với hội đua ghe Ngo trên sông Long Bình của đồng bào Khmer được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trong mỗi dịp lễ hội của người Khmer, bên cạnh những nghi lễ cổ truyền là những hình thức vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao của quần chúng… tất cả đều được tổ chức và diễn ra ở khuôn viên chùa, thậm chí trong các ngày tết nhiều gia đình còn vào hết trong chùa ăn tết.Đó là những tài nguyên văn hóa quan trọng để khai thác phục vụ cho phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh.

Do có sự cộng cư của nhiều dân tộc trên địa bàn, nên tôn giáo, tín ngưỡng ở Trà Vinh cũng có sự phong phú, đa dạng. Riêngđối với người Khmer, hiện còn bảo lưu nhiều nghi thức cúng kiếng, có sự chi phối đến đời sống tinh thần của người Khmer nơi đây như các nghi lễ về nông nghiệp có lễ tết vào năm mới (Chol Chnam Thmay), lễ cúng ông, bà (Sene Đôl-ta); lễ hội Ok-Om-Bok (lễ cúng trăng) …

Đặc biệt, Trà Vinh có 142 trên tổng số 600 ngôi chùa Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được trải khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.Các ngôi chùa ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ hàng trăm tuổi với kiến trúc đẹp, độc đáo, có giá trị lịch sửlâu đời, văn hóa lớn. Bên cạnh đó, còn có nhiều chùa người Kinh, người Hoa có giá trị lớn đối với ngành du lịch.

Các loại hình nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh không kém phần phong phú, đa dạng như: Đờn ca tài tử của người Kinh, múa Lân – Sư – Rồng của người Hoa. Đáng chú ý là các loại hình nghệ thuật của dân tộc Khmernhư điêu khắc, hội họa,trang trí mỹ thuật và kiến trúc trong các ngôi chùa Khmer rất đặc sắc.Kiến trúc truyền thống chủ yếu tập trung ở các công trình công cộng, đặc biệt là ngôi chính điện trong chùa được thiết kế để tạo vẻ uy nghi, lộng lẫy, đồ sộ.

Múa, hát và nghệ thuật sân khấu là nét nổi bật trong nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer nơi đây. Trong đó, kịch hát Dù-Kê hay còn gọi là La khôn bassắc là một loại hình sân khấu độc đáo của người Khmer, rađời vào những năm 1920 -1930 bởi đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. Loại hình nghệ thuật này có sự tiếp thu các tích tuồng của người Hoa và diễn chung với các vở cải lương của người Kinh. Hay các điệu múa dân gian như: Rôbam còn gọi là Rom Yăk (múa chằn), Râmvong, Rom khach, Rom sarawan và Lăm lêu…có những sắc thái văn hóa rất độc đáo.

Đến với Trà Vinh du khách có thể thưởng thức những đặc trưng về văn hóa ẩm thực của cộng đồng các dân cư với các đặc sản như Bún nước lèo, tôm khô Vinh Kim, dừa sáp Cầu Kè, quýt đường Long Trị, Bánh tét Trà Cuôn, nước mắm rươi Ba Động, rượu Xuân Thạnh. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền thống là những địa chỉ không thể thiếu trong bản đồ du lịch Trà Vinh.

Đó là những tài nguyên nhân văn quan trọng để Trà Vinh phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với lễ hội truyền thống các dân tộc, nhất là tìm hiểu văn hóa dân tộc Khmer, văn hóa dân tộc Việt trong quá trình khai khẩn vùng đất Nam Bộ Việt Nam.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Tiền Giang 🌼 15 Mẫu Đặc Sắc

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Trà Vinh – Mẫu 5

Với đề văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh Trà Vinh, các em học sinh có thể tham khảo gợi ý thuyết minh về chùa Cò Trà Vinh với bài văn mẫu dưới đây:

Chùa Cò, hay còn gọi là chùa Nodol hoặc chùa Giồng Lớn, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Trà Vinh. Trà Vinh và Sóc Trăng là hai tỉnh quy tụ hệ thống nhiều ngôi chùa Khmer nhất cả nước. Nếu Sóc Trăng có chùa Dơi thì Trà Vinh có chùa Cò. Sở dĩ chùa có tên chùa Cò vì hơn 100 năm nay, toàn bộ khuôn viên chùa là nơi cư trú của hàng nghìn con chim, trong đó đông nhất là họ nhà cò với cò trắng, cò đầu vàng, cò mỏ đen…

Vượt chặng đường hơn 100km từ Cần Thơ về đến huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, rẽ qua Quốc lộ 53, du khách sẽ bắt gặp ngôi chùa Nodol uy nghiêm, cổ kính nằm khuất sau những rặng cây. Trai đường là nơi lưu giữ lại những nét kiến trúc cổ của chùa. Các tượng Phật ở đây được khắc bằng đá tảng, rất uy nghiêm. Mỗi tượng phải cần vài thanh niên khỏe mạnh mới có thể khiêng nổi. Đối diện với trai đường là chánh điện mang đậm kiến trúc của chùa khmer Nam Bộ. Đặc điểm tiêu biểu của lối kiến trúc là mái cong nhiều tầng cùng một tòa tháp nhọn ở trung tâm với hình dáng vươn cao thể hiện sự thịnh vượng.

Ngoài tên gọi Nodol thì nơi đây còn được gọi là Chùa Cò theo cách mà du khách đặt, bởi nơi đây cò rất nhiều. Chùa có diện tích 6 héc ta. Ngoài khuôn viên chánh điện, trai đường, nhà tăng thì còn lại là không gian của các loài cò. Có hơn 10 loài chim, cò quần tụ tại chùa Nodol. Trong đó có những loài chim quý hiếm chẳng hạn như chim cổ rắn – một trong những loài có tên trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ cũng chọn nơi đây làm tổ ấm.

Du khách đến chùa Nodol không chỉ muốn tìm về cảm giác an yên, tĩnh lặng tại điểm du lịch tâm linh này mà họ còn muốn được một lần tận mắt chứng kiến khung cảnh thiên nhiên hoang dã tại ngôi chùa cổ. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của ngôi chùa này. Tới đây, du khách được chứng kiến những đàn cò tỏa đi kiếm mồi mỗi sáng sớm rồi lại ríu rít trở về, đậu trên những nếp mái, tháp chùa, ngọn cây khi chiều về. Cũng như nhiều ngôi chùa khác ở Trà Vinh, chùa Nodol mang kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer Nam Bộ. Chùa có các khu vực quan trọng là tòa chính điện, nhà hội, tháp chùa…

Tòa chính điện có những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, được chạm khắc và trang trí nhiều họa tiết và hoa văn quen thuộc như tượng đầu bốn mặt Maraprum, tượng thần Reahu…Bao bọc xung quanh chùa là những cây cổ thụ lâu năm như cây sao, cây dầu, sầu đâu…Vẻ trang nghiêm, u tịch của chùa Cò càng trở nên ấn tượng hơn với sự góp mặt của những đàn chim, đàn cò thường xuyên cư ngụ.

Chùa Cò (chùa Nodol) tọa lạc ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. Thư thái, tĩnh lặng, nhẹ nhàng, đó là những cảm xúc cho bất kỳ ai có dịp đến tham quan, thưởng lãm ngôi chùa đẹp, trang nhã, uy thiêng có cái tên dân dã rất Nam Bộ, “Chùa Cò”.

Đón đọc ☔ Thuyết Minh Về Tuyên Quang ☔ 15 Bài Giới Thiệu Tuyên Quang

Bài Giới Thiệu Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Trà Vinh Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Để viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Trà Vinh đạt điểm cao, dưới đây là bài văn mẫu đặc sắc thuyết minh về biển Ba Động để các em học sinh cùng tham khảo:

Biển Ba Động là danh thắng và là khu du lịch nổi tiếng thuộc xã Trường Long Hòa (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh), cách trung tâm thành phố Trà Vinh 50 km về hướng đông nam và cách thị xã Duyên Hải 10 km về hướng đông. Khu du lịch này có vị trí nằm giữa hai cửa biển Cung Hầu (sông Tiền), Định An (sông Hậu), nhìn chính diện ra biển Đông.

Vùng biển Đông ven bờ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng biển phù sa do nhiều cửa sông lớn nhỏ đổ ra nên phần lớn là bãi bùn, nước không trong. Trong đó, biển Ba Động là khu vực hiếm hoi ở miền Tây Nam bộ được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho một bãi cát dài hơn 10 km từ ấp Nhà Mát tới ấp Cồn Trứng. Do độ dốc thoai thoải, khi nước thủy triều xuống, bãi cát phơi ra hàng trăm mét, từ bờ xuống tới mép nước.

Cũng do nằm trong khu vực biển phù sa nên bãi cát Ba Động không trắng muốt hay vàng óng ả, nước biển Ba Động cũng không thể trong xanh như với các bãi biển Nha Trang hay Vũng Tàu. Tuy nhiên, dọc bờ biển Đông, từ Gò Công tới Cà Mau, Ba Động có bãi cát đẹp, nước biển khá trong, nhất là vào những tháng sau Tết Nguyên đán, sóng yên biển lặng, hình thành khu du lịch biển được nhiều người ưa chuộng.

Sớm nhận ra giá trị của bãi biển Ba Động, từ đầu thế kỷ XX, nhà cầm quyền thực dân Pháp đã xây dựng ở đây khu nghỉ mát và gần đó là một sân golf mini (lúc đó sân golf gọi là sân cù, đánh golf gọi là đánh cù) dành cho các quan chức, giới thượng lưu trong tỉnh và các tỉnh lận cận về nghỉ dưỡng dịp cuối tuần. Qua giai đoạn chiến tranh ác liệt, khu nghỉ mát và sân golf ấy không còn nhưng đã để lại địa danh ấp Nhà Mát (thuộc xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải) và ấp Cồn Cù (thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải).

Sau khi tỉnh Trà Vinh được tái lập (1992), Nhà nước tập trung nguồn kinh phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng như giao thông, điện lưới quốc gia, viễn thông, rừng phòng hộ phi lao, bờ kè chống sạt lở… tạo điều kiện đánh thức tiềm năng du lịch biển Ba Động. Ngày nay, một số doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch tiện ích như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, bờ kè chống sạt lở, quy hoạch và cắm phao an toàn bãi tắm, quầy vật phẩm lưu niệm… Từ đó, khách du lịch và các đoàn tham quan từ các tỉnh miền Tây Nam bộ, khách nước ngoài đến khu du lịch Biển Ba Động ngày càng đông hơn.

Đến với khu du lịch Biển Ba Động, du khách nên nghỉ lại qua đêm để có điều kiện ngắm ánh bình minh hoặc ánh hoàng hôn trên biển. Sau đó, hòa vào đoàn người đang thỏa thích vẫy vùng trong làn nước biển mát lạnh hay cưỡi mô tô nước lướt trên ngọn sóng một cách an toàn, không lo bị sóng biển cuốn đi như nhiều bãi biển khác.

Khi thấm mệt, bạn cùng gia đình có thể lựa chọn góc thuận tiện trong nhà hàng hoặc dãy ghế bố dọc theo bờ kè nhìn ra mặt biển khơi xa tít tắp, nơi có những đoàn thuyền đánh cá như những chấm đen nho nhỏ di động phía chân trời và tận hưởng những làn gió biển thổi vào mát rượi. Có thời gian, du khách thả bộ dọc theo những lối mòn quanh co, khúc khuỷu theo chân các động cát, xuyên qua và hòa vào những hàng phi lao uốn lượn theo chiều gió mà quên đi những mệt mỏi, lo toan của cuộc sống bộn bề thường nhật.

Đến với Biển Ba Động, dù là mùa nam hay mùa chướng, dù tại nhà hàng hay đi dạo quanh các xóm hạ bạc, du khách có thể tự tay lựa chọn nhiều mặt hàng thủy hải sản tươi sống từ những chiếc ghe đánh cá vừa quay mũi vào bờ cho bữa ăn của mình. Cao cấp hơn một chút, du khách có thể đặt sẵn hay nhờ nhân viên nhà hàng hướng dẫn để tự tay chế biến những món đặc sản nổi tiếng của làng ven biển địa phương, mà mỗi món ăn đều gắn một giai thoại, truyền thuyết hấp dẫn.

Đó là món cá kèo kho gợt chấm nước mắm rươi, loại nước chấm mà những năm bôn tẩu được người dân địa phương cung tiến, chúa Nguyễn Ánh nếm thử một lần không thể quên được suốt đời nên ban cho mỹ danh là “nước mắm ngự”; Đó là món đuôn chà là béo ngậy hay tôm thẻ, cua biển hấp bia chấm muối tiêu chanh; Đó là còn món chù ụ rang me tuy có phần dân dã nhưng ngon không lẫn vào đâu được, vừa ăn vừa thương cho chàng trai biển hiền lành, tốt bụng mà thật thà nên thua thiệt đành hóa kiếp thành con chù ụ quanh năm bám chặt gốc dừa nước…

Dừng chân tại khu du lịch Biển Ba Động, du khách sẽ có dịp tìm hiểu bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa của vùng đất ven biển Trường Long Hòa, Duyên Hải, Trà Vinh. Gần 3 thế kỷ trước, những ngư dân vùng Bình Thuận vào định cư tại đây đã mở ra nghề đi biển tạo cơm ăn áo mặc và cũng chính họ đã mang theo địa danh Ba Động, tín ngưỡng thờ Bà Cố Hỷ cho vùng đất mới.

Những năm tháng quân tướng chúa Nguyễn Ánh trốn chạy sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đã để lại các tên làng có từ tố “Long” như Trường Long Hòa, Long Vĩnh, Long Hữu, Long Toàn… và để lại luôn ngôi mộ Quận chúa như một bí ẩn lịch sử mấy trăm năm. Cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm chiếm Nam bộ, tuyến rừng ven biển Duyên Hải là căn cứ của nghĩa binh Đề Triệu, Phan Tôn – Phan Liêm, Lê Tấn Kế – Trần Bình…

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ của dân tộc, Trường Long Hòa nói riêng, Duyên Hải nói chung là căn cứ vững chắc của các cơ quan lãnh đạo, lực lượng vũ trang cách mạng tỉnh Trà Vinh, Khu Tây Nam bộ và cả Đặc khu Sài Gòn – Gia Định.

Chính địa bàn này là một trong những mắc xích quan trọng của tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại vận chuyển vũ khí từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào chi viện cho chiến trường Tây Nam bộ, với những kình ngư lẫy lừng tên tuổi là những người con ưu tú của vùng đất này như Lê Thanh Lòng, Hồ Đức Thắng… Truyền thống vẻ vang đó đã tạo nên một “Trường Long Hòa sắt thép”, một “Duyên Hải anh hùng” mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cư dân địa phương.

Cũng chính từ vùng biển này, du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu, thưởng thức các sản phẩm đặc trưng của các làng nghề truyền thống nổi tiếng một thời như Làng Đáy biển Động Cao, Làng Muối Cồn Cù, Làng Dưa hấu Ba Động… Ngày nay, với những tiềm năng và thế mạnh đặc thù không đâu có được, vùng ven biển Trường Long Hòa, Duyên Hải trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Trà Vinh, với nhiều công trình trọng điểm quốc gia ra đời, đi vào hoạt động như Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, Luồng tàu biển trọng tải lớn ra vào sông Hậu…

Khu du lịch Biển Ba Động là trọng tâm của một chuỗi các địa chỉ du lịch tiềm năng ven biển Trà Vinh như Trúc Lâm Thiền viện, khu Di tích Bến Tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, Đình miếu Cồn Trứng, Hải đăng Vàm Láng Nước, Lầu Bà Thượng động Cố hỷ nương nương, mộ cổ Ba Động… rất thuận tiện cho việc tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu hoặc đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách.

Nếu dừng chân lâu hơn, du khách cũng có thể lên thuyền làm chuyến du ngoạn dọc theo chiều dài Luồng Tàu biển trọng tải lớn ra vào sông Hậu, ngắm nhìn những chiếc tàu viễn dương mang nhiều quốc tịch trên thế giới đến với các cảng khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngắm nhìn Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải và những chiếc tàu vận tải than nguyên liệu neo đậu chờ bốc dở. Có thời gian hơn nữa, du khách làm chuyến du lịch mạo hiểm vượt sóng biển ra tận những thon đáy hàng khơi, nơi có những chàng ngư dân dũng cảm, ngày đêm đối đầu cùng gió to sóng cả trên những chiếc chòi canh bé xíu, góp phần làm giàu đẹp quê hương.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử Ở Trà Vinh – Mẫu 7

Bài thuyết minh về di tích lịch sử ở Trà Vinh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cụ thể về Ao Bà Om, một trong những địa danh không thể bỏ qua khi nhắc đến vùng đất này.

Trà Vinh nổi tiếng là vùng đất có bề dày truyền thống cách mạng, là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật của khu vực phía Nam. Ao Bà Om là nơi mang nhiều dấu ấn huyền thoại của thời cha ông khai phá, gầy dựng đất phương Nam. Ao Bà Om còn có tên gọi khác là Ao Vuông, cách trung tâm tỉnh khoảng 5km, thuộc khóm 4 phường 8, thị xã Trà Vinh.

Khuôn viên Ao Bà Om có diện tích hơn 100.000 m2, trong đó phần mặt ao gần 43.000 m2. Bao bọc xung quanh trên bờ ao có gần 500 cây cổ thụ, đa số là cây sao, cây dầu hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ. Đến nay, người dân Trà Vinh vẫn không biết chính xác Ao Bà Om hình thành từ khi nào nhưng có hàng chục truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, dưới đây là câu chuyện được nhiều người nhắc nhất.

Theo lời kể, lúc bấy giờ, vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn thì nước ngọt rất khan hiếm. Ruộng rẫy khô cằn, cây cỏ vàng úa. Đời sống bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Một ông hoàng trấn nhậm trong vùng bèn quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.

Cùng lúc đó, trong vùng xảy ra một vụ “tranh chấp” khó giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai phải đi cưới ai? Ai phải chịu mọi phí tổn trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem.

Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om.

Ao Bà Om được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994 và thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo. Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách khi đến Trà Vinh. Đây cũng là nơi hàng năm diễn ra các lễ, hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ như Chôl-chnăm-thmây, Sen Đôn ta, Ok-om-bok…

Từ lâu, ao Bà Om đã là niềm tự hào của người dân Trà Vinh. Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng, ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khmer cũng được đặt ở đây. Quần thể “bộ ba”: ao Bà Om, chùa Âng và Bảo tàng văn hoá Khmer được xác định là địa điểm du lịch hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Ao Bà Om là một ao nước trong phẳng lặng, nếu đến đúng mùa thì ao còn được tô điểm bởi những bông sen hồng, bông súng đỏ lãng mạn.

Khí hậu tại Ao Bà Om mát mẻ quanh năm nên được người dân Trà Vinh đặt tên là Đà Lạt thứ hai. Bao bọc quanh ao là những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi phủ tán rợp cả vùng, tạo nên cảnh quan vừa thanh nhã, vừa mát lành. Những cây sao, cây dầu này có bộ rễ khổng lồ nổi trên mặt đất, tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. Có bộ rễ lớn đến nỗi có thể tạo thành cái hang độc nhất vô nhị, trẻ con có thể chui vào vui chơi. Lại có bộ rễ cây trở thành ghế ngồi nghỉ chân của khách.

Sau những ngày làm việc mệt nhọc hay giữa bộn bề phố thị, khách du lịch sẽ được trải nghiệm cảm giác thanh bình, yên ã khi đến tham quan thắng cảnh Ao Bà Om để ngắm nhìn hàng trăm cây cổ thụ tỏa bóng mát bên hồ nước rộng lớn. Trong đó có những cây cổ thụ rễ trồi lên khỏi mặt đất tạo nên bức tranh đặc biệt mà tạo hóa đã ban tặng cho thắng cảnh này.

Đừng bỏ qua 🔥 Thuyết Minh Về Yên Bái 🔥 15 Bài Giới Thiệu Yên Bái Hay

Bài Thuyết Minh Về Một Di Tích Lịch Sử Ở Trà Vinh Học Sinh Giỏi – Mẫu 8

Chùa Phước Minh Cung là điểm đến nổi tiếng và linh thiêng mà du khách nên ghé thăm một lần. Đón đọc bài thuyết minh về một di tích lịch sử ở Trà Vinh học sinh giỏi dưới đây:

Trà Vinh – một thị xã xanh và cổ kính vào loại bậc nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành là thành phố trực thuộc tỉnh. Ở Trà Vinh không chỉ có các danh thắng đẹp như Ao Bà Om, Biển Ba Động, những con đường rợp mát bóng cây sao, dầu, me cổ thụ hàng trăm năm tuổi mà còn có nhiều công trình kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa sống chan hòa cùng nhau từ thuở “khai đất lập làng”.

Trong số 14 di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Trà Vinh được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch xếp hạng, chùa Phước Minh Cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ độc đáo – một “biểu tượng” văn hóa đáng tự hào của hơn 10 vạn đồng bào Hoa đang sinh sống tại địa phương.

Từ cửa ngõ TP. Trà Vinh đi vào trung tâm nội ô khoảng 3 km, chùa Phước Minh Cung nằm uy nghi bên đường Điện Biên Phủ, vươn mái cong vút rực sắc đỏ, vàng. Hiện nay, không còn tư liệu nào ghi chép về lịch sử ngôi chùa. Tuy nhiên, trong chùa vẫn còn lưu giữ 2 bia ký, một bằng đá và một bằng gỗ có khắc chữ Hán: “Phước Minh Cung – Phước Kiến toàn thể kiến thiết nhất ngũ lục niên”. Theo bia ký này thì ngôi chùa có thể được tạo lập vào năm Bính Thìn 1556.

Những năm đầu thế kỷ 20, Phước Minh Cung đã được cộng đồng 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Trà Vinh biết đến là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Người dân trong tỉnh quen gọi Phước Minh Cung với cái tên là chùa Ông. Bởi Phước Minh Cung cũng giống như nhiều ngôi chùa của người Hoa thờ tự vị thần chính là Quan Công.

Quan Công có tên thật là Quan Vũ tự Quan Vân Trường và còn gọi là Quan Đế, Vũ Đế, Xích Đế. Ông sinh năm 162, ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc và mất năm 219. Quan Công là nhân vật nổi tiếng thời Tam quốc hậu Hán, hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng và công minh chính trực. Phước Minh Cung được kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Chùa gồm 3 tòa nhà nằm ngang song song với nhau gồm Tiền điện, Trung điện và Chính điện. Dọc hai bên ngôi chùa là hai dãy Tả điện, Hữu điện hướng vào 3 tòa nhà tạo thành một công trình khép kín hình chữ Khẩu.

Mái chùa được thiết kế theo kiểu “trùng thềm điệp ốc” lợp ngói âm dương, diềm mái bằng ngói táng tráng men màu xanh ngọc. Trên các gờ mái, mặt dựng đầu hồi được trang trí Lưỡng long tranh châu, Bát tiên, tứ linh, muông thú… Khung sườn chịu lực đỡ lấy ngôi chùa là những cột tròn và vuông bằng loại gỗ quý. Chân các cột được kê bởi những tảng đá hình cánh sen, bát giác.

Tiền diện của Phước Minh Cung có thể nói là đặc sắc về tính mỹ thuật với 3 cửa ra vào: Chính môn, Tả môn, Hữu môn. Cửa chính hơi lùi vào trong được thiết kế theo kiểu ô hộc, phía trong 2 bên có 2 cửa phụ tạo thành “Ngũ môn kín”. Cửa chính được làm bằng gỗ với 4 cánh được trang trí hình tượng hai vị môn thần Tần Thúc Bảo, Uất Trì Cung. Hai bên vách là 2 bức phù điêu Thanh long, Bạch hổ.

Ở giữa bên trên là biển đại tự Phước Minh Cung cùng các mảng phù điêu với đề tài Song tiền; Kết nghĩa đào viên của ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi; Tứ dân (sĩ, nông, công, thương); điển tích cổ Trung Quốc cùng bao lam Lưỡng phụng tranh châu. Trên các rường cột đều được chạm trổ sắc sảo họa tiết Long, Lân, hoa lá và tiểu tượng Hàn Tương Tử, Lam Thái Hòa là 2 vị tiên trong Bát tiên. Nội thất ngôi Tiền điện được trang trí gồm các khánh thờ, bàn thờ cũng đều có chạm khắc hoặc ghép các phù điêu với các đề tài Lưỡng long triều nhật, Song phụng tranh châu, Quy đội hạc… Trung điện cũng được trang trí rất hài hòa mỹ thuật với các hoành phi, phù điêu, liễn đối.

Nổi bậc nhất là đồ án Bát tiên kỵ thú, gồm: Lý Thiết Quài cưỡi tượng cầm bầu trói, Lam Thái Hòa cưỡi phụng cầm giỏ hoa, Tào Quốc Cựu cưỡi hươu cầm ngọc quyển, Hà Tiên Cô cưỡi phụng cầm đóa sen, Hàn Tương Tư cưỡi công thổi sáo, Hán Chung Ly cưỡi sư tử cầm quạt, Lã Đồng Tân cưỡi hạc cầm phất trần, Trưởng Quả Lão cười lừa cầm sên. Đồ án thể hiện tám chặng đường tu tập bí pháp để thành tiên của đạo và cũng biểu trưng cho sự trường sinh bất tử.

Ngôi Chính điện là nơi quan trọng nhất về sự tín ngưỡng gồm có ba gian thờ: Quan Thánh Đế Quân, Mẹ Thai Sanh và Phước Đức Chính Thần. Các gian thờ này đều được chạm khắc đẹp, tỉ mỉ và bày trí thật hài hòa, toát ra vẻ uy nghiêm. Gian giữa thờ Quan Thánh Đế Quân, khánh thờ được sơn phết, chạm khắc rất tinh xảo. Kỹ thuật chạm khắc được sử dụng chạm thủng, chạm bông, chạm nổi với mảng đề tài Lưỡng long tranh châu, Long vân, Hoa điểu… Ở gian trái là nơi thờ Mẹ Thai Sanh hay Chúa Sinh Nương Nương hoặc Kim Huê Thánh Mẫu. Khánh thờ ở đây được chạm hình Lượng long tranh châu cùng câu đối:

“Chúa chí đào hoa kết thành kim phượng vũ
Sinh hương tự triện thổ xuất ngọc long phi”

Riêng ở gian phải là nơi thờ Phước Đức Chính Thần hay còn gọi là Thần Tài. Khánh thờ có bốn chữ Hán là Phước Đức Chính Thần và câu đối:

“Phước đức bảo ngã tử tôn an thả kiết
Thần đàn vi dân phụ mẫu thọ nhi khang”.

Nội thất ngôi chính điện được bố trí ba dãy gồm bàn thờ, tượng thờ, bàn thờ ngũ sự, bàn thờ hoa quả cùng hai bộ nghi trượng. Đây là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chạm trỗ thật độc đáo, rất hiếm thấy hiện nay. Nói chung, Phước Minh Cung là công trình kiến trúc còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thống độc đáo, mang đậm nét văn hóa của đồng bào Hoa rất đáng được gìn giữ và chiêm ngưỡng.

Tháng 11 – 2005, Phước Minh Cung đã được công nhận là di tích cấp quốc gia về loại hình kiến trúc nghệ thuật. Nhiều năm nay, Phước Minh Cung đã đón khá nhiều khách đến tham quan cúng bái, nhất là vào dịp lễ, hội của đồng bào Hoa, Tết Nguyên đán.

Mời bạn tiếp tục đón đọc 🌳 Thuyết Minh Về Vĩnh Phúc 🌳 15 Bài Giới Thiệu Vĩnh Phúc Hay

Thuyết Minh Về Chùa Âng Trà Vinh – Mẫu 9

Bài văn thuyết minh về chùa Âng Trà Vinh sắc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin phong phú về lịch sử, kiến trúc và giá trị của di tích tâm linh nổi tiếng này.

Trà Vinh là địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer, chiếm xấp xỉ 30% so với dân số chung. Tuyệt đại đa số đồng bào Khmer Trà Vinh theo đạo Phật, phái Nam tông. Trong đời sống tinh thần của người Khmer, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành, thực hiện các lễ thức Phật giáo mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Toàn tỉnh Trà Vinh có 143 ngôi chùa Khmer, trong đó chùa Âng được xem là một trong những ngôi chùa lớn, tiêu biểu nhất cho các ngôi chùa Khmer trong tỉnh.

Chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei, tọa lạc tại Phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 5 km về hướng tây nam và cách quốc lộ 53 hơn 500 m về hướng đông, liên hoàn với danh thắng Ao Bà Om và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh. Khuôn viên chùa rộng hơn 3,5 ha với nhiều chủng loài thực vật đặc hữu trên đất giồng cát như sao, dầu, tre, trúc… trong đó có hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ quanh năm che mát ngôi chùa cổ kính.

Như bao ngôi chùa Khmer khác trên địa bàn Trà Vinh, chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khmer… bao quanh ngôi chánh điện uy nghi. Ngôi chùa quay mặt về hướng đông, thể hiện tư tưởng Phật giáo là Phật Thích ca ở tây phương nhìn về hướng đông để độ trì chúng sinh. Từ cổng chính vào là một lối đi rộng giữa hai hàng sao cổ thụ thân to, cao vút vừa che mát không gian vừa tạo ra thế uy nghiêm cho ngôi chùa. Lối đi ngang qua hào nước rộng chừng 4 m, dài hơn 400 m, bao quanh ngôi chánh điện và các công trình kiến trúc khác, mà không ngôi chùa Khmer nào khác ở Trà Vinh có được.

Theo truyền thuyết, chùa Âng được hình thành từ nhiều thế kỷ trước nhưng được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842 theo dương lịch. Từ đó đến nay, ngôi chùa được trùng tu, sửa chữa nhiều lần, trong đó xây dựng mới các công trình phụ như nhà tăng xá, trai đường… nhưng ngôi chánh điện cơ bản vẫn giữ được nguyên trạng như buổi đầu mới hình thành.

Trung tâm của ngôi chùa Khmer là ngôi chánh điện (Preah Vihea) thờ Phật, nơi hội tụ và phản ánh trình độ của các nghệ nhân đương thời về nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc… Nền chánh điện chùa Âng rộng 24 x 36 m, cao 1,4 m được xây bằng đá xanh, mặt lót gạch tàu cổ và được bao bọc bởi một hàng rào cao 1,23 m, chừa hai cửa ra vào ở hai hướng đông và tây. Ngôi chánh điện có diện tích 12 x 24 m được xây dựng trên nền thứ hai, cao hơn nền thứ nhất là 0,6 m và được bao bọc bởi vòng rào thứ hai, cao 0,7 m.

Ngôi chánh điện chùa Âng được xây dựng bằng khung gỗ, mái lợp ngói. Toàn bộ chánh điện được trụ đỡ bởi hệ thống 18 chiếc cột bằng gỗ quý, đường kính 0,6 m, cao 6 m. Bên ngoài hành lang phía trước là 6 cột, trong đó 4 cột giữa có đúc hình tiên nữ (Keyno) và hai cột hai bên đúc hình chim thần (Krud) để đỡ khung sườn mái. Bên trong chánh điện là một không gian rộng với 12 trụ cột được trang trí hình rồng, sơn son thếp vàng.

Mái chánh điện chùa Âng được cấu tạo độc đáo, bao gồm ba cấp mái có màu sắc đẹp và hài hòa, trong đó hai mái trên cùng rất cao và dốc, tạo ra cảm giác linh thiêng mà người phật tử phải hết sức khiêm cung khi ngước nhìn. Hai đầu hồi được đóng kín bằng hai tấm gỗ hình tam giác chạm khắc rất công phu. Các diềm mái được trang trí hình rồng thân nằm xoãi dài, vảy rồng uốn cong ngược lên, tạo cảm giác mái ngói vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát.

Bốn bức tường chánh điện là những bức bích họa đặc sắc thể hiện tư tưởng Phật giáo, thông qua con đường tu hành của Phật Thích Ca. Trên trần là bốn bức bích họa hoành tráng thể hiện bốn giai đoạn trong cuộc đời Phật Thích Ca là Phật đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn.

Bệ thờ Phật trong chánh điện chùa Âng cũng được các nghệ nhân thời ấy tập trung công sức thể hiện. Toàn bộ bệ là là một tòa sen với nhiều cánh đặt sau một lớp võng bằng gỗ chạm khắc rất tinh xảo với nhiều hình hoa lá, muông thú được sơn son thếp vàng. Trên bệ, ngoài tượng chính cao 2,1 m còn có 55 tượng Phật lớn nhỏ khác nhau, bằng chất liệu xi măng và gỗ quý, đều được thếp vàng. Cũng như các ngôi chùa Nam tông Khmer khác, chánh điện chùa Âng chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca ở tư thế ngồi thiền định.

Phía trước ngôi chánh điện là ngôi tháp chứa di cốt các vị sư cả trụ trì chùa qua các thời kỳ. Điều đặc biệt, đây là ngôi tháp năm ngọn duy nhất trong các ngôi chùa Khmer Trà Vinh. Tháp năm ngọn là sự ảnh hưởng tư tưởng Ấn Độ giáo về vũ trụ, thiên nhiên và con người.

Việc xây dựng ngôi chùa bề thế, uy nghi vào giữa thế kỷ XIX đã chứng tỏ rằng, khu vực trên con giồng cát phía tây nam thành phố Trà Vinh ngày nay, vào thời điểm ấy đã tồn tại những phum sóc Khmer có mật độ dân cư khá đông đúc, đời sống kinh tế tương đối sung túc và trình độ nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc… cao khiến các thế hệ cư dân hiện nay và du khách gần xa phải nghiêng mình thán phục.

Qua thời gian, một số cột gỗ và chi tiết bằng gỗ trong kiến trúc chánh điện chùa Âng đã bị hư hại. Do hạn chế về kinh phí và nhân lực, nhà chùa buộc phải tu sửa, dặm vá bằng xi măng và các chất liệu khác. Trải qua gần hai thế kỷ vững vàng, uy nghi tồn tại trước tác động của thời tiết, mưa gió và thời gian, ngôi chánh điện chùa Âng là niềm tự hào của đồng bào Khmer nói riêng, của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh nói chung bởi các giá trị độc đáo mang tính đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc đậm đà bản sắc văn hóa Khmer, có sự giao lưu nhất định với văn hóa Việt, Hoa, Ấn Độ, Thái Lan…

Với những giá trị vật chất, tinh thần lớn lao đó, Chùa Âng được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, loại hình kiến trúc nghệ thuật, vào năm 1994.

Ngày nay, chùa Âng là một trong những ngôi chùa Phật giáo Khmer tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng là nơi diễn ra nhiều sinh hoạt văn hóa, lễ hội, trong đó có lễ hội Ok om bok – một di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vào dịp Rằm tháng Mười âm lịch hàng năm. Di tích chùa Âng cùng với di tích lịch sử – văn hóa Ao Bà Om (loại hình danh thắng), Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer và Trung tâm Văn hóa – Thể thao tỉnh hình thành một khu sinh hoạt văn hóa và là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển ngành kinh tế Du lịch Trà Vinh thế kỷ XXI.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Chùa Hang Trà Vinh – Mẫu 10

Tham khảo thuyết minh về chùa Hang Trà Vinh sẽ đưa người đọc đến gần hơn với một trong những ngôi chùa linh thiêng và nổi tiếng nhất cùng vùng đất miền Tây.

Chùa Hang ở Trà Vinh có tên chính thức là chùa Kompông Chrây, được thành lập năm 1637. Người dân quen gọi là chùa Hang vì cổng phụ ngôi chùa giống như một cái hang. Người dân quen gọi là chùa Hang (Trà Vinh) vì cổng phụ ngôi chùa nom giống như một cái hang. Chùa Hang tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh; cách trung tâm thành phố Trà Vinh 5km về hướng Nam.

Cổng phụ được xây thành hình vòm uốn tường khá dày, sâu 12m, gồm một lối đi chính và hai lối đi phụ ở hai bên, thông với nhau bằng nhiều cổng vòm nên dễ liên tưởng đến một cái hang. Đây là kiểu thiết kế cổng chùa độc nhất vô nhị, có lẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các ngôi chùa Phật giáo trên thế giới.

Chùa từng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, sau này qua nhiều lần trùng tu, chùa Hang trở nên khang trang, bề thế như hiện nay. Chính điện chùa Hang tọa lạc trên nền đất cao 3m, bao quanh là hàng cột đều tăm tắp. Mái của chính điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, được chạm khắc, trang trí cầu kỳ.

Các bức tường và trần trong chính điện được trang hoàng bằng những bức tranh rực rỡ. Cột cờ phía trước chính điện mô phỏng tượng rắn thần Naga bảy đầu, tượng trưng cho bảy ngày bảy đêm bảo vệ Phật Thích Ca tu luyện. Cũng như những ngôi chùa Khmer khác, chùa Hang không chỉ là điểm thờ tự, tín ngưỡng mà còn là nơi học tập, giáo dục đạo đức, bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống của người Khmer. Trong chùa có một trường học khá quy mô và khoảng hai chục nhà sàn nhỏ vừa đủ cho một người ở, người dân Khmer trong vùng thường đến để cầu nguyện, tu tập ở đây.

Chùa Hang có diện tích khá rộng (10ha), một nửa diện tích trong chùa là rừng tự nhiên, cây cối rậm rạp nên có nhiều loài chim đến trú ẩn, nhiều nhất là đàn cò. Trong chùa còn có một xưởng điêu khắc gỗ thủ công. Theo vị sư cả trong chùa, nhiều cây cổ thụ trong vườn chùa bị tàn phá trong chiến tranh nhưng vẫn còn lại bộ gốc rễ nguyên vẹn với những hình thù phong phú.

Sư cả đã nảy ra ý tưởng mời nghệ nhân điêu khắc gỗ tài giỏi về chùa để biến những bộ gốc rễ cây này thành các tác phẩm nghệ thuật quý giá, cũng như mở lớp dạy nghề mộc cho các sư sãi và thanh niên có nguyện vọng. Từ đó tới nay, chùa đã đào tạo nhiều học viên có tay nghề.

Trong chuyến du ngoạn, chiêm bái các ngôi chùa ở Trà Vinh, ngoài chùa Âng, chùa Cò, chùa Vàm Rây, thì chùa Hang không thể thiếu trong danh sách những ngôi chùa mà bạn nên ghé đến.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Thuyết Minh Về Chùa Hang 💕 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Đền Thờ Bác Trà Vinh – Mẫu 11

Bài văn mẫu thuyết minh về đền thờ Bác Trà Vinh sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết  minh và đạt điểm cao cho bài viết của mình.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân địa phương vẫn quen gọi là Đền thờ Bác Hồ, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng khái quát thành biểu tượng “Công trình của Trái tim” bởi ý nghĩa thiêng liêng của việc hình thành, quá trình chiến đấu bảo vệ ngoan cường và giá trị tinh thần của ngôi đền trong đời sống tinh thần của Đảng bộ, quân dân tỉnh Trà Vinh. Như đã thành thông lệ, vào những dịp lễ, Tết hàng năm, nhiều người dân tỉnh Trà Vinh đến Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh để viếng, thắp hương, báo công dâng Bác.

Ngôi đền tọa lạc tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh hơn 4 km về phía bắc. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỉnh Trà Vinh đã được Bộ Văn hóa Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1989. Khu di tích đền thờ Bác Hồ rộng 5,4 ha với các hạng mục chính như: Đền thờ Bác Hồ, nhà trưng bày thân thế sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, khuôn viên cây xanh, ao cá, khu vui chơi cắm trại…và đặc biệt là mô hình Nhà sàn Bác Hồ được thiết kế, in sao và lắp khoa học với tỉ lệ 97% theo nguyên bản nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch ở thủ đô Hà Nội.

Sau khi nghe tin Bác mất, để bày tỏ lòng kính yêu vô hạn, Đảng bộ, quân dân xã Long Đức đã quyết định xây dựng Đền thờ Bác Hồ. Đền thờ được chính thức khởi công vào ngày 10/3/1970 tại ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, chỉ cách trung tâm đầu não của ngụy quyền tỉnh Vĩnh Bình cũ (nay là tỉnh Trà Vinh) chưa đầy 4 km, cách căn cứ quân sự của Mỹ 1,5 km, cách đồn Vĩnh Hưng của địch 800 m…Để giữ bí mật, toàn bộ c ông việc xây dựng đền đều phải làm vào ban đêm với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân từ già đến trẻ, gồm đủ thành phần các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở địa phương và các nơi khác trong tỉnh.

Miệt mài gần 11 tháng vừa chiến đấu vừa xây dựng, bất chấp mọi gian khổ hy sinh trước sự càn quét, đánh phá điên cuồng của địch, Đảng bộ, quân dân xã Long Đức đã hoàn thành Đền thờ Bác Hồ và chính thức khánh thành vào đúng ngày 30 Tết Tân Hợi (nhằm ngày 26 tháng 1 năm 1971 ) . Chỉ sau 7 ngày khánh thành đã có trên 10.000 lượt người dân thuộc các tầng lớp nhân dân khắp nơi trong tỉnh đến thắp hương, tưởng nhớ vị cha già của dân tộc.

Khi Đền thờ Bác được xây dựng xong, khí thế cách mạng của quân dân Trà Vinh càng dâng cao. Địch lo sợ và coi Đền thờ Bác như “cái gai trong mắt cần phải nhổ bỏ”, chúng tìm mọi cách đối phó, liên tục mở nhiều cuộc càn quét, ném bom, đốt phá…

Với tinh thần mưu trí, dũng cảm, không ngại hy sinh kiên quyết bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” kể từ khi xây dựng Đền thờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, quân và dân xã Long Đức đã bẻ gãy hàng trăm trận càn quét, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 500 tên địch. Tháng 9/1989, Đền thờ Bác Hồ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia . Đây là khu di tích cấp quốc gia đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Trải qua hơn 4 thập niên, Đền thờ Bác Hồ đã được trùng tu, tôn tạo cảnh quan trên diện tích rộng hơn 7 ha. Tại đây trưng bày rất nhiều hiện vật, tài liệu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Bác, cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng của quân dân tỉnh Trà Vinh.

Tháng 4/2012, Khu di tích Đền thờ Bác tiếp tục được đầu tư xây dựng công trình Nhà sàn Bác Hồ, do Trung tâm Ứng dụng Trưng bày – Bảo tàng Hồ Chí Minh thiết kế hạng mục phục chế. Mô hình nhà sàn được thiết kế, phục chế theo bản vẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh với tỉ lệ 97%. Các tài liệu, hiện vật được phục chế đều tuân thủ theo các yêu cầu thiết kế, chất liệu, màu sắc và đảm bảo tính chân thật như hiện vật gốc.

Đền thờ Bác Hồ không chỉ là biểu tượng bất diệt, tấm lòng son sắt của nhân dân Trà Vinh đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đây hiện là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh, là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Ngoài văn mẫu thuyết minh về Trà Vinh, gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Tây Ninh 🍃 15 Bài Giới Thiệu Tây Ninh Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Trà Vinh – Mẫu 12

Bài thuyết minh về đặc sản Trà Vinh giới thiệu dừa sáp, loại sản vật đặc biệt và độc đáo sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu hay cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Dừa sáp có mặt ở Giồng Cây Xanh, Trà Vinh khoảng những năm 1960. Có tài liệu khác cho rằng loại cây cho quả dừa sáp đã xuất hiện ở huyện Cầu Kè vào năm 1942 do một nhà sư người Khmer sang thăm Campuchia mang về làm giống. Do đột biến gene hoặc do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết mới ở vùng đất Cầu Kè đã khiến dừa cho trái sáp đặc biệt, trở thành một đặc sản chỉ riêng Trà Vinh mới có.

Dừa sáp hay còn gọi dừa kem có tên khoa học là Makapuno, một loại dừa tuy về hình thức không có gì khác biệt so với những trái dừa khác nhưng bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choán gần hết phần không gian bên trong gáo Dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa. Cái tên “Dừa sáp” quả đã diễn tả khá sinh động đặc điểm của cơm dừa bên trong.

Các loại trái dừa nói chung thông thường trải qua vài giai đoạn như: Khi dừa còn non, cơm mềm dẻo, nước ngọt, khi dừa già thì cơm dừa cứng lại, nước nhạt dần và có thể lên men. Riêng dừa sáp thì sau khi trải qua giai đoạn còn non với cơm dừa và nước dừa, sẽ tiếp tục phát triển dày dần phần cơm dừa lên lấp gần đầy khoảng trống của gáo dừa, chỉ để lại một không gian nhỏ chính giữa với chất lỏng sệt, có mùi thơm đặc trưng. Cơm dừa dạng xốp, mềm và dẻo chứ không còn cứng như cơm dừa của các quả dừa khác. Nên khi bổ trái dừa sáp ra ta thấy rất lạ mắt. Dừa sáp có độ tinh dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn dừa thường với hương vị đặc trưng.

Trên cây dừa sáp, chỉ những trái không có sáp mới có khả năng tạo phôi, tạo mộng, mầm, tạo ra cây dừa sáp giống; những trái có sáp không thể để giống. Do thụ phấn chéo, thế hệ cây con khó xác định về tính trạng và chất lượng trái. Việc nhân giống dừa sáp bằng phương pháp cấy mô sẽ cho thế hệ dừa sáp đồng nhất tính trạng và chất lượng đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh và Trung tâm dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu cây có dầu) thực hiện, và hiện đã có những thành công bước đầu.

Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Tuy vậy không phải buồng dừa nào cũng cho trái sáp và thực tế cũng không hiếm trường hợp có buồng vài chục trái mà không có trái sáp nào.

Một số nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dừa Đồng Gò (Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu thuộc Bộ Công Thương Việt Nam) giải thích rằng đặc tính dừa sáp là do phấn dừa sáp quyết định. Trái trên cây dừa sáp khi được thụ bằng chính phấn dừa sáp thì mới có khả năng cho cơm dừa sáp. Việc trồng xen canh giữa dừa sáp và dừa thường trong vườn trong đó tỷ lệ dừa thường cao hơn khiến cây dừa sáp khó đậu quả sáp hơn.

Dừa sáp được dùng để chế biến nhiều loại nước giải khát. Cơm dừa được nạo, cho vào máy xay sinh tố đã chế sẵn sữa, đường, cà phê hoặc ca cao, cùng nước đá bào cho thức giải khát bùi, béo, ngọt. Dừa có độ dầu cao hơn dừa thường, mùi thơm đặc trưng hơn nên có thể trở thành đặc tính quý ứng dụng trong việc sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm khác đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Ngoài ra, như mọi loại dừa khác dừa sáp có thể sản xuất cơm dừa, thạch dừa (nata de coco), mứt dừa, kem dừa, nhựa thu được từ các cụm bông dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa, cơm dừa sấy khô, mụn xơ dừa, than hoạt tính.

Những năm trở lại đây, du khách có dịp đến Trà Vinh thường được nghe giới thiệu về một đặc sản rất độc đáo, một sản phẩm nghe quen nhưng cũng rất lạ đã trở thành niềm tự hào của người Trà Vinh bởi không đâu trên đất nước Việt Nam có loại sản phẩm độc đáo này: Dừa sáp.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Giới Thiệu Về Bún Nước Lèo Trà Vinh – Mẫu 13

Tham khảo những ý văn súc tích và giàu ý hình ảnh với bài mẫu thuyết minh giới thiệu về bún nước lèo Trà Vinh trong nội dung dưới đây:

Món bún nước lèo – món quà thân thuộc với người Trà Vinh như món phở đối với người Hà Nội.

Để nấu bún nước lèo Trà Vinh, thứ mắm được dùng nhất định phải là mắm bồ hóc do chính người Khmer làm từ một loại cá bạc (chỉ có trên biển hồ). Không có mắm bồ hóc coi như không có bún nước lèo Trà Vinh. Trước tiên người ta cho con mắm vào nồi với tỉ lệ 100gr mắm, một lít rưỡi nước. Lửa riu riu thật lâu để thịt mắm rả ra khỏi xương rồi sau đó lọc bỏ xương mắm. Xương heo rửa sạch cho vào nồi hầm. Củ ngải bún, củ riềng rửa sạch, băm nhỏ cho thẳng vào nồi nước lèo, lại nấu với lửa nhỏ và vớt bọt nhiều lần.

Trong khi nước lèo đang sôi người ta chuẩn bị rau cho món bún. Rau này có bốn thứ không thể thiếu làT: Hoa chuối tiêu bào mỏng, giá, hẹ, cọng bông súng cắt nhỏ. Nếu có thể thì cho thêm rau muống bào và ít rau cù nèo xanh non. Rau rửa sạch, trộn chung, để ráo. Cá lóc thật to, thật ngon, làm sạch cho vào nồi nước lèo đang sôi. Cá chín, người ta vớt ra, lọc bỏ xương. Từng miếng cá to, trắng ngần, được xếp trên mặt tô bún cùng với rau sống.

Nước lèo nấu sôi khoảng hai giờ thì nêm thêm muối, bột nêm. Nhất định không được nêm đường dù chỉ một ít. Người Trà Vinh lên Sài Gòn dù thèm bún nước lèo đến mấy cũng không ăn bún mắm vì phần lớn bún mắm Sài Gòn ngọt lự vị đường, người Trà Vinh ăn không hợp khẩu vị. Chan nước lèo đang sôi vào tô bún đã xếp sẵn. Trên bàn ngoài đĩa rau sống còn có thêm chén muối ớt, đĩa thịt quay xếp chung chả giò chiên để sử dụng tuỳ theo thói quen của thực khách.

Miếng chả giò giòn tan, miếng thịt quay béo ngậy, miếng cá lóc ngọt lừ… Mùi rau sống, mùi nước lèo hòa quyện… bún nước lèo Trà Vinh trở thành một món ngon không sao quên được, hấp dẫn và mang hương vị đồng quê .

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Thuyết Minh Về Quảng Trị🌼 15 Bài Giới Thiệu Quảng Trị

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bún Nước Lèo Trà Vinh Đặc Sắc – Mẫu 14

Văn mẫu thuyết minh về bún nước lèo Trà Vinh đặc sắc sẽ mang đến cho các em học sinh những thông tin phong phú để hoàn thành tốt nhất bài viết của mình.

Ăn một tô bún nước lèo
Hương vị quê nghèo có nhớ không anh?

(Thơ dân gian Tây Nam-bộ)

Trà Vinh là vùng đất nhiều dân tộc cùng cộng cư với quá trình đoàn kết lâu dài, chủ yếu là ba dân tộc Việt, Khmer, Hoa. Sự giao lưu, hoà đồng về văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nhất qua đặc sản bún nước lèo mà những ai có dịp đến đây cũng muốn thưởng thức qua một lần cho biết hương vị đặc biệt này.

Món bún nước lèo là cách Việt-hóa từ “nậm chốc tức lọo” của người Khmer, nghĩa là “nước canh ăn với bún”. Nước lèo có thể nấu bằng các loại cá như cá lóc, cá trê, cá trắm…, nhưng đã là đặc sản thì chỉ cá lóc, cá kèo mới thật ngon.

Cá chà vảy, bỏ mật, rửa sạch cho vào nồi nước sôi. Khi cá chín nổi lên thì vớt ra dùng đũa rỉa bỏ xương. Thịt nghiền nhỏ, ướp sả ớt, gia vị vừa miệng, nêm thêm ít nước củ riềng hoặc ngãi bún là loại thực vật tạo hương vị đặc trưng. Dùng chiếc vá đan bằng tre đựng mắm pròhốc (loại mắm làm từ cá sặc, cá trê để ươn và chế biến theo cách truyền thống của người Khmer) thả vào nồi nước sôi, dùng đũa khuấy đều cho rã, hòa tan.

Mắm pròhốc có vị mặn đậm đà, mùi thơm khác bất kỳ loại mắm nào. Vớt bỏ bọt, cho phần thịt cá ướp sẵn cùng huyết heo cắt cỡ phân vuông, nấm rơm xắt nhỏ vào nồi. Có cá lóc trứng, để trứng nổi thành mãng càng đúng điệu, hấp dẫn. Nêm lại cho vừa ăn rồi hạ lửa riu riu giữ nóng. Chỉ nêm bằng muối, bột ngọt, không dùng đường và nước mắm. Bún phải là bún gạo trắng, sợi hơi to, bắt con gọn ghẽ. Rau ghém ăn kèm gồm nhiều loại dễ tìm như: rau muống bào, bắp chuối, bông súng, giá đậu xanh, rau thơm trộn lẫn.

Gắp bún vào tô, rau ghém bên trên, chan một vá nước lèo nóng hổi có đủ thịt cá, huyết heo, nấm, sả ớt… phủ mặt, vắt thêm chút nước chanh. Có nơi ăn kèm theo thịt heo quay xắt cỡ ngón tay cái. Mùi thơm bát ngát kích thích sự ngon miệng, bắt mắt. Ăn một gắp bún rau, húp một muỗng nước lèo, cắn miếng bánh cống là loại bánh chiên bằng bột gạo trộn củ sắn xắt nhuyễn, điểm trên vài con tép bạc vàng rộm… thì còn gì khoái khẩu bằng!

Bún nước lèo là món ăn bình dân, phổ biến khắp nơi trên địa bàn thị xã Trà Vinh. Viếng chùa Cò để ngắm những kiến trúc độc đáo đầy màu sắc cùng lũy tre xanh bao bọc với cơ man cò mẹ, cò con chuyền cành. Viếng chùa Hang để tận mắt nhìn các sư sãi nghệ nhân chế tác sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo từ những gốc rễ cây sao, cây dầu cổ thụ. Bước ra bên ngoài, dưới bóng mát tàng cây là hàng quán bún nước lèo mời chào thân thiện.

Những người sành ăn hoặc khách du lịch đến Trà Vinh thường đi thêm dăm cây số tới chợ Ba Se cạnh thắng cảnh ao Bà Om để thưởng thức món bún nước lèo “nguyên bản” do chính các dì, các bà người Khmer chế biến. Bún ở đây làm bằng gạo lúa mùa, dai và ngọt. Rau ghém là những bắp chuối nân nẫn tươi nguyên, khách gọi tô nào thì xắt cho tô ấy. Nước lèo nấu trong nồi đất, ủ bắng trấu ngập gần tới cổ nồi, gợi chút nhớ cảnh sinh hoạt làng quê xa xưa, mộc mạc. Giá cả bảo đảm rẻ đến không ngờ!

Ngồi cùng mọi người, quây quần quanh gánh bún, thỉnh thoảng ngước mắt nhìn lên ngắm những tia nắng xiên qua ngàn kẻ lá của bao la hàng cây dầu, cây sao trên dưới trăm năm tuổi tạo gốc rễ hình thù kỳ lạ, và lắng nghe tiếng chim ríu rít trên cành mới cảm nhận rằng vùng đất Trà Vinh cùng món bún nước lèo quả là ấn tượng khó quên…

Tiếp theo văn mẫu thuyết minh về Trà Vinh, chia sẻ cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Sóc Trăng 🍀

Giới Thiệu Về Trà Vinh Bằng Tiếng Anh – Mẫu 15

Tham khảo bài mẫu thuyết minh giới thiệu về Trà Vinh bằng tiếng Anh dưới đây với những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và cách sử dụng từ ngữ linh hoạt.

Tiếng Anh:

TraVinh is a coastal province in Mekong Delta region, bordered to the East by East Sea, to the West by Vinh Long, to the South by Soc Trang, to the North by BenTre province, with 65 km of coast- al line. As Tra Vinh province is surrounded by Tien and Hau rivers with Cung Hau and Dinh An Estuaries, its sea transport is develop- ing.

Tra Vinh province’s population community was formed and developed in history by the harmony and close living of the Kinh, Khmer, Hoa, Thai, Nung, Muong, Dao ethnic groups… The highlight in the entire system of tourism resources of Tra Vinh is the dense concentration of architectural works related to the cultural and religious institutions of the Khmer people, typically the system of Khmer temples. Besides, there are folk performing arts, religious beliefs, traditional professions, daily life and production…

Promoting the advantages of cultural and spiritual architecture, Tra Vinh province has exploited to invite visitors to experience and discover the cultural identity here.

Tiếng Việt:

Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có 65 km bờ biển. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển.

Cộng đồng dân cư tỉnh Trà Vinh được hình thành và phát triển trong lịch sử bằng sự hoà hợp, sống gần gũi bên nhau của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, Thái, Nùng, Mường, Dao… Điểm nổi bật trong toàn bộ hệ thống tài nguyên du lịch của Trà Vinh là vùng tập trung dày đặc các kiến trúc công trình liên quan đến các thiết chế văn hóa tôn giáo của bà con Khmer, tiêu biểu là hệ thống các ngôi chùa Khmer. Bên cạnh đó, là nghệ thuật diễn xướng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo, nghề truyền thống, đời sống sinh hoạt và sản xuất…

Phát huy những lợi thế về kiến trúc văn hóa tâm linh, tỉnh Trà Vinh đã khai thác để mời gọi du khách đến trải nghiệm và khám phá bản sắc văn hoá nơi đây.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết một bình luận